Tải bản đầy đủ (.doc) (228 trang)

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.36 KB, 228 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH</b>

<b>dục Mã số: 9140114</b>

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC</b>

<i><b>Người hướng dẫn khoa học:</b></i>

<b>TS. PHAN QUỐC LÂM GS.TS. THÁI VĂN THÀNH</b>

<b>NGHỆ AN - 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

<i>Tôi xin cam đoan nội dung luận án “Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáoviên tiểu học đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thơng 2018 ở Thành phố HồChí Minh” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các dữ liệu được trình bày</i>

trong luận án là trung thực.

<i>Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023</i>

Tác giả luận án

<b>Nguyễn Trí Dũng</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN</b>

Lời đầu tiên, tôi chân thành gửi lời tri ân sâu sắc tới TS. Phan Quốc Lâmvà GS. TS. Thái Văn Thành, hai người thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, động viêntơi trong q trình học tập, nghiên cứu và viết luận án.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Quý lãnh đạo Trường, Quý lãnh đạo cácphòng, khoa, Quý thầy cô Hội đồng khoa học Trường Đại học Vinh đã tạo điềukiện và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện luận án.

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu, tôi cũng xin chân thành cảm ơnlãnh đạo, đồng nghiệp cơ quan nơi tôi công tác đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi.

Xin trân trọng cảm ơn.

<i>Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023</i>

Tác giả luận án

<b>Nguyễn Trí Dũng</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu ... 3 </b>

<b>4.Giả thuyết khoa học ... 4 </b>

<b>5.Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ... 4 </b>

<b>6.Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ... 5 </b>

<b>7.Những luận điểm cần bảo vệ ... 7 </b>

<b>8.Đóng góp mới của luận án ... 8 </b>

<b>9.Cấu trúc luận án ... 9 </b>

<b>CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒIDƯỠNG GIÁO VIÊN TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁODỤC PHỔ THÔNG 2018 ... 10 </b>

<b>1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề ... 10 </b>

1.1.1.Những nghiên cứu về hoạt động bồi dưỡng giáo viên ... 10

1.1.2.Những nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ... 15

1.1.3.Đánh giá chung các kết quả nghiên cứu vấn đề ... 21

<b>1.2.Các khái niệm cơ bản ... 22 </b>

1.2.1.Giáo viên, giáo viên tiểu học ... 22

1.2.2. Bồi dưỡng giáo viên, bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chươngtrình giáo dục phổ thông 2018 ... 24

1.2.3.Hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học ... 25

1.2.4.Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học ... 26

1.2.5.Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trìnhgiáo dục phổ thông 2018 ... 27

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>1.3.Hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình giáo dụcphổ thơng 2018 ... 29 </b>

1.3.1. u cầu Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 đối với hoạt động bồidưỡng giáo viên tiểu học ... 29

1.3.2.Mục tiêu bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình giáo dụcphổ

1.5.1.Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ... 64

1.5.2.Hiệu trưởng trường tiểu học ... 65

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

1.5.3.Tổ trưởng chuyên môn ... 67

<b>1.6.Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểuhọc đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ... 68 </b>

<b>2.1.Khái quát về kinh tế, xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh ... 77 </b>

2.1.1.Khái quát về kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh ... 77

2.1.2.Khái quát về giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh ... 79

<b>2.2.Tổ chức khảo sát thực trạng ... 83 </b>

2.2.1.Mục đích khảo sát ... 83

2.2.2.Nội dung khảo sát ... 83

2.2.3.Đối tượng khảo sát ... 83

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

2.3.7. Thực trạng Khung năng lực thực hiện Chương trình giáo dục phổ

thơng 2018 của giáo viên tiểu học ... 102

<b>2.4.Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứngChương trình giáo dục phổ thơng 2018 ở Thành phố Hồ Chí Minh 115 </b>

2.4.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của quản lý hoạt động bồidưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 ởThành phố Hồ Chí Minh ... 115

2.4.2. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứngChương trình giáo dục phổ thơng 2018 ở Thành phố Hồ Chí Minh 118

2.4.3. Thực trạng tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứngChương trình giáo dục phổ thơng 2018 ở Thành phố Hồ Chí Minh 120

2.4.4. Thực trạng chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứngChương trình giáo dục phổ thơng 2018 ở Thành phố Hồ Chí Minh 122

2.4.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu họcđáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở Thành phố Hồ Chí Minh124<b>2.5.Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng giáoviên tiểu học đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 ở Thành phốHồ Chí Minh ... 126 </b>

2.5.1. Thực trạng các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt độngbồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thơng 2018ở Thành phố Hồ Chí Minh ... 126

2.5.2. Thực trạng các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồidưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ởThành phố Hồ Chí Minh ... 128

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>3.1.Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ... 136 </b>

3.1.1.Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ... 136

3.1.2.Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ... 136

3.1.3.Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ... 137

3.1.4.Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ... 137

<b>3.2.Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứngChương trình giáo dục phổ thơng 2018 ở Thành phố Hồ Chí Minh ... 137 </b>

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động bồidưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chươngtrình giáo dục phổ thông 2018 cho cán bộ quản lý và giáo viên ... 138

3.2.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu của giáo viên ởtừng trường tiểu học, từng địa phương dựa vào năng lực ... 145

3.2.3. Tổ chức bồi dưỡng năng lực xây dựng kế hoạch dạy học môn học/bàihọc và năng lực dạy học tích hợp, dạy học phân hóa cho giáo viên tiểu học

... 152

3.2.4. Tổ chức bồi dưỡng năng lực sử dụng phương pháp và hình thức tổchức dạy học, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinhcho giáo viên tiểu học ... 160

3.2.5. Sử dụng khung năng lực thực hiện Chương trình giáo dục phổ thơng2018 để đánh giá mức độ đáp ứng của giáo viên tiểu học ... 166

3.2.6. Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để giáo viên tiểu học phát huy,phát triển các năng lực thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đãđược bồi dưỡng ... 174

<b>3.3.Mối quan hệ giữa các biện pháp ... 182 </b>

<b>3.4.Khảo sát về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 183 </b>

3.4.1.Mục đích khảo sát ... 184

3.4.2.Nội dung và phương pháp khảo sát ... 184

3.4.3.Đối tượng khảo sát ... 184

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

3.5.3.Giả thuyết thực nghiệm ... 189

3.5.4.Tiêu chí và thang đánh giá thực nghiệm ... 189

<i><b>2.1.Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo ... 200 </b></i>

<i><b>2.2.Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ... 200 </b></i>

<i><b>2.4.Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo các Quận/ Huyện/ Thành phố trựcthuộc Thành phố Hồ Chí Minh ... 201 </b></i>

<i><b>2.5.Đối với các trường tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh ... 201 </b></i>

<b>DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬNÁN ĐƯỢC CÔNG BỐ ... 203 </b>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 204 </b>

<b>PHỤ LỤC ... 211 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Bảng 2.12. Thực trạng về đánh giá kết quả bồi dưỡng giáo viên tiểu họcđáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018...99

