Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm cơ tim cấp có hỗ trợ oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 123 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>

<b>---ĐẶNG TƯỜNG VI</b>

<b>ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG</b>

<b>VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM CƠ TIM CẤP CÓ HỖ TRỢOXY HĨA MÁU QUA MÀNG NGỒI CƠ THỂ</b>

<b>LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

<b>ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>

<b>---ĐẶNG TƯỜNG VI</b>

<b>ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG</b>

<b>VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM CƠ TIM CẤP CĨ HỖ TRỢOXY HĨA MÁU QUA MÀNG NGỒI CƠ THỂ</b>

<b>NGÀNH: NỘI KHOAMÃ SỐ: NT 62 72 20 50</b>

<b>LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ</b>

<b>NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. HOÀNG VĂN SỸ</b>

<small> .</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

<b>Tôi cam đoan đề tài “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trịviêm cơ tim cấp có hỗ trợ oxy hóa máu qua màng ngồi cơ thể” là cơng trình</b>

nghiên cứu của riêng tơi. Mọi số liệu và kết quả trong nghiên cứu này là hoàn tồntrung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào.

<b>Tác giả luận văn</b>

Đặng Tường Vi

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 4</b>

1.1. Đại cương về viêm cơ tim ... 4

1.2. Chẩn đoán và điều trị viêm cơ tim cấp ... 16

1.3. VA ECMO trong viêm cơ tim cấp ... 19

1.4. Tiên lượng và hồi phục sau viêm cơ tim cấp ... 23

1.5. Các nghiên cứu trong và ngoài nước ... 24

<b>Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 28</b>

2.1. Thiết kế nghiên cứu ... 28

2.2. Đối tượng nghiên cứu... 28

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu ... 29

2.4. Cỡ mẫu của nghiên cứu ... 29

2.5. Các biến số và định nghĩa biến số ... 30

2.6. Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu ... 37

2.7. Kiểm sốt thơng tin sai lệch ... 38

2.8. Quy trình nghiên cứu ... 39

2.9. Phương pháp phân tích dữ liệu ... 40

2.10. Đạo đức trong nghiên cứu ... 41

<b>Chương 3: KẾT QUẢ ... 42</b>

<small> .</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

3.1. Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu ... 42

3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trước VA ECMO ... 44

3.3. Diễn tiến lâm sàng và cận lâm sàng sau VA ECMO ... 51

3.4. Kết cục nội viện và các yếu tố tiên lượng ... 57

<b>Chương 4: BÀN LUẬN ... 66</b>

4.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu ... 66

4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trước VA ECMO ... 68

4.3. Diễn tiến lâm sàng và cận lâm sàng sau VA ECMO ... 74

4.4. Kết cục nội viện và các yếu tố tiên lượng ... 79

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT</b>

<b>TỪ VIẾT</b>

AV VTI <i><sup>Aortic valve velocity time</sup></i>

Tích phân thời gian vận tốc dòngchảy qua van động mạch chủBilirubin TP <i>Bilirubin toàn phần </i> Bilirubin toàn phần

COVID-19 <i>Coronavirus Disease of 2019</i> <sup>Bệnh viêm đường hô hấp cấp do</sup>

chủng vi-rút Co-ro-na

Oxy hóa máu qua màng ngồi cơthể

Tổ chức Hỗ trợ Sự sống ngồi cơthể

HATB <i>Huyết áp trung bình </i> Huyết áp trung bìnhHATT <i>Huyết áp tâm thu </i> Huyết áp tâm thuHATTr <i>Huyết áp tâm trương </i> Huyết áp tâm trương

IVIG <i>Intravenous immunoglobulin</i> <sup>Globulin miễn dịch truyền tĩnh</sup>

mạch<small> .</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

KTC95% <i>Khoảng tin cậy 95% </i> Khoảng tin cậy 95%

LVOT VTI <i><sup>Left ventricualr outflow tract</sup></i>

<i>velocity time integral</i>

Tích phân thời gian vận tốc dịngchảy qua đường ra thất trái

PSTMTT <i>Phân suất tống máu thất trái </i> Phân suất tống máu thất trái

<i>Angiography & Interventions</i>

Hiệp hội Chụp và Can thiệp Timmạch

VA ECMO <i><sup>Venoarterial Extracorporeal</sup></i>

<i>membrane oxygenation</i>

Oxy hóa máu qua màng ngoài cơthể phương thức động – tĩnh mạch

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC BẢNG</b>

ảng 1.1. guyên nhân viêm cơ tim ... 6

ảng 1.2. Chống chỉ định của VA ECMO ... 21

ảng 2.1. iễn giải ý nghĩa của diện tích dưới đường biểu diễn ROC (AUC) ... 41

ảng 3.1. Tiền căn bệnh lý ở bệnh nhân viêm cơ tim cấp nhập viện (N = 92) ... 43

ảng 3.2. Cận lâm sàng trước VA ECMO ở bệnh nhân viêm cơ tim cấp ... 46

ảng 3.3. So sánh đặc điểm lâm sàng trước VA ECMO giữa nhóm xuất viện vànhóm tử vong ... 47

ảng 3.4. So sánh đặc điểm cận lâm sàng trước VA ECMO giữa nhóm xuất viện vànhóm tử vong ... 49

ảng 3.5. So sánh rối loạn nhịp tim ở nhóm xuất viện và nhóm tử vong tại 24, 48 và72 giờ đầu sau VA ECMO ... 52

ảng 3.6. So sánh đặc điểm lactate, chức năng gan, thận giữa nhóm xuất viện vànhóm tử vong trong vịng 72 giờ sau VA ECMO ... 54

ảng 3.7. Thời gian nằm viện và thời gian chạy ECMO giữa nhóm xuất viện vànhóm tử vong ... 57

ảng 3.8. Phân tích hồi quy logistic các yếu tố trước thực hiện VA ECMO và kếtcục tử vong nội viện ... 58

ảng 3.9. Phân tích hồi quy logistic các yếu tố sau VA ECMO 24 giờ và kết cục tửvong nội viện ... 59

ảng 3.10. Phân tích hồi quy logistic các yếu tố sau VA ECMO 48 giờ và kết cục tửvong nội viện ... 60

ảng 3.11. Phân tích hồi quy logistic các yếu tố sau VA ECMO 72 giờ và kết cục tửvong nội viện ... 61

ảng 3.12. Giá trị AUC của VIS, nồng độ lactate máu và nhanh thất/rung thất trongtiên đoán tử vong nội viện ... 62

ảng 3.13. gưỡng cắt của các yếu tố tiên đoán tử vong nội viện tại các thời điểmtrước VA ECMO và 24, 48, 72 giờ sau VA ECMO ... 63

<small> .</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

ảng 4.1. Đặc điểm dân số trong các nghiên cứu viêm cơ tim cấp có cần hỗ trợ VAECMO ... 67ảng 4.2. Tình trạng huyết động trước VA ECMO qua các nghiên cứu ... 69ảng 4.3. Các chỉ số liên quan huyết động lâm sàng trước ECMO giữa nhóm tửvong và nhóm nghiên cứu của chúng tơi và của Tong Hao<sup>70</sup> ... 70ảng 4.4. Tổn thương cơ quan đích trước VA ECMO trong các nghiên cứu ... 71ảng 4.5. Tỉ lệ nhanh thất tại thời điểm trước VA ECMO giữa nhóm xuất viện vànhóm tử vong trong các nghiên cứu ... 73ảng 4.6. ết cục viêm cơ tim cấp có hỗ trợ VA ECMO và một số đặc điểm liênquan qua các nghiên cứu ... 79ảng 4.7. So sánh các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết cục giữa nghiên cứucủa chúng tôi và Liusheng Hou<sup>76</sup> ... 81ảng 4.8. So sánh đặc điểm dân số giữa nghiên cứu của chúng tôi và nghiên cứu tạiHàn Quốc ... 84

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC BIỂU ĐỒ</b>

Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ bệnh nhân viêm cơ tim cấp nhập viện theo nhóm tuổi ... 43

Biểu đồ 3.2. Thời gian khởi phát bệnh (ngày) ... 44

Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ các triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân viêm cơ tim cấp ... 45

Biểu đồ 3.4. Diễn tiến lâm sàng trong vòng 72 giờ đầu, trước và sau ECMO. ... 51

Biểu đồ 3.5. Diễn tiến điện tâm đồ trong 72 giờ đầu sau ECMO ... 52

Biểu đồ 3.6. So sánh đặc điểm siêu âm tim giữa nhóm xuất viện và nhóm tử vongtrong 72 giờ đầu sau ECMO ... 53

Biểu đồ 3.7. Diễn tiến men tim giữa nhóm tử vong và nhóm xuất viện trong 72 giờđầu sau ECMO ... 56

Biểu đồ 3.8. Thời gian chạy ECMO và thời gian nằm viện ... 57

Biểu đồ 3.9. Diện tích dưới đường cong (AUC) trong các mơ hình tiên đốn tử vongnội viện ở bệnh nhân viêm cơ tim cấp được hỗ trợ VA ECMO. ... 65

