Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

đánh giá kết quả thay khớp háng toàn phần chuyển động đôi cho bệnh nhân có nguy cơ trật khớp nhân tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.09 MB, 150 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>

<b>NGUYỄN NGỌC NGHĨA</b>

<b>ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THAY KHỚP HÁNG</b>

<b>TỒN PHẦN CHUYỂN ĐỘNG ĐƠI CHO BỆNH NHÂNCĨ NGUY CƠ TRẬT KHỚP NHÂN TẠO</b>

<b>LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II</b>

<b>THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>

<b>NGUYỄN NGỌC NGHĨA</b>

<b>ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THAY KHỚP HÁNG</b>

<b>TỒN PHẦN CHUYỂN ĐỘNG ĐƠI CHO BỆNH NHÂNCÓ NGUY CƠ TRẬT KHỚP NHÂN TẠO</b>

<b>CHUYÊN NGÀNH: CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNHMÃ SỐ: CK 62 72 07 25</b>

<b>LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II</b>

<b>NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS. TS. BÙI HỒNG THIÊN KHANH</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các sốliệu, kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từngđược ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

<b>Tác giả luận văn</b>

<b>Nguyễn Ngọc Nghĩa</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 4</b>

1.1. Đặc điểm cấu trúc giải phẫu khớp háng ... 4

1.2. Tổng quan về chức năng của khớp háng ... 10

1.3. Các bệnh lý khớp háng ... 13

1.4. Tổng quan về phẫu thuật thay khớp háng toàn phần trong điều trị cácbệnh lý khớp háng ... 18

1.5. Mất ổn định khớp háng sau phẫu thuật thay khớp háng toàn phần ... 24

1.6. Các bộ câu hỏi đánh giá hiệu quả sau phẫu thuật thay khớp háng tồnphần chuyển động đơi ... 27

1.7. Yếu tố nguy cơ trật khớp sau phẩu thuật thay khớp háng ... 27

1.8. Các nghiên cứu về thay khớp háng tồn phần chuyển động đơi ... 30

<b>Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 32</b>

2.1. Thiết kế nghiên cứu ... 32

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ... 32

2.3. Đối tượng nghiên cứu ... 32

2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu... 33

2.5. Xác định các biến số độc lập và phụ thuộc ... 34

2.6. Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu ... 38

2.7. Quy trình nghiên cứu ... 39

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ... 55

<b>Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 57</b>

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ... 57

3.2. Đặc điểm lâm sàng - cận lâm sàng ... 61

3.3. Đặc điểm phẫu thuật ... 63

3.4. Đánh giá chức năng vận động của bệnh nhân sau mổ bằng thang điểmHarris ... 71

<b>Chương 4. BÀN LUẬN ... 80</b>

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ... 80

4.2. Đặc điểm lâm sàng - cận lâm sàng ... 83

4.3. Đặc điểm phẫu thuật ... 86

4.4. Đánh giá chức năng vận động của bệnh nhân sau mổ bằng thang điểmHarris ... 97

4.5. Hạn chế của nghiên cứu ... 103

<b>KẾT LUẬN ... 104</b>

<b>KIẾN NGHỊ ... 106</b>

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phụ lục 1. Phiếu thu thập số liệuPhụ lục 2. Thang điểm HarrisPhụ lục 3. Bệnh án mẫu

Danh sách bệnh nhân trong nghiên cứu

Quyết định về việc công nhận tên đề tài và người hướng dẫn học viên chuyênkhoa cấp II

Chấp thuận của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Đại học YDược TP. Hồ Chí Minh

Quyết định về việc thành lập Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp chuyênkhoa cấp 2

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Nhận xét của phản biện 1Nhận xét của phản biện 2

Kết luận của Hội đồng chấm luận văn chuyên khoa cấp II

Giấy xác nhận đã bổ sung, sửa chữa luận văn theo ý kiến hội đồng chấm luậnvăn chuyên khoa cấp II

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT</b>

<b>BẢNG ĐỐI CHIẾU ANH - VIỆT</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC BẢNG</b>

Bảng 1.1. Một số bệnh lý và giai đoạn được chỉ định sử dụng phương pháp

phẫu thuật thay khớp háng toàn phần ... 21

Bảng 1.2. Tổng hợp các yếu tố nguy cơ cao làm tăng nguy cơ trật khớp sauphẫu thuật tạo hình khớp háng ... 29

Bảng 3.2. Đặc điểm nơi sống so với giới tính ... 58

Bảng 3.3. Đặc điểm về nghề nghiệp so với giới tính... 59

Bảng 3.4. Lý do nhập viện ... 59

Bảng 3.5. Nguyên nhân thay khớp háng theo giới tính ... 60

Bảng 3.6. Thời gian từ khi phát hiện khi khám đến thay khớp háng theonguyên nhân thay khớp háng ... 60

Bảng 3.7. Đặc điểm sinh hiệu theo độ tuổi của người bệnh ... 61

Bảng 3.8. Chẩn đoán trước mổ theo độ tuổi ... 62

Bảng 3.9. Các yếu tố nguy cơ trật khớp ... 62

Bảng 3.10. Phân loại tổn thương theo cận lâm sàng ... 63

Bảng 3.11. Đặc điểm trong phẫu thuật... 64

Bảng 3.12. Chiều dài cổ chỏm theo đặc điểm tổn thương khớp háng ... 65

Bảng 3.13. Số chuôi xương đùi theo đặc điểm tổn thương khớp háng ... 65Bảng 3.14. Kích thước ổ cối nhân tạo theo đặc điểm tổn thương khớp háng . 66

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Bảng 3.15. Đặc điểm gốc nghiêng ngoài ổ cối theo đặc điểm tổn thương khớp

háng ... 66

Bảng 3.16. Góc nghiêng trước ổ cối ... 67

Bảng 3.17. Trục cuống chỏm ... 67

Bảng 3.18. Công thức máu sau mổ ... 68

Bảng 3.19. Lượng máu truyền sau mổ ... 68

Bảng 3.20. So le chi sau phẫu thuật ... 69

Bảng 3.21. Kết quả tái khám trên thang điểm HARRIS ... 71

Bảng 3.22. Biên độ vận động khớp sau mổ, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng ... 71

