Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

nồng độ malondialdehyde trong nước bọt bao răng và mô bướu ở bệnh nhân có răng khôn hàm dưới lệch ngầm không triệu chứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 142 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>

� � �

<b>VÕ TRỌNG DIÊM</b>

<b>NỒNG ĐỘ MALONDIALDEHYDE TRONG NƯỚC BỌT,BAO RĂNG VÀ MƠ NƯỚU Ở BỆNH NHÂN CĨ</b>

<b>RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI LỆCH NGẦMKHÔNG TRIỆU CHỨNG</b>

<b>LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ</b>

<b>THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>

� � �

<b>VÕ TRỌNG DIÊM</b>

<b>NỒNG ĐỘ MALONDIALDEHYDE TRONG NƯỚC BỌT,BAO RĂNG VÀ MƠ NƯỚU Ở BỆNH NHÂN CĨ</b>

<b>RĂNG KHƠN HÀM DƯỚI LỆCH NGẦMKHÔNG TRIỆU CHỨNG</b>

<b>CHUYÊN NGÀNH: RĂNG – HÀM - MẶTMã số: NT 62 72 28 01</b>

<b>LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ</b>

<b>NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH LÝTS. HUỲNH CƠNG NHẬT NAM</b>

<b>THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,kết quả trong luận án này là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố.

Tác giả

Võ Trọng Diêm

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

1.1.1 Bao răng trong giai đoạn hình thành răng ... 4

1.1.2 Bao răng ở những răng không mọc được ... 6

1.1.3 Thay đổi bệnh lý và ảnh hưởng của tuổi trong bao răng của răng lệchngầm ... 7

1.1.4 Nghiên cứu về bao răng ở RKHDLN không triệu chứng ... 11

1.2 Phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới ... 14

1.2.1 Biến chứng của răng khôn hàm dưới ... 24

1.2.2 Quan niệm phẫu thuật nhổ răng khôn lệch ngầm không triệu chứng ... 26

1.3 Chất chỉ thị sinh học Malondialdehyde (MDA) ... 14

1.3.1 Định nghĩa ... 14

1.3.2 Ý nghĩa của MDA ... 16

1.3.3 Các phương pháp định lượng MDA ... 19

1.3.4 Một số nghiên cứu về MDA ... 23

1.4 Tình hình nghiên cứu về MDA và răng khôn hiện nay ... 30

1.4.1 Trên thế giới ... 30

 Fabio Camacho-Alonso và cs (2019) ... 30

 Umut Tekin và cs (2011) ... 31

1.4.2 Ở Việt Nam ... 32

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 33

2.1 Đối tượng nghiên cứu ... 33

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu ... 36

2.1.3 Cỡ mẫu ... 36

2.2 Phương pháp nghiên cứu: ... 38

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: ... 38

3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu ... 53

3.2 So sánh nồng độ MDA trong nước bọt giữa nhóm có RKHDLN trước nhổvà nhóm chứng ... 54

<i>3.3 Đặc điểm nồng độ MDA trong môi trường miệng ở nhóm có RKHDLNkhơng triệu chứng và sự thay đổi nồng độ này sau nhổ răng ... 56</i>

<i>3.3.1 So sánh nồng độ MDA trong bao răng và mô nướu ... 56</i>

<i>3.3.2 Tương quan nồng độ MDA trong nước bọt trước phẫu thuật và trong baorăng </i> 61<i>3.3.3 Sự thay đổi nồng độ MDA nước bọt trước và sau nhổ răng 1 tháng ... 63</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

4.3 So sánh nồng độ MDA trong nước bọt giữa 2 nhóm có và khơng có

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT</b>

<b>Viết tắt tiếng Anh</b>

<b>Các từ viết tắt Tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt</b>

AGEs Advanced glycation end products <sup>Sản phẩm glycat hóa bền</sup>vững

AOPP Advanced oxidation protein products <sup>Sản phẩm protein oxy hóa bền</sup>vững

ROS Reactive oxygen species Các dạng oxy hoạt động

TAC Total antioxidant capacity Tổng khả năng chống oxy hóa

TBA Thiobarbituric acid Axit thiobarbituric

TBARS <sup>Thiobarbituric acid reactive</sup>substances

Chất phản ứng với axitthiobarbituric

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>Viết tắt tiếng Việt</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT- ANH</b>

Bướu biểu mô răng Epithelial odontogenic tumorChỉ dẫn sinh học stress oxy hóa Oxidative stress biomarkersDạng oxy hoạt động Reactive oxygen species

Mô nướu lành mạnh Healthy gingiva

Nước bọt khơng kích thích Unstimulated salivaRăng khôn lệch ngầm Impacted third molar

Răng khôn lệch ngầm khơng triệu chứng Asymptomatic impacted third molarQ trình peroxy hóa lipid Lipid peroxidation

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC BẢNG</b>

Bảng 1.1 Một số nghiên cứu khảo sát mô bệnh học và hóa mơ miễn dịch

RKHDLN không triệu chứng ... 11

Bảng 1.2 Các phương pháp định lượng MDA ... 20

Bảng 2.1 Bảng câu hỏi cho người tham gia nghiên cứu ... 34

Bảng 2.2 Các biến số nghiên cứu ... 48

Bảng 3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu ... 53

Bảng 3.2 Nồng độ MDA nước bọt ở nhóm có RKHDLN (trước nhổ) ... 54

Bảng 3.3 So sánh nồng độ MDA trong bao răng và trong mô nướu lành mạnh ... 56

Bảng 3.4 Nồng độ MDA bao răng và mơ nướu theo giới tính ... 60

Bảng 3.5 So sánh tương quan nồng độ MDA trong bao răng và trong nước bọt(trước phẫu thuật) ... 61

Bảng 3.6 Nồng độ MDA nước bọt trước và sau nhổ 1 tháng theo giới tính ... 64

Bảng 3.7 Nồng độ MDA nước bọt ở nhóm có RKHDLN sau nhổ ... 66

Bảng 4.1 So sánh MDA trong bao răng và mô nướu với nghiên cứu trước ... 78

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>DANH MỤC HÌNH</b>

<i>Hình 1.1 Q trình hình thành răng và mọc răng ... 5</i>

Hình 1.2 Đặc điểm mô học của bao răng ở răng lệch ngầm ... 8

Hình 1.3 Sang thương do răng liên quan răng lệch ngầm ... 10

Hình 1.1 Phân loại vị trí răng khơn theo Pell-Gregory ... 26

Hình 1.5 Cơng thức cấu tạo của MDA ... 16

Hình 1.6 Mối quan hệ giữa stress oxy hóa và bệnh tật ... 17

Hình 1.7 Ngun tắc xét nghiệm TBARS ... 19

Hình 2.1 RKHDLN (nam, 22 tuổi), khoảng thấu quang quanh R48 trên phim Xquang ≤ 2,5mm ... 35

