Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (991.61 KB, 8 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>Trần Thị Hà*, Phạm Văn Hưng**</b>
<small>* Thạc </small>sĩ,<small> Viện </small>Chiến lược và<small> Chínhsách tài </small>chính, <small>Email:</small>
<small>** Cử </small>nhân,<small> Trường</small> Đại<small> học </small>Tài<small> chính-Quản </small>trịkinh doanh, <small>Email: </small>
Ngày nhận bài: 22/01/2022Ngày nhận bài sửa: 10/05/2022Ngày duyệt đăng: 15/05/2022
<i><b>Tóm tắt: Hội nhập kinh tế thơng qua việc tham gia các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế </b></i>
<i>hệ mới đang trở thành xu thế phổ biến bởi những cam kết sâu rộng và toàn diện him so với các FTA truyền thống. Việt Nam hiện đã ký kết 3 FTA thế hệ mới (EVFTA, CPTPP, RCEP) và các hiệp định này thúc đấy sự phát triển, hội nhập của nền kinh tể trong đó cỏ thị trường bảo hiểm (TTBH) như gia tăng khả năng mở rộng thị trường; nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực tài chinh, quản trị, chất lượng đội ngũ nguồn nhãn lực của các doanh nghiệp, tăng khả năng huy động vốn quốc tế, thu hút vốn và đa dạng hoá TTBH. Bên cạnh cơ hội, các Hiệp định này cũng đặt ra các thách thức khi quy mơ của TTBH cịn nhỏ, phát triển thiếu bền vững. Để tận dụng tốt các cơ hội, hạn chế thách thức từ việc thực thi các FTA thế hệ mới hướng tới sự phát triển bền vững của TTBH Việt Nam, cần một hệ thong các giải pháp đồng bộ từ cả từ phía các cơ quan Nhà nươc và DNBH (DNBH).</i>
<i><b>Từ khóa: Hiệp định thương mại tự do thể hệ mới, TTBH, dịch vụ tài chính.</b></i>
<b>IMPACTS OF THE NEW GENERATION OF FREE TRADE AGREEMENTS ON VIETNAM INSURANCE MARKETS AND POLICY RECOMMENDATIONS</b>
<i><b>Abstract: Economic integration through participation in new-generation Free Trade Agreements </b></i>
<i>(FTAs) is becoming a popular trend because of its broader and more comprehensive commitments than traditional FTAs. Vietnam has now signed 3 new generation FTAs (EVFTA, CPTPP, RCEP) and these agreements promote the development and integration of the economy, including the insurance market, such as increasing the ability to expand the market, school; improve competitiveness, financial capacity, governance, quality of human resources of enterprises, increase ability to mobilize international capital, attract capital and diversify insurance market. Besides opportunities, these Agreements also pose challenges when the scale of insurance centers is small and unsustainable development. In order to make good use of opportunities and limit challenges from the implementation of new generation FTAs towards the sustainable development of Vietnam's insurance market, it is necessary to have a system of synchronous solutions from both government agencies, water and insurance enterprises (insurance enterprises).</i>
<i><b>Keywords: New generation free trade agreement, insurance policy, financial services.</b></i>
<b>1. Tác động của các FTA thế hệ mói đến TTBH Việt Nam</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">và RCEP tiếp tục được phát triển mạnh mẽ, từ đó ké theo dịng vốn đầu tư giữa Việt Nam với các nước trong thành viên và các đối tác khác tăng lên. Trên thực tế, với sự khuyến khích của Chính phủ nới lỏng các điều kiện thủ tục cho nhà đầu tư nước ngồi, làn sóng mua bán và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam gia tăng mạnh trong giai đoạn vừa qua, các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam thông qua việc mua lại các doanh nghiệp trong nước đã gia tăng đáng kể. Các chính sách mới đây của Việt Nam như việc thông qua các Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Kinh doanh Bất động sản1..., việc nới rộng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngồi đối với các cơng ty đại chúng trên TTBH sẽ góp phần thúc đẩy dịng vốn ngoại chảy vào Việt Nam.
Ngoài ra, việc thu hút vốn đầu tư gián tiếp từ các nước CPTPP, EU và RCEP thông qua việc tham gia của các nhà đầu tư gián tiếp cũng sẽ có tác động mạnh đến thị trường tài chính nói chung và TTBH nói riêng, giúp cho thị trường tài chính minh bạch và hoạt động hiệu quả hon, xác lập giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết một cách chuyên nghiệp, giảm thiểu những dao động “phi thị trường” và góp phần giải quyết một cách cơ bản các mối quan hệ kinh tế.