<small> .</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>DANH MỤC SƠ ĐỒ</b>

Sơ đồ 1.1. Sinh bệnh học viêm cơ tim ... 8Sơ đồ 2.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu ... 39

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>DANH MỤC HÌNH</b>

Hình 1.1. Điện tâm đồ trong viêm cơ tim cấp ... 13

Hình 1.2. Tiêu chuẩn Lake Louise 2018 ... 15

Hình 1.3. ược đồ tiếp cận chẩn đoán và điều trị ban đầu ở bệnh nhân nghi ngờviêm cơ tim cấp ... 18

Hình 1.4. ựa chọn thiết bị hỗ trợ tuần hoàn cơ học theo giai đoạn sốc tim SCAI vàbệnh cảnh lâm sàng. ... 20

Hình 1.5. Sơ đồ thực hiện VA ECMO trong viêm cơ tim cấp ... 22

Hình 3.1. Phân nhóm bệnh nhân viêm cơ tim trong nghiên cứu (N = 92) ... 42

<small> .</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>MỞ ĐẦU</b>

Viêm cơ tim là trình trạng viêm kèm hoại tử các tế bào cơ tim gây ra bởi cácbệnh lý nhiễm trùng và khơng nhiễm trùng, trong đó vi-rút là ngun nhân thườnggặp nhất. Các nguyên nhân khác của viêm cơ tim bao gồm nhiễm trùng do tác nhânvi khuẩn, nấm, kí sinh trùng hay thuốc, độc chất, bệnh tự miễn,… Bệnh có thể biểuhiện tối cấp, cấp tính hoặc mạn tính. Bệnh cảnh lâm sàng của viêm cơ tim cấp rất đadạng, từ không triệu chứng lâm sàng, chỉ biểu hiện nhiễm khuẩn trên cận lâm sàng,cho đến tiến triển nhanh chóng với các triệu chứng của suy tim cấp, thậm chíchống tim, rối loạn nhịp đe dọa tính mạng nếu khơng được điều trị kịp thời. Tiênlượng của bệnh phụ thuộc chủ yếu vào mức độ nghiêm trọng của biểu hiện lâmsàng.

Các trường hợp viêm cơ tim nặng diễn tiến cấp tính với suy chức năng tuần hồnkéo dài, khả năng tử vong cao cần hỗ trợ bằng các thiết bị nâng đỡ huyết động nhưbóng đối xung động mạch chủ, thiết bị hỗ trợ thất trái, oxy hóa máu màng ngoài cơthể và ghép tim. Kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngồi cơ thể phương thức động –tĩnh mạch (VA ECMO) là một phương pháp hỗ trợ tuần hoàn cơ học tạm thời trongcác trường hợp viêm cơ tim tiến triển dẫn đến choáng tim và đã được chứng minhhiệu quả qua các nghiên cứu.<sup>1,2</sup>

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Khánh<sup>3</sup> thực hiện năm2015, tỉ lệ viêm cơ tim cấp ở bệnh viện Chợ Rẫy là 6,6 ca mỗi 10.000 ca nhập viện.Độ tuổi trung bình là 38 tuổi, nam nhiều hơn nữ, lí do nhập viện thường gặp nhất làđau ngực và khó thở. 46% bệnh nhân có biểu hiện suy bơm và rối loạn nhịp chậmthường gặp nhất với tỉ lệ 51%. Tỉ lệ viêm cơ tim tối cấp là 35% với tỉ lệ tử vong là37,14%.<sup>4</sup> Tuy nhiên, đặc điểm nhân trắc, biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của bệnhlý này đã thay đổi như thế nào trong thời gian vừa qua vẫn là một câu hỏi còn bỏngỏ, đặc biệt với sự xuất hiện của đại dịch COVID-19, SARS-CoV-2 đã được xemlà một trong những tác nhân siêu vi gây viêm cơ tim cấp.<sup>5</sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Mặc dù tỉ lệ mắc viêm cơ tim tương đối thấp trong những bệnh nhân nhập việncũng như trong dân số, nhưng viêm cơ tim cấp với các biến chứng nặng như rốiloạn nhịp thất, cơn bão điện thế, choáng tim đe dọa tính mạng vẫn có tỉ lệ tử vongcao. Các yếu tố tiên lượng tử vong nội viện chủ yếu là các dấu chỉ mức độ nặng củabệnh như tình trạng tụt huyết áp, cần sử dụng vận mạch liều cao, cần hồi sức timphổi, phân suất tống máu thất trái thấp, pH máu động mạch thấp.<sup>2,6</sup> Việt Nam thuộckhu vực các quốc gia có tỉ lệ tử vong do viêm cơ tim cấp cao nhất trên thế giới,<sup>5</sup> dùvậy hiện nay chưa tìm được nghiên cứu nào khảo sát các yếu tố tiên lượng tử vongnội viện của bệnh lý này.

Tại Việt Nam, ECMO đã được triển khai ở nhiều nơi và đã được áp dụng trongđiều trị những bệnh nhân viêm cơ tim cấp hoặc tối cấp có biến chứng chống tim.Một số nghiên cứu trong nước đã được thực hiện nhằm đánh giá về hiệu quả và antoàn của phương thức VA ECMO ở bệnh nhân choáng tim do nhồi máu cơ tim,bệnh van tim, tim bẩm sinh và choáng tim do viêm cơ tim cấp tại bệnh viện ChợRẫy trong khoảng thời gian từ 2013 – 2017 ghi nhận những kết quả ban đầu về hiệuquả và tính an tồn tương đồng với các nghiên cứu trên thế giới.<sup>1,7</sup> Tuy nhiên, vớisự phát triển của ngành y tế và các kỹ thuật y khoa trong 10 năm qua hiệu quả củaVA ECMO trong điều trị bệnh lý này hiện tại như thế nào?

<i><b>Để trả lời những câu hỏi trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Đặc điểm lâm</b></i>

<i><b>sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm cơ tim cấp có hỗ trợ oxy hóa máu quamàng ngồi cơ thể”.</b></i>

<small> .</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU</b>

<b>MỤC TIÊU TỔNG QUÁT</b>

Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm cơ tim cấp cóhỗ trợ oxy hố máu qua màng ngoài cơ thể phương thức động – tĩnh mạch (VAECMO).

<b>MỤC TIÊU CHUYÊN BIỆT</b>

1. So sánh đặc điểm, diễn tiến lâm sàng (bao gồm huyết áp và chỉ số thuốc vậnmạch) trước và 24 – 48 – 72 giờ đầu sau VA ECMO ở nhóm tử vong và nhóm xuấtviện của viêm cơ tim cấp có hỗ trợ VA ECMO.

2. So sánh đặc điểm, diễn tiến cận lâm sàng (bao gồm điện tim, phân suất tốngmáu thất trái, men tim, creatinin, lactate, AST, ALT, bilirubin toàn phần) trước và24 – 48 – 72 giờ đầu sau VA ECMO của viêm cơ tim cấp có hỗ trợ VA ECMO.

3. Xác định tỉ lệ tử vong nội viện và yếu tố nguy cơ tử vong nội viện của viêm cơtim cấp có hỗ trợ VA ECMO.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1. Đại cương về viêm cơ tim</b>

<i><b>1.1.1. Định nghĩa – phân loại</b></i>

Cơ tim, là lớp giữa của tim, chứa các tế bào cơ tim giúp tim có thể co bóp. Cơtim được lót bên trong bởi lớp nội tâm mạc và bên ngoài là thượng tâm mạc. Theođịnh nghĩa rộng nhất, viêm cơ tim đề cập đến bất kỳ tình trạng viêm nào của cơ tim.Viêm cơ tim có thể xảy ra thứ phát sau nhiễm trùng, có thể qua trung gian miễndịch, do tiếp xúc với độc chất, hoặc do thiếu máu cục bộ, chấn thương cơ học vàbệnh cơ tim di truyền.<sup>5</sup> ăm 1995 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra địnhnghĩa viêm cơ tim dựa vào các tiêu chuẩn mơ bệnh học, miễn dịch và hóa mơ miễndịch.<sup>8</sup> Trong đó, chẩn đốn mô bệnh học viêm cơ tim dựa theo tiêu chuẩn Dallascần có sự hiện diện của các tế bào viêm đồng thời với bằng chứng của hoại tử tế bàocơ không do thiếu máu trên cùng một tiêu bản trên mẫu sinh thiết cơ tim. Tiêuchuẩn hóa mơ miễn dịch địi hỏi sự thấm nhập của các tế bào viêm, cụ thể ≥ 14 bạchcầu/mm<sup>2</sup>, trong đó phải bao gồm 4 tế bào đơn nhân/mm<sup>2</sup> với sự hiện diện của tế bàolympho T C 3 ≥ 7 tế bào/mm<small>2</small>

