Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Luận Văn Phản Bác Những Yêu Sách Phi Lý Của Trung Quốc Trên Biển Đông Nhìn Từ Góc Độ Pháp Lý Quốc Tế.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.7 MB, 124 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT</b>

<b>NGUYẺN VĂN CƯƠNG</b>

<b>PHẢN BÁC NHỮNG YÊU SÁCH PHI LÝ CỦA TRUNG QUỐC TRÊN BIÉN ĐƠNG NHÌN TƯ GÓC ĐỘ PHÁP LÝ QUÓC TÉ</b>

<i><b><small>Chuyên ngành: Luật quốc tế Ma số: 8380101.06</small></b></i>

<b>LUẬN VĂN THẠC sĩ LUẬT HỌC </b>

<b>Người hưáng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Bá Diến</b>

<b>Hà Nội - 2024</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

<i>Tôi xin cam đoan Luận văn là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kêt quả nêu trong Luận vãn là sự tổng kết và hô sung cỏ chọn lọc dựa trên kết quả của những cơng trình nghiên cứu từ trước. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đám bảo tính chỉnh xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất củ các nghía vụ tài chỉnh theo quy định của Trường Đại học Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.</i>

<i>Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật xem xét đê tôi cổ thê bảo vệ Luận vãn.</i>

<i>Tôi xin chân thành cảm ơn!</i>

<b>NGƯỜI CAM ĐOAN</b>

<b>Nguyên Văn Cương</b>

<b><small>1</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CẢM ƠN</b>

<i>Để có thê hồn thành ln văn này, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS. TS Nguyễn Bá Diến, người đã định hướng cho tôi trong việc nghiên cứu đề tài này, người ln ln tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giải đáp các thắc mắc cho tôi trong suốt thời gian thực hiện và trực tiếp hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này.</i>

<i>Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy và tạo điều kiện thuận lọi để tôi học tập và nghiên cứu.</i>

<i>Trong q trình hồn thành luận văn khơng thê tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong Thầy, Cơ giáo và đồng nghiệp góp ỷ đê luận vãn của tơi được hồn thiện hơn.</i>

<i>Tơi xin chân thành cảm ơn!</i>

<b><small>11</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>MỤC LỤC</b>

LỜI CAM ĐOAN... i

NGƯỜI CAM ĐOAN... i

1.1. Vị trí địa chiến lược của Biển Đơng... 6

1.1.1. Vị trí chiến lược của Biển Đơng đối với Việt Nam...7

1.1.2. VỊ tri chiến lược của Biển Đông với Trung Quốc... 10

1.2. Cơ sở xác định các yếu sách của Trung Quốc trên Biền Đông...13

1.2.1. Văn bản pháp lý trong lình vực chủ quyền quốc gia và quốc phòng, an ninh... 13

1.2.2. Văn bản pháp lý trong lĩnh vực tài nguyên biền, đảo... 16

1.2.3. Văn bản pháp lý trong lĩnh vực vận tải hàng hải... 16

1.3.2. Các nguyên tắc đặc thù của quan hệ quốc tế... 23

1.3.3. Các điều ước quốc tế... 24

1.3.4. Tập quán quốc tể...26

1.3.5. Các học thuyết của chuyên gia...26

1.3.6. Các phán quyết cùa cơ quan tài phán quốc tế... 26

<b><small>• • •111</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

1.3.7. Nghị quyết của các Tổ chức quốc tế... 27KẾT LUẬN CHƯƠNG 1... 28

<b>Chương 2. ĐÁNH GIÁ NHỮNG YÊU SÁCH PHI LÝ CỦA TRUNG QUỐCTRÊN BIẺN ĐÔNG DƯỚI GÓC Độ PHÁP LUẬT QUÓC TÉ... 29</b>

2.1. Những yêu sách phi lý cùa Trung Quốc trên Biến Đông dưới góc độ các nguyên tắc cơ bản và đặc thù của pháp luật quốc tế... 292.1.1 Những yêu sách phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế...292.1.2 . Những yêu sách phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông trái với các nguyên tắc đặc thù của luật biển quốc tế... 442.2. Những yêu sách phi lý của Trung Quốc trên Biển Đơng dưới góc độ Công ước về luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982)... 522.2.1. Yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc dưới góc độ các quy định của Cơng ước về luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982)... 542.2.2. Những yêu sách phi lý cùa Trung Quốc nhìn từ chế độ pháp lý của “đảo”, “quần đảo” và “đường cơ sở”... 642.3. Những yêu sách phi lý của Trung Quốc trên Biển Đơng nhìn từ phán quyết của Tịa trọng tài được thành lập theo phụ lục VII UNCLOS 1982... 71

2.3.1. Nội dung “Phán quyết lịch sử” ngày 12/07/2016 cùa Tòa trọng tài được thành lập theo phụ lục VII UNCLOS 1982 ... ... 722.3.2. Giá trị của “Phán quyết lịch sử” của Tòa trọng tài được thành lập theo phụ lụcVII UNCLOS 1982... 75KÉT LUẬN CHƯƠNG 2... 79

<b>CHƯƠNG 3. THỤC TRẠNG NHŨNG HÀNH VI PHI LÝ CỦA TRUNG QC TRÊN BIÉN ĐƠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM ĐÁU TRANH, PHẢN BÁC YÊU SÁCH PHI LÝ CỦA TRUNG QUÓC... 80</b>

3.1 Khái quát những hành động Trung Quốc đang tiến hành trên Biển Đông...803.1.1 Hành động sử dụng vũ lực “xâm chiếm” trái phép các thực thế trên Biến Đông

... ... 803.1.2. Hành động tăng cường sức mạnh quốc phòng an ninh, đặc biệt là các lực lượng chấp pháp và dân quân biển...82

iv

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

3.1.3. Hành động diễn tập quân sự trên Biển Đông cùa Trung Quốc...84

3.1.4. Hành động “đảo hóa”, “quân sự hóa” các thực thể thuộc chủ quyền của ViệtNam... 85

3.1.5. Hành động thành lập trái phép cơ quan hành chính trên các thực thể thuộc chủquyền của Việt Nam... 86

3.1.6 Các hành động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam 86

3.1.7. Hành động đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá... 89

3.2 . Giải pháp pháp lý cho Việt Nam trong đấu tranh, phản bác các yêu sách của philý của Trung Quốc trên Biển Đông... 90

3.2.1. Chuẩn bị hồ sơ pháp lý và các tài liệu, luận cứ phản bác lại các yêu sách phi lýcùa Trung Quốc... 91

3.2.2 Xác định đối tượng và mục tiêu đấu tranh, phản bác các yêu sách của TrungQuốc trên Biển Đông... 93

3.2.3. Lựa chọn cơ quan tài phán đấu tranh, phản bác lại các yêu sách phi lý của TrungQuốc trên Biên Đông... 94

3.2.4. Tăng cường sức mạnh quốc gia trong đấu tranh, phản bác các yêu sách phi lýcủa Trung Quốc trên mặt trận pháp lý... 98

KÉT LUẬN CHƯƠNG 3... 104

<b>KÉT LUẬN... 106</b>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO... 109</b>

<b><small>V</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC VIẾT TÁTTT<sup>Cụm từ viết tắt</sup><sup>Cụm từ đầy đủ</sup></b>

3 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

8 DOC Tuyên bô vê ứng xử các bên ở Biên Đông<i><b><sup>ỉ</sup><sup>\ </sup><sup>2</sup></b></i>

15 TNHS Trách nhiệm hình sự <sub>• •</sub>

<b><small>VI</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC BẢNG</b>

Bảng 1.1 <i><sup>Hình ảnh Biển Đơng trên bản đồ khu vực</sup></i> 06

<b><small>• •Vil</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>MỞ ĐÀU1. Lý do lựa chọn đề tài</b>

<i><b><small>1.1. Lý do lựa chọn đề tài</small></b></i>

Bề mặt của Trái Đất được bao phủ bời 70,8% là nước biển và được chia thành 5 đại dương lớn bao gồm: Bắc Bãng Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Nam Đại Dương. Đây là nguồn tài ngun có ý nghĩa sống cịn đến sự sinh tồn, phát triển của loài người. Tất cả quốc gia dù là cường quốc về kinh tế, văn hóa, xã hội hay có tiềm lực quân sự khác nhau không kể điểm mạnh và điểm yếu nào của tự nhiên mang lại cũng không thể không phú nhận những lợi ích thiết thực mà đại dương mang lại cho con người. Ngày nay, trong xu thế hội nhập tồn cầu hóa, vai trị của đại dương ngày càng có vai trị và ý nghĩa chiến lược, kẻo theo đó là tranh chấp giữa các quốc gia có chú quyền và lợi ích trên biến diền ra ngày càng phức tạp và có xu hướng gia tăng theo thời gian.

Trong giai đoạn hiện nay Biển Đơng thuộc Thái Bình Dương nằm trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương ln là điểm nóng được các diễn đàn khu vực và quốc tế quan tâm liên quan đến vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển giữa Trung Quốc và các nước liên quan. Hiện vấn đề trên đã và đang trở thành chủ đề ln được săn đón trên các phương tiện thông tin đại chúng và dư luận quốc tế. Bởi lẽ, xuất phát từ tiềm năng về kinh tế và vị trí chiến lược cùng những lợi ích của Biển Đông đem lại cho các quốc gia liên quan. Mặt khác, để nhàm thực hiện hóa “giấc mơ Trung Hoa” và tham vọng trở thành một trong nhừng cường quốc lớn của thế giới về kinh tế - văn hóa - xã hội, Trung Quốc đang có những yêu sách phi lý, không rõ ràng, thay đổi theo thời gian với mục đích cuối cùng là thơn tính, độc chiếm quyền lợi tại Biển Đơng.

Tranh chấp trên Biển Đông phát sinh từ các yêu sách phi lý của Trung Quốc khơng cịn là một vấn đề mới nhưng ngày càng diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ xâm hại tới chủ quyền, quyền chù quyền, quyền tài phán trên các vùng biền, đảo của Việt Nam và các quốc gia liên quan. Hiện nay, với tình hình tranh chấp trên Biển Đơng diễn ra hết sức căng thẳng và phức tạp. Đặc biệt những năm trở lại đây,

1

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

nhằm hiện thực hóa giấc mộng cường quốc của mình, Trung Quốc đang đẩy mạnh chiến lược đấu tranh trên các mặt trận nhằm “thắng trị” Biển Đông.

Đối với Việt Nam, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc là bất khả xâm phạm. Đe xác định rõ những yêu sách phi lý của Trung Quốc đang áp dụng trên Biến Đông và từ đó đề xuất ra các giải pháp giúp Việt Nam bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên các vùng biển, đảo; học viên xin chọn vấn đề: “Phản bác

<i><b><small>nhĩmgyêu sách phi lý của Trung Quốc trên Biến Đơng nhìn từ góc độ pháp lý quốc tế” làm đề tài nghiên cứu của mình.</small></b></i>

<i><b><small>1.2. Tĩnh hình nghiên cứu đề tài</small></b></i>

Vấn đề biển đảo ln là một chủ đề nóng trong các cuộc hội thảo trong nước và quốc tế. Từ trước đến nay có rất nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này, cụ thể:

<b>(i) Tổng hợp các luận văn, luận án của các tác giả: Luận văn “Yêu sách đường </b>

lười bị của Trung Quốc dưới góc độ pháp lý quốc tế và giải pháp cho Việt Nam trong đấu tranh, phản bác lại yêu sách này” của tác giả Nguyễn Thị Thu Phương tại Khoa luật Đại học quốc gia năm 2015. Luận văn “Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam tại các cơ quan tài phán quốc tế” của tác giả Kiều Thị Huyền tại Khoa luật Đại học quốc gia năm 2014. Luận văn “Cơ chế giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển theo luật quốc tế và thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam và các nước khu vực” cúa tác giả Bùi Minh Thùy tại Khoa luật Đại học quốc gia năm 2014. Luận án “Áp dụng biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp ở Biển Đơng đối với Việt Nam.” của tác giả Ngơ Hải Hồn tại Khoa luật Đại học quốc gia năm 2022.