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Bảng 2.13. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về mức độ thực hiệnđiều kiện hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trìnhgiáo dục phổ thơng 2018...101Bảng 2.14. Đánh giá mức độ thực hiện năng lực nhận thức về các vấn đềcơ bản của Chương trình GDPT 2018 của giáo viên tiểu học ...103Bảng 2.15. Đánh giá mức độ thực hiện năng lực xây dựng kế hoạch dạyhọc môn học/bài học của giáo viên tiểu học...104Bảng 2.16. Đánh giá mức độ thực hiện năng lực dạy học tích hợp và phânhóa của giáo viên tiểu học...106Bảng 2.17. Đánh giá mức độ thực hiện năng lực sử dụng các phương phápvà hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, nănglực học sinh của giáo viên tiểu học ...107Bảng 2.18. Đánh giá mức độ thực hiện năng lực sử dụng các phương phápvà hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, nănglực học sinh của giáo viên tiểu học ...109Bảng 2.19. Đánh giá mức độ thực hiện năng lực tổ chức hoạt động trảinghiệm của giáo viên tiểu học...111Bảng 2.20. Đánh giá mức độ thực hiện xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáoviên tiểu học đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thơng 2018...118Bảng 2.21. Đánh giá mức độ thực hiện tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáoviên tiểu học đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thơng 2018...120Bảng 2.22. Đánh giá mức độ thực hiện chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng giáoviên tiểu học đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018...122Bảng 2.23. Mức độ thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáoviên tiểu học đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018...124Bảng 2.24. Đánh giá thực trạng các yếu tố khách quan ảnh hưởng đếnquản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình giáo dụcphổ

thơng 2018...126

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Bảng 2.25. Đánh giá thực trạng các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quảnlý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình giáo dục phổ

thơng 2018...128

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát sự cần thiết của các biện pháp đề xuất 185

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất...186

Bảng 3.3. Kết quả đánh giá tương quan về sự cần thiết và tính khả thi .

187Bảng 3.4. Kết quả trước thực nghiệm của nhóm đối chứng...192

Bảng 3.5. Kết quả trước thực nghiệm của nhóm thực nghiệm...193

Bảng 3.6. Kết quả sau thực nghiệm của nhóm đối chứng...194

Bảng 3.7. Kết quả sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm...194

Bảng 3.8. Đánh giá năng lực thực hiện Chương trình GDPT 2018 của giáoviên tiểu học giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm...195

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài</b>

Bối cảnh tồn cầu hóa và sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế tri thứcđặt ra cho lĩnh vực giáo dục của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó cóViệt Nam trước những thách thức to lớn. Để đáp ứng xu thế hội nhập và pháttriển, yêu cầu của ngành giáo dục là phải tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao,chính vì vậy, Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về

<i>Chương trình GDPT 2018 [6]. Chương trình GDPT 2018 ra đời đã đáp ứng yêu</i>

cầu đổi mới giáo dục nước ta là dạy học theo hướng tiếp cận năng lực thay chohướng tiếp cận nội dung như trước đây, nhằm thích ứng với sự phát triển tri thứcnhân loại thế kỷ XXI. Có thể thấy, định hướng quan trọng của Bộ GD-ĐT vềquan điểm biên soạn chương trình, sách giáo khoa mới lần này là tiếp cận phẩmchất và năng lực học sinh, đây là điều tất yếu, cấp thiết trong giai đoạn hiện naynhằm thay đổi căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Vì lẽ đó, hoạt động vàquản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên phải hướng tới mục tiêu giúp giáo viêncó năng lực thực hiện Chương trình GDPT 2018 trước mắt và lâu dài.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X,nhiệm kì 2015-2020 cũng đã đưa ra 12 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, trong đócó nhiệm vụ: “…Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy và học tập theohướng hiện đại, đáp ứng chuẩn giáo dục khu vực và quốc tế; phát triển tốt nhấtnăng lực sáng tạo của học sinh, coi trọng thực hành, thực tế; chú trọng giáo dụclối sống, nhân cách, đạo đức, lý tưởng và truyền thống cách mạng, ý chí kiêncường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...” [4]. Để thực hiện nhiệm vụ này, các cấpquản lý giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chỉ đạo sâu sát trongđịnh hướng về phát triển năng lực dạy học và giáo dục cho đội ngũ giáo viên. Vàtất nhiên, vấn đề xây dựng đội ngũ giáo viên có chun mơn giỏi đặt ra cho cánbộ quản lý yêu cầu phải có những biện pháp đổi mới quản lý hoạt động bồi

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

dưỡng giáo viên tiểu học một cách bài bản, có kế hoạch, có hệ thống, cụ thể,thiết thực và hiệu quả.

Từ khi Chương trình GDPT 2018 ra đời, Bộ GD-ĐT, các địa phương,trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh đã có những bước triển khai, tập huấnchun môn cho đội ngũ giáo viên một cách bài bản, hiệu quả. Tuy nhiên, donhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan mà hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạtđộng bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình GDPT 2018 ở Thànhphố Hồ Chí Minh chưa thực sự hiệu quả, còn yếu kém. Hoạt động bồi dưỡngchưa thể đáp ứng được mục tiêu cơ bản hiện nay là tập trung vào dạy học theohướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Nội dung bồi dưỡng cũng chưaxác định rõ các năng lực cần bồi dưỡng cho giáo viên trong bối cảnh thực hiệnChương trình GDPT 2018. Phương pháp và hình thức bồi dưỡng chưa thực sựphù hợp, dẫn tới hiệu quả chưa cao thông qua đánh giá kết quả bồi dưỡng. Hạnchế về năng lực của giáo viên trong quá trình bồi dưỡng cũng cho thấy hạn chế,yếu kém của đội ngũ cán bộ quản lý trong quản lý hoạt động này. Phần lớn, cánbộ quản lý ở các trường tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh chưa xác định đầyđủ Khung năng lực thực hiện Chương trình GDPT 2018 của giáo viên tiểu họcđể bồi dưỡng phù hợp. Cán bộ quản lý còn bị động trong việc lập kế hoạch, tổchức, chỉ đạo về hoạt động bồi dưỡng do chưa xác định đúng, đủ các năng lựcthực hiện Chương trình GDPT 2018 cần bồi dưỡng cho giáo viên. Mặc dùThành phố Hồ Chí Minh là một Thành phố có điều kiện tương đối tốt so với cácđịa phương khác trong cả nước, nhưng vẫn cịn khó khăn do đại dịch Covid 19cộng với áp lực dân số cơ học nên phần nhiều cũng ảnh hưởng đến hiệu quả bồidưỡng giáo viên tiểu học trong giai đoạn hiện nay.

Từ nhiều năm qua, kể cả trước khi Chương trình GDPT 2018 ban hành,bên cạnh những định hướng, những chủ trương đổi mới giáo dục của Đảng, Nhànước và các cơ quan chun mơn, đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động bồi

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tập trung vào dạy học theođịnh hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học trên thế giới và ở ViệtNam. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào dựa vào thực trạng như đã nêu trên vềvấn đề bồi dưỡng giáo viên ở Thành phố Hồ Chí Minh để đề ra biện pháp quảnlý phù hợp. Mặc dù, Chương trình GDPT 2018 đang áp dụng đến năm thứ 3nhưng tính thời sự, tính cấp thiết vẫn cịn trong vấn đề bồi dưỡng năng lực giáoviên để đáp ứng. Do vậy, ngành giáo dục rất cần có một nghiên cứu bài bản,khoa học để tìm ra biện pháp đáp ứng trước mắt và lâu dài trong việc thực hiệnchương trình, sách giáo khoa mới cho lực lượng giáo viên tiểu học trong qtrình bồi dưỡng. Đó cũng chính là nhiệm vụ của cán bộ quản lý ở Thành phố HồChí Minh trong bối cảnh thực hiện chủ trương của Đại hội Đảng các cấp về pháttriển giáo dục.

<i>Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động bồidưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 ởThành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu.</i>

<b>2. Mục đích nghiên cứu</b>

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp quảnlý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học, giúp giáo viên có đầy đủ năng lựcđể thực hiện hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục theo Chương trình GDPT2018 ở Thành phố Hồ Chí Minh.