Dựa vào mô bệnh học, viêm cơ tim có thể phân loại thành 4 nhóm là viêm cơ timtế bào lympho, viêm cơ tim tế bào bạch cầu ái toan, viêm cơ tim đại bào và viêm cơtim viêm hạt. Trong đó, viêm cơ tim đại bào (viêm cơ tim tế bào khổng lồ) chiếm6%, là một tình trạng viêm cơ tim cấp nặng, diễn tiến nhanh chóng, tiên lượng kém,hầu hết khơng có ngun nhân, nhưng cũng có thể đi kèm những rối loạn miễn dịchnhư u tuyến ức hoặc bệnh ruột viêm.<small>9,10</small>

Dựa vào biểu hiện lâm sàng và thời gian khởi phát triệu chứng, viêm cơ tim cóthể được chia thành các nhóm: tối cấp, cấp tính, bán cấp và mạn tính. Theo đó, viêmcơ tim tối cấp là một tình trạng nặng, diễn tiến nhanh chóng từ viêm cơ tim cấp cóbiến chứng choáng tim cần sử dụng các thuốc vận mạch hoặc hỗ trợ tuần hoàn cơhọc. Viêm cơ tim cấp được chẩn đốn trong vịng < 1 tháng kể từ khi khởi phát triệu<small> .</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

chứng. Viêm cơ tim bán cấp có đặc điểm tổn thương tế bào cơ tim diễn tiến daidẳng hoặc tái phát tự phát, nhưng cũng có thể được định nghĩa là viêm cơ tim đanghồi phục nếu có bằng chứng về viêm cơ tim cấp trước đó. gồi ra, viêm cơ tim báncấp còn được định nghĩa là khoảng thời gian 1 – 3 tháng kể từ khi khởi phát triệuchứng đến khi được chẩn đoán. hi các triệu chứng tiếp tục kéo dài > 1 tháng, quátrình bệnh được gọi là bệnh cơ tim mạn tính. o đó, có sự trùng lặp về định nghĩacủa viêm cơ tim bán cấp.<sup>10,11</sup>

<i><b>1.1.2. Dịch tễ</b></i>

Ước tính năm 2019 của Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu (Global Burden ofDisease), tần suất của viêm cơ tim là 9,21 trường hợp trên 100.000 bệnh nhân.<sup>12</sup>Hậu quả của viêm cơ tim phần lớn là dẫn đến suy tim. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh(NHS) thống kê trong thời gian từ năm 1998 đến năm 2017, tần suất viêm cơ timkhoảng 36,5 trên 100.000 bệnh nhân nhập viện, tuy nhiên tỉ lệ này cịn có thể caohơn nữa do những bệnh nhân không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ bị bỏ sót.<small>13</small>Ước tính viêm cơ tim gặp trong khoảng 5% bệnh nhân bị nhiễm siêu vi cấp tính.Tần suất viêm cơ tim thay đổi tùy theo vùng địa lý, cao hơn ở khu vực Nam Á,Đông Á, Châu Úc, Trung Âu, Đông Âu và Trung Á. Tỉ lệ tử vong do viêm cơ timcủa các quốc gia thuộc khu vực am Á, Đông Á và và Châu Úc cũng ở vị trí cao

Viêm cơ tim cấp thường gặp hơn ở người trẻ, xuất hiện ở cả hai giới và ở nhiềuchủng tộc. Khoảng 2/3 bệnh nhân là nam giới, độ tuổi trung bình ở nam là 33 tuổiso với nữ là 46 tuổi. Số trường hợp nhập viện do viêm cơ tim nặng tăng 88% trongthời gian nghiên cứu cho thấy gánh nặng nhập viện do viêm cơ tim ngày càng tăngtrong thời gian gần đây.<sup>13</sup> Tại Việt Nam hiện vẫn chưa có con số thống kê chính xácvề tỉ lệ mắc viêm cơ tim.

<i><b>1.1.3. Nguyên nhân</b></i>

Viêm cơ tim thường do các yếu tố kích hoạt viêm ngoại sinh, phổ biến nhất lànhiễm siêu vi và đáp ứng miễn dịch của cơ thể vật chủ. Có hơn 20 loại vi-rút có liên

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

quan đến viêm cơ tim, thường gặp nhất là parvovirus B19 và human herpersvirus.Ngồi ra, SARS-CoV-2 và vắc-xin phịng ngừa SARS-CoV-2 cũng đã được báo cáocó khả năng gây viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim cấp.<sup>15,16</sup> Hơn nữa, viêm cơ timcấp cũng được báo cáo là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở bệnh nhânCOVID-19.<sup>15,17</sup> Theo tổ chức chăm sóc sức khoẻ Israel, tỉ lệ viêm cơ tim cấp sautiêm vắc-xin ngừa COVID-19 loại mR A T162b2 là 2,1 trường hợp trên100.000 người.<sup>18</sup> Tuy nhiên, khi so sánh với viêm cơ tim cấp do siêu vi (bao gồm cảSARS-CoV-2), viêm cơ tim cấp do vắc-xin ngừa COVID-19 loại mRNA có tiênlượng tốt hơn, hiếm gặp các trường hợp viêm cơ tim tối cấp.<small>19</small>

<b>Bảng 1.1. Nguyên nhân viêm cơ tim</b>

<b>Phân nhóm Tác nhân/bệnh lý thường gặpDo nhiễm trùng</b>

Siêu vi

Adenovirus, Parvovirus B19, Coxsackievirus/Enterovirus,Cytomegalovirus, HCV, HIV, Influenza, Herpes, Varicella-zoster,Epstein-Barr virus, Poliovirus, Rubella, SARS-CoV-2,…

Vi khuẩn

<i>Chlamydia, tả, bệnh Lyme, Mycoplasma, Neisseria, Salmonella,</i>

<i>Spirochete, Staphylococcus, Streptococcus, Syphillis, tetanus,</i>

Quá mẫn <sup>Clozapine, sulfonamides, cephalosporins, penicillins, thuốc chống</sup>trầm cảm ba vòng, thuốc lợi tiểu, lithium, rắn cắn, tetracyline,…Độc chất Anthracyclines, cocain, arsen, carbon monoxide, catecholamines,<small> .</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

bệnh Chagas, kim loại nặng, ethanol, sốt rét, thủy ngân,…

Ngoài ra, quá mẫn với thuốc, các bệnh nhiễm trùng khác, bệnh cơ tim chu sinh,

<i><b>bệnh tự miễn cũng có thể dẫn đến viêm cơ tim ( ảng 1.1). Theo thống kê có</b></i>

khoảng 7% bệnh nhân viêm cơ tim do các rối loạn tự miễn và khoảng 1% viêm cơtim liên quan đến các thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch trong điều trị ungthư.<small>18</small>

<i><b>1.1.4. Sinh bệnh học</b></i>

Hầu hết hiểu biết hiện tại về cơ chế bệnh sinh của viêm cơ tim do siêu vi cónguồn gốc từ các mơ hình của viêm cơ tim do enterovirus ở chuột. Trong mơ hìnhnày, sự tiến triển từ tổn thương cấp tính đến bệnh cơ tim dãn mạn tính có thể đượcđơn giản hóa thành một q trình 3 giai đoạn<small>9</small>

 <b>Giai đoạn xâm nhập và phản ứng miễn dịch bẩm sinh</b>

Viêm cơ tim do siêu vi được khởi đầu bằng việc tiếp xúc với loại siêu vi gâybệnh (ví dụ coxsakievirus B3), qua đó vi-rút xâm nhập vào vật chủ nhạy cảm và đếncơ tim thông qua sự lây lan qua đường máu hoặc bạch huyết. Vi-rút sau khi đến tếbào cơ tim sẽ sử dụng các thụ thể đặc hiệu hoặc phức hợp thụ thể để xâm nhập vàobên trong tế bào. Mỗi siêu vi khác nhau có các thụ thể đặc hiệu khác nhau, ví dụcoxsackievirus có thụ thể CAR, DAF hoặc CD55. Trong khi xâm nhập, siêu vi gâyra các tổn thương cấp tính và gây bộc lộ các kháng nguyên nội bào của cơ tim nhưmyosin, hoạt hóa hệ miễn dịch bẩm sinh của cơ thể. Lúc này, hệ thống miễn dịch cóvai trị kép, một mặt loại bỏ càng nhiều tế bào nhiễm siêu vi càng tốt để kiểm soátsự lây nhiễm, mặt khác đáp ứng miễn dịch cần được điều hịa âm tính để khơng dẫnđến tình trạng gây tổn thương mơ q mức và rối loạn chức năng cơ quan do phảnứng viêm bùng phát.

 <b>Giai đoạn đáp ứng miễn dịch đặc hiệu</b>

Qua vài tuần, miễn dịch đặc hiệu qua trung gian tế bào lympho T cùng các khángthể chống lại tác nhân gây bệnh được hình thành và giữ vai trị chính. Các tế bào nội

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

tâm mạc có biểu hiệu kháng nguyên tương tự với tác nhân gây bệnh cũng bị tấncông bởi yếu tố miễn dịch gây ra tình trạng viêm mạnh. Điều này dẫn đến viêm báncấp và viêm cơ tim mạn tính, gây hoại tử cơ tim, xơ hóa và tái cấu trúc sau đó. hưvậy, sự hoạt hóa tế bào T có thể gây hại cho người bệnh. Lúc này, hệ thống điều hòangược bởi các tế bào T – điều hòa xuất hiện để giảm đáp ứng viêm và các cytokine,tạo ra sự dung nạp với các tự kháng nguyên.

