Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt: Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.98 KB, 27 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Vinh </b>

<b>Người hướng dẫn khoa học </b>

<b>1. TS. PHAN QUỐC LÂM 2. GS. TS. THÁI VĂN THÀNH </b>

<b>Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: </b>

<b>Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường Địa điểm: Trường Đại học Vinh </b>

<b>Thời gian: Vào hồi...giờ, ngày...tháng. ... năm 2024 </b>

<b>Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia </b>

<b>- Trung tâm Thông tin - Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Trường Đại học Vinh </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

1

<b>MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài </b>

Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT có nội dung: “Để bảo đảm phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hoá vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính tồn cầu”. Sứ mệnh thực hiện đổi mới khiến mục tiêu này chắc chắn đặt lên vai người giáo viên. Trước mắt và lâu dài, giáo viên cần phải được bồi dưỡng để có năng lực thực hiện chương trình, sách giáo khoa theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Thực tiễn cho thấy, hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có chất lượng chưa cao, vẫn cịn nhiều khó khăn, bất cập nhất định: Các cấp quản lý giáo dục quan tâm chưa đúng mức về nội dung, phương pháp bồi dưỡng; Thời điểm để thực hiện hoạt động bồi dưỡng chưa phù hợp.

Hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đã được nhiều nhà khoa học ở trong nước cũng như ngoài nước quan tâm. Tuy nhiên chưa thấy cơng trình nào nghiên cứu một cách tồn diện, bài bản, khoa học vấn đề này trong điều kiện thực hiện Chương trình GDPT 2018 ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Với mong muốn nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học từ những đóng góp của bản thân trong q trình học tập và nghiên cứu, tác giả lựa chọn đề tài luận án: “Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 ở Thành phố Hồ Chí Minh”.

<b>2. Mục đích nghiên cứu </b>

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học, giúp giáo viên có đầy đủ năng lực để thực hiện hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục theo Chương trình GDPT 2018 ở Thành phố Hồ Chí Minh.

<b>3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu </b>

<i><b>3.1. Khách thể nghiên cứu </b></i>

Hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình GDPT 2018.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

2

<i><b>3.2. Đối tượng nghiên cứu </b></i>

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình GDPT 2018 ở Thành phố Hồ Chí Minh.

<b>4. Giả thuyết khoa học </b>

Nếu luận án đề xuất và thực hiện được các biện pháp dựa trên khung năng lực thực hiện Chương trình GDPT 2018 để tổ chức các hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học thì có thể nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình GDPT 2018 ở Thành phố Hồ Chí Minh.

<b>5. Nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu </b></i>

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình GDPT 2018.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình GDPT 2018 ở Thành phố Hồ Chí Minh.

- Đề xuất và khảo sát sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình GDPT 2018 ở Thành phố Hồ Chí Minh.

- Thực nghiệm một biện pháp đề xuất về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình GDPT 2018 ở Thành phố Hồ Chí Minh.

<i>- Về đối tượng khảo sát </i>

Khảo sát thực trạng và các biện pháp đề xuất ở các trường tiểu học thuộc 06 quận/huyện/thành phố Thủ Đức: huyện Bình Chánh, huyện Hóc Mơn, huyện Cần Giờ, Quận 1, Quận 3 và thành phố Thủ Đức của Thành phố Hồ Chí Minh.

<i>- Về thời gian </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

3

Thời gian khảo sát thực trạng và thực nghiệm biện pháp đề xuất từ năm 2020 đến năm 2023.

<b>6. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>6.1. Quan điểm tiếp cận: Tiếp cận hệ thống; Tiếp cận năng lực; Tiếp cận </b></i>

thực tiễn; Tiếp cận chức năng.

<i><b>6.2. Phương pháp nghiên cứu </b></i>

<i>6.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp phân tích và </i>

tổng hợp tài liệu; Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.

<i>6.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra; </i>

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động; Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia; Phương pháp thực nghiệm.

mềm SPSS và Microsoft Excel để mã hóa, nhập liệu, phân tích thống kê nhằm đánh giá định lượng, đảm bảo độ tin cậy của kết quả thu được.

<b>7. Những luận điểm cần bảo vệ </b>

<i><b>7.1. Mục tiêu quan trọng nhất của hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học </b></i>

giai đoạn hiện nay là giúp cho đội ngũ này có đầy đủ năng lực thực hiện Chương trình GDPT 2018. Vì vậy, để nâng cao chất lượng hoạt động này, chủ thể quản lý cần thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý để tác động đến đối tượng quản lý một cách khoa học căn cứ vào Khung năng lực thực hiện Chương trình GDPT 2018. Khung năng lực thực hiện Chương trình GDPT 2018 với các tiêu chí cần đạt sẽ được dùng để đánh giá mức độ đáp ứng của giáo viên tiểu học.