<b>3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu</b>

<i><b>3.1. Khách thể nghiên cứu</b></i>

Hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình GDPT

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i><b>3.2. Đối tượng nghiên cứu</b></i>

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đápứng Chương trình

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

GDPT 2018 ở Thành phố Hồ Chí Minh.

<b>4. Giả thuyết khoa học</b>

Đội ngũ giáo viên tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay chưa đảmbảo mức độ đáp ứng năng lực thực hiện Chương trình GDPT 2018. Nguyênnhân của hạn chế này là do hoạt động và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viêntiểu học đáp ứng Chương trình GDPT 2018 ở Thành phố Hồ Chí Minh cịnnhiều hạn chế, bất cập.

Nếu luận án đề xuất và thực hiện được các biện pháp dựa trên khung nănglực thực hiện Chương trình GDPT 2018 để tổ chức các hoạt động bồi dưỡnggiáo viên tiểu học thì có thể nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng giáo viêntiểu học đáp ứng Chương trình GDPT 2018 ở Thành phố Hồ Chí Minh.

<b>5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu</b>

<i><b>5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu</b></i>

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểuhọc đáp ứng Chương trình GDPT 2018.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viêntiểu học đáp ứng Chương trình GDPT 2018 ở Thành phố Hồ Chí Minh.

- Đề xuất và khảo sát sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lýhoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình GDPT 2018 ởThành phố Hồ Chí Minh.

- Thử nghiệm một biện pháp đề xuất về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáoviên tiểu học đáp ứng Chương trình GDPT 2018 ở Thành phố Hồ Chí Minh.

<i><b>5.2. Phạm vi nghiên cứu</b></i>

<i>- Về nội dung</i>

Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình GDPT 2018 ở Thành phố Hồ Chí Minh.

<i>- Về đối tượng khảo sát</i>

Khảo sát thực trạng và các biện pháp đề xuất ở các trường tiểu học thuộc06 quận/huyện/thành phố Thủ Đức: huyện Bình Chánh, huyện Hóc Mơn, huyệnCần Giờ, Quận 1, Quận 3 và thành phố Thủ Đức của Thành phố Hồ Chí Minh.Như vậy, địa bàn khảo sát tương đối rộng để tác giả có thể nhận định bao quátvà so sánh các khu vực khác nhau của Thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề nghiêncứu một cách khách quan.

<i>- Về thời gian</i>

Thời gian khảo sát thực trạng và thử nghiệm biện pháp đề xuất từ năm2020 đến năm 2023.

<b>6. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu</b>

<i><b>6.1. Quan điểm tiếp cận</b></i>

<i>- Tiếp cận hệ thống: Đề tài nghiên cứu hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu</i>

học đáp ứng Chương trình GDPT 2018 trong một hệ thống bao gồm các thànhtố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, các điều kiện hỗ trợ cũng nhưcác yếu tố ảnh hưởng hoạt động bồi dưỡng. Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáoviên tiểu học đáp ứng Chương trình GDPT 2018 ở Thành phố Hồ Chí Minhcũng theo hệ thống phân cấp quản lý từ Bộ, Sở, Phòng GD-ĐT đến cấp quản lýcơ sở là trường tiểu học.

<i>- Tiếp cận năng lực: Chất lượng hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt</i>

động bồi dưỡng giáo viên tiểu học phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của giáoviên tiểu học. Do vậy, đề tài bám sát khung năng lực cần có của giáo viên tiểuhọc làm xuất phát điểm cho hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồidưỡng cũng như đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

dưỡng giáo viên tiểu học.

<i>- Tiếp cận thực tiễn: Đề tài nhận định thực trạng quản lý hoạt động bồi</i>

dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình GDPT 2018 ở Thành phố HồChí Minh, căn cứ hạn chế thực trạng này để đề ra biện pháp quản lý hoạt độngbồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình GDPT 2018 ở Thành phốHồ Chí Minh và các tỉnh/ thành phố có điều kiện tương đồng trên cả nước.

<i>- Tiếp cận chức năng: Các biện pháp quản lý đề xuất được xây dựng dựa</i>

vào các chức năng của chủ thể quản lý hoạt động bồi dưỡng, bao gồm: Lập kếhoạch hoạt động bồi dưỡng; Tổ chức hoạt động bồi dưỡng; Chỉ đạo hoạt độngbồi dưỡng; Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứngChương trình GDPT 2018.

<i><b>6.2. Phương pháp nghiên cứu</b></i>

<i>6.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận</i>

- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: Phương pháp này được sửdụng để phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến lý luận quản lý hoạt độngbồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình GDPT 2018 làm cơ sở đểkhảo sát thực trạng, qua đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡnggiáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình GDPT 2018 ở Thành phố Hồ ChíMinh.

- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập: Phương pháp nàyđược sử dụng để rút ra những khái quát, nhận định riêng về các vấn đề nghiêncứu liên quan đến hoạt động và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu họcđáp ứng Chương trình GDPT 2018.

<i>6.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn</i>

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin cần khảo sát để xâydựng cơ sở thực tiễn của quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

ứng Chương trình GDPT 2018 ở Thành phố Hồ Chí Minh.

- Phương pháp điều tra: Kết hợp phương pháp điều tra bằng bảng hỏi vàphương pháp điều tra bằng trao đổi phỏng vấn để tìm hiểu hoạt động và quản lýhoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình GDPT 2018 ởThành phố Hồ Chí Minh.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Phương pháp này sử dụngđể thu thập các thông tin thực tế về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểuhọc đáp ứng Chương trình GDPT 2018 ở Thành phố Hồ Chí Minh.

- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động: Phương pháp này sửdụng để nghiên cứu các sản phẩm quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểuhọc đáp ứng Chương trình GDPT 2018 ở Thành phố Hồ Chí Minh liên quan đếnvấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Phương pháp lấy ý kiến chuyên giađược sử dụng để thu thập, xin ý kiến các chuyên gia về quản lý hoạt động bồidưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình GDPT 2018 ở Thành phố HồChí Minh nhằm tăng độ tin cậy của kết quả điều tra.

- Phương pháp thực nghiệm: Dùng để thử nghiệm một biện pháp đề xuấtvào thực tiễn quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chươngtrình GDPT 2018 ở Thành phố Hồ Chí Minh.

<i>6.2.3. Phương pháp thống kê thống kê và xử lý số liệu</i>

Luận án sử dụng phần mềm SPSS và Microsoft Excel để mã hóa, nhậpliệu, phân tích thống kê nhằm đánh giá định lượng, đảm bảo độ tin cậy của kếtquả thu được.

<b>7. Những luận điểm cần bảo vệ</b>

<i><b>7.1. Mục tiêu quan trọng nhất của hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

giai đoạn hiện nay là giúp cho đội ngũ này có đầy đủ năng lực thực hiện Chươngtrình GDPT 2018. Vì vậy, để nâng cao chất lượng hoạt động này, chủ thể quảnlý cần thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý để tác động đến đối tượng quảnlý một cách khoa học căn cứ vào khung năng lực thực hiện Chương trình GDPT2018. Khung năng lực thực hiện Chương trình GDPT 2018 với các tiêu chí cầnđạt sẽ được dùng để đánh giá mức độ đáp ứng của giáo viên tiểu học.