 <b>Giai đoạn hồi phục hoặc tái cấu trúc tim</b>

<b>Sơ đồ 1.1. Sinh bệnh học viêm cơ tim</b>

<i>Nguồn: Caforio ALP. Current state of knowledge on aetiology, diagnosis,management, and therapy of myocarditis: a position statement of the EuropeanSociety of Cardiology Working Group on Myocardial and Pericardial Diseases.</i>

<small>Nền tảng di truyềnNhiễm trùng</small>

<small>(siêu vi, vi khuẩn,nấm,..)</small>

<small>Không nhiễm trùng(quá mẫn, độc chất,...)Tác nhân</small>

<small>Viêm cơ tim cấp</small>

<small>Tự hoạt hóa viêm cơ timTế bào T phản ứng chéo hoặc tự hoạt</small>

<small>VSV gây bệnh không bị loại bỏ</small>

<small>Phản ứng viêm tiếp diễn </small> <sup>Khơng có VSV gây</sup><small>bệnh/thuốcPhản ứng viêm tiếp diễn .</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Ở hầu hết bệnh nhân, tác nhân gây bệnh bị loại bỏ, phản ứng miễn dịch đượcđiều hịa và ít để lại di chứng. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân khác, vi-rút không bịloại bỏ và các tế bào cơ tim tiếp tục bị tổn thương. Tình trạng viêm đặc hiệu ở timcó thể tồn tại do phản ứng chéo các kháng nguyên ở tế bào tim và kháng nguyên của

<i><b>tác nhân gây bệnh (Sơ đồ 1.1). Tình trạng này có thể ảnh hưởng đáng kể đến cấu</b></i>

trúc và chức năng tim, làm xuất hiện bệnh cơ tim dãn nở và suy tim.<sup>5</sup>

<i><b>1.1.5. Lâm sàng</b></i>

<b>1.1.5.1. Triệu chứng cơ năng</b>

<b> Nhóm triệu chứng của nhiễm siêu vi</b>

Bệnh nhân viêm cơ tim cấp thường đến khám vì các triệu chứng không đặc hiệu.Triệu chứng nhiễm siêu vi gặp ở 20 – 80% các trường hợp.<sup>5</sup> Bệnh nhân có thể sốt,đau nhức cơ, nghẹt mũi, nuốt đau, ho, tiêu chảy hoặc mệt mỏi, chán ăn trong giaiđoạn sớm của bệnh. Các triệu chứng này có thể kéo dài 3 – 5 ngày hoặc lâu hơn.<small>20</small>Vì là những triệu chứng nhẹ, thường gặp trong các bệnh lý nhiễm siêu vi thơngthường, có khả năng tự giới hạn nên thường bị bệnh nhân bỏ qua, và ngay cả bác sĩđơi khi cũng có thể bỏ sót. Tuy nhiên đây là những manh mối quan trọng để chẩnđoán viêm cơ tim. Do đó, khai thác bệnh sử chi tiết là điều quan trọng cần có trongchẩn đốn viêm cơ tim cấp.

<b> Nhóm triệu chứng của tổn thương tim</b>

Sau vài ngày hoặc sau 1 – 3 tuần kể từ khi xuất hiện các triệu chứng nhiễm siêuvi, bệnh nhân có thể đến khám vì khó thở, tức ngực, đau ngực, hồi hộp, chóng mặt,ngất hoặc suy nhược và ăn uống kém.<sup>5</sup>

Đau ngực trong viêm cơ tim có thể tương tự đau thắt ngực điển hình và đi kèmvới sự thay đổi trên điện tâm đồ như ST chênh lên. hững trường hợp này có thểkhó phân biệt với hội chứng vành cấp vì đều có sự tăng troponin và rối loạn vậnđộng vùng trên siêu âm tim. Một trong những nguyên nhân gây đau ngực ở bệnhnhân viêm cơ tim cấp là co thắt mạch vành, đã được chứng minh bằng cách truyền

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

acetylcholine vào động mạch vành trong trường hợp khơng có xơ vữa động mạchvành đáng kể. gồi ra, đau ngực cũng có thể giống như trong viêm màng ngồi timdo tình trạng viêm của thượng tâm mạc cùng với các màng lân cận.<sup>5</sup>

<b> Nhóm triệu chứng rối loạn huyết động</b>

Đây là một trong những triệu chứng lâm sàng quan trọng nhất của viêm cơ timtối cấp. Một số bệnh nhân diễn tiến suy tim cấp hoặc choáng tim một cách nhanhchóng với các triệu chứng của sung huyết phổi như vật vã, khó thở, khó thở phảingồi, ho đàm bọt hồng. Những triệu chứng của sốc như da nổi bơng, tím tái, rối loạntri giác, thiểu niệu, vơ niệu cũng có thể xuất hiện.<sup>20</sup> Số ít bệnh nhân có biểu hiệnngất hoặc đột tử. Giảm khả năng co bóp cơ tim là yếu tố chính dẫn đến tụt huyết ápở những bệnh nhân viêm cơ tim tối cấp, tiền tải và hậu tải (thể tích nội mạch và sứccản ngoại biên) chỉ là những yếu tố phụ. Suy chức năng tuần hoàn xảy ra khi tổnthương cơ tim lan tỏa gây giảm vận động các thành tim và giảm phân suất tống máurõ rệt.

<b> Nhóm triệu chứng của cơ quan khác</b>

Bệnh nhân viêm cơ tim cấp khơng do nhiễm trùng có thể biểu hiện triệu chứngcủa bệnh lý hệ thống như tổn thương da, tổn thương thận trong các bệnh mơ liênkết. Ngồi ra, bệnh nhân viêm cơ tim cấp có thể đi kèm các rối loạn chức năng gan,rối loạn chức năng thận, rối loạn đông máu, suy hơ hấp, hay thậm chí là hội chứngnguy kịch hô hấp cấp ở người lớn (ARDS). Rối loạn chức năng cơ quan có thể làthứ phát sau chống tim nhưng cũng có thể là tổn thương trực tiếp do siêu vi và hệthống miễn dịch. Tổn thương cơ quan khác đi kèm sẽ khiến biểu hiện lâm sàng củabệnh nhân xấu hơn một cách nhanh chóng. Một số bệnh nhân đi kèm tổn thươngphổi nặng thường được chẩn đốn khó thở hoặc suy hô hấp do viêm phổi nặng vànguyên nhân viêm cơ tim tối cấp bị bỏ sót.<small>20</small>

<small> .</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>1.1.5.2. Triệu chứng thực thể</b>

Về triệu chứng thực thể, khơng có triệu chứng đặc hiệu cho viêm cơ tim cấp.Khám lâm sàng có thể bình thường hoặc có các dấu hiệu tương tự như suy tim baogồm gallop T3, tĩnh mạch cổ nổi, phù ngoại biên và nhịp tim nhanh. Ngồi ra, bệnhnhân có dãn thất trái có thể có âm thổi của hở van hai lá cơ năng – âm thổi đầu tâmthu nghe được ở mỏm. Tiếng cọ màng tim có giá trị cao trong chẩn đốn, đặc biệtkhi có viêm màng ngồi tim đi kèm. ên cạnh đó, có thể gặp các triệu chứng gợi ýbệnh căn nguyên như phát ban dát sẩn, ngứa trong viêm cơ tim tăng bạch cầu áitoan.<sup>21</sup>

Tụt huyết áp, thở nhanh, mạch nhanh là những dấu hiệu gợi ý rối loạn huyếtđộng. Biểu hiện này thường gặp hơn ở nhóm bệnh nhân viêm cơ tim tối cấp. Dalạnh, ẩm, nổi bông, giảm tưới máu ngoại biên xuất hiện khi tình trạng sốc xảy ra.Tụt huyết áp và tổn thương não có thể dẫn đến kích thích, rối loạn tri giác hoặc hônmê. Rối loạn chức năng cơ quan như gan có biểu hiện vàng da, các mảng bầm máudưới da gặp ở những bệnh nhân có rối loạn đơng máu và suy chức năng vi tuầnhoàn.

