Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Bài giảng phát triển kỹ năng cá nhân 1 eg35 trường Đại học mở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.31 MB, 119 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BÀI 1 </b>

<b>MỐI QUAN HỆ CÁ NHÂN - XÃ HỘI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NHÂN HIỆU </b>

<b>I. MỤC TIÊU: </b>

<i><b>Sau khi học xong bài học, sinh viên cần thực hiện được những yêu cầu sau: </b></i>

- Hiểu biết về vai trò của cá nhân trong xã hội.

- Hiểu biết về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, cá nhân và xã hội. - Ý thức được trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với sự phát triển của xã hội. - Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng nhân hiệu cá nhân.

<b>II. NỘI DUNG BÀI HỌC: </b>

- Khái niệm cá nhân; xã hội; tập thể

- Mối quan hệ giữa cá nhân - tập thể; cá nhân – xã hội. - Cá nhân và nhân cách.

- Xây dựng nhân hiệu cá nhân.

- Vai trò của các kỹ năng cá nhân đối với việc phát triển nhân hiệu.

<b>III. TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP: </b>

<i>Hùng là nhân viên mới của một công ty kinh doanh thiết bị văn phòng. Anh là người trầm tính, ít nói, ngại giao tiếp nhưng sống chân thành với mọi người. Công việc hàng ngày của Hùng là giao hàng cho các đại lý của công ty. Dù công việc hàng ngày bận rộn nhưng gần đây, theo lời thuyết phục của người bạn thân, Hùng và Việt (tên người bạn thân) đã cùng đăng ký theo học chương trình cử nhân trực tuyến E-learning của Viện đại học Mở Hà Nội. Khi theo học chương trình này, Hùng cảm thấy rất thú vị vì được mở mang kiến thức và có </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<i>việc hàng ngày ở công ty đã khá bận rộn, giờ lại cộng thêm việc học hành... làm cho cuộc sống của Hùng thêm áp lực căng thẳng hơn. Hơn nữa, bản tính của Hùng vốn nhút nhát, ngại giao tiếp với mọi người nên Hùng cũng thấy nhiều trở ngại khi tiếp xúc với bạn học. </i>

<i>Những người cùng nhóm học tập với Hùng thì thấy anh rất ít nói, rất rụt rè, ít khi đưa ra ý kiến của mình. Hùng cũng khơng thích chia sẻ ý tưởng hoặc tham gia các hoạt động của nhóm. Kể cả hoạt động online và offline, rất ít khi thấy Hùng xuất hiện. Lâu dần, một cách vơ thức, nhiều khi các thành viên trong nhóm qn đi sự có mặt của anh. Ở cơng ty cũng vậy, ấn tượng của mọi người về Hùng rất mờ nhạt vì Hùng chỉ lầm lũi làm việc theo sự phân cơng của người Trưởng phịng. Đơi lúc, Hùng cũng chạnh lịng vì cảm thấy lạc lõng nhưng anh tự thấy có những rào cản tâm lý rất khó để vượt qua. </i>

<i><b>Theo bạn, vấn đề Hùng đang gặp phải là gì? Hùng cần phải làm gì để vượt qua các rào cản tâm lý để trở nên tự tin và thành công trong công việc và cuộc sống? </b></i>

Để giúp Hùng giải quyết các vấn đề của bản thân mình, chúng ta hãy tìm hiểu các khái niệm sau đây:

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>VI. NỘI DUNG MÔN HỌC 1. Khái niệm </b>

<i><b>1.1. Khái niệm cá nhân: Cá nhân là khái niệm dùng để chỉ một con người </b></i>

<i>cụ thể sống trong một xã hội nhất định với tư cách là một thành viên của xã </i>

<i><b>hội. </b></i>

<i><b>1.2. Khái niệm xã hội: Xã hội là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng các </b></i>

<i>cá nhân trong mối quan hệ tương hỗ với nhau. Trong đó cộng đồng nhỏ nhất của một xã hội là nhóm, tập thể, gia đình, cơ quan, đơn vị… và lớn hơn là cộng </i>

<i><b>đồng quốc gia, dân tộc và rộng lớn nhất là cộng đồng nhân loại. </b></i>

<i><b>1.3. Khái niệm tập thể: Tập thể là hình thức liên hệ các cá nhân thành </b></i>

<i>từng nhóm xuất phát từ lợi ích, nhu cầu ở các lĩnh vực khác nhau của xã hội. Do đó trong xã hội có nhiều tập thể khác nhau. </i>

Chúng ta có thể áp dụng tình huống của Hùng để minh họa cho các khái niệm này. Hùng là một cá nhân, sống trong xã hội. Hùng khơng sống tách rời một mình mà Hùng là thành viên các tập thể/nhóm khác nhau. Ví dụ: ở nhà Hùng là một thành viên của gia đình; ở cơng ty, Hùng là một nhân viên của phòng Kinh doanh; ở lớp học Hùng là một thành viên của lớp, của nhóm học tập v.v.. Như vậy, sống trong xã hội, cùng một lúc, Hùng là thành viên của nhiều nhóm/ tập thể khác nhau, có nhiều mối quan hệ đan xen nhau.

Vậy với tư cách là một cá nhân thì Hùng có mối quan hệ với xã hội và với từng nhóm / tập thể như thế nào?

<b>2. Mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội </b>

- Xã hội là do các cá nhân hợp thành. Những cá nhân sống và hoạt động

<b>trong nhóm, cộng đồng khác nhau trong xã hội. </b>

- Mỗi cá nhân là một con người mang những đặc điểm riêng. Các cá nhân này phân biệt với nhau không chỉ về mặt sinh học mà còn về mặt quan

<b>hệ xã hội. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

- Mỗi cá nhân có đời sống riêng, có những quan hệ xã hội của riêng mình. Mỗi cá nhân có kinh nghiệm riêng, có nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng

<b>riêng. </b>

- Mỗi cá nhân dù sống ở đâu thì cũng là một thành viên của xã hội, mang

<b>bản chất xã hội và khơng thể sống ngồi xã hội. </b>

- Xã hội càng phát triển thì những nhu cầu, nguyện vọng của cá nhân càng

- Thực chất của việc tổ chức xã hội là giải quyết mối quan hệ lợi ích nhằm tạo khả năng cao nhất cho mỗi cá nhân tác động vào mọi quá trình kinh tế, xã hội cho sự phát triển và được thực hiện.

- Xã hội càng phát triển thì cá nhân càng có điều kiện để tiếp nhận ngày càng nhiều những giá trị vật chất và tinh thần

- Mặt khác, mỗi cá nhân trong xã hội càng phát triển thì càng có điều kiện để thúc đẩy xã hội tiến lên. Vì vậy thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu và lợi ích chính đáng của cá nhân là mục tiêu và động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

<b>3. Mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể (nhóm) </b>

- Bản chất mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể là quan hệ lợi ích – cái

<b>móc nối, liên kết hoặc chia rẽ các thành viên. </b>

- Trong tập thể có bao nhiêu thành viên (cá nhân) thì sẽ có bấy nhiêu lợi

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

tinh thần. Nhu cầu của các cá nhân trong tập thể là khơng hồn tồn giống

<b>nhau. </b>

- Khả năng của tập thể thoả mãn nhu cầu cá nhân thường thấp hơn yêu cầu của cá nhân xét về chất lượng, số lượng và tính đa dạng của nó. Tuy nhiên mỗi cá nhân lại không thể tồn tại và phát triển một cách độc lập hoàn toàn với những cá nhân khác và với tập thể. Đó là cơ sở để hình

<b>thành tính tập thể, tính cộng đồng … </b>

- Tuỳ theo tính chất của mâu thuẫn và khả năng giải quyết những mâu thuẫn đó mà mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân có thể được duy trì,

<b>phát triển hoặc tan rã. </b>

- Những tập thể đảm bảo được sự ổn định về mặt tổ chức, đáp ứng yêu cầu của cá nhân thì tập thể đó sẽ được củng cố và phát triển. Tập thể bền vững là tập thể được xây dựng trên nguyên tắc kết hợp hài hoà lợi ích,

<b>nhu cầu của cá nhân với lợi ích, nhu cầu của tập thể; </b>

- Để duy trì sự tồn tại và phát triển của một tập thể, mỗi cá nhân cần hiểu rõ và thực hiện nghĩa vụ đối với tập thể, tôn trọng các quyết định của tập

<b>thể, có ý thức trách nhiệm trước tập thể về hành vi của mình. </b>

- Cần chống 2 khuynh hướng: tuyệt đối hoá tập thể, bắt cá nhân phải hy sinh một chiều hoặc khuynh hướng tuyệt đối hố lợi ích cá nhân một

<b>cách cực đoan theo chủ nghĩa cá nhân. </b>

Tiếp tục phân tích tình huống của Hùng, chúng ta thấy Hùng cần phải nhận thức được mối quan hệ tương hỗ giữa cá nhân anh với tập thể và xã hội. Bản chất của các mối quan hệ đó là vấn đề lợi ích gắn liền với vấn đề trách nhiệm. Hùng phải điều chỉnh hành vi để gắn bó với các nhóm, các tập thể hơn. Khi Hùng làm tốt các cơng việc trong nhóm thì đó cũng chính là cách Hùng đóng góp cho sự phát triển của xã hội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>4. Cá nhân và Nhân cách: </b>

<i><b>4.1. Khái niệm nhân cách: Nhân cách là khái niệm chỉ bản sắc riêng biệt </b></i>

<i>của mỗi cá nhân, là sự tổng hợp của các yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội tạo nên đặc trưng riêng của cá nhân đóng vai trị chủ thể tự ý thức, tự đánh giá, tự khẳng định và tự điều chỉnh mọi hoạt động của mình. </i>

Mỗi cá nhân đều mang trong mình những đặc điểm riêng thể hiện “cái tôi” của bản thân. Nhân cách là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng mối quan hệ giữa con người với con người từ những chuyện bình thường, mối quan hệ gia đình, kết giao đến mối quan hệ xã hội, công tác, kinh doanh. Nhân cách thể hiện qua cách ứng xử của con người đối với người khác cũng như đối với sự việc trong cuộc sống, đồng thời nhân cách thể hiện trình độ văn hóa, nhân tính và ngun tắc sống của con người. Con người là một thực thể xã hội, vì vậy chất lượng mối quan hệ xã hội có ảnh hưởng quyết định đối với chất lượng cuộc sống.