<i><b>7.2. Đội ngũ giáo viên tiểu học hiện nay về cơ bản đã thực hiện đúng chức</b></i>

năng của mình về nhiệm vụ dạy học và giáo dục. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổimới giáo dục mà cụ thể là thực hiện Chương trình GDPT 2018, đội ngũ này cịncó những hạn chế nhất định mà nguyên nhân là do họ chưa được bồi dưỡng đầyđủ về các năng lực thực hiện Chương trình GDPT 2018.

<i><b>7.3. Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp</b></i>

ứng Chương trình GDPT 2018: Tổ chức nâng cao nhận thức về tầm quan trọngcủa hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đápứng Chương trình GDPT 2018 cho cán bộ quản lý và giáo viên; Xây dựng kếhoạch bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu của giáo viên ở từng trường tiểu học, từngđịa phương dựa vào năng lực; Tổ chức bồi dưỡng năng lực xây dựng kế hoạchdạy học môn học/bài học và năng lực dạy học tích hợp, dạy học phân hóa chogiáo viên tiểu học; Tổ chức bồi dưỡng năng lực sử dụng phương pháp và hìnhthức tổ chức dạy học, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực họcsinh cho giáo viên tiểu học; Sử dụng Khung năng lực thực hiện Chương trìnhGDPT 2018 để đánh giá mức độ đáp ứng của giáo viên tiểu học; Tạo môi trườngvà điều kiện thuận lợi để giáo viên tiểu học phát huy, phát triển các năng lựcthực hiện Chương trình GDPT 2018 đã được bồi dưỡng.

<b>8. Đóng góp mới của luận án</b>

<i><b>8.1. Về lý luận</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Bổ sung và làm phong phú thêm các vấn đề lý luận về hoạt động và quảnlý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình GDPT 2018.Đặc biệt luận án xây dựng được Khung năng lực thực hiện Chương trình GDPT2018 và sử dụng Khung năng lực này để đánh giá được mức độ đáp ứng củagiáo viên tiểu học về năng lực thực hiện Chương trình GDPT 2018.

<i><b>8.2. Về thực tiễn</b></i>

Hình thành bức tranh thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động bồidưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình GDPT 2018 ở Thành phố HồChí Minh. Đặc biệt luận án đã xác định được mức độ đáp ứng còn hạn chế củagiáo viên tiểu học về năng lực thực hiện Chương trình GDPT 2018.

Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đápứng Chương trình GDPT 2018 ở Thành phố Hồ Chí Minh đảm bảo sự cần thiết,có tính khả thi, có ý nghĩa thực tiễn, phù hợp với đặc thù của Thành phố, gópphần thiết thực trong việc thực hiện Nghị quyết của Đảng các cấp.

<b>9. Cấu trúc luận án</b>

Nội dung chính của luận án bao gồm:

<b>Chương 1. Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<b>CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒIDƯỠNG GIÁO VIÊN TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH</b>

<b>GIÁO DỤC PHỔ THƠNG 20181.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề</b>

<i><b>1.1.1. Những nghiên cứu về hoạt động bồi dưỡng giáo viên</b></i>

Hoạt động bồi dưỡng giáo viên ln là một vấn đề quan trọng trong qtrình nâng cao chất lượng giáo dục, được nhiều nhà khoa học giáo dục trên thếgiới và Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Các cơng trình này nhấn mạnh tầm quantrọng của hoạt động bồi dưỡng nhằm phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho giáoviên gắn liền với lý luận về phát triển nguồn nhân lực. Có thể kể tên các cơngtrình nghiên cứu điển hình về hoạt động bồi dưỡng giáo viên cụ thể như sau:

<i>a. Về mục tiêu bồi dưỡng</i>

Dutto.M.G chỉ ra rằng: Giáo viên là người giỏi về chuyên môn và cóthể học liên tục, suốt đời. Giáo viên có thể xác định được các điểm mạnh,điểm yếu và có nhu cầu bồi dưỡng năng lực cho bản thân. Từ đó, mục tiêu bồidưỡng chuyên môn cho giáo viên sẽ tập trung vào việc xác định các năng lựccần hình thành cho giáo viên để xây dựng được chính sách bồi dưỡng, chươngtrình đào tạo và huấn luyện cho giáo viên hình thành các năng lực đó [60].Theo quan điểm học tập suốt đời, UNESCO đã nêu: “Giáo dục phải được tổchức xoay quanh bốn trụ cột của kiến thức đó là: Học để biết; Học để làm;Học để cùng chung sống; Học để tự khẳng định mình” [75]. Muốn thực hiệncác trụ cột trên thì người giáo viên phải hình thành được các năng lực tươngứng. Công tác bồi dưỡng năng lực cho giáo viên cần đạt mục tiêu là giúp giáoviên ngày càng phát triển các năng lực như: năng lực chuyên môn, năng lựcphương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể.

Nguyễn Thị Tuyết khẳng định về mục tiêu của bồi dưỡng giáo viên đó là

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

vừa duy trì, khơng làm mai một đi những gì đã được tạo ra ở trường sư phạm,vừa bổ sung những khiếm khuyết để lại từ đào tạo ban đầu, vừa cập nhật cái mới[48]. Trần Thị Hải Yến xác định mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng giáo viênhiện nay là giúp giáo viên có được sự hiểu biết về nội dung môn học; tri thức sưphạm; tri thức về sự phát triển; hiểu biết về sự khác biệt; hiểu biết về động cơ;có tri thức về học tập; làm chủ được các chiến lược, phương pháp, hình thức tổchức dạy học; hiểu biết về đánh giá học sinh; hiểu biết về các nguồn của chươngtrình và cơng nghệ; am hiểu và đánh giá cao sự cộng tác và khả năng phân tích,phản ánh trong thực tiễn dạy học [54]. Như vậy, hai tác giả trên đã nêu đượcmục tiêu cơ bản hiện nay là phải phát triển thường xuyên cho giáo viên năng lựcchuyên môn, nghiệp vụ mà họ còn thiếu hụt, giúp cho những người giáo viênnày hồn thành tốt được sứ mạng của mình, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.Tuy nhiên, hai tác giả này chưa chỉ ra đâu là mục tiêu trọng tâm và tính chất củamục tiêu đó về sự phù hợp của sự ra đời chương trình - sách giáo khoa mới.

<i>b. Về nội dung bồi dưỡng</i>

Theo Michael Fullan và Andy Hargreaves, nội dung bồi dưỡng năng lựccho giáo viên gồm 6 cấp độ: Thứ nhất, phát triển các kĩ năng tồn tại; Thứ hai,thành thạo các kĩ năng dạy học cơ bản; Thứ ba, mở rộng sự linh hoạt chunmơn; Thứ tư, trở thành chun gia; Thứ năm, góp phần phát triển chuyên môncủa đồng nghiệp; Thứ sáu, tham gia đưa ra quyết sách giáo dục ở mọi cấp độ[70]. Bernd Meier bàn về nội dung bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáoviên cần quan tâm tới việc hình thành các năng lực cụ thể như: năng lực dạyhọc; năng lực giáo dục; năng lực chuẩn đoán, đánh giá, tư vấn; năng lực đổimới, phát triển nghề nghiệp và phát triển trường học [55].

