Tải bản đầy đủ (.pdf) (273 trang)

Quản Lý Nhà Nước Trong Lĩnh Vực Ngân Hàng Ở Việt Nam Hiện Nay.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.54 MB, 273 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠIHỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT</b>

<b>QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG </b>

<b>LĨNH VỰC NGÂN HÀNG ở VIỆT NAM HIỆN NAY <sub>■ ■ ■</sub>Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính </b>

<b>Mã số: 9380101.02</b>

<b>Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN QUỐC SỬU GS.TS. PHẠM HÒNG THÁI</b>

<b>HÀ NỘI - 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

<i>Tôi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Những kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực. </i>

<i>Việc trích dẫn tài liệu trong luận án trung thực, chỉnh xác, có nguồn rồ ràng và đảm bảo quy chế của cơ sở đào tạo. Những diêm mới trong luận án chưa từng được ai cơng bố ở cơng trình nghiên cứu khoa học nào.</i>

<i>Tôi xin chịu trách nhiệm về tỉnh chỉnh xác và trung thực cùa Luận án này.</i>

<i><b>Tác </b></i>

<i><b>giả luận án</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI</b>

<b> CẢM ƠN</b>

<i>Em xin bày tỏ lời cảm ơn tới Trường Đại học Luật, Đại học Quôc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa học. Em xin cảm ơn các Thầy, Cơ giáo của Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, nhất là cảc Thầy, Cô giáo Khoa Luật Hiến pháp, Luật Hành chính đã giúp đơ' em trong khoảng thời gian em làm nghiên cứu sinh tại đây. Đặc biệt, em bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến </i>

<i>GS.TS Phạm Hồng Thái và PGS.TS Trần Quốc Sửu đã rất tâm huyết hướng dẫn, động viên em hoàn thành luận án này.</i>

<i>Tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp ln cảm thơng, khích lệ để tơi có nghị lực, thỏi gian và các nguồn lực khác trong suốt quá trình thực hiện Luận án.</i>

<i><b>Tác </b></i>

<i><b>giả luận </b></i>

<i><b>án</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>MỤC LỤC</b>

Trang phụ bìaLời cam đoanMục lục

1.2.1. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài... 28

1.2.2. Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu trong luận án... 30

<b>1.3. </b>

<b>Cơsởlý </b>

<b>thuyết</b>

<b> nghiên</b>

<b> cứu...</b>

31

1.3.1. Lý thuyết nghiên cứu...31

1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu...32

1.3.3. Câu hỏi nghiên cứu...32

<b>CHƯƠNG2: cơSỎ LÝLUẬN</b>

<b> CỦA</b>

<b> QUẢN LÝ</b>

<b> NHÀ </b>

<b>NƯỚC TRONGLĨNH Vực NGÂN HÀNG</b>

<b>...</b>

33

<b>2.1.Khái </b>

<b>niệm,đặc điểm</b>

<b> lĩnh vực </b>

<b>ngân hàng...</b>

33

2.1.1. Khái niệm lĩnh vực ngân hàng...33

2.1.2. Đặc điểm của lĩnh vực ngân hàng...35

<b>2.2.Kháiniệm,đặcđiểm, mục tiêu,</b>

<b> chức </b>

<b>năng, vai </b>

<b>trò của quản</b>

<b> lý nhà</b>

<b>nưóctrong</b>

<b> lĩnh vựcngânhàng</b>

<b>...</b>

40

2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng... 40

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

2.2.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng... 42

2.2.3. Mục tiêu cùa quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng... 46

2.2.4. Chức năng của quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng... 52

2.2.5. Vai trò của quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng...54

<b>2.3.</b>

<b>Chủ</b>

<b> thể, </b>

<b>đối</b>

<b> tưọng quản </b>

<b>lýnhà</b>

<b> nưó</b>

<b>’</b>

<b>c trong lĩnh </b>

<b>vựcngân </b>

<b>hàng</b>

<b>...</b>

56

2.3.1. Chủ thể quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng...56

2.3.2. Đối tượng quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng...62

<b>2.4.Hình</b>

<b> thức, phưong </b>

<b>pháp quản lýnhà</b>

<b> nưó’</b>

<b>ctrong</b>

<b> lĩnh vực</b>

<b> ngân hàng</b>

<b>...</b>

66

2.4.1. Hình thức quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng...66

2.4.2. Phương pháp quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng... 67

<b>2.5.</b>

<b>Nội</b>

<b> dung </b>

<b>quản</b>

<b> lý </b>

<b>nhànưóctrong</b>

<b> lĩnh vựcngân</b>

<b> hàng...</b>

70

2.5.1. Ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực ngân hàng... 70

2.5.2. Tổ chức thực hiện pháp luật điều chỉnh lĩnh vực ngân hàng... 71

2.5.3. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng... 72

<b>2.6.Cácyểu </b>

<b>tố tácđộng đếnquảnlý nhà </b>

<b>nưó</b>

<b>’</b>

<b>ctrong</b>

<b> lĩnh vực </b>

<b>ngân </b>

<b>hàng...</b>

75

2.6.1. Yếu tố thể chế chính trị... 75

2.6.2. Yếu tố kinh tế, xã hội và thực trạng của hệ thống các tổ chức tín dụng...76

2.6.3. Yểu tổ hội nhập kinh tế quốc tế... 77

2.6.4. Yếu tố sự phát triển của công nghệ số... 78

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

3.2.1. Những ưu điêm trong hoạt động tô chức thực hiện pháp luật điêu chỉnh

3.3.2. Những hạn chế trong hoạt động thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm, cơng tác phịng, chống rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay... 144

<b>3.4. </b>

<b>Nguyên nhân </b>

<b>của </b>

<b>cáchạn</b>

<b> chế trong quản lý </b>

<b>nhànướctrong</b>

<b> lĩnh vựcngânhàng</b><i><b>ờ</b></i>

<b>Việt Nam</b>

<b>...</b>

147

3.4.1. Nguyên nhân khách quan...147

3.4.2. Nguyên nhân chủ quan...148

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

4.2.1. Nhóm giải pháp hồn thiện pháp luật điều chình lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam... 167

4.2.2. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật điều chỉnh lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam...187

4.2.3. Nhóm giải pháp đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát lĩnh vực ngân hàng... 195

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4...200

<b>KÉT</b>

<b> LUẬN </b>

<b>CHƯNG...</b>

201

<b>PHỤLỤC...</b>

1 -PL

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC TÙ VIẾT TẲT</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>MỎ ĐẦU</b>

<b>1. Lý</b>

<b> do </b>

<b>chọnlựa </b>

<b>đề </b>

<b>tài</b>

Lĩnh vực ngân hàng được coi là huyết mạch của nền kinh tế, quyết định sự ổn định của xã hội và phát triển của nền kinh tế quốc gia. Lĩnh vực ngân hàng có vai trị điều tiết vốn, tập trung tiền nhàn rỗi, cung ứng vốn cho toàn bộ nền kinh tể, đồng thời, cũng là “trạm” trung gian thanh toán cho nền kinh tế trong và ngồi nước. Do đó, lĩnh vực ngân hàng có thể thúc đẩy kinh tế các quốc gia phát triển, cũng có thể khiến kinh tế quốc gia cũng như toàn bộ đời sống xã hội bị khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ năm 2008 tại Hoa Kỳ cịn được gọi là cuộc “Đại suy thối” xuất phát từ rủi ro trong hoạt động cho vay - một trong các kênh cấp tín dụng truyền thống trong lĩnh vực ngân hàng khiến giá bất động sản bị sụt giảm (hon 1/5 từ năm 2007 đến năm 2011), tỷ lệ thất nghiệp tăng gấp đôi, hàng loạt ngân hàng phá sản [216]... Hệ quả của cuộc khủng hoảng này đối với Hoa Kỳ nói riêng cũng như nền kinh tế toàn cầu đến thời điểm hiện nay là minh chứng rõ ràng nhất cho tác động cùa lĩnh vực ngân hàng đối với sự ổn định và phát triển của kinh tế quốc gia và kinh tế thế giới. Thực tế này cho thấy, QLNN đối với lĩnh vực ngân hàng là vô cùng càn thiết, đặc biệt đối với nhừng người gửi tiền tiết kiệm của các ngân hàng bởi đây là những khách hàng thiếu kiến thức tài chính chun mơn, thiếu thơng tin cần thiết để đánh giá rủi ro của ngân hàng và rất cần sự hồ trợ từ nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Chính phủ Việt Nam đã nhận định: “Hệ thống tiền tệ, ngân hàng và hoạt động các TCTD là huyết mạch của nền kinh tế... giữ vai trò trọng yếu trong tổng thể hệ thống tài chính Việt Nam” (điểm a tiểu mục 1 Mục 1 Quyết định số 986/QĐ- TTg ngày 08/08/2018 về việc phê duyệt chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030). Xuất phát từ quan điểm trên, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm và chú trọng rất lớn nhằm quản lý tốt lĩnh vực ngân hàng, từ đó đảm bảo sự ổn định và phát triển của

lĩnh vực này cũng như nền kinh tế.

Nghiên cứu lĩnh vực ngân hàng cho thấy, hoạt động QLNN đối với lĩnh vực này ở Việt Nam trước tiên được thực hiện qua việc ban hành VBPL. Luật NHNN

<small>1</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

được thông qua vào năm 2010; Luật các TCTD được thông qua vào 2010 và được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi tắt là Luật các TCTD hiện hành)... là minh chứng rõ nét cho nhận định này. Bên cạnh đó, những VBPL này ln được cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung nhằm phù hợp sự biến động của nền kinh tế và yêu cầu của hội nhập quốc tế. Cùng với hoạt động ban hành pháp luật, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cịn tố chức thực hiện các văn bản này trên thực tế; thanh tra, kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng. Đồng thời, Chính phủ, NHNN cũng xây dựng các đề án để giải quyết kịp thời những khó khăn tồn tại trong lĩnh vực ngân hàng, như Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tồ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025” ra đời trong giai đoạn hệ thống các TCTD trong nước có sức tăng trưởng nóng nhưng hoạt động khơng hiệu quả...

Những kết quả nêu trên đã góp phần đáng kể trong việc tạo ra sự ồn định của lĩnh vực ngân hàng, cũng như nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật cho thấy, những quy định điều chỉnh lĩnh vực ngân hàng vẫn còn tồn tại những khoảng trống pháp lý, những điểm bất cập như: chưa có quy định điều chỉnh hoạt động của các công ty công nghệ tài chính (Fintech), tiền ảo (tiền mã hóa), hoạt động cho vay ngang hàng.... Hay bất cập trong các quy định điều chỉnh tổ chức và hoạt động của NHNN, TCTD; điều chỉnh hoạt động ngoại hối, hoạt động ngân hàng...

