Mã lớp học
phần:
202
Số thứ tự theo danh sách
lớp học phần
28
Tên học viên: Trịnh Thùy Linh Mã số học viên: NVSP28
TÂM LÝ GIÁO DỤC HỌC ĐẠI HỌC
TS. HUỲNH VĂN SƠN
NHỮNG YÊU CẦU VỀ PHẨM CHẤT NHÂN CÁCH
CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC
Loại Tiểu luận : Cuối kì Giữa kì
Tiểu luận này được hoàn thành vào ngày 08/10/2012
NHỮNG YÊU CẦU VỀ PHẨM CHẤT NHÂN CÁCH
CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC
Mở đầu
Một điều mà bất cứ ai cũng hiểu chất lượng đội ngũ giảng viên (thể hiện ở đạo đức
nghề giáo và năng lực dạy học) là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định
chất lượng đào tạo ở các bậc học trong đó bao hàm cả Đại học và Cao đẳng.
Nghiên cứu các làng có truyền thống hiếu học và khoa bảng cho thấy, thời phong
kiến, những người dạy học được tự do hành nghề, hoặc tại làng, hoặc tại các làng trong
vùng; khá nhiều trường hợp, các ông đồ từ Thanh Hóa, Nghệ An ra các làng quê ven Hà
Nội dạy học.
Qua hàng nghìn năm nuôi các thế hệ con em ăn học, cha ông ta đã tổng kết "Thầy
nào trò đó". Không phải ngẫu nhiên mà xưa kia, các bậc cha mẹ tìm, chọn thầy cho con rất
kỹ lưỡng: phải là những thầy "văn hay, chữ tốt", có nhân cách, có ảnh hưởng rộng lớn trong
làng xóm.
Điều quan trọng nhất, họ lấy sự thành đạt của học trò làm niềm vui, vinh dự nghề
nghiệp và cũng là sự thành đạt của mình. Không một tổ chức, cơ quan chuyên môn hay cơ
quan hành chính nào quản lý, giám sát việc dạy của các thầy, nhưng các thầy luôn biết "giữ
mình".
Để hành nghề được lâu dài tại một vùng quê, họ một mặt phải đem hết tâm huyết để
dạy học trò, truyền cho trò tất cả vốn kiến thức và kinh nghiệm mình có để trò học hành tiến
bộ và thành đạt; mặt khác luôn biết giữ và nêu gương về nhân cách, lối sống.
Xưa kia, ít có hiện tượng thầy lợi dụng nghề nghiệp, cương vị của mình để "vòi
vĩnh" trò và gia đình học trò kiếm lợi. Chính vì thế, các thầy giáo luôn được coi là những
Trang 2
bậc mẫu mực, có ảnh hưởng lớn với học trò, được học trò kính trọng suốt đời "sống Tết,
chết giỗ".
Các thầy cũng có uy tín lớn trong cộng đồng làng, bằng vốn kiến thức được trang bị,
bằng tấm lòng với học trò và bằng nhân cách của mình. Trong hầu hết các công việc của
cộng đồng, dân làng, đến cả các chức dịch cũng thường hỏi ý kiến thầy, trước khi đưa ra
quyết định thực thi.
Trong nền giáo dục mới, các thầy giáo, cô giáo được phân công giảng dạy theo bộ
môn, trường lớp, chịu sự quản lý của Nhà nước, thông qua ngành giáo dục mà trực tiếp là
Ban giám hiệu, tổ chức Đảng, Công đoàn, đoàn thanh niên trong nhà trường.
Không thể phủ nhận được vai trò to lớn của đội ngũ các nhà giáo đối với những
thành tựu của nền giáo dục mới và sự thành đạt của bao lớp học trò trong mấy chục năm
qua. Đã có biết bao người thầy không màng danh lợi, sống đạm bạc, suốt đời vì sự nghiệp
đào tạo học trò, có nhiều học trò thành đạt. Nhiều người được nhận các danh hiệu cao quý
"Nhà giáo Nhân dân", "Nhà giáo Ưu tú".
Tuy nhiên, trong khoảng 20 năm trở lại đây, đặc biệt là từ khi nền kinh tế - xã hội
chịu nhiều tác động của những mặt trái của cơ chế thị trường thì một bộ phận giảng viên đã
sa sút phẩm chất, xa rời đạo lý của người thầy, coi nghề nghiệp và cương vị làm thầy của
mình là "bảo bối" để "làm kinh tế".
Sự sa sút đạo lý làm thầy trên đây là một trong những nguyên nhân chính yếu nhất
dẫn đến chất lượng giáo dục đại trà giảm sút, quan hệ thầy trò xuống cấp.