<i><b>(ỉ) Gia tăng khả năng mở rộng thị trường</b></i>
Hiện nay, độ mở cửa của thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam nói chung vẫn cịn thấp, các thị trường dịch vụ, thị trường lao động, khoa học cơng nghệ... phát triến cịn hạn chế. Do đó, tham gia các FTA thế hệ mới sẽ giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào thị trường tài chính thế giới cũng như có cơ hội thu hút đầu tư nước ngồi, cơng nghệ, kinh nghiệm của các nước để phát triển lĩnh vực dịch vụ tài chính nói chung và bảo hiểm nói riêng. Nhu cầu bảo hiểm được dự báo sẽ tăng vọt khi dòng vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam tăng mạnh để hưởng chính sách thuế ưu đãi. Trong đó, bảo hiểm phi nhân thọ gia tăng khi nhu cầu bảo hiểm tài sản sẽ tăng lên nhanh chóng khi hoạt động đầu tư FDI từ các nước thành viên vào Việt Nam cũng như
các nước khác đầu tư vào Việt Nam sẽ gia tăng. Bên cạnh đó là bảo hiểm du lịch trong và ngoài nước khi các hoạt động giao thương kinh tế, văn hóa, du lịch giữa Việt Nam và các nước đối tác ngày càng mở rộng cả vệ quy mơ và mức độ.
Bên cạnh đó, nhu cầu bảo hiểm nhân thọ cũng được dự báo là tăng đáng kể khi các hiệp định FTA thế hệ mới sẽ thúc đẩy hoạt động đầu tư, hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam phát triển, tăng cao hội việc làm tại các doanh nghiệp nước ngoài. Thu nhập tăng dẫn tới khả năng tài chính để đóng bảo hiểm nhân thọ và sức khỏe, nhu cầu bảo hiểm nhân thọ chất lượng cao theo đó mà gia tăng. Ngồi ra, lượng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam gia tăng cũng sẽ góp phần nâng nhu cầu bảo hiểm nhân thọ và sức khỏe, về thị phần nước ngoài, việc xóa bỏ các rào cản theo các cam kết của các hiệp định sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập vào thị trường của các nước thành viên.
Việc tham gia các FT A thế hệ mới đã mở ra cho các DNBH Việt Nam một cơ hội tiếp cận thị trường ở nước ngoài. Hội nhập tạo điều kiện cho các DNBH trong nước mở rộng hoạt động ra thị trường nước ngồi thơng qua việc cung cấp dịch vụ trong khuôn khổ cam kết, đặc biệt là hiện diện thương mại và cung cấp qua biên giới. Hội nhập FTA sâu rộng góp phần tăng quy mơ của các DNBH nói riêng và TTBH nói chung.
Các DNBH trong nước sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với các đoi tác là tổ chức kinh doanh bảo hiểm nước ngồi có uy tín, có kinh nghiệm, có tiềm lực tài chính mạnh, từ đó tăng cường hợp tác, chuyển giao công nghệ kinh doanh. TTBH đã và đang có rất nhiều các DNBH hàng đầu thế giới và khu vực đầu tư phát triển, cam kết hoạt động lâu dài tại Việt Nam. Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại song phương, đa phương đều có các cam kết về cung cấp dịch vụ qua biên giới, vì vậy, đây là cơ hội mở rộng kinh doanh với các DNBH có năng lực.
Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), tính tới cuối năm 2021, TTBH Việt
<small>11 </small>Dự<small> thảo</small> Luật kinh doanh bảo hiểm đang <small>lấy ý</small>kiến phản biện,<small> dự</small> kiến sẽ <small>đượcban </small>hành năm 2022
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">Nam hiện có 76 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm (trong đó có 31 DNBH phi nhân thọ, 19 DNBH nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 24 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) và 1 chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài. Tổng tài sản của TTBH ước đạt 710.002 tỷ đồng, tăng 23,86% so với cùng kỳ nặm 2020. Các DNBH đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 577.069 tỷ đồng, tăng 22,24% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm năm 2021 ước đạt 455.606 tỷ đồng, tăng 24,89% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu của các DNBH ước đạt 152.484 tỷ đồng, tăng 19,34% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 214.958 tỷ đồng, tăng 15,59% so với cùng kỳ năm 2020. Chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 49.561 tỷ đồng, tăng
1,68% so với cùng kỳ năm 2020.
