Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính của u dạng nang thanh dịch ở tụy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.48 MB, 101 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

<b>ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>

<b>TRẦN THÁI HỒNG</b>

<b>NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNHCHỤP CẮT LỚP VI TÍNH CỦAU DẠNG NANG THANH DỊCH Ở TỤY</b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC</b>

<b>TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

<b>ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>

<b>TRẦN THÁI HỒNG</b>

<b>NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNHCHỤP CẮT LỚP VI TÍNH CỦAU DẠNG NANG THANH DỊCH Ở TỤY</b>

<b>NGÀNH: ĐIỆN QUANG VÀ Y HỌC HẠT NHÂN(CHẨN ĐỐN HÌNH ẢNH)</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu,kết quả công bố trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa từng đượccơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

<b>Tác giả</b>

<b>Trần Thái Hoàng</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 3</b>

1.1 Phôi thai và giải phẫu tuyến tụy ... 3

1.2 U dạng nang thanh dịch ở tụy ... 7

1.3 Một số nghiên cứu trong và ngoài nước ... 21

<b>Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 24</b>

2.1 Thiết kế nghiên cứu... 24

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ... 24

2.3 Đối tượng nghiên cứu ... 24

2.4 Cỡ mẫu ... 24

2.6 Các biến số độc lập và phụ thuộc ... 26

2.7 Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu ... 36

2.8 Quy trình nghiên cứu ... 37

2.9 Phương pháp phân tích dữ liệu ... 37

2.10 Đạo đức trong nghiên cứu ... 38

<b>Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 39</b>

3.1 Đặc điểm lâm sàng của mẫu nghiên cứu ... 39

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

3.2 Đặc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính của mẫu nghiên cứu. ... 41

<b>PHỤ LỤC</b>

<small>- </small> PL1: Phiếu thu thập số liệu

- PL2: Chấp thuận của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Đạihọc Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

- PL3: Danh sách bệnh nhân

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT</b>

<b>Chữ viết tắt Tiếng Anh</b>

ACG American College of GastroenterologyACR American College of Radiology

CEA Carcinoembryonic AntigenFNA Fine Needle AspirationHU Hounsfield Unit

IPA the International Association of PancreatologyIPMN Intraductal Papillary Mucinous NeoplasmsMCN Mucinous Cystic Neoplasms

MIP Maximum Intensity ProjectionsMPR Multiplanar Reconstruction

nCLE needle-based Confocal Laser EndomicroscopyPACS Picture Archiving and Communication SystemROI Region Of Interest

SPN Solid Pseudopapillary NeoplasmVHL von Hippel-Lindau

WHO World Health Organization

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>Chữ viết tắt Tiếng Việt</b>

UTBMDNTTD Ung thư biểu mô dạng nang tuyến thanh dịch

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC ĐỐI CHIẾU VIỆT – ANH</b>

Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ American College ofGastroenterologyHiệp hội Chẩn đốn hình ảnh Hoa

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG</b>

Bảng 1.1 Phân loại u tụy dạng nang thường gặp ... 7

Bảng 3.1 Phân bố theo nhóm tuổi của mẫu nghiên cứu ... 40

Bảng 3.2 Liên quan giữa kích thước UDNTD và giới tính ... 42

Bảng 3.3 Liên quan giữa đường kính và vị trí UDNTD ... 43

Bảng 3.4 Đặc điểm hình thái UDNTD ở tụy ... 44

Bảng 3.5 Liên quan giữa sẹo trung tâm u và giới tính ... 46

Bảng 3.6 Liên quan giữa vơi hóa trong u và giới tính ... 48

Bảng 3.7 Liên quan giữa đặc điểm hình thái u và mạch máu quanh u ... 49

Bảng 3.8 Liên quan giữa giãn ống tụy chính và vị trí UDNTD ... 50

Bảng 3.9 Liên quan giữa đường kính u và đặc điểm chèn ép các cơ quan kháctrong ổ bụng ... 51

Bảng 3.10 Kết hợp các đặc điểm hình chụp CLVT của UDNTD ... 52

Bảng 4.1 So sánh tỉ lệ giới tính của bệnh nhân UDNTD với các tác giả khác... 53

Bảng 4.2 So sánh tuổi trung bình với các tác giả khác ... 54

Bảng 4.3 So sánh đường kính trung bình UDNTD với các tác giả khác ... 55

Bảng 4.4 So sánh đặc điểm hình thái UDNTD với các tác giả khác ... 61

Bảng 4.5 So sánh đặc điểm sẹo trung tâm u với các tác giả khác ... 64

Bảng 4.6 So sánh đặc điểm vơi hóa trong u với các tác giả khác ... 66

Bảng 4.7 So sánh đặc điểm giãn ống tụy chính với các tác giả khác ... 70

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ</b>

Biều đồ 3.1 Tỉ lệ giới tính của mẫu nghiên cứu ... 39

Biều đồ 3.2 Phân bố theo tuổi của mẫu nghiên cứu ... 40

Biều đồ 3.3 Phân bố đường kính UDNTD ... 41

Biều đồ 3.4 Phân bố đậm độ thành phần dịch của UDNTD ... 42

Biều đồ 3.5 Tỉ lệ phân bố vị trí của UDNTD ... 43

Biều đồ 3.6 Phân bố đặc điểm đường bờ UDNTD ... 45

Biều đồ 3.7 Phân bố đặc điểm sẹo trung tâm u ... 46

Biều đồ 3.8 Phân bố tỉ lệ đặc điểm vơi hóa trong u ... 47

Biều đồ 3.9 Phân bố đặc điểm mạch máu quanh u ... 48

Biều đồ 3.10 Phân bố đặc điểm giãn ống tụy chính... 49

Biều đồ 3.11 Phân bố đặc điểm chèn ép các cơ quan khác ... 50

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>DANH MỤC CÁC HÌNH</b>

Hình 1.1 Q trình phát triển phơi thai tụy ... 3

Hình 1.2 Liên quan của tụy với các cơ quan khác trong ổ bụng ... 5

Hình 1.3 Hình chụp cắt lớp vi tính giải phẫu và liên quan của tụy với các cơquan khác... 6