Bảng 3.23. Mức độ hồi phục và độ tuổi ... 72

Bảng 3.24. Mức độ hồi phục và giới tính ... 72

Bảng 3.25. Mức độ hồi phục và chỉ số BMI ... 73

Bảng 3.26. Mức độ hồi phục và đặc điểm tổn thương khớp háng ... 73

Bảng 3.27. Đặc điểm chức năng ngồi xổm, ngồi xếp bằng sau 6 tháng theo dõi... 74

Bảng 3.28. Mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ trước phẫu thuật và thời gianngồi xổm ... 75

Bảng 3.29. Mối liên quan giữa so le chi sau mổ và thời gian ngồi xổm ... 75

Bảng 3.30. Mối liên quan nguy cơ trong phẫu thuật và thời gian ngồi xổm ... 76

Bảng 3.31. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và thời gian ngồi xổm ... 76

Bảng 3.32. Mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ trước phẫu thuật và thời gianngồi xếp bằng ... 77

Bảng 3.34. Mối liên quan nguy cơ trong phẫu thuật và thời gian ngồi xếpbằng ... 78

Bảng 3.35. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và thời gian ngồi xếp bằng ... 78

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC BIỂU ĐỒ</b>

Biểu đồ 3.1. Phân bố độ tuổi của bệnh nhân trong nghiên cứu...57

Biểu đồ 3.2. Đặc điểm về giới tính ...58

Biểu đồ 3.3. Vị trí thay khớp háng ...61

Biểu đồ 3.4. Phân loại nguy cơ phẫu thuật theo ASA ...63

Biều đồ 3.5. Chảy máu sau mổ ...69

Biểu đồ 3.6. Mức độ đau sau mổ theo thang đo VAS ...70

Biểu đồ 3.7. Thời gian bệnh nhân có thể ngồi xổm và xếp bằng ...74

Biều đồ 3.8. So sánh mức độ đau (VAS) sau lần tái khám ...79

Biều đồ 3.9. Mức độ hài lòng của người bệnh ...79

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>DANH MỤC HÌNH ẢNH</b>

Hình 1.1. Xương vùng ổ cối, khớp háng và các thành phần liên quan ... 5

Hình 1.2. Mạch máu cổ xương đùi ... 7

Hình 1.3. Bao khớp và dây chằng ... 8

Hình 1.4. Cơ và thần kinh vùng mơng ... 9

Hình 1.5. Các chức năng của khớp háng ... 11

Hình 1.6. Cách đo tầm vận động khớp háng ... 12

Hình 1.7. Phân loại gãy cổ xương đùi theo Pauwels ... 13

Hình 1.8. Phân loại Garden trong gãy cổ xương đùi ... 14

Hình 1.9. Phân loại hoại tử chỏm xương đùi theo Ficat và Arlet ... 17

Hình 1.10. X quang viêm cột sống dính khớp ... 18

Hình 1.11. Hình ảnh chụp X-quang vùng chậu; r: cánh tay đòn cơ dạng và R:cánh tay địn thể trọng ... 20

Hình 2.1. Tư thế ngồi xổm (a) và ngồi xếp bằng (b) ... 37

Hình 2.2. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu ... 40

Hình 2.3. Bộ trợ cụ khớp háng chuyển động đôi của Groupe Lépine ... 42

Hình 2.4. Tư thế bệnh nhân trước phẫu thuật ... 44

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Hình 2.14. Đặt dụng cụ thử ... 50Hình 2.15. Sau đặt khớp nhân tạo và nắn lại khớp ... 51Hình 2.16. Kiểm tra các tư thế vận động của khớp ... 51

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>MỞ ĐẦU</b>

Phẫu thuật thay khớp háng là một phẫu thuật chỉnh hình khá phổ biếnhiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đây là một phẫu thuật có tỉ lệthành cơng cao giúp cho bệnh nhân có cuộc sống sinh hoạt thoải mái hơn saumổ. Thay khớp háng được chỉ định cho nhiều bệnh lý khác nhau như gãy cổxương đùi, hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi hay thối hóa khớp háng...nhằm giảm đau và cải thiện chức năng vận động của khớp háng. Tuy nhiên

trong những biến chứng chính đối với thay khớp háng toàn phần là trật khớpháng với tỉ lệ từ 2-3%, tỉ lệ này có thể tăng lên đến 4.8% sau 10 năm và 7%

Đặc biệt, tỉ lệ trậtkhớp háng còn tăng lên ở những nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao. Các nghiêncứu cơ sinh học đã chỉ ra rằng sự bất ổn định này có thể giải quyết bằng cáchtăng đường kính chỏm. Đường kính chỏm càng lớn thì sự ổn định càng cao.Khớp háng tồn phần chuyển động đơi giúp giảm thiểu những nguy cơ mất ổnđịnh trong các trường hợp có nguy cơ trật khớp háng cao. Phương pháp thaykhớp háng toàn phần chuyển động đôi được phát triển bởi Gilles Bousquetvào năm 1974 đã cho thấy tỷ lệ trật khớp thấp và phạm vi chuyển động tăng,

nhiều nghiên cứu đã chứng minh được hiệu quả của thay khớp háng chuyểnđộng đôi trên bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ cao như: Bertrand Boyer

chức năng vận động khớp háng vượt trội.

Bộ câu hỏi đánh giá kết quả điều trị thay khớp háng toàn phần Harris

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

là công cụ lý tưởng và đáng tin cậy, công cụ này cung cấp các kết quả đachiều được các bác sĩ báo cáo, bao gồm các mức độ đau dựa trên quá trình hồiphục chức năng vận động và phạm vi chuyển động của bệnh nhân.

Tại Việt Nam, thay khớp háng được thực hiện lần đầu tiên vào thậpniên 70 của thế kỷ 20 nhưng trong khoảng hơn 10 năm gần đây mới được áp

Việt Nam, thói quen và các hoạt động bình thường của bệnh nhân như ngồixổm hay ngồi xếp bằng đóng vai trị quan trọng trong các sinh hoạt hằng ngàynhưng thay khớp háng thông thường không đáp ứng được yêu cầu này. Vấn

<i>đề đặt ra: “Đối với đối tượng có nguy cơ trật khớp háng nhân tạo, sử dụng</i>

<i>khớp háng nhân tạo chuyển động đôi có kết quả như thế nào?” Mặc dù đã có</i>

các bằng chứng hiệu quả của thay khớp háng chuyển động đôi dựa trên cácnghiên cứu của các tác giả trên thế giới, tuy nhiên hầu hết các kết quả thốngkê đều từ các nước phát triển và phù hợp với các hoạt động của người dân bảnxứ tại đất nước đó. Vì vậy, nhằm mục đích đánh giá kết quả thay khớp hángchuyển động đôi phù hợp với thói quen sinh hoạt hàng ngày của người Việt

<b>Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá kết quả thay khớp háng</b>

<b>tồn phần chuyển động đơi cho bệnh nhân có nguy cơ trật khớp nhân tạo”</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU</b>

1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả X quang của bệnh nhân cóyếu tố nguy cơ cao được thay khớp háng toàn phần chuyển động đôi.