Hình 2.2 Ống falcon tiệt trùng 15ml ... 39

Hình 2.3 Bộ dụng cụ phẫu thuật nhổ răng khơn hàm dưới ... 39

Hình 2.4 Thu thập mẫu nước bọt ... 41

Hình 2.5 Bảo quản mẫu nước bọt ở -80<sup>o</sup>C ... 42

Hình 2.6 Kit định lượng MDA (Solarbio<small>®</small> LIFE SCIENCES) ... 43

Hình 2.7 RKHDLN sau nhổ có bao răng đi kèm. ... 46

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>DANH MỤC BIỂU ĐỒ</b>

Biểu đồ 3.1 Nồng độ MDA nước bọt giữa nhóm có RKHDLN trước nhổ và nhómchứng ... 55Biểu đồ 3.2 Nồng độ MDA nước bọt theo giới tính ở nhóm có RKHDLN trướcnhổ và nhóm chứng ... 56Biểu đồ 3.3 Nồng độ MDA trong bao răng và trong mô nướu lành mạnh ... 58Biểu đồ 3.4 Tương quan nồng độ MDA trong bao răng và mô nướu ... 59Biểu đồ 3.5 Khơng có sự tương quan giữa nồng độ MDA nước bọt trước nhổ vàMDA bao răng ... 62Biểu đồ 3.6 Nồng độ MDA nước bọt ở nhóm có RKHDLN trước và sau nhổ 1tháng ... 64Biểu đồ 3.7 Nồng độ MDA nước bọt theo giới tính ở nhóm có RKHDLN khôngtriệu chứng trước và sau nhổ 1 tháng ... 65Biểu đồ 3.8 Nồng độ MDA nước bọt ở nhóm có RKHDLN sau nhổ 1 tháng vànhóm chứng ... 67

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ</b>

Trong tất cả các răng, răng khôn hàm dưới (RKHD) thường mọc lệch và ngầmnhất, gây ra nhiều bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, nhiễm trùng, unang…ảnh hưởng xấu đến chức năng ăn nhai và tâm lý của bệnh nhân. Do đó, nhổrăng khơn hàm dưới lệch ngầm (RKHDLN) là một trong những thủ thuật thườnggặp nhất trong thực hành nha khoa. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có sự đồng thuậnhồn tồn trong việc phẫu thuật đối với những RKHDLN không triệu chứng. Trongchỉ định nhổ bỏ răng khôn hàm dưới lệch ngầm (RKHDLN), ước tính khoảng 54%được nhổ nhằm mục đích dự phịng dù khơng có triệu chứng và 30-40% được nhổmà khơng có chỉ định rõ ràng<sup>1</sup>. Vấn đề này vẫn đang gây tranh cãi vì khơng thể dựtính chính xác các biến chứng và bệnh lý trong tương lai khi so sánh các lợi ích củanhổ dự phịng với các nguy cơ của phẫu thuật như đau, sưng, chảy máu, khít hàm,viêm ổ răng khơ, tổn thương mơ, mất cảm giác hoặc dị cảm do tổn thương thần kinhxương ổ dưới. Dù đã có nhiều nghiên cứu cho thấy mơ quanh răng của RKHDLN cóthể phát triển thành các bệnh lý u nang, nhưng người ta chỉ chấp nhận nhổ dự phịngkhi kích thước bao răng trên phim X-quang lớn hơn 2,5 mm, kích thước bao răngnhỏ hơn 2,5mm vẫn được xem là bình thường<sup>2</sup>. Các bằng chứng hiện có khơng đủđể cho chúng ta biết liệu có nên nhổ RKLN khơng triệu chứng hay khơng.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây ủng hộ quan điểm nhổ dự phịng, và ngàycàng có nhiều nghiên cứu được thực hiện để đưa đến một hướng tiếp cận thống nhấttrong chẩn đoán và chỉ định nhổ đối với những RKHDLN không triệu chứng<sup>3</sup>. Kếtquả của một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy trong bao răng của các RKHDLN

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

không triệu chứng có nồng độ các chỉ dẫn sinh học stress oxy hóa và các gốc oxyhoạt động tăng cao, dẫn đến tổn thương mô. Trong đó, Malondialdehyde (MDA) làsản phẩm chính và được nghiên cứu nhiều nhất của q trình peroxy hóa axit béokhơng bão hịa; q trình này tiến triển một cách khơng kiểm sốt làm tổn thươngtính tồn vẹn của tế bào. Do đó, nồng độ MDA tăng được xem là một dấu chứng củastress oxy hóa<sup>2</sup>.

Các nghiên cứu cho thấy có hoạt động viêm mạn ở các RKHDLN không triệuchứng. Nồng độ chỉ dẫn sinh học của stress oxy hóa trong bao răng cao liên quanđến tiềm năng biệt hóa tế bào của biểu mơ răng, có thể phát triển thành các u nguồngốc biểu mơ răng và nang do răng. Hiện nay, trên thế giới đã có hai nghiên cứu đượcthực hiện để khảo sát nồng độ MDA ở những người có RKHDLN khơng triệu chứng.Nghiên cứu của Umut Tekin và cs<sup>2</sup> (2011) khảo sát nồng độ MDA trong các baorăng ở RK không triệu chứng, kết quả cho thấy nồng độ MDA tăng đáng kể trongbao răng so với mơ nướu bình thường. Fabio Camacho-Alonso và cs<small>1</small> (2019) đánhgiá tương quan nồng độ MDA trong nước bọt và bao răng của RKHDLN không triệuchứng và sự thay đổi MDA sau khi nhổ răng, kết quả nồng độ MDA trong nước bọtcó tương quan dương mạnh với nồng độ có trong bao răng và nồng độ MDA trongnước bọt ở nhóm có RKHDLN khơng triệu chứng cao hơn nhóm khơng có RK, cáckhác biệt đều có ý nghĩa thống kê.

Ở Việt Nam hiện tại chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để khảo sát nồngđộ MDA trong các bao răng ở RKHDLN không triệu chứng, cũng như chứng minhcó giảm hoạt động viêm và giảm MDA nước bọt sau khi nhổ RKHDLN. Vì vậy,

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

chúng tôi thực hiện nghiên cứu đánh giá “Nồng độ MDA trong nước bọt, bao răngvà mơ nướu lành mạnh ở người có RKHDLN khơng triệu chứng” nhằm tìm kiếmcác chứng cứ góp phần vào việc đưa ra chỉ định điều trị hợp lý RKHDLN khôngtriệu chứng.

<b>Câu hỏi nghiên cứu</b>

Có sự khác biệt về nồng độ MDA trong nước bọt giữa nhóm có và khơng cóRKHDLN khơng triệu chứng hay không và nồng độ này có thay đổi sau khiRKHDLN được nhổ hay không?

<b>Mục tiêu nghiên cứuMục tiêu tổng quát</b>

<i>Đánh giá đặc điểm nồng độ MDA trong môi trường miệng liên quan RKHDLN</i>

không triệu chứng và sự thay đổi nồng độ này trong nước bọt sau khi nhổ RKHDLNkhông triệu chứng.

<b>Mục tiêu chuyên biệt</b>

<i>1) So sánh nồng độ MDA trong nước bọt ở nhóm bệnh nhân có RKHDLN khơng</i>

triệu chứng và nhóm chứng khơng có RKHDLN.

<i>2) So sánh nồng độ MDA trong bao răng và mơ nướu lành mạnh ở nhóm bệnh nhân</i>

có RKHDLN không triệu chứng.