<i><b>1.1.6. Cận lâm sàng</b></i>

<b> Xét nghiệm máu</b>

Nồng độ troponin tim và CKMB tăng cao trong nhiều trường hợp viêm cơ timcấp. Mặc dù các dấu ấn sinh hóa này khơng đặc hiệu cho quá trình viêm của cơ timnhưng troponin tim nên được đánh giá ở tất cả bệnh nhân nghi ngờ viêm cơ tim cấp.Troponin I hoặc T tăng trong ít nhất 50% bệnh nhân viêm cơ tim cấp được chẩnđoán qua sinh thiết nội mạc cơ tim.<small>22</small> So với sinh thiết nội mạc cơ tim, troponin Tđược chứng minh là có độ nhạy cao hơn trong chẩn đoán viêm cơ tim cấp.<small>23</small> Bêncạnh đó, nồng độ troponin huyết thanh là một yếu tố tiên đoán mức độ nghiêm trọngvà tiên lượng ngắn hạn viêm cơ tim cấp, cụ thể mức tăng troponin có liên quan đếngiảm phân suất tống máu thất trái.<sup>24</sup> Một chẩn đoán phân biệt quan trọng của tăngtroponin huyết thanh là nhồi máu cơ tim cấp. Diễn tiến tự nhiên nồng độ troponin

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

huyết thanh trong viêm cơ tim cấp có đặc điểm: (1) khơng có đỉnh men tim rõ ràng,nồng độ troponin diễn tiến tăng dần; (2) sự tăng nồng độ men tim kéo dài, biểu hiệntổn thương cơ tim dai dẳng, tiến triển, thường là một yếu tố tiên lượng xấu. Tuynhiên việc điều trị có thể làm thay đổi diễn tiến tự nhiên này.<sup>20</sup> Ngồi ra, trong mộtmơ tả loạt ca những bệnh nhân viêm cơ tim cấp hoặc tối cấp nhập viện, nồng độC M ≥ 29,5 ng/m có giá trị tiên đốn tử vong nội viện với độ nhạy 83% và độđặc hiệu 73%.<small>25</small>

Những dấu ấn sinh hóa khác có vai trị tiên lượng như nồng độ creatinin, lactate,aspartate transaminase (AST) có liên quan tăng nguy cơ tử vong nội viện.<small>6,26</small> Cácdấu ấn của phản ứng viêm như tốc độ lắng máu (ESR) hay C-reactive protein (CRP)tăng trong giai đoạn cấp của bệnh. ù đây xét nghiệm không đặc hiệu cho viêm cơtim, nhưng vẫn hữu ích trong theo dõi diễn tiến lâm sàng, đáp ứng với điều trị. Tổngphân tích tế bào máu thường có tăng bạch cầu ưu thế tế bào lympho, tuy nhiên sựtăng bạch cầu ái toan trong máu gợi ý tình trạng viêm cơ tim cấp tế bào ái toan.<small>5,27</small>

 <b>Điện tâm đồ</b>

Điện tâm đồ bất thường trong khoảng 85% trường hợp. Khơng có biến đổi đặchiệu trên điện tâm đồ của viêm cơ tim cấp, thay đổi khơng đặc hiệu của q trìnhkhử cực và nhịp nhanh xoang là thường gặp. Một số bệnh nhân có thể biểu hiện STchênh lên trên điện tâm đồ tương tự với nhồi máu cơ tim cấp. PR chênh xuống kèm

<b>ST chênh lên lan tỏa gợi ý viêm màng ngoài tim cấp kèm theo (H nh 1.1).</b>

<small> .</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<b>H nh 1.1. Điện tâm đồ trong viêm cơ tim cấp</b>

<i>Nguồn: Nagai T. JCS 2023 Guideline on the Diagnosis and Treatment of</i>

Ngoài ra, ngoại tâm thu nhĩ, ngoại tâm thu thất thường xuyên cũng là một trongnhững nguyên nhân nhập viện ở bệnh nhân viêm cơ tim cấp. Sự hiện diện của phứcbộ QRS dãn với thời gian QRS ≥ 120 ms và sóng Q trên điện tâm đồ có liên quanđến nguy cơ tử vong do tim và cần ghép tim.<small>28</small>

Rung thất dù hiếm gặp nhưng lànguyên nhân chính của đột tử hoặc ngất. Blốc bó nhánh và blốc nhĩ thất cũng là cácyếu tố tiên lượng xấu.<sup>29,30</sup>

<b> Siêu âm tim</b>

Siêu âm tim đánh giá toàn bộ chức năng tim là một cận lâm sàng thường quy ởbệnh nhân viêm cơ tim cấp nhằm loại trừ các nguyên nhân khác gây suy tim, pháthiện huyết khối trong buồng tim, bệnh van tim, đánh giá mức độ rối loạn chức năngthất trái và theo dõi điều trị. Tuy nhiên, các bất thường tìm thấy trên siêu âm timkhông đặc hiệu cho viêm cơ tim cấp và không cung cấp bằng chứng trực tiếp vềviêm cơ tim.

Phân suất tống máu thất trái (PSTMTT) bình thường ở khoảng 75% bệnh nhânviêm cơ tim cấp.<small>32</small> Tuy nhiên, tình trạng viêm lan toả của tế bào cơ tim có thể dẫn

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

đến giảm động toàn bộ thất, giảm sức co bóp của cơ tim hoặc giảm chức năng tâmtrương, dày vách liên thất và thành thất do phù nề cơ tim, tràn dịch màng ngồi tim.Vì bệnh nhân viêm cơ tim tối cấp thường khơng có bệnh lý tim mạch trước đó nênkích thước các buồng tim thường trong giới hạn bình thường.<small>33</small> Khi bệnh tiến triểnnhanh, cơ tim đã tổn thương không đủ khả năng bù trừ nên càng làm nặng thêm tìnhtrạng rối loạn chức năng tim. Những thay đổi này có thể trở về bình thường sau 10ngày hoặc lâu hơn nếu điều trị hiệu quả.<sup>34</sup> Ở một loạt bệnh nhân bị viêm cơ tim cấpđược chẩn đoán bằng sinh thiết, giảm đáng kể chức năng thất phải là một yếu tố tiênlượng mạnh mẽ về tử vong hoặc nhu cầu ghép tim.<small>35,36</small>

Tóm lại, tất cả những bệnh nhân viêm cơ tim trên lâm sàng nên được siêu âm timqua thành ngực khi đến khám và nên được lặp lại trong lúc nhập viện nếu tình trạnghuyết động của bệnh nhân xấu hơn.

<b> Chụp mạch vành</b>

Những bệnh nhân viêm cơ tim cấp đến khám vì triệu chứng đau ngực, đặc biệtkhi có viêm màng ngồi tim đi kèm, hoặc những bệnh nhân đến khám vì khó thởkèm yếu tố nguy cơ tim mạch, điện tâm đồ có ST chênh lên, troponin I hoặc T tăngrất khó để phân biệt với nhồi máu cơ tim cấp. Chụp mạch vành với mục đích loạitrừ hội chứng động mạch vành cấp được khuyến cáo ở những bệnh nhân > 45 tuổi,có yếu tố nguy cơ tim mạch (đái tháo đường, hút thuốc lá, tăng huyết áp, rối loạnlipid máu, tiền sử gia đình có bệnh lý động mạch vành) và có bất thường trên ECGhoặc siêu âm tim gợi ý nhồi máu cơ tim cấp như thay đổi đoạn ST, rối loạn vậnđộng vùng.<small>18</small>

<b> Chụp cộng hưởng từ tim</b>

Cộng hưởng từ tim là một phương tiện không xâm lấn hỗ trợ chẩn đoán viêm cơtim. Cộng hưởng từ tim không chỉ giúp đánh giá cấu trúc và chức năng thất trái màcòn giúp quan sát trực tiếp những thay đổi về mặt mô bệnh học của tim trong viêmcơ tim cấp như phù tế bào, sung huyết, hoại tử hay xơ hóa. Ở những bệnh nhânviêm cơ tim cấp, chụp cộng hưởng từ tim được khuyến cáo bởi Hiệp hội Tim Hoa<small> .</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Kỳ với mức độ khuyến cáo IIb, mức độ bằng chứng C.<sup>37</sup> Tuy nhiên hạn chế chínhyếu của kỹ thuật này là chỉ có thể thực hiện ở những bệnh nhân ổn định về mặthuyết động, do đó đối với bệnh nhân viêm cơ tim tối cấp cần can thiệp điều trịnhanh chóng cộng hưởng từ tim không được khuyến cáo. Bất thường trên cộnghưởng từ tim chẩn đoán viêm cơ tim cấp dựa theo tiêu chuẩn Lake Louise 2018

<b>(H nh 1.2).</b><sup>38</sup>

<b>H nh 1.2. Tiêu chuẩn Lake Louise 2018</b>

<i>Nguồn: Luetkens JA. Comparison of Original and 2018 Lake Louise Criteria forDiagnosis of Acute Myocarditis: Results of a Validation Cohort. Radiol</i>

Nếu thỏa cả 2 tiêu chuẩn thì đặc hiệu cho chẩn đoán viêm cơ tim cấp. Tuy nhiênnếu chỉ thỏa 1 trong 2 tiêu chí thì vẫn gợi ý viêm cơ tim cấp khi có bệnh cảnh lâmsàng phù hợp, lúc này độ đặc hiệu của chẩn đoán sẽ giảm.