Đặng Quốc Bảo, Đỗ Quốc Anh, Đinh Thị Kim Thoa đã bàn về nội dungcần bồi dưỡng giáo viên đó là: Cập nhật nâng cao kiến thức khoa học giáo dục.Nội dung bồi dưỡng kiến thức khoa học giáo dục ưu tiên bồi dưỡng kiến thức, kĩ

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

năng hoạt động giáo dục và dạy học bộ môn [2]. Bùi Minh Đức, Đào Thị ViệtAnh, Hoàng Thị Kim Huyền nêu lên các nội dung cần bồi dưỡng giáo viên đólà: trang bị cho giáo viên các năng lực dạy học, đặc biệt kĩ năng quản lý lớp họccó sự phân hóa đa dạng về đặc điểm nhận thức, tính cách, phong cách học tậpcủa học sinh, kĩ năng quản lý và duy trì sự ổn định trật tự lớp học khi tổ chứccác phương pháp dạy học thực hành, dạy học theo nhóm nhỏ [17]. Như vậy, cáctác giả trên đã đi tới đánh giá được nội dung cần bồi dưỡng giáo viên, song mớidừng lại ở việc nêu ra các năng lực cần thiết, mà chưa mô tả cụ thể các năng lựcdạy học nào cần thiết để tập trung bồi dưỡng.

<i>c. Về phương pháp bồi dưỡng</i>

Michenll Develey nêu ra yêu cầu về phương pháp huấn luyện và bồidưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên như: Cần đadạng hóa các phương pháp bồi dưỡng năng lực cho giáo viên, đặc biệt thôngqua các phương pháp có tính chất thực tiễn cao là thực hành cá nhân, nghiêncứu bài học, xây dựng bài giảng, thí nghiệm, trải nghiệm; Các phương phápphải mang được bản sắc nghề nghiệp và khi ứng dụng phải đạt hiệu quả cao[33]. N.L.Bondurep, O.A.Apdulinna nhấn mạnh các phương pháp bồi dưỡngnăng lực sư phạm, trong đó có năng lực dạy học bao gồm: phương pháp nghiêncứu tài liệu sư phạm; phương pháp thực thi nhằm hình thành kiến thức, kĩnăng, kĩ xảo sư phạm; phương pháp luyện tập củng cố kiến thức, kĩ năng, kĩxảo sư phạm, phương pháp đánh giá [34]. Như vậy, các nghiên cứu trên đềuhướng tới việc nêu ra cách làm và cách thức thực hiện đa dạng với nhiều khíacạnh khác nhau nhằm hình thành nên các năng lực dạy học cho giáo viên.

Nguyễn Hữu Dũng đã trình bày việc lựa chọn phương pháp bồi dưỡngphát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên nào phải phụ thuộc vào nhiềuyếu tố như trình độ người học; lĩnh vực được đào tạo và mục tiêu học tập; nănglực của giáo viên [14]. Phạm Đức Bách đưa ra phương pháp bồi dưỡng giáo viên

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

một cách hiệu quả là thông qua trao đổi trong sinh hoạt chuyên môn, xem đây làmột trong những phương pháp tổ chức tích cực và phù hợp với đặc thù ở cáctrường phổ thông [1]. Tuy các tác giả đã mô tả được các phương pháp bồi dưỡnggiáo viên rất đa dạng, song lại chưa đưa ra được các hướng dẫn sử dụng phươngpháp bồi dưỡng như thế nào, phương pháp nào có ưu thế hiệu quả trong công tácphát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên.

<i>d. Về hình thức bồi dưỡng</i>

V.A.Xukhơmlinxki bàn về các hình thức bồi dưỡng năng lực cho giáoviên một cách cụ thể như thông qua việc dự giờ của từng giáo viên, coi đó làmột hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học quan trọng. Bởi thông qua việc quansát và thăm lớp, các chuyên gia giáo dục có thể góp ý cho người giáo viên đứnglớp những góp ý thực tiễn, uốn nắn được các bất cập, chưa hợp lý trong việctriển khai kế hoạch dạy học trên lớp [52]. Marie F.Hasse đã nêu các hình thứcbồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên như: trao đổi các hoạt động giữa cáctrường với nhau, các giáo viên với nhau đồng thời tổ chức chương trình pháttriển giáo dục chung cho các cụm trường, các vùng miền; đồng thời tác giả cịnnhấn mạnh hình thức tự học, tự bồi dưỡng năng lực dạy học cá nhân, giáo viênphải không ngừng tự đào tạo, tự bồi dưỡng và tự phát triển sự chuyên nghiệp,chuyên môn và năng lực dạy học liên tục [68]. Như vậy, các tác giả đã mô tảkhá phong phú về hình thức bồi dưỡng giáo viên. Song chưa chỉ ra được cáchình thức nào là hình thức chủ đạo, hình thức nào phù hợp với các đối tượnggiáo viên khác nhau.

Nguyễn Thanh Bình đã trình bày về hình thức phát triển chun mơn,nghiệp vụ của giáo viên trong đó đề cập tới các hình thức phát triển chuyênmôn, nghiệp vụ của giáo viên như: bồi dưỡng (học tập thường xuyên) với nhiềuhình thức, đa dạng, phù hợp với điều kiện kinh tế địa phương; bồi dưỡng tậptrung, không tập trung, tại chỗ, từ xa đặc biệt là hình thức tự đào tạo, tự bồi

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

dưỡng và coi đây là “chiến lược của phát triển Giáo dục Việt Nam” [3]. NguyễnMạnh Hùng nêu lên một số hình thức phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáoviên tiên tiến đó là: hình thức bồi dưỡng trực tuyến, hình thức này được cho làphù hợp với xu thế phát triển của xã hội, ngồi ra cịn có hình thức bồi dưỡngqua kênh truyền hình, xác định thời gian, kênh phát sóng chương trình khá phùhợp và khả thi [24]. Với các nghiên cứu trên, các tác giả đã đề cập tới hình thứcdạy học đa dạng, nhấn mạnh các hình thức bồi dưỡng hiện đại như hình thứctrực tuyến, song việc mô tả cụ thể, phù hợp với từng nội dung bồi dưỡng chủyếu về chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên thì chưa được đề cập.

<i>e. Về đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng</i>

European Commission tán đồng rằng việc thẩm định, đánh giá hoạt độngbồi dưỡng giáo viên là vấn đề rất khó khăn đối với các quốc gia đặc biệt là việcxây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động bồi dưỡng về hoạt động nghiêncứu khoa học của giáo viên. Để cải thiện và nâng cao chất lượng giáo viên cầnđảm bảo rằng tất cả các giáo viên đều nhận được thông tin phản hồi, để từ đó điềuchỉnh hoạt động tự bồi dưỡng về năng lực dạy học và giáo dục của mình [62].

Trần Đăng Khởi cho rằng: Thông qua kết quả về bồi dưỡng giáo viên, bảnthân mỗi giáo viên sẽ điều chỉnh chất lượng bồi dưỡng của cá nhân, nhà quản lýcũng có thể điều chỉnh kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu được bồi dưỡngcủa giáo viên do mình quản lý [28]. Nguyễn Anh Tuấn đã nêu: kết quả hoạt độngbồi dưỡng giáo viên sẽ cho thấy hiệu quả về năng lực dạy học của giáo viên rõràng nhất. Năng lực dạy học của giáo viên cần được thể hiện qua q trình thựchiện cơng tác chun mơn. Do đó việc đánh giá năng lực này của giáo viênkhông chỉ đơn thuần là đánh giá trên lớp, trong giờ tập huấn mà còn bao gồmđánh giá trong lớp học và đánh giá thông qua kết quả giáo dục của giáo viên.Đánh giá năng lực giáo viên thông qua hoạt động bồi dưỡng gồm đánh giá trước,trong và sau quá trình bồi dưỡng [45].

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Như vậy, cũng đã có nghiên cứu quan tâm về đánh giá kết quả hoạt độngbồi dưỡng giáo viên, tuy nhiên các tiêu chuẩn, thang đo cịn khác nhau, chưa có sựthống nhất do sự khác biệt về quan điểm và cách tiếp cận.

