Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Đánh giá sự thay đổi quy định pháp luật về đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài qua các đạo luật đầu tư từ năm 2005 đến năm 2020. Lý giải vì sao có sự thay đổi đó?.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.85 KB, 12 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BÀI TIỂU LUẬNMÔN: LUẬT ĐẦU TƯ</b>

<b>ĐỀ B ÀI : </b>

<i><b>“Đánh giá sự thay đổi quy định pháp luật về đầu tư thành lập tổ chức </b></i>

<i><b>kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài qua các đạo luật đầu tư từ năm 2005đến năm 2020. Lý giải vì sao có sự thay đổi đó?”.</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b><small>1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư 2005...1</small></b>

<b><small>1.1. Điều kiện đối với NĐT nước ngoài khi thành lập TCKT tại Việt Nam theo LĐT 2005...1</small></b>

<b><small>1.2. Loại hình TCKT mà NĐT nước ngoài được thành lập tại Việt Nam theo LĐT 2005...1</small></b>

<b><small>1.3. Thủ tục đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài tại Việt Nam theo LĐT 2005...2</small></b>

<b><small>1.3.1. Thủ tục đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài...2</small></b>

<b><small>1.3.2. Thủ tục thẩm tra dự án đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài...2</small></b>

<b><small>2. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư 2014...2</small></b>

<b><small>2.1. Điều kiện đối với NĐT nước ngoài khi thành lập TCKT tại Việt Nam theo LĐT 2014...2</small></b>

<b><small>2.2. Loại hình TCKT mà NĐT nước ngồi được thành lập tại Việt Nam theo LĐT 2014...2</small></b>

<b><small>2.3. Thủ tục đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài tại Việt Nam theo LĐT 2014...2</small></b>

<b><small>2.3.1. Thủ tục quyết định chủ trương đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài đối với dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư...3</small></b>

<b><small>2.3.2. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài...3</small></b>

<b><small>2.3.3. Thủ tục đăng ký thành lập TCKT của NĐT nước ngoài...4</small></b>

<b><small>3. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư 2020...4</small></b>

<b><small>3.1. Điều kiện đối với NĐT nước ngoài khi thành lập TCKT tại Việt Nam theo LĐT 2020...4</small></b>

<b><small>3.2. Loại hình TCKT mà NĐT nước ngoài được thành lập tại Việt Nam theo LĐT 2020...4</small></b>

<b><small>3.3. Thủ tục đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài tại Việt Nam theo LĐT 2020...4</small></b>

<b><small>3.3.1. Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với việc thành lập TCKT của NĐT nước ngoài thuộc diện phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư...4</small></b>

<b><small>3.3.2. Thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài 43.3.3. Thủ tục đăng ký thành lập TCKT của NĐT nước ngoài...5</small></b>

<b><small>II. Đánh giá sự thay đổi quy định pháp luật về đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài qua các đạo luật đầu tư...5</small></b>

<b><small>1. Quy định về điều kiện đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài ngày càng hoàn thiện hơn từ LĐT 2005 đến LĐT 2020...5</small></b>

<b><small>2. Loại hình TCKT mà NĐT nước ngoài được thành lập ở Việt Nam được mở rộng qua các đạo luật đầutư...63. Thủ tục đầu tư qua các đạo luật ngày càng chi tiết hóa tạo điều kiện thực hiện dễ dàng trên thực tiễn 6</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b><small>III. Lý giải sự thay đổi trong quy định pháp luật về đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư </small></b>

<b><small>nước ngoài qua các đạo luật đầu tư...6</small></b>

<b><small>1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về đầu tư nước ngồi vào Việt Nam...6</small></b>

<b><small>2. Thu hút đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam...7</small></b>

<b><small>3. Khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả của pháp luật đầu tư trong nước...7</small></b>

<b><small>4. Hoàn thiện pháp luật đầu tư trong nước phù hợp với điều ước quốc tế...8</small></b>

<b><small>5. Luật đầu tư có sự thay đổi theo hướng hồn thiện hơn nhằm tạo sự tương thích với Luật doanh nghiệp...8</small></b>