Tuy vậy mức độ cạnh tranh toàn ngành ngày một gia tăng, đặc biệt là trong nhóm cơng ty TOP 10 ngành Bảo hiểm. Tại TTBH nhân thọ, trong năm 2020 có 6 công ty tăng thị phần (Manulife, AIA, Generali, MB Ageas, FWD và AVIVA) và 4 công ty mất thị phần (Baoviet Life, Prudential, Dai-i-chi Life, Chubb Life, Hanwha Life). Cuối năm 2020, Manulife hoàn tất việc mua lại AVIVA Việt Nam, điều này giúp thị phần bảo hiểm nhân thọ của Manulife tăng lên khoảng 18,5% - xếp sau Prudential với 18,8%. Còn tại thị trường BHPNT, 2 nhà bảo dẫn đầu là Bảo Việt (BVH) & PVI đều giảm lần lượt 1,4% & 0,2% thị phần.
<i><b>(ii) Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp</b></i>
Tham gia các FTA thế hệ mới sẽ giúp Việt Nam hội nhập sâu hon vào thị trường tài chính thế giới cũng như có cơ hội thu hút đầu tư nước ngồi, cơng nghệ, kinh nghiệm của các nước để phát triển lĩnh vực dịch vụ tài chính. Cơ hội từ FTA thế hệ mới đối với ngành Ngân hàng, Bảo hiểm được đánh giá là lớn. Dự báo nhu cầu bảo hiểm sẽ tăng vọt khi dịng vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam tăng mạnh để hưởng chính sách thuế ưu đãi.
Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trên TTBH Việt Nam giúp mở rộng cơ hội đa dạng hóa thị trường, nâng cao chất lượng đa dạng hóa dịch vụ trên các khía cạnh
sau: (i) Người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn đa dạng hóa hơn đối với các sản phẩm bảo hiểm; (ii) Nâng cao chất lượng sản phẩm; (iii) Tăng cường phạm vi và mức độ phục vụ ngành dịch vụ bảo hiểm ở những vùng, những ngành mà mức độ thâm nhập và phục vụ cua các dịch vụ bảo hiểm vẫn còn thấp.
Sau khi Việt Nam thực hiện mở cửa, hội nhập số lượng DNBH tăng tương đối nhanh, đặc biệt là DNBH có vốn đầu tư nước ngồi. Năm 2007, chỉ có 40 DNBH hoạt động trên thị trường, trong đó có 22 DNBH phi nhân thọ, 9 DNBH nhân thọ, 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 8 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Sau hội nhập số lượng DNBH tăng nhanh, hiện nay đã có 76 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm (trong đó có 31 DNBH phi nhân thọ, 19 DNBH nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 24 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) và 1 chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngồi.
<i><b>(Ui) Nâng cao năng lực tài chính, quản trị, chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực</b></i>
Việc tham gia vào các FTA thế hệ mới khiến các DNBH trong nước buộc phải chun mơn hóa sâu hơn các nghiệp vụ nhanh chóng tiếp cận và phát triển các dịch vụ mới, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, khai thác và áp dụng hiệu quả hơn ưu thế nhằm mở rộng thị phần trên thị trường trong nước và quốc tế. Thực tế, thời gian qua năng lực tài chính của ngành bảo hiểm (tổng tài sản, vốn chủ sở hữu...) có sự thay đổi đáng kể qua các thời kỳ. Năm 2007, tông tài sản của các doanh nghiệp tăng 1,46 lần và vốn chủ sở hữu của toàn thị trường tăng 2,11 lần so với năm 2006. Tổng tài sản năm 2021, tổng tài sản của TTBH ước đạt 710.002 tỷ đồng, tăng 23,86% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu của các DNBH năm 2021 ước đạt 152.484 tỷ đồng, tăng 19,34% so với cùng kỳ năm 2020. Những yếu tố trên đã góp phần tích cực nâng cao khà năng tài chính, uy tín DNBH.
Với việc mở cửa thị trường tài chính sâu rộng hơn, các DNBH trong nước được tiếp cận với thị trường tài chính quốc tế, có điều kiện học hỏi, nâng cao trình độ quản trị, điều hành, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới và kỹ năng kinh doanh, nhất là về các hoạt động nghiệp vụ mà
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">các ngân hàng trong nước chưa có hoặc ít có kinh nghiệm (như kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, tín dụng thương mại quốc tế, dịch vụ ngân hàng điện tử, quản lý quỹ, môi giới tiền tệ, quản lý rủi ro).