<b> Sinh thiết nội mạc cơ tim</b>

Sinh thiết nội mạc cơ tim là một cận lâm sàng đặc hiệu trong chẩn đoán viêm cơtim và là tiêu chuẩn vàng của chẩn đốn. gồi ra, sinh thiết nội mạc cơ tim còngiúp đánh giá đáp ứng với điều trị. Những bệnh cảnh lâm sàng sinh thiết nội mạc cơtim có giúp ích cho chẩn đốn nhất là viêm cơ tim tối cấp thể lympho và nghi ngờviêm cơ tim tế bào khổng lồ. Tuy nhiên, tỉ lệ âm tính giả của phương pháp chẩnđoán này lên đến 50% (đối với 4 – 5 mẫu mô sinh thiết) bởi vì số lượng tế bào<small>Vùng tín hiệu cao trên T2W hoặc</small>

<small>tỉ s tín hiệu trên T2W cao</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

lympho ít và khó phân biệt với các loại tế bào khác. Để tối ưu hóa độ chính xác củachẩn đốn, giảm sai số khi lấy mẫu trong viêm cơ tim khu trú, sinh thiết nội mạc cơtim nên được thực hiện sớm trong giai đoạn đầu của bệnh và nên lấy ít nhất ba mẫucơ tim, mỗi mẫu có kích thước 1 – 2 mm (từ thất phải hoặc thất trái), sau đó cố địnhtrong dung dịch formalin 10% ở nhiệt độ phòng để soi bằng kính hiển vi. Mô thuđược từ sinh thiết nội mạc cơ tim nên được phân tích bằng mơ học, hóa mơ miễndịch và PCR vi-rút.<sup>27,40</sup>

<b>1.2. Chẩn đốn và điều trị viêm cơ tim cấp</b>

<i><b>1.2.1. Chẩn đoán</b></i>

Tiếp cận chẩn đoán viêm cơ tim cấp trên lâm sàng vẫn còn là một thách thức vìtriệu chứng lâm sàng khơng đặc hiệu, các tiêu chuẩn vàng về mơ bệnh học hay hóamơ miễn dịch khó tiếp cận trong điều kiện thực hành hiện tại. gồi ra, phương tiệnchẩn đốn khơng xâm lấn là cộng hưởng từ tim thường hạn chế trong bệnh cảnhnặng, cấp cứu hoặc không sẵn có tại nhiều nơi. o đó, chẩn đốn viêm cơ tim cấpchủ yếu vẫn dựa vào triệu chứng lâm sàng của suy tim hoặc rối loạn nhịp, bằngchứng cận lâm sàng của tổn thương cơ tim (troponin đặc hiệu cho tim và siêu âmtim) trên những bệnh nhân khỏe mạnh, khơng có các yếu tố nguy cơ tim mạch.<sup>9,35</sup>Trường hợp bệnh nhân có yếu tố nguy cơ hay bệnh lý về tim mạch cần chụp động

<b>mạch vành loại trừ nguyên nhân do tắc nghẽn (H nh 1.3), chụp cộng hưởng từ tìm</b>

bằng chứng viêm cơ tim đang hoạt động và sinh thiết nội mạc cơ tim là cần thiết đểloại trừ các nguyên nhân gây tổn thương cơ tim khác.

Tác giả Leslie T. Cooper đã đưa ra một cách tiếp cận chẩn đoán viêm cơ tim cấpđơn giản, ngắn gọn và dễ áp dụng trong thực hành lâm sàng.<small>5</small>

Theo đó, chẩn đốnviêm cơ tim cấp trên lâm sàng có thể chia thành 3 mức độ chắc chắn của chẩn đốnnhư sau:

<b> Có thể viêm cơ tim cấp dưới lâm sàng</b>

<i><b>Bệnh cảnh lâm sàng có thể tổn thương cơ tim mà khơng có triệu chứng tim</b></i>

mạch nhưng có ít nhất một trong các biểu hiện sau:<small> .</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

(1) Dấu ấn sinh hóa của tổn thương tim tăng(2) ECG gợi ý tổn thương tim

(3) Bất thường chức năng tim trên siêu âm tim hoặc cộng hưởng từtim

<b> Có khả năng viêm cơ tim cấp</b>

<i><b>Bệnh cảnh lâm sàng có thể tổn thương cơ tim kèm triệu chứng tim mạch và</b></i>

có ít nhất một trong các biểu hiện sau:

(1) Dấu ấn sinh hóa của tổn thương tim tăng(2) ECG gợi ý tổn thương tim

(3) Bất thường chức năng tim trên siêu âm tim hoặc cộng hưởng từtim

<b> Xác định viêm cơ tim cấp</b>

Có bằng chứng mơ bệnh học hoặc hóa mơ miễn dịch của viêm cơ tim.

<i><b>1.2.2. Điều trị</b></i>

Điều trị viêm cơ tim tùy theo nguyên nhân và triệu chứng lâm sàng với nền tảnglà điều trị suy tim và kiểm soát các rối loạn nhịp. Hiện nay, có nhiều hướng dẫnquản lý viêm cơ tim đã được các hiệp hội tim mạch trên thế giới ban hành nhưTrường môn Tim mạch Hoa Kỳ (AHA/ACC),<small>41</small>

Hội Tim châu Âu (ESC)<sup>42</sup> và Hiệphội Tuần hoàn Nhật Bản<sup>43</sup><b> với các chiến lược điều trị nền tảng chung như H nh 1.3.</b>

Các trường hợp nghi ngờ viêm cơ tim cấp nên được nhập viện theo dõi để điều trịkịp thời. Bệnh nhân có tình trạng huyết động ổn định hoặc khơng có triệu chứng suytim cũng nên nhập viện và được theo dõi ít nhất trong vịng 48 giờ<small>44</small> vì nhiều triệuchứng suy tim sẽ xuất hiện trong vài tuần sau khi bệnh xuất hiện.<sup>45</sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Bệnh nhân có rối loạn nhịp thất hoặc blốc tim do viêm cơ tim nên được nhậpviện, theo dõi điện tâm đồ và điều trị như các hướng dẫn về rối loạn nhịp tim thông<small> .</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

thường. Rối loạn nhịp trong viêm cơ tim cấp thường có thể tự hồi phục sau vàituần.<sup>46</sup>

Mặc dù điều trị viêm cơ tim nên tập trung vào nguyên nhân và sinh lý bệnh,nhưng hiệu quả của những biện pháp điều trị đặc hiệu trên các tác nhân gây bệnh cụthể chỉ được xác nhận trong một số nghiên cứu viêm cơ tim tế bào khổng lồ vàsarcoidosis. Các thử nghiệm lâm sàng về liệu pháp ức chế miễn dịch nhưcyclosporine, prednisone, azathioprine và steroid ở bệnh nhân viêm cơ tim cấp chokết quả không đồng nhất. Vì vậy điều trị thường quy thuốc ức chế miễn dịch chonhững bệnh nhân viêm cơ tim cấp nhẹ hoặc trung bình nặng không được khuyếncáo. Chỉ nên cân nhắc sử dụng liệu pháp ức chế miễn dịch cho những bệnh nhânmới khởi phát, lâm sàng xấu đi nhanh chóng, suy tim nặng nghi ngờ các tình trạngsau: (i) Viêm cơ tim tế bào khổng lồ: điều trị phối hợp prednisolone và cyclosporinekèm hoặc không kèm muromonab-CD3; (ii) Viêm cơ tim tăng tế bào bạch cầu áitoan hoặc sarcoidosis: điều trị với steroids liều cao; (iii) Điều trị đặc hiệu cho cácbệnh lý collagen mạch máu nếu có; (iv) Trong những trường hợp viêm cơ timkháng trị có chỉ số phản ứng viêm cao và khơng có dấu hiệu nhân lên của vi-rút trênmô bệnh học bằng PCR, ức chế miễn dịch có thể được xem xét.<sup>35</sup>

<b>1.3. VA ECMO trong viêm cơ tim cấp</b>

Ở những bệnh nhân có biểu hiện sốc tim kháng trị mà nguyên nhân bệnh sinh haychức năng tim có thể phục hồi, hỗ trợ tuần hồn cơ học ngắn hạn nên được xem xétnhư một biện pháp điều trị bắc cầu.<small>42</small>

Lựa chọn thiết bị hỗ trợ tuần hồn cơ học dựatrên 3 yếu tố chính là: (1) giai đoạn sốc tim theo SCAI; (2) tâm thất cần hỗ trợ vàthông số huyết động đặc biệt là cung lượng tim; (3) bệnh cảnh lâm sàng là choáng

<b>tim do nhồi máu cơ tim cấp hay choáng tim do suy tim mất bù cấp (H nh 1.4).</b><sup>47</sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>H nh 1.4. Lựa chọn thiết bị hỗ trợ tuần hoàn cơ học theo giai đoạn sốc timSCAI và bệnh cảnh lâm sàng</b>

<i>Nguồn: Upadhyay R. Current Landscape of Temporary Percutaneous</i>

Đánh giá toàn diện, lựa chọn bệnh nhân là bước khởi đầu đặc biệt quan trọng khichỉ định VA ECMO. Một số chỉ định và chống chỉ định của VA ECMO được tổnghợp như sau<sup>48,49</sup>:

<b> Chỉ định</b>

 Sốc tim kháng trịo Nhồi máu cơ timo Viêm cơ tim

o Đợt mất bù cấp suy tim mạno Suy mảnh ghép nguyên

phát sau ghép tim

o Sau phẫu thuật tim

o Quá liều thuốc/độc chất dẫnđến ức chế chức năng timo Bệnh cơ tim nhiễm trùngo Bệnh cơ tim chu sinh Thuyên tắc phổi lớn; Tăng áp động mạch phổi nặng