<b><small>KẾT LUẬN...8</small></b>

<b><small>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...9</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>MỞ ĐẦU</b>

<b> Hoạt động đầu tư là một trong những động lực phát triển nền kinh tế của một quốc gia. Trong</b>

đó, hoạt động đầu tư nước ngồi nói chung, đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tưnước ngồi nói riêng có vị trí quan trọng và được luật đầu tư điều chỉnh. Để tìm hiểu, nghiêncứu sâu hơn về pháp luật đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt

<i><b>Nam em xin lựa chọn đề tài: “Đánh giá sự thay đổi quy định pháp luật về đầu tư thành lập tổ</b></i>

<i><b>chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài qua các đạo luật đầu tư từ năm 2005 đến năm2020. Lý giải vì sao có sự thay đổi đó?” làm đề tài tiểu luận. Bài tiểu luận được hoàn thiện trên</b></i>

cơ sở kiến thức cá nhân và tìm hiểu, phân tích các nguồn tài liệu khác nhau, song, khơng thểtránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những lời nhận xét của thầy, cơ giáo để bàiviết được hồn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

<b>NỘI DUNG</b>

<b>I. Khái quát quy định pháp luật đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài qua các đạo luật đầu tư</b>

<b> Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế (TCKT) là một trong những hình thức đầu tư mà nhà đầu tư</b>

(NĐT) nói chung, NĐT nước ngồi nói riêng có thể lựa chọn để thực hiện hoạt động đầu tư củamình tại Việt Nam.

<b>1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư 2005</b>

<i> Theo Khoản 1 Điều 50 LĐT 2005 thì: “Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam</i>

<i>phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại cơ quan nhà nướcquản lý đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời làGiấy chứng nhận đăng lý kinh doanh”. Với quy định này, NĐT nước ngoài chỉ cần thực hiện</i>

thủ tục đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầutư mà không phải tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh cho TCKT mà họ thành lập. Bởi vì,Giấy chứng nhận đầu tư cấp cho dự án đầu tư đó đã đồng thời là Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh cho TCKT. Nói cách khác, trường hợp này LĐT 2005 đã thống nhất thủ tục đăngký kinh doanh và thủ tục đầu tư. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đầutư là một<small>1</small>.

<b>1.1. Điều kiện đối với NĐT nước ngoài khi thành lập TCKT tại Việt Nam theo LĐT 2005 LĐT 2005 chưa quy định cụ thể về điều kiện đối với NĐT nước ngoài khi thành lập TCKT</b>

tại Việt Nam, song, theo quy định tại Khoản 2 Điều 29 Luật này thì NĐT nước ngoài khi thànhlập TCKT ở Việt Nam phải chú trọng đến lĩnh vực đầu tư có điều kiện (xem thêm Phụ lục IIIcủa Nghị định 108/2006/NĐ-CP về Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng cho nhàđầu tư nước ngoài).

<small>1</small><i><small> ThS. Đoàn Trung Kiên*, “Luật đầu tư 2005 – một số vấn đề bất cập”, Tạp chí Luật học, số 05/2018, tr. 40.</small></i>

<small>*Hiện nay là TS. Đoàn Trung Kiên.</small>

<small>1</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>1.2. Loại hình TCKT mà NĐT nước ngồi được thành lập tại Việt Nam theo LĐT 2005 LĐT 2005 chưa định nghĩa cụ thể thế nào là TCKT, song, đối với NĐT nước ngồi thì TCKT</b>

mà NĐT nước ngồi có thể thành lập tại Việt Nam không bao gồm hợp tác xã, liên hiệp hợptác xã, hộ kinh doanh. Bởi lẽ, theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 về “Doanh nghiệp có vốn đầutư nước ngồi” thì doanh nghiệp do NĐT nước ngoài thành lập để thực hiện dự án đầu tư tạiViệt Nam là một trong hai loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.