Hình 1.4 Hình minh họa các loại u tụy dạng nang thường gặp. ... 8

Hình 1.5 Giải phẫu bệnh UDNTD dạng nang nhỏ ở tụy ... 10

Hình 1.6 Giải phẩu bệnh mẫu đại thể của UDNTD ở tụy dạng nang lớn ... 11

Hình 1.7 Các dạng hình thái của u dạng nang thanh dịch. ... 12

Hình 1.8 Hình siêu âm nội soi của UDNTD ở tụy dạng nang lớn cho thấy nhiềungăn nhỏ được phân tách bởi các vách ngăn mỏng ... 13

Hình 1.9 Hình chụp CHT bụng chuỗi xung trọng T2 của UDNTD có sẹo trungtâm u ... 14

Hình 1.10 Hình chụp CLVT của một BN nữ 55 tuổi có khối u dạng nang thanhdịch ở đầu tụy với bờ đa cung, có vách mỏng bắt thuốc tinh tế bên trong u... 15

Hình 1.11 Hình chụp CLVT có tiêm thuốc tương phản của một u dạng nangthanh dịch dạng nang nhỏ ở đầu - cổ tụy với đường bờ đa cung ... 16

Hình 1.12 Hình chụp CLVT có tiêm thuốc tương phản của một u dạng nangthanh dịch dạng nang lớn ở đi tụy có vách mỏng bên trong gần như khơngthể nhận thấy ... 17

Hình 1.13 Hình chụp CLVT có thuốc tương phản một u dạng nang thanh dịchở tụy với vơi hóa trung tâm của một bệnh nhân nữ 59 tuổi ... 17

Hình 1.14 Hình CLVT của UDNTD có sẹo trung tâm kèm vơi hóa ... 18

Hình 1.15 Hình chụp CLVT và mẫu đại thể của UDNTD dạng đặc ở một bệnhnhân nam 69 tuổi ... 19

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Hình 1.16 Hình chụp CLVT và mẫu đại thể của UDNTD có xuất huyết bên

trong u ở một bệnh nhân nữ 44 tuổi ... 20

Hình 1.17 Hình chụp CLVT khối UDNTD với biểu hiện xâm lấn cục bộ ở mộtbệnh nhân nam 59 tuổi ... 21

Hình 2.1 Cách lấy giá trị đường kính u. ... 30

Hình 2.2 Cách lấy giá trị đậm độ thành phần dịch nang của u ... 30

Hình 2.3 Hình CLVT của UDNTD ở vị trí đầu - cổ tụy ... 31

Hình 2.4 Hình ảnh UDNTD vị trí thân – đi tụy. ... 32

Hình 2.5 Hình UDNTD có sẹo trung tâm u ... 32

Hình 2.6 Hình ảnh UDNTD với dấu hiệu vơi hóa trung tâm u ... 33

Hình 2.7 Hình ảnh CLVT của UDNTD có vơi hóa ngoại vi ... 34

Hình 2.8 Hình ảnh UDNTD với dấu hiệu mạch máu quanh u ... 35

Hình 2.9 Hình CLVT của một UDNTD xâm lấn cơ quan xung quanh. ... 36

Hình 4.1 Hình CLVT UDNTD có đường kính ≥40 mm ... 56

Hình 4.2 Hình CLVT UDNTD có đường kính ≤40 mm ... 57

Hình 4.3 Hình CLVT UDNTD vùng thân – đi tụy ... 59

Hình 4.4 Hình CLVT bệnh nhân có 2 khối UDNTD ... 60

Hình 4.5 Hình CLVT UDNTD dạng nang nhỏ điển hình ... 62

Hình 4.6 Hình CLVT UDNTD dạng nang lớn ... 63

Hình 4.7 Hình CLVT UDNTD dạng đặc ... 63

Hình 4.8 Hình CLVT UDNTD có đặc điểm đường bờ đa cung ... 64

Hình 4.9 Hình CLVT UDNTD có đặc điểm sẹo trung tâm u ... 66

Hình 4.10 Hình CLVT UDNTD có đặc điểm vơi hóa trong u ... 67

Hình 4.11 Hình CLVT UDNTD có đặc điểm mạch máu quanh u ... 69

Hình 4.12 Hình CLVT UDNTD có đặc điểm giãn ống tụy chính ... 71

Hình 4.13 Hình CLVT UDNTD có đặc điểm chèn ép cơ quan khác ... 72

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>MỞ ĐẦU</b>

U tụy dạng nang là tổn thương hiện diện ở 2,5% dân số.<small>1</small> Nhờ sự tiến bộcủa các công cụ chẩn đốn hình ảnh (CĐHA), tổn thương này được phát hiệntình cờ 2,2% số ca chụp cắt lớp vi tính (CLVT) bụng chậu và lên đến 19,6% sốca chụp cộng hưởng từ (CHT) ổ bụng.<small>2</small> 70% u tụy dạng nang khơng triệu chứngvà hầu hết là lành tính. Tuy nhiên, một số tổn thương có tiềm năng ác tính lênđến 68%.<small>3</small> Trong các loại u tụy dạng nang thì u dạng nang thanh dịch (UDNTD)chiếm khoảng 16%, tần suất phát hiện ở phụ nữ cao hơn nam giới.<sup>4</sup> U dạngnang thanh dịch là tổn thương thường phát triển hồn tồn lành tính. Tuy nhiên,trong y văn trên thế giới vẫn ghi nhận các trường hợp u dạng nang thanh dịchở tụy chuyển dạng ác tính và thường có xâm lấn đến các cơ quan lân cận, đặcbiệt là gan. Mặc dù vậy tiên lượng của u dạng nang thanh dịch ở tụy chuyểndạng ác tính khá tốt so với các loại u tụy dạng nang khác với thời gian theo dõitrung bình trong 2 năm.<small>5</small>

Hiện nay, các Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ (ACG), Hiệp hội Tụy học Quốctế (IPA) và nhóm Nghiên cứu Châu Âu về khối u nang của Tụy đã đưa ra hướngdẫn về chiến lược chẩn đoán, theo dõi cũng như chỉ định phẫu thuật của mộttổn thương u tụy dạng nang thanh dịch.<small>6</small> Mặc dù vậy, trên thực tiễn lâm sàngviệc phân biệt một u dạng nang thanh dịch ở tụy với các khối u dạng nang kháccòn gặp nhiều khó khăn và trùng lấp về mặt hình ảnh, các xét nghiệm sinh hóakhơng đặc hiệu.

