Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.56 KB, 18 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b> MĐ: 1735 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI </b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC </b>

<b>BÀI TIỂU LUẬN </b>

<b>CHUYÊN ĐỀ: GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG </b>

<b>Họ và tên: Lương Nguyễn Hoài Linh Ngày sinh: 15/04/2000 </b>

<b>Nơi sinh: Phú Yên </b>

<b>Đơn vị công tác: Trường đại học Giao Thông Vận Tải TP.HCM </b>

<i><b>Năm 2023 </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b> MĐ: 1735 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI </b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC </b>

<b>BÀI TIỂU LUẬN </b>

<b>CHUYÊN ĐỀ: GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG </b>

<b>Họ và tên: Lương Nguyễn Hoài Linh Ngày sinh: 15/04/2000 </b>

<b>Nơi sinh: Phú Yên </b>

<b>Đơn vị công tác: Trường đại học Giao Thông Vận Tải TP.HCM </b>

<i><b>Năm 2023 </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Để hoàn thành bài tiểu luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những cá nhân, tập thể sau:

<b>Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. GVC Mai Quang Huy – giảng </b>

viên trường Đại học Giáo dục. Thầy đã tận tình chỉ bảo, giảng giải cho em những kiến thức chuyên môn để vận dụng vào công tác giảng dạy, giúp em có nền tảng vững chắc để

<b>hồn thành bài tiểu luận cuối khóa về chuyên đề Giáo dục học đại cương. </b>

Em cũng chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô giảng viên trường Đại học Giáo dục đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích về nghiệp vụ sư phạm trong suốt khóa học. Những kiến thức này khơng chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu và thực hiện những đề tài tiểu luận mà còn là hành trang quý báu giúp em vững bước trên con đường sự nghiệp giáo dục.

Một lần nữa, em xin kính chúc q thầy cơ giảng viên trường Đại học Giáo dục luôn vui tươi, dồi dào sức khỏe để tiếp tục hoàn thành sứ mệnh “trồng người” cao cả, truyền đạt lại những kiến thức quý giá cho thế hệ tương lai.

Em xin chân thành cảm ơn!

<i>Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2023</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

I

<b>MỤC LỤC </b>

<i><b>MỤC LỤC ... I DANH MỤC ẢNH, SƠ ĐỒ ... II LỜI MỞ ĐẦU ... III </b></i>

CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH NỘI DUNG “PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC” TRONG

<i><b>MỤC TIÊU GIÁO DỤC CỦA LUẬT GIÁO DỤC 2019 ... 1 </b></i>

<b>1.1 Khái niệm nguồn nhân lực ... 1 1.2 Phân tích nội dung “phát triển nguồn nhân lực” trong mục tiêu giáo dục của Luật giáo dục 2019 ... 3 1.3 Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay ... 3 1.4 Các giải pháp cải thiện chất lượng nguồn nhân lực ... 4 </b>

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ MƠI TRƯỜNG SỐNG ĐỐI

<i><b>VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CÁ NHÂN ... 6 </b></i>

<b>2.1 Khái niệm môi trường sống ... 6 2.2 Sự ảnh hưởng môi trường sống đối với sự phát triển cá nhân ... 6 2.3 Cách thức phát triển phẩm chất và năng lực cho người học dựa trên sự ảnh hưởng của các yếu tố bẩm sinh – di truyền, môi trường sống, giáo dục. ... 8 </b>

<i><b>KẾT LUẬN ... 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 11 </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

II

<b>DANH MỤC ẢNH, SƠ ĐỒ </b>

1 <sup>Hình 1.1: Lực lượng lao động 9 tháng đầu năm, giai đoạn </sup>

2

Hình 1.2: Tranh biếm họa về tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, nhiều lao động có bằng cấp cao nhưng khơng có khả năng làm việc thực tế nên khó kiếm việc làm.

4

3 Sơ đồ 2.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách 7

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

III

<b>LỜI MỞ ĐẦU </b>

<b>1. Khái quát về đề tài </b>

Từ xưa đến nay, giáo dục ln có tác động to lớn đến mọi mặt của xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học,… Khơng những thế, giáo dục cịn đóng vai trò quan trọng với con người, nó trực tiếp ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của con người. Chính vì thế, giáo dục ln là mục tiêu được ưu tiên hàng đầu đối với mỗi quốc gia. Vì vậy, việc nghiên cứu các phạm trù của giáo dục cũng như phân tích những tác động của giáo dục đối với con người và xã hội là một nhiệm vụ cấp thiết cần được được tiến hành.