<b>(ii) Sách chuyên khảo: “Yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý cúa Tiling Quốc và chủ </b>

quyền của Việt Nam trên Biển Đông” của tác giả GS.TS Nguyễn Bá Diến năm 2015.

<b>(iii) </b>Tuyển tập các bài viết phân tích tình hình tranh chấp trên Biển Đông của tác giả GS. TS Nguyễn Bá Diến: Chính sách pháp luật biển của Trung Quốc, từ góc nhìn của luật quốc tế hiện đại, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 32, số 4 (2016) 15 -23 năm 2016. Các vùng khai thác chung trong Luật Quốc tể hiện đại, Tạp

2

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tê - Luật 24, 67-75 năm 2008. Ap dụng các nguyên tắc về thụ đắc lãnh thổ trong Luật quốc tế giải quyết hịa bình các tranh chấp ở Biển Đông năm 2018. Nghiên cứu bàn thêm về tính trái pháp luật quốc tế trong chính sách pháp luật biển của Trung Quốc - nhìn từ góc độ các ngun tắc cơ bản và Cơng ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 33, Số 2 (2017). Chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và nguyên tắc chiếm hữu thực sự trong luật quốc tế, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 30, Số 01 (2014)....

Đây là những tài liệu có giá trị cả về lý luận và thực tiễn trong việc nghiên cứu, đánh giá và đưa ra một số giải pháp phản bác lại các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông dựa trên quy định của pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, mỗi cơng trình nghiên cứu đã mang đến cho độc giả những cái nhìn khác nhau về những yêu sách và các giải pháp phản bác lại yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đơng. Vì vậy, việc học viên lựa chọn đề tài: “Phan bác những yêu sách phi lý của Trung Quắc trên Biển

<i><b><small>Đơng nhìn từ góc độ pháp lý quốc tế” sẽ cung cấp cho độc giả cái nhìn khái quát, </small></b></i>

khách quan và toàn diện về một số yêu sách điển hình cùa Trung Quốc trên Biển Đơng dựa trên những quy định của pháp luật quốc tế. Từ đây, Luận văn cũng đưa ra một số giải pháp cho Việt Nam phản bác lại các yêu sách của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông. Đây sẽ là đóng góp, bố sung thêm về cơ sở lý luận, thực tiễn cũng như nhận thức về vấn đề bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên các vùng biền, đảo của Việt Nam dưới góc độ Luật pháp quốc tế.

<b>2. Mục tiêu nghiên cứu</b>

Với đề tài: “Phản bác những yêu sách phi lỷ của Trung Quốc trên Biến Đơng

<i><b><small>nhìn từ góc độ pháp lý quốc tế”. Luận văn sẽ tập trung làm sáng tỏ tính phi lý từ các </small></b></i>

yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông dựa trên quy định của pháp luật quốc tế. Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao về mặt lý luận và thực tiễn giải pháp phản bác lại những yêu sách phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông.

Đe đạt được những mục đích trên, trong q trình nghiên cứu luận vàn giải quyết nhừng vấn đề sau: (i) Những yêu sách của Trung Quốc đang áp dụng trên Biền

3

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>Đơng, (ii) Chỉ ra tính phi lý từ các yêu sách cùa Trung Quôc dựa trên những quy định </b>

của pháp luật quốc tế, (iii) Thực trạng các hành động Trung Quốc hiện thực hóa yêu sách phi lý của mình trên Biển Đơng, (iv) Đe xuất một số giải pháp phản bác lại các yêu sách phi lý của Trung Quốc trên Biền Đông.

<b>3. Đối tưọng và phạm vi nghiên cứu</b>

<i><b><small>3.1. Đối tượng nghiên cửu</small></b></i>

Đe thực hiện Luận văn, Học viên tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: (i) Các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực biến, đảo cùng các hành động Trung Quốc đang tiến hành tại đây, (ii)

Các quy định của pháp luật quốc tế về xác định phạm vi không gian của các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia nước ven biển, chế độ pháp lý của đảo và quần đảo cùng cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển để làm rõ tính phi lý từ các yếu sách Trung Quốc trên Biển Đông (iii) Cơ chế giải quyết tranh chấp của một số cơ quan tài phán điển hình theo quy định của UNCLOS 1982.

<i><b><small>3.2. Phạm vi nghiên cứu</small></b></i>

Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là những yêu sách phi lý cùa Trung Quốc trên Biển Đông đi ngược lại những quy định của pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, với giới hạn của một luận văn thạc sỹ và các yêu sách của Trung Quốc đang áp dụng trên Biển Đông bao gồm nhiều yêu sách với phạm vi rộng, nội dung không rõ ràng nên Luận văn chỉ tập trung khái quát và làm rõ một số hành động ngang ngược hiện thực hóa các yêu sách trên Biển Đông và những yêu sách điền hình đang xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển, đảo của Việt Nam gồm: “đường lưỡi bò” và “Tứ Sa” theo quy định của UNCLOS 1982, theo các nguyên tác cơ bản, đặc thù của pháp luật quốc tế và theo phán quyết của Tòa trọng tài được thành lập theo phụ lục VII UNCLOS 1982.

<b>4. Phưoìig pháp nghiên cứu</b>

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: (i) Thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lê Nin. (ii) Kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như

4

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

phương pháp: Hệ thống, logic, phân tích, tổng hợp, so sánh để chọn lựa tri thức khoa học, kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến chủ quyền trên biển theo quy định của pháp

luật Quốc tế, từ đó làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của luận văn. (iii) Vận dụng các quan điềm, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với việc giải quyết tranh chấp chú quyền biển, đảo để phân tích thực hiện luận văn.

<b>5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài5.7. Ý nghĩa lý luận</b>

Làm rõ những vấn đề lý luận và các quy định của pháp luật quốc tế về chủ quyền trên biển và giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, đảo.

Làm rõ các yêu sách và hành vi của Trung Quốc về vấn đề chủ quyền trên biển theo quy định của luật pháp quốc tế.

Luận văn góp phần làm phong phú hơn nguồn tài liệu nghiên cứu về biến đảo của Việt Nam và là nguồn tài liệu tham khảo cho các cá nhân mong muốn tìm hiếu, nghiên cứu về vấn đề tranh chấp trên biển.

<b>5.2. Ỷ nghĩa thực tiễn</b>

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đã đề xuất một số giải pháp phản bác các yêu sách phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông nhằm đảm bảo chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán tại các vùng biển, đảo của Nhà Nước CHXHCN Việt Nam.

5

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>Chương 1</b>

<b>TỔNG QUAN NHŨNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ U SÁCH CỦA TRUNG QC TRÊN BIÉN ĐƠNG</b>

<b>1.1. Vị trí địa chiến lược của Biển Đơng</b>

Biến Đơng là một vùng biến nửa kín nằm tại rìa lục địa và là một vùng cấu thành nên Thái Bình Dương bao quanh các quốc gia gồm: Việt Nam, Trung Quốc, Phi - Líp - Pin, In - đơ - nê - xia, Bờ - ru - nây, Mã Lai, Xing - ga - po, Thái Lan, Cam - Pu - Chia và Đài Loan. Biển Đơng có chiều rộng 3.447.000 km2 (Bằng chữ: Ba triệu, bốn trăm bốn mươi bảy ngàn ki lô mét vuông) bắt đầu từ vĩ độ 30 đến vĩ độ 260 Bắc; từ kinh độ 1000 đến 1210 Đơng, nếu dựa theo vị trí thực tế thì chiều rộng của

Biên Đơng trải từ Singapore tới tới eo biên Đài Loan [12].

<b>Hình 1.1. Hình ảnh Biến Đơng trên bản đồ khu vực [12]</b>

Dựa theo văn hóa và tín ngưỡng của từng vùng miền mà Biển Đơng được biết đến dưới nhiều tên gọi khác nhau. Cụ thể: (i) Với Việt Nam, Biến Đông được coi là tên gọi truyền thống được ghi chép lại trong một số văn bản như: Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Bình Ngơ Đại Cáo của Nguyễn Trãi với nhiều cái tên khác nhau như bê Đông hay Đơng Hải có nghĩa là vùng biên năm ở phía Đông.

6

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>(ii) Cách gọi theo phương Tây phổ biến nhất hay được nhắc đến là “Biển Nam Trung </b>

Hoa” (Soth China Sea) hay thường được gọi tắt là biển Hoa Nam.

Biển Đông là một vùng biển rộng lớn với nguồn tài nguyên thiên dồi dào cùng với đó là con đường trung gian tiếp nối với các đại dương lớn là 5 trong 10 tuyến đường biển lớn nhất của thế giới, nối liền Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Châu Âu - Châu Á và Trung Đông. Đối với các quốc gia tiếp giáp với Biển Đông đặc biệt là với Việt Nam và Trung Quốc thì đây là một lợi thế để các nước tận dụng nhằm phát triền toàn diện về kinh tế - văn hố - xã hội, giao thơng vận tải và an ninh quốc phịng. Theo đó:

<i><b><small>1.1.1. Vị trí chiến lược của Biển Đông đối với Việt Nam</small></b></i>

Đối với Việt Nam, quốc gia có đường bờ biển dài 3.260 km2 với tỷ lệ khoảng 100 km2/l km bờ biển, cùng 2 quần đảo lớn: Hoàng Sa - Trường Sa và 3000 hịn đảo lớn nhỏ khác thì Biến Đơng đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc [10]. Việt Nam với 28/63 tỉnh thành phố giáp biển, điều này đã tạo động lực để Biển Đông là một trong những nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. Theo đó, vị trí chiến lược của Biến Đông đối với Việt Nam được thề hiện dưới các khía cạnh sau:

<b>a. Xét trên khía cạnh kinh tế xã hội</b>

Vùng Biển Đông bao gồm các loại tài nguyên thiên nhiên phong phú, có giá trị kinh tế cao cùng nguồn lợi thủy hải sản đa dạng. Theo nhiều báo cáo điều tra thì nguồn lợi có ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội gồm khoảng 11.000 loài cư trú, 657 loài động vật phù du, 225 loài tơm biển cùng hơn 2.000 lồi cá khác nhau. Ngồi ra, dọc ven biển Việt Nam có nhiều bãi ni trồng thủy sản cùa nông dân địa phương đem lại nguồn lợi kinh tế cao; đặc biệt có giá trị xuất khẩu lớn như một số mặt hàng tôm, cua, rong biển ....