Nhân cách được định hình bởi hệ thống những phẩm giá thể hiện qua các mối quan hệ của con người xuất phát từ tâm lý, tình cảm, nhân sinh quan, nhận thức về bản thân và xã hội. Nhân cách là đặc trưng của từng cá nhân, là bản chất thực của con người. Phía trước mọi người, trong cuộc đời, ln có nhiều con đường. Người thiếu nhân cách sẽ mất phương hướng khi chọn con đường chính đáng cho mình. Những khiếm khuyết về nhân cách của con người có thể che giấu nhất thời đối với một số người nào đó, nhưng khơng thể che giấu suốt đời.

Khơng thể nhìn bề ngồi để đánh giá nhân cách con người. Nhân cách là phẩm chất bên trong, vơ hình, nhưng được thể hiện qua tính chính trực và các kỹ năng sống của con người. Người có nhân cách tốt dễ thu nhận được cảm tình, lịng tin, sự tơn trọng và hợp tác của người khác, vì vậy họ có nhiều bạn đồng hành tốt trong cuộc đời. Ngược lại, người nhân cách chưa tốt là con người thiếu những kỹ năng sống thiết yếu, dễ gặp thất bại.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người </b>

- Nhân cách không phải là cái bẩm sinh sẵn có mà được hình thành và phát triển phụ thuộc vào 3 yếu tố:

o Tiền đề sinh học và tư chất di truyền học

của nhân cách thông qua sự tác động qua lại của gia đình, nhà trường và xã hội đối với mỗi cá nhân.

o Thế giới quan của các nhân: bao gồm toàn bộ các yếu tố như quan

<b>điểm, lý luận, niềm tin, định hướng giá trị của cá nhân. </b>

Có thể nói, sự hình thành và phát triển nhân cách là một quá trình lâu dài và phức tạp. Trong quá trình đó, giữa các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, giữa cái sinh học và cái xã hội thường xuyên tác động lẫn nhau và vai trò của mỗi yếu tố đó thay đổi trong từng giai đoạn phát triển của mỗi người. Trong quá trình sống, con người có được những kinh nghiệm sống, niềm tin, thói quen... và ngược lại, khi tiếp nhận bất cứ việc gì, nhân cách cũng dựa trên chuẩn mực xã hội để điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Không chỉ thế, họ còn dựa vào những cái bên trong, những kinh nghiệm của mình để đánh giá, tiếp nhận hay gạt bỏ cái bên ngồi. Như thế, q trình này luôn gắn với năng lực tự đánh giá, tự ý thức của mỗi người và do vậy, gắn với quá trình tự giáo dục, q trình thường xun tự hồn thiện mình của nhân cách. Nhân cách khơng phải là một cái gì đó đã hồn tất, mà là q trình ln địi hỏi sự trau dồi thường xun.

Trong mối quan hệ với xã hội thì nhân cách của cá nhân có một ý nghĩa quan trọng. Cá nhân có nhân cách tốt, có ý thức đóng góp cho sự phát triển của xã hội thì sẽ thúc đẩy xã hội phát triển và ngược lại cá nhân có nhân cách xấu sẽ cản trở sự phát triển của xã hội.

Muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp thì cần phải có đại đa số cá nhân có

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

từng cá nhân có ý thức tự hồn thiện bản thân, có khả năng xây dựng uy tín và hình ảnh tốt đẹp thì chính họ, bằng hành động của mình đã góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

Quay lại tình huống của Hùng, chúng ta thấy Hùng cần phải hồn thiện bản thân mình hơn nữa. Việc Hùng rụt rè, tách rời với các hoạt động của nhóm đã thể hiện ý thức trách nhiệm của Hùng với tập thể, với công việc là chưa cao. Sự xuất hiện thưa thớt trong các hoạt động đã làm cho Hùng bị mọi người lãng quên. Điều này là bất lợi cho uy tín và hình ảnh của Hùng. Hùng cần phải chú trọng xây dựng nhân hiệu cho bản thân mình.

<b>5. Nhân hiệu – uy tín và hình ảnh tốt đẹp của cá nhân </b>

<b>5.1. Xây dựng nhân hiệu </b>

<i>Việc con người chú ý xây dựng nhân hiệu chính là cách tạo dựng hình </i>

<b>ảnh, uy tín của cá nhân đối với xã hội. </b>

<i><b>- Nhân hiệu là sự thể hiện giá trị tổng thể của một cá nhân đối với xã hội, </b></i>

phản ánh tính cách và năng lực của mỗi cá nhân. Nó giúp phân biệt cá

<b>nhân này với những cá nhân khác. </b>

<i>- Vấn đề xây dựng nhân hiệu cịn có ý nghĩa là mỗi cá nhân cần tự nhận </i>

thức về các điểm mạnh, điểm yếu, kỹ năng, cảm xúc…có được của mình nhờ vào các nguồn lực sẵn có (học vấn, các thành tích về kinh tế - xã hội,…) cũng như cách sử dụng các yếu tố đó để tạo nên sự khác biệt cho

<b>bản thân và định hướng cho sự phát triển của bản thân. 5.2. Lợi ích từ việc chú trọng xây dựng nhân hiệu </b>

<i>- Quá trình xây dựng nhân hiệu chính là q trình "truyền bá" những thơng </i>

<b>điệp, khắng định những giá trị cá nhân của giúp mỗi người: o Hiểu rõ hơn về bản thân mình </b>

<b>o Kiểm sốt bản thân mình tốt hơn o Tạo sự khác biệt </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Lợi ích từ việc sở hữu nhân hiệu của cá nhân là rất lớn. Nhân hiệu sẽ mang lại những lợi ích cụ thể trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Nó có thể tạo ra sự

<b>phát triển bền vững và đem về lợi nhuận lâu dài cho bạn. </b>

- Ở nơi nào (tổ chức/tập thể /xã hội) có nhiều cá nhân chú trọng đến việc xây dựng và gìn giữ nhân hiệu (có nghĩa là họ chú trọng đến việc xây dựng và giữ gìn uy tín, nhân cách tốt) thì ở nơi đó sẽ là mảnh đất, nơi những yếu tố nhân văn nảy mầm tạo nên sự phát triển lâu bền.

- Để xây dựng được nhân hiệu tốt, mỗi cá nhân cần phải trau dồi mọi mặt cả về đạo đức, kiến thức tự nhiên, xã hội, kiến thức chuyên môn và các kỹ năng cá nhân cần thiết.

<b>6. Vai trò của các kỹ năng cá nhân/kỹ năng mềm đối với sự phát triển nhân hiệu của con người </b>

Một người có nhân hiệu tốt tức là có uy tín và hình ảnh tốt, điều này liên quan trực tiếp đến sự thành cơng của họ. Nói cách khác, sự thành cơng của con người chính là kết quả của việc xây dựng nhân hiệu và là biểu hiện của uy tín và hình ảnh của cá nhân.

<b><small>Tựhồn thiện</small></b>

<b><small>Sựkính trọngSựthừa nhậnSựan tồnNhu cầu sinh lý</small></b>

<b><small>Thửthách trong cơng việc</small></b>

<b><small>Chức danh</small></b>

<b><small>Bạn bèở cơ quan</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Mơ hình tháp nhu cầu của Maslow cho thấy, nhu cầu của con người không ngừng tăng lên. Chúng ta nỗ lực học tập, phấn đấu để phát triển, để thành công, để thăng tiến, thực chất là để thoả mãn các nhu cầu ngày càng cao của mình.

Thực tế đã cho thấy chìa khố dẫn đến thành cơng thực sự của con người là phải biết kết hợp cả tất cả các kiến thức, kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng cá nhân. Các kỹ năng cá nhân được xếp vào loại kỹ năng mềm, là những kỹ năng thể hiện sự thông minh cảm xúc của con người.

<i>Khái niệm thông minh cảm xúc (Emotional Intelligence – EI) là sức mạnh </i>

<i>tình cảm của một cá nhân, bao gồm năng lực về các mặt như : khả năng tự nhận thức, khả năng kiểm soát cảm xúc, khả năng thích ứng, khả năng giao tiếp... </i>

Các nghiên cứu của hàng chục chuyên gia về 500 tổ chức, tập đoàn, cơ quan chính phủ và các tổ chức phi chính phủ trên khắp thế giới đã đưa ra khẳng định rằng : chỉ số IQ hay sự thơng minh trí tuệ chỉ đứng vị trí thứ hai sau yếu tố trí tuệ xúc cảm (đo bằng EQ – Emotional Quotient) đối với sự thành công của con người, ở bất kỳ lĩnh vực nào.