<i>3) Xác định mối tương quan giữa nồng độ MDA trong nước bọt trước nhổ và trong</i>

<i>bao răng ở nhóm bệnh nhân có RKHDLN khơng triệu chứng.</i>

<i>4) Đánh giá sự thay đổi nồng độ MDA nước bọt tại thời điểm sau nhổ răng 1 tháng</i>

so với trước nhổ ở nhóm có RKHDLN khơng triệu chứng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1 Bao răng</b>

<b>1.1.1 Bao răng trong giai đoạn hình thành răng</b>

Trong quá trình hình thành răng, bao răng xuất hiện đầu giai đoạn chỏm. Baorăng chứa ngoại trung mô đặc bao quanh cơ quan men và nhú răng. Nó biệt hóa từnhú răng khi xuất hiện và sắp xếp các thành phần dạng đám rối của khung ngoạibào. Bao răng tạo thành nguyên bào xê măng, nguyên bào xương và ngun bào sợi,sau này hình thành mơ nha chu (xê măng, xương ổ và dây chằng nha chu). Ngượclại, các tế bào từ nhú răng là nguồn gốc của phức hợp ngà - tủy. Mặc dù có phân chiachức năng rõ ràng trong các thành phần hình thành răng, một nghiên cứu cho thấy sựtham gia của nhú răng tạo thành sớm trong sự phát triển của bao răng<sup>4</sup>. Nghiên cứunày cũng cho thấy tiềm năng của tế bào bao răng trong quá trình biệt hóa thànhngun bào ngà trong giai đoạn chỏm, bộc lộ khả năng kích dẫn tín hiệu của biểumô men lớp trong và vi môi trường của nó<sup>4</sup>.

<b>Khi răng phát triển, theo sau là sự hình thành chân răng (Hình 1.1), mỏm</b>

xương ổ bắt đầu trưởng thành. Cuối giai đoạn chuông, vách xương và gờ xương ổbắt đầu hình thành, đặt mỗi mầm răng vào vị trí chuyên biệt<sup>5</sup>. Di chuyển theo nhiềuhướng khác nhau đảm bảo răng đạt được vị trí chính xác trong mặt phẳng nhai củaxương hàm đang phát triển. Khi chân răng đã hình thành, mỏm xương ổ tăng chiềucao. Vào thời điểm này, tế bào bao răng biệt hóa thành xê măng, xương ổ và tế bàodây chằng nha chu. Bao răng cũng có vai trị thiết yếu trong sự mọc răng. Thậm chíkhi khơng có sự di chuyển tự nhiên của răng, bao răng vẫn mở rộng về phía mặt

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>phẳng nhai (Hình 1.1). Điều này dẫn đến tiêu xương, tạo con đường mọc răng đặc</b>

trưng bằng dịng các tế bào đơn nhân biệt hóa thành hủy cốt bào<small>6</small>. Hiện tượng nàyđược chứng minh 4 thập kỉ trước ở răng tiền cối của chó vào tuần 13-27 sau sinh.Loại bỏ thân răng mà không làm xáo trộn đáng kể bao răng không làm gián đoạncon đường mọc răng. Ngoài ra, phẫu thuật loại bỏ bao răng ở chó ngăn cản quá trìnhkéo dài chân răng và sự mọc răng<sup>7</sup>.

<i><b>Hình 1.1 Quá trình hình thành răng và mọc răng</b></i>

<i>“Nguồn: Victor Coutinho Bastos và cs<small>8</small>”</i>

Tương tác qua lại và nhiều lần giữa biểu mô miệng và ngoại trung mô bên dướichịu trách nhiệm cho sự phát triển răng. Thân răng được tạo thành qua 4 giai đoạnchính: khởi đầu, theo sau là giai đoạn nụ, chỏm, chuông. Mỗi giai đoạn đặc trưng

<small>Khởi đầuGiai đoạn nụ Giai đoạn chỏm Giai đoạn chng Hình thành chânBiểu mơ</small>

<small>Ngoại trung mơ</small>

<small>Lá răng</small>

<small>Ngoại trung mơ đặc</small>

<small>Lá răng</small>

<small>Bao răngVịng cổ</small>

<small>Ngun bào ngà</small> <sup>Ngà</sup><small>Tủy</small>

<small>Xê măngBao răng Men</small>

<small>Ống dẫn</small>

<small>Mọc răng bình thường Răng khơng mọcNgoại trung mô</small>

<small>Xê măngNgoại trung mô</small>

<small>Bao răng</small>

<small>Cơ quan men</small> <sup>Lưới</sup> <sup>Nguyên bào xê măng</sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

bởi đặc điểm phân tử và hình thái học. Khi thân răng đã hình thành, chân răng bắtđầu phát triển với sự mở rộng vòng cổ của cơ quan men theo hướng về phía chóp.Biệt hóa mơ học của những mơ nâng đỡ răng cũng bắt đầu trong giai đoạn này, hỗtrợ sự phát triển các thành phần mô nha chu từ tế bào bao răng. Bình thường răngđạt được độ cao mặt phẳng nhai vào đúng nơi và đúng thời điểm. Tuy nhiên, qtrình này có thể khơng xảy ra do thiếu khoảng, rào cản vật lý, hoặc các yếu tố giảiphẫu khác làm răng mọc lệch ngầm. Ngồi ra, vì những lí do khác hoặc chưa biết,lỗi xảy ra trong chức năng của bao răng để điều khiển quá trình mọc răng cũng dẫnđến thất bại mọc răng.

<b>1.1.2 Bao răng ở những răng không mọc được</b>

Khi chân răng, dây chằng nha chu và xương ổ phát triển hoàn thiện, ngoạitrung mô của bao răng và trung mô quanh bao răng sắp xếp lỏng lẻo trở thành cấutrúc giàu collagen dính chặt vào thân răng<sup>5</sup>. Biểu mơ men thối hóa thường mất saukhi răng mọc, có thể do chuyển dạng thành biểu mô kết nối hoặc chết theo lập trình.Nếu răng khơng mọc, biểu mơ men thối hóa vẫn dính vào bề mặt răng và mơ liênkết của bao răng. Sự tồn tại của mô này liên kết với thân răng được Consolaro vàCardoso mô tả là “mô quanh răng để bảo vệ men răng khỏi các hủy cốt bào, tránhtạo xương trực tiếp trên bề mặt men, hoạt động như rào cản đối với môi trường bêntrong cơ thể trong khi mọc răng; tạo sự bảo vệ khoang này khỏi môi trường nhiễmcủa khoang miệng”<sup>9</sup>.

Tuy nhiên, số phận của bao răng sẽ như thế nào nếu q trình mọc răng khơngdiễn ra? Q trình hình thành răng và mọc răng liên quan nhau, răng vĩnh viễn

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

thường mọc khi chân răng hình thành 2/3 tới 3/4 chiều dài. Sự phát triển chân răngbị rối loạn dẫn đến trì hỗn hoặc khơng mọc răng. Q trình phức tạp này đưa đếncác khó khăn trên lâm sàng, tác động trực tiếp đến chức năng nhai, khớp cắn, vàtheo đó là sức khỏe vùng miệng của bệnh nhân. Đối với răng lệch ngầm, chân răngcũng như dây chằng nha chu và xương ổ có thể phát triển bình thường. Tuy nhiên,thấu quang phần thân vẫn tồn tại dai dẳng, thỉnh thoảng cả đời, dính vào đường nốimen xê măng, tương ứng với bao răng và biểu mơ men thối hóa. Mơ này tồn tại quanhiều năm.

<b>1.1.3 Thay đổi bệnh lý và ảnh hưởng của tuổi trong bao răng của răng lệchngầm</b>

Thay đổi giải phẫu học liên quan tuổi trong bao răng đã được nghiên cứu gần 1thế kỷ, phần lớn do sự tạo thành các sang thương nang và loạn sản liên quan cácrăng lệch ngầm. Các thay đổi phân tử chỉ được nghiên cứu gần đây do sự phát triểncủa sinh học phân tử. Đánh giá thay đổi này chủ yếu dựa vào RK do tần suất mọclệch ngầm cao.

Chuyển sản gai trong bao răng của răng lệch ngầm xảy ra liên quan đến tuổi.