Theo Hướng dẫn đồng thuận quốc tế của Fukuoka năm 2017 về quản lí cáckhối u dạng nang ở tụy đã đề cập đến việc nâng cao khả năng chẩn đốn chínhxác một tổn thương u dạng nang thanh dịch ở tụy có thể tránh một cuộc phẫuthuật cho bệnh nhân, cũng như tiên lượng tốt hơn so với các tổn thương dạngnang khác ở tụy như u nhú nhầy trong ống tuyến và thời gian theo dõi ít nhất là1 năm.<small>7,8</small> Hiện tại ở các cơ sở y tế Việt Nam, các phương tiện hình ảnh đa lát

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

cắt, được trang bị ngày càng phổ biến, chỉ định rộng rãi và cung cấp thông tinkhá đầy đủ và hiệu quả về các tổn thương tụy dạng nang trong đó có UDNTD.Do đó, các phương tiện chẩn đốn hình ảnh hiện nay nói chung và đặc biệt làCLVT với nhiều ưu thế về thời gian chụp, giá thành, sự tiện dụng và sẵn có nênđóng vai trị quan trọng trong việc chẩn đoán một khối UDNTD và theo dõi sựphát triển của nó để lên chiến lược điểu trị phù hợp khi có sự chèn ép hoặc nghingờ ác tính. Vì vậy câu hỏi đặt ra là: “Những đặc điểm hình ảnh chụp cắt lớpvi tính của một u dạng nang thanh dịch ở tụy là gì?” Để trả lời cho câu hỏinghiên cứu này, chúng tôi thực hiện đề tài:

“Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính u dạng nang thanh dịchở tụy”

Với mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh của u dạng nang thanh dịch ở tụytrên hình chụp cắt lớp vi tính.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU</b>

<b>1.1.1 Phôi thai tuyến tụy</b>

Nguồn gốc tuyến tụy bắt đầu từ hai thành phần: nụ tụy bụng và nụ tụy lưng.Trong quá trình phát triển, nụ tụy bụng sẽ tạo nên phần dưới đầu tụy, xoayquanh trục là tá tràng cùng với ống mật chủ, để dính vào nụ tụy lưng. Nụ tụylưng sẽ phát triển thành thân tụy, đuôi tụy và một phần trên đầu tụy. Sau đó,trong đa số các trường hợp, ống tụy từ nụ tụy lưng sẽ hợp nhất với ống tụy từnụ tụy bụng tạo thành ống tụy chính rồi hợp với ống mật chủ để đổ vào tá tràngtại nhú tá lớn. Một phần của ống tụy lưng tạo thành ống tụy phụ dẫn lưu chonửa trên đầu tụy rồi đổ vào tá tràng thơng qua nhú tá bé. Trong q trình xoayhoặc hợp nhất của tụy có sự bất thường có thể dẫn đến các dị dạng hiếm gặpcủa tụy.<sup>9,10</sup>

<b>Hình 1.1 Q trình phát triển phơi thai tụy</b>

“Nguồn: Gorelick F, 2003”<small>9</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>1.1.2 Giải phẫu tuyến tụyHình thể ngồi:</b>

Tụy là cơ quan thuộc hệ tiêu hố đảm nhiệm chức năng vừa nội tiết vừangoại tiết:

- Ngoại tiết: sản xuất và bài tiết các enzym tiêu hoá vào tá tràng. Phần nàychiếm hơn 95% tuyến tụy.

- Nội tiết: các tiểu đảo tụy tiết vào máu insulin, glucagon, somatostatin vàpolypeptide tuyến tụy và chỉ chiếm 1-2% khối lượng tụy.<sup>11,12</sup>

Tụy đi từ phần xuống tá tràng đến cuống lách, vắt ngang trước cột sống thắtlưng ngang mức khoảng L1 và L2, chếch lên trên sang trái. Tụy nằm sau phúcmạc, mạc treo kết tràng ngang dính vào mặt trước tụy và chia tụy thành haiphần.

Tụy được chia thành 4 phần: Đầu, thân, cổ và đuôi tụy.

- Đầu tụy: phần dày và rộng nhất của tụy, dạng gần như hình vng, có tátràng tạo thành hình chữ C vây quanh và liên quan mật thiết với nhau. Từ phíadưới của đầu tụy tách ra một phần gọi là mỏm móc, kéo dài về phía đường giữa,nằm sau động mạch (ĐM) mạc treo tràng trên (MTTT).

- Thân tụy: chếch lên trên sang trái, lõm ra sau ôm cột sống và áp mặt saudạ dày.

- Cổ tụy: nằm giữa đầu và thân tụy, hơi mỏng hơn hai phần này, phủ phíatrước chỗ hợp nhất của tĩnh mạch TM lách và TM MTTT để tạo thành TM cửa.- Đuôi tụy: nối tiếp với thân tụy và khơng có ranh giới rõ ràng, chạy vềphía rốn lách, di động trong mạc nối tụy-lách.<small>11,12</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>Hình 1.2 Liên quan của tụy với các cơ quan khác trong ổ bụng</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>Mạch máu và thần kinh của tụy:</b>

Động mạch cấp máu cho tụy là gồm 2 nguồn từ ĐM thân tạng và ĐMMTTT:

- ĐM thân tạng: qua nhánh ĐM vị tá tràng có ĐM tá tụy trên sau và ĐMtá tụy trên trước và ĐM lách có 4 nhánh: ĐM tụy lưng, ĐM tụy dưới, ĐM đuôitụy, ĐM tụy lớn.