Người có độ thơng minh cảm xúc cao sở dĩ được hoan nghênh là vì họ có khả năng kịp thời đưa ra những phán đốn chính xác đối với tình cảm của chính mình và của người khác để rồi trên cơ sở đó điều chỉnh hành vi và ngơn ngữ của mình để hành động. Cịn người có có độ thông minh cảm xúc thấp, do khơng kịp thời hiểu được tình cảm của chính mình và khơng nhạy cảm để hiểu được những người tiếp xúc với mình nên trong thực tế cuộc sống dễ buồn bực và hay gặp trở ngại ở mọi nơi.

Daniel Goleman, một chuyên gia về tâm lý đã chỉ ra rằng, thành cơng ln có quan hệ chặt chẽ với những người có EQ cao. Sự thơng minh cảm xúc đặc biệt quan trọng với người lãnh đạo bởi tinh tuý của người lãnh đạo nằm ở chỗ là khiến người khác làm việc tốt hơn. Cũng có thể khẳng định được rằng tố chất của một người thành công phần lớn dựa vào sự thông minh cảm xúc. Các nghiên

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

cứu cũng chỉ ra rằng, ai có thể nắm bắt tốt hơn tình cảm của người khác thì người đó có năng lực thích ứng mạnh hơn trong cơng tác và học tập.

Người có EQ cao cũng có thể xử lý tốt các vấn đề nan giải. Các nhà tâm lý học cho rằng, khi người ta gặp mâu thuẫn và khó khăn trong cơng tác, nếu chỉ dựa vào phân tích lý tính thì khơng thể giải quyết được mà phải thường thông qua giao tiếp, đặt mình vào vị trí người khác mà nghĩ cho họ, hiểu họ để tháo gỡ vấn đề.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong số các yếu tố làm nên sự thành công của con người, chỉ có 25% thuộc kiến thức chun mơn, cịn 75% là những kiến thức thuộc kỹ năng mềm/ những kỹ năng thể hiện độ thông minh cảm xúc mà họ được trang bị.

<b>Giải quyết tình huống </b>

Nhân vật Hùng trong tình huống của bài học là một người trầm tính, ngại giao tiếp, ngại tiếp xúc và thiếu hụt một số kỹ năng cá nhân. Sự tự ti đã làm Hùng tách rời với các hoạt động của nhóm học tập và nhóm làm việc. Điều này nếu khơng được khắc phục sớm thì sẽ gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến cơng việc và sự nghiệp của Hùng. Việc Hùng bị mọi người trong công ty và trong lớp học lãng quên chính là một dấu hiệu cảnh báo.

Để khắc phục tình trạng này, Hùng cần phải chú ý đến vấn đề xây dựng nhân hiệu. Bên cạnh việc tiếp thu các kiến thức khoa học, Hùng cần phải không ngừng trau dồi các kỹ năng mềm - các kỹ năng làm tăng độ thông minh cảm xúc. Trong mọi ngành nghề công việc con người đều cần đến kỹ năng mềm. Phương pháp để trau dồi kỹ năng mềm là học hỏi từ cuộc sống và tham gia các khoá học kỹ năng để vận dụng, thực hành. Hùng có thể quan sát từ cách hành động, ứng xử của những người xung quanh để học tập hoặc để rút ra những kinh nghiệm cho bản thân mình. Cố gắng rèn luyện bản thân để tự tin thấm nhuần cách giao tiếp ứng xử lịch thiệp, tạo cho mình những phản xạ xử trí các

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>CÂU HỎI ƠN TẬP </b>

1. Trình bày các khái niệm cá nhân, tập thể, xã hội. Phân tích mối quan hệ giữa cá nhân - tập thể; cá nhân – xã hội.

2. Phân tích các yếu tố quy định sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Cho ví dụ minh họa.

3. Phân tích luận điểm: “Cá nhân có nhân cách tốt, có ý thức đóng góp cho sự phát triển của xã hội thì sẽ thúc đẩy xã hội phát triển và ngược lại cá nhân có nhân cách xấu sẽ cản trở sự phát triển của xã hội”.

4. Nhân hiệu là gì? Vì sao con người cần xây dựng nhân hiệu cho bản thân mình?

5. Bạn có suy nghĩ gì về vai trị của bản thân đối với sự phát triển của xã hội?

<b>/ HẾT / </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>Bài 2 </b>

<b>KỸ NĂNG QUẢN LÝ BẢN THÂN </b>

<b>I. MỤC TIÊU: </b>

<i>Sau khi học xong bài này, sinh viên cần phải thực hiện được những điều sau: </i>

- Biết cách xác định năng lực bản thân mình.

- Biết đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. - Biết cách hiện diện một cách tự tin.

- Biết cách kiểm soát được cảm xúc của bản thân.

<b>II. NỘI DUNG BÀI HỌC: </b>

- Nhận biết năng lực bản thân. - Mơ hình cửa sổ Johari.

- Phương pháp nhận biết năng lực tốt nhất của bản thân – RBS. - Tự tin vào khả năng và giá trị của bản thân.

- Kiểm soát cảm xúc và hành vi của bản thân.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i>chung, sẽ bị mọi người khiển trách, chê cười. Hùng ln có cảm giác tự ti cả về hình thức và năng lực của bản thân. Anh sống thụ động, thường hành động theo sự lơi kéo, thuyết phục của bạn bè, ít khi đưa ra chính kiến. </i>

<i>Có bao giờ bạn cảm thấy nản chí, bế tắc, tự ti, khơng biết năng lực thực sự của mình là gì? </i>

<b>IV. NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Khái niệm quản lý bản thân </b>

<i>Quản lý bản thân tức là việc một cá nhân hiểu biết về chính bản thân mình, kiểm sốt được cảm xúc, hành vi của mình và biết cách phát triển những năng lực mà mình có nhằm đạt được những mục tiêu mà bản thân họ đề ra. </i>

Bên cạnh đó, với tư cách là một cá nhân sống trong xã hội, mỗi người cần phải định vị bản thân tại nơi mà người đó có thể đóng góp nhiều nhất cho sự

<b>phát triển của tổ chức, cộng đồng và xã hội. </b>

<b>2. Nhận biết năng lực bản thân </b>

Vì sao con người cần hiểu biết năng lực của bản thân mình?

- Việc nhận biết về bản thân sẽ quy định thái độ của con người trong quan hệ giao tiếp với mọi người xung quanh. Vì vậy chúng ta cần nhận biết về bản thân mình để tương tác với những người khác.

- Khi con người hiểu rõ bản thân, tức là hiểu rõ mong muốn của bản thân mình, tính cách, năng lực, điểm yếu, điểm mạnh của mình, con người sẽ biết phát huy những điểm mạnh và tìm cách khắc phục những điểm yếu. - Chúng ta rất cần nhận biết chính xác năng lực của bản thân để xây dựng nhân hiệu, tạo dựng hình ảnh và uy tín cá nhân - những điều rất quan trọng để đem lại sự thành công cho chúng ta

Tuy nhiên, việc nhận biết năng lực của bản thân không phải là điều đơn giản bởi vì đơi khi chúng ta không nhận thức hết được những điểm mạnh và điểm yếu, những thuận lợi và khó khăn của bản thân mình. Điều này khơng chỉ do những ngun nhân chủ quan mà còn do cả những nguyên nhân khách

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

quan. Chúng ta có thể hiểu rõ điều này khi nghiên cứu mô hình cửa sổ

<b>Johari. </b>

<b>2.1. Mơ hình cửa sổ Johari </b>

- Mơ hình cửa sổ Johari được xây dựng bởi Joseph Luft và Harry Ingham, cho biết ở mỗi cá nhân khi tương tác với người khác có bốn ơ tâm lý như

<b>sau: </b>

mà bản thân và những người khác đều dễ dàng nhận biết. Ví dụ: tên, chức vụ, nghề nghiệp, tuổi tác,…

<b>Bản thân nhận biết được </b>

<b>Bản thân KHÔNG nhận biết được Người khác </b>

<b>biết được </b>

PHẦN CÔNG KHAI (OPEN)

PHẦN MÙ (BLIND)

<b>Người khác KHÔNG biết </b>

<b>được </b>

PHẦN CHE GIẤU (HIDDEN)

PHÂN KHƠNG BIẾT (UNKNOW)

nhưng chính bản thân mình lại khơng nhận biết được. Chỉ khi người khác nói ra thì chúng ta mới biết. Ví dụ: có người có thói quen nói nhanh, nói dài, khi nói thường hay nhăn mặt…bản thân anh ta không hề biết những điều này cho đến khi có người góp ý

<b>với anh ta. </b>

biết rõ nhưng chúng ta không muốn bộc lộ cho người khác biết. Ví dụ như những tâm sự riêng tư, niềm tin, quan điểm, kinh nghiệm cá nhân…. Những thông tin này thường chỉ được bộc lộ dần dần với những người mà chúng ta thật sự tin tưởng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

o <b>Ơ 4: Phần khơng biết: Vùng này bao gồm những điều chính bản </b>

thân mình khơng biết về chính mình và người khác cũng khơng biết. Sở dĩ có vùng này là do chúng ta chưa có kinh nghiệm hoặc chưa có cơ hội khám phá những năng lực của chính mình. Có nhiều người khơng biết về năng lực của bản thân mình cho đến khi được sống trong mơi trường có cơ hội để bộc lộ.

tích nhiều vấn đề khác nhau của tâm lý và mối quan hệ của con người. Tuy nhiên, khi tiếp cận tìm hiểu năng lực cá nhân, của mơ hình cửa sổ Johari đã cho thấy hai cách giúp con người tương tác với người khác để hiểu về bản thân mình.

người khác chia sẻ, góp ý với ta. Cần hiểu đó là thiện ý của họ mong muốn cho ta hoàn thiện hơn. Nếu khơng có thái độ cầu thị, vui vẻ tiếp nhận ý kiến của người khác thì chúng ta sẽ không thể nhận được thông tin phản hồi. Điều này sẽ rất tai hại vì nó sẽ làm cho phần mù trở nên lớn hơn và cuối cùng bản thân chúng ta là người thiệt thòi vì khơng hồn thiện được bản thân.

sự giao tiếp, tương tác với những người xung quanh, chúng ta bộ lộ quan điểm và suy nghĩ của mình để họ hiểu về ta và chia sẻ ngược lại với ta. Tuy nhiên, việc bộc lộ như thế nào, với ai, trong hồn cảnh nào cho thích hợp sẽ phụ thuộc vào độ nhạy cảm, độ tinh tế, độ thông minh cảm xúc của từng người.