<i><b>7.2. Đội ngũ giáo viên tiểu học hiện nay về cơ bản đã thực hiện đúng </b></i>

chức năng của mình về nhiệm vụ dạy học và giáo dục. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới giáo dục mà cụ thể là thực hiện Chương trình GDPT 2018, đội ngũ này cịn có những hạn chế nhất định mà nguyên nhân là do họ chưa được bồi dưỡng đầy đủ về các năng lực thực hiện Chương trình GDPT 2018.

<i><b>7.3. Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp </b></i>

ứng Chương trình GDPT 2018: Tổ chức nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

4

ứng Chương trình GDPT 2018 cho cán bộ quản lý và giáo viên; Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu của giáo viên ở từng trường tiểu học, từng địa phương dựa vào năng lực; Tổ chức bồi dưỡng năng lực xây dựng kế hoạch dạy học mơn học/bài học và năng lực dạy học tích hợp, dạy học phân hóa cho giáo viên tiểu học; Tổ chức bồi dưỡng năng lực sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh cho giáo viên tiểu học; Sử dụng Khung năng lực thực hiện Chương trình GDPT 2018 để đánh giá mức độ đáp ứng của giáo viên tiểu học; Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để giáo viên tiểu học phát huy, phát triển các năng lực thực hiện Chương trình GDPT 2018 đã được bồi dưỡng.

<b>8. Đóng góp mới của luận án </b>

<i><b>8.1. Về lý luận </b></i>

Bổ sung và làm phong phú thêm các vấn đề lý luận về hoạt động và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình GDPT 2018. Đặc biệt luận án xây dựng được Khung năng lực thực hiện Chương trình GDPT 2018 và sử dụng Khung năng lực này để đánh giá được mức độ đáp ứng của giáo viên tiểu học về năng lực thực hiện Chương trình GDPT 2018.

<i><b>8.2. Về thực tiễn </b></i>

Hình thành bức tranh thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình GDPT 2018 ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt luận án đã xác định được mức độ đáp ứng còn hạn chế của giáo viên tiểu học về năng lực thực hiện Chương trình GDPT 2018.

Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình GDPT 2018 ở Thành phố Hồ Chí Minh đảm bảo sự cần thiết, có tính khả thi, có ý nghĩa thực tiễn, phù hợp với đặc thù của Thành phố, góp phần thiết thực trong việc thực hiện Nghị quyết của Đảng các cấp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i><b>1.1.1. Những nghiên cứu về hoạt động bồi dưỡng giáo viên </b></i>

Hoạt động bồi dưỡng giáo viên luôn là một vấn đề quan trọng trong quá trình nâng cao chất lượng giáo dục, được nhiều nhà khoa học giáo dục trên thế giới, ở Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Các cơng trình này nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng nhằm phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, gắn liền với lý luận về phát triển nguồn nhân lực. Luận án tập vào các cơng trình nghiên cứu điển hình về hoạt động bồi dưỡng giáo viên với các thành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức của hoạt động này.

<i><b>1.1.2. Những nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên </b></i>

Hiện nay, ở các nước trên thế giới và Việt Nam khi đề cập đến quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên thì ln có thống nhất về nội dung các nhiệm vụ với quản lý phát triển nguồn nhân lực nhà trường. Đặc biệt nền giáo dục thế giới, trong đó có nước ta quan tâm tới vấn đề làm thế nào để chất lượng giáo viên thông qua tổ chức bồi dưỡng và đào tạo lại, thúc đẩy phát triển bền vững, thích ứng nhanh của giáo viên trong hoạt động nghề nghiệp và bồi dưỡng để phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Qua đó, nhấn mạnh việc quản lý bằng công nghệ tiên tiến nhằm thúc đẩy sử dụng các hình thức đổi mới, đột phá trong quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên làm cho hoạt động này đa dạng và phong phú.

<b>1.2. Các khái niệm cơ bản: Luận án đã làm rõ và rút ra nội hàm các khái niệm </b>

để sử dụng trong luận án: Giáo viên, giáo viên tiểu học; Bồi dưỡng giáo viên, bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình GDPT 2018; Hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học; Quản lý; Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học; Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình GDPT 2018.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>học về các năng lực thực hiện Chương trình GDPT 2018, có 6 năng lực. </b>

<i><b>1.3.2. Mục tiêu bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Đảm bảo kiến thức, kỹ năng chuyên môn để nâng cao </b></i>

mức độ đáp ứng về năng lực thực hiện Chương trình GDPT 2018 phù hợp với mục tiêu giáo dục tiểu học.