Trong số các nguồn tài nguyên có giá trị Biển Đơng đem lại cho Việt Nam thì dầu khí được đánh giá là nguồn tài nguyên mũi nhọn, có nhiều triển vọng để khai thác và phát triển tại vùng biến thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Các bể trầm tích có tiềm năng dầu khí lớn của Việt Nam gồm: Tư Chính - Vũng Mây,

7

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Nam Côn Sơn, Nam Cơn Sơn, Sơng Hơng .... Đặc biệt, dâu khí được đánh giá là tài nguyên có triền vọng phát triền lớn nhất tại thềm lục địa nước ta với dự báo khoảng 10 tỷ tấn. Cùng với tiềm năng dầu khí, Biển Đơng đem lại cho Việt Nam nguồn khí đốt phong phú với trữ lượng khoảng 3.000 tỷ m3 khai thác/năm [11]. Ngồi dầu khí thì vùng biến Việt Nam cịn nhiều nguồn tài ngun có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội như: than, sắt, ti tan, băng chảy, các loại vật liệu xây dựng, các loại đất hiếm....

Ngoài ra, nhờ những ưu thế do điều kiện tự nhiên mang lại, Việt Nam đang trong q trình hồn thiện những sắc thái riêng về ngành công nghiệp du lịch và cũng từ đây Việt Nam đang củng cố vai trò và nâng tầm vị trí của ngành cơng nghiệp khơng khói này trong sự nghiệp phát triển kinh tể. Với lợi thế có đường bờ biển kéo dài cùng sự góp mặt của nhiều vũng vịnh, hang động tự nhiên và các dãy núi lớn nhỏ liên kết tạo thành nhiều điểm du lịch hiếm có trên thế giới. Đặc biệt với sự đóng góp trên 80 hịn đảo ven bờ cùng hệ sinh thái bao quanh hấp dẫn và độc đáo đã tạo đà kích cầu du lịch nhằm phát triển kinh tế xã hội của các địa phương ven biển. Đây là những địa điểm hấp dẫn thu hút lượng khách du lịch lớn cả trong nước và quốc tể, tiêu biểu như: Côn Đảo, Phú Quý, Phú Quốc....[11]

Các thành phố, thị xã ven biển đang là một trong những nơi tập trung đầu tư các khu công nghiệp để nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đây chính là một phần để kích cầu phát triển kinh tể cũng như phát triển mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước. Mặt khác, tại các khu công nghiệp đã thu hút nhiều lao động trong nước tham gia lao động và sản xuất, để từ đó góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và góp phần ốn định tình hình kinh tế chính trị xã hội. Như

<i><b><small>vậy, Biển Đơng đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tận dụng đế phát triển các ỉ •/ ' </small></b></i> o • • • • • • • o X

<i><b><small>ngành nghề mũi nhọn cỏ ỷ nghĩa quan trọng về phát triển kinh tế xã hội</small></b></i>

<b>b. Xét trên khía cạnh giao thơng - hàng hải</b>

Với sự thuận lợi về điều kiện tự nhiên đã tạo tiền đề để Việt Nam có những bước phát triển về giao thông - hàng hải với 34 cảng biển, trong đó có 2 cảng lớn và phát triển lâu đời là Hải Phòng và Vũng Tàu [43]; đây là đầu mối giao thông quan

8

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

trọng đề thông thương hàng hóa giữa Việt Nam cùng các nước trong khu vực và quốc tế. Dọc bờ biển, có nhiều khu vực nước sâu để xây dựng cảng như: Cam Ranh, Thị Vải, Vũng Áng, Chân Mây...Các cảng nước sâu được xây dựng đang tạo đà kíchthích khối lượng luân chuyển hàng hóa giữa Việt Nam cùng các khu vực trên thế giới. Chính những nhân tố trên đang thúc đấy kinh tế, xã hội phát triển với những bước tiến vừng chắc trong giai đoạn hiện nay.

<b>c. về khía cạnh An ninh Quốc Phịng</b>

Xét về đặc điểm địa hình và vị trí, vai trị của Biển Đơng đối với các chính sách quốc phịng an ninh của Việt Nam có thể khẳng định: “đây là tuyến phịng thủ chiến

<i>lược của đất nước". Điều này đã được minh chứng thông qua những chiến công hiển </i>

hách trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, Biển Đông luôn là “<i>lá chắn thép"</i> đã cùng ông cha ta bảo vệ Tố quốc trước các cuộc đổ bộ xâm lược của kẻ thù, góp cơng lớn vào lịch sử chống giặc ngoại xâm hàng ngàn năm qua của dân tộc. Những chiến công hiển hách của nhân dân Việt Nam từ khi thành lập nước cho đến

giai đoạn hiện nay là những minh chứng về vai trị cùa Biển Đơng đối với sự nghiệp quốc phịng an ninh của Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, biển đảo ln có những giá trị chiến lược với vai trò tăng chiều sâu phòng thủ của đất nước. Dựa trên đặc điểm cấu trúc địa hình của Việt Nam với cấu trúc hình chữ s cùng đường bờ biển chạy dọc từ Bắc vào Nam với chiều ngang hẹp nên khi đánh giá tổng thể về khả năng chiều sâu phòng thủ của đất nước sẽ bị nhiều hạn chế. Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể tận dụng, kết hợp các đảo và quần đảo để xây dựng, củng cố thành những vị trí, căn cứ tiền tiêu của các lực lượng Hải quân, cảnh sát biển và kiểm ngư của ta thì biển, đảo sẽ có vai trò đắc lực trong các chiến lược phòng thủ của đất nước đặc biệt là tăng chiều sâu phòng thủ hiệu quả của đất nước.

Với tình hình khu vực và thế giới đang tồn tại nhiều tranh chấp về chủ quyền biển đảo, đặc biệt là khu vực Biển Đông. Đây là những tranh chấp tiềm ẩn những nguy cơ gây mất ốn định về chính trị, kinh tế, quân sự do các quốc gia có tiềm lực đang thực hiện hóa những âm mưu, tham vọng của mình tại khu vực Biển Đông nhằm đe dọa chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của các quốc gia yếu thế

9

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

hơn trên trường quốc tế. Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển kéo dài, đây được đánh giá là một lợi thế cũng như một thách thức vì hiện nay vùng biến Việt Nam đang là khu vực có nhiều tranh chấp. Nhận thức rõ vai trò và ý nghĩa của Biển Đông với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nên trong nhừng năm qua Đảng và Nhà nước luôn coi trọng tăng cường tiềm lực về sức mạnh của lực lượng Hải quân cùng các lượng lượng thực thi pháp luật trên biến như: Kiềm ngư, Cảnh sát biển. Đe huy động mọi lợi thể và khai thác hết tiềm năng của biển cần kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh và thúc đẩy sự hợp tác quốc tế để tạo mơi trường hịa bình, ốn định cùng hợp tác và phát triển. Trong đó, vấn đề về chủ quyền biển, đảo luôn là vấn đề trọng tâm được toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đặc biệt theo dõi và quan tâm.

<i><b><small>1.1.2. Vị trí chiến lược của Biển Đơng vói Trung Quốc</small></b></i>

Biển Đơng là một vùng biển chiến lược với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khống sản quan trọng và có giá trị kinh tế cao. Một số học giả Trung Quốc đà ví

von, đây là: “Con đường tơ lụa trên biên' nối Thái Bỉnh Dương với Ần Độ Dương [08 trg 14] Đối với Trung Quốc - một cường quốc về kinh tế, khoa học kỹ thuật, qn sự thì Biền Đơng có một vị trí, vai trị vơ cùng quan trọng trong các chính sách phát triển của Trung Quốc, cụ thể như sau:

<b>a. Xét trên khía cạnh kinh tế - xã hội:</b>

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đặc biệt là nguồn năng lượng dồi dào với: khí đốt, than đá, dầu mỏ, dầu khí, băng cháy .... sẽ giúp Trung Quốc giải quyết bài toán về “năng lượng”. Sau giai đoạn cải cách mở cửa nền kinh tế, nhu cầu về cung ứng nguồn năng lượng nhằm duy trì chuỗi sản xuất tại đây ngày càng trở nên cấp bách. Trung Quốc đà trở thành nước tiêu thụ và nhập khẩu nãng lượng lớn trên thế giới. Năng lượng cùa Trung Quốc hầu hết được nhập khẩu từ các quốc gia chuyên xuất khẩu năng lượng đến từ Trung Đông và Bắc Phi. Mặt khác, Biển Đông được xem là một trong những bồn chứa dầu khí lớn nhất thế giới với sự đóng góp cùa các bồn trũng: Đông Natuna, Bruney - Saba, Bắc Sarawak, Malay - Thổ Chu, Pattani Thái, Nam Côn Sơn, Mekong, sông Hồng, cửa sơng Châu Giang. Chính vấn đề này

10

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

sẽ giải quyết được cơn khát năng lượng của Trung Quốc nhằm ốn định và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của quốc gia đông dân nhất thế giới này. Bên cạnh việc Biển Đơng có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên thì đây cũng là một ngư trường quan trọng đối với an ninh lương thực với lượng thủy hải sản dồi dào, cùng nhiều loại có giá trị kinh tế cao đem lại nguồn thu và đảm bảo an toàn lương thực cho các quốc gia ven biển.

<b>b. Xét trên khía cạnh giao thông - hàng hải</b>

Trong bối cảnh vận tải đường bộ của Trung Quốc đang gặp nhiều cản trở trong giao thương hàng hóa giữa các khu vực trên thế giới do các tác động từ địa hình, an ninh đặc biệt là các tuyến giao thông huyết mạch nối Trung Quốc với các cường quốc trên thế giới. Như vậy, khu vực Biển Đơng chính là tuyến đường cốt yểu nối Trung Quốc với các quốc gia phát triển trên thế giới. Với vị thế Biển Đông là tuyến đường vận tải hàng hóa trên biển lớn thứ 2 trên thế giới và với các tiềm lực vốn có cùa Trung Quốc, nếu Trung Quốc kiểm sốt được Biển Đơng thì sẽ thống trị và kiềm sốt các tuyển giao thông huyết mạch nối các khu vực tại Châu Á với Châu Âu. Đặc biệt, Biển Đơng chính là con đường huyết mạch đảm bảo nguồn cung tài nguyên nàng lượng từ Đông Nam Á, Trung Đông tới các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc [ 15J.

Kiểm sốt được Biển Đơng, Trung Quốc sẽ chi phối được tồn bộ q trình từ giá cước, tuyến và đảm bảo an tồn tuyệt đối cho q trình vận chuyển trên biến của mình. Mặt khác, việc kiểm sốt được Biển Đơng ngồi làm chú được các tuyến đường giao thơng huyết mạch, cịn tạo lợi thế cho Trung Quốc áp đặt ý chí của mình đối với các nước có các chiến lược phát triển xoay quanh vị trí và vai trị của Biển Đơng mang lại. Hơn hết, chính sự kiểm sốt Biển Đơng sẽ giúp Trung Quốc tăng cường vị thế và tầm ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế và làm thất bại các chiến lược của các cường quốc đang nhăm nhe tói khu vực Châu Á - Thái Bình Dương như Mỹ hay Nga....