Bên cạnh đó, khó khăn về nhân sự cấp cao, đặc biệt là nhân sự về chuyên gia tính tốn bảo hiểm (actuary), đầu tư, luật, phân tích rủi ro.... Cũng được giải quyết thơng qua các hoạt động hợp tác, học hỏi kinh nghiệm giữa các DNBH Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt, các DNBH Việt Nam có sự tham gia điều hành, quản trị của các nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo hiểm là yếu tố quan trọng để cải thiện nhanh chóng trình độ quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ tài chính, bảo hiểm của Việt Nam. Khả năng phòng ngừa và xử lý rủi ro nhờ áp dụng công nghệ hiện đại, kỹ năng quản trị, phát triển sản phẩm mới vào quản lý, phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính.
<i><b>(iv) Đảm bảo khơng gian chính sách, tăng khung khổ pháp lý đảm bảo TTBHphát triển công bằng, công khai, minh bạch và hiệu quả</b></i>
Việc tham gia vào tiến trình tự do hóa thị trường trong khn khổ khu vực nói riêng và tham gia vào các hiệp định thương mại tự do nói chung sẽ giúp TTBH Việt Nam tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế, đảm bảo sự phát triển của một TTBH công bằng, công khai, minh bạch và hiệu quả, đáp ứng là một kênh huy động vôn trung và dài hạn hiệu quà cùa nền kinh tế.
Mở cửa thị trường dịch vụ theo các cam kết quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản trị công ty, quản trị rủi ro, công bố thông tin...để hoạt động có hiệu quả hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thực hiện các cam kết quốc tế, bên cạnh yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực cịn địi hỏi cơng tác giám sát, thanh tra giao dịch phải theo kịp diễn biến của thị trường. Hiện nay, đội ngũ cán bộ làm cơng tác giám sát, thanh tra cịn mỏng, kinh nghiệm trong xử lý công việc chưa nhiều. Các công cụ giám sát đang trong giai đoạn đầu triển khai, chưa được nâng cấp, chưa theo kịp với diễn biến của thị trường. Hơn nữa, với sự xuất hiện của nhiều nhà
đầu tư nước ngoài, TTBH sẽ diễn biến ngày càng nhanh và phức tạp, do vậy yêu cầu đối với công tác thanh tra, kiểm tra cũng ngày càng lớn, đặc biệt là sự phối họp thanh tra, giám sát của cơ quan quản lý bảo hiểm và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Trong khi các DNBH phi nhân thọ tại việt Nam phải nắm bắt nhu cầu để phát triển các sản phẩm hoặc cải tiến các sản phẩm phù họp với yêu cầu của nền kinh tế, xã hội: Bảo hiếm công nghệ cao, bảo hiểm cơng trình quy mơ lớn, phức tạp, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, bảo hiểm nơng nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm hàng hóa xuất khẩu, bảo hiểm ơ nhiễm môi trường, bảo hiếm trách nhiệm pháp lý, ... Các doanh nghiệp nội địa sẽ cạnh tranh gay gắt với nhau khi số lượng DNBH tăng và các dịch vụ bảo hiểm mang lại doanh thu hấp dẫn. Các DNBH tại Việt Nam phải cạnh tranh với DNBH phi nhân thọ tại nước ngoài được bán sản phẩm qua biên giới, nếu sản phẩm bảo hiểm khơng có hoặc kém hấp dẫn hoặc không đáp ứng được trên tiêu chuẩn tiên tiến của quốc tế. Các DNBH tại Việt Nam mất cơ hội nhận tái bảo hiểm từ DNBH trong nước và nước ngồi nếu khơng đạt đủ tiêu chí xếp hạng.
Các DNBH nhân thọ phải cạnh tranh với các DNBH khác hoặc DNBH nhân thọ nước ngoài đã từng cung cấp cho người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam. Mức độ cạnh tranh sẽ ngày càng cao hơn khi số lượng DNBH nhân
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">thọ được cấp phép hoạt động tại Việt Nam ngày một tăng. Nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh từ khâu phân phối sản phẩm bảo hiểm, quản lý họp đồng và khách hàng, quản trị rủi ro, quản trị và nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính để tồn tại và phát triển là áp lực cho việc quản trị điều hành của DNBH nhân thọ.