<b>1.3. Thủ tục đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài tại Việt Nam theo LĐT 20051.3.1. Thủ tục đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài</b>

<i><b> Theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 LĐT 2005 thì: “Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngồi</b></i>

<i>có quy mô vốn đầu tư dưới ba trăm tỷ đồng Việt Nam và khơng thuộc Danh mục lĩnh vực đầutư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tưcấp tỉnh để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư”. Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 2 Điều</i>

44 Nghị định 108/2006/NĐ-CP thì đối với trường hợp dự án đầu tư thành lập TCKT của NĐTnước ngồi thì bên cạnh hồ sơ đăng ký đầu tư, NĐT nước ngoài phải nộp kèm theo hồ sơ đăngký kinh doanh. Quy định này tạo ra sự thống nhất với quy định trong LĐT 2005 khi nội dungGiấy chứng nhận đầu tư sẽ bao gồm cả nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

<b>1.3.2. Thủ tục thẩm tra dự án đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài</b>

<b> Theo quy định tại Khoản 1 Điều 47 thì đối với dự án đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước</b>

ngồi mà có quy mơ vốn đầu tư từ ba trăm tỷ đồng Việt Nam trở lên và dự án thuộc Danh mụcdự án đầu tư có điều kiện thì phải thực hiện thủ tục thẩm tra để được cấp Giấy chứng nhận đầutư.

<b>2. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư 2014</b>

<b>2.1. Điều kiện đối với NĐT nước ngoài khi thành lập TCKT tại Việt Nam theo LĐT 2014 LĐT 2014 đã quy định về điều kiện đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài tại Việt</b>

Nam tại Khoản 1 Điều 22 Luật này như sau:

<i> “a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ quy định tại khoản 3 Điều này;</i>

<i> b) Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt độngđầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam là thành viên.” </i>

Theo đó, dẫn chiếu Khoản 3 Điều 22 LĐT 2014 quy định về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ củaNĐT nước ngoài trong một số loại hình TCKT đặc thù.

<b>2.2. Loại hình TCKT mà NĐT nước ngồi được thành lập tại Việt Nam theo LĐT 2014</b>

<i><b> Theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 LĐT 2014 thì: “Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành</b></i>

<i>lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liênhiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh”. Từ đây, thấy</i>

rằng, LĐT 2014 đã mở rộng loại hình TCKT mà NĐT nước ngồi có thể thành lập tại ViệtNam so với quy định của LĐT 2005.

<small>2</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>2.3. Thủ tục đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài tại Việt Nam theo LĐT 2014</b>

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 LĐT 2014 thì trước khi thành lập TCKT, NĐT nướcngồi phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quyđịnh tại Điều 37 Luật này và đáp ứng các điều kiện tại Khoản 1 Điều 22 LĐT 2014. Bên cạnhđó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư thìNĐT nước ngoài thành lập TCKT thực hiện thủ tục như sau:

<i> “a) Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại các Điều 29,</i>

<i>30, 31 Nghị định này;</i>

<i> b) Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điểm a Khoản này,nhà đầu tư thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế để triển khai dự án đầu tư và các hoạtđộng kinh doanh.”</i>

LĐT 2014 đã tách bạch thủ tục đăng ký đầu tư và thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp đốivới nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Quy định này đã phân biệt rõ địa vị pháp lý của phápnhân và của hoạt động đầu tư cụ thể, đồng thời, đơn giản hóa hồ sơ, trình tự, thủ tục và rútngắn thời gian thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nướcngoài<small>2</small>.

<b>2.3.1. Thủ tục quyết định chủ trương đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài đốivới dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư</b>

<b> Điều 30, 31, 32 LĐT 2014 quy định về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của các cơ</b>

quan có thẩm quyền lần lượt là: Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnhtỉnh. Từ đây, thấy rằng, nếu dự án đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài thuộc nhữngtrường hợp phải thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư thì cần thực hiện thủ tục nàytrước khi thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

<b>2.3.2. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành lập TCKT của NĐT nướcngoài</b>

<b> Dự án đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng</b>

nhận đăng ký đầu tư. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được chia thành: Thủ tụccấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủtrương đầu tư và thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủtrương đầu tư.