Trong thời gian học lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đại học, cao đẳng của trường Đại học Giáo dục, em đã có cơ hội được tiếp thu và lĩnh hội các kiến thức bổ ích về Giáo

<b>dục học đại cương thơng qua sự chỉ dẫn, giảng dạy nhiệt tình của TS. GVC Mai Quang Huy. Trong những nội dung mà thầy đề cập, em quyết định chọn phân tích nội dung sau: </b>

<b>- Phân tích nội dung “phát triển nguồn nhân lực” trong mục tiêu giáo dục của Luật giáo dục 2019, nêu lên vấn đề về chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay còn thấp và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề đó. </b>

<b>- Phân tích sự ảnh hưởng của yếu tố “môi trường sống” đối với sự phát triển cá nhân, trình bày cách thức phát triển phẩm chất và năng lực cho người học dựa trên các yếu tố bẩm sinh – di truyền, môi trường sống, hoạt động, giáo dục. </b>

<b>2. Mục đích nghiên cứu </b>

Đề tài tập hợp các nội dung liên quan đến sự phát triển nguồn nhân luật trong mục tiêu giáo dục của Luật giáo dục 2019, sự ảnh hưởng của yếu tố môi trường sống đến sự phát triển cá nhân. Phân tích, đánh giá các vấn đề cụ thể hiện nay, đưa ra các giải pháp giải quyết và rút ra cách thức vận dụng hợp lý để áp dụng vào đời sống thực tế, giúp con người nâng cao năng lực, phát triển một cách toàn diện, thúc đẩy xã hội ngày càng văn minh, hiện đại.

<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

IV

➢ Đối tượng nghiên cứu: nội dung “phát triển nguồn nhân lực” trong mục tiêu giáo dục của Luật giáo dục 2019 và sự ảnh hưởng của yếu tố “môi trường sống” đối với sự phát triển cá nhân

➢ Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu trong phạm vi quốc gia Việt Nam, dựa trên số liệu thống kê năm 2023

<b>4. Phương pháp nghiên cứu </b>

Bài tiểu luận sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp như các báo cáo về tình hình nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay, sau đó phân tích các dữ liệu này để đưa ra cái nhìn tổng quát về thực trạng nguồn nhân lực trong phạm vi thời gian mà đề tài nghiên cứu. Sử dụng phương pháp định tính thơng qua các tác động thực tế để đánh giá về sự ảnh hưởng của môi trường sống đối với sự phát triển cá nhân. Từ đó đưa ra cái nhìn khách quan và những kết luận chính xác nhất về 2 đề tài này.

<b>5. Kết cấu đề tài </b>

Kết cấu nội dung của đề tài gồm có 2 chương:

➢ Chương 1: Phân tích nội dung “phát triển nguồn nhân lực” trong mục tiêu giáo dục của Luật giáo dục 2019

Chương này sẽ trình bày về khái niệm nguồn nhân lực, phân tích nội dung “phát triển nguồn nhân lực” trong mục tiêu giáo dục của Luật giao dục 2019, thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay và đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề cải thiện chất lượng nguồn nhân lực.

➢ Chương 2: Phân tích sự ảnh hưởng của yếu tố “môi trường sống” đối với sự phát triển cá nhân

Ở chương này, đề tài làm rõ khái niệm về môi trường sống, sự ảnh hưởng của môi trường sống đối với sự phát triển cá nhân, đưa ra các cách thức phát triển phẩm chất và năng lực cho người học dựa trên sự ảnh hưởng của các yếu tố bẩm sinh –

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

1

<b>CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH NỘI DUNG “PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC” TRONG MỤC TIÊU GIÁO DỤC CỦA LUẬT GIÁO DỤC 2019 </b>

<b> 1.1 Khái niệm nguồn nhân lực </b>

Hiện nay, có rất nhiều khái niệm định nghĩa về nguồn nhân lực nhưng thông thường nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa:

- Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. Do đó, nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường.

- Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động.