 Rối loạn nhịp tái diễn như rung thất/thanh thất Sốc phản vệ

<small> .</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

 Chấn thương cơ tim hoặc mạch máu lớn

 Hỗ trợ trước và trong phẫu thuật ở những phẫu thuật có nguy cơ cao gưng hơ hấp tuần hồn

<b> Chống chỉ định</b>

<b>Bảng 1.2. Chống chỉ định của VA ECMO</b>

<i>Nguồn: Kociol RD. Recognition and Initial Management of Fulminant</i>

<i>Landscape of Temporary Percutaneous Mechanical Circulatory Support</i>

<b>Chống chỉ định tuyệt đối Chống chỉ định tương đối</b>

Chảy máu tiến triển, khơng kiểm sốtBệnh diễn tiến giai đoạn cuối, khônghồi phục (trừ khi bệnh nhân được chuẩnbị ghép tạng)

Tình trạng suy đa cơ quan nặng trướcđó

gưng tim với thời gian hồi sức kéo dàitrên 60 phút

óc tách động mạch chủHở van động mạch chủ nặng

Vô tâm thu không được chứng kiến

<b>trạng cung lượng tim thấp (H nh 1.5). Theo các tác giả Nhật Bản, điều trị thuốc</b>

hoặc chuyển nhịp cho nhanh thất/rung thất liên quan đến viêm cơ tim cấp nặng

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

thường không thành công và khi sốc điện chuyển nhịp cấp cứu ngồi lồng ngựckhơng hiệu quả thì nhanh thất/rung thất dễ tái phát. o đó, trong tình huống này cầnchuyển ngay sang VA ECMO trong khi tiếp tục hồi sức tim phổi (ECPR – hồi sứctim phổi ngoài cơ thể). Nhanh thất/rung thất thường tự giảm sau khi bắt đầu VAECMO. Ngồi ra, khơng nên do dự trong việc khởi động VA ECMO đối với bệnhnhân có suy đa cơ quan do giảm tưới máu.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế cũng đã ban hành hướng dẫn thực hiện kỹ thuật oxy hốmáu ngồi cơ thể cho những trường hợp sốc tim nặng trơ không đáp ứng với cácbiện pháp điều trị thơng thường và do các ngun nhân có thể hồi phục được baogồm sốc tim do viêm cơ tim.<sup>50</sup>

<b>H nh 1.5. Sơ đồ thực hiện VA ECMO trong viêm cơ tim cấp</b>

<i>Nguồn: Nagai T. JCS 2023 Guideline on the Diagnosis and Treatment of</i>

Trải qua hơn hai thập kỷ kể từ khi VA ECMO được ứng dụng trong điều trị bệnhnhân choáng tim, phương pháp điều trị này đã chứng minh được lợi ích về cải thiện<small> .</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

kết cục cho những bệnh nhân nặng. Gần đây, orusso và cộng sự<sup>51</sup> đã báo một mộtnghiên cứu đa trung tâm gồm 57 bệnh nhân viêm cơ tim cấp được theo dõi trong 5năm, thời gian bệnh nhân được hỗ trợ VA ECMO trung bình là 9,9  19 ngày, trongđó 75,5% cai ECMO thành cơng và hồi phục, tỉ lệ sống xuất viện là 71,9%. Đây làmột trong những nghiên cứu đầu tiên theo dõi nhóm đối tượng này và ghi nhận tỉ lệsống sau 5 năm là 65,2  7,9%, với 2 trường hợp viêm cơ tim tái phát sau hồi phục.

<b>1.4. Tiên lƣợng và hồi phục sau viêm cơ tim cấp</b>

Kết cục và tiên lượng của viêm cơ tim cấp phụ thuộc vào nguyên nhân, biểu hiệnlâm sàng và giai đoạn bệnh. hìn chung tiên lượng của bệnh nhân viêm cơ tim cấplà tốt. Ở những bệnh nhân khỏi bệnh, thời gian hồi phục trong viêm cơ tim cấp rấtkhác nhau, từ vài tuần đến vài tháng.<sup>5</sup> Tỉ lệ tử vong do viêm cơ tim cấp khoảng 20%sau 12 tháng<sup>21</sup> và tăng lên 25,5% sau 10 năm theo dõi.<sup>52</sup> Tỉ lệ biến chứng nặng trongviêm cơ tim cấp khoảng 12,1%, trong đó tỉ lệ tử vong trong vịng 1 tháng là 45%.<small>52</small>gồi ra, đối với những bệnh nhân rối loạn huyết động gây tổn thương đa cơ quancần điều trị với các thuốc vận mạch hoặc tuần hoàn ngoài cơ thể, tỉ lệ tử vong hoặccần ghép tim có thể lên đến 28% tại thời điểm 60 ngày.<sup>18</sup> Hậu quả lâu dài của viêmcơ tim cấp cũng rất thay đổi, 50% có khả năng hồi phục hoàn toàn sau vài tuần vớichế độ điều trị nâng đỡ thích hợp, 25% có rối loạn chức năng tim dai dẳng và 20%tiến triển bệnh cơ tim dãn.<sup>53</sup>

Để tiên lượng sớm các kết cục nội viện, tác giả Ammirati và cộng sự<small>54</small> đã thựchiện nghiên cứu dựa trên dữ liệu từ ELSO gồm 850 bệnh nhân viêm cơ tim cấp cầnđiều trị với VA ECMO trong giai đoạn từ 2011 – 2020 và đã chỉ ra 8 yếu tố liênquan độc lập với tỉ lệ tử vong tại thời điểm thực hiện ECMO là: (1) nhiễm trùnghuyết, (2) cần thực hiện ECMO trong điều kiện hồi sinh tim phổi (ECPR), (3) chủngtộc châu Á, (4) lớn tuổi, (5) pH máu thấp, (6) cân nặng lớn hơn, (7) thực hiệnECMO trong giai đoạn sớm (từ 2011 – 2015 tỉ lệ tử vong cao hơn so với 2016 –2020) và (8) huyết áp động mạch trung bình thấp. Các yếu tố tiên lượng kém khơngthể thay đổi được gồm lớn tuổi, nặng cân và chủng tộc châu Á, các yếu tố còn lại

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

như pH máu thấp (hoặc lactate máu cao), ECPR, huyết áp trung bình thấp haynhiễm trùng huyết nên được chú ý hạn chế để cải thiện tiên lượng bệnh. Điều nàynhấn mạnh tầm quan trọng của việc điều trị kịp thời, tích cực trong tối ưu hoá sự hồiphục của cơ tim.

<b>1.5. Các nghiên cứu trong và ngoài nước</b>

<i><b>1.5.1. Nghiên cứu nước ngoài</b></i>

Về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm cơ tim cấp, nghiên cứu của tácgiả Lurusso và cộng sự<sup>51</sup> ghi nhận độ tuổi trung bình của viêm cơ tim cấp là 37,6tuổi, tỉ lệ nam/nữ là 0,54. Trong đó, 75,5% bệnh nhân hồi phục chức năng tim và caiECMO thành công, tỉ lệ sống xuất viện là 71,9%, tỉ lệ sống 5 năm là 65,2%. Biểuhiện lâm sàng nặng ghi nhận thường gặp nhất là choáng tim với 66,7%, ngưng tim21% và rối loạn huyết động 12,3%. Trong đó biến cố ngưng tim, sự hồi phục chứcnăng tim, tổn thương cơ quan đích có liên quan đến nguy cơ tử vong nội viện. Tácgiả Wang<sup>55</sup> đã thực hiện phân tích tổng hợp từ 7 nghiên cứu về viêm cơ tim cấptrong khoảng thời gian từ 01/01/2000 – 01/06/2018, chọn ra 158 bệnh nhân viêm cơtim tối cấp và 388 bệnh nhân viêm cơ tim không tối cấp đưa vào nghiên cứu. Khi sosánh đặc điểm lâm sàng giữa hai nhóm, tác giả nhận thấy bệnh nhân viêm cơ tim tốicấp có huyết áp tâm thu thấp hơn, nồng độ creatinine kinase cao hơn, PSTMTT thấphơn, thành sau thất trái dày hơn, tỉ lệ ST chênh xuống cao hơn, thời gian phức bộQRS dài hơn, tỉ lệ nhịp nhanh thất/rung thất trên điện tâm đồ cao hơn so với nhómviêm cơ tim không tối cấp. Dân số trong nghiên cứu này chủ yếu đến từ châu Á, đặcbiệt là Nhật Bản, vì thế có thể gần tương đồng với đặc điểm dân số tại Việt Nam.