2. Đánh giá chức năng vận động của bệnh nhân sau mổ bằng thangđiểm Harris và thời gian thực hiện động tác ngồi xổm, ngồi xếp bằng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>Chương 1.</b>

<b>TỔNG QUAN TÀI LIỆU</b>

<b>1.1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC GIẢI PHẪU KHỚP HÁNG</b>

Khớp háng là khớp hoạt dịch hình chỏm cầu nằm ở giữa xương chậu vàxương đùi, đi kèm với hệ thống cấu trúc dây chằng. Hay nói cách khác, khớplà vị trí tiếp giáp giữa phần chỏm hình cầu của xương đùi với ổ cối xươngchậu. Nhờ đó mà phạm vi hoạt động của khớp rộng, trên cả 3 mặt phẳng, giúpphần dưới của cơ thể cử động linh hoạt. Đây là khớp lớn nhất trong cơ thể vàgiữ vai trị hết sức quan trọng, thậm chí là quyết định đến khả năng vận độngvà di chuyển. Khớp háng bao gồm các thành phần chính như: ổ cối, cổ xương

<b>1.1.1. Ổ cối</b>

Ổ cối xương chậu có hình dạng như 1 hốc sâu, dạng bán cầu, vì vậy códạng lõm giống hình chén. Trong ổ cối, chỉ có một phần tiếp xúc với chỏmxương đùi, được gọi là diện nguyệt. Diện nguyệt được phủ bởi một lớp sụn,dày nhất ở vùng trên trước, lên đến 3.5 mm. Hố ổ cối là vùng không tiếp xúcchỏm, chứa dây chằng tròn, mỡ, màng hoạt dịch, mạch máu.

Ổ cối do ba phần của xương chậu tạo thành bao gồm xương cánh chậu,xương mu, xương ngồi. Ổ cối hướng xuống dưới ra sau và ra ngoài. Ổ cốibình thường nghiêng trước khoảng 15° - 20° và nghiêng ngoài khoảng 50°.

Sụn viền ổ cối cũng là một cấu trúc có vai trò quan trọng trong khớpháng. Đây là một vành sụn sợi bám vào chu vi ổ cối. Vành này lõm và nhẵn ởmặt trong. Vai trò của sụn viền ổ cối là làm cho ổ cối thêm sâu hơn và ômtrọn gần hết chỏm đùi. Vì vậy, nó làm tăng độ sâu ổ cối lên 30%. Ngồi ra,cấu trúc này cịn giúp duy trì 1 áp lực âm nội khớp ngăn ngừa sự phân tách

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

mặt khớp. Giúp giữ dịch trong khớp, gián tiếp làm tăng sự bôi trơn khớp vàchức năng phân tán lực của sụn khớp.

<b>Hình 1.1. Xương vùng ổ cối, khớp háng và các thành phần liên quan </b><sup>13</sup><b>1.1.2. Chỏm xương đùi</b>

Chỏm xương đùi có hình dạng 2/3 khối cầu, hướng lên trên vào trongra trước. Toàn bộ chỏm đùi được bọc bởi sụn, trừ hố chỏm đùi, nơi dày nhất3.5 mm (vùng phía trên trước). Hố chỏm đùi hơi lệch phía sau trung tâmchỏm đùi, là nơi bám của dây chằng chỏm đùi. Ở người Châu Á, đường kínhchỏm xương đùi từ 40 mm – 52 mm, ở người Châu Âu, đường kính từ 45 mm– 56 mm.

<b>1.1.3. Cổ xương đùi</b>

Cổ đùi: nối chỏm với hai mấu chuyển, có hình ống dẹt trước sau hướnglên trên và vào trong, dài khoảng 35mm - 40mm. Trục của cổ hợp với trụcthân một góc gọi góc nghiêng (125° - 130°), giúp cho xương đùi vận động dễdàng. Về mặt lý thuyết góc cổ thân sẽ khơng vững khi chịu lực, do đó cổxương đùi sẽ có cấu tạo đặc biệt để bù đắp khuyết điểm trên là:

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<small></small> Lớp xương đặc ở mặt trong thân xương sẽ kéo dài lên đến cổ khớp.

lớn, nhưng ở mặt trên cổ đùi có tăng cường một lớp vỏ xương đặc.

xương đặc của cổ, đây là hệ thống quạt chân đế.

chịu lực căng, nhóm phụ chịu lực đè.

là tam giác Ward, đây chính là điểm yếu của cổ xương đùi.

xương đùi trung bình 135°.

cầu đùi khoảng 10° - 15° .

Để hiểu rõ về các góc nghiêng, góc xiên sẽ giúp cho việc thực hiện kỹ thuật

<b>1.1.4. Khối mấu chuyển</b>

Khối mấu chuyển bao gồm mấu chuyển lớn và mấu chuyển nhỏ. Phíatrên khối mấu chuyển gắn liền với cổ xương đùi, giới hạn bởi đường viền baokhớp. Phía dưới khối mấu chuyển kết nối với phần thân xương đùi và đượcgiới hạn bởi bờ dưới mấu chuyển bé. Mấu chuyển lớn có hai mặt và bốn bờ,trong khi đó mấu chuyển bé lồi ở phía sau trong (là nơi bám tận của cơ thắtlưng chậu). Vùng liên mấu chuyển xương đùi là vùng giữa hai mấu chuyểnlớn và nhỏ, hoàn toàn là xương xốp. Tất cả đường gãy xương nằm trong vùng

<b>1.1.5. Hệ thống mạch máu</b>

Vùng cổ chỏm xương đùi có 3 nguồn mạch nuôi bao gồm:

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<small></small> Động mạch mũ đùi ngoài: xuất phát từ động mạch đùi sâu chạy vịng ratrước và ra ngồi cho các nhánh xuống, nhánh ngang và nhánh lên để nối vớiđộng mạch mũ đùi trong.

vòng ra sau, cho các nhánh trên, trước, dưới để nối với động mạch mũ đùingoài và đi vào vùng cổ chỏm xương đùi.