Giả sử Trung Quốc chiếm được chủ quyền trên Biến Đông dựa theo các yêu sách đang công khai thì sẽ có những bất lợi đặt ra đối với các quốc gia trong khu vực đang có tranh chấp và các quốc gia trên thế giới với hai vấn đề mấu chốt: (i) Các hãng

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

hàng không quôc tê khi bay qua vùng trời theo đúng yêu sách Trung Quôc đang công khai sẽ phải xin phép và chịu sự điều chỉnh của Trung Quốc cùng chịu mức nộp thuế theo quy định. Như vậy, nó sè có ý nghĩa cả về mặt tích cực và tiêu cực đối với giao thông hàng không và du lịch ở các nước đang nằm trong tranh chấp về chủ quyền biển với Trung Quốc, (ii) Khi Trung Quốc đã kiểm sốt được trên 80% Biển Đơng như yêu sách của mình đưa ra với thế giới thì bất kỳ lúc nào nếu Trung Quốc có căn cứ cho rằng xuất hiện những hành động xâm phạm lợi ích cốt lõi cùa mình, Trung Quốc sẽ sẵn sàng ra lệnh cấm biển bất kỳ lúc nào. Thực tiễn đã chứng minh khi Trung Quốc vẫn luôn ra lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm và lệnh cấm này có phạm vi bao trùm những vùng biển đang có tranh chấp giữa Trung Quốc và các quốc gia.

<b>c. Xét trên khía cạnh An ninh quốc phịng</b>

Trong quan hệ quốc tế thì một quốc gia với tiềm lực và vị thế hàng đầu ln ln gắn chặt lợi ích kinh tế với sức mạnh quốc phòng an ninh. Quốc phòng an ninh vừa là sức mạnh vừa là công cụ để bảo vệ nhừng giá trị kinh tế cốt lõi. Với vai trò là con đường huyết mạch trên biển duy nhất nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương , cùng với vị trí chiến lược của Biến Đơng trong các kế hoạch phịng thú của các quốc gia ven biển thì chính nó cũng có vai trị và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các chiến lược phịng thủ và các chính sách quốc phịng an ninh của Trung Quốc. Vai trị của Biển Đơng với các chính sách An ninh quốc phịng của Trung Quốc được thể

<b>hiện dưới các mặt sau: (i) Trung Quốc luôn coi trọng tăng cường sức mạnh của lực </b>

lượng hải quân với tăng cường quân số cùng trang bị nhiều trang thiết bị kỹ thuật hiện đại như: radar, tàu ngầm,tàu đổ bộ, tàu tuần tra trang bị tên lửa... (ii) Trung Quốctăng cường kiềm soát sự tự do đi lại của các tàu quân sự nước ngoài đặt biệt là các nước đang có kế hoạch hợp tác và chi phối khối “ Châu Á - Thái Bình Dương” như Mỹ và Nga. Việc kiểm sốt này cũng là biện pháp để Trung Quốc có thể đẩy lùi, ngăn chặn các mối nguy hại đến các tham vọng của mình trên Biển Đơng cùng với đó là mở rộng được thêm các khơng gian phịng vệ trên biển của mình để kiểm sốt; tạo ảnh hưởng với các quốc gia trong khu vực.(iii) Mở đường cho hải quân Trung Quốc vươn mình ra sân chơi lớn cùng các trang thiết bị khí tài hiện đại như :Tàu sân bay, Tàu hải quân, Tàu ngầm và các loại máy bay cửu trợ, chiến đấu... Việc này sẽ giúp

12

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Trung Quốc chủ động với các chiến thuật tác chiến liên hoàn phục vụ các âm mưu ý đồ của mình trên Biển Đơng. Và hơn hết đó sẽ là lời khẳng định sức mạnh của một Trung Quốc đang trở mình mạnh mè cùng với đó là lời đe dọa tới gần hơn các nước Mỹ và các nước đồng minh .

<b>1.2. Co’ sở xác định các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông</b>

Trung Quốc với tuyên bố lịch sử hoạt động trên 2000 năm tại khu vực Biển Đông cùng tư tưởng: “là nước sớm phát hiện, khai phá và đặt tên cho các cấu trúc địa lý” trong khu vực này. Tuy nhiên, trên thực tế từ trước và sau thắng lợi của Cách mạng Tân Hợi năm 1912, chấm dứt chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm lịch sử tại đây thì biển, đảo chỉ được Trung Quốc bắt đầu quan tâm từ năm 1947 với việc chính quyền Trung Hoa Dân Quốc cho xuất bản bản đồ vị trí các đảo Nam Hải và đây cũng chính là sự kiện đánh dấu sự xuất hiện của yêu sách “đường lưỡi bò”. Sau khi nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949 với các thách thức, sức ép đến từ nhiều phía bao gồm: cộng đồng quốc tế, tài nguyên năng lượng, tài nguyên thiên nhiên cùng các tham vọng của Trung Quốc.... các chính sách về biển, đảo đã bắt đầu có nhiều sự thay đổi. Sự thay đối này được thể hiện rõ trong nội dung các văn bản quy phạm pháp luật trong lình vực biển, đảo được Trung Quốc ban hành từ khi thành lập cho đến nay. Dựa theo những nguồn thông tin đã được tiếp cận, học viên xin khái lược các yêu sách phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông thông qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như sau:

<i><b><small>1.2.1. Văn bản pháp lý trong lĩnh vực chủ quyền quốc gia và quốc phòng, an ninh</small></b></i>

<i>- Tuyên bố về lãnh hải của Chính phủ nước Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa ngày 04/09/1958 </i>[71]: Tuyên bố này là văn bản pháp lý đầu tiên quy định liên quan đến chiều rộng cùa lãnh hải là 12 hải lý và quyền tài phán của Trung Quốc bao gồm toàn bộ đại lục và các đảo bao quanh. Thực chất bản tuyên bố trên đã trực tiếp khẳng định về chủ quyền của Trung Quốc với các quần đảo Trường Sa (Nam Sa), Hoàng Sa (Tây Sa) và Đài Loan, Đông Sa, Bành Hồ, rạn san hơ vịng Macclesfield (Trung Sa) và Đơng Sa.

<i>- Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 25/02/1992</i> [02 trg 156]: Đây là văn bản Trung Quốc định nghĩa “lãnh hải”

13

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

là vùng nước tiếp giáp với lãnh thồ, đất liền và vùng nội thủy với chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở.

<i>- Tuyên bố về đường cơ sở của Trung Quốc ngày 15/06/1996 [17]: </i>Tuyên bố này cùng hành động của Trung Quốc đã công khai với thế giới về một loạt đường cơ sở quanh quần đảo Hoàng Sa (Tây Sa) và từ đó đế tính lãnh hải của chính quốc gia này. Theo tuyên bố trên thì hệ thống đường cơ sở thẳng của Trung Quốc ở đây nối liền các đảo nhơ ra cùng các bãi chìm bãi nổi quanh quàn đảo Hoàng Sa (Tây Sa). Và đây cũng là điểm khiến các bên có đường bờ biển liên quan đặc biệt là các quốc gia đang có tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa hết sức phẫn nộ khi đã áp dụng phương pháp vạch đường cơ sở áp dụng với các quốc gia quần đảo để áp dụng với các quần đảo xa bờ.

<i>- Quyết định của ủy ban Thường vụ Đại hội đại biêu nhân dân toàn quốc ngày 16-5-1996 về phê chuẩn Công ước quốc tế về luật biên năm 1982 [02 trg 157]. Sau </i>

một thời gian phê chuẩn, gia nhập UNCLOS 1982, năm 2006 Trung Quốc đà báo cáo và gửi Liên Hợp Quốc đưa ra tuyên bố bảo lưu điều 298 Công ước về luật biển năm 1982. Theo đó, Trung Quốc có quyền khơng chấp nhận bất kỳ biện pháp giải quyết tranh chấp của các cơ quan tài phán theo quy định tại điều 287 gồm: 1CJ, ỈTLOS, Tòa

<i>Trọng tài theo phụ lục VII và Tòa trọng tài đặc biệt đối </i>với các loại tranh chấp theo quy định tại điểm a,b,c khoản 1 điều 298 UNCLOS 1982. Như vậy, Trung Quốc chỉ tham gia giải quyết trực tiếp song phương cùng các quốc gia trên thể giới liên quan đến sử dụng và bảo vệ các nguồn tài nguyên. Hành động trên đà minh chứng cho những tham vọng của Trung Quốc khi từ chối, không muốn rằng buộc bởi cơ chế giải quyết tranh chấp các vấn đề biển, đảo thông qua hệ thống cơ quan tài phán quốc tế mà chỉ muốn giải quyết theo góc nhìn, quan điểm của các nhà cầm quyền nước CHND Trung Hoa. Việc bảo lưu điều 298 UNCLOS 1982 được nhiều học giả đánh giá là hành động hạn chế những những quy định bất lợi, ảnh hường đến các chủ trương, chính sách biển đảo của Trung Quốc trong từng thời kỳ cách mạng.

<i>- Luật về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ngày 26/12/1998 [02 trg </i>157].- Văn bản này đã quy định các vấn đề cốt lõi như: chiều rộng của vùng đặc quyền kinh

14

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

tế và thềm lục địa và quyền tài phán của Trung Quốc trong các khu vực này và nguyên tắc phân định các vùng nêu trên. Tuy nhiên, với âm mưu và ý đồ cùa Trung Quốc, các nhà làm luật đã áp dụng chiến thuật “vừa đấm<i> vừa xoa" khi trong </i>Luật về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa đã ghi nhận một nội dung : “Những quỵ định của

<i>luật này không làm ảnh hưởng tới các quyền lợi mang tính lịch sử của nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa". </i>Như vậy, một mặt các nhà làm luật đã cập nhật đưa ra những quy định phù họp và tôn trọng luật pháp quốc tế nhưng mặt khác lại khẳng định giá trị pháp lý của các “quyền lợi mang tính lịch sử" và đây cũng là cơ sở tiền đề cho cái gọi là “vùng nước lịch sử" theo yêu sách đường lưỡi bị của Trung Quốc, hay nói cách khác cách quy định này của Trung Quốc đã trực tiếp khẳng định về giá trị pháp lý của nội luật cao hơn luật quốc tế.

<i>- Luật Bảo vệ hái đảo nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 26/12/2009 </i>

[02 trg 158].- Văn bản trên quy định về vấn đề bảo vệ mội trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên nhằm giúp cho Trung Quốc có những bước phát triển bền vững với các hải đảo thuộc các tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc. Đặc biệt, Trung Quốc đã cấm các hoạt động khai thác, xây dựng và các hoạt động du lịch trên các đảo thuộc quyền quản lý của Trung Quốc. Tuy nhiên, thực chất đây là những quy định để bảo vệ các quyền và lợi ích của Trung Quốc đối với các hải đảo đang tranh chấp với các quốc gia trong khu vực và là một trong những văn bản hợp thức hóa yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông.

<i>- Luật Hải cảnh Trung Quốc han hành ngày 22/01/2021 [18]: Đây </i>cũng là một đạo luật đang gây nhiều tranh cãi khi Trung Quốc đã trực tiếp giao quyền cho lực

lượng hải cảnh sử dụng các biện pháp cần thiết kể cả sử dụng vũ khí khi chù quyền quốc gia, quyền tài phán cùa nước này bị cá nhân, tổ chức nước ngoài xâm phạm trái phép hoặc đối diện mối nguy hại cấp bách khi bị xâm phạm phi pháp. Bên cạnh việc sử dụng vũ trí đối với tàu nước ngồi trong trường hợp cần thiết thì việc áp dụng luật với các phạm vi địa lý cịn mơ hồ và với việc áp dụng vũ khí với lý do nào cũng đang là vấn đề tranh cãi của các hội thảo quốc tế liên quan đến chủ quyền biển đảo.