Cùng với đó, thực tiền QLNN trong lĩnh vực ngân hàng còn nhiều yếu kém, để xảy ra nhiều vụ án tham nhũng trong hoặc liên quan đến lĩnh vực ngân hàng đã gây ra những thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế đất nước. Có thể kể đển những vụ án, như vụ án: Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt hơn 4.911 tỷ đồng cùa Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank); Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) gây thiệt hại hơn 2.000 tỷ đồng và các cựu lãnh đạo Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu gây thiệt hại 719 tỷ đồng cho ngân hàng năm 2014; Đại án tham nhũng 2.530 tỉ đồng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) Nam Hà Nội vào năm 2015; hay vụ Phạm Công Danh gây thiệt hại cho Ngân hàng

<small>2</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Xây dựng Việt Nam 18.000 tỷ đồng vào năm 2014; Hà Văn Thắm và 50 đồng phạm gây thiệt hại cho Ngân hàng thương mại cố phần Đại dương (OceanBank) hơn 1.500 tỷ đồng năm 2014 [111]; Trần Bắc Hà gây thất thoát 1.664 tỷ đồng cho Ngân hàng thương mại cồ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) năm 2018 [79]... Cùng với đó là những vi phạm của nguyên lãnh đạo cấp cao của NHNN như vụ án Đặng Thanh Bình - ngun phó Thống đốc NHNN (năm 2018) [83]; hay việc nguyên thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình bị kỷ luật vào năm 2020 [153]. Ngồi ra, cịn có rất nhiều vụ việc người gửi tiền mất tiền trên tài khoản, mất thông tin tài khoản, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền của khách hàng tại các TCTD [126], [144]. Những vụ việc kể trên không chỉ gây ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước nói chung, lĩnh vực ngân hàng nói riêng mà còn gây mất niềm tin của Nhân dân vào ngành ngân hàng. Mặt khác, sự yếu kém của QLNN trong lĩnh vực ngân hàng còn gây cản trở sự nghiệp phát triển và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay và tương lai.

Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống, tồn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN trong lĩnh vực ngân hàng, đưa ra những giải pháp bảo đảm QLNN trong lĩnh vực ngân hàng là đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra ở nước ta hiện nay và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ những lý do nêu trên,

<i><b>Namhiện </b></i>

<i><b>nay</b></i>

<i><b>”</b></i> để làm Luận án Tiến sỹ luật học.

<b>2. Mục• đích</b>

<b> và </b>

<b>• nhiệm• </b>

<b> vụ Ư</b>

<b>nghiên cứu </b>

<b>2.7.</b>

<i><b>Mục </b></i>

<i><b>đích nghiên cứu</b></i>

Trên cơ sờ làm rõ nhừng vấn đề lý luận về ỌLNN trong lĩnh vực ngân hàng cũng như đánh giá thực trạng QLNN trong lĩnh vực ngân hàng, luận án đưa ra các quan điếm, giải pháp bảo đảm cho hoạt động QLNN trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam.

Đe thực hiện mục đích trên, luận án cần hồn thành các nhiệm vụ sau:

<i>Thứ nhất,</i> tồng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận

<small>3</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

án nhằm chỉ ra những vấn đề luận án có thể kể thừa và xác định những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu.

<i>Thứ hai, làm rồ những vấn đề lý luận về QLNN trong lĩnh vực ngân hàng, </i>

đưa ra được khái niệm, chỉ ra đặc điếm, mục tiêu, chức năng, vai trò, chủ thề, đối tượng, hình thức, phương pháp, nội dung cùa QLNN trong lĩnh vực ngân hàng; phân tích các yếu tố tác động đến QLNN trong lĩnh vực ngân hàng.

<i>Thứ ba, </i>phân tích, đánh giá được thực trạng ban hành pháp luật điều chỉnh lĩnh vực ngân hàng; thực trạng tồ chức thực hiện pháp luật điều chỉnh lĩnh vực ngân hàng; thực trạng thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, cơng tác phịng, chống rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian qua.

<i>Thứ tư, đưa ra </i>được những quan điểm, giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật; giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật, về thanh tra, kiểm tra, giám sát để bảo đảm cho hoạt động QLNN trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam.

<b>3.Đối </b>

<b>tượng</b>

<b> và </b>

<b>phạmvi nghiên cứu</b>

<i><b>3.1.</b></i>

<i><b>Đối </b></i>

<i><b>tượng</b></i>

<i><b> nghiên</b></i>

<i><b> cứu</b></i>

Đối tượng nghiên cứu của luận án là nhừng vấn đề lý luận và thực tiền về QLNN trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay.

<i><b>3.2.Phạmvinghiên cứu</b></i>

về mặt thời gian, luận án nghiên cứu hoạt động QLNN trong lĩnh vực ngân hàng từ năm 2011 (thời điểm Luật NHNN năm 2010 và Luật Các TCTD năm 2010 có hiệu lực) đến nay.

về mặt không gian, luận án nghiên cứu hoạt động QLNN trong lĩnh vực ngân hàng trong phạm vi toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

Phạm vi các vấn đề nghiên cứu: những vấn đề lý luận QLNN, pháp luật và các hoạt động QLNN của NHNN - chủ thể quản lý trực tiếp lĩnh vực ngân hàng; các TCTD - chủ thể kinh doanh chủ yếu và phổ biến nhất trong lĩnh vực ngân hàng.

Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, quan điếm của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí minh

<small>4</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

về nhà nước, pháp luật, về ỌLNN, quan điểm cùa Đảng và Nhà nước ta về QLNN trong lĩnh vực ngân hàng. Đe giải quyết các vấn đề thuộc nội dung luận án, nghiên cứu sinh sử dụng với cách tiếp cận đa ngành của khoa học Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Ngân hàng, khoa học QLNN.

<i>Phương pháp phân tích, tổng họp: được </i>sử dụng tại Chương 1 và Chương 2 nhằm khái qt các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước liên quan đến đề tài cũng như tổng hợp các kết quả thu được để đưa ra những vấn đề lý luận về QLNN trong lĩnh vực ngân hàng. Phương pháp này còn được sử dụng ờ Chương 3 của luận

án khi phân tích các quy định điều chỉnh lĩnh vực ngân hàng hiện hành.

<i>Phương phảp lịch sử: được sủ’ dụng chủ yếu đế </i>đánh giá về phương pháp quản lý nhằm nêu bật sự thay đổi trong phương pháp quản lý lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam từ khi thành lập đến nay. Phương pháp này cũng được sử dụng để đánh giá quá trình xây dựng và ban hành pháp luật điều chỉnh lĩnh vực ngân hàng nhằm làm rõ những thay đổi trong khung pháp lỷ điều chỉnh lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam từ năm 1947 đến nay.

<i>Phương phảp điều tra xã hội học được sử dụng trong xây dựng và tiến hành </i>

khảo sát sự hiểu biết cùa người tiền đối với việc thực hiện các quy định về bảo đảm quyền lợi người gửi tiền tại các TCTD. Theo đó, luận án đà gửi 600 phiếu khảo sát và thu được kết quả là 591 phiếu của người gửi tiền ở độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, trong đó

<small>5</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

chủ yếu là nhóm từ 18 đến dưới 35 tuồi (nhóm có khả năng tiếp cận thơng tin, sử dụng nhiều các dịch vụ của ngân hàng điện tử) thơng q ứng dụng Google form. Từ đó, xây dựng dữ liệu về nhận thức của người gửi tiền đối với các quy định về bảo đảm quyền lợi người gửi tiền tại các TCTD cũng như tham khảo các ý kiến để hoàn thiện các quy định về bảo đảm quyền lợi người gửi tiền tại các TCTD ở Việt Nam.

<i>Phương pháp nghiên cứu phân tích tình huống phảp lý: được </i>sử dụng qua việc nêu ra một số vụ việc vi phạm pháp luật xảy ra trong lĩnh vực ngân hàng để củng cố cho những nhận định về đặc điểm của lĩnh vực ngân hàng; cũng như đánh giá thực trạng QLNN trong lĩnh vực ngân hàng.

<i>Phương phảp thống kê: được </i>sử dụng trong quá trinh tổng họp những văn bản điều chỉnh lĩnh vực ngân hàng, thực tiễn QLNN trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay.

<b>5. Những</b>

<b> đóng </b>

<b>gópmới cùaluận</b>

<b> án</b>

Luận án có những đóng góp mới sau:

<i>Thứ nhất, luận </i>án đã hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về QLNN trong lĩnh vực ngân hàng. Theo đó, luận án đà làm sâu sắc hơn khái niệm, đặc điểm của lĩnh vực ngân hàng. Đồng thời, luận án đưa ra khái niệm, chỉ ra đặc điểm, mục tiêu, chức năng, vai trò, chủ thể, đối tượng, hình thức, phương pháp nội dung của QLNN trong lĩnh vực ngân hàng và phân tích các yếu tố tác động đến QLNN trong lĩnh vực ngân hàng - cơ sở lý luận của QLNN trong lĩnh vực ngân hàng.

<i>Thứ hai,</i> luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng ỌLNN trong lĩnh vực ngân hàng trên ba nội dung QLNN trong lĩnh vực ngân hàng, với mỗi nội dung luận án đều phân tích, đánh giá trên góc độ cùa cả chủ thể QLNN và đối tượng quản lý. Theo đó, luận án đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của các quy định tổ chức và hoạt động cùa NHNN nhất là hạn chế trong quy định đảm bảo tính độc lập và trách nhiệm giải trình của NHNN; những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật, hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngân hàng; ưu điểm và hạn chế trong các quy định điều chỉnh đối tượng quản lý trong lĩnh vực ngân hàng nhất là quy định bảo đảm quyền tự do kinh doanh của các TCTD, quyền của khách hàng tại các TCTD, các quy định nhàm

<small>6</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

bảo đảm trách nhiệm xã hội của TCTD, các quy định điều chỉnh tiền mã hóa, hoạt động cho vay ngang hàng, hoạt động của các cơng ty cơng nghệ tài chính (Fintech), hoạt động xử lý nợ xấu... Đồng thời, luận án cũng chỉ ra những hạn chế trong hoạt động giám sát lĩnh vực ngân hàng của Quốc hội.