Trong q trình phân tích lý luận về các thành tố của hoạt động bồi dưỡnggiáo viên, tác giả tham khảo thêm các nghiên cứu của Ganser [64], Villegas-Reimers [76], Borko [56], Nguyễn Thị Thu Thơm [41], Lê Đức Thuận [42],...Tấtcả các nghiên cứu này đều là những nghiên cứu có giá trị thực tiễn về hoạt độngbồi dưỡng giáo viên có thể vận dụng.

<i><b>1.1.2. Những nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên</b></i>

Hiện nay, ở các nước trên thế giới và Việt Nam khi đề cập đến quản lýhoạt động bồi dưỡng giáo viên thì ln có thống nhất về nội dung các nhiệm vụvới quản lý phát triển nguồn nhân lực nhà trường. Đặc biệt nền giáo dục thếgiới, trong đó có nước ta quan tâm tới vấn đề làm thế nào để chất lượng giáoviên thông qua tổ chức bồi dưỡng và đào tạo lại, thúc đẩy phát triển bền vững,thích ứng nhanh của giáo viên trong hoạt động nghề nghiệp và bồi dưỡng đểphát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Qua đó, nhấn mạnh việc quản lýbằng cơng nghệ tiên tiến nhằm thúc đẩy sử dụng các hình thức đổi mới, đột phátrong quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên làm cho hoạt động này đa dạng vàphong phú. Luận bàn về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên, tác giả trìnhbày cụ thể như sau:

<i>a. Về chính sách bồi dưỡng giáo viên</i>

Hannele Niemi và Ritva Jkku-Sihvonen chỉ ra rằng phát triển chuyênmôn, nghiệp vụ của giáo viên cần được đưa thành chính sách của nhà nước, cócác quy định cụ thể về việc tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực và chuẩn hóanăng lực chun mơn nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên. Hai nhà nghiên cứunày đã lấy ví dụ từ hệ thống giáo dục Phần Lan nơi có thành tích cao nhất trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

kì thi sát hạch trình độ giáo viên hàng năm (PISA) là do đã quyết định nângchuẩn trình độ giáo viên phổ thơng lên trình độ thạc sĩ và mọi giáo viên có nghĩavụ và quyền hạn phải không ngừng học tập, phát triển năng lực chuyên môn,nghiệp vụ của bản thân [66]. European Union đã nêu lên bài học về chính sáchhóa quản lý hoạt động phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên vớitrường hợp cụ thể tại Đức đã quy định rõ về việc phải có nghĩa vụ tham gia pháttriển năng lực chuyên môn, thường xuyên cập nhật kiến thức [63]. Như vậy, cácnghiên cứu trên đều đi tới khẳng định cơng tác chính sách hóa là cơng cụ quantrọng trong vấn đề quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên, giúp tạo ra hành langpháp lý để thông suốt trong phân cấp quản lý công tác bồi dưỡng phát triểnchuyên môn, nghiệp vụ giáo viên.

Trần Thị Hải Yến đã bàn về thực hiện việc chính sách hóa cơng tác quảnlý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng năng lực dạy học chogiáo viên nói chung, trong đó có nhắc tới việc thực trạng hiện nay khi triển khaicác chương trình tập huấn chun mơn, bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viênphổ thông, nhấn mạnh quản lý bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên [54].Ngoài ra Nguyễn Tùng Lâm cũng khẳng định việc thể chế hóa các quy định vềquản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên. Tác giả này đã nêu lên việcxây dựng các chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên theo từng cấp học sẽgiúp cho việc đào tạo, bồi dưỡng, phát triển các năng lực sư phạm của giáo viêntrở nên rõ ràng [30]. Có thể thấy, các cơng trình nghiên cứu trên đã nhấn mạnhviệc đã có chính sách cho cơng tác quản lý hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên,song việc thực hiện chính sách như thế nào chưa được tác giả đề cập.

<i>b. Về công tác lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên</i>

Eminent chỉ ra rằng kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên cầnlà một phần trong bản kế hoạch tổng thể nhằm phát triển nguồn nhân lực trongdài hạn và được cụ thể hóa thành kế hoạch từng năm một cách có hệ thống [61].

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Dr. Philip Wong cũng cho rằng mỗi quốc gia, trường học cần có một mơi trườngchính sách bồi dưỡng chun môn, nghiệp vụ, năng lực cho giáo viên, nhất lànăng lực dạy học một cách liên tục. Chính sách đó liên quan đến việc xây dựngkế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên,trong đó xác định trách nhiệm của các bên liên quan, đến việc xác định nguồnkinh phí và các chính sách hỗ trợ giáo viên tham gia quá trình bồi dưỡng pháttriển chun mơn, nghiệp vụ, ngồi ra cịn bao gồm cả việc xác định các chươngtrình bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ dựa trên các đánh giá nhu cầugiáo viên đã được quốc gia xác định [59].

Nguyễn Thị Tuyết phân tích về các nội dung kế hoạch bồi dưỡng năng lựcdạy học cho giáo viên trung học cở sở trong bối cảnh đổi mới giáo dục cụ thể nhưsau: Thứ nhất là lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở trườngtrung học cở sở; Thứ hai là tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạyhọc cho giáo viên trung học cở sở nhằm sắp xếp, phân bổ công việc, quyền hànhvà các nguồn lực cho các tổ chuyên môn, các thành viên của nhà trường trong triểnkhai kế hoạch hiện bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cở sở đểđạt được các mục tiêu một cách hiệu quả; Thứ ba là chỉ đạo, điều hành thực hiệnkế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cở sở nhằm tácđộng, gây ảnh hưởng, phối hợp các thành viên trong nhà trường, tập hợp, độngviên, khuyến khích họ hồn thành những cơng việc như trong kế hoạch bồi dưỡngnăng lực dạy học đã đề ra; Thứ tư là kiểm tra, đánh giá chất lượng, kết quả thựchiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cở sở nhằm đolường kết quả bồi dưỡng năng lực, so sánh với mục tiêu ban đầu đã đề ra, phântích và điều chỉnh những sai lệch trong quá trình thực hiện để đảm bảo hoạt độngbồi dưỡng đạt tới kết quả cao nhất [48].

Như vậy, các phân tích trên đã nhấn mạnh về việc cần thiết phải xây dựngkế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên, song lại không mô tả rõ các

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

bản kế hoạch cụ thể như thế nào.

<i>c. Về khâu tổ chức và chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng giáo viên</i>

Tổ chức OECD đã bàn về vai trò của lãnh đạo trong quản lý hoạt động bồidưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên có ảnh hưởng quan trọng vào thànhtích học tập, bồi dưỡng, phát triển chun mơn, nghiệp vụ của giáo viên. Vì vậy,quá trình lãnh đạo, tổ chức và chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng giáo viên hiệu quả làtạo ra một môi trường thuận lợi, môi trường giá trị, tạo tâm lý cho giáo viên cóđộng cơ tự học, tự bồi dưỡng, tự kiểm sốt hoạt động phát triển chuyên môn,nghiệp vụ của bản thân [72]. Greenberg, J., Putman, H. and Walsh, K. đã trìnhbày việc tổ chức các khóa bồi dưỡng cần có sự tham gia của các nhà nghiên cứu,cán bộ quản lý và giáo viên giỏi thực hành, họ sẽ tạo điều kiện để giáo viênđược xem và thử nghiệm thực hành, làm việc nhóm và cộng tác với nhau [65].