Vì những lý do trên, ngành giáo dục cần có những biện pháp nâng cao phẩm chất đội
ngũ giảng viên, mà điều quan trọng là phải có cơ chế ràng buộc trách nhiệm của giảng viên
thông qua chỉ tiêu về kết quả học tập của học sinh ở lớp hay bộ môn mà từng người đảm
nhận dạy, có chế độ khen thưởng hay kỷ luật thỏa đáng. Kiên quyết không để người không
Trang 3
đủ năng lực chuyên môn, tư cách đạo đức kém đứng trên bục giảng. Có như vậy, thì chất
lượng đào tạo ở bậc học này mới thật sự đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới.
Và chính vì thế, chúng ta cần có một đội ngũ giảng viên đáp ứng được các tiêu chí
trên.
1. Phẩm chất nhân cách của người giảng viên đại học
1.1 Thế giới quan khoa học
Đối với giảng viên, quan trọng là phải có thế giới quan khoa học. Thế giới quan của
người thầy giáo là thế giới quan Mác – Lênin, bao hàm những quan điểm duy vật biện
chứng về các quy luật tự nhiên – xã hội và tư duy. Dựa trên những quan điểm day vật biện
chứng về các quy luật tự nhiên, xã hội và tư duy, người giảng viên phải co 1cách nhìn nhận
thế giới một cách khoa học.Thế giới quan của người thầy giáo được hình thành dưới ảnh
hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như; trình độ học vấn của thầy; hoàn cảnh chính trị - xã
hội đất nước,… Thế giới quan của người giảng viên chi phối nhiều mặt hoạt động cũng như
thái độ của họ đối với các hoạt động đó, như việc lựa chọn nội dung và phương pháp giảng
dạy, việc kết hợp giữa giảng dạy, giáo dục với các nhiệm vụ chính trị xã hội, gắn nội dung
giảng dạy lý thuyết với thực hành. Thế giới quan Mác – Lênin là kim chỉ nam giúp giảng
viên đi tiên phong trong đội ngũ những người xây dưng xã hội chủ nghĩa; xây dựng niềm
tin cho thế hệ trẻ đang lớn, chống lại những biểu hiện tiêu cực của những tư tưởng lạc hậu
trong xã hội.
1.2 Lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ
Lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ là hạt nhân trong cấu trúc nhân cách của người giảng
viên. Lý tưởng là ngôi sao dẫn đường giúp cho người giảng viên luôn đi về phía trước, thấy
hết được giá trị lao động của mình với thế hệ trẻ; mặt khác cũng thấy được giá trị của người
thầy giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến nhân cách sinh viên.
Trang 4
Biểu hiện: là niềm say mê nghề nghiệp, lòng tin yêu sinh viên, lương tâm nghề
nghiệp và sự tận tụy với người học; phong cách làm việc cần cù, có trách nhiệm; lối sống
giản dị và chân tình,…
Lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ không phải là cái có sẵn, cũng khônh phải là do di truyền
hay áp đặt mà có. Trái lại hình thành và phát triển chúng là quá trình hoạt động tích cực
trong công tác giáo dục của người giảng viên.
1.3 Lòng yêu mến thế hệ trẻ
Lòng yêu người, trước hết là lòng yêu nghề, là một trong những phảm chất đạo đức
cao quý của con người. Lòng thương người, yêu mến thế hệ trẻ càng sâu sắc bao nhiêu thì
càng làm được nhiều việc vĩ đại bấy nhiêu.
Lòng yêu nghề của giảng viên đại học được thể hiẹn ở những điểm sau:
+ Cảm thấy vui sướng khi tiếp xúc với sinh viên, đi sâu vào thế giới tâm hồn người
học.
+ Quan tâm đầy thiện chí và ân cần đối với thế hệ trẻ.
+ Giúp đỡ sinh viên bằng những tình cảm chân thành và thiện chí
+ Có những đòi hỏi, yêu cầu phù hợp với người học.
1.4 Lòng yêu nghề, yêu lao động sư phạm
Lòng yêu nghề là phẩm chất tâm lý quan trọng và luôn cần thiết đối với giảng viên.
Lòng yêu nghề không tự nhiên có sẵn, cũng không phải cứ muốn là được. Lòng yêu nghề
chỉ có thể được hun đúc, hình thành và phát triển trong quá trình tích cực hoạt động sư
phạm. Những ai thành công trong nghề, gặt hái được nhiều thành quả trong công tác, giảng
Trang 5
dạy, được sinh viên yêu quý, đồng nghiệp tôn vinh, xã hội nhìn nhận và ghi ơn thì người ấy
càng gắn bó với nghề hơn. Có yêu nghề, giảng viên mới cảm nhận hết giá trị của nghề,
nhất là trong thời buổi ngày nay. Lòng yêu nghề được thể hiện ngay trong niềm đam mê
hoạt động sư phạm, hứng thú với bộ môn mình phụ trách, nhiệt tình trong giảng dạy, tích
cực cải tiến nội dung bài giảng.