<b>Biểu mô khổi mỏng (Hình 1.2A) chuyển thành biểu mơ gai lát tầng dày, khơng sừnghóa (Hình 1.2B). Chuyển sản nhầy ít gặp hơn</b><sup>10</sup>. Chuyển sản dẫn đến thay đổi bámdính biểu mơ. Bám dính điển hình của biểu mơ tới bề mặt men được thay thế bằngbiểu mô chuyển sản, trở nên dính chặt hơn đến mơ liên kết của bao răng. Viêm trong

<b>bao răng liên quan chặt chẽ đến chuyển sản biểu mơ gai (Hình 1.2C), và thường gặp</b>

hơn ở người lớn tuổi. Chuyển sản và viêm thường được cho là liên quan đến đặc

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

điểm lâm sàng cũng như X quang, gồm vị trí răng và góc độ trong xương hàm, tuổivà giới và sự xuất hiện hay không của triệu chứng. Ngồi ra khi tuổi tăng, có sự tiêubiến dần dần các đảo và chuỗi biểu mơ răng cịn sót (thường có trong mơ liên kết

<b>của bao răng) (Hình 1.2D).</b>

<b>Hình 1.2 Đặc điểm mô học của bao răng ở răng lệch ngầm</b>

<i>“Nguồn: Victor Coutinho Bastos và cs<small>8</small>”</i>

<small>(A) Biểu mơ cơ quan men thối hóa trụ mỏng lót trên mơ liên kết bao răng. (B) Khi tuổi càng lớn, biểu mơ men thối hóa đượcthay thế dần dần bằng biểu mô gai lát tầng dày không sừng. (C) Viêm trong bao răng là đặc điểm thường gặp ở những người trên 20 tuổivà dẫn đến các biến đổi hình thái học, đặc trưng bởi chuyển sản gai trên lớp lót biểu mơ. Tầm quan trọng của biến đổi này đối với sựphát triển của các sang thương do răng vẫn còn đang tranh cãi. Ngồi ra, các đảo biểu mơ do răng phổ biến trong mô liên kết bao răngbiến mất từ từ qua nhiều năm. Bệnh nhân trong hình A, B, C, D tương ứng 15, 16, 28 và 15 tuổi. Các lát cắt được nhuộm hematoxylin vàeosin.</small>

Đối với những thay đổi phân tử, phần lớn các nghiên cứu thực hiện theo 2hướng biệt hóa/chết theo lập trình trong biểu mơ bao răng và phát triển sang thươngdo răng. Một số nghiên cứu đánh giá sự biểu hiện hình mẫu của Ki-67, biệt hóakháng nguyên nhân tế bào, hoạt động sinh ung của p63 và vai trò ức chế khối u của

<small>Biểu mô kết nối</small>

<small>XươngBao răng</small>

<small>RKHDLN</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

protein p53, các yếu tố dịch mã của họ chất hoạt hóa protein- 1 (AP-1), các thụ thểcủa yếu tố tăng trưởng (ví dụ yếu tố tăng trưởng ngoại bì EGFR).

Ngồi những thay đổi giải phẫu và phân tử, bao răng cũng làm tăng tỉ lệ cácsang thương do răng, từ các nang lành tính như nang thân răng tới những khối u đedọa tính mang (carcinoma)<sup>11</sup><b> (Hình 1.3). Những sang thương này có ảnh hưởng xấu,</b>

về mặt hình thái và phân tử của mô trong các giai đoạn hình thành răng, với tiềmnăng sinh ung của mô quanh răng. Sự giống nhau về hình thái trong các giai đoạnhình thành răng là cơ sở chính để phân loại và chẩn đốn mơ học. Mặc dù phần lớncác sang thương do răng là lành tính, một số có đặc tính xâm lấn tại chỗ và tỉ lệ táiphát cao. Hơn nữa, tăng sản ác tính cũng có thể xảy ra, một số có thể được chuyểndạng ác tính từ các tổn thương thành tính. Phần lớn sang thương do răng ảnh hưởngcác bệnh nhân tuổi trẻ và trung niên (giữa 30-50 tuổi), các khối u ác tính liên quanbao răng thường hình thành khoảng 50-80 tuổi<small>11</small>. Bao răng có thể thay đổi về mặt ditruyền là một dấu hiệu sớm của chuyển dạng bệnh lý.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>Hình 1.3 Sang thương do răng liên quan răng lệch ngầm</b>

<i>“Nguồn: Victor Coutinho Bastos và cs<small>8</small>”</i>

Rất khó để chẩn đốn một bao răng là bình thường hay bệnh lý. Một số trườnghợp, bao răng hoặc thậm chí nhú răng có thể bị chẩn đoán nhầm thành nang và u dorăng, tỉ lệ lên đến 20%<small>12</small>. Thay đổi bệnh lý trong bao răng, ví dụ phát triển nang thânrăng, nang sừng do răng và bướu ngun bào men thậm chí có thể được chẩn đốntrong các bao răng được cho là bình thường trên X quang. Các đặc tính bệnh lý khácít gặp hơn cũng được mô tả liên quan đến các bao răng của răng lệch ngầm như nangbiểu mô do răng canxi hóa, u nhầy do răng, u sợi do răng và thậm chí carcinoma.

Một số nghiên cứu hồi cứu đánh giá mô học của các bao răng của răng lệchngầm, kết quả cho thấy có các nang và u do răng. Một phân tích hệ thống cho thấy5,3% nang và u do răng liên quan RKLN<small>13</small>

. Tỉ lệ sang thương do răng cao hơn ởnhững bệnh nhân trên 40 tuổi<sup>13</sup>. Bao răng có thể thay đổi bệnh lý và tỉ lệ u lành và ácliên quan bao răng tăng theo tuổi. Do đó, nhổ răng ngầm càng sớm càng tốt đượccho là cần thiết.

<small>Nang do răngRăng lệch ngầm</small>

<small>U do răng</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Trên phim X quang, bao răng của RKLN là hình ảnh thấu quang hình bánnguyệt nhẹ xung quanh thân răng của răng ngầm. Người ta thường cho rằng thấuquang quanh thân răng có kích thước nhỏ hơn 2,5mm theo chiều rộng được cho làbình thường và nếu lớn hơn được cho là bệnh lý vì liên quan tỉ lệ nang thân răngcao<sup>14</sup>. Gần đây, các nghiên cứu cũng cho thấy tỉ lệ thay đổi bệnh lý trong bao răngcủa răng ngầm có thấu quang quanh thân răng nhỏ hơn 2,5mm<sup>15,16</sup>.

Nhìn chung, bao răng đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển các cấu trúcliên quan răng. Trong tình huống bình thường, bao răng sẽ biến mất sau khi răngmọc. Tuy nhiên ở những răng lệch ngầm, bao răng tồn tại dai dẳng trong xương hàm.Trong điều kiện đó, bao răng sẽ có những biến đổi về hình thái và phân tử. Từ gócnhìn phân tử, thay đổi liên quan đến tuổi trong bao răng chưa được nghiên cứu đầyđủ. Tuy nhiên, thay đổi phân tử có thể tích lũy trong chuyển dạng bệnh lý của nhữngcấu trúc này, phát triển các bướu và nang. Các yếu tố thúc đẩy chuyển dạng bệnh lýhiện vẫn còn chưa được làm rõ.