Thái Duy Tuyên và Nguyễn Hồng Sơn bàn về một trong những giải phápđể tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng giáo viên có hiệu quả đó là cần thiết lậpchính sách hợp lý nhằm tạo điều kiện khuyến khích giáo viên tự học nâng caotrình độ, cần có chính sách khen thưởng để động viên khuyến khích giáo viêntham gia bồi dưỡng, phát triển chun mơn, nghiệp vụ [47]. Lê Khánh Tuấn thìnghiên cứu và đề xuất hệ thống giải pháp phát triển, bồi dưỡng đội ngũ giáo viêntrường trung học cơ sở trong đó có bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viêntrường trung học cơ sở, đồng thời đã đặt ra các yêu cầu đối với người giáo viên làphải được chuẩn hoá, hiện đại hoá để đạt được các tiêu chuẩn về cá nhân [46].

Với các cơng trình trên các tác giả đã nêu ra vai trị cơng tác lãnh đạo, tổchức và chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáoviên nhưng cũng chưa mô tả cụ thể về các công việc trong thực hiện thực tiễn ởnhà trường. Các gợi ý trên được các tác giả nêu ra nhằm giải quyết thực tiễn chotừng đối tượng khác nhau, phù hợp với các giai đoạn nhất định. Song đối với tìnhhình mới hiện nay, các chức năng quản lý đó chỉ mang tính chất tham khảo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<i>d. Về công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên</i>

Các tác giả thuộc tổ chức European Union là Commission, Strasbourg tánđồng rằng việc thẩm định, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụcủa giáo viên là vấn đề rất khó khăn đối với các quốc gia đặc biệt là việc xâydựng tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên thông qua hoạtđộng nghiên cứu khoa học của giáo viên. Để cải thiện và nâng cao chất lượnggiáo viên cần đảm bảo rằng tất cả các giáo viên đều nhận được thơng tin phảnhồi, để từ đó điều chỉnh hoạt động bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụcủa mình [62]. Ngồi ra, Mc.Crea.B bàn về các hình thức kiểm tra, đánh giá đólà: xây dựng bản báo cáo thường xuyên, lấy ý kiến học viên, người dạy, người tổchức và chuẩn đánh giá [69].

Mặc dù từ lần thay đổi chương trình, sách giáo khoa những năm đầu thậpniên 80 của thế kỉ XX đến trước khi ban hành chương trình giáo dục phổ thơngmới 2018, chương trình giáo dục phổ thông và hoạt động bồi dưỡng giáo viênvẫn đi kèm nhau, nhiều nghiên cứu đã tập trung vào phân tích một cách tồndiện các vấn đề xoay quanh quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên, trong đó cónhấn mạnh chức năng kiểm tra, đánh giá của hoạt động này [19].

Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu đã tập trung vào phân tích ý nghĩacủa việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao nănglực sư phạm, năng lực dạy học và giáo dục cho giáo viên các cấp học. Như vậy,các tác giả rất quan tâm tới kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng phát triểnchuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên và cũng quan tâm nhiều tới các hình thứckiểm tra, đánh giá khác nhau. Song các tiêu chuẩn, thang đo cịn khác nhau,chưa có sự thống nhất do sự khác biệt về quan điểm và cách tiếp cận. Đặc biệt,hiện nay, chưa có thang đo, đánh giá về mức độ đáp ứng năng lực chuyên môncủa giáo viên tiểu học. Đây là điều mà luận án tập trung nghiên cứu để xây dựngKhung kiểm tra, đánh giá năng lực giáo viên thông qua hoạt động bồi dưỡng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<i>e. Về biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên</i>

Thái Duy Tuyên, Nguyễn Hồng Sơn bàn về một trong những giải pháp đểquản lý hoạt động phát triển chun mơn, nghiệp vụ của giáo viên có hiệu quảđó là cần thiết lập chính sách hợp lý nhằm tạo điều kiện khuyến khích giáo viêntự học nâng cao trình độ, cần có chính sách khen thưởng để động viên khuyếnkhích giáo viên tham gia bồi dưỡng, phát triển chuyên môn, nghiệp vụ [47]. LêKhánh Tuấn đã nghiên cứu và đề xuất hệ thống giải pháp phát triển, bồi dưỡngđội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở trong đó có bồi dưỡng năng lực dạyhọc cho giáo viên trường trung học cơ sở, đồng thời đã đặt ra các yêu cầu đốivới người giáo viên là phải được chuẩn hoá, hiện đại hoá để đạt được các tiêuchuẩn về cá nhân [46]. Các biện pháp trên được các tác giả nêu ra nhằm giảiquyết thực tiễn cho từng đối tượng khác nhau, phù hợp với các giai đoạn nhấtđịnh. Song đối với tình hình mới hiện nay, các biện pháp quản lý đó chỉ mangtính chất tham khảo.

Sự ra đời Chương trình GDPT 2018 ban hành kèm theo Thông tư số32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ GD-ĐT [6] là biểuhiện quan trọng nhất của định hướng đổi mới giáo dục phổ thông ở nước ta hiệnnay. Chương trình GDPT 2018 đã đặt ra những vấn đề đổi mới dạy và học, cũngnhư yêu cầu mới về năng lực dạy học của người giáo viên. Chương trình GDPT2018 cũng đã và đang đặt ra những đòi hỏi về nhân lực để thực hiện, trọng tâmlà người giáo viên để có thể thực hiện thành cơng chương trình này. Để thực thiChương trình GDPT 2018 thì năng lực dạy học của giáo viên nói chung và nănglực dạy học giáo viên tiểu học nói riêng có ý nghĩa quan trọng, là yếu tố thenchốt để đảm bảo chất lượng dạy học ở trường tiểu học hiện nay.

Ngồi ra, trong q trình nghiên cứu, luận án cịn tham khảo thêm lý luậnquản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên về năng lực nghề nghiệp từ các tác giả,nhà khoa học như: Padwad, A. & Dixit, K. [7 3 ] , Dolfing [58], Jamil, H.,

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Razak, N. A., Raju, R., & Mohamed, A. R. [67], Botha, D. C. [57], Nguyễn ThịKim Chi [11], Chế Thị Hải Linh [31], Trần Đăng Khởi [28], Nguyễn Văn Hiếu[23],.... Tất cả nghiên cứu vừa nêu là nguồn tư liệu để tham khảo, là lý luận vềquản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên hữu ích có thể vận dụng.

<i><b>1.1.3. Đánh giá chung các kết quả nghiên cứu vấn đề</b></i>

Thứ nhất: Luận án tập trung phân tích, làm rõ lý luận về yêu cầu củaChương trình GDPT 2018 đối với hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học, bànluận về các thành tố của hoạt động bồi dưỡng giáo viên như mục tiêu, nội dung,phương pháp, hình thức, đánh giá kết quả bồi dưỡng. Trên cơ sở đó, luận án tậptrung nghiên cứu, xây dựng Khung năng lực thực hiện Chương trình GDPT 2018của giáo viên tiểu học. Đây chính là điểm mấu chốt của luận án. Khung năng lựcnày gồm các năng lực thành phần sau: Năng lực nhận thức về các vấn đề cơ bảncủa Chương trình GDPT 2018; Năng lực xây dựng kế hoạch dạy học mônhọc/bài học; Năng lực dạy học tích hợp và phân hóa ở tiểu học; Năng lực sửdụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển phẩmchất, năng lực học sinh; Năng lực sử dụng phương pháp và hình thức đánh giátheo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; Năng lực tổ chức hoạt độngtrải nghiệm.