<i>Thử ba, luận án đã đưa ra các quan điềm, giải pháp bảo đảm QLNN trong </i>

lĩnh vực ngân hàng. Trong đó, có những giải pháp bảo đảm hoàn thiện những bất cập, khoảng trống của pháp luật điều chỉnh lĩnh vực ngân hàng, những giải pháp về tố chức thực hiện pháp luật và giải pháp đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát lĩnh vực ngân hàng. Đặc biệt, luận án luận giải sâu sắc hon giải pháp nhằm tăng tính độc lập và trách nhiệm giải trinh cùa NHNN trong ngắn hạn là thay đối mục tiêu hoạt động và trong dài hạn là thay đối vị trí thành co quan trực thuộc Quốc hội và độc lập với Chính phủ.

Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án được kết cấu gồm 4 Chưong:

<i>Chương T.</i> Tồng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.

<i>Chương 2\ Co sở lý luận của quản lý nhà nước trong lĩnh </i>vực ngân hàng.

<i>Chương 3: Thực trạng </i>quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam.

<i>Chương 4:</i> Quan điểm và giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay.

<small>7</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i>1. ỉ. ỉ. ỉ. Các cơng trình nghiên cứu chung về quản lỷ nhà nước</i>

<i>Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về quản lỷ nhà nước theo quan điểmtruyền thống</i>

Quản lý nhà nước truyền thống trước tiên là chủ đề chủ yếu được nghiên cứubởi các nhà khoa học ở Liên Xô trước đây và các nhà khoa học Nga ngày nay. Có thể kể đến các cơng trinh đề cập đến các khía cạnh khác nhau của QLNN như Radchenko A. I. “Cơ sở quản lý nhà nước và thị chính” (1997), sách giáo khoa, NxbAOOT “Rostizdat”; Utkin E. A. Denisov A. F, “Quản lý nhà nước và thị chính” (2001), sách tham khảo. M. EKMOS; Chirkin V. E, “Quản lý nhà nước” (2001), sách tham khảo, Nxb lurist; Zerkin D. p. Ignatov. B. G, “Cơ sở lý thuyết quản lý nhà nước” (2000), giáo trình bài giảng, Trung tâm xuất bản “Mart”; Glazunova N. I.

“Quản lý nhà nước như là một hệ thống” (2001), sách chuyên khảo. Nxb Guu; Kozbanenko, “Quản lý nhà nước: cơ sở lý luận và tồ chức” (2000), sách giáo khoa, Nxb Statum, xuất bản thứ 2; Shamkhalov F. “Lý thuyết quản lý nhà nước” (2002), Nxb Ekonomika. Trong các công trình này, các tác giả đều tiếp cận QLNN từ góc nhìn của điều khiển học, coi QLNN là sự tác động của chủ thể này lên các đối tượng khác nhằm trật tự hóa nó, hướng nó vận động theo một hướng nhất định nhằm đạt được mục tiêu nhất định [231], [232], [233], [234], [235], [236], [237].

ở Việt Nam, QLNN được đề cập trong các giáo trình Luật Hành chính Việt Nam của các cơ sở đào tạo luật trên cả nước như: Giáo trinh “Luật Hành chính Việt Nam”, đồng chủ biên là tác giả Phạm Hồng Thái và Nguyễn Thị Minh Hà (2017) của Đại học Quốc gia Hà Nội; giáo trình “Luật Hành chính Việt Nam” (2019) của Đại học Luật Hà Nội; giáo trinh “Luật Hành chính Việt Nam” (2016) cùa Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Trong các cuốn giáo trình trên, các tác giả đã đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất của QLNN như khái niệm quản lỷ, bản chất của quản

<small>8</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

lý. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đưa ra những vấn đề chung về QLNN như định nghĩa QLNN theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp, nội dung, hình thức, phương pháp, nguyên tắc ỌLNN... [58], [65], [67]. Đặc biệt, Giáo trình Lý luận quản lý nhà nước (2021) cùa tác giả Phạm Hồng Thái đã phân tích sâu, tồn diện về QLNN ở khía cạnh phương pháp luận [57]. Tuy nhiên, do các giáo trình trên chỉ nghiên cứu về QLNN nói chung nên khơng đi vào cụ thề lĩnh vực ngân hàng.

<i>Thứ hai, cảc cơng trình nghiên cứu quản lỷ nhà nước dưới góc độ quản trị tốt</i>

Nhiều tác giả, tồ chức nước ngồi cịn nghiên cứu QLNN dưới thuật ngữ quản trị nhà nước và quản trị tốt như: Sách “Good governance and development” (Sự phát triển của quản trị tốt) (2007) của tác giả B.c.Smith, NXB Palgrave Macmilla; Sách “Good governance concept and context” (Khái niệm và phạm vi của quản trị tốt) (2019) của tác giả Henk Addink; Sách “Promoting Good Governance: Principles, Practices and Perspectives (Managing the Public Service: Strategies for Improvement)” (Thúc đẩy Quản trị tốt: Nguyên tắc, Thực tiễn và Quan điểm (Quản lý Dịch vụ Công: Chiến lược Cải tiến) (2000) của tác giả Sam Agere, NXB Commonwealth Secretariat

[170], [177], [196]. Tài liệu “Governance: Sound economic management” (Quản trị: Quản lý kinh tế lành mạnh) (1995) của Ngân hàng phát triển Châu Á; Tài liệu: “What is good governance?” (Thế nào là quản trị tốt?) của Liên họp quốc; Tài liệu “OHCHR and good governance” (Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên hợp Quốc và quản trị tốt) của Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên hợp Quốc; Bài viết “Principles for good governance in the 21 st century Policy Brief No. 15 - Policy Brief’ (Các nguyên tắc quản trị tốt trong thế kỷ 21 Tóm tắt chính sách số 15 - Tóm tắt chính sách) (2003) của tác giả John Graham, Bruce Amos và Tim Plumptre [182], [203], [222]. Trong đó, các tác giả và các tổ chức nước ngoài đều đưa ra các nguyên tắc để quản trị tốt cũng như đưa ra cách hiểu về quản trị.

ở Việt Nam, nghiên cứu QLNN dưới góc độ quản trị nhà nước/ quản trị quốc gia và quản trị tốt cũng được nhiều tác giả đề cập, có thề kể đến như: Sách “Sự tham gia cùa xã hội vào quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng trên thế giới và ở Việt Nam” (2020) của nhóm tác giả Nguyễn Quế Anh, Bùi Tiến Đạt, Vũ Công Giao, Nguyễn Hồng Anh; Sách “Các lý thuyết, mơ hình, cách tiếp cận về quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng” (2018) của nhóm tác giả Nguyễn

<small>9</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Quế Anh, Vũ Cơng Giao, Nguyễn Hồng Anh; Sách “Quản trị tốt và phòng, chống tham nhũng: mối liên hệ, thực trạng và giải pháp” (2019) của nhóm tác giả Vũ Cơng Giao, Nguyễn Văn Khanh, Đỗ Thu Huyền, Nguyễn Văn Quân [1], [1], [15]. Các bài viết như: Bài viết “Quản trị quốc gia” (2021) của tác giả Đoàn Văn Dũng; Bài viết “Xây dựng nền quản trị quốc gia theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng” (2021) của tác giả Nguyễn Văn Đáng; Bài viết “Vận dụng mơ hình “Quản trị nhà nước tốt” ở Việt Nam” (2017) của tác giả Phạm Thị Hồng Điệp; Bài viết “Một số vấn đề lý luận về quản trị tốt” (2017) của tác giả Vũ Công Giao; Bài viết: “Nguồn gốc và sự phát triển của nguyên tắc quản trị tốt” (2017) của tác giả Nguyễn Văn Quân; Bài viết “Quản tri quốc gia trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII: Bước tiến mới và yêu cầu mới” (2020) của tác giả Nguyễn Văn Quân, Vũ Công Giao; Bài viết “Vấn đề quản trị quốc gia tốt và việc ghi nhận trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII” (2021) của tác giả Vũ Công Giao [52], [53], [87], [89], [91], [94], [95].

Trong những cơng trình này, các tác giả đã đưa ra khái niệm quản trị nhà nước, nhừng đặc trưng của quản trị tốt. Đặc biệt, nhiều tác giả đề cập đến xu hướng chuyển dịch mơ hình từ quản lý, cai trị sang quản trị nhà nước hiện đại [1, tr. 42],

[15], [52, tr. 12,13], [52, tr.79], [53, tr. 32, 33], [87], [89], [94], [95]. Theo đó, trong quản lý xã hội, nhà nước khơng cịn là chủ thể giừ vai trị độc tơn mà cịn có sự tham gia của xã hội (người dân, các tố chức xã hội và doanh nghiệp); Ngoài pháp

luật, Nhà nước sử dụng những thiết chế và quy trinh phi chính thức để quản lý xã hội; Nhà nước tuân thu quy tắc dân chủ về giới hạn quyền lực, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý thay vì mệnh lệnh áp đặt như trước. Những nội dung này là co sở để nghiên cứu sinh so sánh đối chiếu với hoạt động

QLNN trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam.

<i>1.1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về quán lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng </i>

Nhừng cơng trình nghiên cứu về quản lỷ nhà nước liên quan đến lĩnh vực ngân hàng như kinh tế, tiền tệ, tín dụng, gồm có:

Đường của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Giáo trinh đưa ra những vấn đề lý luận chung về QLNN về kinh tế như khái niệm, đặc điểm, chức năng, nguyên tắc và phương pháp QLNN. Trên cơ sở đó, giáo trình cũng đưa ra

<small>10</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

khái niệm, yêu câu, nội dung, chức năng, các nguyên tăc QLNN vê kinh tê. Tác giả cũng đưa ra các phương pháp, công cụ QLNN về kinh tế; khái niệm, ngun tắc và các mơ hình của bộ máy QLNN về kinh tế [13].

(i) Sách “Quản lý nhà nước về tài chính tiền tệ” (2002): Trong cuốn sách tác giả đã trinh bày rất nhiều vấn đề lý luận về ỌLNN đối với tiền tệ. Cụ thể: Chương 3 tác giả phân tích sự cần thiết, mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu, nguyên tắc và phương thức QLNN về tiền tệ. Tuy nhiên, do nghiên cứu dưới góc độ kinh tế với đối tượng tài chính tiền tệ nên những nội dung trên khơng được trình bày riêng đối với tiền tệ mà kết hợp tài chính và tiền tệ, trong đó thiên về tài chính nhiều hơn. Đồng thời, trong Chương IV, tác giả phân tích nội dung QLNN đối với tín dụng, thị trường tiền tệ tương đối chung chung dưới góc độ kinh tế [71].

sách trình bày khá nhiều nội dung lý luận về QLNN đối với tiền tệ, tín dụng tại Chương 4. Tuy nhiên, về cơ bản những nội dung này giống Chương 3 trong cuốn sách “Quản lý nhà nước về tài chính tiền tệ” (2002) của tác giả. Trong chương 5, tác giả nêu những vấn đề chung về NHTW trên thế giới, cũng như mơ hình điển hình của NHTW trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Đức, Pháp [72].