- ĐM MTTT: cho nhánh ĐM tá tụy dưới trước và ĐM tá tụy dưới sau.Tĩnh mạch của tụy đổ về tĩnh mạch cửa thông qua các nhánh:

- TM trên khối tá – tụy đổ trực tiếp về TM cửa.- TM tụy dưới để đổ về TM MTTT.

- TM thân và đuôi tụy đổ về TM lách.

Thần kinh tự chủ của tụy tách từ đám rối tạng và đám rối MTTT.<sup>12</sup>

<b>Hình 1.3 Hình chụp cắt lớp vi tính giải phẫu và liên quan của tụy vớicác cơ quan khác</b>

“Nguồn: Paulsen F, 2018”<small>14</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<b>1.2 U dạng nang thanh dịch ở tụy1.2.1 Đặc điểm của u tụy dạng nang</b>

Theo GLOBOCAN 2020, trong các loại ung thư thường gặp thì ung thư tụyđứng thứ 13, tuy nhiên lại đứng thứ 7 về tỉ lệ tử vong với hơn 466.000 bệnhnhân hằng năm. Tỉ lệ mắc bệnh trong 5 năm là 4,87/100.000.<small>15</small>

Về dịch tễ học, sự kết hợp nhiều yếu tố trong đó việc sử dụng ngày càngnhiều các cơng cụ chẩn đốn hình ảnh cắt lớp và dân số già hóa đã dẫn dến tổnthương tụy dạng nang là loại tổn thương được phát hiện ngẫu nhiên nhiều nhất.Trong bảng Phân loại các khối u của tụy của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cácu tụy dạng nang về mặt bệnh học được xếp vào nhóm u biểu mơ, là nhóm lớnnhất và chiếm hầu hết các tổn thương ở tụy.<small>16</small> Theo một số trung tâm nghiêncứu trên thế giới, các loại u tụy dạng nang có thể gặp ở 2-45% dân số.<sup>17–20</sup> Phânloại các u dạng nang ở tụy thường gặp gồm: u dạng nang thanh dịch (SCN), udạng nang nhầy (MCN), u nhú nhầy trong ống tuyến (IPMN) và u đặc giả nhú(SPN).<small>21,22</small>

<b>Đặc điểm</b>

<b>Loại uU tụy dạng</b>

<b>nang thanhdịch</b>

<b>U tụy dạngnang nhầy</b>

<b>U nhú nhầytrong ống</b>

<b>U đặc giảnhú</b>

Tuổi 60-70 tuổi 40-50 tuổi 60-80 tuổi Trẻ tuổi

Tiền căn áctính

Tiền căn áctính

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>Hình 1.4 Hình minh họa các loại u tụy dạng nang thường gặp.</b>

<b>1.2.2.2 Đặc điểm bệnh học:</b>

Đa số trường hợp phát hiện UDNTD ở tụy là tình cờ và chính vì thế nênchúng thường khơng có biểu hiện lâm sàng. Triệu chứng hay gặp nhất là đaubụng (có thể lên đến 74% số bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng)<small>31</small>, vàng da, sụt

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

cân, nơn ói, sờ thấy khối ở bụng, tắc nghẽn sự lưu thông của dạ dày bởi khối uchèn ép từ bên ngoài hay khó tiêu. Khi khối u lớn >4 cm và đặc biệt >15 cm cóthể gây ra triệu chứng lâm sàng, thường là biểu hiện chèn ép do hiệu ứngkhối.<sup>32,33</sup>

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng bệnh nhân mắc Hộichứng von Hippel-Lindau (VHL) – một hội chứng đa cơ quan cực kì hiếm gặpdo đột biến gen trội trên nhiễm sắc thể thường – có nguy cơ cao phát triểnUDNTD ở tụy.<sup>26</sup> Những bệnh nhân có hội chứng VHL thường sẽ tình cờ pháthiện UDNTD ở tụy sớm hơn ở lứa tuổi 25, trong khi ở dân số nói chung nhữngtổn thương này thường thấy nhiều nhất ở lứa tuổi thập niên 60. Nghiên cứu củatác giả Charlesworth và cộng sự năm 2012 đã thống kê có 39 bệnh nhân mắchội chứng VHL (chiếm tỉ lệ 11%) trong tổng số 362 trường hợp có UDNTD ởtụy.<sup>34</sup>

Khi phân tích thành phần dịch trong nang, nồng độ kháng nguyênCarcinoembryonic (CEA) cũng có thể hỗ trợ để phân biệt u tụy dạng nang nhầyvà các u dạng nang không nhầy như UDNTD. Nhìn chung, nồng độ CEA càngcao thì càng khả năng là u tụy dạng nang nhầy với giá trị ngưỡng theo Hướngdẫn của Châu Âu được quốc tế chấp nhận là 192ng/mL.<small>35,36</small> Đa số các khốiUDNTD ở tụy có nồng độ amylase/lipase thấp<small>8</small> và nồng độ CEA thấp, < 5 đến20 ng/mL,<sup>28</sup> đặc biệt khi <5ng/mL độ nhạy lên đến 100% và độ đặc hiệu 86%.<sup>37</sup>Mặc dù vậy, cho đến hiện tại khơng có đủ bằng chứng ủng hộ việc sử dụngCEA hay các chất chỉ điểm nào khác trong chẩn đoán phân biệt các loại u dạngnang hoặc chẩn đoán xác định UDNTD ở tụy.<small>21</small>

Về giải phẫu bệnh, UDNTD ở tụy cấu tạo bởi các tế bào biểu mô giàuglycogen tạo thành vô số nang nhỏ có thành mỏng và chứa thanh dịch bêntrong.<sup>30,38</sup> Tế bào học của chúng có dạng một lớp tế bào hình lập phương hoặcdẹt, lót mặt trong các nang nhỏ được sắp xếp chặt chẽ với nhau, bên trong có

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

nhân hình trịn và nhiều tế bào chất trong suốt.<small>38</small> Các nang này thường khôngthông với ống tụy. Sẹo trung tâm và mô đệm ngăn cách các nang nhỏ được cấutạo bởi mô liên kết collagen không có tế bào. Nhuộm màu đặc biệt làm nổi bậtglycogen nội mơ chiếm ưu thế mà khơng có thành phần chất nhầy.<sup>38</sup>