Thứ hai: Luận bàn, tiếp thu về các chính sách bồi dưỡng giáo viên trên thếgiới và Việt Nam; xem xét các chức năng của chủ thể quản lý về quản lý hoạtđộng bồi dưỡng giáo viên để vận dụng vào khâu quản lý của hiệu trưởng trườngtiểu học trong bối cảnh dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực họcsinh. Theo đó, hiệu trưởng cần tập trung vào các chức năng quản lý: Lập kế hoạchhoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học; Tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viêntiểu học; Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học; Kiểm tra, đánh giá hoạtđộng bồi dưỡng giáo viên tiểu học. Các nghiên cứu giúp tác giả có cái nhìn sâu sắchơn về những biểu hiện của năng lực chuyên môn giáo viên. Năng lực chuyênmôn của

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

giáo viên được xem là một năng lực chuyên biệt, năng lực này được sử dụng tronghoạt động dạy học, giáo dục ở nhà trường. Về bản chất, giáo viên cần có năng lựcthiết kế, tổ chức, kích thích, động viên, tư vấn, hỗ trợ hoạt động học của học sinh.Giáo viên có năng lực chuyên môn tốt sẽ hướng đến cho học sinh tính tự lực, tíchcực, chủ động chiếm lĩnh hệ thống tri thức, hình thành kĩ năng đáp ứng yêu cầucủa nhà trường và xã hội. Giai đoạn hiện nay, giáo viên cần năng lực chuyên mônđể đảm bảo dạy học từ giáo dục định hướng nội dung sang giáo dục phát triểnphẩm chất, năng lực. Năng lực chuyên môn giáo viên phải thể hiện và thay đổiquan điểm dạy học từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trungtâm”. Về cơ bản, năng lực chuyên môn của giáo viên biểu hiện qua chất lượng dạyhọc, giáo dục học sinh là chủ yếu.

Thứ ba: Trên cơ sở lý luận, đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng về mặtmạnh, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan của nhữngmặt mạnh, hạn chế, kinh nghiệm về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểuhọc đáp ứng Chương trình GDPT 2018. Đây là cơ sở quan trọng để chủ thể quảnlý các cấp, hiệu trưởng có sự nhìn nhận đúng đắn, khách quan thực tiễn quản lýhoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình GDPT 2018 hiệnnay ở nước ta. Qua đó, đề xuất được hệ thống biện pháp quản lý hoạt động bồidưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình GDPT 2018 hiệu quả, đúng đốitượng, mang tính thực tiễn, khả thi cao.

<b>1.2. Các khái niệm cơ bản</b>

<i><b>1.2.1. Giáo viên, giáo viên tiểu học</b></i>

<i>1.2.1.1. Giáo viên</i>

“Giáo viên” là một danh từ chỉ về một nghề nghiệp, cụ thể là nghề dạyhọc. Theo thời gian và theo mục đích dùng từ mà những người làm nghề dạyhọc được gọi theo các cách khác nhau [53].

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

“Giáo viên được biết đến là người làm nhiệm vụ dạy học và giáo dục ởtrường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổthông, các trường đào tạo nghề với trình độ sơ cấp, trung cấp” [22].

“Giáo viên” cũng được hiểu là những người làm công tác trong ngànhgiáo dục và chịu quy định của Luật giáo dục. Trong quá trình lao động nghềnghiệp của mình, giáo viên phải đảm bảo tiêu chuẩn về nhiệm vụ và quyền hạncủa mình theo Điều 67, Luật giáo dục 2019 [39].

Ở trường tiểu học có giáo viên nhiều mơn và giáo viên bộ mơn, giáo viênnhiều mơn có chức năng làm công tác chủ nhiệm. Bên cạnh việc dạy học, giáoviên còn tham gia các hoạt động khác như hoạt động phong trào của nhà trường,của ngành, tham gia công tác xã hội.

Như vậy, có thể hiểu: Giáo viên là người trực tiếp tham gia hoạt động dạyhọc và giáo dục ở các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trunghọc phổ thông và giáo dục nghề nghiệp (sơ cấp, trung cấp).

<i>1.2.1.2. Giáo viên tiểu học</i>

Nhiệm vụ giáo viên được quy định cụ thể theo điều lệ của ngành giáo dục:“Giáo viên làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong trường tiểu học vàcơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng cấp tiểu học”[9]. Xét về vị trí việc làm, tất cả giáo viên ở trường tiểu học được xếp ngạch làgiáo viên tiểu học, có vị trí giáo viên nhiều mơn và giáo viên bộ mơn. Từng vịtrí giảng dạy, giáo dục có các quy định cụ thể về văn bằng chuyên môn. Xét vềtiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, giáo viên tiểu học có các thứ hạng từ thấpđến cao, từ hạng III đến hạng I, được nâng dần với điều kiện về năng lực chuyênmôn, nghiệp vụ phải đáp ứng đủ theo hạng [10]. Theo khái niệm “Giáo viên”như trên, giáo viên là người làm nhiệm vụ giáo dục ở nhiều cấp học, bậc học.Tuy nhiên chỉ giới hạn tối đa về đào tạo đến bậc trung cấp nghề.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Như vậy, Giáo viên tiểu học là những người có trình độ chun mơn theoquy định về chức danh nghề nghiệp; đảm bảo công tác giảng dạy, giáo dục họcsinh theo vị trí việc làm ở trường tiểu học.

<i><b>1.2.2. Bồi dưỡng giáo viên, bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứngChương trình giáo dục phổ thơng 2018</b></i>

<i>1.2.2.1. Bồi dưỡng giáo viên</i>

Có nhiều định nghĩa nêu ra về “bồi dưỡng”, cụ thể như: “bồi dưỡng là làmtăng thêm về năng lực phẩm chất” [53]; “bồi dưỡng là trang bị thêm các kiếnthức, kỹ năng nhằm mục đích nâng cao và hồn thiện năng lực để hoạt độngtrong các lĩnh vực cụ thể” [22]; “bồi dưỡng, với ý nghĩa nâng cao nghề nghiệp,quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thứchoặc kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu laođộng nghề nghiệp” [21]. Như vậy, bồi dưỡng là cập nhật, bổ sung kiến thức theonhu cầu để phát triển kỹ năng, hình thành phẩm chất, năng lực mới giúp conngười duy trì và phát triển trong quá trình lao động.

Người lao động trong bất kì các ngành nghề nào, muốn tồn tại và cạnhtranh năng lực thì cũng phải tham gia vào quá trình bồi dưỡng là tất yếu. Tronglĩnh vực giáo dục, muốn tồn tại và phát triển thì giáo viên phải tham gia vào quátrình bồi dưỡng. Nghiên cứu về lĩnh vực phát triển giáo dục, nhiều khái niệm về“bồi dưỡng giáo viên” được nêu ra, chẳng hạn như: “bồi dưỡng giáo viên là việcnâng cao trình độ chính trị, chun mơn, nghiệp vụ trong q trình dạy học”[23]; “bồi dưỡng giáo viên là hoạt động cập nhật các kiến thức, kĩ năng vềchuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên để đảm bảo hoạt động giảng dạy củamình” [16]. Trong một xã hội phát triển, ngành nghề nào cũng có bước pháttriển, giáo dục ln là nguồn gốc của sự phát triển. Cũng cần thấy rằng, trongquá trình học tập trước khi vào ngành sư phạm, giáo viên được đào tạo các kiếnthức, kĩ năng để ra trường. Những kiến thức này cần phải bổ sung, cập nhật

</div>

×