(iii) Sách “Tài liệu bồi dưỡng về quản lý nhà nước (chương trình chuyên viên cao cấp) - Phần II Quản lý hành chính nhà nước - Quyển II Quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực” (2009) chủ biên Nguyễn Ngọc Hiến, Nguyền Trọng Điều. Trong đó, Chuyên đề 20 Quản lý nhà nước về tài chính - tiền tệ có đưa ra nhiều vấn đề lý luận về QLNN với tài chính - tiền tệ như vai trị của nhà nước đối với tiền tệ, nguyên tắc, phưong thức QLNN đối với tài chính tiền tệ. Tuy nhiên, các nội dung này đều trình bày giống Chương 3 Lý luận chung về quản lý nhà nước đối với tài chính, tiền tệ trong cuốn sách “Quản lý nhà nước về tài chính tiền tệ” (2002) cùa tác giả [17].

<i>1.1. 1.3. Các cơng trình nghiên cứu tơ chức và hoạt động của ngân hàng trung ương</i>

<i>Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về những vấn đề chung về ngân hàng trung ương, đặc biệt đề cao vai trờ quan trọng trong hoạt động QLNN đối với lĩnh vực ngân hàng của ngân hàng trung ương</i>

<small>11</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

thường đặc biệt đề cao vai trò quan trọng trong hoạt động QLNN đối với lĩnh vực ngân hàng của NHTW, có thể kể đến trong các cơng trình sau:

(1) Sách “Central banking in theory and practice” (Lý thuyết và thực tiễn về Ngân hàng trung ương) (1999) của Alan s. Blinder. Tại phần một và phần hai của cuốn sách, tác giả sừ dụng các học thuyết kinh tế đế nghiên cứu việc điều hành chính sách tiền tệ để quản lý lĩnh vực ngân hàng của NHTW như các cơng cụ của chính sách tiền tệ, cũng như việc lựa chọn các cơng cụ cùa chính sách tiền tệ [169].

and financial stability” (Ngân hàng trung ương - Lý thuyết và thực tiền trong ổn định tiền tệ và tài chính) (2014) của tác giả Thammarak Moenjak. Cuốn sách trình bày khá chi tiết nhưng vấn đề lý luận chung về NHTW, gồm lịch sử hình thành NHTW, lịch sử hình thành các hoạt động của NHTW, mối quan hệ của NHTW với Chính phủ trong các hoạt động (phần I), những thách thức cho NHTW trong tương lai [198].

crisis” (Chức năng người cho vay cuối cùng sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu) (2016) của Marc Dobler, Simon Gray, Diarmuid Murphy, và Bozena Radzewicz-Bak. Báo cáo trình bày khá chi tiết chức năng “ngân hàng của các ngân hàng” của NHTW, theo đó, NHTW sẽ cung ứng vốn cho hệ thống ngân hàng giải quyết nhu cầu vốn cho các ngân hàng, góp phần ổn định các hoạt động trong lình vực ngân hàng [216].

(4) Sách “The financial system, financial regulation and central bank policy” (Hệ thống tài chính, quy chế tài chính và chính sách của Ngân hàng trung ương) (2017) của Thomas F. Cargill. Tác giả đề cập đến chính sách tiền tệ qua việc giới thiệu các cơng cụ của chính sách tiền tệ, cơ sở đế lựa chọn các công cụ của chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, do tác giả nghiên cứu dưới góc độ kinh tế nên nội dung điều tiết, giám sát lĩnh vực tài chính, điều tiết chính sách ngân hàng cùa tác giả là dựa trên các quy luật kinh tế, sử dụng các công cụ kinh tế. Đồng thời, tác giả cũng phân tích mục tiêu chính sách tiền tệ với mơ hình cụ thể. Các nội dung trên đều được tác giả gắn với NHTW Hoa Kỳ như một trường hợp cụ thể để phân tích, làm rõ [199].

(5) Sách “Rethinking the state’s role in finance” (Nhìn lại vai trị của nhà nước trong lĩnh vực tài chính) (2013) của Ngân hàng thế giới và bài viết “Rethinking the

<small>12</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

State’s role in finance” (Nhìn lại vai trị của nhà nước trong lĩnh vực tài chính) (2013) của tác giả Martin Cihák và Ash Demirgũẹ-Kunt. Theo hai nghiên cứu trên, vai trò lớn nhất của nhà nước trong lĩnh vực tài chính ngân hàng là điều chinh chính sách, pháp luật và giám sát. Trong đó, việc nhà nước điều chỉnh, giám sát chặt chẽ sẽ góp phần giảm những ảnh hưởng tiêu cực từ các cuộc khùng hoảng. Bên cạnh đó, hai nghiên cứu cịn đề cập đến vai trị của nhà nước trong việc tăng cường cạnh tranh ngân hàng qua việc tạo lập chính sách, khn khố pháp lý từ đó giúp lĩnh vực ngân hàng phát triển. Ngồi ra, tác giả cịn đề cập đến việc tác động trực tiếp của nhà nước vào lĩnh vực ngân hàng thông qua các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước với các tình huống, vụ việc cụ thể ở một số quốc gia [184], [229].

(6) Bài viết “The expanding role of central banks since the crisis: what are the limits?” (Mở rộng vai trò của ngân hàng trung ương trong khủng hoàng: Đâu là những giới hạn?) (2010) của Hervé Hannoun. Bài viết đã nhấn mạnh vai trò của NHTW nhất là sau giai đoạn khủng hoảng đồng thời đưa ra những cảnh báo liên

quan đến hiệu quả quản lý khi duy trì cường độ quản lý lâu dài [211].

(7) Bài viết “The role of central banks in the market economy in a period of financial crisis” (Vai trò của ngân hàng trung ương trong nền kinh tế thi trường trong thời kỳ khủng hoảng tài chính) (2012) cửa Marcel Kamba-Kibatshi. Bài viết đã chỉ ra vai trò quan trọng của NHTW Ba Lan và các hành động để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và châu Âu; mối quan hệ và vai trò của NHTW với ngân hàng thương mại trong cuộc khủng hoảng từ đó đưa ra các biện pháp đối phó trong tình trạng khủng hoảng [219].

<i>Hai, ở Việt</i> Nam, nghiên cứu chung về NHTW, các cơng trình nghiên cứu về hoạt động quản lỷ lĩnh vực ngân hàng của NHNN, gồm có:

giải”(2012) của tác giả Lê Thị Mận. Trong cuốn sách, tác giả đã phân tích tổng quan về NHTW như bản chất, chức năng, vị trí, hệ thống tồ chức, nhừng hoạt động nghiệp vụ của NHTW. Đặc biệt, trong Chương 13 tác giả trình bày khá chi tiết về hoạt động thanh tra, giám sát các ngân hàng thương mại [31].

(2) Sách “Tiền và hoạt động ngân hàng” (2009) của tác giả Lê Vinh Danh, nghiên cứu về mơ hình tồ chức, hoạt động của NHTW trên thế giới qua các thời kỳ và hiện nay [4].

<small>13</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

(3) Luận án tiến sỹ kinh tể: “Giải pháp đổi mới hoạt động Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Nguyễn Văn Khách năm 2006, tại Học viện Ngân hàng. Luận án đã khái quát một số vấn đề lý luận của NHTW; hoạt động của NHTW trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; mơ hình tổ chức, hoạt động của NHTW trên thế giới và bài học cho Việt Nam [25].

(4) Luận án tiến sỹ kinh tể: “Đổi mới hoạt động thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” của tác giả Đoàn Phương Thảo năm 2011 tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận án trình bày khá chi tiết rất nhiều nội dung lý luận về NHTW và hoạt động thị trường mở [60].

<i>Thứ hai, những cơng trình nghiên cứu về vị trí của ngân hàng trung ương trong bộ máy nhà nước.</i>

NHTW ở vị trí độc lập với Chính phủ để NHTW hoạt động hiệu quả hơn, tuy nhiên vị trí này khơng phù hợp với các quốc gia đang phát triến. Các cơng trinh, gồm có:

ngân hàng trung ương) (1999) của tác giả Alan s. Blinder. Trong phần ba của cuốn sách, tác giả có đưa ra quan điểm về sự độc lập của NHTW. Theo tác giả sự độc lập của NHTW thể hiện ở những điểm sau: (i) NHTW được quyền lựa chọn các công cụ để thực hiện mục tiêu hoạt động chứ không phải lựa chọn mục tiêu hoạt động (mục tiêu hoạt động của NHTW là phải phục vụ ý chí của cơng chúng); (ii) Quyết định của NHTW sẽ khơng bị tác động bởi Chính phủ. Theo tác giả sự độc lập của NHTW là độc lập với các nhà chính trị và cả thị trường đế tránh trường hợp các

chính trị gia chạy theo mục tiêu trước mắt hay việc ngân hàng chạy theo những diễn biến tức thời của thị trường mà ảnh hưởng đến mục tiêu dài hạn của chính sách tiền tệ bởi thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ cần lộ trình rất dài. Tuy nhiên, tác giả cũng khẳng định sự độc lập này khồng phù họp với các quốc gia đang phát triển [169, tr.56]. Tác giả cũng đưa ra quan điểm để NHTW độc lập cần thực hiện tốt trách nhiệm giải trinh [169].

độc lập của ngân hàng trung ương, các quy định và chính sách tiền tệ) (2018) của Ranajoy Ray Chaudhuri. Trong mục 2.1. Ưu điểm và nhược điểm của NHTW độc

<small>14</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

lập tại Chương 2 Ý tưởng về NHTW độc lập, tác giả đã đưa ra các quan điểm ùng hộ và phản đối NHTW độc lập [194].