động mạch bịt, nuôi dưỡng 1 vùng nhỏ của chỏm xương đùi xung quanh hố

Tất cả các nhánh nhỏ này đều nằm dưới bao hoạt dịch.

<b>Hình 1.2. Mạch máu cổ xương đùi </b><sup>16</sup><b>1.1.6. Bao khớp, dây chằng bao hoạt dịch</b>

Bao khớp: Là một bao sợi dày chắc, bao bọc quanh khớp, bao ở phíađầu xương chậu và đầu phía xương đùi.

Dây chằng: Có 2 loại là loại nằm trong ổ khớp (dây chằng tròn hoặccòn gọi là dây chằng chỏm đùi) và loại nằm ngoài ổ khớp (gồm 3 dây chằng

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

chính: dây chằng ngồi đùi, dây chằng chậu đùi và dây chằng mu đùi). Ngồira, cịn có dây chằng vịng bao quanh mặt sau cổ khớp háng.

Bao hoạt dịch: Bao hoạt dịch khớp háng gồm có 2 phần, được chia làmphần chính và phần phụ.

dịch bao quanh sụn viền, đi xuống tới các mấu chuyển thì nó sẽ quặtlên tới vùng chỏm xương.

trong ổ khớp nhưng vẫn nằm ngồi bao hoạt dịch.

<b>Hình 1.3. Bao khớp và dây chằng </b><sup>16</sup><b>1.1.7. Các cơ và hệ thần kinh quanh khớp</b>

Hệ thống các cơ vùng khớp háng được chia thành 3 nhóm theo chứcnăng gấp – duỗi; dạng – khép; xoay trong – xoay ngoài:

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Các cơ cần hạn chế gây tổn thương trong phẫu thuật là: cơ thắt lưngchậu, cơ mông lớn, cơ mông nhỡ, các cơ khép và cơ xoay ngoài ngắn. Các cơnày được xem như là các cơ mạnh nhất của khớp háng, có vai trị quan trọngkhi di chuyển giúp khớp háng và cơ thể có sự cân bằng. Đặc biệt, nhóm cơxoay ngồi ngắn cần bảo vệ để giảm nguy cơ trật khớp sau mổ. Cũng cần lưuý đến các lớp cơ nông và sâu khi tiếp cận khớp háng, lớp có nơng bao gồm cơmay ở phía trước, cơ căng cân đùi ở phía ngồi cùng với cơ mơng lớn ở phíasau. Khi phẫu tích qua vách gian cơ giữa cơ may và cơ căng cân đùi sẽ đi vàolớp cơ sâu mặt trước bao khớp.

<b>Hình 1.4. Cơ và thần kinh vùng mơng </b><sup>16</sup>

Hệ thần kinh quanh khớp bao gồm nhóm thần kinh mông dưới và thần kinhngồi:

vận động cơ mông lớn và cảm giác cho đáy chậu. Thần kinh bịt: là

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

nhánh của đám rối thần kinh thắt lưng (rễ L2-L3-L4), chi phối vậnđộng cơ bịt ngoài và các cơ khép. Nhánh ngang đám rối thần kinh thắtlưng: chi phối vận động cơ thắt lưng chậu.

<b>1.2. TỔNG QUAN VỀ CHỨC NĂNG CỦA KHỚP HÁNG</b>

Khớp háng gồm có 2 chức năng chính là chức năng chịu lực và chức

<b>1.2.1. Chức năng chịu lực</b>

Khớp háng hai bên chịu tồn bộ trọng lực phần trên cơ thể, góc tối đagiữa sức chịu lực của khớp háng và trục dọc của xương khoảng 10°. Tuynhiên, có sự phân chia mức độ chịu lực ở trong xương chậu, xương đùi quacấu tạo hình cung cổ bịt. Khi làm các động tác khác nhau như đi, đứng,ngồi… thì khớp háng chịu lực nén khác nhau.

Khi đứng hai chân thì lực chịu đựng ở mỗi khớp háng bằng phân nữacủa trọng lượng cơ thể và lực này tăng lên từ 2,5 - 4 lần trọng lượng cơ thểkhi đứng một chân.

Khi di chuyển cơ thể, thì khớp háng chịu một lực rất lớn gấp 4 lần trọnglượng cơ thể và 4 - 8 lần khi chạy nhảy.

Xác định mức độ chịu lực của khớp háng giúp ta chọn lựa vật liệu, kỹthuật điều trị đạt kết quả tốt, đặc biệt quang trọng trong phẫu thuật thay khớpháng.

<b>1.2.2. Chức năng vận động</b>

Khớp háng có sự vận động vững chắc trong khơng gian 3 chiều. Khớpháng tuy không linh hoạt bằng khớp vai song với các biên độ (gấp duỗi, dạng

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

người như: đi đứng, ngồi, chạy, nhảy… Ở các lứa tuổi khác nhau thì biên độvận động khớp háng cũng khác nhau. Biên độ bình thường các động tác củakhớp háng:

trong 30°- 40°.

gấp từ 30°- 40° và khớp háng duỗi 5°- 10°.

Đây là cơ sở quan trọng để đánh giá chức năng của khớp háng sau phẫu thuật

<b>Hình 1.5. Các chức năng của khớp háng </b><sup>20</sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>Gấp Duỗi</b>

<b>Hình 1.6. Cách đo tầm vận động khớp háng <small>21</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<b>1.3. CÁC BỆNH LÝ KHỚP HÁNG1.3.1. Gãy cổ xương đùi</b>

Gãy cổ xương đùi là một gãy xương nội khớp xảy ra ở nhiều lứa tuổi,hay gặp nhất ở người lớn tuổi do tình trạng lỗng xương, thường hay ngã chấnthương trực tiếp vào vùng mấu chuyển.

<i><b>1.3.1.1. Phân loại dựa trên góc tạo bởi hướng đường gãy và mặt phẳngngang theo Pauwels</b></i>

<b>Hình 1.7. Phân loại gãy cổ xương đùi theo Pauwels </b><sup>22</sup>

Dựa vào góc tạo bởi đường gãy với mặt phẳng nằm ngang để phân độ

<i><b>1.3.1.2. Phân loại theo mức độ di lệch ổ gãy theo Garden</b></i>

Năm 1961, Garden đã đưa ra cách phân loại sự di lệch này dựa vào sự di

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<small></small> Garden I: Gãy xương khơng hồn tồn, khơng di lệch, ở các bè xươngbị bẻ gấp nhưng khơng rời cong ra ngồi, loại này thường có thể là gãy rạn vàgãy cài.

rời nhau, hướng vẫn như cũ.

phía trước bị rách, phía sau cịn ngun vẹn, các bè xương ở chỏm hướng nằmngang.

các bè xương hướng lên trên di lệch hồn tồn, chỏm trở lại vị trí bình thườngtrong ổ cối.