Nhân vật Hùng trong tình huống dẫn nhập rất nên nghiên cứu mơ hình cửa sổ Johari để thấy rằng anh ấy không nên sống quá khép kín, tách rời với mọi người xung quanh. Việc Hùng tự tin, mở rộng các mối quan hệ giao tiếp là rất cần thiết. Khi Hùng bộc lộ, chia sẻ thơng tin với mọi người xung quanh thì anh ấy cũng sẽ nhận lại các thông tin phản hồi. Điều này giúp cho Hùng nhận thức

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

rõ hơn về chính mình, thậm chí Hùng cịn có cơ hội khám phá ra những năng lực tiềm ẩn của bản thân mà bấy lâu nay vì sống q khép kín nên Hùng chưa có cơ hội để thể hiện.

<b>2.2. Phương pháp nhận biết năng lực tốt nhất của bản thân (Reflected Best Self – RBS) </b>

Như đã nói ở trên, nhận thức năng lực bản thân là cơng việc riêng của từng người. Vì chính chúng ta mới có thể hiểu rõ về con người mình với những phẩm chất, năng lực, khát vọng, mơ ước… Tuy nhiên, mơ hình cửa sổ Johari đã chỉ ra, trong nhận thức của con người, có những ô, những phần thuộc về vô thức mà bản thân con người cũng khó có thể gọi tên hoặc nắm bắt. Thậm chí, con người cịn chưa hiểu hết về năng lực tiềm ẩn của mình. Do vậy, để đánh giá chính xác năng lực của bản thân mình, ngồi việc tự mỗi người cảm nhận và

Cơng trình nghiên cứu của nhóm tác giả Laura Morgan Roberts, Gretchen Spreitzer, Jane Dutton, Robert Quinn, Emily Heaphy, và Brianna Barker đăng trên Tạp chí Harvard Business Review sẽ giúp mỗi người khám phá những điểm mạnh nhất của mình

ra một số người (khoảng 10 người) hiểu biết rõ về mình, quen biết lâu năm hoặc gắn bó gần gũi với mình. Ví dụ: cha mẹ, giáo viên chủ nhiệm, bạn bè thân thiết, người quản lý trực tiếp, đồng nghiệp gần gũi… và yêu cầu họ nhận xét về bạn. Bạn có thể yêu cầu họ nhận xét một cách thẳng thắn và chân tình về tính cách, năng lực, phẩm chất, ưu điểm, nhược điểm, sở trường, sở đoản mà họ nhìn thấy ở bạn.

các nhận xét của mọi người

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

o <b>Bước 3: Tự mô tả bản thân: Bạn hãy tự viết ra một bản mô tả bản </b>

thân (self observation) dựa trên những nét chính từ sự phản hồi của mọi người

thân mình, về cơng việc và cuộc sống hiện tại. Bạn đã học tập và làm việc theo đúng năng lực của bản thân mình chưa? Bạn đã phát huy hết được những khả năng mà mình đang có? Bạn hãy tự thiết kế lại công việc để hướng đến mục tiêu của bạn (xem phần sau)Trong tình huống dẫn nhập, chúng ta thấy cơng ty của Hùng đang trong quá trình tái cấu trúc, giám đốc đang yêu cầu các nhân viên tự xem xét năng lực của mình để đăng ký tham gia vào dự án mới. Nhân vật Hùng của chúng ta đang băn khoăn về năng lực của bản thân mình. Anh ấy hồn tồn có thể áp dụng phương pháp RBS trên đây để nhận biết về năng lực của bản thân.

<b>3. Tự tin vào khả năng và giá trị của bản thân </b>

Sự tự tin là điều rất cần thiết đối với mỗi con người. Chúng ta chỉ có thể tự tin khi biết được điểm mạnh của bản thân mình để phát triển nó và biết điểm yếu của bản thân để khắc phục nó.

<b>3.1. Con người cần hiện diện một cách tự tin </b>

Con người có sự tự tin mạnh mẽ có thể thu hút và truyền cảm hứng tự tin cho những người xung quanh. Những người tự tin có thể giải quyết công việc, vượt qua những thách thức, làm chủ các kiến thức và công nghệ mới. Sự tự tin mang lại cho con người sự chắc chắn cần thiết để tiến lên phía trước.

Một con người có cảm nhận mạnh mẽ về khả năng và giá trị của bản thân thì người đó có thể:

o Hiện diện tự tin và thể hiện “sự có mặt” của bản thân với mọi người.

o Nói ra những quan điêm khác biệt và sẵn sàng bảo vệ niềm tin về những gì là đúng

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

o Quyết đoán, đưa ra những quyết định chính xác bất chấp những rào cản và áp lực.

- Cách đi, dáng đứng tuy khơng hẳn là tất cả để đốn định về con người nhưng nó thường là biểu hiện ra bên ngoài của sự tự tin. Nếu bạn muốn cảm nhận và thể hiện sự tự tin của bản thân, hãy ngẩng cao đầu khi bước đi.

- Một phong thái ung dung, đơi mắt ln hướng về phía trước, sống lưng thẳng, tư thế thoải mái… chứng tỏ bạn là một người đầy đủ niềm tin ở năng lực của mình, ln ln sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn có thể xảy đến.

- Sự tự tin thường không được cảm nhận ở những người có dáng đi thất thểu, ngồi thõng tay hoặc khn mặt ủ rũ. Vì vậy, nếu bạn chưa có dáng vẻ tự tin thì hãy luyện tập thể chất đều đặn để nâng cao sức khoẻ và cải thiện dáng vóc của mình. Bởi vì một tinh thần lành mạnh luôn tồn tại trong một thể chất căng tràn nhựa sống. Nếu thể chất yếu đuối thì dù năng lực có cao đến mấy bạn cũng khó có thể đi đến được thành cơng trọn vẹn. - Đối với những người thiếu sự tự tin, nỗi sợ thất bại chứng tỏ sự thiếu

năng lực. Không tự tin có thể khiến con người có cảm giác khơng có nơi nương tựa, khơng có sức mạnh và bị tự ty. Tuy nhiên, nếu tự tin thái quá thì lại thành kiêu căng, điều này thường xảy ra ở những người thiếu độ thông minh xúc cảm và thông minh xã hội.

<b>3.2. Rèn luyện sự tự tin của bản thân </b>

- Để cho sức mạnh bản thân phát triển một cách tự nhiên và không ngừng tiến bộ, bạn cần phải hành động nhiều hơn là chỉ học để nhận biết về năng lực cá nhân.

- Hãy bắt đầu bằng cách lập ra cho mình một danh sách những mục tiêu cần thực hiện, bao gồm cả những khát vọng lâu dài lẫn những lời quyết tâm khẳng định điều này. Việc đọc đi đọc lại những lời khẳng định đó khơng những giúp bạn có thể giữ vững mục tiêu hiện tại mà cịn kích hoạt

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

được sức mạnh cá nhân trong bạn. Sự tự khẳng định này có tác động một cách ngạc nhiên trong việc giúp bạn vượt qua những hồi nghi về chính bản thân mình cũng như xố bỏ thói quen dựa dẫm vào người khác đã hình thành trong nhiều năm.

- Khi thiết lập các mục tiêu cho bản thân mình, bạn có thể áp dụng phương pháp SMART:

<b>o Specific - Cụ thể: Mục tiêu đặt ra phải cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu o Measurable – Có thể đánh giá được: Những thành tựu mà bạn đạt </b>

được có thể đo lường và đánh giá

<b>o Achieable – tính khả thi: Mục tiêu bạn đặt ra là có thể đạt được </b>

bằng chính khả năng của mình

<b>o Realistic – Có tính thực tế: Mục tiêu cần thực tế, tránh viển vông, </b>

xa vời, phi hiện thực.

<b>o Time bound - Giới hạn thời gian: bạn cần đặt ra ngày hoàn thành </b>

mục tiêu để nỗ lực phấn đấu cho kịp thời hạn.