<i><b>(ii) Tăng khả năng phát triển không đồng đều của ngành bảo hiểm, khó khăn cho hoạt động quản trị rủi ro</b></i>
Việt Nam đã đặt ra mục tiêu là đưa hệ thống giám sát tiếp cận với những chuẩn mực quốc tế, các quy định pháp lý về quản lý, giám sát DNBH đã được tăng cường nhưng vẫn được đánh giá là chưa theo kịp và chưa đáp ứng được điều kiện phát triển và xu hướng của TTBH đặc biệt trong bối cảnh các sản phẩm tài chính như bảo hiếm, chứng khốn, ngân hàng ngày càng có sự phát triển giao thoa, đa dạng, phức tạp. Trong khi đó, thực tiễn trên thế giới cho thấy các quốc gia có TTBH phát triển đang chuyển dần sang phương pháp giám sát dựa trên cơ sở rủi ro, phổ biến nhất là mơ hình của Châu Âu (mơ hình Solvency II); Australia, Canada, Nhật Bản (đang áp dụng một phần mơ hình Solvency II; mơ hình của Mỹ (mơ hình RBC, Risk Based Capital); một số quốc gia đang phát triển cũng bắt đầu áp dụng phương pháp giám sát dựa trên cơ sở rủi ro như Trung Quốc, Brazil, Mexico....
Ngoài ra, năng lực quản trị, điều hành của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và DNBH nói riêng hiện vẫn bị đánh giá là còn yếu. Trên thực tế, một số DNBH phi nhân thọ vẫn đang áp dụng mơ hình quản ]ý phi tập trung, phân cấp, hệ thông công nghệ thông tin chưa được đầu tư đúng mức, khiến trong q trình hoạt động cịn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng và xu hướng chung của thế giới, Việt Nam cần phải có sự chuẩn bị và từng bước chuyển sang phương thức giám sát trên cơ sở rủi ro.
<i><b>(Ui) Tăng nguy cơ bat ổn của thị trường</b></i>
Hội nhập càng sâu rộng thì nguy cơ bất ổn từ bên ngoài càng lớn và đến càng nhanh, đặc biệt đối với dịch vụ tài chính nói chung và dịch vụ bảo hiểm nói riêng. Tuy nhiên, đây là thực tế phải chấp nhận và Việt Nam cần phải có các
phương án chuẩn bị đối phó. Ngồi ra, cịn nhiều nguy cơ khác như các DNBH nội địa không cạnh tranh được với các tập đồn tài chính nước ngoài, mất thị trường... Điều này dẫn đến những hệ lụy trong hoạt động quản lý nhà nước có thể sẽ xảy ra. Sẽ có rất nhiều khó khăn cho Việt Nam trong đối phó với các vấn đề tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài như chuyển giá, bất ổn về an ninh tiền tệ, thất thu cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, với xu hướng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào, hoạt động rửa tiền của các nhà đầu tư lớn cả trong và ngoài nước sẽ tăng lên, tạo áp lực đối với các cơ quan quản lý.
Các FTA sẽ tạo điều kiện cho dòng vốn đầu tư gián tiếp luân chuyển giữa các quốc gia với nhau. Tuy nhiên, sự gia tăng dịng vốn, đặc biệt từ nước ngồi vào cũng làm gia tăng nguy cơ về bong bóng giá tài sản và vấn đề rút vốn đột ngột có thể sẽ gây mất ổn định cho quốc gia nhận vốn. Một số ngân hàng có năng lực quản lý yếu kém, vi phạm các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro sẽ là nguy cơ lớn hơn.