<b>Hình 1.8. Phân loại Garden trong gãy cổ xương đùi </b><sup>25</sup>

Gãy Garden III, IV là hai loại gãy nặng nhất do hai đầu xương di lệch

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Điều trị gãy cổ giải phẫu xương đùi ở người trẻ tuổi, gãy di lệch ít thìviệc điều trị bảo tồn còn khả quan. Nhưng với gãy di lệch nhiều (Pauwels 3,Garden III, IV), gãy nát chỏm thì việc điều trị là hết sức khó khăn, với nhữngbệnh nhân tương đối lớn tuổi (khoảng từ 50 - 70 tuổi), hiện tượng loãngxương, thưa xương đã xảy ra thì việc điều trị bảo tồn chỏm xương đùi cũngrất khó.

Hiện nay các tác giả chủ trương phẫu thuật kết hợp xương cho nhữngbệnh nhân trẻ tuổi bị gãy cổ xương đùi di lệch ít, phẫu thuật thay chỏm chonhững bệnh nhân cao tuổi (trên 75 tuổi) và phẫu thuật thay khớp háng tồn

<b>1.3.2. Thối hóa khớp háng</b>

Thối hóa khớp háng là bệnh lý vùng khớp háng hay gặp nhất. Hậu quảgây đau, biến dạng khớp, giảm hoặc mất hoàn toàn chức năng khớp. Thốihóa khớp là một bệnh lý mãn tính, trước đây hay gặp ở người trung và caotuổi, ngày nay có xu hướng trẻ hóa dần.

Thối hóa khớp háng được chia thành hai loại: ngun phát (do lão hóacác cơ quan gây nên) và thứ phát (bệnh lý toàn thân hay tại chỗ).

Chụp phim Xquang chú ý các khe khớp, do sụn khớp không cản quang.Khe khớp hẹp lại so với bình thường chứng tỏ sụn bị mất thể tích, hủy bề dàycủa sụn, hỏm khớp có mọc các chồi xương, có dấu hiệu đặc xương dưới sụn.Ở người trẻ, có người bị trật háng một phần, thấy ở hỏm khớp, phần mái chechỏm che khơng hết để lộ một phần chỏm ra ngồi.

Trên thế giới có nhiều tiêu chuẩn phân loại khác nhau, trong đó phân loại

gồm 4 độ dựa trên các thay đổi hình ảnhcủa khớp háng trên phim X quang là thường được sử dụng nhất hiện nay:

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<small></small> Độ 2: Có thu hẹp khe khớp, thối hóa khớp được xác định.

biến dạng đầu xương.

nghiêm trọng, biến dạng rõ của đầu xương.

<b>1.3.3. Hoại tử vô mạch chỏm xương đùi</b>

Hoại tử vô mạch chỏm xương đùi hay còn gọi là hoại tử chỏm xươngđùi là bệnh có tổn thương hoại tử tế bào xương và tủy xương do bị thiếu máu

xương, các ổ khuyết xương, về sau dẫn đến gãy xương dưới sụn, cuối cùnggây xẹp chỏm xương đùi, thối hóa thứ phát và mất chức năng của khớp háng,dẫn đến tàn phế. Hoại tử chỏm xương đùi tự phát thường gặp nhất ở độ tuổitrung niên, trong đó nam thường gặp hơn nữ. Hoại tử xương thứ phát sau chấnthương hoặc các nguyên nhân khác phụ thuộc vào tuổi mắc các bệnh lý nền.

Không do chấn thương: Lạm dụng rượu, thuốc lá, dùng corticoid liềucao, bệnh khí ép (thợ lặn, cơng nhân hầm mỏ), bệnh hồng cầu hình liềm, bệnhtự miễn (lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp), ghép tạng, viêm ruột,bệnh lý tăng đông và bệnh tắc mạch tự phát, đái tháo đường, rối loạn chuyển

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

hóa mỡ, thai nghén. Trong đó, rượu và corticosteroid chiếm 2/3 nguyên nhângây hoại tử chỏm xương đùi không do chấn thương.

<i><b>1.3.3.2. Phân độ hoại tử vô mạch chỏm xương đùi</b></i>

Theo Ficat và Arlet (1997) có bốn giai đoạn (năm 1985 được mở rộng

<b>Hình 1.9. Phân loại hoại tử chỏm xương đùi theo Ficat và Arlet <sup>25</sup></b>

xương trong chỏm bình thường hoặc lỗng xương nhẹ.

xương trong chỏm lỗng xương rõ, trộn lẫn với xơ chai, nang xương.

máu dưới sụn gây lún xẹp chỏm, có bè xương chết.

bè xương, bè xương bị phá hủy ở vùng cực trên, có cả nang xương vàchồi xương hủy sụn dưới chỏm và ổ cối.

<b>1.3.4. Bệnh viêm cột sống dính khớp</b>

Viêm cột sống dính khớp (VCSDK) là một bệnh viêm khớp mạn tính

.Bệnh VCSDK có mối liên hệ chặt chẽ với yếu tố kháng nguyên bạch cầuHLA-B27 (80-90%) của hệ thống kháng nguyên hòa hợp tổ chức, bệnh

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

thường gặp ở nam giới (80-90%), trẻ tuổi (dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 80%).Bệnh ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận động khớp, khả năng lao động,sinh hoạt, chất lượng sống của người bệnh và là nguyên nhân gây tàn phế nếu

<b>1.4.1. Cơ sinh học khớp háng</b>

Phạm vi chuyển động của khớp háng khá rộng, trên cả ba mặt phẳng(đứng ngang, đứng dọc và cắt dọc) do cấu trúc giải phẫu của khớp. Mặt phẳngđứng dọc mô tả phạm vi chuyển động thụ động lớn nhất. Khớp háng có thể

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

thể duỗi được từ 10°- 20°, duỗi thụ động là 30° và gập thụ động là 140°. Sựco rút của cơ thẳng đùi dẫn đến hệ quả khớp háng không duỗi được hết. Khớpháng dạng được khoảng 50°, xoay ngoài 45°- 60°, xoay trong 30°- 40°. Khi đikhớp háng gập từ 30°- 40° và duỗi 5°- 10° trong khi đó sự dạng - khép vàxoay trong- xoay ngoài của khớp khi đi từ 5°- 10°.