<b>1.1.4 Nghiên cứu về bao răng ở RKHDLN không triệu chứng</b>

<b>Bảng 1.1 Một số nghiên cứu khảo sát mơ bệnh học và hóa mơ miễn dịchRKHDLN khơng triệu chứng</b>

<b>Tác giả (năm) Kết luận</b>

Adelsperger và cs<sup>17</sup>(2000)

Tỉ lệ bệnh lý thực sự trong bao răng cao hơn tỉ lệ biểuhiện trên phim X quang.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Cabbar và cs<sup>18</sup> (2008)

Kết quả phân tích hóa mơ miễn dịch cho thấy trongbao răng của các RKHDLN khơng triệu chứng có dấu

ấn miễn dịch KI-67 cao.

Yidirim và cs<sup>19</sup> (2008) 23% mẫu mơ bao răng có biểu hiện thối hóa nang.

Esen và cs<sup>20</sup> (2015) <sup>Trì hỗn nhổ RKHDLN dẫn đến tăng mức độ viêm,</sup>thay đổi bệnh lý trong bao răng

Amila Brkic và cs<sup>21</sup> báo cáo sự hiện diện và biểu hiện miễn dịch của gen p63trong bao răng của RKHD ngầm hoàn toàn và một phần, sử dụng kháng thể nhậndiện tất cả các đồng dạng của p63. Nghiên cứu cho thấy biểu hiện gen p63 mạnh hơnở nhóm ngầm hoàn toàn (64%) hơn ngầm 1 phần (40%). Tác giả hi vọng rằngnghiên cứu này mở ra cánh cửa cho các nghiên cứu viên khác khám phá vai trò cácđồng dạng của p63 trong sinh học tế bào bao răng. Ngoài ra tác giả cũng ủng hộ nhổdự phịng RK, đề nghị đánh giá mơ bệnh học của mô quanh răng và bao răng, ngaycả khi trên phim X quang và lâm sàng chúng được xem là “bình thường”<sup>21</sup>.

Laura Villalba và cs<sup>22</sup> đánh giá giải phẫu mô học của 140 bao răng thấy 123biểu hiện biểu mô trên bề mặt, biểu mơ men thối hóa trong 84 ca, chuyển sản gai21 ca và nang trong 18 ca cịn lại. Mơ liên kết mật độ cao trong 112 ca, 131 ca biểuhiện dây hoặc đảo biểu mô răng bất hoạt và 68 ca hiện diện viêm.

Hiện nay y văn chưa thống nhất về tiêu chuẩn chẩn đoán phân biệt giữa nangthân răng và bao răng quá sản. Theo một số tác giả, chẩn đoán xác định nang thânrăng khi nhận diện khoang bệnh lý giữa thân răng và phần ngoại trung mô trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

phẫu thuật và nhấn mạnh rằng sự khác nhau giữa 2 loại không thể xác định bằngphân tích giải phẫu bệnh. Các tác giả khác cho rằng chẩn đốn phân biệt có thể đượcxác định bởi bác sĩ giải phẫu bệnh, phần lớn là loại biểu mô. Một số nghiên cứu viêncho rằng sự hiện diện chuyển sản gai trong lớp lót bao răng khơng đủ để chẩn đoánnang thân răng, số khác gợi ý rằng đó là giai đoạn ban đầu của tổn thương bởi vì nóhiện diện tăng sinh biểu mơ nhiều hơn so với mô bao răng lành mạnh. Loại biểu môthường gặp chủ yếu là biểu mơ men thối hóa, dựa vào tần suất khác nhau giữa baorăng bình thường và quá sản. 61,4% bao răng bình thường hiện diện biểu mơ menthối hóa, giảm xuống 46,2% ở bao răng quá sản, tăng tỉ lệ chuyển sản gai so vớibao răng bình thường<small>22</small>. Biểu mô nang cao hơn ở bao răng quá sản (23%) so với baorăng bình thường (11,8%). Thành phần trung mơ phần lớn là mô liên kết sợi mật độcao, vai trị của q trình viêm trong kích thích hoạt động tăng sinh biểu mô và thayđổi tiếp theo trong bao răng, đánh giá chỉ số tăng sinh và tự chết theo lập trình ở cácca khơng hiện diện thấm nhập biểu mô để đánh giá hoạt động biểu mô như mộtnguồn gây bệnh tiềm tàng khi khơng có kích thích kèm theo. Kết quả đạt được chothấy phần trăm tăng sinh thấp ở nhóm bao răng bình thường và thấp hơn đáng kể sovới nhóm bao răng quá sản. Sự hiện diện của viêm có thể liên quan với độ lớn kíchthước bao răng, tiến triển có thể dẫn đến chuyển dạng nang từ bao răng.

Damante và cs<sup>23</sup> báo cáo viêm là biến đổi bệnh lý thường gặp nhất trong cácbao răng được phân tích. Tổng cộng 52 mẫu với tỉ lệ 57,14% được chẩn đốn là mơviêm mạn khơng đặc hiệu. Độ rộng của bao răng đặc biệt quan trọng để phân biệtgiữa bao răng bình thường và bất thường. Khơng có những tiêu chuẩn rõ ràng để

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

phân biệt giữa bao răng và nang. Bao răng có biểu mô gai lát tầng và mô liên kết sợidày đặc thường được xem là nang. Tiêu chuẩn được cho là bao răng khi quan sátthấy lớp tế bào trụ đơn mỏng, khơng liên tục của biểu mơ men thối hóa, cùng lớpvới vỏ bao mô liên kết sợi lỏng lẻo. Một số nghiên cứu cho rằng chuyển sản gaitrong mô quanh răng của RK là thay đổi bình thường do tuổi, trong khi số khác chorằng hiện tượng chuyển sản này là một biểu hiện bệnh lý trong bao răng, dẫn đếnhình thành nang. Bên cạnh đó, mức độ ngầm của RK hàm dưới được cho là yếu tốdự đoán cho sự phát triển nang.

<b>1.2 Chất chỉ thị sinh học Malondialdehyde (MDA)</b>

<b>1.2.1 Định nghĩa</b>

MDA là một trong những sản phẩm thứ cấp của quá trình peroxy hóa lipidđược quan tâm hàng đầu trong các nghiên cứu hiện nay. MDA là chỉ thị của tổnthương oxy hóa ở các tế bào và mô. MDA cũng được sử dụng như một chỉ thị củatổn thương màng tế bào<sup>24</sup>.

MDA có tính axit yếu, pKa = 4,46.Công thức phân tử: C<sub>3</sub>H<sub>4</sub>O<sub>2</sub>

Khối lượng phân tử thấp: 72,07 g.mol<sup>-1</sup>.