- Hãy luôn ghi nhớ những mục tiêu mình đặt ra bằng cách đọc to bản danh mục này hoặc nhẩm trong đầu khi có thời gian rảnh rỗi. Mỗi khi bạn đọc những dự định có nghĩa là bạn đã gửi một thông điệp cụ thể cho cuộc sống về những quyết tâm của mình. Với những dự định rõ ràng và hành động có mục đích, chắc chắn bạn sẽ có cảm giác thuận lợi, dễ dàng hơn khi thực hiện chúng. Bạn cũng có thể thường xuyên bổ sung cập nhật hoặc thay đổi bản danh sách của mình tuỳ theo sự biến đổi của hoàn cảnh. - Bạn cần học cách trân trọng cuộc sống và trân trọng thời gian của mình

đồng thời có ý thức tơn trọng cuộc sống của những người xung quanh. Bạn đừng sợ người khác sẽ lấy đi những cơ hội hay thành công của mình. Ngược lại bạn cũng khơng nên nghĩ đến việc thu lợi từ sự thiếu hụt của người khác. Khi bạn coi trọng cảm giác và nhu cầu của người khác, cũng chính là lúc bạn đang ươm mầm cho những điều tốt lành.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

- Ngay cả khi bạn đã gặp phải thất bại thì cũng đừng tìm cách đổ lỗi cho bất kỳ ai, bất kỳ điều gì. Bạn đã đủ khả năng để thực hiện những ước mơ thì cũng đủ khả năng để chịu trách nhiệm về những lựa chọn và những quyết định về cuộc đời mình. Bạn đang sống cuộc sống của bạn và bạn đang sử dụng chính nguồn sức mạnh mà mình có. Hãy nhớ rằng bạn được sinh ra trên đời này bởi vì bạn có những bài học cần phải học và cần có những trải nghiệm riêng để khám phá ra năng lực của chính mình.

<b>4. Kiểm sốt cảm xúc của bản thân </b>

<b> 4.1. Vì sao con người cần biết tự kiểm soát bản thân? </b>

- Sống trong xã hội, bất cứ ai cũng cần phải tôn trọng những quy tắc, quy định chung, không được hành động theo bản năng, bột phát. Người trưởng thành cần phải chịu trách nhiệm về thái độ, lời nói, hành động của mình.

- Cuộc sống ln ln phức tạp, mọi điều xảy ra không phải lúc nào cũng theo ý muốn của riêng mình. Nếu con người phản ứng một cách khơng kiểm sốt với những điều xảy ra trái ý mình thì sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Nhà tâm lý học Sigmund Freud đã nói rằng: “Đừng tìm cách loại trừ những phức tạp của cuộc sống mà hãy học cách tồn tại cùng với chúng, bởi chính những điều đó sẽ chỉ hướng cho chúng ta đi”.

- Trong một số nền văn hoá, đặc biệt là ở châu Á, con người được giáo dục là cần phải giấu những cảm xúc khó chịu ở bên trong. Nếu ai đó cố giữ vẻ bề ngồi bình thản nhưng bên trong lại đang đối mặt với các triệu chứng bệnh lý như: đau đầu, mất ngủ, dằn vặt bản thân… thì chứng tỏ họ chưa thực sự kiểm soát được cảm xúc trước những điều không như ý. - Khi con người có khả năng tự kiểm sốt tức là họ có thể kiềm chế sự bốc

đồng và nỗi đau; giữ bình tĩnh và quyết đốn ngay cả khi sự việc bất ngờ xảy ra; Suy nghĩ kỹ càng và giải quyết chúng dưới mọi áp lực. \

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>4.2. Cách kiểm soát cảm xúc của bản thân </b>

<b>- Điều khiển cảm xúc để vượt qua sự sợ hãi </b>

• Sự trải nghiệm trong cuộc sống thường để lại trong tâm trí mỗi người những cung bậc cảm xúc khác nhau. Nó phản ánh thái độ của từng người đối với những vấn đề mình gặp phải.

• Đối với những nỗi đau đớn hay sợ hãi cũng vậy, chúng ta có thể giảm bớt hoặc đẩy lùi chúng trong tâm trí mình nếu trước đó chúng ta để cho bản thân trải nghiệm cảm giác đó. Bạn có thường bị lấn át bởi những lo lắng trong ý nghĩ về một tình huống nào đó, nhưng rồi khi thực sự trải qua nó, bạn lại cảm thấy khơng q khó khăn như mình đã tưởng?

• Hãy nhìn thẳng vào nỗi sợ hãi của mình và ghi nhận kích thước, màu sắc, vị trí của nó. Bạn sẽ biết nên tập trung ý chí vào đâu để cắt bớt chúng đi hay để kiểm sốt chúng. Ví dụ bạn là người sợ độ cao hay nước sâu, bạn sẽ tự bảo vệ mình bằng cách tránh xa những vị trí có thể gây cảm giác lo sợ như vậy, tuy nhiên nhiều trường hợp bắt buộc bạn phải suy nghĩ lại về chúng. Tại sao bạn lại sợ độ cao? Nó nảy sinh từ đâu? từ lúc nào? Và liệu nỗi ám ảnh về sự sợ hãi như thế có bảo vệ được bạn suốt đời hay khơng? Chỉ đến khi tìm hiểu một cách thấu đáo vấn đề này thì bạn mới có khả năng giải toả chúng ra khỏi tâm trí mình hoặc chí ít cũng làm giảm đi sự sợ hãi cố hữu cứ bám riết vào bạn bấy nay.

• Nếu chúng ta chịu khó quan sát rõ ràng những cảm giác của mình sau mỗi trải nghiệm thì nó sẽ mở ra cho chúng ta nhiều cánh cửa hơn nữa để cảm nhận về cuộc sống. Trước khi bạn bắt đầu né tránh những cảm giác nặng nề có thể xảy ra, hãy để cho bản thân bạn được cảm nhận chúng một cách trọn vẹn. Hãy làm như thế mà không cần phải suy đốn bất cứ điều gì. Thay vì sử dụng suy nghĩ của mình để ước định hồn cảnh, hãy luyện tập bằng cách để mình trải qua hồn cảnh đó trong trạng thái an tồn và khơng căng thẳng. Khi chúng ta đã hiểu rõ điều gì chúng ta có thể thay đổi được điều ấy.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

• “Đừng để cảm giác lo sợ xen vào tâm trí khi bạn bắt tay vào làm bất cứ việc gì vì nếu thế thì bạn sẽ khơng bao giờ cảm thấy tự tin để thực hiện thành cơng điều đó” Baltasar Gracían.

• Nhiều người ln muốn mình được sống trong một nơi an toàn, cố gắng bám vào những điều đã biết để tự an ủi bản thân mà không dám đối diện với những thử thách mới - những thử thách ẩn chứa nhiều điều tốt đẹp hơn. Nhưng nếu cứ mãi như vậy có nghĩa là chúng ta đang tự hạn chế những năng lực tiềm ẩn của mình và ngăn cản sự trưởng thành của bản thân, chúng ta tự biến mình thành con người nhỏ bé và chấp nhận điều đó trong khi thế giới thì bao la vô tận. Chúng ta hãy nhận thức rõ điều này để đừng lãng phí nguồn sức mạnh mà tạo hố đã ban cho mình.

<b>4.3. Chủ động luyện tập để điều khiển cảm xúc </b>

Để điều khiển và kiểm sốt được cảm xúc của mình, bạn cần nắm vững những nguyên tắc sau:

 Không để cảm xúc điều khiển, không nên thực hiện bất cứ sự thay đổi nào do những hứng thú bất chợt theo sở thích

 Giảm bớt việc phóng đại tình cảm. Khơng nên q nhấn mạnh những điều bạn hài lịng, những điều làm bạn bất mãn, những lo sợ hoặc ước muốn. Bởi vì khi tăng cường sắc thái, cảm xúc của con người thường thổi phồng cái tốt và cái xấu, làm lu mờ và làm biến đổi sự thật.

 Hãy hình dung về cảm xúc của con người như một toà lâu đài. Trong “lâu đài cảm xúc”, có những phịng khách rực rỡ nơi ngự trị sự lạc quan, hy vọng, tình u, lịng can đảm và niềm vui. Cũng có những nơi tối tăm, sự chán nản, buồn rầu, sợ hãi, lo lắng và tức giận ngự trị trong “lâu đài”. Người chủ nhà có ý chí, sẽ phải đi khắp các gian phịng nhưng anh ta có thể đến nơi nào anh ta muốn trong “lâu đài” của mình. Bạn khơng nên q coi trọng những nỗi sợ hãi, lo lắng và buồn rầu; không nên tự nguyện ở lại với chúng theo thói quen mà hãy sống trong những phòng của niềm

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

 Hãy phát hiện nguyên nhân làm nảy sinh cảm xúc tiêu cực. Phân tích bằng lý trí, loại bỏ những yếu tố gây nhiễu, khơng trầm trọng hố vấn đề.  Nêu ra những ý tưởng hoặc hành vi trái ngược để kiềm chế những cảm

xúc tiêu cực.

 Bồi dưỡng thể lực, tránh tình trạng căng cơ quá mức và kéo dài. Đồng thời tránh tình trạng bi luỵ quá mức do cảm xúc tiêu cực lặp đi, lặp lại.  Chế ngự bản năng bằng lý trí. Điều chỉnh lại nhân sinh quan, hướng đến

những giá trị vĩnh cửu và siêu việt, không dừng lại ở giá trị vật chất phù phiếm.

 Tạo ra những cảm xúc tích cực, nghĩ đến những điều tốt đẹp và sự tốt lành của con người.

 Thay đổi những biểu hiện mà bạn có thể kiểm sốt. Thư giãn tất cả các cơ: đơi mắt, gương mặt, ngực, cánh tay. Hít thở sâu, mỉm cười.