15

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<i><b><small>1.2.2. Văn bản pháp lỷ trong lĩnh vực tài nguyên biên, đảo</small></b></i>

<i>- Luật Ngư nghiệp của nước Cộng hòa nhản dân Trung Hoa ra đời năm 1986; đã được sửa đôi, bổ sung ngày 31/10/2000 và năm 2013 với các quy định: (i) Người, </i>

tàu cá nước ngoài đi vào vùng biển của Trung Quốc đế tiến hành sản xuất và các hoạt động điều tra tài nguyên biến thì phải được sự đồng ý của Trung Quốc, (ii) Trường hợp tự ý đi vào vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc tiến hành các hoạt động kể trên sẽ bị các lực lượng chấp pháp trên biển cùa Trung Quốc tiến hành ra lệnh yêu cầu rời khỏi vùng biển, hoặc có thể tiến hành xua đuổi, tịch thu tài sản đánh bắt, ngư cụ và phạt tiền, (iii) Trường hợp cần thiết sẽ tịch thu tàu cá và truy cửu TNHS [40]. Ngoài ra cần kể đến Tiêu chuẩn tùy nghi xử <i>phạt hành chính nghề cá trên biển năm 2021 do Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc ban hành </i>với các quy định cho phép lực lượng chấp pháp cùa Trung Quốc xua đuổi, phạt tiền, tịch thu ngư cụ và có thế bị tịch thu tàu thuyền đối với các tàu thuyền nước ngoài hoạt động khơng có sự đồng ý của Trung Quốc trong các vùng “đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, lãnh hải hoặc sát bờ biển nước này [60]”. Trung Quốc đang đơn phương và áp đặt các quốc gia phải xin phép mới được thăm dò và đánh bắt tại các vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các quốc gia khác trong ASEAN. Hành động trên của

<i>rr-ĩ__ _ f~\_ _ Ạ _ 4-_ _ __ 1 ơ __ 1 • _ 1 </i> z __ __ A . 1 • /X . <small>7__</small> /X _ 4- Â _ _ /X . ÀTrung Quôc đang nhận lại sự lên án quyêt liệt của cộng đông quôc tê.

Ngồi ra cịn phải kế đến [03]: Luật Tài ngun khoáng<i> sản ngày 19/3/1986 </i>

điều chỉnh về khai thác tài nguyên khoáng sản ven biển và trên các quần đảo xung quanh; <i>Luật tài nguyên nước năm 1992; sửa đôi và bô sung năm 2008 [03], Lệnh </i>

cấm đánh bắt cá hàng năm (từ năm 1999 - nay) và Dự thảo sửa đôi Biện pháp thực

<i>hiện Luật Ngư nghiệp nưởc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của tỉnh Hải Nam có hiệu lực từ 1/1/2014.</i>

<i><b><small>1.2.3. Vãn bản pháp ỉỷ trong lĩnh vực vận tải hàng hải</small></b></i>

<i>- Luật An tồn giao thơng hàng hải được ban hành lần đầu vào năm 1983 và được sửa đôi, bô sung gần nhất vào ngày 01/09/2021 [42]: Dựa theo nội dung của </i>

bản sửa đối năm 2021 thì có một số điếm bất cập sau: (i) quy định rằng buộc các tàu nước ngồi khi đi qua lãnh hải Trung Quốc thì phải khai báo. (ii) phạm vi áp dụng là

16

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

lãnh hải của Trung Quốc còn đang khá mơ hồ vì vùng Biển Đơng mà Trung Quốc tun bố thuộc quyền tài phán của mình đang là vùng tranh chấp với Việt Nam, Indonexia, Philippines, Brunei, Malaysia và Đài Loan, (iii) Tàu thuyền nước ngoài vi phạm quy định và điều luật của Trung Quốc trong vùng nội thủy và lãnh hải thì chính Trung Quốc có quyền ra lệnh cho tàu rời đi và có quyền truy nã nóng đối với những tàu vi phạm pháp luật về an tồn giao thơng hàng hải, phịng ngừa và kiểm sốt ơ nhiễm tàu biển. Đặc biệt, Trung Quốc đã cho phép áp dụng các biện pháp cường chế, kể cả sử dụng vũ lực đối với các tàu thuyền nước ngoài vi phạm các vùng biển thuộc quyền tài phán của nước CHND Trung Hoa. Ngoài ra liên quan đến vấn đề vận tải hàng hóa của Trung Quốc còn cần phải kể đến [03]: Bộ luật hàng hải năm 1992; Luật

<i>về Thủ tục hàng hủi đặc biệt năm 1999; Điều lệ về Phao tiêu hàng hủi năm 1995; Quy định hành chính về giám sát an tồn đối với hệ thống quản lý thơng tin tàu thuyền năm 1997; Luật An tồn giao thơng trên biến năm 198ỉ;Các biện pháp hành chính về Cơ quan Đại diện của Doanh nghiệp Vận tải nước ngoài năm 1997....</i>

<i><b><small>1,2,4. Các văn bản pháp lý khác</small></b></i>

<i>- Luật quản lỵ sử dụng khu vực biên </i>được Trung Quốc ban hành năm 2001 với nỗ lực quản lý tổng hợp toàn bộ vùng biển của nước này. Trong năm 2006, Trung Quốc đã cho ra đời quy chế quản lý quyền sử dụng khu vực biển và cách thức đăng ký sử dụng khu vực biến. Đồng thời Trung Quốc đã không ngừng nâng cấp cơ chế sử dụng khu vực này cho phù họp với nhu cầu và sự phát triển của thời đại. Ngoài ra, Trung Quốc đã nội luật hóa các quy định để thực hiện âm mưu ý đồ của mình với các văn bản như sau [17]: Quyết định của <i>ủy ban thường vụ về thành lập Tòa án hàng hải tại cấc thành phố Cảng biên ngày 14/11/1984, Luật của nước CHND Trung Hoa về Phô biến Khoa học và Công nghệ ngày 06/03/1985, Luật của nước CHND Trung Hoa về Phát triển (Tiến bộ) Khoa học và Công nghệ ngày 29/12/2007, Quy định về quản lý nghiên cứu khoa học biến liên quan đến nước ngoài của nước CHND Trung Hoa ngày 18/06/1996....</i>

- Hệ thống sách trắng của Trung Quốc bao gồm; sách trắng cùa Bộ Ngoại Giao

<i>Trung Quốc năm 1980; Sảch trắng trong lĩnh vực Quốc phòng của Trung Quốc trong </i>

17

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<i>các năm 2019, 2015, 2010, 2008, 2006 về chủ quyền không thê tranh cãi với quần đảo Tây Sa và Nam Sa của Trung Quốc, về bảo vệ tài ngun khống sản và bảo vệ mơi trường của Trung Quốc [03]... Đặc biệt là sách trắng về quốc phòng năm 2010 </i>

quy định về lực lượng dự bị và dân quân trên biển cùa Trung Quốc.

Ngoài các văn bản pháp lý trên lĩnh vực đặc thù thể hiện tham vọng và các yêu sách phi lý trên Biển Đông đà được đế cập ở các phần trên thì chính quyền Trung Quốc cịn ban hành nhiều văn bản quy phạm khác như: Tháng 11 năm 2007, Quốc vụ viện nước CHND Trung Hoa đã quyết định thành lập đô thị cấp huyện lấy tên là <i>Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam </i>(quản lý trực tiếp 3 quần đảo trong đó bao gồm Hồng Sa và Trường Sa của Việt Nam) và được nâng cấp lên thành phổ vào ngày 24/07/2012 [77]; Quốc vụ viện Trung Quốc còn tiếp tục phê chuẩn thành lập “Khu Tây Sa ” <i>(với cái tên khác là Quận Tây Sa) và “Khu Nam Sa ” (với cái tên khác là quận Nam Sa) trực thuộc thành phố Tam Sa, tỉnh Hái Nam vào ngày 18/04/2020 [57].</i>

Trong giai đoạn gần đây, Trung Quốc vẫn tiếp tục ban hành các văn bản quy phạm thể hiện yêu sách các yêu sách phi lý của mình trên Biển Đơng. Trong số các văn bản pháp lý đó, cần phải nhắc đến: Sách trắng về "Chung tay xây dựng "Vành

<i>đai và Con đường: Những thực tiễn quan trọng trong xây dựng cộng đồng chung vận mệnh của nhân loại" </i>ngày 10/10/2023 [48] và “Bản đồ tiêu chuẩn” được Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Trung Quốc cơng bố vào 28/08/2023 [78]. Trong đó, bản đồ tiêu chuẩn nêu trên đang bị cả thế giới lên án với nhừng yêu sách trắng trợn và ngang ngược của Trung Quốc với việc nâng cấp “đường lười bò” từ 09 đoạn lên thành 10 đoạn bao trọn lãnh thổ của Đài Loan, Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam cùng Ấn Độ và Nga.

<i><b><small>1.2.5. Các công hàm gửi lên Liên Hợp Quốc của chính phủ Cộng Hịa Nhân dân Trung Hoa</small></b></i>

<b>- Công hàm CML 17/2009 và CML/18/2009 ngày 07/05/2009 công khai với thế giói về yêu sách “đường chữ Ư” của Trung Quốc</b>

Yêu sách của Trung Quốc lần đầu được manh nha công khai với cộng đồng quốc tế trong hai công hàm CML/17/2009 và CML/18/2009 ngày 07/05/2009 với một

18

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

bản đồ đường chữ Ư đính kèm gửi tới Tổng thư ký Liên Hợp Quốc nhằm phản đối với Báo cáo chung về thềm lục địa mở rộng của Việt Nam và Malaysia cũng như báo cáo riêng của Việt Nam [61]. Theo đó, cơng hàm ngày 07/05/2009 của Trung Quốc

<i>đã khẳng định '.“Trung Quốc có chủ quyền không thể chối cãi với các đảo ở Biển Đông và các vùng biên lân cận, và được hưởng các quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biên và lịng đất dưới đáy biên của vùng biên đó. Lập trường trên đây đã được Chính phù Trung Quốc đưa ra một cách nhất quản và được cộng đồng quốc tế biết đến rộng rãi”. Đi cùng </i>công hàm là bản đồ “ đường chữ U” thể hiện yêu sách của mình trên Biển Đơng [61], [62]. Với một Tuyên bố đơn giản trong công hàm, Trung Quốc đã công khai với cộng đồng quốc tế về tham vọng, u sách của mình tại Biển Đơng với dã tâm thơn tính trên 80% diện tích Biến Đơng. Đây được đánh giá là những hành động trắng trợn, mơ

<i><b><small>hồ, hoang đường, phỉ lý và đi ngược lại những quy định cùa pháp luật quốc tế. Cũng </small></b></i>

chính sự nhập nhèm, không rõ ràng này mà từ năm 2009 đến nay Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế đang kịch liệt lên án phản đối yêu sách này của Trung Quốc thông qua các công hàm gửi tới Tống thư ký Liên Hợp Quốc gồm: (i) Việt Nam và Malaysia đã có cơng hàm phản đối Trung Quốc gửi tới Liên Họp Quốc vào ngày 08/05/2009,

<b>(ii) Indonexia là một quốc gia khơng có tranh chấp ở Biển Đơng cũng đã gửi công </b>

hàm phản đối yêu sách của Trung Quốc vào 08/7/2010, (iii) Phái đoàn thường trực của Philippines đã gửi Công hàm số 000228 ngày 05/4/2011 về việc khơng đồng tình với các lời khảng định của Trung Quốc trong công hàm CML/17/2009 và CML/18/2009 ngày 07/5/2009.... Đỉnh điểm của căng thẳng trên Biển Đông được khởi nguồn từ yêu sách phi lý của Trung Quốc thế hiện trong các công hàm CML/17/2009 và CML/18/2009 là việc Philippines đã đệ đơn kiện Trung Quốc lên cơ quan tài phán được thành lập theo phụ lục VII UNCLOS 1982 về việc Trung Quốc giải thích và áp dụng sai các điều 279, 283, 284 UNCLOS 1982 [111]. Tháng 04/2016, Tòa trọng tài đã ra phán quyết bác bở yêu sách “đường lười bị” của Trung Quốc tại Biển Đơng thể hiện tại công hàm CML 17, 18/2009 ngày 07/05/2009.