MDA tan trong nước, methanol và ethanol, tan trung bình trong methylenechloride và khơng tan trong diethyl ether. Trong nước, MDA tồn tại dưới 2 dạng với2 cường độ UV tối đa khác nhau phụ thuộc nồng độ pH: bước sóng hấp thụ tối đa là245 nanomet ở pH<3 và 267 nanomet ở pH>7. MDA hoạt động về mặt hóa học nhờchức năng carbonylic. Nó trùng hợp dễ dàng và thực hiện nhiều phản ứng với trung

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

tâm nhân của các phân tử sinh học khác nhau nhƣ DNA và amino axit trong protein.Các tính chất hóa học của MDA có thể chia thành 2 loại: (1) theo tính axit CH củanguyên tử H trong methylene và (2) sự phản ứng của 2 nhóm aldehyde về phía cácnhân.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>Hình 1.4 Công thức cấu tạo của MDA</b>

<i>“Nguồn: Dimitrios Tsikas và cs<small>25</small> (2016)”</i>

<b>1.2.2 Ý nghĩa của MDA</b>

<i>Các nghiên cứu in vitro và in vivo đã làm rõ ảnh hưởng sinh học của MDA ở</i>

người gồm tính gây độc, đột biến và tiềm năng hóa ác. Năm 1999, MDA khôngđược xếp loại là chất gây ung thư ở người. Nhiều nhóm nghiên cứu đã chỉ ra ảnhhưởng hóa học và sinh học của MDA lên DNA trong 3 thập kỉ qua. Marnett đã kếtluận “MDA có thể đóng vai trị quan trọng trong ung thư liên kết với các yếu tố lốisống và dinh dưỡng”<sup>26</sup>. Năm 2003, nhóm nghiên cứu của Marnett đã báo cáo MDAgây đột biến ở tế bào người<small>27</small>. Sản phẩm của quá trình peroxy hóa lipid như F<sub>2</sub>-isoprostanes, MDA và HNE không chỉ được xem là chỉ dẫn sinh học của stress oxyhóa mà cịn là phức hợp hoạt động về mặt sinh học trong mối tương quan giữa hiệntượng sinh lí và bệnh lí.

MDA được sản sinh trong stress oxy hóa, do đó có thể phát hiện chúng tronghuyết tương và mẫu mô của các bệnh khác nhau. Người ta giả thuyết rằng MDA sẽhình thành các epitopes tự tăng sinh trên proteins tự thân, đóng góp vào q trìnhgây bệnh. Nhiều loại tế bào từ các mơ khác nhau có khả năng nhận diện MDA, các

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

tác giả suy đoán rằng MDA tích lũy trong q trình viêm phụ thuộc vào tính chấtcủa các mô, cơ quan, nhất là khi xảy ra sự mất cân bằng giữa quá trình chết tế bào

<b>theo chu trình và quá trình thanh thải chúng (Hình 1.5).</b>

<b>Hình 1.5 Mối quan hệ giữa stress oxy hóa và bệnh tật</b>

<i>“Nguồn: Busch và cs<small>28</small> (2017)”</i>

Khởi phát stress oxy hóa

<b><small>Kích thích mơi trường</small></b>

<small>Thuốc láTiêu thụ EtCHĂn nhiều lipidNhiễm trùng</small>

<b><small>Kích thích bên trong</small></b>

<small>Lão hóaViêm</small>

<small>Q trình peroxy hóa lipid</small>

<small>Hình thành epitope MDA</small>

<small>Đại phân tử nội mơ</small>

<small>Mất chức năngMất cấu trúc</small>

<small>Tích tụ bệnh lý</small>

<small>ViêmCơ chế tế bào và dịch thể</small>

<small>Thanh thải</small>

<small>Cân bằng nội mô</small>

<small>Bệnh viêm mạnVd: viêm thấp khớpvd</small>

<small>Epitope tự tăng sinh</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

MDA cũng có một số ảnh hưởng quan trọng trong các đáp ứng tiền viêm,chúng đóng vai trị chất trung gian của quá trình viêm và stress oxy hóa<small>29</small>. MDAđược tìm thấy trên các túi ngoại bào, các tế bào chết cũng như (lipo)proteins với cácsản phẩm chính tương ứng chức năng của chúng<sup>30</sup>. Miễn dịch bẩm sinh và đáp ứngcùng giải quyết các tình huống làm xáo trộn cân bằng nội mơ dẫn đến tích lũy MDAbệnh lý. Người ta giả thuyết rằng MDA đại diện cho các chỉ dẫn của mô bị phá hủyhoặc các phân tử bị oxy hóa và sự tiếp xúc của chúng với cấu trúc cơ thể gây báođộng hệ thống miễn dịch. Sự tích lũy khơng sinh lý của chúng có thể dẫn đến cácđáp ứng tiền viêm, khi khơng có giải pháp khắc phục sẽ gây ra các bệnh viêm mạntính<sup>28</sup>.

<b>Stress oxy hóa xảy ra khi sản xuất quá mức ROS và thiếu hụt hệ thống chống</b>

oxy hóa, trong đó nồng độ ROS tăng quá mức hoặc lâu dài làm thay đổi cơ chếchuyển hóa tế bào và tổn thương tế bào<sup>31</sup>. Vì màng tế bào tiếp xúc với các gốc tự donên triệu chứng đầu tiên của tổn thương oxy hóa là các sản phẩm peroxy hóa lipidvà cholesterol<sup>32</sup>. Các sản phẩm cuối cùng của quá trình peroxy hóa lipid đóng cácvai trị khác nhau tùy thuộc vào nồng độ và vị trí. Chúng có thể có các tác dụng hỗtrợ hoặc ngăn quá trình chết theo lập trình của tế bào, chống viêm, bảo vệ tế bàohoặc gây độc tế bào. Q trình peroxy hóa lipid có thể tạo ra các sản phẩm độc hại,gây đột biến và gây ung thư<small>33</small>

.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<b>1.2.3 Các phương pháp định lượng MDA</b>

Để định lượng MDA có thể sử dụng các phương pháp định lượng trực tiếp

<b>hoặc định lượng thông qua các dẫn xuất của MDA với các chất khác (Bảng 1.2).</b>

<b>Hình 1.6 Nguyên tắc xét nghiệm TBARS</b>

<i>“Nguồn: Dimitrios Tsikas và cs (2016)”<small>25</small></i>

Các phương pháp phân tích định lượng MDA trực tiếp đều dựa trên nguyên lýkết hợp HPLC với đo quang phổ tử ngoại. Phương pháp định lượng trực tiếp cho độnhạy và đặc hiệu cao, tuy nhiên cũng có những hạn chế và khó khăn về kĩ thuật.Phương pháp đòi hỏi các thiết bị HPLC với detector có độ nhạy cao, thời gian chạysắc ký MDA cùng các thành phần khác của mẫu lớn. Tùy thuộc vào mỗi loại mẫu,thời gian có thể rất khác nhau. Thêm vào đó MDA cũng có thể liên kết với các thànhphần của mẫu, khi đó cần phải thủy phân các liên kết này trước khi chạy HPLC đồngnghĩa phải phân tích xem lượng MDA liên kết là bao nhiêu để có thể định lượngđúng giữa MDA tổng số và MDA tự do<small>34</small>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Định lượng trực tiếp MDA