(3) Sách “The financial system, financial regulation and central bank policy” (Hệ thống tài chính, Quy chế tài chính và Chính sách của Ngân hàng Trung ương) (2017) của Thomas F. Cargill. Trong cuốn sách, tác giả đề cập đến việc tạo lập NHTW với quyền sở hữu thuộc về nhà nước, cũng như quan điếm NHTW cần phải độc lập với Chính phủ [199].

credit policy, and financial stability” (Làm rõ trách nhiệm của Ngân hàng Trung ương về chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng, và ồn định tài chính) (2010) của Marvin Goodfriend, Carnegie Mellon. Tác giả đưa ra quan điểm NHTW cần độc lập để có thể tự chịu trách nhiệm về chính sách tiền tệ tốt nhất, nhưng thực tể khơng có NHTW nào hồn toàn độc lập [221].

sau: Bài viết “Tổ chức và hoạt động của ngân hàng trưng ương các nước và những gợi ý về triển vọng hiến định ở Việt Nam” (2013) cúa tác giả Lê Thị Thu Thủy; Bài viết “Khái niệm về một số loại hình độc lập & mức độ ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng trung ương các nước” (2012) của tác giả Thu Hằng; Bài viết “Một số suy nghĩ về xây dựng Ngân hàng nhà nước Việt Nam trở thành một ngân hàng” (2006) của tác giả Tạ Quang Khánh; Bài viết “Tính độc lập của ngân hàng trung ương” (2012), của tác giả Đỗ Thiên Anh Tuấn, Trần Thanh Hằng, Nguyễn Thanh Nhã; Bài nghiên cứu “Chuyên đề 21: Nghiên cứu mô hình ngân hàng trung ương hiện đại phù hợp với thực tể Việt Nam hiện nay” (2015) của tác giả Nguyễn Văn Thuyết. Trong đó, các tác giả đã phân tích vị trí pháp lý của các NHTW trên thế giới và thực trạng vị trí pháp lý của NHNN, từ đó đưa ra nhận định cần phải nâng cao sự độc lập của NHTW. Bởi lẽ, tăng sự độc lập cho NHTW không chỉ là xu hướng chung mà còn

giúp NHTW quản lý lĩnh vực ngân hàng tốt hơn [101], [109], [149], [151], [158].

<i>ỉ. ỉ. ỉ.4. Các công trình nghiên cừu về hoạt động han hành văn bản pháp luậtThứ nhất, những cơng trình nghiên cứu chung về hoạt động ban hành pháp </i>

<i>luật điều chỉnh lĩnh vực ngân hàng của các quốc gia trên thế giới, gồm có:</i>

<small>15</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

hàng) (2002) của tác giả Ross Cranston. Trong cn sách tác giả phân tích những vấn đề chung về ngân hàng cụ thể: Phần 1 gồm những vấn đề chung về ngân hàng (định nghĩa, cơ cấu ngân hàng, hệ thống ngân hàng); về NHTW (cơ cấu, mục tiêu hoạt động, các cơng cụ của chính sách tiền tệ, mối quan hệ với Chính phủ). Trong Phần II, tác giả phân tích chi tiết các quy định cũng như mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng, trách nhiệm của các bên. Trong Phần III, tác giả phân tích về hoạt động thanh tốn. Trong Phần IV, tác giả phân tích những nội dung cụ thể trong hoạt động của ngân hàng là cho vay, phát hành chứng khốn, thư tín dụng. Trong Phần V tác giả có đề cập đến hoạt động của các ngân hàng quốc tế trên thế giới [195].

hàng toàn cầu - Quy chế và chính sách) (2009) của Heidi Mandanis Schooner, Michael W.Talor. Trong cuốn sách, các tác giả trinh bày rất nhiều nội dung về lịch sử, chính sách phát triến và thực trạng các quy định cùa ngân hàng trên toàn cầu. Từ chương 5 đến chương 13, các tác giả đưa ra hệ thống quy định cũng như các cơ quan chịu trách nhiệm đưa ra hệ thống các quy định đối với lĩnh vực ngân hàng như các quy định về cấp phép, rúi ro tín dụng... Trong ba chương cuối (chương 14,15,16), các tác giả trình bày về việc kiểm ra các quy định về vốn ngân hàng [176].

(2010) của Jan Putnis. Cuốn sách nghiên cứu nhiều cách tiếp cận khác nhau mà các Chính phủ và các cơ quan quản lý ngân hàng các nước đã điều phối hoạt động ngân hàng, nêu lên các sáng kiến được thiết kế đề ổn định, cải cách lĩnh vực ngân hàng và đề cập đến QLNN với hoạt động ngân hàng nói chung [181].

(4) Sách “Ellinger’s modem banking law” (Luật ngân hàng hiện đại của Ellinger) (2011) cúa tác giả E.P.Ellinger, E.Lomnicka, C.V.M. Hare, do Oxford xuất bản lần thứ 5. Trong cuốn sách, các tác giả đã xây dựng luật ngân hàng dựa trên nền tảng của các học thuyết pháp lý chung và quy định về ngân hàng nhằm xây dựng luật ngân hàng hiện đại. Cuốn sách cịn phân tích rất nhiều quy định pháp luật về mối quan hệ của chủ ngân hàng và khách hàng, nghĩa vụ của các ngân hàng, các vấn đề liên quan đến thấu chi, khoản vay ngân hàng, họp đồng tín dụng.. .[171].

(2020) của Peter Ch. Hsu và Rashid Bahar. Cuốn sách đưa ra những nội dung liên

<small>16</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

quan đên quản lý lĩnh vực ngân hàng, hoạt động của các ngân hàng ờ các nước trên thế giới như: các cơ quan quản lý và các quy định chính trong lĩnh vực ngân hàng, các quy định hiện hành và sự phát triển của các quy định này; quản trị ngân hàng và kiểm soát nội bộ, quy định về vốn pháp định, quy tắc quản lý ngân hàng trong quan hệ với khách hàng hoặc bên thứ ba [186].

<i>Thử hai, những cơng trình nghiên cứu về tác động của khủng hoảng tài chỉnh đến hoạt động ban hành pháp luật điều chỉnh lĩnh vực ngân hàng trên thế giới, gồm có:</i>

(1) Sách “Principles of banking regulation” (Nguyen tắc của các quy định ngân hàng) (2019) của Kern Alexander. Cuốn sách đã phân tích tồn diện các ngun tắc và quy định ngân hàng trong thời kỳ cải cách sau khủng hoảng. Cuốn

sách cịn đưa ra các chính sách phát triển và quy định của ngân hàng thế giới, ngân hàng châu Âu, ngân hàng Vương quốc Anh bao gồm Basel IV, quy định về cấu trúc, các nghị quyết ngân hàng và Brexit. Các nội dung về sự điều tiết của nhà nước đối với các ngân hàng, quy định về mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng và bên thứ ba; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngân hàng cùa các quốc gia Châu Âu...[183].

(2019) của tác giả Iris H-Y Chiu và Joanna Wilson. Trong cuốn sách, tác giả trình bày đầy đủ hệ thống các quy định và pháp luật từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Gồm: hoạt động giám sát (trong đó, tác giả có trình bày chi tiết cơ quan chịu trách nhiệm giám sát ngân hàng) và cấu trúc quy định cùa pháp luật quốc tế, của Vương quốc Anh, và của Liên minh Châu Âu [177].

(3) Bài viết “The evolution of regulation in banking: A cycle based approach” (Sự tiến bộ trong các quy định ngân hàng: Cách tiếp cận dựa trên chu kỳ) (2013) của tác giả Mehmet Hasan Eken, Suleyman Kale, Huseyin. Trong bài viết, tác giả phân tích sự tiến bộ trong các quy định về hoạt động ngân hàng, quy định về vốn, quy định về bảo hiểm tiền gửi với các số liệu chứng minh cụ thể. Theo đó, tác giả nhận định sự thay đổi trong các quy định về phạm vi hoạt động của ngân hàng là dưới tác động của khủng hoảng tài chính và nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính tương tự, nhưng trên thực tế lại không đủ đế chống lại cuộc khủng hoảng mới

<small>17</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

nên sẽ lặp lại chu kỳ thay đổi trong các quy định. Bên cạnh đó, sự thay đổi trong các quy định về vốn là để nhằm bảo đảm sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng và bảo vệ người gửi tiền. Sự thay đối trong các quy định về vốn sẽ theo hưởng nới lỏng các quy định ban đầu nhằm phù hợp với nhu cầu của các chủ ngân hàng và sự phát triến của thị trường, nhưng sau khủng hoảng tài chính thì những quy định này lại được định hình lại nhàm chống lại khủng hoảng. Từ những phân tích trên, tác giả kết luận có mối liên hệ chặt chẽ giữa các quy định ngân hàng và các cuộc khủng hoảng tài chính [185].

financial crisis” (Khuôn khồ pháp lỷ ngân hàng trung ương sau khủng hoảng tài chính tồn cầu) (2017) của tác giả Ashraf Khan. Trong bài viết, dựa trên bản cập nhật cơ sở dữ liệu pháp lý về NHTW của Quỹ tiền tệ quốc tể (IMF) năm 2016, bài viết xem xét những sự khác biệt trong khuôn khố pháp lý của NHTW trước và sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Ví dụ luật NHTW của nhiều quốc gia được chọn đã trải qua nhũng thay đồi trong mục tiêu, quá trình ra quyết định, trách nhiệm giải trình và thu thập dữ liệu. Điều tra nhiều nước trên diện rộng hơn cho thấy sự phổ biến của mục tiêu ổn định giá cả trong các mục tiêu của NHTW và các thực tiễn khác nhau trong định nghĩa về ồn định tài chính, “độc lập” so với “quyền tự chủ” và ai trong NHTW quyết định chính sách tiền tệ [202].

Những phân tích của các tác giả trong các cuốn sách trên cho thấy, các cuộc khủng hoảng có tác động rất lớn đến hoạt động ban hành pháp luật điều chỉnh lĩnh vực ngân hàng ở các quốc gia. Theo đó, các cuộc khủng hoảng xảy ra bởi những bất cập, khoảng trống pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng, do đó, sau các cuộc khủng hoảng, các quốc gia đều đưa ra những quy định chặt chè hơn đế điều chỉnh lĩnh vực ngân hàng.