19

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>- Công hàm CML/14/2019, CML/11/2020, CML/42/2020 công khai yêu sách “Tứ Sa” của Trung Quốc</b>

Sau khi phán quyết của Tòa trọng tài trong <i>“vụ kiện thếkỷ” giữa Philippines và </i>

Trung Quốc có hiệu lực thì Trung Quốc vẫn không chấp nhận từ bỏ yêu sách và tham vọng của mình trên Biển Đơng mà bắt đầu manh nha cho cộng đồng quốc tế biết đến cái tên “Tứ Sa”. Cái tên này được xuất hiện từ phát biểu trong cuộc họp kín Trung Quốc và Hoa Kỳ tại thành phố Boston do ông Mã Tân Dân - Vụ phó Vụ điều ước và pháp luật thuộc Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đưa ra [70]. “Tứ Sa” lần đầu được Trung Quốc cơng bố chính thức thơng qua các Công hàm CML/14/2019, CML/11/2020, CML/42/2020 để phản bác lại những lập luận chống lại yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông của Malaysia, Philippines và Indonesia. “Tứ Sa” thực chất chỉ là việc Trung Quốc “thay tên<i> đôi họ”</i> cho yêu sách phi lý trên Biến Đông của mình, chứ bản chất: (ỉ) thâu tóm tồn bộ 80-90% chủ quyền trên Biển Đông, (ii) Sử dụng đường cơ

sở thẳng để xác định đường cơ sở, (iii) Các thực thể có đủ vùng nước của quần đảo,

<i><b><small>(iv) quyền lịch sử tại Biển Đơng.</small></b></i>

Xét dưới góc độ pháp lý, yêu sách được thế hiện trong 3 công hàm đáp trả lại Malaysia, Philippines và Indonesia vẫn được coi là một phiên bản mập mờ, chưa có cơ sở và căn cứ chứng minh và nhận sự phản đối kịch liệt của cộng đồng quốc tế từ những nội dung sau:

<b>(i) </b> Yêu sách được Trung Quốc đề cập đến theo công hàm CML/14/2019 ngày 12/12/2019.[63] Dựa theo nội dung của công hàm, lần đầu tiên Trung Quốc đã khơng cịn nhắc đến đường 09 đoạn mà thay vào đó áp dụng cơng thức thay thế với cái tên

<i><b><small>“Nam Hải Chư Đảo”. Nam Hải Chư Đảo hay còn gọi với cái tên khác là “Tứ Sa” </small></b></i>

bao gồm: Đơng Sa (quần đảo Pratas), Tây Sa (quần đảo Hồng Sa), Trung Sa (bãi Macclesfield) và Nam Sa (quần đảo Trường Sa). Theo đó: “Trung <i>Quốc cỏ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, dựa trên Nam Hải Chư Đảo, Trung Quốc có quyền lịch sử ở Biên Đông. Các lập trường trên của Trung Quốc phù hợp với luật pháp và thơng lệ quốc tế có liên quan ”[39]. Như vậy, </i>dựa theo nội dung công hàm có thế nhận ra cái gọi là “Nam Hải Chư Đảo” ngồi 3 nhóm đảo và quần đảo lớn tại Biển Đơng mà

20

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

cịn bao gồm cả bãi chìm bãi nối Macclefield. Khái niệm “Nam Hải Chư Đảo” đã từng được Trung Quốc nhắc đến trong luật lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải năm 1992 [76] và sách trắng phát hành năm 2016. Khái niệm được đưa ra tại Công hàm này cũng không rõ ràng và từ đó đến nay Trung Quốc vẫn chưa hề có văn bản lý giải nào liên quan. Tuy nhiên cách sử dụng từ của Trung Quốc đang làm cho các học giả và cộng đồng quốc tế hiểu rằng Trung Quốc đang áp dụng đường cơ sở thẳng cho tồn bộ Nam Hải Chư Đảo chứ khơng phải chỉ cho từng quần đảo như đã làm với Hồng Sa và Trường Sa.

<b>(ii) Cơng hàm CML/11/2020 ngày 23/03/2020 đáp trả lại phía Philippines, </b>

Trung Quốc chỉ nêu ra các yêu sách với cái gọi là ’’Nhóm đảo Kalayaan" theo cách gọi từ chính quyền Philippines, cịn với Trung Quốc thì gọi đó là một phần của quần đảo Nam Sa cùng bãi cạn Hoàng Nham (Hyangyan Dao) và vùng nước lân cận. [64]

<b>(iii) Công hàm CML/42/2020 ngày 17/04/2020 đáp lại Việt Nam, Trung Quốc </b>

đã nhắc đến Nam Hải Chư Đảo cũng như tên các quần đảo riêng biệt cấu thành nên nó bao gồm Tây Sa; Nam Sa và các vùng biển liên quan cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy biển [65]. Đặc biệt, qua công hàm này Trung Quốc đã tuyên bố khẳng định một cách mơ hồ, bịp bợp về chủ quyền của Trung Quốc tại Nam Hải Chư Đảo và các quyền, lợi ích biển đã được thiết lập trong quá trình thực tiễn lịch sử và nhất quán với tập quán quốc tế bao gồm các luật nền tảng và cơ bản của quốc tế bao gồm: Hiển chương Liên Hợp quốc và Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982.

<b>1.3. Quy định của pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, đảo</b>

Căn cứ pháp lý để các quốc gia dựa vào giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng về chú quyền biển đảo được hiểu theo nghĩa khái quát là các căn cứ được các bên áp dụng giải quyết toàn bộ các vấn đề liên quan đến nội dung, quy trình, thủ tục tố tụng. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, cộng đồng quốc tế đã ghi nhận và sử dụng rộng rãi các căn cứ pháp lý sau vào vấn đề tranh chấp chủ quyền biển, đảo: (i) Các nguyên tắc

<b>cơ bản và đặc thù của pháp luật quốc tế, (ii) Các điều ước và tập quán quốc tế, (iii)</b>

21

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Học thuyêt của các chuyên gia, (iv) Phán quyêt của các cơ quan tài phán quôc tê, (v) Nghị quyết của các Tổ chức quốc tế. Cụ thể:

<i><b><small>1.3.1 Các nguyên tắc cư bản của luật quốc tế</small></b></i>

Nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế [01 trg 71] là nhừng tư tường chính trị pháp lý do các quốc gia đàm phán, xây dựng và mang tính chủ đạo và là nền tảng bao trùm có giá trị rằng buộc với mọi chủ thể của Luật quốc tế. Các nguyên tắc được xây dựng có ý nghĩa là nền tảng và khuôn khổ pháp lý quốc tế nhằm duy trì hịa bình, an ninh quốc tế và góp phần bảo vệ quyền và lợi ích cho các quốc gia. Thực tiễn trong quan hệ quốc tế chứa đựng nhiều nguyên tắc khác nhau trong đó nổi bật lên là các nguyên tắc có phạm vi điều chỉnh rộng lớn bao gồm phạm vi toàn cầu và phạm vi khu vực. Ngồi ra cịn phải kể đến các nguyên tắc điều chỉnh từng quan hệ đặc thù của ngành

luật quốc tế. Trong các loại nguyên tắc kể trên thì nói đến những ngun tắc khái qt và cơ bản nhằm điều chỉnh các quan điểm và cách xử sự cùa các quốc gia trong những vấn đề cơ bản và quan trọng trong đời sống sinh hoạt quốc tế phải kể đến các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được ghi nhận tập trung trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng trong đó gồm:

<i>Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1945 và Tuyên bố của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 24/10/1970 về những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Ngoài ra những </i>

nguyên tắc được coi là cơ bản của pháp luật quốc tế này cũng được các quốc gia ghi nhận trong một số vàn bản có ý nghĩa quốc tế quan trọng như: Định ước Hensikỉ về

<i>An ninh và Hợp tác Châu Âu ngày 01/08/1975; Công ước Viên về Điều ước quốc tế năm 1969, Hiệp ước thân thiện và họp tác ở Đông Nam A (TAC) năm 1976, Nghị định thư về cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN năm 2010 và một số văn kiện quan trọng khác.</i>

Theo nội dung của những văn bản quy phạm pháp lý nêu trên, nhũng quy định là nền tảng cơ bản được đề cập bao gồm [01 trg 75] : (i) <i>Nguyên tắc bình đắng chủ quyền giữa các quốc gia',</i><b> (ii) </b><i><b>Nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực', (iii) </b></i>

<i>Nguyên tắc hòa bĩnh giải quyết tranh chấp quốc tế', (iv) Nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết’,<b> (v) Nguyên tắc</b> không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác’,</i>

22

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<b>(vi) </b><i>Ngun tăc các qc gia có nghĩa vụ hợp tác', (vii) Nguyên tăc tận tâm thiện chí thực hiện cam kết quốc tế',</i><b> (viii) Nguyên tắc tôn trọng các quyền cơ bản của con </b>

<i><b>người, (ix) Ngồi ra, cịn phải kể đến nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ dựa trên sự chiếm </b></i>

hữu, đây là nguyên tác hình thành dựa trên thực tiễn trong quan hệ quốc tế và được quốc luật pháp quốc tế thừa nhận trong vấn đề chiếm hữu lãnh thổ vơ chú hay có chủ đang bị bỏ rơi.

Như vậy, thông qua những sơ lược ban đầu về các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, ta có thể định hình được vai trị và ý nghĩa của các nguyên tắc trên đối với sự vận hành và phát triển của các quốc gia trên thế giới. Trong đó, các nguyên tắc cơ bản có vai trị đắc lực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các quốc gia và cũng là thanh công cụ hiệu quả đề giải quyết các tranh chấp quốc tế. Đặc biệt hơn, các nguyên tắc còn giúp các chủ thế của luật quốc tế giải thích, áp dụng các điều ước quốc tế và hạn chế ý chí đơn phương và quyền tự quyết cùa các chù thể tham gia luật quốc tế.