<b>Hình 1.5 Giải phẫu bệnh UDNTD dạng nang nhỏ ở tụy</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>Hình 1.6 Giải phẩu bệnh mẫu đại thể của UDNTD ở tụy dạng nang lớn</b>

“Nguồn: Basturk O, 2009”<small>38</small>

<b>1.2.3 Chẩn đốn hình ảnh u dạng nang thanh dịch ở tụy</b>

U dạng nang thanh dịch ở tụy có thể được phát hiện tình cờ bằng các phươngtiện CĐHA khác nhau như siêu âm, siêu âm nội soi, CLVT hay CHT. Trongđó, chụp CLVT là phương tiện chủ yếu được sử dụng để đánh giá các tổnthương của tụy nói chung và tổn thương dạng nang ở tụy nói riêng.

U dạng nang thanh dịch ở tụy là khối u dạng nang lành tính, điều này đặt rađỏi hỏi cần chẩn đốn phân biệt với các loại u khác có tiềm năng ác tính.<small>28</small> Mộtnghiên cứu năm 2012 của nhóm tác giả thuộc Hiệp hội Tụy học Quốc Tế vàHội Tụy Châu Âu thực hiện trên 2622 bệnh nhân đã chỉ ra rằng có đến 61%bệnh nhân khơng có biểu hiện trên lâm sàng.<small>28</small> Những khối u có xu hướng tăngkích thước có khả năng gây ra một số triệu chứng như đau bụng không đặc

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

hiệu, triệu chứng về mật-tụy… Hình thái của u dạng nang thanh dịch ở tụy đượcchia thành 4 dạng:

- Dạng nang nhỏ: các nang trong u <2 cm và được ngăn cách với nhaubởi các vách ngăn mỏng.

- Dạng nang lớn: khi các nang ≥2 cm.

- Dạng hỗn hợp: là sự kết hợp của dạng nang nhỏ và dạng nang lớn.- Dạng đặc: khối u khơng có tổn thương dạng nang.

<b>Hình 1.7 Các dạng hình thái của u dạng nang thanh dịch.</b>

“Nguồn: Kimura W, 2012”<small>29</small>

Trong số các dạng hình thái của UDNTD thì dạng nang nhỏ chiếm tỉ lệ caonhất lên đến 70-80%.<small>39</small> Một số nghiên cứu còn sử dụng thuật ngữ dạng tổ ongđể mơ tả về kiểu hình này.<small>8,39</small> Các phương tiện hình ảnh được sử dụng để chẩnđốn UDNTD ở tụy có thể là siêu âm, cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ. Siêuâm là phương tiện đầu tiên, giá thành rẻ nhưng độ chính xác trong chẩn đốnkhơng cao. Siêu âm nội soi có nhiều ưu thế hơn so với siêu âm qua đường bụng,có thể hỗ trợ đánh giá rõ hơn kích thước, thành, vách ngăn, vơi hóa trong u vàliên quan đến các cơ quan và mạch máu lân cận.<small>40</small> Ngoài ra siêu âm nội soi cóthể kết hợp đồng thời với chọc hút bằng kim nhỏ (FNA) để góp phần chẩn đốnkhi các đặc điểm về lâm sàng và hình ảnh nghi ngờ. Tuy nhiên, các dấu hiệu

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

của siêu âm nội soi để hỗ trợ chẩn đốn có phần hạn chế và phụ thuộc vào ngườithực hiện.<small>41</small>

<b>Hình 1.8 Hình siêu âm nội soi của UDNTD ở tụy dạng nang lớn cho thấynhiều ngăn nhỏ được phân tách bởi các vách ngăn mỏng</b>

“Nguồn: Rangwani S, 2023”<small>40</small>

Phần lớn bệnh nhân có tổn thương dạng nang ở tụy khơng thực hiện siêuâm nội soi và phẫu thuật cắt bỏ. Do đó trong q trình chẩn đốn các khối unày, ngồi dựa vào đặc điểm dịch tễ, nhân khẩu học và lâm sàng thì CHT hiệnnay hiện được sử dụng rộng rãi hơn. Tuy nhiên hạn chế của CHT có thể kể đếnlà các dấu hiệu hình ảnh vẫn cịn chồng chéo và kém đặc hiệu giữa các loại tổnthương tụy dạng nang với nhau, chất lượng kĩ thuật giữa các máy CHT và thờigian chụp khoảng 30 đến 45 phút, lâu hơn và chi phí cao hơn nhiều so vớiCLVT.<sup>42</sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<b>Hình 1.9 Hình chụp CHT bụng chuỗi xung trọng T2 của UDNTD có sẹotrung tâm u</b>

“Nguồn: Schubach A, 2023”<small>41</small>

Nhóm nghiên cứu Châu Âu về u tụy dạng nang đã thống kê rằng tỉ lệ pháthiện các khối u dạng nang tụy trên CLVT và CHT lần lượt là 2.1-2.6% và 1.5-45%, và sự khác nhau chủ yếu là độ tương phản CHT cao hơn so với CLVT,do đó độ nhạy tăng nhưng độ đặc hiệu khơng tăng.<small>20</small> Chính vì lẽ đó, với việcngày càng phổ biến các máy chụp CLVT ở nước ta, khía cạnh chi phí, thời gianchụp và sự thuận lợi khi theo dõi, quản lí tổn thương nên CLVT vẫn đóng vaitrị quan trọng trong việc phát hiện và chẩn đoán UDNTD ở tụy.