<i><b>1.3.3. Nội dung bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thơng 2018: Bồi dưỡng 6 năng lực thực hiện Chương trình GDPT </b></i>

<i><b>2018 cho giáo viên tiểu học theo Khung năng lực. </b></i>

<i><b>1.3.4. Phương pháp và hình thức bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thơng 2018: Phân tích ưu điểm và hiệu quả của 2 </b></i>

nhóm phương pháp, hình thức bồi dưỡng truyền thống và hiện đại được áp dụng để tổ chức bồi dưỡng giáo viên tiểu học.

<i><b>1.3.5. Đánh giá kết quả bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thơng 2018: Nêu được 9 hình thức phổ biến về đánh giá kết </b></i>

quả bồi dưỡng.

<i><b>1.3.6. Điều kiện hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Cơ sở vật chất, thiết bị hỗ trợ hoạt </b></i>

động bồi dưỡng; Kinh phí hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng; Tài liệu tập huấn, bồi dưỡng; Lực lượng tham gia tổ chức hoạt động bồi dưỡng.

<i><b>1.3.7. Khung năng lực thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của giáo viên tiểu học: Luận án xây dựng Khung năng lực bao gồm 6 </b></i>

năng lực với những biểu hiện của các năng lực thành phần về thực hiện dạy học và giáo dục theo Chương trình GDPT 2018.

<b>1.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 </b>

<i><b>1.4.1. Tầm quan trọng của quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thơng 2018:</b></i> Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học giúp cho hoạt động này đi vào nền nếp thông qua sự tương tác

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

8

của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý với các chức năng: lập kế hoạch bồi dưỡng, tổ chức hoạt động bồi dưỡng, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng, kiểm tra - đánh giá hoạt động bồi dưỡng. Quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng này giúp cho giáo viên tiểu học đáp ứng tốt và có năng lực thực hiện dạy học, giáo dục theo Chương trình GDPT 2018.

<i><b>1.4.2. Lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thơng 2018: Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng; Xác định nhu cầu về </b></i>

năng lực thực hiện Chương trình GDPT 2018; Xác định mục tiêu bồi dưỡng; Xây dựng nội dung bồi dưỡng; Xác định hình thức tổ chức bồi dưỡng; Xác định thời gian, địa điểm tổ chức bồi dưỡng; Dự kiến kết quả cần đạt của hoạt động bồi dưỡng; Dự kiến các nguồn lực cho hoạt động bồi dưỡng; Kế hoạch phối kết hợp các lực lượng tham gia hoạt động bồi dưỡng.

<i><b>1.4.3. Tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thơng 2018: Thành lập Ban tổ chức hoạt động bồi dưỡng; Xây </b></i>

dựng Quy chế tổ chức hoạt động bồi dưỡng; Tổ chức thiết kế chương trình, nội dung bồi dưỡng; Tổ chức huy động các nguồn lực, cơ sở hạ tầng cho hoạt động bồi dưỡng; Điều phối, xây dựng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên; Tổ chức sưu tầm, biên soạn tài liệu, học liệu cho hoạt động bồi dưỡng; Tổ chức lựa chọn hình thức bồi dưỡng; Xây dựng Thang đo đánh giá kết quả bồi dưỡng; Xây dựng Quy chế kiểm tra, giám sát hoạt động bồi dưỡng.

<i><b>1.4.4. Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thơng 2018: Chỉ đạo khảo sát đánh giá năng lực thực hiện </b></i>

Chương trình GDPT 2018 của giáo viên tiểu học; Chỉ đạo xác định nhu cầu bồi dưỡng; Chỉ đạo phát triển chương trình, nội dung bồi dưỡng; Chỉ đạo biên soạn tài liệu bồi dưỡng; Chỉ đạo lựa chọn phương pháp, hình thức bồi dưỡng; Chỉ đạo thực hiện nội dung chương trình bồi dưỡng đã phê duyệt; Chỉ đạo giám sát hoạt động bồi dưỡng; Chỉ đạo lựa chọn báo cáo viên, bồi dưỡng năng lực báo cáo viên; Chỉ đạo đảm bảo các điều kiện cho hoạt động bồi dưỡng; Chỉ đạo thực

<i>hiện các chế độ chính sách cho giáo viên tham gia bồi dưỡng. </i>

<i><b>1.4.5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Kiểm tra, đánh giá công tác lập kế </b></i>

hoạch bồi dưỡng; Kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng; Kiểm tra, đánh giá công tác chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng; Kiểm tra đánh giá kết quả bồi

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

9

dưỡng; Sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh kế hoạch bồi dưỡng.

<b>1.5. Chủ thể quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thơng 2018: Trưởng Phịng Giáo dục và Đào tạo; </b>

Hiệu trưởng trường tiểu học; Tổ trưởng chuyên môn.