<i>Thứ ba, các cơng trình nghiên cứu về hoạt động ban hành vãn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực ngân hàng của các tác giả Việt Nam</i>

Theo khả năng tiếp cận của tác giả hiện có 04 giáo trinh nghiên cứu lý luận về hoạt động ban hành pháp luật điều chỉnh lĩnh vực ngân hàng. Gồm có: Giáo trình Luật Ngân hàng của các cơ sở đào tạo luật trên cả nước như: Giáo trình “Luật Ngân hàng Việt Nam” (2005) tác giả là Lê Thị Thu Thủy của Khoa Luật Đại học Quốc

<small>18</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

gia Hà Nội; giáo trình “Luật Ngân hàng Việt Nam” (2019) của Đại học Luật Hà Nội; giáo trình “Luật Ngân hàng Việt Nam” (2019) của Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; giáo trình “Luật Tài chính và Luật Ngân hàng” (2013) của Viện Đại học Mở Hà Nội... Các cuốn giáo trình trên đã trình bày tương đối đầy đủ những vấn đề lý luận chung về ngân hàng như vị trí, chức năng, hoạt động của NHNN; khái niệm, đặc điếm, hệ thống các TCTD; khái niệm, đặc điểm, nội dung của hoạt động ngân hàng [62], [66], [68], [73].

<i>1.1.1.5. Các cơng trình nghiên cứu về hoạt động thanh tra, giảm sát ngân hàng</i>

<i>Thứ nhất, những công trình nghiên cứu về hoạt động giám sát của các tác giả nước ngồi, gồm có:</i>

(1) Báo cáo “The lender of last resort function after the global financial crisis” (Chức năng người cho vay cuối cùng sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu) (2016) của Marc Dobler, Simon Gray, Diarmuid Murphy, và Bozena Radzewicz- Bak. Trong đó, các tác giả đề cập đến hoạt động giám sát của NHTW đối với các khoản vay đã cung ứng cho các ngân hàng [216].

(2) Bài viết “Should the functions of monetary policy and banking supervision be separated?” (Có nên phân chia chức năng chính sách tiền tệ và chức năng giám sát ngân hàng) của Charles Goodhart và Dirk Schoenmake (1995). Trong bài viết tác giả đưa ra 2 lập luận chính, việc kết hợp chức nàng giám sát với chính sách tiền tệ có thể tạo ra những mâu thuẫn về mặt lợi ích nhưng nếu tách 2 chức năng này làm hạn chế việc thực hiện mục tiêu ồn định hệ thống tài chính tiền tệ của NHTW [204].

(3) Bài viết “Clarifying central bank responsibilities for monetary policy, credit policy, and financial stability” (Làm rõ trách nhiệm của ngân hàng trung ương về chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng, và ồn định tài chính) (2010) của Marvin Goodfriend, Carnegie Mellon. Trong bài viết, tác giả có đề cập đến vai trị cùa Chính phủ đối với chính sách tiền tệ, và vai trị mở rộng của Cục Dự trữ liên bang Mỹ là cơ quan điều tiết và giám sát tài chính bởi có thế kiểm sốt lượng tiền trong lưu thơng. Do nghiên cứu dưới góc độ kinh tế, với phạm vi nghiên cứu cả chính sách tài chính và tiền tệ nên nội dung quản lý mà bài viết đề cập là giám sát nhưng tác giả chỉ đưa ra thông tin chứ khơng có nhiều đánh giá phân tích chi tiết [221].

<small>19</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

(4) Bài viêt “Does monetary policy affect the central bank’s role in bank supervision” (Tác động của chính sách tiền tệ đến vai trị của ngân hàng trung ương trong hoạt động giám sát ngân hàng) của loannidou (2005). Bài viết đã nghiên cứu vai trò của NHTW trong hoạt động giám sát đối với ngân hàng thương mại. Trong đó, mức độ can thiệp phụ thuộc vào sự phát triển của hệ thống các ngân hàng cũng như vị trì của NHTw trong bộ máy nhà nước [212].

(5) Bài viết “Is banking supervision central to central banking?” (Giám sát hoạt động ngân hàng có phải là nhiệm vụ trọng tâm của ngân hàng trung ương) (1999) của tác giả Joe Peek, Eric s. Rosengren, Geoffrey M. B. Tootell. Trong bài viết tác giả đánh giá, gần đây, một số NHTW đã mất trách nhiệm giám sát ngân hàng. Trong khi thơng tin có được từ hoạt động giám sát có thể giúp quản lý lĩnh vực ngân hàng tốt hơn. Do đó, cần bố sung trách nhiệm giám sát cho NHTW [215].

<i>Thứ hai, những cơng trình nghiên cứu về hoạt động giám sát của các tác giá trong nước, gồm có:</i>

(2012) của tác giả Lê Thị Mận. Trong Chương 13 tác giả trình bày khá chi tiết về hoạt động thanh tra, giám sát các ngân hàng thương mại cùa NHTW [31].

Việt Nam đối với ngân hàng thương mại” (2010) cùa tác giả Nguyễn Thị Minh Huệ tại Đại học Kinh tế quốc dân. Luận án đưa ra những vấn đề lý luận về hoạt động giám sát do NHNNN thực hiện [20].

hàng Nhà nước Việt Nam đối với các TCTD - Thực trạng và giải pháp” (2019) của tác giả Nguyễn Thị Hòa tại Học viện Ngân hàng. Luận án đà đưa ra lý luận về thanh tra, giám sát ngân hàng dưới góc độ kinh tế. [18].

<i><b>quản lýnhà </b></i>

<i><b>nước </b></i>

<i><b>tronglĩnhvực</b></i>

<i><b> ngân</b></i>

<i><b> hàng</b></i>

<i>1.1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu về thực trạng và giải pháp cho hoạt động ban hành và tô chức thực hiện pháp luật điều chỉnh lĩnh vực ngăn hàng</i>

<i>Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu về thực trạng ban hành pháp luật điều chỉnh lĩnh vực ngản hàng ở các quốc gia cụ thế, gồm có:</i>

<small>20</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

(1) Sách “The rise of the People bank of China - The politics of institution change” (Sự nổi lên của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc - Thay đối về thể chế chính trị) (2013) của tác giả Stephen Bell và Hui Feng. Trong cuốn sách, tác giả trình bày khá chi tiết về q trình chuyến đối chính sách của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Tác giả đánh giá, sự nối lên của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc không phải là do ngẫu nhiên mà dựa trên năng lực thế chế, chuyên môn của cơ quan này, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tác giả cũng khẳng định, cũng giống như nhiều quốc gia đang phát triển khác, NHTW của Trung Quốc khơng có vị trí độc lập với Chính phủ, thậm chí cịn chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng lãnh đạo rất nhiều. Nhưng chính điều này tạo lên sự thay đổi trong hệ thống các TCTD ở Trung Quốc và cũng tạo nên sự thành cơng trong hoạt động điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc [197].

dự trữ Liên bang Hoa Kỳ - Mục đích và chức năng) (2016) do Hệ thống Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ xuất bản. Cuốn sách có trình bày những vấn đề chung về Hệ thống Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, về chính sách tiền tệ, các quy định nhằm duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính, hoạt động giám sát và điều tiết các tố chức tài chính các hoạt động nhằm bảo vệ khách hàng. Đặc biệt, tất cả những nội dung trên đều được phân tích trên từng văn bản luật rõ ràng [172].

(Hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ: Pháp luật, các quy định và quản lý rủi ro) (2019) của tác giả Flix I. Lessambo. Trong cuốn sách, tác giả trình bày khá chi tiết các nội dung về hệ thống pháp luật, hệ thống ngân hàng, cơ quan quản lý, cũng như hoạt động quản lý rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng tại Hoa Kỳ [173].

Training biên soạn và được PGS.TS Trịnh Quốc Trưng, ThS Ngưyễn Thị Diễm Hiền biên dịch. Cuốn sách đà nêu ra thực trạng nhừng nguyên tắc cũng như những thông lệ về hệ thống các ngân hàng, hoạt động ngân hàng và nhất là hoạt động tín

dụng tại Hoa Kỳ [63].

1990 - 2005 và một số hàm ý cho Việt Nam” (2021) cùa tác giả Phan Thị Thu Hiền

<small>21</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

tại Học viện Khoa học xã hội. Trong đó, do nghiên cứu dưới góc độ kinh tê nên tác giả chỉ đánh giá và đưa ra giải pháp hoàn thiện chung chung đối với hoạt động ban hành và thực hiện pháp luật để cải cách hệ thống các ngân hàng ở Nhật Bản làm kinh nghiệm đế cải cách hệ thống ngân hàng ở Việt Nam [16].

<i>Thử hai, các công trình nghiên cứu hoạt động ban hành và tơ chức thực hiện pháp luật điều chỉnh các TCTD và hoạt động của các TCTD ở Việt Nam</i>

Trong các cơng trình này, các tác giả chỉ đi đánh giá thực trạng ban hành và tố chức thực hiện pháp luật từ đó đưa ra giải pháp hồn thiện đối với từng hoạt động cụ thế là một trong các đối tượng QLNN trong lĩnh vực ngân hàng chứ chưa đánh giá được toàn thể hoạt động ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật điều chỉnh lĩnh vực ngân hàng nói chung, bao gồm:

thương mại ở Việt Nam hiện nay” (2016) của tác giả Phạm Minh Sơn tại Học viện Khoa học xã hội [55].

mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam” (2014) của tác giả Viên Thế Giang tại Học viện Khoa học xã hội [14].

(3) Luận án tiến sỹ luật học “Pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam” (2017) cùa tác giả Nguyễn Xuân Bang tại Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh [3].

bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng theo pháp luật Việt Nam hiện nay” (2020) của tác giả Phạm Văn Lưỡng tại Học viện Khoa học xã hội [29].

ngân hàng ở Việt Nam” (2015) của Nguyễn Thành Nam tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội [32].

(6) Luận án tiến sỹ Luật học “Bảo lãnh của ngân hàng thương mại đối với trách nhiệm của nhà thầu trong đấu thầu xây lắp theo pháp luật Việt Nam” (2016) cùa tác giả Võ Hoàng Quân tại Học viện Khoa học xã hội [51].

<small>22</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

của ngân hàng thương mại ở Việt Nam” (2017) của Nguyễn Ngọc Lương, Đại học Luật Hà Nội [28].

(8) Luận án tiến sỹ luật học “Pháp luật về cho vay của ngân hàng thương mại có vốn đầu tư nước ngồi ở Việt Nam” (2016) của Nguyễn Văn Phương, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội [50].

(9) Luận án tiến sỹ luật học “Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn bảo hiểm tiền gửi Việt Nam” (2020) của Ngô Quang Huy, Học viện Khoa học xã hội [23].

pháp luật Việt Nam” (2015) của tác giả Dương Kim Thế Nguyên, tại Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh [47].

pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư của ngân hàng thương mại Việt Nam” tại Đại học Luật Hà Nội (2019) [69].

ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” (2015) của tác giả Trịnh Thị Thủy tại Học viện Hành chính quốc gia [63]. Trong đó, do góc độ nghiên cứu của luận án là hành chính cơng nên việc đánh giá cũng như giải pháp tác giả đưa ra đối với việc ban hành pháp luật chưa thực sự sâu sắc vì tác giả chỉ đánh giá chung chung chứ không đi vào từng VBPL cụ thế.

hàng Nhà nước Việt Nam” của tác giả Đoàn Phương Thảo năm 2011 tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận án có giải pháp đảm bảo môi trường pháp lý đồng bộ, chặt chẽ. Tuy nhiên, tác giả trinh bày khá chung chung kiến nghị chứ không đi vào chi tiết việc sửa đồi, bổ sung pháp luật như thế nào [60, tr. 109]].

(14) Luận án “Nâng cao hiệu quả quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam” (2014) cùa tác giả Nguyễn Văn Thầy. Luận án đã trình bày thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của NHNN đối với hoạt động cùa các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Tuy nhiên, phần thực trạng và giải pháp đối với hoạt động ban hành VBPL tác giả chỉ đánh giá chung về khung pháp luật là chưa kịp thời và đồng bộ và giải pháp hoàn thiện khung pháp lý chung chung.

<small>23</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<i>1.1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu về thực trạng, kiến nghị hồn thiện hoạt động tơ chức thực hiện pháp luật điều chinh lĩnh vực ngân hàng</i>

<i>Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về thực trạng quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng đối với một sổ đối tượng quản lỷ cụ thê</i>

Trong những cơng trình này, các tác giả nghiên cứu về QLNN đối với một số đối tượng quản lý cụ thể là các hoạt động ngân hàng cụ thể của các ngân hàng thương mại hoặc các ngân hàng thương mại. Đồng thời, do nghiên cứu dưới góc độ kinh tế, góc độ hành chính công nên nội dung quản lý trong các luận án khơng khớp với luật hành chính như:

Việt Nam” (2020) của tác giả Trần Đoàn Khánh tại Đại học Kinh tế Quốc dân [24];

ngân hàng thương mại Việt Nam” (2021) của tác giả Phạm Phú Thái tại Trường Đại học Thương mại [59];

dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020” (2013) của tác giả Hà Văn Dương tại Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương [7];

(4) Luận án tiến sỹ kinh tế: “Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lỷ của ngân hàng nhà nước đối với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam”, của tác giả Lê Thị Mận năm 2004, tại Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh [30];

(5) Luận án tiến sỹ kinh tế “Nâng cao hiệu quả quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam” (2014) của tác

giả Nguyễn Văn Thầy tại Học viện Tài chính [61];

(6) Luận án tiến sỹ kinh tế “Nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng ngân hàng thương mại Việt Nam” (2020) của tác giả Trần Việt Hung tại Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương [21];

(7) Luận án tiến sỹ quản lý hành chính cơng “Quản lý nhà nước đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” (2015) của tác giả Trịnh Thị Thủy tại Học viện Hành chính quốc gia [63]. Trong đó, tác giả đà đưa ra đánh giá và giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với ngân hàng thương mại. Tuy

<small>24</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

nhiên, do nghiên cứu dưới góc độ hành chính cơng nên tác giả khơng đánh giá được thực trạng tố chức thực hiện pháp luật, và giải pháp tồ chức thực hiện pháp luật mà

luận án đưa ra chỉ là tuyên truyền cơ chế, chính sách tiền tệ - ngân hàng, chủ trương, chính sách trong lĩnh vực ngân hàng chứ khơng có các quy định điều chỉnh

1990 - 2005 và một số hàm ý cho Việt Nam” (2021) của tác giả Phan Thị Thu Hiền tại Học viện Khoa học xã hội. Trong đó, tác giả chỉ đánh giá và đưa ra giải pháp hoàn thiện chung chung đối với thanh tra, giám sát ngân hàng ở Việt Nam trên cơ

sở học tập kinh nghiệm từ hoạt động cải cách hệ thống ngân hàng của Nhật Bản.

<i>Thứ ba, các cơng trình nghiên cứu đưa ra giải pháp đặt NHNN ở vị trí độc lập hơn</i>

Trong một số luận án nghiên cứu về hoạt động của NHNN, về hoạt động QLNN đối với một số đối tượng QLNN trong lĩnh vực ngân hàng cụ thế và trong cả hoạt động ban hành pháp luật điều chỉnh lĩnh vực ngân hàng, một số tác giả cũng đề cập đến sự độc lập của NHTW. Có thể kể đến như: Luận án tiến sỹ kinh tế “Quản lý nhà nước đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” (2021) của tác giả Phạm Phú Thái tại Trường Đại học Thương mại; Luận án tiến sỹ kinh tế “Nâng cao hiệu quả quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động của các Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam” (2014) của tác giả Nguyễn Văn Thầy tại Học viện Tài chính; Luận án tiến sỹ quản lý hành chính cơng “Quản lý nhà nước đối với

<small>25</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” (2015) của tác giả Trịnh Thị Thủy tại Học viện Hành chính quốc gia; Luận án tiến sỹ luật học của tác giả Nguyễn Thị Thanh Tú “Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư của ngân hàng thương mại Việt Nam” tại Đại học Luật Hà Nội (2019). Theo đó, các cơng trình đưa ra giải pháp đặt NHNN ở vị trí độc lập hơn như là một giải pháp để nâng cao hiệu quả QLNN trong lĩnh vực ngân hàng của NHNN [59, tr. 61], [61, tr. 146 - 149],

<i>Thứ hai, các công trình nghiên cứu về thực trạng thanh tra, giám sát ngân hàng, gồm có:</i>

(1) Luận án tiến sỹ kinh tế: “Đổi mới hoạt động thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” cúa tác giả Đoàn Phương Thảo năm 2011 tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận án có giải pháp tăng cường thanh tra và kiếm sốt. Tuy nhiên, tác giả khơng đi vào chi tiết tăng cường thanh tra, kiểm soát như thế nào [60, tr. 131, 133]].

(2) Luận án tiến sỹ kinh tể “Hoạt động giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng thương mại” (2010) của tác giả Nguyễn Thị Minh Huệ tại Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận án đưa ra thực trạng và giải pháp đế nâng cao hiệu quả của hoạt động giám sát của NHNNN [20].

<small>26</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

(3) Luận án tiên sỹ kinh tê “Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng - Thực trạng và giải pháp” (2019) của tác giả Nguyễn Thị Hòa tại Học viện Ngân hàng. Luận án đã đưa ra thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát ngân hàng ở Việt Nam. Trong đó, thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro phù hợp với xu hướng chung của thế giới, tuy nhiên, do nghiên cứu dưới góc độ kinh tế nên tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp kinh tế khi phân tích, đánh giá [18].

(4) Bài viết “Quản lý nhà nước trong ngành ngân hàng: Sao cho phát triển bền vững?” (2018) của Phan Ngọc Minh, trong đó, tác giả tập trung vào cơng tác

giám sát của nhà nước để thực hiện chức năng quản lý và cơ chế tái cấu trúc hệ thống ngân hàng [121].

<i>Thứ ha, các cơng trình nghiên cứu đưa ra giải pháp tăng cường thanh tra, giám sát ngân hàng</i>

Thanh tra, giám sát ngân hàng cùa NHNN là nội dung rất quan trọng trong hoạt động ỌLNN trong lĩnh vực ngân hàng. Do đó, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập đến việc cần phải tăng cường thanh tra, giám sát ngân hàng như là một biện pháp để bảo đảm cho ỌLNN trong lĩnh vực ngân hàng. Có thể kể đến như: Luận án tiến sỹ luật học “Pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam” (2017) của tác giả Nguyễn Xuân Bang tại Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh [3, tr. 149 - 151]; Luận án tiến sỹ kinh tế “Hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại tại Việt Nam” (2018) của tác giả Vương Thị Minh Đức tại Học viện Ngân hàng [10, tr.162];

Luận án tiến sĩ kinh tế “Phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam” (2016) của tác giả Nguyễn Thu Hương tại Học viện Tài chính [22, tr.124]; Luận án tiến sỹ kinh tế “Quản lý nhà nước đối với thị trường vàng tại Việt Nam” (2020) của tác giả Trần Đoàn Khánh tại Đại học Kinh tế Quốc dân [24, tr. 118 - 119]; Luận án tiến sỹ luật học của tác giả Nguyễn Ngọc Lương “Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại ở Việt Nam” tại Đại học Luật Hà Nội (2017) [28, tr. 162]; Luận án tiến sỹ kinh tế “Nâng cao hiệu quả quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động cùa các ngân hàng thương mại ở Việt Nam” (2014) của tác giả Nguyễn Văn Thầy tại Học viện Tài chính [61, tr. 158 - 169]; Luận án tiến sĩ kinh tể “Cải các hệ

<small>27</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

thông ngân hàng Nhật Bản giai đoạn 1990-2005 và một sô hàm ý cho Việt Nam” (2021) của tác giả Phan Thị Thu Hiền tại Học viện Khoa học xã hội [16, tr. 132].

<b>những vấn</b>

<b> đề tiếp </b>

<b>tục</b>

<b> nghiên cứu trong luận </b>

<b>án</b>

Quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng được nhiều tác giả quan tâm từ rất sớm và đạt được nhiều kết quả trên các phương diện khác nhau. Đánh giá kết quả các cơng trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam về lý luận và thực trạng QLNN trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam cũng như ở các quốc gia khác trên thế giới có thể rút ra một số nhận xét sau:

<i>Thứ nhất, về nội dung lý luận quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng: </i>

Các cơng trình nghiên cứu đã phân tích và làm rõ đặc điểm, vai trị, hoạt động quản lý lĩnh vực ngân hàng của NHTW. Trong đó, xác định rõ vị trí độc lập sẽ giúp NHTW quản lý lĩnh vực ngân hàng tốt hơn, tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cũng chỉ ra, đối với các quốc gia đang phát triển thi vị trí độc lập khơng phù hợp. Đồng thời, nhiều cơng trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài khẳng định nhiệm vụ QLNN đối với lĩnh vực ngân hàng là của NHTW. Đây là điểm khá khác biệt so với thực tế ở Việt Nam, sự khác biệt này là do sự khác biệt về thể chế chính trị. Tuy nhiên, chính sự khác biệt này tạo ra cơ hội để vận dụng những tinh hoa của các thành tựu nghiên cứu trên vào Việt Nam đế hoạt động QLNN trong lĩnh vực ngân hàng được thực hiện tốt hơn. Bên cạnh đó, các cơng trình nghiên cứu cũng phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về ngân hàng như định nghĩa đặc điểm, hệ thống ngân hàng, các loại hình ngân hàng. Nhiều công trinh cũng nghiên cứu về hoạt động thanh tra, giám sát lĩnh vực ngân hàng ở phương diện là thanh tra, giám sát bên trong của các NHTW. Tuy nhiên, do chủ yếu nghiên cứu dưới góc độ pháp luật kinh tế, góc độ kinh tế và có một cơng trình của tác giả Việt Nam nghiên cứu dưới góc độ hành chính cơng. Do đó, những nội dung mà các cơng trình nghiên cứu đưa ra khơng nêu ra đầy đủ tồn diện về QLNN trong lĩnh vực ngân hàng dưới góc độ luật hành chính mà đề tài hướng tới. Cùng với đó, các cơng trình nghiên cứu chưa đề cập tồn diện đến các vấn đề lý luận về các nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng nhất là ở nội dung tồ chức thực hiện pháp luật, kiếm tra, xử phạt vi phạm hành chính.