Để đạt được hiệu quả tối ưu để đánh giá một khối u dạng nang ở tụy, bệnhnhân được chụp CLVT có tiêm thuốc tương phản đường tĩnh mạch với 3 thì:

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Thì khơng thuốc, thì động mạch muộn hay thì nhu mơ tụy (45 giây), thì tĩnhmạch cửa (70 giây).<small>43</small> Vai trị của thì khơng thuốc là phát hiện những tổn thươngđóng vơi và so sánh đặc điểm tính chất bắt thuốc của khối u sau khi tiêm thuốctương phản. Thì động mạch muộn là thì quan trọng giúp đánh giá các đặc điểmcủa u ví dụ vị trí, kích thước, đường bờ… bởi vì hình ảnh lúc này có sự tươngphản rõ nhất giữa nhu mơ tụy bình thường và các u tụy. Thì tĩnh mạch cửa giúpđánh giá tốt nhất khả năng bắt thuốc của thành phần mô đặc trong u, đồng thờiđánh giá tình trạng xâm lấn, chèn ép ở các cơ quan khác trong ổ bụng.

<b>Hình 1.10 Hình chụp CLVT của một BN nữ 55 tuổi có khối u dạng nangthanh dịch ở đầu tụy với bờ đa cung, có vách mỏng bắt thuốc tinh tế bên</b>

<b>trong u</b>

“Nguồn: Niknejad M, 2018”<small>44</small>

Đặc biệt, UDNTD dạng nang nhỏ được xem là một khối u tụy dạng nangduy nhất tăng sinh mạch máu, do đó việc đánh giá tính chất bắt thuốc của mộtkhối UDNTD cũng là một đặc điểm để chẩn đốn phân biệt. Tổn thương có ítvách ngăn xơ sẽ thể hiện chủ yếu bằng đậm độ dịch cho dù trên hình ảnh CLVTcó tiêm thuốc cản quang. Những tổn thương gồm chủ yếu là các nang nhỏ biểuhiện như dạng đặc sẽ cho thấy bắt thuốc đồng nhất sau khi tiêm thuốc cảnquang. Việc chẩn đốn tiếp theo có thể chụp CHT để mô tả, đánh giá thêm một

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

số đặc điểm của những khối u dạng này. Trên hình CLVT sẽ khó phân biệt dạngnang lớn và một u dạng nang tuyến nhầy. Vì vậy cần phải đặt ra chẩn đoánUDNTD dạng nang lớn với một tổn thương dạng nang đơn thùy, thành khôngbắt thuốc nằm ở đầu tụy. Các chẩn đoán phân biệt khác có thể đặt ra như nanggiả tụy, u dạng nang tuyến nhầy hoặc một tổn thương thối hóa nang.<small>45</small>

Một số đặc điểm trên CLVT của u dạng nang thanh dịch ở tụy có thể kểđến là có bờ đều hoặc bờ đa cung, có thể có đóng vơi và thường bắt thuốc cảnquang mạnh ở phần nhu mơ đặc.<sup>46</sup>

<b>Hình 1.11 Hình chụp CLVT có tiêm thuốc tương phản của một u dạngnang thanh dịch dạng nang nhỏ ở đầu - cổ tụy với đường bờ đa cung</b>

“Nguồn: Kucera JN, 2012”<small>47</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<b>Hình 1.12 Hình chụp CLVT có tiêm thuốc tương phản của một u dạngnang thanh dịch dạng nang lớn ở đi tụy có vách mỏng bên trong gần</b>

<b>như khơng thể nhận thấy</b>

“Nguồn: Kucera JN, 2012”<small>47</small>

<b>Hình 1.13 Hình chụp CLVT có thuốc tương phản một u dạng nang thanhdịch ở tụy với vơi hóa trung tâm của một bệnh nhân nữ 59 tuổi</b>

“Nguồn: Kucera JN, 2012”<small>47</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Sẹo trung tâm u, vơi hóa trung tâm u và dấu hiệu mạch máu bao quanh uđược xem là những những đặc điểm đặc hiệu trên CLVT để chẩn đoán phânbiệt u dạng nang thanh dịch với u nang nhầy và u nhú nhầy trong ống tuyến. Cả3 dấu hiệu trên có độ đặc hiệu cao. Mặc dù sẹo trung tâm và vơi hóa trung tâmu có độ nhạy thấp nhưng khi kết hợp với dấu hiệu mạch máu bao quanh u, độnhạy tăng lên đến 83,3%.<small>48</small>

<b>Hình 1.14 Hình CLVT của UDNTD có sẹo trung tâm kèm vơi hóa</b>

“Nguồn: Quingalahua E, 2023”<small>42</small>

Đơi khi sẹo trung tâm u có thể đi kèm vơi hóa trung tâm. Hình chụp CLVTthì tĩnh mạch một UDNTD vùng thân - đuôi tụy (mũi tên) cho thấy bờ đa cung,

<i>có vơi hóa bên trong sẹo trung tâm u (đầu mũi tên). (Hình 1.14)</i>

Dạng đặc một dạng hình thái hiếm gặp của UDNTD ở tụy mà khơng chứabất kì khoang dịch nào bên trong u. Mô đệm biểu hiện tăng đậm độ rõ rệt vàgiải thích cho hình ảnh tăng sinh mạch máu trên CLVT. Trong một số trườnghợp khác, UDNTD lại không thể hiện hồn tồn dạng đặc mà vẫn có một vài

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

thành phần dạng nang bên trong, do đó cũng tạo nên hình ảnh tăng sinh mạchmáu.

<b>Hình 1.15 Hình chụp CLVT và mẫu đại thể của UDNTD dạng đặc ở mộtbệnh nhân nam 69 tuổi</b>

“Nguồn: Chu LC, 2017”<small>27</small>

<b>(a) Hình chụp CLVT có tiêm thuốc tương phản thì tĩnh mạch cửa cho thấy</b>

khối u đặc vùng đuôi tụy tăng sinh mạch máu, tiếp giáp với rốn lách vàlàm tắc tĩnh mạch lách (mũi tên).

<b>(b) Hình ảnh giải phẫu bệnh mẫu đại thể cho thấy khối u đặc ở đuôi tụy tiếp</b>

giáp với lách (S).