<b>1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 </b>

<i><b>1.6.1. Các yếu tố khách quan: Điều kiện kinh tế - xã hội; Cơ chế, chính </b></i>

sách của ngành, của địa phương về quản lý hoạt động bồi dưỡng; Cơ sở vật chất và điều kiện hỗ trợ quản lý hoạt động bồi dưỡng.

<i><b>1.6.2. Các yếu tố chủ quan: Năng lực của chủ thể quản lý; Năng lực của </b></i>

đối tượng quản lý; Nhận thức và năng lực của các lực lượng phối hợp quản lý hoạt động bồi dưỡng.

<b>Kết luận chương 1 </b>

Nghiên cứu tổng quan về hoạt động và quản lý hoạt động bồi dưỡng, tác giả phân tích, làm rõ lý luận về yêu cầu Chương trình GDPT 2018 đối với hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học và các thành tố như mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, đánh giá kết quả bồi dưỡng.

Luận án tập trung nghiên cứu, xây dựng Khung năng lực thực hiện Chương trình GDPT 2018 của giáo viên tiểu học bao gồm 06 năng lực thành phần. Về quản lý hoạt động bồi dưỡng, tác giả tập trung phân tích về các chức năng quản lý của chủ thể quản lý chính là hiệu trưởng trường tiểu học.

Việc xây dựng cơ sở lý luận với những khái quát nội dung cơ bản, các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng sẽ giúp tác giả thực hiện tốt khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>2.1. Khái quát về kinh tế, xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh </b>

<i><b>2.1.1. Khái quát về kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh: Cũng như các địa </b></i>

phương khác, kinh tế Thành phố gặp khơng ít khó khăn, nhưng nhìn tổng thể, Thành phố có những phát triển vượt bậc, đi đầu trong cả nước về kinh tế. Đây là lợi thế của Thành phố về nguồn lực để quan tâm, đầu tư có chiều sâu về giáo

<i>dục. </i>

<i><b>2.1.2. Khái quát về giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh: Đa số cán bộ </b></i>

quản lý và giáo viên tiểu học có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, được đào tạo bài bản, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố. Chất lượng nghiên cứu khoa học và phát triển chương trình nhà trường của cả cán bộ quản lý và giáo viên Thành phố chưa có chiều sâu. Hoạt động đổi mới quản lý, đổi mới giảng dạy của cán bộ quản lý và giáo viên vẫn còn

<i>yếu kém, thiếu vững chắc. </i>

<b>2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng </b>

<i><b>2.2.1. Mục đích khảo sát: Thơng qua kết quả đánh giá nhằm chỉ ra những </b></i>

tồn tại, yếu kém đồng thời tham khảo thêm ý kiến chuyên gia về hoạt động và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học để đề xuất các biện pháp quản lý

<i><b>phù hợp. </b></i>

<i><b>2.2.2. Nội dung khảo sát: Khảo sát thực trạng hoạt động, quản lý hoạt </b></i>

động và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu

<b>học đáp ứng Chương trình GDPT 2018 ở Thành phố Hồ Chí Minh. </b>

<i><b>2.2.3. Đối tượng khảo sát: 48 cán bộ quản lý và 259 giáo viên của 20 </b></i>

trường tiểu học trên địa bàn 06 quận/huyện/thành phố Thủ Đức của Thành phố

<i><b>Hồ Chí Minh. </b></i>

<i><b>2.2.4. Phương pháp khảo sát: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; Trao </b></i>

<i>đổi, phỏng vấn theo chủ đề; Nghiên cứu các sản phẩm hoạt động. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

11

<i><b>2.2.5. Cách thức xử lý số liệu: Số liệu thu được từ các phiếu điều tra </b></i>

được đánh giá ở sự phù hợp, việc thực hiện, sự ảnh hưởng, tính cấp thiết/khả thi và được chia làm 5 mức. Các mức này từ thấp đến cao, tương ứng với điểm số

<i><b>2.3.2. Thực trạng về mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 </b></i>

Có 6 nội dung khảo sát; về mức độ thực hiện có ĐTB: 3,44, mức khá. Hạn chế: chưa đảm bảo năng lực đáp ứng yêu cầu về đổi mới chương trình, sách giáo khoa.

<i><b>2.3.3. Thực trạng nội dung bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 </b></i>

Có 6 năng lực bồi dưỡng; về mức độ thực hiện có ĐTB: 3,45, mức khá. Hạn chế: chưa đảm bảo yêu cầu về bồi dưỡng năng lực sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh cho giáo viên tiểu học.

<i><b>2.3.4. Thực trạng về phương pháp và hình thức bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 </b></i>

<i>2.3.4.1. Phương pháp bồi dưỡng </i>

Có 9 phương pháp bồi dưỡng; về mức độ thực hiện có ĐTB: 2,80, mức trung bình-khá. Hạn chế trong sử dụng phương pháp vấn đáp và giải quyết vấn đề.

</div>

×