<small>28</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<i>Thứ hai, vê nội dung thực trạng và giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng: Các cơng trình nghiên cứu đã đề cập đến cả lý luận và </i>

thực trạng QLNN trong lĩnh vực ngân hàng như chủ thể quản lý là các NHTW ở Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, đối tượng quản lý. Bên cạnh đó, các cơng trình đều đề cập đến các nội dung QLNN trong lĩnh vực ngân hàng là hoạt động ban hành pháp luật điều chỉnh ITnh vực ngân hàng, hoạt động thực hiện các VBPL trên thực tế ở Việt Nam và các quốc gia; hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. Đặc biệt, các cơng trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài ghi nhận hoạt động QLNN trong lĩnh vực ngân hàng trên các khía cạnh ban hành VBPL, thực hiện pháp luật và giám sát ngân hàng tại các quốc gia trên thế giới đều có sự thay đồi rất lớn sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008. Theo đó, dưới tác động cuộc khủng hoảng tài chính thi pháp luật cũng như hoạt động giám sát thường được thay đối theo hướng chặt chẽ hơn nhằm đối phó với các cuộc khủng hoảng trong tương lai. Tuy nhiên, trong đối tượng quản lý là các hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, các cơng trình chưa đề cập một cách toàn diện tất cả các hoạt động. Do đó, nghiên cứu sinh thấy cần phải mở rộng nghiên cứu một cách toàn diện tất cả các hoạt động ngân hàng, hoạt động ngoại hối. Có thể thấy, các cơng trình nghiên cứu vẫn để lại khoảng trống ở các nội dung: (1) những vấn đề lý luận chung về QLNN trong lĩnh vực ngân hàng như khái niệm, đặc điểm, nội dung... QLNN trong lĩnh vực ngân hàng; (2) thực trạng tố chức thực hiện pháp luật điều chỉnh lĩnh vực ngân hàng, thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngân hàng và những vấn đề đặt ra; (3) các giải pháp đế hoạt động QLNN trong lĩnh vực ngân hàng được thực hiện hiệu quả hơn trên cơ sở phù họp với điều kiện của Việt Nam.

<i>Thứ ba, về phạm vi nghiên cứu: Các cơng trình đã nghiên cứu lý luận và thực </i>

trạng QLNN trong lĩnh vực ngân hàng, tuy nhiên, khơng có cơng trình nào có cụm từ “quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng”. Đồng thời, số lượng các cơng trình nghiên cứu có cụm từ “quản lý nhà nước” hay “lĩnh vực ngân hàng” là không nhiều, cũng chưa khái quát được hoạt động ỌLNN trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam. Các cơng trình mới chỉ dừng lại ở việc nêu nhừng vấn đề lý luận chung như khái niệm, vai trò, đặc điểm, phương pháp, đối tượng ... QLNN, QLNN về kinh tế, QLNN về tiền tệ - tín dụng; thực trạng một số nội dung QLNN trong lĩnh vực ngân

<small>29</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

hàng ờ Việt Nam như hoạt động ban hành VBPL, áp dụng VBPL, hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng, hoạt động xử lý vi phạm pháp luật. Do đó, trên cơ sở kế thừa các cơng trình nghiên cứu trong nước, nghiên cứu sinh thấy rằng cần phải mở rộng, nghiên cứu trực tiếp những vấn đề lý luận như khái niệm, đặc điểm, vai trị, hình thức, phương pháp, đối tượng, chủ thể, nội dung, các yếu tố tác động QLNN trong lĩnh vực ngân hàng. Ngoài ra, cần mở rộng nghiên cứu thực tiễn tố chức thực hiện pháp luật điều chỉnh lĩnh vực ngân hàng, thực tiễn kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay cũng như giải pháp để các hoạt động trên được thực hiện tốt hơn, đảm bảo cho hoạt động QLNN trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam.

Từ việc khảo sát các cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài và những vấn đề còn tồn tại trong QLNN trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam, luận án tiếp tục nghiên cứu, giải quyết nhừng vấn đề sau đây:

<i>Thứ nhất, nghiên cứu những </i>vấn đề lý luận về lĩnh vực ngân hàng, về QLNN trong lĩnh vực ngân hàng như khái niệm, đặc điếm của lĩnh vực ngân hàng; khái niệm, đặc điểm, mục tiêu, chức năng, vai trò của hoạt động QLNN trong lĩnh vực ngân hàng; cũng như chủ thể, đối tượng, hình thức, phương pháp, nội dung, các yếu tố tác động QLNN trong lĩnh vực ngân hàng. Những vấn đề lý luận trên sè được nghiên cứu sinh nghiên cứu chủ yếu dưới góc độ luật hành chính thay vỉ nghiên cứu dưới góc độ kinh tế, hay góc độ luật kinh tế mà các cơng trình nghiên cứu kể trên đà thực hiện.

<i>Thứ hai,</i> nghiên cứu toàn diện, đầy đủ thực trạng các nội dung QLNN trong lĩnh vực ngân hàng. Cụ thể là: Thực trạng ban hành, tô chức thực hiện pháp luật; thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật để QLNN trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, thực trạng trên sẽ được nghiên cứu sinh nghiên cứu trên cơ sở phân tích tất cả các loại hình TCTD cũng như tất cả các hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng là hoạt động ngân hàng (huy động vốn, hoạt động cấp tín dụng, hoạt động mở tài khoản và thanh toán qua tài khoản), hoạt động ngoại hối thay vì chỉ nghiên cứu về một số loại hình TCTD như ngân hàng thương mại; một

<small>30</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

số hoạt động ngân hàng cụ thề như hoạt động cho vay, hoạt động bảo lãnh ngân hàng, hoạt động đầu tư... như các cơng trình nghiên cứu kể trên đã thực hiện.

<i>Thứ ba, </i>nghiên cứu đưa ra những quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật, giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật đế bảo đảm cho hoạt động QLNN trong lĩnh vực ngân hàng được thực hiện tốt trên phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam.

<i><b>1.3.1,Lý</b></i>

<i><b> thuyết </b></i>

<i><b>nghiêncứu</b></i>

- Lý thuyết quản lý của G. Ford, F. Taylor, G. Emerson, A. Fiol, theo đó quản lý là hoạt động mang lại lợi ích cho xã hội dù cũng địi hỏi chi phí vật chất xã hội nhất định, do đó phải tìm ra giải pháp để quản lý xã hội hiệu quả. Lý thuyết quản lý được sử dụng trong luận án đế đưa ra những giải pháp bảo đảm cho hoạt động QLNN trong lĩnh vực ngân hàng được thực hiện tốt trên cơ sở phù họp với điều kiện cụ thể của Việt Nam [57, tr.17].

- Lý thuyết về quản lý mới (quản trị công mới) được sừ dụng xuyên suốt trong phân tích khái niệm QLNN trong lĩnh vực ngân hàng; định hướng và giải pháp đế đảm bảo cho hoạt động QLNN trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam.

- Lý thuyết trò chơi của John von Neumann, trong đó, tất cả các hoạt động trong xã hội đều có thể được coi như một trị chơi để phân tích các chủ thể trong các hoạt động như những người chơi. Lý thuyết trị chơi được sử dụng để phân tích quan điểm bảo đảm ỌLNN trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam là đảm bảo có hệ thống pháp luật phù hợp.

- Lý thuyết phát triển bền vững được sử dụng trong: phân tích mục tiêu QLNN trong lĩnh vực ngân hàng, phân tích thực trạng QLNN trong lình vực ngân hàng đặc biệt là trong hoạt động bảo đảm quyền của các TCTD cũng như khách hàng tại TCTD, hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội của các TCTD; trong định hướng và đưa ra các biện pháp bảo đảm cho hoạt động QLNN trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam.

- Thuyết hành vi trong quản lý cúa Herbert A.Simon theo đó ra quyết sách là cơ sở đê quản lý được sử dụng đế phân tích hoạt động ban hành VBPL của cơ quan QLNN và hoạt động ban hành chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.

<small>31</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

hành và tố chức thực hiện pháp luật cũng như giải pháp hoàn thiện nhằm bảo đảm quản trị rủi ro của lĩnh vực ngân hàng trong hoạt động quản lý.

Ngoài ra, luận án cịn sử dụng lý thuyết chính sách tiền tệ và tài chính trong việc nghiên cứu cách Chính phủ và NHNN quản lý tiền tệ, lãi suất và chính sách tiền tệ; sử dụng lý thuyết kinh tế học công cộng khi nghiên cứu cách nhà can thiệp vào hoạt động kinh tế và quản lý tài chính công.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, căn cứ pháp lý, thực tiễn QLNN trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam luận án kiểm chứng giả thuyết sau: Quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, bất cập chưa phù hợp với thực tiễn, thông lệ quốc tế đế bảo đảm quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng cần có những quan điểm, giải pháp tương ứng.

<i><b>1.3.3.</b></i>

<i><b>Cãu</b></i>

<i><b> hỏinghiên cứu</b></i>

Luận án sẽ đi vào trả lời câu hỏi nghiên cứu tồng quan sau: QLNN trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam có phù hợp với thực tiễn, thơng lệ quốc tế khơng?

Nam có những ưu điểm và những hạn chế, bất cập gì? Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập?

- Đe bảo đảm cho hoạt động QLNN trong lĩnh vực ngân hàng cần có những quan điểm và giải pháp nào?

<small>32</small>

</div>

×