<i><b>(iv) Thách thức trong hoạt động quản lý Nhà nước</b></i>
Hàng loạt vi phạm diễn ra trong lĩnh vực bảo hiểm thời gian qua đã bộc lộ năng lực hạn chế về quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Các FT A thế hệ mới sẽ tạo ra áp lực về đổi mới, cải cách, đặc biệt cải cách về mặt thể chế ở trong nước. Tham gia các FTA thế hệ mới sẽ tạo sức ép cho các DNBH ngành dịch vụ tài chính, các cơ quan quản lý nhà nước nâng cao tính minh bạch, tính tự chịu trách nhiệm. Đồng thời, đây cũng là sức ép đối với cả hệ thống phải nâng cao năng lực tài chính, quản trị và hiệu quả hoạt động, từng bước tiếp cận chuẩn mực quốc tế, đáp ứng yêu cầu của các cam kết, từ đó thúc đẩy hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, áp lực nâng cao chất lượng và dịch chuyển nguồn nhân lực chất lượng cao sang các tổ chức nước ngoài và khu vực. Trong thời kỳ phát triển, khu vực tài chính có thể thu hút được một lực lượng lớn lao động tham gia và là một trong những khu vực có mức tiền lương cao, song trong thời kỳ khủng hoảng và suy thoái, lao động trong khu vực tài chính cũng
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">là nhóm người dễ bị tổn thương nhất, phải chịu sức ép sa thải hoặc cắt giảm tiền lương. Ngay cả khi không phải do sự suy giảm về xu hướng kinh doanh thì trong khu vực tài chính cũng ln diễn ra một chu trình di chuyển lao động khắc nghiệt. Đó là việc cắt giảm lao động có tay nghề thấp để thay thế bằng lao động có tay nghề cao, điêu này dê xảy ra tình trạng chảy máu chât xám của lao động có tay nghề cao trong quá trình cạnh tranh. Vì thế, một trong những thách thức lớn của các DNBH Việt Nam là việc giữ chân nhân tài, tránh sự dịch chuyển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam sang các nước khu vực.
<b>2. Khuyến nghị chính sách nhằm phát triển TTBH Việt Nam</b>
Để tận dụng các cơ hội, hạn chế các thách thức từ việc thực thi các cam kết FT A thế hệ mới, cần giải pháp đồng bộ từ phía các cơ quan Nhà nước cũng như các DNBH. Cụ thê:
Rà sốt, sửa đổi, bổ sung hồn thiện khung khổ pháp lý cho phù hợp với điều kiện áp dụng hiện hành, cũng như chưa tương thích với các cam kết trong FTA thế hệ mới. Theo đó, Việt Nam cần sớm ban hành Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, đồng thời xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành theo hướng quản lý trên cơ sở rủi ro, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tăng cường tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các DNBH trong hoạt động kinh doanh, vốn, quản trị rủi ro và quản trị nhân lực, quy định về hợp đồng bảo hiểm. Chú trọng việc nghiên cứu, rà soát kỹ các yêu cầu trong các FTA thế hệ mới, để thiết lập danh mục các vấn
đề về mặt thiết chế cần được xử lý... Đặc biệt, cần rà sốt sửa đổi, hồn thiện Luật Thương mại cho phù hợp với thông lệ quốc tế và cam kết của các FTA thế hệ mới.
Đánh giá tính tương thích của pháp luật trong nước và điều ước quốc tế trong các lĩnh vực quản lý cụ thể. Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành (đặc biệt là Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao) để đảm bảo quá trình chuyển hố các FTA thế hệ mới khơng gây khó khăn, cản trở cho hoạt động của các DNBH, nhất là đối với các nhà đâu tư nước ngoài, cũng như xem xét chuyên hoá FTA thế hệ mới theo hướng cải cách môi trường đầu tư và kinh doanh của Việt Nam.
<i>Thứ hai, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển và đa dạng hóa sản phẩm bảo hiêm</i>
Nghiên cứu ban hành các chế độ bảo hiểm bắt buộc mới phục vụ mục tiêu an sinh xã hội; chính sách hỗ trợ người có thu nhập thấp tham gia bảo hiểm; hỗ trợ phát triển các nhóm sản phẩm vì mục đích cộng đồng và an sinh xã hội; xây dựng cơ chế phối họp cung cấp dịch vụ giữa các DNBH đối với các loại hình bảo hiêm đặc thù (như bảo hiểm năng lượng nguyên tử). Các chính sách khuyến khích phát triển các kênh phân phối khác phù họp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam nhằm tận dụng các ưu đãi mà các FT A thế hệ mới đem lại.
Khuyến khích DNBH phát triển đa dạng các dòng sản phẩm mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của các tổ chức, cá nhân như bão hiểm vi mô, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm nơng nghiệp... Đa dạng hóa phương thức và phát triển các sản phẩm bảo hiểm phù hợp với xu thế kinh doanh gắn liền với cách mạng cơng nghệ 4.0, theo đó vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng, vừa đảm bảo đơn giản trong thẩm định và chi trả quyền lợi bảo hiểm cho đối tượng khách hàng sử dụng công nghệ cao, nhưng vẫn đảm bảo an tồn, thận trọng cho DNBH, phịng ngừa và kiểm soát rủi ro tương ứng.