Để tìm các yếu tố liên quan đến tử vong nội viện ở bệnh nhân viêm cơ tim cấp,tác giả Liu và cộng sự<sup>56</sup> đã thực hiện nghiên cứu trên 83 bệnh nhân viêm cơ tim cấpcần hỗ trợ VA ECMO tại Trung Quốc, theo dõi men tim, PSTMTT đến 48 giờ sauECMO, sau đó tiến hành so sánh các đặc điểm này giữa nhóm xuất viện và nhóm tửvong. Nghiên cứu ghi nhận PSTMTT trung bình của nhóm xuất viện là 32,5 13,0% và nhóm tử vong là 40,9  15,3%; tỉ lệ nhanh thất/rung thất ở hai nhóm lần<small> .</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

lượt là 10,1% và 35,7%, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,03; nồng độcreatinin máu trung bình ở nhóm tử vong cao hơn, 160 mol/L so với 71 mol/L, p= 0,0001. Bên cạnh đó, nghiên cứu của tác giả Sawamura<sup>6</sup> thực hiện trên 99 bệnhnhân viêm cơ tim tối cấp cần hỗ trợ VA ECMO đã chỉ ra PSTMTT thấp, sự thay đổiPSTMTT và sự thay đổi nồng độ AST trong 48 giờ đầu sau ECMO là yếu tố tiênlượng sớm tử vong ở những bệnh nhân này. Cụ thể, sự thay đổi của PSTMTT sau24 và 48 giờ hỗ trợ VA ECMO khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tử vong vànhóm cịn lại, lần lượt với p = 0,002 và AUC = 0,81; p = 0,003 và AUC = 0,92.PSTMTT thay đổi 11% tại thời điểm 48 giờ và 5% sau 48 giờ là những giá trịngưỡng để tiên lượng khả năng hồi phục trong nghiên cứu này.<small>6</small>

Ở những bệnh nhân viêm cơ tim cấp với biến chứng choáng tim, thuốc vận mạchđược khuyến cáo là đầu tay để duy trì tưới máu cơ quan đích. Chỉ số thuốc trợ timvận mạch (VIS) là một công cụ giúp mô tả định lượng các thuốc vận mạch, tăng cobóp trên lâm sàng. Chỉ số VIS đã được chứng minh là yếu tố tiên đoán độc lập nguycơ tử vong trong vòng 24 giờ phẫu thuật tim ở trẻ em lẫn người lớn.<small>57,58</small> Ở bệnhnhân choáng tim cần VA ECMO, tác giả Huyn và cộng sự<sup>59</sup> đã ghi nhận VIS trướcECMO ≥ 32 có tỉ lệ tử vong nội viện cao hơn (p = 0,002) và tỉ lệ cai ECMO thànhcông thấp hơn (p = 0,004) so với nhóm có VIS trước ECMO < 32. Ngoài ra, tuổi,nồng độ lactate máu cũng là yếu tố tiên đoán độc lập nguy cơ tử vong nội viện ởnhững bệnh nhân này.

<i><b>1.5.2. Nghiên cứu trong nước</b></i>

Về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân viêm cơ tim, trước đây đãcó 2 nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy của tác giả Nguyễn ĐứcKhánh (2015)<sup>3</sup> và tác giả Huỳnh Phúc Nguyên (2018)<sup>4</sup>. Nghiên cứu của tác giảNguyễn Đức Khánh thực hiện trên bệnh nhân viêm cơ tim cấp điều trị tại khoa NộiTim mạch bệnh viện Chợ Rẫy trong khoảng thời gian từ tháng 1/2013 đến tháng6/2014 với cỡ mẫu 105 bệnh nhân. Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu là 38 tuổi,đau ngực và khó thở là triệu chứng thường gặp nhất chiếm tỉ lệ 65%. Có 54% bệnh

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

nhân nhập viện trong tình trạng suy tim cấp và 39% bệnh nhân có rối loạn nhịp thất.Những tỉ lệ này cao hơn trong nghiên cứu của tác giả Huỳnh Phúc Nguyên<sup>4</sup> với tỉ lệsuy tim cấp và rối loạn nhịp thất lần lượt là 58% và 56%. Về cận lâm sàng, nghiêncứu của Nguyễn Đức Khánh ghi nhận 92% bệnh nhân có tăng troponin I, 53% cóPSTMTT giảm dưới 50% và tỉ lệ tử vong nội viện là 37,14%. Trong khi đó, mặc dùnghiên cứu của tác giả Huỳnh Phúc Nguyên<sup>4</sup> thực hiện trên nhóm đối tượng bệnhnhân nặng hơn – bệnh nhân tại phịng săn sóc đặc biệt tại khoa Nội Tim mạch bệnhviện Chợ Rẫy và có đến 64% bệnh nhân có PSTMTT < 40% nhưng có tỉ lệ tử vongthấp hơn là 23%. Tuy nhiên, cả 2 nghiên cứu đều chưa mô tả diễn tiến lâm sàng, cậnlâm sàng của bệnh nhân nhập viện cũng như sự khác biệt về đặc điểm, diễn tiến lâmsàng ở nhóm bệnh nhân tử vong và hồi phục.

Gần đây, tác giả Nguyễn Văn inh<sup>60</sup> đã báo cáo nghiên cứu trên 141 bệnh nhânviêm cơ tim cấp điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy trong giai đoạn 2015 – 2020. Độtuổi trung bình là 44  15,6 tuổi với 86,1% bệnh nhân < 60 tuổi. Thời gian khởiphát bệnh trung bình là 48 giờ, đau ngực và khó thở vẫn là hai triệu chứng lâm sàngthường gặp nhất. Bệnh cảnh lâm sàng suy tim cấp gặp ở 39% bệnh nhân, trong đósốc tim chiếm tỉ lệ 29,1%. Tại thời điểm nhập viện có 93,4% bệnh nhân có tăngtroponin I và 87,9% bệnh nhân có tăng C M với giá trị trung bình lần lượt là 3,3ng/mL và 72,4 U/L; 24,1% bệnh nhân có QRS dãn và tỉ lệ blốc nhĩ thất độ 3 là7,1%. PSTMTT trung bình là 46%, trong đó 38,1% bệnh nhân có PSTMTT ≤ 40%.Tỉ lệ tử vong nội viện là 9,2%. Tác giả cũng nhận thấy huyết áp tâm thu, độ rộngQRS và PSTMTT là các yếu tố tiên lượng độc lập nguy cơ diễn tiến choáng tim ởbệnh nhân viêm cơ tim cấp nhập viện. Tuy nhiên, những kết quả này đến từ nhữngbệnh nhân viêm cơ tim cấp nói chung với tỉ lệ bệnh nhân được hỗ trợ VA ECMOtrong nghiên cứu chỉ chiếm 6,4%. Nhóm bệnh nhân có biến chứng chống tim – lànhóm có tiên lượng xấu với tỉ lệ tử vong cao hơn đáng kể so với nhóm hồi phục(84,6% so với 23,4%, p < 0,001), chưa được mô tả đặc điểm riêng trong nghiên cứunày.

<small> .</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Từ tháng 03/2022, khoa Nội Tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy đã triển khai kỹ thuậtVA ECMO để điều trị những bệnh nhân choáng tim kháng trị bao gồm bệnh nhânchoáng tim do viêm cơ tim cấp. Hiệu quả điều trị của phương pháp này trước đâyđược tác giả Lê Nguyên Hải Yến<small>1</small> thực hiện nghiên cứu và báo cáo trên 40 bệnhnhân điều trị tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/2013 – 05/2017.Nghiên cứu cho thấy sau khi kết nối với hệ thống ECMO, huyết áp trung bình(HATB) của bệnh nhân tăng từ 50 lên 73 mmHg, liều thuốc vận mạch giảm nhanhsau 1 giờ. Tỉ lệ cai ECMO thành công là 72,5% và tỉ lệ sống xuất viện là 62,5%.Tuy nhiên thiết kế nghiên cứu là báo cáo loạt ca, không nêu rõ tiêu chuẩn chẩn đoánviêm cơ tim cấp trong nghiên cứu và dân số nghiên cứu bao gồm bệnh nhân dưới 18tuổi với tỉ lệ 22,5%. Nghiên cứu chưa nêu được những sự khác biệt giữa nhóm sốngxuất viện và nhóm tử vong nội viện cũng như các yếu tố tiên lượng sớm tử vong ởbệnh nhân viêm cơ tim cấp cần hỗ trợ VA ECMO.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<b>2.2. Đối tƣợng nghiên cứu</b>

<i><b>2.2.1. Dân số nghiên cứu</b></i>

Bệnh nhân được chẩn đoán viêm cơ tim cấp có hỗ trợ oxy hóa máu qua màngngoài cơ thể phương thức động – tĩnh mạch nhập bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/01/2019– 31/05/2023.

<i><b>2.2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh</b></i>

Bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy, là các trường hợp có khả năng viêm cơtim cấp thỏa tất cả các tiêu chuẩn sau:

(1) Tuổi ≥ 18

(2) Thời gian khởi phát bệnh trong vịng 2 tuần

(3) Chẩn đốn có khả năng viêm cơ tim cấp: Bệnh cảnh lâm sàng có thể tổn

<i><b>thương cơ tim kèm triệu chứng tim mạch và có ít nhất một trong các biểu</b></i>

hiện sau:

(4) Được chỉ định VA ECMO.<small> .</small>

</div>

×