Một khối UDNTD cũng có thể xuất huyết bên trong, điều này cũng gópphần biểu hiện hình ảnh mơ đặc đậm độ cao ở những tổn thương này. Nhữngkhối u này dễ bị chẩn đoán nhầm là khối u tụy thần kinh nội tiết hoặc nhữngtổn thương dạng đặc khác của tụy.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>Hình 1.16 Hình chụp CLVT và mẫu đại thể của UDNTD có xuất huyếtbên trong u ở một bệnh nhân nữ 44 tuổi</b>

“Nguồn: Chu LC, 2017”<small>27</small>

<b>(a) Hình chụp CLVT có tiêm thuốc tương phản thì tĩnh mạch cửa cho thấy</b>

một khối u tăng sinh mạch máu với bờ đa cung ở vùng đầu tụy (mũitên).

<b>(b) Hình ảnh giải phẫu bệnh mẫu đại thể cho thấy nổi bật lên là mô đệm bị</b>

hyalin hóa tương ứng với những vùng bắt thuốc cản quang (mũi tên).Trên thế giới đã có nhiều báo cáo về các trường hợp UDNTD khơng điểnhình có biểu hiện xâm lấn cục bộ như xâm lấn trực tiếp vào các mạch máu, thầnkinh, hạch bạch huyết và các cơ quan lân cận. Những tổn thương xâm lấn nàycó thể có các đặc điểm khơng điển hình về tế bào học hoặc cấu trúc, nhưng phùhợp về mặt mô bệnh học với một UDNTD điển hình.<small>49</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b>Hình 1.17 Hình chụp CLVT khối UDNTD với biểu hiện xâm lấn cục bộ ởmột bệnh nhân nam 59 tuổi</b>

“Nguồn: Chu LC, 2017”<small>27</small>

<b>(a) Hình chụp CLVT có tiêm thuốc tương phản cho thấy khối u thành phần</b>

đặc và nang không đồng nhất ở đầu tụy và chén ép tĩnh mạch cửa (mũitên).

<b>(b) Hình chụp CLVT có tiêm thuốc tương phản cho thấy thân và đuôi tụy</b>

bị teo trong khi giãn ống tụy chính (mũi tên) và giãn đường mật tronggan (đầu mũi tên) do hiệu ứng khối.

U tụy dạng nang là tổn thương tụy chiếm tỷ lệ không lớn trong các tổnthương ở tụy nhưng với sự phát triển nhanh chóng của các kỹ thuật khảo sátCĐHA, nhóm tổn thương này ngày càng được phát hiện nhiều hơn. Do đó việcxác định được bản chất tổn thương góp phần quan trọng trong việc lập kế hoạchđiều trị, theo dõi sau điều trị và giúp tăng tiên lượng sống của bệnh nhân. Chínhvì vậy, các quốc gia khác đã và đang quan tâm, nghiên cứu chuyên sâu hơnnhằm nâng cao khả năng chẩn đoán về tổn thương này. Một số nghiên cứu ởngoài nước gồm:

- Tác giả Hyoung Jung Kim và cộng sự<sup>50</sup> năm 2008 có nghiên cứu mơ tảcác đặc điểm đa dạng trên hình CLVT của u dạng nang thanh dịch ở tụy với ba

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

dạng hình thái điển hình gồm dạng đa nang, dạng thiểu nang và dạng tổ ong,để phân biệt với các khối u tụy khác có đặc điểm tương tự.

- Tác giả Zhiguo Ju và cộng sự<sup>51</sup> năm 2012 có nghiên cứu xác định giá trịcủa chụp CLVT trong chẩn đoán và phân biệt u dạng nang thanh dịch và u nangtiết nhầy ở tụy. Có 13 ca u dạng nang thanh dịch và 19 ca u nang tiết nhầy ởtụy đã được xác định bởi GPB từ tháng 7/2003 đến tháng 9/2009 đưa ra kết quảcó khác biệt đáng kể giữa hai loại tổn thương này.

- Tác giả Michelle D Reid và cộng sự<sup>52</sup> năm 2015 có nghiên cứu đặc điểmvề bệnh học lâm sàng và hình ảnh chụp CLVT trên 193 trường hợp có khối udạng nang thanh dịch ở tụy với các biến thể của tổn thương này. Kết luận rằngUDNTD khơng nên được phân loại là ác tính trừ khí có bằng chứng rõ ràng vềmơ bệnh học ác tính hoặc ghi nhận có di căn xa.

- Tác giả Teresa S Kim và cộng sự<sup>53</sup> năm 2015 có nghiên cứu về chiếnlược chẩn đốn dựa trên các cơng cụ chẩn đốn hình ảnh gồm siêu âm nội soi,CLVT, CHT và quản lý các khối u tụy dạng nang.

- Tác giả Hyeonseung Hwang và cộng sự<sup>54</sup> năm 2018 có nghiên cứu đặcđiểm hình ảnh của u dạng nang thanh dịch ở tụy trên phương diện so sánh baphương tiện CĐHA là siêu âm nội soi, CLVT và CHT. Có tổng số 55 ca trongthời gian 11 năm (tháng 1/2006 – 12/2016) đã được xác định về mô bệnh họccó 38 ca được thực hiện ít nhất 1 trong 3 phương tiện trên nhấn mạnh dạng hỗnhợp của u dạng nang thanh dịch ở tụy cần cảnh giác bởi có xu hướng hiểu nhầmlà u nang tiết nhầy.

- Tác giả Enio Campos Amico và cộng sự<small>55</small> vào tháng 1 năm 2022 côngbố nghiên cứu hồi cứu từ năm 2006 đến năm 2020 ở những bệnh nhân có tổnthương u dạng nang thanh dịch ở tụy được thực hiện chụp CHT (chiếm 62,9%)hoặc siêu âm nội soi ghi nhận tổn thương đơn độc chiếm đa số 88,9% và kíchthước trung bình là 4 cm. Các đặc điểm hình thái khơng điển hình của u tụy

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

dạng nang, đặc biệt là kiểu nang đơn độc hoặc dạng nang lớn là những chỉ địnhchính cho phẫu thuật, do đó cần có các phương pháp CĐHA hiệu quả để giúpgiảm thiểu các cuộc phẫu thuật ở những bệnh nhân có tổn thương này.