<i>Thứ ba, tăng cường năng lực quản lý và đào tạo nguồn nhân lực cho cơ quan quản lý</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">Đối với thị trường vốn, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là điều rất cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập với thế giới. Nhân lực của các cơ quan quản lý, đặc biệt là các cơ quan quản lý trực tiếp, cần phải được đào tạo một cách đầy đủ, cập nhật những thông tin để đảm bảo răng họ có đây đủ năng lực và thơng tin phục vụ cho việc hoạch định những chính sách liên quan đến việc hội nhập và xử lý các vân đê phát sinh sau khi hội nhập vào thị trường vốn thế giới.
Mục tiêu của công tác phát triển nguồn nhân lực cho quản lý và vận hành thị trường trong thời gian nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập bao gồm: (i) Đào tạo một đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ, có đạo đức, linh hoạt, có khả năng thích ứng cao, đồng thời có các kỳ năng chuyên nghiệp trong các lĩnh vực cụ thể của thị trường; từng bước đạt được trình độ khu vực và quốc tế; (ii) On định được nguồn nhân lực có chun mơn cao cũng như thu hút nhân tài; (iii) Có được sự phối họp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý ngành bảo hiểm với các thành viên trong ngành cũng như các ngành khác để tăng cường và nâng cao chất lượng đào tạo và giáo dục.
Hướng tới việc chuẩn hóa các quy định đối với các vị trí trong doanh nghiệp thơng qua tiêu chuân chuyên môn; tăng cường hoạt động đào tạo và chuẩn hóa khung tiêu chuẩn năng lực chun mơn; tăng cường chất lượng công tác tổ chức thi cấp chứng chỉ hành nghề (chứng chỉ đại lý bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ phụ trợ bảo hiểm), các chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm, đóng góp xây dựng cơ ché chinh sách.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng tăng đối với hoạt động đào tạo các nhà quản lý thị trường trong một môi trường đầu tư ngày càng phức tạp và thay đổi liên tục. Đặc biệt, các nguồn lực sẽ được tập trung cho việc tiến hành các khố đào tạo thích họp về các lĩnh vực giám sát, theo dõi, tuân thủ và cưỡng chế thực thi pháp luật nhằm đảm bảo một thị trường cạnh tranh, công bằng và minh bạch với các tiêu chuẩn rõ ràng về công bố thông tin và đạo đức nghề nghiệp. Đe làm điều này, cần tăng cường việc sử dụng tối đa công nghệ trong việc thực
hiện các chức năng quản lý và cung cấp các dịch vụ bằng cách đào tạo và trang bị kiến thức đầy đủ cho các chuyên gia quản lý.
<b>Từ phía các DNBH</b>
<i>Thứ nhất, các DNBH chủ động tìm hiểu và nâng cao nhận thức về các FTA thế hệ mới</i>
Nâng cao nhận thức về các FTA thế hệ mới là một trong những vấn đề rất cấp thiết đối với doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần phải biến điều này thành các hành động cụ thể để giúp họ có thể tận dụng tốt các lợi thế và hạn chế được các tác động tiêu cực của các hiệp định này. Các doanh nghiệp cần chủ động, tích cực tham gia Diễn đàn các cơ quan quản lý bảo hiểm Đông Nam Á và Hiệp hội quốc tế của các cơ quan quản lý bảo hiểm; xây dựng cơ chế chính sách và chuẩn bị cơ cở vật chất nhằm thực hiện toàn bộ các chuẩn mực quản lý giám sát mà Hiệp hội quốc tế của các cơ quan quản lý bảo hiểm đề ra, đồng thời tranh thủ sự hồ trợ, hợp tác song phương giữa các cơ quan quản lý bảo hiêm thơng qua chương trình hợp tác, biên bản ghi nhớ, đào tạo cán bộ, hội thảo nghiệp vụ.
Các DNBH cần tăng cường tìm hiểu nội dung của các FTA thể hệ mới bằng các hoạt động cụ thể như: (i) Tham gia vào các cuộc tham vấn doanh nghiệp do cơ quan nhà nước tổ chức trong quá trình đàm phán các FTA thế hệ mới; (ii) Tham gia tích cực, chủ động vào các khoá đào tạo, tập huấn, phổ biến kiến thức về FTA thế hệ mới; (iii) Tự tìm hiểu, trau dồi kiến thức thức về các FTA thế hệ mới thông qua các cổng thông tin được cơ quan Nhà nước hoặc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam xây dựng như các website: trungtamwto.vn; cptpp.moit.gov.vn; evfta.moit.gov.vn...).