Tuy nhiên, phạm vi chuyển động của khớp háng có thể thay đổi tùytừng cá thể phụ thuộc vào giới tính, tuổi tác, giải phẫu (góc cổ xương đùi,biến thể…) và mức độ hoạt động thể chất. Ví dụ, khi càng lớn tuổi thì tầm vậnđộng khớp càng bị giới hạn, do đó bước đi của người trẻ thường dài hơn bướcđi của người già.

Trong phẫu thuật chỉnh hình, điều quan trọng là cần biết các giá trị củachuyển động khớp háng liên quan đến các hoạt động sống hàng ngày. Ví dụ,buộc dây giày với bàn chân trên sàn sẽ yêu cầu gập góc lên đến 125°, xoayngồi 19° và dạng 15°. Đi lên cầu thang sẽ yêu cầu độ gấp trung bình 70°,trong khi đi xuống chỉ cần 35°. Trong chu kỳ đi, khi chân bắt đầu chạm đất,cơ mông lớn co giúp khớp háng thẳng. Giữa thời kỳ chịu lực, các cơ khép giữvững cho khung chậu không bị nghiêng. Trong thời kỳ chịu lực, các cơ môngtăng cường hoạt động của khớp háng. Chuyển động của khung chậu cũng rấtkhác nhau giữa các cá nhân và biên độ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạnnhư tốc độ đi bộ, giải phẫu vùng chậu hơng, tính linh hoạt của cột sống vàkhung chậu, v.v. Chuyển động vùng chậu có thể có ảnh hưởng đáng đến cơsinh học khớp háng và nguy cơ thối hóa. Người ta cho rằng xương chậu chịusự xoay trục ( khoảng 8°) khi chân di chuyển về phía trước. Những chuyểnđộng này đòi hỏi phải được nghiên cứu thêm, do chúng rất khác nhau giữa cáccá thể và có thể tạo ra các tác động có hại lên các bộ phận chịu lực trong cácchuyển động chủ động

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cường độ và sự phân bố lại của các lực tácđộng lên khớp háng:

vệ đồng thời giảm sốc cho khớp háng.

Thể trọng tạo một lực tải trên đầu xương đùi biểu thị bằng cánh tay đònthể trọng (BX). Người ta tính được rằng, bình thường cánh tay địn thể trọnggấp 2,5 lần cánh tay đòn cơ dạng (AB). Khi đứng hai chân thì lực chịu ở mỗikhớp háng bằng phân nửa trọng lượng cơ thể và khi đứng trên một chân lực

.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Như vậy để lập lại cân bằng cơ sinh học khớp háng trong khớp hángtoàn phần nhân tạo cần tăng hợp lý cánh tay đòn cơ dạng.

<b>1.4.2. Chỉ định và chống chỉ định phẫu thuật thay khớp háng toàn phần</b>

<i><b>1.4.2.1. Những trường hợp được chỉ định thay khớp háng tồn phần</b></i>

Có nhiều bệnh lý gây tổn thương sụn khớp của chỏm xương đùi và sụnổ cối, tuy nhiên trong thời gian đầu mắc bệnh, đa số các trường hợp thường ápdụng các biện pháp điều trị bảo tồn như sử dụng thuốc kháng viêm, thuốcgiảm đau, giảm sức tì đè lên vùng khớp… tuỳ theo mỗi loại bệnh khác nhau.Năm 1996, Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa kỳ trong một tuyên bố đồng thuậnvề thay khớp háng toàn phần kết luận: “Thay khớp háng toàn phần là một lựachọn cho hầu hết các bệnh nhân với bệnh lý khớp háng gây khó chịu mạn tính

Một số chỉ định sau sẽ được tiến hành xem xét thực hiện phương pháp

<b>Bảng 1.1. Một số bệnh lý và giai đoạn được chỉ định sử dụng phươngpháp phẫu thuật thay khớp háng toàn phần</b>

Bệnh lý và chấn thương vùngcổ xương đùi

IV của Garden.

xương đùi không hiệu quả.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<i><b>1.4.2.2. Một số trường hợp chống chỉ định phẫu thuật</b></i>

cho thật ổn định rồi mới đặt vấn đề thay khớp háng.

mắc bệnh hoặc tử vong.

<b>1.4.3. Phương pháp thay khớp háng toàn phần</b>

<i><b>1.4.3.1. Thay khớp háng tồn phần chuyển động đơi</b></i>

Khái niệm khớp háng chuyển động đôi được phát minh bởi Gilles

phát minh ra khớp háng chuyển động đôi với tác dụng giảm ma sát chống bàomịn, tăng đường kính chỏm và biên độ vận động. Độ ổn định khớp được kếthợp dựa trên nguyên lý ma sát thấp của Charnley với khái niệm Mckee-Farrarvề tăng đường kính chỏm, do đó giảm nguy cơ trật khớp và tăng phạm vichuyển động.

Khớp háng chuyển động đơi có một thuận lợi lớn về độ vững, sự vữngchắc khớp háng nhờ gia tăng khoảng nhảy so với các khớp khác. Trong mộtnghiên cứu thì tỷ lệ trật khớp háng chuyển động đôi là gần 1%, đây là sự lựachọn an toàn và hiệu quả, đặc biệt cho những bệnh nhân có yếu tố nguy cơcao trật khớp. Tăng tầm vận động khớp giúp bệnh nhân có thể làm nhữngđộng tác khó như ngồi xổm hay xếp bằng mà các khớp trước đó cịn hạn chế.

Chuyển động ngồi xổm ở một người bình thường yêu cầu biên độ gậpcủa khớp háng khoảng 120°- 130°, gập bụng 15° và xoay hông ra ngoài 5°bên cạnh việc gập hoàn toàn ở đầu gối và uốn cong ở khớp mắt cá chân.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

chuyển khoảng 90 ° trong tư thế gập, 45° khi gập người và 60° khi xoay ngoài

nhân theo thể trạng và độ tuổi, đặc biệt đối với các bệnh nhân mắc các bệnh lýkhớp háng hoặc chấn thương khớp háng, phạm vi chuyển động thu hẹp rấtnhiều so với người bình thường. Khi so sánh giữa thay khớp truyền thống vàkhớp chuyển động đôi, khớp chuyển động đôi nâng cao 59% khoảng cách

Từ đó có thể giúp bệnh nhân sau mổ thay khớp háng toànphần chuyển động đôi thực hiện được một số động tác với biên độ gập duỗicao như ngồi xổm và ngồi xếp bằng, điều mà các bệnh nhân không thể thựchiện được trước khi phẫu thuật thay khớp háng truyền thống trước đó.