<b>1.2 Phân tích nội dung “phát triển nguồn nhân lực” trong mục tiêu giáo dục của Luật giáo dục 2019 </b>

Để phân tích nội dung “phát triển nguồn nhân lực” trong mục tiêu giáo dục của Luật giáo dục 2019, trước tiên ta cần đề cập khái quát về mục tiêu của Luật giáo dục 2019 như sau: “Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, có phẩm chất, năng lực và ý thức cơng dân, có lịng u nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế” ̣(Điều 2: Mục tiêu giáo dục - Luật giáo dục 2019). Mục tiêu này hướng đến sự phát triển tồn diện của con người Việt Nam, trong đó “phát triển nguồn nhân lực” là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Vậy “phát triển nguồn nhân lực” là gì, nó có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế?

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

2

“Phát triển nguồn nhân lực là quá trình phát triển thể lực, trí lực, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức tay nghề, tính năng động xã hội và sức sáng tạo của con người; nền văn hóa; truyền thống lịch sử… Do đó, phát triển nguồn nhân lực đồng nghĩa với quá trình nâng cao năng lực xã hội và tính năng động xã hội của nguồn nhân lực về mọi mặt: thể lực, nhân cách đồng thời phân bố, sử dụng và phát huy có hiệu quả nhất năng lực đó để phát triển đất nước” (Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, Trường Đại học Kinh tế quốc dân).

Phát triển nguồn nhân lực bao gồm ba loại hoạt động chính là: giáo dục, đào tạo và phát triển. Phát triển nguồn nhân lực có vai trò quan trọng đối với người lao động, với sự phát triển của doanh nghiệp và đặc biệt là đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế bởi lẽ nhân lực chính là tài sản vơ hình của doanh nghiệp. Nó là thước đo hiệu quả kinh doanh, sức cạnh tranh và khả năng phát triển. Nguồn tài sản trí tuệ này không những giữ vững hiệu quả cho hoạt động hiện tại của doanh nghiệp mà còn sinh ra lợi nhuận cho tương lai. Khi được tham gia vào quá trình phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, người lao động có được mơi trường thể hiện năng lực và phẩm chất cá nhân đối với công việc. Thử thách bản thân thành công không chỉ giúp nhân viên phát triển kỹ năng mà còn mang đến sự hạnh phúc khi làm việc. Về lâu dài, quá trình khẳng định bản thân mang đến sự sáng tạo vô hạn cho người lao động, giúp họ trở nên chuyên nghiệp và dễ dàng thích ứng với mọi sự thay đổi trong cơng việc hiện tại tương lai. Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế - xã hội được dựa trên nhiều nguồn lực: nhân lực (nguồn lực con người), vật lực (nguồn lực vật chất), tài lực (nguồn lực về tài chính, tiền tệ), vv.., song chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra động lực cho sự phát triển, những nguồn lực khác muốn phát huy được tác dụng chỉ có thể thơng qua nguồn lực con người. Một đất nước có chất lượng nguồn nhân lực càng cao thì nền kinh tế - xã hội của đất nước đó càng phát triển lớn mạnh. Vì vậy, nguồn nhân lực là nguồn lực chính quyết định q trình tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, là yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Qua những phân tích trên, ta nhận thấy “phát triển nguồn nhân lực” là một nội dung quan trọng và không thể thiếu trong mục tiêu giáo dục của Luật giáo dục 2019. Đó là một nhiệm vụ cần được chú trọng và ưu tiên thực hiện, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa, hiện đại hóa như ngày nay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

3

<b>1.3 Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay </b>

Việt Nam luôn là một trong những quốc gia được đánh giá là có nguồn nhân lực trẻ và dồi dào, số lượng người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ rất cao. Theo thống kê mới nhất, tính chung 9 tháng đầu năm 2023, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam đạt 52,3 triệu người trên tổng số ̣99,8 triệu dân, cao hơn gần 0,8 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, số lượng người lao động đã được đào tạo và đào tạo chất lượng cao chiếm tỷ lệ rất thấp (chiếm 14,9<small>%</small>) nên nhìn chung chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay vẫn chưa cao và khơng đồng đều, có sự chênh lệch lớn giữa nguồn nhân lực lao động trí óc và lao động chân tay.