Nghiên cứu trong nước có thể kể đến nghiên cứu về vai trò của CLVT trongđánh giá các tổn thương tụy dạng nang của tác giả Thiềm Việt Phúc năm 2016,<small>56</small>hay gần đây hơn là nghiên cứu năm 2017 của tác giả Lê Minh Thắng<small>57</small> so sánhhai tổn thương u tụy dạng nang thanh dịch và u tụy dạng nang tiết nhầy đưa rakết quả đặc điểm hình ảnh đường bờ khơng đều có độ nhạy cao nhất là 73,7%,đóng vơi và sẹo trung tâm có độ đặc hiệu cao nhất là 93,3%. Tuy nhiên ở trongnước chưa có nghiên cứu nào tập trung đi sâu phân tích hình đặc điểm hình ảnhcủa một loại tổn thương là u dạng nang thanh dịch ở tụy cũng như giá trị củaCLVT trong chẩn đoán loại u tụy dạng nang thanh dịch.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<b>CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU</b>

Nghiên cứu hồi cứu, mô tả hàng loạt ca.

- Thời gian tiến hành nghiên cứu từ 10/2022 – 10/2023.

- Thời gian thu thập số liệu của nghiên cứu từ 12/2022 – 08/2023.

- Địa điểm tiến hành nghiên cứu: khoa Chẩn đốn hình ảnh Bệnh viện Đạihọc Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM).

<b>2.3.1 Đối tượng mục tiêu</b>

Bệnh nhân có u dạng nang thanh dịch ở tụy.

<b>2.3.2 Dân số chọn mẫu</b>

Những bệnh nhân có kết quả giải phẫu bệnh (GPB) là u dạng nang thanhdịch ở tụy, được phẫu thuật tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ ChíMinh từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/10/2022.

<b>2.3.3 Tiêu chuẩn chọn mẫu2.3.3.1 Tiêu chuẩn đưa vào</b>

Những bệnh nhân có kết quả GPB là u dạng nang thanh dịch ở tụy đượcchụp CLVT vùng bụng chậu có tiêm thuốc tương phản trước phẫu thuật.

<b>2.3.3.2 Tiêu chuẩn loại trừ</b>

Bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật ở tụy hoặc vùng quanh tụy trước khi chụpCLVT.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

U dạng nang thanh dịch ở tụy là bệnh hiếm gặp nên đề tài chọn cách lấymẫu thuận tiện không tính cỡ mẫu.

- Tư thế bệnh nhân: Nằm ngửa.

Các thì chụp CLVT: Thời gian các thì chụp được tính tốn dựa vào cáchtính thời gian định trước.

- Topogram.

- Thì chưa tiêm thuốc tương phản.- Các thì có tiêm thuốc tương phản:

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

+ Thì động mạch muộn (45 giây): giúp tăng độ tương phản giữa nhumô tụy bắt thuốc mạnh nhất và khối u, giúp đánh giá các đặc điểm của khốiu tốt hơn.

+ Thì tĩnh mạch cửa (70 giây): giúp đánh giá chèn ép đến các cơ quantrong ổ bụng.

Tái tạo hình ảnh: thực hiện tái tạo đa mặt phẳng dựa trên lát cắt mỏng 1 mm

<b>2.6.1 Biến số nền</b>

Năm chụp CLVT trừ năm sinh.Giới tính Định tính

(Nhị giá)

- Nam- Nữ

<b>2.6.2 Biến số ghi nhận đặc điểm hình ảnh trên hình CLVT</b>

Đường kính u Định lượng Đơn vị: mm.

Đo kích thước ngồi – ngồi đườngkính u trên các mặt phẳng khác nhaubằng công cụ tái tạo đa mặt phẳng(MPR). Giá trị lớn nhất đo được làgiá trị của biến và làm tròn đến hàngđơn vị.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Đậm độ thànhphần dịch nangcủa u

Định lượng Đơn vị: Hounsfield Unit (HU)Sử dụng cơng cụ ROI trên hình ảnhCLVT ở thì khơng tiêm thuốc. Lấygiá trị trung bình làm tròn đến hàngđơn vị sau 3 lần ROI với diện tích0,2 cm<small>2</small> và tránh các vách trongnang, nốt vơi hóa hay thành phầnđặc.<small>58</small>

Vị trí u Định tính(Danh định)

Mốc giải phẫu phân chia: bờ trái TMMTTT tại vị trí hợp lưu với TMlách.

- Đầu – cổ tụy: bên phải mốc giảiphẫu trên.

- Thân – đi tụy: bên trái mốc giảiphẫu trên.

Hình thái u Định tính(Danh định)

- Dạng nang nhỏ: khi tất cả các nangtrong khối u có kích thước <20 mm.- Dạng ≥20 mm.

- Dạng hỗn hợp bao gồm cả nangnhỏ và nang lớn.

- Dạng đặc: khi khối u khơng có tổnthương hiện diện đậm độ dịch haydạng nang (0-30 HU trên hình chụpCLVT thì tĩnh mạch) bên trong.<sup>28,59</sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Đường bờ u Định tính(Nhị giá)

- Đều

- Bờ đa cungSẹo trung tâm u Định tính

(Nhị giá)

- Có- Khơng

Thành phần mơ đặc >30 HU trên thìkhơng tiêm thuốc nằm ở trung tâmu, dạng hình sao, bắt thuốc tươngphản tăng dần qua các thì.

Vơi hóa trong u Định tính(Danh định)

- Khơng vơi hóa- Vơi hóa trung tâm- Vơi hóa ngoại vi

- Vơi hóa hỗn hợp: vừa trung tâmvừa ngoại vi

Vơi là thành phần có đậm độ >100HU khi đo bằng cơng cụ ROI trênthì khơng tiêm thuốc.

Dấu hiệu mạchmáu quanh u

Định tính(Nhị giá)

- Có- Khơng

Dấu hiệu mạch máu quanh u đượcxác định khi có một số động mạchtăng sinh xuất hiện bất thường xungquanh khối u dạng nang thanh dịch

</div>

×