<i><b>1.4.3.2. Một số phương pháp thay khớp háng tồn phần khác</b></i>

Để khắc phục những hạn chế của phẫu thuật thay chỏm xương đùi là ổcối bị mài mòn đi nhanh chóng, một số tác giả Phillipe Wyles, Mc Kee Farra...<small>1</small>

đã thiết kế ra khớp háng toàn phần bằng kim loại. Khớp nhân tạo toàn phầnnày thay thế cả cổ chỏm xương đùi và ổ cối. Kết quả bước đầu của các bệnhnhân này rất tốt nhưng sau một thời gian thì lực ma sát đã mài mịn cả ổ cốivà chỏm dẫn đến khớp nhân tạo bị lỏng và bệnh nhân bị đau lại.

đã phát triển các ý tưởng về kỹ thuậttạo hình giảm độ ma sát bao gồm kỹ thuật tạo hình khớp có mơ-men xoắnthấp, sử dụng xi măng acrylic để cố định các thành phần vào xương và sửdụng polyethylene mật độ cao làm vật liệu chịu lực. Đây là phương pháp thaykhớp háng toàn phần đầu tiên mang lại kết quả tốt.

Kể từ đó, nhiều bác sĩ phẫu thuật đã liên tục cải tiến kỹ thuật thay khớp,các phương pháp cố định khớp nhân tạo và kỹ thuật xi măng xương ngày càng

phương pháp cố định khớp nhân tạo chẳng hạn khớp không xi măng. Thay đổi

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

chất liệu bền hơn như Ceramic, metal on metal… Các kiểu mẫu khớp nhântạo mới ra đời ngày càng gần giống với khớp thật.

<b>1.5. MẤT ỔN ĐỊNH KHỚP HÁNG SAU PHẪU THUẬT THAY KHỚPHÁNG TOÀN PHẦN</b>

Sự mất ổn định khớp háng sau phẫu thuật thay khớp háng toàn phần lànguyên nhân hàng đầu cho việc tái phẫu thuật. Các yếu tố nguy cơ gây mất ổnđịnh khớp háng nhân tạo sau phẫu thuật thay khớp háng toàn phần vẫn chưađược thống nhất. Dựa trên thống kê của Setor K Kunutsor và cộng sự (2019)

là các yếu tố nguy cơ dẫn đến việc mất ổn định này. Hầu hết các nguy cơ gâytrật khớp liên quan đến bệnh nhân (ví dụ: đặc điểm xã hội học, chỉ số khối cơthể - BMI, và các bệnh đi kèm), yếu tố liên quan quá trình phẫu thuật (đườngmổ trong thay khớp), và một số các yếu tố liên quan tới cấu tạo khớp nhân tạo.

<b>1.5.1. Các đặc điểm lâm sàng và yếu tố liên quan trực tiếp đến bệnh nhân- Thần kinh – cơ: một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự</b>

ổn định của khớp là các cơ xung quanh khớp háng được thay thế. Theo thốngkê, tỉ lệ trật khớp hàng năm xảy ra từ 5% - 8% ở những bệnh nhân mắc cácbệnh liên quan đến thần kinh cơ như bại não, loạn dưỡng cơ và sa sút trí tuệ,

<b>- Tuổi tác: Bệnh nhân trên 70 tuổi cũng có nguy cơ mất ổn định khớp</b>

háng nhân tạo cao, do khả năng vận động giảm, khả năng nhận thức kém vàtăng nguy cơ té ngã. Ngoài ra các chuyển động hông như gập sâu hoặc xoay

<b>- Nghiện rượu: Nghiện rượu là một trong những nguy cơ gây mất ổn</b>

định khớp háng và có tỉ lệ gây ra trật khớp háng sau phẫu thuật cao hơn khôngnghiện rượu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>- Các biến dạng cấu trúc giải phẫu xương vùng háng: loạn sản xương</b>

hông bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa xương, viêm khớp và hoại tử chỏmxương đùi là những yếu tố cao góp phần vào nguy cơ gây mất ổn định khớpháng sau phẫu thuật.

<b>- Chấn thương: Một gãy xương vùng khớp háng trước đó có hoặc khơng</b>

được cố định gây biến dạng khớp, khớp giả cổ xương đùi cũng là một trongnhững yếu tố gây ra tỉ lệ mất ổn định khớp háng sau phẫu thuật.

<b>1.5.2. Các yếu tố liên quan tới quá trình phẫu thuật và một số các yếu tốliên quan tới vật liệu cấy ghép</b>

<i><b>1.5.2.1.Yếu tố phẫu thuật</b></i>

Một số yếu tố phẫu thuật được xem như nguy cơ gây ra trật khớp baogồm các phương pháp tiếp cận, thiết kế vật liệu cấy ghép, vị trí đặt vật liệucấy ghép và cân bằng phần mềm. Theo một nghiên cứu khảo sát trên 13203 ca

phương pháp dịch chuyển mấu chuyển, 2,3% với phương pháp tiếp cận từphía sau, 2,18% với phương pháp tiếp cận phương pháp tiếp cận phía trước,và 0.55% với phương pháp tiếp cận bên trực tiếp. Theo nghiên cứu củaTanino và cộng sự trên 185 ca bệnh, họ khuyến cáo rằng với chỏm xương đùibằng kim loại có đường kính 32 mm, xét độ ổn định trong quá trình phẫuthuật, đặc biệt là góc IR, là một phương pháp hữu ích để dự đoán độ ổn địnhcủa háng sau thay khớp háng toàn phần. Nếu phẫu thuật cắt xương vùng liênmấu chuyển được thực hiện, nguy cơ trật khớp sẽ tăng lên, đặc biệt nó có thểxảy ra hiện tượng xương không tự liền. Nếu khớp giả liên mấu chuyển với sựdi chuyển > 1 cm của mấu chuyển lớn, thì sự mất ổn định ở háng có thể tănglên tới 6 lần

Loại trừ kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật (đã được chứng minh là làmgiảm nguy cơ trật khớp), hầu hết các yếu tố liên quan đến quá trình phẫu thuật

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

dường như khơng ảnh hưởng đến nguy cơ trật khớp. Trong thời gian theo dõi6 năm, tỷ lệ trật khớp trung bình sau khi thay tồn bộ khớp háng chính là dưới3%. Hơn nữa, các tiến bộ trong phẫu thuật đã làm giảm tỉ lệ trật khớp hángsau phẫu thuật thay khớp háng toàn phần. Một số báo cáo riêng lẻ có đánh giávề các yếu tố phẫu thuật dẫn đến trật khớp háng, tuy nhiên các yếu tố này hầuhết khơng có ý nghĩa thống kê, do đó trong nghiên cứu này chúng tôi khôngxem các yếu tố phẫu thuật là các yếu tố nguy cơ cao gây trật khớp háng sauthay khớp háng toàn phần.