Hình 1.1: Lực lượng lao động 9 tháng đầu năm, giai đoạn 2019-2023

<i>(Nguồn: </i>

Thực tế cho thấy tình hình nguồn nhân lực Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều vấn đề và thách thức to lớn. Trong đó, vấn đề lớn nhất mà tình hình nguồn nhân lực Việt Nam đang gặp phải đó là mất cân bằng giữa số lượng và chất lượng, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo còn thấp, những lao động đã qua đào tạo thì chủ yếu chỉ am hiểu về lý thuyết thiếu sự vận dụng thực tế nên dẫn đến thiếu hụt lao động có tay nghề cao, điều này được phản ánh rất rõ qua câu thành ngữ “thừa thầy thiếu thợ”. Nguồn nhân lực thực sự hiểu việc, biết việc và thực sự có khả năng giải quyết

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

4

được cơng việc cịn rất thấp. Nhìn chung, chất lượng nhân lực trong nước so với các nước trong khu vực vẫn còn rất thấp, nhất là về kỹ năng nghề thực tế nên rất khó để phát triển khoa học, công nghệ, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập với quốc tế. Vì thế, nước ta gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Hình 1.2: Tranh biếm họa về tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, nhiều lao động có bằng cấp cao nhưng khơng có khả năng làm việc thực tế nên khó kiếm việc làm.

<i>(Nguồn: Internet) </i>

<b>1.4 Các giải pháp cải thiện chất lượng nguồn nhân lực </b>

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động và hội nhập kinh tế quốc tế, thời gian tới cần tập trung vào một số giải pháp trọng tâm sau:

Thứ nhất, đổi mới yêu cầu về giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đẩy mạnh đào tạo kỹ năng, năng lực thực hành; tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá, hiện đại hóa đất nước thơng qua những hành động cụ thể như rà soát kiểm tra chất lượng đội ngũ giảng dạy, mở rộng các cơ sở đào tạo thực hành trọng điểm cấp độ quốc gia, đầu tư nâng cấp các thiết bị dạy nghề về thực hành để người học được làm và trải nghiệm thực tế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

5

Thứ hai, chú trọng trong việc xây dựng quy trình đào tạo, các bước lập kế hoạch, thực thi và đánh giá kết quả đào tạo, đánh giá chất lượng người học cần được triển khai triệt để và rõ ràng cụ thể theo các tiêu chuẩn quốc tế. Cần đánh giá chất lượng người học sau quá trình đào tạo thông qua những bài kiểm tra dưới dạng thực hành để nghiệm thu kết quả thực tế chứ không chỉ đánh giá thông qua bài kiểm tra lý thuyết đơn thuần.

Thứ ba, tăng cường và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn để tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức về tầm quan trọng của chất lượng nguồn lao động đối với toàn xã hội bằng cách xây dựng các sản phẩm tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp. Thay đổi nhận thức của xã hội về tầm quan trọng của kỹ năng làm việc thực tế và lao động có tay nghề thay vì chú trọng bằng cấp như trước đây.

Thứ tư, luôn chủ động hội nhập quốc tế với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực một cách bền vững. Khi đất nước ta đang bước vào giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp cận kinh tế tri thức trong điều kiện sự phát triển kinh tế - xã hội chưa cao thì yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của sự nghiệp đổi mới. phải lấy việc phát huy chất lượng nguồn nhân lực làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững; là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm phát triển bền vững; là điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng. Cần tiếp tục mở rộng hợp tác với các Chính phủ: Hàn Quốc, Đức, Italia và Nhật Bản trong triển khai các dự án dạy nghề đã ký kết để hội nhập và tiếp thu những kỹ năng tiên tiến của các nước phát triển.

Thứ năm, để tăng cường quản lý nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay, cần có các phương pháp quản lý phù hợp từ doanh nghiệp. Trong đó cần đặc biệt chú ý đến 2 nhóm yếu tố: yếu tố nguồn nhân lực (gồm sự phù hợp giữa con người với tổ chức, lương và các khoản thu nhập, đào tạo và phát triển chức nghiệp, các cơ hội thực hiện nhiệm vụ đầy thách thức) và yếu tố tổ chức (hành vi của lãnh đạo, mối quan hệ trong tổ chức, văn hóa và các chính sách của tổ chức, môi trường làm việc).

</div>

×