Điều 37 LĐT 2014 quy định về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:

<i> “1. Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các Điều</i>

<i>30, 31 và 32 của Luật này, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chonhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủtrương đầu tư.</i>

<small>2</small><i><small> Hoàng Thanh Tuấn, “Một số lưu ý đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế”, </small></i>

<i><small>(link tham khảo: dangkydoanhnghiep.gov.vn, truy cập lần cuối ngày 12/12/2021).</small></i>

<small>3</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i> 2. Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại cácĐiều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng kýđầu tư theo quy định sau đây:</i>

<i> a) Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này cho cơ quan đăngký đầu tư;</i>

<i> b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấychứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tưvà nêu rõ lý do.”</i>

<b>2.3.3. Thủ tục đăng ký thành lập TCKT của NĐT nước ngoài</b>

<b> Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, NĐT nước ngoài thành lập TCKT cần</b>

thực hiện thủ tục đăng ký thành lập TCKT theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặcpháp luật khác tương ứng với từng loại hình TCKT (xem thêm Khoản 2 Điều 44 Nghị định số118/2015/NĐ-CP).

<b>3. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư 2020</b>

<b>3.1. Điều kiện đối với NĐT nước ngoài khi thành lập TCKT tại Việt Nam theo LĐT 2020</b>

Theo quy định tại Điểm b, c Khoản 1 Điều 22 LĐT 2020 thì NĐT nước ngoài thành lậpTCKT phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với NĐT nước ngoài quy định tại Điều 9Luật này và trước khi thành lập TCKT, NĐT nước ngồi phải có dự án đầu tư, thực hiện thủtục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệpnhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của phápluật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 LĐT2020 thì đối với hình thức đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngồi cịn phải thực hiện thủtục đăng ký thành lập doanh nghiệp và kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanhnghiệp hoặc Giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, TCKT do NĐT nước ngoài thành lậplà NĐT thực hiện dự án theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

<b>3.2. Loại hình TCKT mà NĐT nước ngồi được thành lập tại Việt Nam theo LĐT 2020 Kế thừa và phát huy quy định về TCKT trong LĐT 2014, LĐT 2020 quy định về TCKT mà</b>

NĐT nước ngồi có thể thành lập ở Việt Nam theo quy định tại Khoản 21 Điều 3 LĐT 2020 vềtổ chức kinh tế.

<b>3.3. Thủ tục đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài tại Việt Nam theo LĐT 20203.3.1. Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với việc thành lập TCKT của NĐT nướcngoài thuộc diện phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư </b>

<b> Điều 30, 31, 32 LĐT 2020 quy định về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư lần lượt là:</b>

Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Từ đây, thấy rằng, nếu dự án đầutư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài thuộc những trường hợp phải thực hiện thủ tục chấpthuận chủ trương đầu tư thì cần thực hiện thủ tục này trước khi thực hiện thủ tục xin cấp Giấychứng nhận đăng ký đầu tư.

<small>4</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>3.3.2. Thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài </b>

<b> Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài thực</b>

hiện như sau:

<i> “1. Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc</i>

<i>diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này trong thờihạn sau đây:</i>

<i> a) 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thờivới chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầutư;</i>

<i> b) 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầutư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.</i>

<i> 2. Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứngcác điều kiện sau đây:</i>

<i> a) Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; b) Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;</i>

<i> c) Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 của Luật này; d) Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếucó);</i>

<i> đ) Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.”</i>

<b>3.3.3. Thủ tục đăng ký thành lập TCKT của NĐT nước ngoài</b>

<b> Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, NĐT nước ngoài thực hiện thủ tục đăng</b>

ký thành lập TCKT phù hợp với quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật liênquan đến loại hình TCKT mà NĐT nước ngoài thành lập.

<b>II. Đánh giá sự thay đổi quy định pháp luật về đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài qua các đạo luật đầu tư</b>

<b>1. Quy định về điều kiện đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài ngày càng hoàn thiện hơn từ LĐT 2005 đến LĐT 2020 </b>

<b> Như đã phân tích ở trên, thấy rằng, quy định về điều kiện đầu tư thành lập TCKT của NĐT</b>

nước ngoài trong các LĐT 2005, 2014 và 2020 có sự thay đổi theo hướng ngày càng chi tiếthơn.