<i><b>1.5.2.2. Vật liệu cấy ghép</b></i>

Theo thống kê của chúng tôi trên PubMed, đã có hơn 50 nghiên cứu vềcác nguy cơ trật khớp háng do vật liệu cấy ghép. Việc gia tăng hoặc giảmnguy cơ trật khớp được báo cáo là có mối quan hệ mật thiết với đường kínhchỏm xương đùi. Sự thay đổi về đường kính mặt cắt ngang của chỏm xươngđùi có thể dẫn đến sự va chạm với ổ cối. Thiết kế và đường kính của cổxương đùi cấy ghép có ảnh hưởng đến phạm vi chuyển động của háng, đườngkính nhỏ sẽ có phạm vi chuyển động lớn hơn. Do đó kích thước đầu xươngđùi nhân tạo là yếu tố quyết định sự ổn định của háng, đầu xương đùi có kíchthước 32 mm sẽ giảm tỉ lệ trật khớp so với kích thước nhỏ hơn 28 mm. Ngồira, tuổi thọ sử dụng của các bộ phận cấy ghép và sự mài mịn của vật liệu lànhững yếu tố chính ảnh hưởng đến sự sai lệch khớp háng nhân tạo. Tuy nhiêntrong nghiên cứu này, chúng tôi đã cân nhắc kích thước chỏm xương đùi vàcác thành phần cấy ghép khác một cách hợp lý, do đó chúng tơi khơng xếpyếu tố này vào nhóm yếu tố có nguy cơ cao gây trật khớp háng sau thay khớp

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<b>1.6. CÁC BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SAU PHẪU THUẬTTHAY KHỚP HÁNG TỒN PHẦN CHUYỂN ĐỘNG ĐƠI</b>

<b>1.6.1. Bộ câu hỏi đánh giá Harris</b>

Thang điểm Harris hay HARRIS HIP SCORE (HHS) được phát triển đểđánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng và các khuyết tật ở háng, đồngthời đánh giá các phương pháp điều trị khác nhau ở người. Bảng câu hỏi đượcgiới thiệu lần đầu 1969 và thể hiện là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các bácsĩ, các nhà vật lý trị liệu và chăm sóc sức khỏe. Khơng cần có sự đào tạo để sửdụng bộ câu hỏi HHS, đồng thời nó địi hỏi rất ít thời gian hoặc thiết bị để cóthể hồn thành đánh giá. Có tổng cộng mười mục tiêu đánh giá bao gồm 4lĩnh vực chính: đau, chức năng thể hiện dáng đi, chức năng trong các hoạt

<b>1.6.3. Độ tin cậy và tính hợp lệ của cấu trúc các bộ câu hỏi</b>

Mặc dù các bảng câu hỏi như Harris đã được ứng dụng rộng rãi trongviệc đánh giá kết quả điều trị thay khớp háng toàn phần tại nhiều quốc gia,nhưng gần đây một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng giá trị cấu trúc của các bảngđiểm này khơng cịn sát sao với các hoạt động chức năng của bệnh nhân tạimột số địa phương. Do đó đã có nhiều nghiên cứu tiến hành cải tiến các câuhỏi có trong bộ câu hỏi Harris nhằm đưa ra những đánh giá phù hợp hơn vớitừng phong tục tập qn, vị trí địa lý và thói quen của người dân tại từng quốc

<b>1.7. YẾU TỐ NGUY CƠ TRẬT KHỚP SAU PHẨU THUẬT THAYKHỚP HÁNG</b>

Các yếu tố nguy cơ trong nghiên cứu chúng tôi tổng hợp từ kết quả

; C.W. Jones, 2019<small>53</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

trật khớp háng sau phẫu thuật, trong đó bao gồm các yếu tố lâm sàng như tuổi(bệnh nhân nam trên 75 tuổi và bệnh nhân nữ trên 70 tuổi), có tiền sử phẫuthuật, chỉ số hệ thống phân loại tình trạng thể chất ASA (hiệp hội bác sĩ gây

Theo nghiên cứu của Jatinder Singh Luthra (2016), nghiên cứu hồi cứutrên 65 bệnh nhân được thay khớp háng chuyển động đơi cho bệnh nhân cónguy cơ cao trật khớp, tiêu chí lựa chọn: bệnh nhân trên 60 tuổi, tổn thươngphần mềm quanh vùng hông, người từng bị chấn thương như gãy xương vùngháng đã phẫu thuật thất bại hoặc không được phẫu thuật. Kết quả: thay khớpháng tồn phần chuyển động đơi cho người có nguy cơ cao làm giảm tỉ lệ mất

Nghiên cứu của BM Jolles nguy cơ trật khớp cao hơn 10 lần ở những

gây mất ổn định là điểm ASA cao với tỷ lệ chênh lệch (OR) là 1,93 (KTC95%: 1,4-2,6), bệnh lý thần kinh (rối loạn nhận thức, vận động hoặc tâm thần)với OR là 3,9 (KTC 95%: 2,15 - 7,1), tiền sử bệnh cột sống (hẹp thắt lưng,dính đốt sống, cắt bỏ đĩa đệm, vẹo cột sống và di chứng chấn thương) với OR

Nghiên cứu của Parmida Shahbazi khảo sát kết quả từ 5 nghiên cứu baogồm 2865 bệnh nhân và 116 bệnh nhân bị trật khớp háng cho thấy chỉ số khốicơ thể BMI cao và nhiễm trùng sau phẫu thuật (OR = 6,26, p < 0,0001) là

Nghiên cứu năm 2020 của Zi-chuan, xác định các yếu tố liên quan đếntrật khớp liên quan việc sử dụng chỏm xương đùi 22 mm ( OR = 23,55 KTC

</div>

×