Người giảng viên đại học yêu nghề là người luôn nghĩ đến công việc, cống hiến cho
sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ, luôn làm việc với tinh thần, trách nhiệm cao, luôn tìm cách đổi
mới, cải tiến chương trình, nội dung, phương pháp dạy học đẻ đạt chất lượng cao nhất. Họ
thường có niềm vui khi tiếp xúc với học trò.
“Để đạt được thành tích trong công tác, người thầy giáo phải có phẩm chất – đó là
tình yêu. Người thày giáo có một tình yêu trong công việc là dủ để họ trở thành một giáo
viên tốt”.
2. Năng lực của ngường giảng viên đại học
Có nhiều quan điểm khác nhau về các nhóm năng lực của người giảng viên đại học.
Sau đây xét những năng lực điển hình trong các nhóm năng lực sư phạm:
2.1 Nhóm năng lực dạy học
2.1.1 Nhóm năng lực sư phạm
2.1.1.1 Năng lực hiểu sinh viên trong quá trình dạy học
Dạy học là một quá trình tương tác giữa người dạy và người học, vì vậy giảng viên
cần phải hiểu được sinh viên của mình. Năng lực hiểu sinh viên được biểu hiện ở việc giảng
viên nắm được sinh viên mong muốn gì, khối lượng kiến thức đã có, phạm vi lĩnh hội của
sinh viên, dự đoán được mức độ khối lượng kiến thức cần trình bày.
Trang 6
2.1.1.2 Tri thức và tầm hiểu biết của thầy giáo
Lao động của giảng viên là lao động trí óc chuyên nghiệp nên đòi hỏi giảng viên
phải có năng lực trí tuệ vượt trội, hay nói một cách khácgiảng viên ưu tú phải là người có trí
tuệ phát triển cao. Năng lực trí tuệ của giảng viên thể hiện rõ qua tri thức và tầm hiểu biết.
Hiểu sâu, biết rộng là năng lực cơ bản của năng lực giảng dạy. Để có được năng lực trí tuệ
phát triền, giảng viên phải tích cực tự học, tự bồi dưỡng để bổ túc và hoàn thiện tri thức của
mình.
2.1.1.3 Năng lực thiết kế bài dạy
Năng lực thiết kế bài dạy là sự gia công trí tuệ của giảng viên đối với tài liệu, thay
đổi hình thức và nội dung, lựa chọn phương pháp giảng dạy sao cho nó phù hợp tối đa với
trình độ, đặc điểm nhân cách của sinh viên mà vẫn đảm bảo chuẩn về mặt kiến thức, kỹ
năng và logic sư phạm.
Năng lực thiết kế bài dạy được thể hiện trước tiên ở việc giảng viên xác định được
mối quan hệ giữa yêu cầu chuẩn về mặt kiến thức và kỹ năng của môn học với trình độ
nhận thức của sinh viên, trên cơ sở đó thiết kế nội dung bài giảng sao cho bài giảng có sức
lôi cuốn sinh viên và sinh viên dễ tiếp thu nhất, mà vẫn đảm bảo được logic nhận thức,
logic sư phạm.
Như vậy, đòi hỏi giảng viên phải có trí tuệ cao, tư duy độc lập, sang tạo, có nền tảng
tri thức vững chắc.
2.1.1.4 Nắm vững kỹ thuật dạy học
Trang 7
Dạy học theo phương pháp hiện đại, giảng viên cũng giống như nhà tổ chức, người
đặt ra các mục tiêu, đề ra các hành động, hướng dẫn sinh viên chuẩn bị, khích lệ, động viên,
truyền cảm hứng và dẫn dắt sinh viên tham gia các hoạt động đó. Giảng viên là người dẫn
đường, khơi gợi những gì tốt đẹp nhất của từng cá nhân và cả tập thể lớp học, gắn kết nhu
cầu, kỹ năng từng thành viên thành một khối tổng thể có tổ chức.
Mức độ phát triển năng lực tổ chức và điều khiển hoạt động học cho sinh viên còn
phụ thuộc vào chính bản thân sinh viên. Andrew White nói rằng sinh viên đến lớp không
phải để nhận sự giáo dục mà là đến lớp để tự giáo dục mình. Tinh thần này đặc biệt đúng
với sự đòi hỏi về cách dạy và học ở các trường Đại học ngày nay. Bản thân sinh viên phải
tích cực, chủ động và sáng tạo trong chính hoạt động học tập của mình, có như vậy sự tổ
chức và điều khiển, lãnh đạo của giảng viên mới đạt được kết quả tốt.