Nếu LĐT 2005 chưa quy định cụ thể về điều kiện đầu tư thành lập TCKT của NĐT nướcngoài mà chỉ đưa ra danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoàitrong Nghị định 108/2006/NĐ-CP (với 14 lĩnh vực) thì đến LĐT 2014 đã quy định tại Khoản 1Điều 22 Luật này về điều kiện đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài tại Việt Nam,

<small>5</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

song, quy định này lại chưa đề cập cụ thể đến ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đốivới NĐT nước ngồi. Bên cạnh đó, tại Phụ lục 4 của LĐT 2014 có tới 267 ngành, nghề đầu tưkinh doanh có điều kiện. Và LĐT 2020 đã khắc phục những bất cập trên khi quy định NĐTnước ngoài thành lập TCKT phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với NĐT nướcngoài tại Điều 9 Luật này. Theo đó, Điều 9 đã quy định điều kiện liên quan đến ngành, nghềhạn chế tiếp cận thị trường và các điều kiện tiếp cận thị trường đối với danh mục ngành, nghềhạn chế tiếp cận thị trường đó. Mặt khác, tại Phụ lục I của Nghị định 31/2021/NĐ-CP cũng quyđịnh cụ thể về ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường của NĐT nước ngoài, bao gồm: 25ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường; 59 ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.

<b>2. Loại hình TCKT mà NĐT nước ngồi được thành lập ở Việt Nam được mở rộng qua các đạo luật đầu tư</b>

<b> Từ cơ sở phân tích loại hình TCKT mà NĐT nước ngồi được thành lập ở Việt Nam, thấy</b>

rằng, qua các đạo luật đầu tư thì loại hình TCKT mà NĐT nước ngồi được thành lập ở ViệtNam trong LĐT 2014, 2020 mở rộng thêm về loại hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổchức khác thực hiện hoạt động kinh doanh so với LĐT 2005 khi chỉ hạn chế loại hình TCKTmà NDDT nước ngồi có thể thành lập là doanh nghiệp.

<b>3. Thủ tục đầu tư qua các đạo luật ngày càng chi tiết hóa tạo điều kiện thực hiện dễ dàng trên thực tiễn</b>

<b> Theo LĐT 2005, NĐT nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư gắn với</b>

thành lập tổ chức kinh tế; Giấy chứng nhận đầu tư cấp cho NĐT nước ngoài đồng thời là Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh. Quy định về Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh nhằm mục tiêu đơn giản hóa thủ tục cho NĐT nước ngồi nhưng trênthực tế đã dẫn đến rất nhiều khó khăn cho NĐT bởi đây là hai loại Giấy tờ hoàn toàn khác nhauvề bản chất pháp lý.

Nhằm khắc phục hạn chế nêu trên, LĐT 2014 đã tách bạch thủ tục đăng ký đầu tư và thủ tụcđăng ký thành lập TCKT đối với NĐT nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, sau khi thực hiện thủtục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, NĐT nước ngoài được phép thành lập TCKT tại cơquan nhà nước có thẩm quyền để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo phápluật doanh nghiệp hoặc Giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương.

LĐT 2020 đã kế thừa và phát huy những quy định của LĐT 2014 về thủ tục đầu tư thành lậpTCKT của NĐT nước ngoài, song, tại LĐT 2020 đã thay đổi thủ tục quyết định chủ trương đầutư thành thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư. Bên cạnh đó, LĐT 2020 cũng quy định chi tiếthơn về điều kiện để NĐT được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án không thuộcdiện chấp thuận chủ trương đầu tư tại Khoản 2 Điều 38 của Luật này. Từ đây, tạo điều kiệnthuận lợi hơn cho cơ quan nhà nước trong việc xác định cấp hay không cấp Giấy chứng nhậnđăng ký đầu tư cũng như để NĐT nước ngoài thành lập TCKT tại Việt Nam khi thực hiện thủtục này sẽ tự mình chuẩn bị đầy đủ những điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầutư cũng như thực hiện khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền nếu đã đáp ứng các điều kiện màkhông được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

<small>6</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>III. Lý giải sự thay đổi trong quy định pháp luật về đầu tư thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài qua các đạo luật đầu tư</b>