<b>Một số cách luyện tập: </b>

<i> Tập trung vào một hình ảnh tạo cho bạn cảm giác ấm áp, an bình: hãy </i>

cố gắng tìm trong quá khứ một tình cảm hoặc kỷ niệm đã tạo cho bạn cảm giác thanh thản, n bình. Ví dụ một phong cảnh hữu tình, một hợp âm, một khn mặt đẹp và phúc hậu, hình ảnh bữa cơm ấm áp có đầy đủ mọi thành viên trong gia đình… Hãy làm cho cảm giác này sống lại, càng cụ thể, càng tốt.

<i> Tập trung vào hình ảnh năng lực: Hãy cố gắng cảm nhận lại sức mạnh </i>

tinh thần của bạn bằng cách nhớ lại những lúc bạn quyết tâm khắc phục khó khăn. Hãy tái hiện trong tâm trí bạn những giờ phút đó. Nếu bạn chưa bao giờ sống trong như giây phút đó, hãy cố gắng hiểu năng lực bằng những hình ảnh hoặc những so sánh được thích ứng với tâm thế của bạn; chính chúng đã xâm nhập vào tiềm thức của bạn. Hãy kiên nhẫn, bạn sẽ thành công một cách dễ dàng.

<i> Tập trung vào hình ảnh kiểm sốt: đó là kết quả của sự luyện tập từ </i>

những bước thực hành trước. Nếu người nào tự điều chỉnh được thái độ

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

của bản thân theo từng bối cảnh, lúc bình thản, lúc cương quyết thì người đó đã có được sự tự chủ. Hãy cố gắng kiểm soát cảm xúc trong chính con người bạn. Cảm nhận, luyện tập, tiếp tục phát triển cho đến khi nó khắc sâu vào bạn, trở thành khả năng thực sự của bạn.

 Sự tập trung điều khiển cảm xúc, cần thực hiện dần dần. Ban đầu, bạn hãy thực hiện sự tập trung trong một lúc, sau đó lâu hơn và lặp lại chúng nhiều lần mỗi ngày cho đến khi chúng xâm nhập vào tiềm thức của bạn, trở thành vốn sống của bạn. Hãy áp dụng thực hành sự tập trung hình ảnh khi chúng ta gặp những tình huống khiến cho chúng ta bối rối. Kinh nghiệm đã cho thấy phương pháp này có thể khắc phục một cách cơ bản tính mẫn cảm thái quá và giúp bạn điều chỉnh được cảm xúc.

<b>4.4. Cách chế ngự cơn tức giận: </b>

 Trong khi tức giận, ánh mắt của con người thường trở nên dữ tợn, đôi mắt căng lên, không chớp mắt. Chúng ta có thể làm dịu cái nhìn của chúng ta bằng cách chớp mắt nhiều lần khi chúng ta giận dữ. Khi giận dữ, hơi thở của chúng ta thường nông và dồn dập. Do vậy hãy hít vào thật sâu và thở ra từ từ, nhẹ nhàng để điều hoà nhịp tim của mình.  Do cú sốc của cảm xúc, giọng nói của chúng ta có thể đanh lại và run

lên. Vì vậy, khi tức giận chúng ta nên giữ im lặng rồi trả lời thật dịu dàng; khi lo sợ hãy nói thật mạnh và tự tin; khi buồn rầu hãy nói phấn chấn hơn. Cách chế ngự cơn tức giận cũng được Người Anh đúc kết: “Bạn hãy huýt sáo trong bóng tối để chiến thắng sợ hãi. Chúng hãy hát khi chúng ta buồn vì kẻ nào hát lên thì tiêu diệt những buồn phiền. Người Nhật Bản thì quan niệm: “khi gương mặt mỉm cười thì mặt trời xuất hiện trong tâm hồn chúng ta”.

 Khi tức giận, cơ mặt và bàn tay của chúng ta có xu hướng cứng lại. Hãy thả lỏng cơ mặt và bàn tay.

 Trong một số trường hợp, nếu những cách kiểm soát cảm xúc như trên

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

bực tức thì chúng ta cần áp dụng cả kinh nghiệm kiểm soát tâm lý, sử dụng những ý tưởng và tình cảm trái ngược để khống chế sự tức giận thì chúng ta sẽ chế ngự được nó.

 Những người giỏi kiềm chế thường áp dụng kỹ thuật quản lý áp lực mỗi khi họ cần đó là đi bơi, nghỉ ngơi, tập yoga, tập thiền…. Các phương pháp này khơng có nghĩa là sẽ có thể giúp chúng ta hết hẳn cảm giác thất vọng hoặc mệt mỏi khó chịu mà nó thường có tác dụng thư giãn, làm giảm các kích động và sự hoạt động liên tục của các dây thần kinh. Nhờ vậy, chúng ta sẽ khôi phục nhanh trở về trạng thái ban đầu. Kết quả là chúng ta sẽ giảm được căng thẳng và bệnh tật.

<b>Giải quyết tình huống </b>

Nhân vật Hùng trong tình huống của chúng ta có thể thay đổi lối sống khép kín khi anh ấy nghiên cứu mơ hình cửa sổ Johari và hiểu được sự cần thiết phải mở rộng mối quan hệ giao tiếp, chia sẻ nhiều hơn với mọi người xung quanh. Để trở nên tự tin trong giao tiếp, Hùng cần nhận biết được năng lực thực sự của bản thân, xác định đâu là điểm mạnh, điểm yếu, sở trường sở đoản của mình. Anh ấy có thể áp dụng phương pháp RBS để nhận biết về năng lực của mình. Hùng cần nhận thức rằng, khơng có ai là người hồn hảo chỉ có tồn điểm mạnh, điểm mạnh và điểm yếu tồn tại bên cạnh nhau trong mỗi con người. Nếu chỉ nhìn vào điểm yếu của bản thân, Hùng sẽ trở nên ngày càng tự ti. Vì vậy Hùng cần nhìn vào điểm mạnh của bản thân để phát huy nó và chú ý dần dần khắc phục những điểm yếu. Bên cạnh đó Hùng nên xác định các mục tiêu rõ ràng trong cuộc sống và cố gắng thực hiện các mục tiêu đó. Hùng cần luyện tập để tự tin, mạnh dạn hơn, kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân, vượt qua những rào cản tâm lý.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<b>CÂU HỎI THẢO LUẬN </b>

1. Vì sao con người cần phải tự tin về năng lực và giá trị của bản thân? 2. Con người cần phải làm gì để hiện diện một cách tự tin?

3. Bạn có tự tin khơng? Vì sao? Hãy chia sẻ kinh nghiệm của bạn. 4. Vì sao con người cần biết kiểm sốt cảm xúc của mình?

5. Bạn đã bao giờ hành động trong trạng thái mất kiểm soát? Hãy chia sẻ câu chuyện của bạn.

6. Bạn thường làm gì để giải toả sự tức giận của mình? Theo bạn cách tốt nhất để kiểm soát sự tức giận là gì?

<b>HẾT. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>BÀI 3 </b>

<b>KỸ NĂNG GIAO TIẾP HỘI THOẠI CƠ BẢN </b>

<b>I. MỤC ĐÍCH: </b>

Sau khi học xong bài học, sinh viên cần hiểu biết những điều sau:

• Hiểu biết về khái niệm giao tiếp, lợi ích từ khả năng giao tiếp tốt • Hiểu biết về ý nghĩa của giao tiếp bằng ngơn từ và phi ngơn từ • Biết cách giao tiếp để xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp

<b>II. NỘI DUNG BÀI HỌC: </b>

• Khái niệm giao tiếp

• Lợi ích từ khả năng giao tiếp tốt • Các phương tiện giao tiếp

• Giao tiếp là một nghệ thuật

• Một số vấn đề cần lưu ý trong giao tiếp ứng xử

<b>III. TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP </b>

<i>Nhân vật Hùng trong tình huống của chúng ta là người ngại giao tiếp với những người xung quanh. Phần vì anh ấy khơng tự tin về bản thân nhưng phần lớn vì anh ấy khơng biết cách diễn đạt suy nghĩ và cảm xúc của mình. Mọi người nhận xét Hùng là người ít nói và vụng về trong giao tiếp. Điều này cản trở công việc và sự thành cơng của Hùng. Theo bạn Hùng nên làm gì? </i>

<i>Khả năng giao tiếp tốt là một trong những biểu hiện cao nhất của sự thông minh cảm xúc của con người. Theo các nghiên cứu khoa học, nếu như chỉ số thơng minh trí tuệ (IQ) của con người khó thay đổi do sự cấu tạo của não bộ thì chỉ số thơng minh cảm xúc (EQ) lại hồn tồn có thể thay đổi theo thời gian khi con người nỗ lực trau dồi và có thêm những trải nghiệm thực tế. </i>

<i>Do đó, khả năng giao tiếp của Hùng hồn tồn có thể được cải thiện khi Hùng </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<b>IV. NỘI DUNG </b>

<b>1. Khái niệm giao tiếp </b>

- Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin để tạo lập và duy trì các mối

<b>quan hệ giữa người với người nhằm đạt được những mục đích nhất định. </b>

Giao tiếp là cách thức con người tạo lập nên những mối liên hệ với những người khác trong xã hội;

của mình.