2.1.1.5 Năng lực giao tiếp sư phạm
Năng lực giao tiếp sư phạm là năng lực thấu hiểu những diễn biến tâm lý của sinh
viên và bản than, đồng thời biết sử dụng hợp lý những phương tiện giao tiếp, biết cách tổ
chức và điều chỉnh quá trình giao tiếp nhắm tạo ra các tiếp xúc tâm lý, xây dựng bầu không
khí tâm lý thuận lợi để tạo ra kết quả tối ưu trong quan hệ giảng viên – sinh viên.
2.1.2 Nhóm năng lực giáo dục
- Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách của người học
- Năng lực giao tiếp sư phạm
- Năng lực cảm hóa người học
- Năng lực khéo léo đối xử sư phạm
Trang 8
2.1.3 Năng lực nghiên cứu khoa học
Một giảng viên dạy giỏi là phải biết kích thích tính tò mò ham hiểu biết của sinh
viên bằng cách hướng sinh viên đến những nghiên cứu khoa học mới nhất, dẫn dắt sinh viên
tranh luận sâu về chuyên ngành của họ. Muốn đạt được điều này, người giảng viên phải vừa
dạy học vừa phải kết hợp nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học được xem là một lĩnh
vực hoạt động đặc trưng của giáo dục đại học. Với hoạt động này, các trường Đại học
không chỉ là trung tâm đào tạo mà còn là trung tâm nghiên cứu khoa học, sản xuất, sử dụng,
phân phối, xuất khẩu và chuyển giao công nghệ mới hiện đại.
Nghiên cứu khoa học thực sự là nhiệm vụ đầy thách thức đối với giảng viên. Để
nghiên cứu khoa học hiệu quả, giảng viên cần phải nắm vững phương pháp luận và phương
pháp nghiên cứu khoa học, biết cách viết đề cương nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu, biết
cách trình bày và phân tích kết quả nghiên cứu, sau đó cần phổ cập kết qủa nghiên cứu với
cộng đồng.
Năng lực nghiên cứu khoa học luôn gắn liền với năng lực học tập, bồi dưỡng nâng
cao trình độ. Để có những công trình nghiên cứu khoa học chất lượng đòi hỏi người giảng
viên phải có khả năng tự học, học mãi không ngừng. Với phương châm ”học tập suốt đời”,
giảng viên cần phải rèn luyện cho mình các kĩ năng tự học, học từ xa, vừa học vừa làm,….
Tự học sẽ tạo điều kiện cho tư duy độc lập, sáng tạo phát triển. Tự học vừa là quá trình
hoàn thiện mình vừa là nêu gương cho sinh viên.
2.1.4 Năng lực hoạt động xã hội
Tích cực tham gia đóng góp để phục vụ xã hội, phát triển cộng đồng cũng là một
nhiệm vụ quan trọng của giảng viên. Muốn đóng góp hữu ích cho xã hội đòi hỏi người
Trang 9
giảng viên phải được trang bị những kĩ năng sống, đặc biệt là những kĩ năng xã hội như kĩ
năng hợp tác, kĩ năng gây thiện cảm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thích ứng xã hội….Những
kĩ năng này giúp cá nhân nhanh chóng hội nhập, thích nghi với những điều kiện sống và
hoạt động của xã hội hiện đại và phát triển bản thân.
2.2 Sự hình thành uy tín của người giảng viên đại học
Muốn hình thành uy tín người giảng viên phải có những điều kiện sau đây:
- Thương yêu học sinh và tận tụy với nghề
- Công bằng trong đối xử (không thiên vị, không thành kiến, không cảm tính)
- Phải có chí tiến thủ (có nguyện vọng tự phát triển, nhu càu về mở rộng tri thức và
hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp)
- Có phương pháp và kỹ năng tác động trong dạy học và giáo dục hợp lý, hiệu quả và
sáng tạo.
- Mô phạm, gương mẫu về mọi mặt, mọi lúc, mọi nơi.
3. Một số kiểu nhân cách của giảng viên Đại học
Dựa vào phẩm chất nhát định trong hoạt động của người giảng viên đại học, người ta
có thể phân chia cán bộ giảng dạy ở đại học thành 4 loại:
- Loại 1: Những cán bộ giảng dạy có khả năng kết hợp cả hai hoạt động là hoạt động
NCKH và hoạt động giảng dạy.
- Loại 2: Có khả năng NCKH (nhà khoa học) nhưng năng lực sư phạm yếu
- Loại 3: Năng lực sư phạm tốt, năng lực NCKH kém
- Loại 4: Yếu cả hai hoạt động trên
Trang 10
Trang 11