<b>1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với việc xây dựng, hồn thiện thể chế, chính sách về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam</b>

<b> Đảng ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật thu hút, quản lý đầu tư nước</b>

ngồi, tạo dựng mơi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, từng bước tiếp cận với thông lệ quốctế. Một trong những văn bản quan trọng thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng và Nhà nướctrong việc chú trọng hoàn thiện pháp luật đầu tư là Nghị quyết 50-NQ/TW ngày 20 tháng 8năm 2019 của Bộ Chính trị về định hướng hồn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng,hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngồi đến năm 2030. Theo đó, một trong những quan điểm chỉ

<i>đạo được đưa ra trong Nghị quyết trên là: “Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về đầu tư</i>

<i>nước ngồi phù hợp xu hướng phát triển, tiếp cận chuẩn mực tiên tiến quốc tế và hài hoà vớicác cam kết quốc tế, bảo đảm sự đồng bộ, nhất quán, công khai, minh bạch và tính cạnh tranhcao.” Và để hồn thiện thể chế, chính sách chung về đầu tư nước ngồi thì một trong những</i>

<i>nhiệm vụ được đưa ra là: “Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật để khắc phục những hạn</i>

<i>chế, bất cập hiện nay. Sửa đổi, bổ sung các quy định về thủ tục, điều kiện đầu tư, khái niệm vềcác hoạt động đầu tư, về danh mục địa bàn, lĩnh vực, đối tượng được áp dụng ưu đãi đầu tưtrong các luật về đầu tư nước ngoài và các luật có liên quan để thống nhất trong thực hiện vàbảo đảm phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam.” Từ đây, thấy rằng, quan điểm của</i>

Đảng và Nhà nước về hoàn thiện pháp luật đầu tư là một trong những cơ sở quan trọng hoànthiện về đầu tư thành lập TCKT của NĐT nước ngoài qua từng đạo luật đầu tư từ năm 2005đến nay.

<b>2. Thu hút đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam </b>

<b> Thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung, thu hút NĐT nước ngồi thành lập</b>

TCKT ở Việt Nam là một trong những mục đích cũng như lý do để pháp luật đầu tư trong nướcngày càng hoàn thiện hơn nữa. Bởi lẽ, NĐT nước ngoài khi đầu tư thành lập TCKT ở một quốcgia luôn quan tâm đến quy định của pháp luật liên quan đến đầu tư mà quốc gia đó quy định. Việc ban hành LĐT 2005 là một bước tiến quan trọng trong tiến trình xây dựng, hoàn thiệnhệ thống pháp luật đầu tư tại Việt Nam, LĐT 2005 đã đánh dấu lần đầu tiên sau gần 20 nămthực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam có một khung pháp luật về đầu tư được áp dụng thốngnhất cho tất cả các NĐT thuộc mọi thành phần kinh tế<small>3</small>. Từ đây, tạo cơ sở pháp lý cho việc cảithiện mạnh mẽ môi trường đầu tư theo hướng ngày càng thuận lợi, thu hút NĐT nước ngoàiđầu tư tại Việt Nam nói chung, đầu tư thành lập TCKT tại Việt Nam nói riêng. Bên cạnh đó,với lý do là thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, LĐT 2014 tiếp tục hoàn thiệnso với LĐT 2005 và trong giai đoạn dự thảo LĐT 2020 lý do thu hút đầu tư nước ngoài cũng làlý do quan trọng để thủ tục đầu tư đầu tư đối với trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ vàvừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được giảm lược về thủ tục<small>4</small>. Vàđến LĐT 2020 thì nội dung này đã được thơng qua và quy định tại Điều 22 Luật này.

<small>3</small><i><small> Quách Ngọc Tuấn, “Luật đầu tư và định hướng hoàn thiện”, (link tham khảo: dangkydoanhnghiep.gov.vn, truy cập lần cuối ngày </small></i>

<small>4</small><i><small> Lê Văn Hà, “Hồn thiện khung pháp lý để thu hút làn sóng đầu tư mới”, Báo Chính phủ, số ra ngày 26/05/2020.</small></i>

<small>7</small>

</div>

×