<i><b><small>1.3,2, Các nguyên tắc đặc thù của quan hệ quốc tế</small></b></i>

Bên cạnh những nguyên tắc cơ bản đã được đề cập tại 1.3.1 thì đối với bất cứ các chun ngành có nội dung tính chất riêng biệt ln xuất hiện những nguyên tắc đặc thù điều chỉnh các mối quan hệ và sự việc phát sinh trong lĩnh vực này. Luật biển quốc tế cũng khơng nằm ngồi ngoại lệ với những ngun tắc mang tính chất đặc thù được hình thành và phát triền dựa trên những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc

<i>tế chung như: Bình đẳng chủ quyền, hòa bĩnh giải quyết tranh chấp, Cấm sử dụng vũ lực đe dọa sử dụng vũ lực, các quốc gia có nghĩa vụ họp tác cùng tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế. Không dừng lại ở đây, nguyên tắc đặc thù của </i>luật biển quốc tế còn được thừa nhận và phát triển dựa trên thực tiễn pháp lý quốc tế. Các nguyên tắc đặc thù của luật biển Quốc tế được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế, trong đó có các văn bản nổi bật sau: Công ước của Liên Hợp Quốc về luật

<i>biên năm 1982; Công ước Geneva về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải năm 1958; Công ước Geneva năm 1958 về thềm lục địa.... </i>[01 trg 592J Với lĩnh vực biến đảovới nhiều vấn đề đặc thù nên những nguyên tắc đặc thù điều chỉnh luật biển quốc tế

23

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

bao gồm: (i) Nguyên tắc tự do biên <i><b>cả; (ii) Nguyên tắc đất thống trị biển', (in) Nguyên </b></i>

<i>tắc sứ dụng biến cả vì mục đích hịa bình', (iv) Ngun tắc Di sản chung của nhân </i>

<i><b>loại', (v) Nguyên tắc bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn sinh vật sống trên biển', </b></i>

<b>(vi) </b><i><b>Nguyên tắc bảo vệ môi trường biên’, (viii) Nguyên tắc công bằng; (ix) Nguyên </b></i>

<i>tắc không phủ nhận, trước sau như một (Estoppel); (x) Nguyên tắc sử dụng các đường ranh giới đã có (Uti-possidetis); (xi) Nguyên tắc đường trung tuyến cách đều....</i>

<i><b><small>1.3.3. Các điêu ước quôc tê</small></b></i>

Trong giải quyết tranh chấp về chủ quyền biển, đảo ngoài những quy định nền tảng được ghi nhận trong các nguyên tắc cơ bản và đặc thù của pháp luật quốc tế thì các biện pháp giải quyết còn được ghi nhận trong các điều ước quốc tế (gồm cả song phương và đa phương) giữa các quốc gia và chủ thể của luật quốc tế. Cụ thể:

<b>a) Điều ước quốc tế đa phưong</b>

Dựa trên thực tiền quan hệ quốc tế có thể kể tới một số văn bản điều ước quốc

<i>tế đa phương điển hình sau: Công ước Geneva năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp, Geneva năm 1958 về thềm lục địa, Tuyên bổ của Liên Hợp Quắc về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế ngày 24/10/1970, Tuyên hố Manila về giải quyết hịa hình các tranh chấp quốc tế, Định ước Hensikỉ về An ninh và Hợp tác châu Âu ngày 01/08/1975; Công ước Viên về Điều ước quốc tế năm 1969 ... Trong đó:</i>

<i>Hiến chương Liên Họp Quốc và Tuyên hố năm 1970 là 2 văn bản ghi nhận </i>

những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, là cơ sở nền tảng xây dựng nến một trật tự pháp lý quốc tế. Mặt khác, Hiến chương liên Hợp Quốc còn quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp được thể hiện qua các điều luật như: Điều 2, điều 33... Cụ thế: (i) Các biện pháp hịa bình giải quyết tranh chấp cùng quyền tự do lựa chọn hoặc thoa thuận lựa chọn biện pháp, (ii) Nghĩa vụ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hịa bình của các bên tham gia, (iii) cơ chế các bên có thể sử dụng giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan trực thuộc tổ chức Liên Hợp Quốc .

<i>UNCLOS 1982 </i>được đánh giá là một điều ước quốc tế quan trọng dưới sự ghi nhận của nhiều quốc gia với nội dung bao quát, tổng hợp nhừng vấn đề pháp lý liên quan đến các hoạt động và quy chế pháp lý của từng vùng biển .... Đây là văn bản

24

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

xác lập một trật tự pháp lý nhằm duy trì hịa bình, an ninh và hợp tác quốc tế và giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền chủ quyền, quyền tài phán giữa các quốc gia. Cùng với những nguyên tắc đặc thù giải quyết tranh chấp thù ƯNCLOS 1982 còn ghi nhận những phương thức giải quyết tranh chấp đế các quốc gia tự do lựa chọn

<b>gồm: (i) hồ giải, (ii) trọng tài (Tịa trọng tài PCA - trọng tài theo Phụ lục VI - Trọng </b>

<b><small>A K • ____Ấ. Ấ -X w1•Z • ♦ • X nr' s_ z__ V</small></b><i><b><small> s _____ Ấ i </small></b></i><b><small>* Ầ 1J 1_ • Ặ ___ nr1 s_z__</small></b> <small><*> __ _ 1 </small> <i><b><small>____Ậ</small></b></i>

tài qc tê đặc biệt), (ill) Tịa án (Tịa án qc tê vê luật biên - Tịa án Cơng lý qc tế). Theo đó, UNCLOS 1982 đã dành một số lượng lớn các điều luật nhằm thể chế hóa các quy định giải quyết tranh chấp với gần 100 điều khoản và 4 phần phụ lục gồm: (i) Phụ lục V - Hoà giải, (ii) Phụ lục VI - Tòa án quốc tế về luật biển, (iii) Phụ lục VII - Tòa trọng tài, (iv) Phụ lục VIII - Tòa trọng tài đặc biệt. Mặt khác, tại các quy định trong UNCLOS 1982 còn chứa đựng các quy phạm khác liên quan đến: (i) các nguyên tác cơ bản và đặc thù trong lĩnh vực biến đảo; (ii) cơ sở pháp lý của các

vùng biên, đao và các vân đê liên quan. Ngoài ra liên quan đen Trung Qc và Việt Nam có thể kể đến các văn bản như: Tuyên bố ASEAN - Trung Quốc về ứng xử của các bên trên Biển Đông năm 2001. Theo đó, các điều ước quốc tế đa phương có ý nghĩa quan trọng trong giải quyết tranh chấp các vấn đề biển đảo quốc tế với tổng hợp các quy định điều chỉnh trực tiếp các vấn đề xung quanh việc giải quyết tranh chấp như trinh tự, thủ tục, các biện pháp .... Mặt khác nó cịn giúp các quốc gia tiến hành thực hiện các thoa thuận đã được ký kết giữa các bên.

<b>b) Điều ước quốc tế song phương</b>

Dựa trên thực tiễn trong quan hệ quốc tế thì điều ước quốc tế song phương trong giải quyết tranh chủ quyền chấp biển, đảo thể hiện các nội dung cơ bản như: (i) Nguyên tắc của các bên tham gia giải quyết; (ii) Kết quả cuối cùng giải quyết tranh chấp và (iii) Các biện pháp dàn xếp tạm thời trước khi có kết quả cuối cùng. Theo đó, một số hiệp định song phương Việt Nam đã ký kết gồm [51]: Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2000, Hiệp định về phân định biên giới biển giữa Thái Lan và Việt Nam năm 1997, Hiệp định phân định thềm lục địa giữa Việt Nam và Indonexia năm 2003, Hiệp định giải quyết vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Campuchia năm 1983...

25

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<i><b><small>1.3.4. Tập quán quốc tế</small></b></i>

Tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự được hình thành trong quan hệ quốc tế và được các chù thể của luật quốc tể thừa nhận và áp dụng rộng rãi [01 trg 43].Với vấn đề xác lập và giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo đã tồn tại nhiều tập quán quốc tế. Dựa theo vai trị của nó trong thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia có thể chia tập quán quốc tế thành 2 nhóm: (i) Tập quán quốc tế phát triển thành các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế (ii) Tập quán quốc tế phát triển thành các nguyên tắc đặc thù. [51] Theo đó, một số nguyên tắc được phát triển lên từ tập quán và đang được cộng đồng quốc tế áp dụng như: Nguyên tẳc đất thống trị biển bản chất là nguyên tắc phát triển lên từ tập quán , Tập quán công bằng phát triển lên thành nguyên tắc công bằng; Nguyên tắc chiếm hữu thực sự ...

<i><b><small>1.3.5. Các học thuyết của chuyên gia</small></b></i>

Học thuyết của các chuyên gia nổi tiếng trong các lĩnh vực nhất định được đánh giá là một nguồn luật quốc tế cơ bản và quan trọng bởi nó chứa đựng các lập tường, quan điểm tư tường có khả năng ảnh hưởng tích cực tới nhận thức của con người và quá trình xây dựng, phát triển của luật pháp quốc tế. Trong tuyển tập các học thuyết về giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo thì các học thuyết có giá trị thường được đề cập gồm: Học thuyết đất thống trị biển, estoppel, đất thống trị biển, không thừa

nhận (Non - Recognition) .... Ngày nay, nhiều học thuyết đã được phát triển và thể hiện trong các nguyên tắc cơ bản và đặc thù cùa pháp luật quốc tế [01 trg 48].

<i><b><small>1.3.6. Các phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế</small></b></i>

Ngăn chặn các mâu thuẫn giữa các quốc gia phát sinh trong vấn đề chủ quyền biến đảo là vấn đề nóng của nhân loại. Ngồi các biện pháp hịa bình giải quyết tranh chấp gồm: gồm mơi giới, trung gian, hoà giải, ủy ban điều tra và ủy ban hịa giải thì lịch sử nhân loại cũng cơng nhận phương thức giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan tài phán quốc tế. Phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế góp phần giải thích và áp dụng hợp lý các quy định của pháp luật quốc tế để từ đó giúp các quốc gia có thể viện dẫn giải quyết các vấn đề tương tự.

26

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Dựa trên thực tiễn xét xử tranh chấp về chủ quyền biển, đảo và liên quan đến nội dung của luận văn, học viên xin đề cập đến một số phán quyết điển hình cùa các cơ quan tài phán quốc tế vẫn được viện dẫn để giải quyết tranh chấp như sau [50],

<b>[49] : (i) Phán quyết của PCA trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc tại Biến Đông năm 2016; (ii) Phán quyết của ICJ trong vụ giải quyết tranh chấp phân định đền </b>

Preah Vihear năm 1962 giữa Thái Lan với Campuchia; (iii) Phán quyết của ICJ trong vụ thềm lục địa biển Egée giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ năm 1978; (iv) Phán quyết của PCA Trong vụ tranh chấp đảo Palmas giữa Mỹ và Hà Lan, (v) Phán quyết của Tịa đối với vụ án tranh chấp Đơng Greenland giữa Na Uy và Đan Mạch giai đoạn 1931 - 1933; (vi) Phán quyết của Tòa đối với vụ án tranh chấp chủ quyền đảo Clipperton giữa Pháp và Mexico năm 1931....