Thơng điệp được truyền tải qua q trình phát, nhận và phản hồi các thơng tin của các bên giao tiếp với nhau

<i> Sơ đồ mô tả q trình trao đổi thơng tin </i>

Theo sơ đồ này, người gửi muốn truyền ý tưởng của mình cho người khác thì phải mã hóa nó thành lời nói, chữ viết hay các hình thức biểu hiện phi ngơn từ (cử chỉ, ám hiệu…) gọi là thông điệp. Người nhận thơng tin phải giải mã nó thì mới có thể hiểu được thơng điệp của người gửi và có sự phản hồi trở lại. Trên thực tế, quá trình gửi và nhận thơng tin sẽ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố ngoại

<b><small>Gửi </small></b>

<b><small>Hồi đáp </small></b>

<b><small>Nhận </small></b>

<b><small>Giải mã Hiểu Mã hóa </small></b>

<b><small>Ý tưởng </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

cảnh, gọi là yếu tố gây nhiễu. Những yếu tố nhiễu này sẽ cản trở quá trình giao tiếp, nhiều khi chúng gây nên sự hiểu lầm giữa các đối tượng giao tiếp.

Q trình trao đổi thơng tin còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau, nếu những thông tin từ người gửi không được mã hố chính xác, người nhận khơng hiểu chính xác thơng tin chuyển đến, thông tin không rõ ràng mạch lạc bởi những yếu tố nhiễu… thì quá trình giao tiếp sẽ khơng thể tiến hành thuận lợi. Q trình giao tiếp chỉ thực sự thành công khi người nghe hiểu được đúng nội dung mà người nói muốn truyền đạt và có sự phản hồi.

<b>2. Lợi ích từ khả năng giao tiếp tốt </b>

Giao tiếp giữ một vai trị quan trọng trong cuộc sống và cơng việc hàng ngày của bạn. Giao tiếp là một phương tiện giúp bạn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người nghe.

Nếu bạn rèn luyện được kỹ năng giao tiếp tốt bạn sẽ có thể:

• Phát triển các mối quan hệ với mọi người trong môi trường học tập, môi trường làm việc và môi trường xã hội nói chung.

• Tạo ra được những cầu nối, mở ra những cơ hội mới;

• Biết cách truyền đạt thơng tin và khuyến khích mọi người cùng học tập, làm việc

• Gây được niềm tin qua với mọi người từ cách nói năng lưu lốt và chững chạc

• Phối hợp tốt với mọi người trong nhóm để nâng cao hiệu quả cơng việc;

<b>3. Các phương tiện giao tiếp </b>

Trong quá trình giao tiếp, con người thường sử dụng những phương tiện giao tiếp khác nhau. Phương tiện giao tiếp những cách thức mà chúng ta sử dụng để truyền thông điệp đến các đối tượng giao tiếp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Giáo sư tâm lý học Albert Mehrabian của trường Đại học UCLA cho rằng, tỷ lệ 7% - 38% - 55% là tỷ lệ mà con người sử dụng trong khi giao tiếp. Theo ông,

cảm trong cách diễn đạt…

Con người thường sử dụng nhiều phương tiện khác nhau trong quá trình giao tiếp: giao tiếp bằng ngôn từ, giao tiếp phi ngôn từ, giao tiếp bằng văn bản, v.v.. Trong phạm vi bài học này, chúng ta sẽ đề cập đến 2 loại

<b>phương tiện giao tiếp ngôn từ và phương tiện giao tiếp phi ngôn từ: </b>

<b>3.1. Phương tiện giao tiếp bằng ngôn từ </b>

<b>3.1.1. Tầm quan trọng của các yếu tố ngôn từ trong giao tiếp </b>

truyền thông tin, thông điệp thông qua ngơn ngữ nói, viết và các kí hiệu, tín hiệu bằng chữ hoặc hình ảnh.

thơng tin và thơng điệp cho nhau nhằm đạt được các mục tiêu nhất định trong cuộc sống của mình.

trong yếu tố góp phần gây thiện cảm đối với người đối diện, tạo sự thành cơng trong giao tiếp.

<small>Giọng nói 38% </small>

<small>Lời từ 7% </small>

<small>Hình ảnh cử </small>

<small>chỉ 55% </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>3.1.2. Phương pháp sử dụng yếu tố ngôn từ trong giao tiếp </b>

Để đảm bảo cho những thông điệp truyền đến người nghe đúng với mục đích ban đầu và người nghe hiểu đúng ý định của người nói, khi giao tiếp, người nói cần chú ý:

Trước hết, bạn cần nghĩ đến mục đích, ý chính mình định nói là gì và ai là người nghe. Bạn nên biết rõ chủ đề định nói và xử lý trước những câu hỏi mà bạn nghĩ người nghe có thể đặt ra.

<b>cảnh giao tiếp </b>

Bạn nên tránh sử dụng những từ ngữ thô tục, khơng dùng tiếng lóng, khơng dùng cách nói quá bóng bảy hoặc quá trừu tượng để đảm bảo rằng người nghe có thể dễ dàng hiểu được thơng điệp mà bạn muốn truyền tải.

mạch, khơng có những từ ngữ hoặc câu thừa và phải nêu bật những ý cần thiết.

Cấu trúc câu rất quan trọng khi bạn sử dụng yếu tố ngôn từ trong giao tiếp. Thay vì nói một câu dài với nhiều thơng tin, bạn nên ngắt ra thành nhiều câu ngắn truyền đạt từng thông tin một.

<b>Quy tắc ABC trong giao tiếp </b>

A: Accuracy – Chính xác B: Brevity – Ngắn gọn

C: Clarity – Rõ ràng

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b>3.2. Phương tiện giao tiếp phi ngôn từ (body language) 3.2.1. Tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn từ </b>

Phương tiện giao tiếp phi ngôn từ có vai trị quan trọng trong việc truyền các thông tin và thông điệp cho đối tượng giao tiếp nhằm biểu lộ cảm xúc, tình cảm cũng như độ nhạy cảm của quá trình giao tiếp. Bạn có thể truyền đi một thơng điệp khơng lời mà người nhận vẫn có thể hiểu được ý nghĩa của nó. Đồng thời, khi bạn có một mục đích rõ ràng, bạn thường biểu đạt những điều đó thơng qua những điệu bộ, cử chỉ. Một cái vẫy tay, một cái nháy mắt cũng có thể biểu đạt ý nghĩ một cách hợp lý. Tuy nhiên, giao tiếp phi ngôn từ thường đi kèm với lời nói nhằm làm tăng ý nghĩa, củng cố và làm rõ thơng điệp.

<b>3.2.2. Một số hình thức giao tiếp phi ngôn từ </b>

Khuôn mặt là nơi thể hiện mức độ cảm xúc của bạn. Nét mặt biểu lộ thái độ, cảm xúc như vui mừng, buồn bã, ngạc nhiên, sợ hãi, kinh hồng, tức giận, u ghét… Ngồi tính biểu cảm, nét mặt cũng là bộ phận biểu lộ tính cách, cá tính của con người.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<small></small> <b>Ánh mắt </b>

Đơi mắt được ví là cửa sổ của tâm hồn, là yếu tố bộc lộ rõ nhất cảm xúc của con người. Trong khi giao tiếp, bạn có thể hiểu được cảm xúc người khác thông qua ánh mắt để có cách ứng xử phù hợp. Trong khi trò chuyện, thỉnh thoảng hãy giao tiếp bằng mắt 1 đến 10 giây và hãy chú ý lắng nghe.

Ánh mắt hỗ trợ ngơn ngữ nói: Ánh mắt đi kèm theo lời nói sẽ làm cho lời nói truyền cảm hơn, tự tin hơn, thuyết phục hơn.

Ánh mắt thay thế lời nói: Có những điều kiện, hồn cảnh người ta khơng cần nói nhưng vẫn có thể làm cho người ta hiểu được điều mình muốn nói thơng qua ánh mắt.

Trong giao tiếp, các cử chỉ của chúng ta như: chân, tay, đầu, thân thể… luôn mang những nghĩa nhất định. Các cử chỉ này cũng có thể biểu đạt thái độ như: đồng ý, phản đối, đáng tiếc, tức giận… Các cử chỉ khác như mũi, tai, lông mày, miệng… cũng là phương tiện biểu lộ các trạng thái tâm lý, tình cảm để truyền thơng điệp trong quá trình giao tiếp.

Là một phương tiện thể hiện tác phong trong giao tiếp. Tư thế thể hiện mối quan hệ đối với vai trị, vị trí, vị thế xã hội của đối tượng giao tiếp. Tư thế có vai trị biểu cảm, có thể nhìn thấy qua tư thế trạng thái tinh thần thoải mái hay căng thẳng.

Bao gồm sắc mặt, nét mặt, đặc điểm của khn mặt, râu tóc, trang phục, trang sức… là những yếu tố có thể gây ấn tượng mạnh, đặc biệt trong lần giao tiếp đầu tiên. Người có diện mạo sáng sủa là một

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

lợi thế trong giao tiếp. Những người này thường dễ dàng thu hút được thiện cảm của những người xung quanh.

Cách ăn mặc, đồ trang sức… của một người cũng thể hiện cá tính, cấp độ và trình độ văn hóa, nghề nghiệp đẳng cấp của người đó. Thơng qua cách ăn mặc, trạng thái tình cảm hoặc tâm lý của đối tượng cũng có thể được nhận biết.