Sắc kí lọc gel

Đo quangphổ tử

ngoạiChưng cất bằng hơi

nước sau đó dùngHPLC đảo phaSiêu lọc sau đó dùng

sắc kí lọc gel HPLCSắc kí bắt cặp ion

Siêu lọc sau đó dùngsắc kí bắt cặp ion

Định lượngthơng qua

dẫn xuất

1-Amino-3-imino-Propenes <sup>Chiết bằng dung môi</sup>

Đo quangphổ huỳnh

MDA-dianils Chiết bằng dung môi

Đo quangphổ huỳnh

quangChất Sản phẩm cộng Chiết bằng dung môi Đo quang

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

màu MDA và TBA Sắc kí bản mỏng phổ khảkiếnSắc kí pha lỏng

Sắc kí cột lọc gelSắc kí cột Nhơm oxideChiết bằng dung mơirồi dùng sắc kí pha

đảo HPLCSắc kí bắt cặp ion HPLCHấp

thụ tiatửngoại

Chiết bằng dung môi+ HPLC đảo pha

Đo quangphổ tử

Cácchấtdễ bay

Máy dị ionhóaMDA bis-1,3-

Máy dị ionhóa

2-(Pyrazol-1'-yl)-Chiết bằng dung mơirồi dùng sắc kí khí

Máy dịNitro-phosphoMDA-pentafluoro-

Chiết bằng dung mơirồi dùng sắc kí khí

Máy dị bắtđiện tử

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Các phương pháp định lượng MDA thông qua dẫn xuất cho phép định lượnggián tiếp MDA bằng cách định lượng các dẫn xuất có khả năng phát huỳnh quang,các dẫn xuất màu, các dẫn xuất hấp thụ tia tử ngoại hay các sản phẩm khí. Các phảnứng tạo dẫn xuất của MDA đòi hỏi phải thực hiện trong điều kiện nghiêm ngặt (môitrường acid, nhiệt độ cao, có các dung mơi hữu cơ), điều này khiến cho mẫu có thểbị oxy hóa hay phân hủy tạo ra các dẫn xuất phụ hoặc các sản phẩm không mongmuốn gây nhiễu đến việc định lượng. So với các phương pháp định lượng trực tiếp,các phương pháp định lượng thông qua dẫn xuất có thể dẫn đến các đánh giá sai lệchvề chỉ số peroxy hóa lipid MDA nhiều hơn. Tuy nhiên, các phương pháp định lượngthông qua dẫn xuất vẫn đang được dùng để đánh giá MDA tạo ra từ quá trình peroxyhóa lipid bởi tính dễ thực hiện, năng suất lớn, có thể xử lý đồng thời được nhiều mẫuvới tốc độ nhanh chóng, có thể định lượng bằng phương pháp quang phổ. Để giảmthiểu các ảnh hưởng của các dẫn xuất phụ đến kết quả, HPLC thường được kết hợpđể phân tách hỗn hợp các dẫn xuất. Ngoài ra, việc tiến hành phản ứng trong điềukiện kị khí kết hợp với bổ sung các chất chống oxy hóa như butyllatedhydroxyltoluene (BHT) đã được khuyến cáo để giúp giảm thiểu q trình tự oxy hóahay phân hủy của mẫu trong quá trình tạo dẫn xuất. Phần lớn các phương pháp định

<b>lượng MDA thơng qua dẫn xuất có liên hệ với test Thiobarbituric acid (TBA) (Bảng</b>

<b>1.2)</b><sup>35</sup>. Test TBA là một trong các phương pháp phổ biến nhất để định lượng MDAthông qua phức MDA(TBA)<sub>2</sub>. Phương pháp này đánh giá chính xác lượng MDA hơnnhiều so với việc dùng dải bước sóng tử ngoại để đo trực tiếp nó do khơng chỉ córiêng MDA mà rất nhiều các aldehyde khác có khối lượng phân tử nhỏ cũng hấp thụ

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

ở dải bước sóng này. Phức MDA(TBA)<small>2</small> khá ổn định, hấp thụ cực đại trong bướcsóng 532 nm, với hệ số hấp thụ điện tử ε=1,56.105 (cm<sup>-1</sup> .M<sup>-1</sup> )<sup>36</sup>. Từ giá trị độ hấpthụ này sẽ xác định được lượng MDA tương ứng có trong dịch phản ứng, từ đó định

<b>lượng được lượng MDA trong mẫu (Hình 1.6).</b>

<b>1.2.4 Một số nghiên cứu về MDA</b>

Nồng độ MDA tăng trong các mô của bệnh nhân nha chu đã được đề cập trongmột vài nghiên cứu. Marton và cs<sup>37</sup> đã báo cáo nồng độ MDA trong mơ viêm quanhchóp mạn cao hơn so với mơ lành mạnh ở cùng một cá thể. Ngoài ra, nồng độ chấthoạt động axit thiobarbituric trong mẫu mô nướu và huyết tương của bệnh nhân nhachu cũng cao hơn so với người khỏe mạnh<small>38</small>. Các sản phẩm của quá trình peroxy hóalipid sản sinh q mức ở các vị trí viêm của bệnh nhân nha chu có thể liên quan vớimức độ stress oxy hóa cao.

Akalin và cs<sup>39</sup> nghiên cứu trên 36 người viêm nha chu mạn và 28 người lànhmạnh, kết quả cho thấy quá trình peroxy hóa lipid tăng đáng kể tại những vị trí có túinha chu, trong khi tổng các chất oxy hóa tăng cả tại chỗ và toàn thân trong viêm nhachu. Từ đó đưa ra gợi ý rằng q trình peroxy hóa lipid và số lượng các chất oxy hóacó thể đóng vai trò quan trọng trong sinh bệnh học bệnh nha chu, và liên quan chặtchẽ với tình trạng nha chu trên lâm sàng. Nghiên cứu của D Wei và cs<sup>40</sup> cũng chothấy quá trình peroxy hóa lipid mạnh hơn ở các vị trí bệnh nha chu, với tổng khảnăng oxy hóa tăng cao.

Năm 2019, Mengmeng Chen và cs<small>41</small>

thực hiện một nghiên cứu phân tích tổngquan có hệ thống về mối liên quan giữa các chỉ dẫn sinh học stress oxy hóa trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

nước bọt và dịch nướu với bệnh viêm nha chu mạn. Bài đánh giá được lấy từ 3 cơ sởdữ liệu chính. Các nghiên cứu chia các bệnh nhân nha chu vào nhóm thử nghiệm vàngười có mơ nha chu khỏe mạnh vào nhóm chứng. Dù có những hạn chế nhưng kếtquả của nghiên cứu phân tích cho thấy có mối liên quan giữa viêm nha chu mạn vànồng độ các chỉ dẫn sinh học stress oxy hóa ở các vị trí đo, nhấn mạnh vai trị quantrọng của stress oxy hóa trong khởi phát và tiến triển viêm nha chu mạn.

<b>1.3 Phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới</b>

<b>1.3.1 Biến chứng của răng khôn hàm dưới</b>

RK thường mọc ở độ tuổi 18 – 25 khi những răng khác đã xuất hiện đầy đủtrên cung hàm. Quá trình mọc RK có thể gây nhiều nguy cơ và biến chứng, nhất làkhi RK mọc lệch. Một số biến chứng có thể gặp của RK gồm:

 Bệnh lý nha chu: RK mọc lên ở vị trí phía xa RCL2, là nơi sau cùng của cung răng.Đây là vị trí khó làm sạch thức ăn, trường hợp răng mọc lệch sẽ tạo vùng lưu giữthức ăn giữa RK và RCL2. Sự hiện diện của RK liên quan với tỉ lệ tăng gấp đôi độsâu túi nha chu từ 5 mm trở lên ở cạnh RCL2<sup>42</sup>. Các RKLN cũng làm giảm lượngxương phía xa RCL2, cùng với nguy cơ viêm nha chu, có thể dẫn đến lung layRCL2 và mất răng. Nhổ RK sớm có thể giúp ngăn ngừa bệnh nha chu và nguy cơmất răng kế cận.

 Sâu răng: Theo Nordenram và cs (1987), tỉ lệ sâu răng chiếm 15% nguyên nhâncác ca nhổ RK<sup>43</sup>. Khi RK mọc lệch nghiêng về răng kế bên sẽ tạo hố lưu giữ thức ăn.Shugars và cs (2004) báo cáo rằng 28% trong số 303 bệnh nhân có RK có ít nhất 1răng bị sâu. RKHD bị ảnh hưởng nhiều hơn RKHT<small>44</small>. Tỉ lệ sâu răng mặt xa RCL2

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

được nhiều tác giả báo cáo khoảng 7-8%. RK càng lệch gần càng làm tăng tỉ lệ sâurăng và viêm nha chu phía xa RCL2. Tỉ lệ sâu mặt nhai cũng tăng dần theo tuổi<small>45</small>.