<i><b><small>1.3.7. Nghị quyết của các Tổ chức quốc tế</small></b></i>

Dựa trên thực tiễn quốc tế thì nghị quyết của các tổ chức được thể hiện dưới nhiều tên gọi, hình thức trình bày khác nhau nên giá trị cùa nó cịn dựa theo các trường hợp và cơ chế hoạt động của từng tổ chức. Trong hệ thống các tổ chức quốc tể thì đóng góp một vị trí với vai trò quan trọng phải kế đến nghị quyết cùa các cơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc gồm: Đại Hội Đồng, Hội đồng Bảo An và các tổ chức quốc tế khác. Các nghị quyết của các tố chức quốc tế thường được sử dụng trong việc: (i) Viện dẫn nhằm xây dựng các luận cứ, luận chứng bác bỏ hoặc chứng minh; (ii) thảo luận xây dựng một nghị quyết về giải quyết tranh chấp

27

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<b>2, Thông qua hệ thống cơ sở pháp lý trong lĩnh vực biển, đảo được Trung Quốc </b>

ban hành nhàm thực thi các yêu sách phi lý trên Biển Đơng, có thể thấy rõ tính chất, đặc điểm của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật này dưới các khía cạnh sau: (i) Các tham vọng, yêu sách của Trung Quốc được thể hiện chi tiết qua các văn bản pháp lý, (ii) Trung Quốc đang né tránh, cố tình loại bỏ những quy định bất lợi của pháp luật quốc tế có thể ảnh hưởng đến các u sách phi lý của mình trên Biển Đơng, (iii) Nhiều văn bản pháp lý được ban hành còn trái với các quy định của pháp luật quốc tế, xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng biển, đảo của nhiều quốc gia trong khu vực.

<b>3, </b> Khái quát các cơ sở pháp lý quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, đảo. Căn cứ pháp lý để Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới giải quyết các vấn đề nêu trên tương ứng với các nguồn cơ bản của Pháp luật quốc tế, bao gồm: (i) Các nguyên tắc cơ bản và đặc thù cùa pháp luật quốc tế, (ii) Các điều ước và tập quán quốc tế, (iii) Học thuyết của các chuyên gia, (iv) Phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế, (v) Nghị quyết của các Tồ chức quốc tế.

28

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<i><b><small>2 .1.1 Nhũng yêu sách phi lý của Trung Quốc trên Biến Đông trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế</small></b></i>

Với tư cách là một ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, là một cường quốc về tốc độ phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội. Tuy nhiên Trung Quốc đang có những hành động và động thái đi ngược lại những tiến bộ cùa xã hội, phá vờ những quy tắc đặc thù nhằm duy trì một mơi trường hịa bình, ồn định và phát triển trong cộng đồng quốc tế. Biển Đơng đang là một chủ đề nóng tại các hội nghị quốc tế lớn, trong đó nhiều quốc gia trên thế giới đang hết sức e ngại hay thậm chí lên án những hành động và yêu sách của Trung Quốc tại đây đang đi ngược lại những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế. Theo đó:

<i>2 .ỉ.1.1 Yêu sách của Trung Quốc trên Biên Đông trái với nguyên tắc “bình đẳng chủ quyền quốc gia ”</i>

Tổng quan về các yêu sách Trung Quốc đang áp dụng tại Biển Đơng thì có thể nhận thức rõ Trung Quốc mưu đồ chiếm 80-90 % diện tích Biển Đơng trong đó tồn tại nhiều các thực thể trên Biển Đơng bao gồm: Đông Sa (quần đảo Pratas) ,Tây

<b>Sa (quần đảo Hoàng Sa), Trung Sa (bãi Macclesfield) và Nam Sa (quần đảo Trường </b>

Sa). Với Việt Nam, mưu đồ này của Trung Quốc thực tế đã xâm hại nghiêm trọng tới một phần lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và quyền chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Yêu sách Trung Quốc đà đi ngược

lại nguyên tắc: “<i>bình đẳng chủ quyền quốc gìa'\ sự </i>vi phạm của Trung Quốc được thể hiện trong nhừng nội dung sau:

29

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<b>a. Yêu sách của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng tói các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam</b>

Dựa theo nội dung các cơng hàm và bàn đồ đính kèm của Trung Quốc gửi tới Tổng thư ký Liên Hợp Quốc bao gồm: CML/17/2009, CML/18/2009, CML/08/2011; nước CHND Trung Hoa đã tráng trợn xâm phạm các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán cùa Việt Nam với việc khẳng định theo u sách đường lười bị có: “<i>chủ quyền khơng thế tranh cãi với các đảo ở phía biển Nam Trung Hoa và các vùng nước phụ cận, và có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước cũng như tầng đất và đáy biên cỏ liên quan của chúng</i> [61] và việc khắng định chủ quyền tại vùng biển bao gồm vùng nội thủy, lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa dựa trên các nhóm đảo theo yêu sấch “Tứ Sa” của Trung Quốc được thể hiện trong công hàm CML/14/2019, CML/11/2020, CML/42/2020. Đặc biệt, hai yêu sách trên của Trung Quốc đà xâm chiếm tới 80-90 % diện tích trên Biển Đông và đã trực tiếp xâm phạm tới các vùng biến theo quy định của UNCLOS 1982 thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

<b>b. Yêu sách của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng tới sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam</b>

<i>Với những tuyên bố thể hiện trong hai yêu sách “đường lưỡi bồ" và “Tứ Sa" </i>

cùng các quy định thể hiện trong các văn bản pháp lý về biến đảo thì Trung Quốc đã ngang ngược khẳng định với thế giới chủ quyền không thể chối cãi tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Tuy nhiên, thực tiễn lịch sử từ thế kỷ XVII và được thể hiện trong các tài liệu lịch sử từ Phù biên tạp lục của Lê Quý Đôn (1776), Đại Nam nhất thống chí của triều đình nhà Nguyễn (1856-1882) về các sự kiện nhà nước Việt Nam xác lập và thực thi chủ quyền tại đây [28]. Và đây cũng cũng là lời khẳng định với Trung Quốc và cộng đồng quốc tế rằng Hoàng Sa và Trường Sa là một phần máu thịt không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.

Cũng nhìn nhận vào thực tiễn lịch sử từ khi nhà nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập từ năm 1949 - nay thì Trung Quốc đã ngang nhiên xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc bình đẳng chủ quyền với các hành động “xâm chiếm <i>trái phép ” các đảo và thực thể ngầm ở Hoàng Sa và Trưòng Sa </i>

30

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

khi đang thuộc sự quản lý của Việt Nam trong các năm 1946, 1956, 1974, 1988 và 1992 [19]. Sau khi các yêu sách của Trung Quốc được cơng khai thì đã nhận lại sự phản đối gay gắt từ cộng đồng quốc tế trong đó có Việt Nam. Theo 2 cơng hàm điển hình Việt Nam gửi lên Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc về việc phản đối các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông vào các ngày 08/05/2009 và ngày 30/03/2020 [35], Việt Nam luôn khẳng định về chủ quyền không thể chối cãi với 2 quần đảo Trường Sa

và Hồng Sa và khẳng định Trung Quốc khơng có cơ sở pháp lý cùng thực tiễn và lịch sử đế chứng minh về yêu sách của mình. Mặt khác, về phía Việt Nam khẳng định UNCLOS 1982 là cơ sở pháp lý duy nhất và toàn diện về quy định liên quan đến vùng biến giữa Việt Nam và Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc nhận được sự phản ứng gay gắt của cộng đồng quốc tế nhưng đến nay Trung Quốc vẫn chưa có bất kỳ tuyên bố giải thích nào về các yêu sách mơ hồ của mình trên Biển Đơng.

<i><b><small>Như vậy, các u sách của Trung Quốc đã xâm hại nghiêm trọng sự toàn vẹn </small></b></i>

của lãnh thổ và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam - đây là hai trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên nguyên tắc binh đẳng chủ quyền quốc gia theo quy định của pháp luật quốc tế. Trung Quốc đang dựa vào những ưu thế của một cường quốc mang lại mà đang có những hành động đi ngược lại những quy định cốt lõi của “nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia” cùng những hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ và quyền tài phán của Việt Nam tại các vùng biến thuộc chủ quyền của Việt Nam được quy định trong UNCLOS 1982.

2.<i>1.1.2. Yêu sách của Trung Quốc trên Biên Đông trái với "nguyên tắc không sử dụng vũ lực và đe dọa vũ lực trong quan hệ quốc tế”</i>

Dựa theo quy định của nguyên tắc không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế soi chiếu dưới những hành động cùng tham vọng trong các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đơng thì có thể nhận rõ độ ngang ngược từ những yêu sách này thể hiện trong những nội dung sau:

<b>a. Trung Quốc sử dụng vũ lực trắng trợn “xâm phạm” trái phép hai quầnđảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam</b>

Từ khi nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa được thành lập cho đến nay thì bất chấp các quy định mà pháp luật quốc tế về “nguyên tắc hạn chế tiến tới nghiêm

31

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<i>cấm các hành động sử dụng vũ lực hay đe dọa vũ lực tác động đến sự tồn vẹn chủ quyền lãnh thơ”. Trung Quốc vẫn ngang nhiên sử dụng quân đội có vũ trang trắng </i>

trợn tiến hành “xâm chiếm trái phép” quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chù quyền của Việt Nam. Mở đầu cho các hành động <i>“xâm chiếm trái phép ” trắng trợn </i>

này là hành động tấn cơng chiếm đóng đảo Ba Bình vào năm 1946. Tiếp đó, Trung Quốc vẫn ngang nhiên đưa quân chiếm đóng trái phép các đảo thuộc cụm đảo Hồng Sa vào năm 1956, 1974. Đặc biệt, vào các năm 1988, 1992 và 1995 Trung Quốc đã ngang ngược, thách thức cộng đồng quốc tế khi gây ra cuộc chiến nhằm xâm chiếm trái phép một số thực thể tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam [19].

Những hành động Trung Quốc đà tiến hành với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng quy định tại khoản 4 điều 2 Hiến chương Liên Hợp Quốc về cấm sử dụng vũ lực để xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia. Nguyên tắc trên còn tiếp tục được phát triển và ghi nhận trong nghị quyết của Đại hội đồng Liên Họp Quốc năm 1970 với nội dung cơ bản sau [25]: (i)

<i>Lãnh thô của quốc gia không thể là đối tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc (ỉỉ) Lãnh thô một quốc gia không thê đối tượng của một sự chiếm hữu của một quốc gia khác sau khi dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Như vậy, những hành động </i>của Trung Quốc đã xâm phạm những yếu tố cốt lõi, nền tảng của nguyên tắc “không sử dụng <i>vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”. Đây còn là những bàng chứng tố </i>

cáo sự phi lý của Trung Quốc với các u sách của mình trên Biển Đơng dưới lăng kính của pháp luật quốc tế.

<b>b. Trung Quốc sử dụng các biện pháp phi quân sự nhằm hiện thức hóa u sách trên Biển Đơng vói Việt Nam và các quốc gia có tranh chấp</b>

Chưa dừng lại hành động1 ‘xâm chiếm trái phép<i>” các thực thể tại Biển Đông </i>

bằng các biện pháp quân sự. Trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, Trung Quốc đang sử dụng các thế mạnh và tiềm lực cùa một nước lớn nhàm áp dụng các biện pháp phi quân sự đế gây sức ép với Việt Nam và các quốc gia có cùng tranh chấp tại

Biển Đơng. Trung Quốc đang ngày càng có những quyết định ngang ngược, thách

32

</div>

×