Gồm các động tác ôm hôn, bắt tay, vỗ vai, xoa đầu, cọ mũi (ở một số khu vực nhất định), nâng ly trong bàn tiệc, gõ cửa… cũng là những phương tiên giao tiếp phi ngôn ngữ. Những hành vi giao tiếp này chỉ được sử dụng trong một số trường hợp với những hoàn cảnh cụ thể và với các nguyên tắc phù hợp với trình độ văn hóa của mỗi vùng, miền, quốc gia nhất

<b>định </b>

Khơng gian giao tiếp biểu lộ mối quan hệ, trạng thái tình cảm, văn hóa và thái độ ứng xử của các bên trong khi giao tiếp. Không gian giao tiếp bao gồm:

- Khoảng cách giao tiếp

Khoảng cách giao tiếp được chia làm các vùng giao tiếp xung quanh các bên giao tiếp. Có 4 vùng giao tiếp cơ bản, mỗi vùng thể hiện một mối quan hệ và tình cảm giao tiếp khác nhau:

 Vùng mật thiết (0 - 0,5 mét): Vùng này chỉ tồn tại khi có mối quan hệ thân tình với người khác. Lúc này, xúc giác và khứu giác là phương tiện truyền thơng quan trọng. Lời nói có thể chỉ thì thầm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

 Vùng riêng tư (0,5 - 1,5 mét): Hai người phải rất quen nhau đến mức cảm thấy thoải mái mặc dù họ chưa đến mức mật thiết.

 Vùng xã giao (1,5 - 3,5 mét): Đây là vùng tiến hành phần lớn các hoạt động kinh doanh. Ví dụ: Giao tiếp giữa người bán hàng với khách hàng. Thông thường, các sếp cũng giữ khoảng cách này khi nói chuyện với nhân viên.

 Vùng cơng cộng (>3,5 mét): Là phạm vi tiếp xúc với người xa lạ vì mục đích công việc, là phạm vi được các chính khách nhà nước yêu thích.

- Cách bố trí, bài trí khơng gian giao tiếp

Được thể hiện thơng qua cách trang trí nơi làm việc, nơi diễn ra giao tiếp. Ở các cấp độ giao tiếp khác nhau, cách bố trí màu sắc, đồ vật… phải khác nhau cho phù hợp với đối tượng giao tiếp. - Vật dụng giao tiếp

Gồm những đồ vật được sử dụng trong quá trình giao tiếp như quà tặng, tranh ảnh, bưu thiếp, hoa, đồ lưu niệm… Tất cả các kỷ vật ln có ý nghĩa trong việc thiết lập các mối quan hệ, tình cảm, giữa những người giao tiếp với nhau.

<b>3.3. Giao tiếp là một nghệ thuật </b>

Kỹ năng giao tiếp hiệu quả là khả năng nhận biết nhanh những biểu hiện bên ngồi và phán đốn diễn biến tâm lý bên trong của đối tượng giao tiếp. Đồng thời biết sử dụng phương tiện giao tiếp ngôn từ và phi ngôn từ để tiến hành hoạt động giao tiếp sao cho đạt được mục đích đã định. Dưới đây là một số chỉ dẫn để bạn có thể giao tiếp hiệu quả.

<b>3.3.1. Khởi đầu giao tiếp </b>

<b>Giai đoạn trước khi giao tiếp </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Tạo ấn tượng ban đầu trong giao tiếp có ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình giao tiếp về sau. Ấn tượng ban đầu tốt đẹp chính là chìa khố thành cơng trong giai đoạn tiếp theo. Vì vậy, để thành công trong giao tiếp, ngay từ đầu, mỗi chủ thể giao tiếp cần phải làm chủ bản thân, duy trì được trạng thái cân bằng tâm lý. Trước giao tiếp, cần:

Đánh giá đối tượng, hồn cảnh về sở thích, thói quen, cá tính, thời gian, khơng gian cuộc gặp;

<b>3.3.2. Duy trì giao tiếp </b>

Giao tiếp tốt là điều rất khó nhưng việc duy trì giao tiếp cịn khó hơn. Để duy trì giao tiếp, người tham gia giao tiếp cần phải:

<b>chuyện </b>

Trước khi tiếp xúc với một đối tác, bạn cần phải tìm hiểu xem cần phải sử dụng đề tài gì để nói chuyện. Nếu tư liệu nói chuyện của bạn khơng đủ thì sẽ khó có thể có bước khởi đầu tốt đẹp, mà chỉ có thể nói chuyện phiếm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Cần thường xuyên thu thập kiến thức mới và vận dụng làm đề tài nói chuyện. Làm như vậy, không những bản thân thu được những kinh nghiệm quý giá mà còn tạo nên sự linh hoạt, sáng tạo, thể hiện được cá tính trong khi giao tiếp.

Bằng cách đưa ra những câu hỏi mở, bạn sẽ khiến cho người nói chuyện cởi mở hơn và cũng có cơ hội bộc lộ bản thân nhiều hơn. Ví dụ một số câu hỏi gợi mở:

- Tơi đang băn khoăn khơng biết có phải là…?

Nếu tơi khơng nhầm thì hình như…có phải khơng? Tơi nghe nói…

Nếu bạn khơng ngại thì hãy chia sẻ với tơi… Giá như tơi biết được…

Lời khen được ví như một loại “dầu bôi trơn” trong các mối quan hệ giao tiếp. Bạn không nên hà tiện lời khen đối với những người xung quanh mình bởi ai cũng có những điểm mạnh, những ưu điểm cần được khuyến khích. Biết dùng lời khen một cách thơng minh sẽ tạo ra những hiệu quả tốt đẹp cho các mối quan hệ. Lời khen chân thành được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ sẽ làm cho đối tác có thiện cảm với bạn. Nếu lời khen quá sáo rỗng, không có thực, nó sẽ gây phản cảm. Trong trường hợp này, bạn có thể bị đánh giá là kẻ xu nịnh hoặc giả dối.

Mỗi người đều có tính cách, sở thích, năng lực khác nhau nên khơng ai có thể hợp nhau đến mức có đồng quan điểm với nhau về tất cả mọi vấn đề. Dù là bạn thân thiết đến mức độ nào thì sớm muộn cũng sẽ đến lúc bất đồng quan điểm, nảy sinh mâu thuẫn về

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

giữ những lễ nghĩa nhất định, tơn trọng đối tác của mình. Nếu bạn muốn duy trì lâu dài một mối quan hệ nào đó thì tuyệt đối khơng được suồng sã. Đó là một nguyên tắc cơ bản của quan hệ giao tiếp. Với những mối quan hệ thân thiết, trong tiềm thức của cả hai bên đều cho rằng mình rất hiểu đối phương, tưởng tượng đối phương và mình có ý nghĩ, cảm nhận giống nhau - đó là một sai lầm. Thực tế đã chứng minh rằng, đa số những mối quan hệ mà người trong cuộc cho rằng họ đã hiểu nhau nhất, thân nhau nhất, có thể tha hồ suồng sã mà khơng cần phải giữ gìn lễ nghĩa,...lại là những mối quan hệ có nguy cơ tan vỡ cao nhất.

<b>4. Nghe và chiến lược lắng nghe </b>

<i>"Tạo hóa ban cho con người một cái lưỡi nhưng lại có đến hai cái tai. Nhờ vậy, chúng ta có thể nghe người khác nói nhiều gấp hai lần chúng ta nói”. </i>

<i>Epictetus </i>

Một cuộc đối thoại thành cơng dựa trên cả người nói và người nghe. Nghiên cứu khoa học cho thấy con người có khả năng nghe xấp xỉ 300 từ/phút và hầu hết chúng ta chỉ có thể nói từ 150 – 200 từ/phút.

<b>Cách lắng nghe hiệu quả: </b>

của người nói, đồng thời quan sát các hành vi phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ của người nói. Khi nghe nên ghi chép lại vì việc ghi chép lại sẽ giúp bạn lưu lại thông điệp và dễ nhớ hơn.

Ánh mắt chăm chú, đôi tai lắng nghe là những cách để thể hiện sự quan tâm đến lời nói của người khác. Hãy thêm vào đó những cái gật đầu để khẳng định bạn đang lắng nghe họ. Điều này giúp người nói yên tâm rằng bạn đang theo sát cuộc trò chuyện.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<small></small> <b>Hiểu đúng: Bạn hãy xác định xem ý của người nói thực sự là gì? </b>

Cố gắng giải mã những thơng điệp của người nói theo đúng cách, đúng ý tưởng của họ.

cách ghi chép hoặc vạch ra trong đầu những điểm chính trong thơng điệp của người nói. Hãy ghi nhớ thông điệp để làm căn cứ sau này.

nghĩ có phê phán để đánh giá những điểm chính trong thơng điệp của người nói. Hãy tách biệt sự kiện với quan điểm và đánh giá chất lượng bằng chứng

đánh giá xong thơng điệp của người nói.

Thơng tin phản hồi cần tập trung vào những thông tin cụ thể, hướng vào mục tiêu giao tiếp chứ không nên chung chung;

Cần đưa ra phản hồi đúng thời điểm. Phản hồi có ý nghĩa nhất khi khoảng thời gian giữa hành vi của người nhận phán hồi với việc đưa ra phản hồi là ngắn nhất;

Để việc phản hồi có hiệu quả, bạn cần phải đảm bảo rằng người nhận hiểu rõ về nó.

<b>- Những vấn đề gặp phải khi nghe kém: </b>

Khi bạn không biết lắng nghe bạn sẽ gặp phải một số việc không tốt như:

và của người nói

đề.

</div>

×