 Viêm quanh thân răng là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở mô mềm của RK mọcngầm một phần. Viêm có thể thay đổi từ mức độ nhẹ đến trung bình, ngun nhân cóthể do các vi khuẩn hoạt động vùng miệng. Nhồi nhét thức ăn dưới mô nướu cũng làtác nhân kích thích và tạo điều kiện cho hoạt động của vi khuẩn. Một nguyên nhânkhác có thể dẫn đến tình trạng này là do chấn thương từ RKHT, nhất là khi RKHTtrồi hay không đủ khoảng mọc cho RKHD.

 Tiến triển thành u và nang: Bao răng là khoảng bao quanh thân RK khi chưa mọc.Bao răng có thể tồn tại như ban đầu hoặc biệt hóa thành nang thân răng, nang sừngdo răng... Bên cạnh đó, u răng cũng có thể phát sinh từ biểu mô trong bao răng.Những thay đổi nang có thể phát hiện khi kiểm tra mơ bệnh học của mô mềm liênquan đến RKLN không triệu chứng, đặc biệt ở những bệnh nhân trên 20 tuổi<small>46</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<b>Hình 1.7 Phân loại vị trí răng khôn theo Pell-Gregory</b>

<i>“Nguồn: Natl J Maxillofac Surg<small>50</small>”</i>

<b>1.3.2 Quan niệm phẫu thuật nhổ răng khơn lệch ngầm khơng triệu chứng</b>

RK có thể khơng biểu hiện triệu chứng gì trong suốt đời sống, nhưng thường sẽgây ra một vài dạng bệnh lý như viêm quanh thân răng, sưng, nang hoặc u do răng,tiêu xương, hoặc tiêu chân răng kế cận làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, giảmchất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Ở tuổi vị thành niên, phần lớn mọi người cầnthăm khám để đánh giá và điều trị một hay nhiều RKLN. Các lý do khác ủng hộ việcnhổ dự phịng RKHD khơng triệu chứng gồm hạn chế sự chen chúc muộn của răngcửa hàm dưới, ngăn ngừa tổn thương các cấu trúc lân cận như RCL2 hoặc thần kinhxương ổ dưới, chuẩn bị trước phẫu thuật chỉnh hình, chuẩn bị cho xạ trị hoặc trongcác thủ thuật điều trị chấn thương vùng góc hàm. Năm 2003, nghiên cứu của Songước tính ở Anh ở khoảng 20% đến 40% RKHDLN được nhổ nhằm dự phòng các

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

biến chứng trong khi vẫn có nhiều người phản đối việc nhổ dự phịng vì cho rằngkhả năng xảy ra các biến chứng sau này thấp<sup>1</sup>.

Nhổ RKLN là một điều trị thường quy với chi phí đáng kể<sup>51</sup>. Hầu hết các vấnđề sau phẫu thuật nhổ bỏ, chẳng hạn như đau, khó chịu và hạn chế vận động hàm…,đều liên quan đến RKHD<small>52</small>

. Những biến chứng tạm thời sau nhổ RK bao gồm tổnthương dây thần kinh tạm thời, viêm ổ răng khô, nhiễm trùng, chảy máu thứ phát,đau, sưng và khít hàm (hạn chế há miệng). Biến chứng lâu dài của phẫu thuật RKkhông nhiều nhưng nghiêm trọng nhất là khi gây tổn thương thần kinh vĩnh viễn (lênđến 0,5% trường hợp)<small>53</small>. Để tránh những ảnh hưởng bất lợi và chi phí phẫu thuật,một số người ủng hộ việc giữ lại RKLN không triệu chứng<sup>54</sup>. Hướng tiếp cận nàyyêu cầu chúng ta phải kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên để theo dõi tìnhtrạng của RK. Ở nhiều quốc gia, việc nhổ dự phịng RK khơng có triệu chứng bệnh,dù mọc ngầm hay đã mọc hồn tồn, từ lâu đã được coi là “chăm sóc nha khoa chọnlọc”<sup>55</sup>. Nhiều nghiên cứu liên quan đã không “đo lường” chất lượng cuộc sống liênquan đến sức khỏe, chi phí hoặc những ảnh hưởng khác của việc nhổ răng. Mộtnghiên cứu hồi cứu<sup>3</sup> cho thấy rằng việc giữ lại RKLN khơng triệu chứng có thể làmtăng nguy cơ nhiễm trùng nướu (viêm nha chu) ảnh hưởng đến RCL2 kế cận về lâudài, nhưng các bằng chứng này không chắc chắn. Cũng trong nghiên cứu này, khôngđủ chứng cứ để đưa ra bất kỳ kết luận nào về bác bỏ nguy cơ sâu răng ở RCL2 kếcận..

Chỗ trống trên xương hàm dành cho RK có thể bị hạn chế, do đó chúng khơngthể mọc hoặc chỉ mọc một phần do kẹt vào răng phía trước. Trong hầu hết các

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

trường hợp, RCL2 chặn hướng mọc của RK và hoạt động như một rào cản vật lý,ngăn q trình mọc hồn tồn của RK. Người ta chấp nhận rằng phẫu thuật nhổ RKlà cần thiết nếu có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh liên quan đến RK, nhưngít có sự thống nhất về cách điều trị của RKLN không triệu chứng. Tỷ lệ RKLNkhông triệu chứng rất khác nhau và chịu ảnh hưởng bởi tuổi tác, giới tính và dântộc<sup>56</sup>. RKLN thường gặp ở HD hơn ở HT<small>57</small>. Y văn hiện hành cho thấy khi tuổi tăngsẽ tăng nguy cơ gãy xương hàm, đường vào phẫu thuật hạn chế và bệnh lý toàn thân,tăng nguy cơ biến chứng trong và sau phẫu thuật có thể là chống chỉ định nhổ răng.Nhổ dự phịng khi còn trẻ sẽ giảm hầu hết các nguy cơ nói trên. Xương xung quanhRK ở người trẻ tương đối mềm và đàn hồi hơn so với người lớn tuổi (xương cứnghơn, cần mở xương nhiều hơn khi nhổ, tăng độ khó khi tách răng khỏi xương, dẫnđến sưng đau, khít hàm sau PT nhiều hơn). Những yếu tố trên cần được cân nhắc khitham vấn bệnh nhân về ưu và nhược khi nhổ RKLN ở người trẻ. RKHD ngầm sâuđược cho là yếu tố ước đoán cho sự phát triển nang<small>58</small>. Trong phần lớn các nghiêncứu trước đây, người ta đã nhận ra mối tương quan giữa thay đổi nang trong baorăng và tuổi. Nhóm lớn hơn 20 tuổi có tỉ lệ thay đổi bệnh lý nhiều hơn. Do đó, tuổicó thể được để chỉ định cho nhổ RKHDLN.

Hiện nay, nhiều nha sĩ và bệnh nhân tin rằng cần thiết phẫu thuật nhổ RKkhông triệu chứng để tránh những biến chứng có thể xảy ra trong tương lai. Lý docho nhổ dự phòng đối lập với nhổ khi bệnh lý đã xảy ra, dựa vào đánh giá tỉ lệ tìnhtrạng bệnh lý và tần suất biến chứng phẫu thuật khi tuổi cao. Có nhiều phương ántiếp cận trong việc điều trì các RKLN khơng triệu chứng, nhưng quyết định của bác

</div>

×