<i>Thứ hai, nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống nhà cung cấp dịch vụ trên TTBH</i>
TTBH không thể phát triển nếu thiếu một cơ sở hệ thống tổ chức thị trường chất lượng và quy chuẩn. Mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài đòi hỏi việc nâng cao chất lượng của các hệ thống tổ chức hoạt động giao dịch của TTBH theo hướng tiến tới đáp ứng tiêu chuấn khu vực và quốc tế.
Các định chế trung gian tài chính trên TTBH Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và đa dạng.
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">Những thử thách của thị trường khiến các DNBH tập trung tăng cường quản lý rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng địch vụ phục vụ nhà đầu tư. Mức độ cạnh tranh ngày càng cao đã thúc đẩy quá trình tái cấu trúc diễn ra mạnh mẽ. Biểu hiện trước hết là việc cắt giảm nhân sự, đóng cửa chi nhánh, phòng giao dịch, rút bớt nghiệp vụ, kể cả nghiệp vụ mơi giới. Các doanh nghiệp cần có tầm nhìn dài hạn, để trong tương lai, tiến đến mơ hình tập đoàn như tại các quốc gia phát triển, chứ không chỉ là công ty chuyên cung cấp một số lượng hạn
chế dịch vụ. Điểm nổi bật là các công ty tự tái cấu trúc, chú trọng hơn việc quản trị rủi ro.
Các thành viên thị trường không những cần đảm bảo cơ sở vật chất, năng lực để có thể cung cấp các sản phẩm mới trên thị trường, cạnh tranh với các cơng ty của nước ngồi, thì bên cạnh đó, cịn dần phải chuyển mình để có thể trở thành tuyến giám sát hàng đầu trong việc giám sát các hoạt động trên TTBH./.
<b>Tài liệu tham khảo</b>
1. Trần Thị Hà (2021), Tác động của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đến thị trường bảo hiểm Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện năm 2021.
2. Phạm Tuấn Anh (2015), Đánh giá tác động của Hiệp định RCEP đối với lĩnh vực tài chính, Đe tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Tài chính;
3. Hà Cơng Anh Bảo (2019), Kinh nghiệm quốc tế về tham gia các FTA thế hệ mới đối với Việt Nam;
4. Hà Công Anh Bảo và các cộng sự, “Thách thức khi tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của Việt nam từ kết quả điều tra doanh nghiệp”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của Việt Nam: Từ chiến lược tham gia đến thách thức khi thực thi”, TP. Hồ Chí Minh, 2019, tr. 289-304;
5. Nguyễn Hữu Bình (2019), Cơ hội và thách thức của ngành bảo hiểm khi FTA Việt Nam - EU có hiệu lực;
6. Nguyễn Thị Hải Bình, Lưu Ánh Nguyệt (2019), Kết nối và hợp tác tài chính trong thực thi các FTA thế hệ mới;
7. Trần Thị Kim Chi (2017), Cơ hội và thách thức của ngành Ngân hàng trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương, Tạp chí Tài chính tháng 12/2017;
8. Nguyễn Đình Cung và Trần Toàn Thắng (2017), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU: Tác động thể chế và điều chỉnh chính sách ở Việt Nam;
9. Nguyễn Ngọc Hà (2021), Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam, Sách chuyên khảo - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội;10. Trần Thị Hà (2020), Tác động của các FTA thế hệ mới đối với thị trường chứng khoán Việt
Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện năm 2020;
11. Nguyễn Thị Hiền (2018), Thách thức đối với hệ thống ngân hàng khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Kỷ yếu Hội thảo hệ thống ngân hàng Việt Nam với việc thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội, tháng 8/2018;
12. Nguyễn Thuy Linh, Vũ Ngọc Diệp và Lê Mai Trang, “Ngành ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh thực thi Hiệp định CPTPP”, Kỷ yếu Diễn đàn Hội nhập Kinh tế Quốc tế Việt Nam 2018 “Hội nhập kinh tế quốc tế trong tình hình mới - Chủ động, Đổi mới, Thiết thực và Hiệu quả”, Hà Nội, 2018, tr. 172-173.
</div>