Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tổng quan nghiên cứu cam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.77 KB, 14 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>1.Những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây ănquả có múi.</b>

Cam quýt được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới do có phổ thích nghirộng, tuy nhiên năng suất cao và chất lượng cam quýt ngon, mẫu mã quả đẹp khi trồngở vùng á nhiệt đới. [7],[4],[31].

Cam quýt là cây kém chịu hạn và không chịu được ngập úng do có bộ rễ cộngsinh với nấm. Vì vậy đất trồng cam qt cần đủ ẩm, thống khí, mực nước ngầm sâudưới 1m là những điều kiện tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của bộ rễ cam quýt. Vềmặt dinh dưỡng, bên cạnh các nguyên tố đa lượng như N, P, K cam quýt còn cần cácnguyên tố trung lượng, vi lượng như: Ca, S, Zn, B, Mo, Mn, Fe, Cu v.v… Nếu thiếuhụt một trong các nguyên tố dinh dưỡng trên đều làm cho cam quýt sinh trưởng vàphát triển kém, khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi của ngoại cảnh kém, làmgiảm năng suất và chất lượng sản phẩm [31].

-Nhiệt độ

Theo Trần Thế Tục (1980) [21] và nhiều tác giả khác cho rằng cây cam, quýt,chanh, bưởi sinh trưởng trong phạm vi nhiệt độ từ 12 – 39<small>o</small>C, nhiệt độ thích hợp nhấttừ 23-27<small>o</small>C. Tại nhiệt độ thấp -5<small>o</small>C một số giống có thể chịu được trong thời gian ngắnnhất. Khi nhiệt độ cao 40<small>o</small>C kéo dài trong thời gian dài trong nhiều ngày cam quýt sẽngừng sinh trưởng, biểu hiện bên ngồi là lá rụng, cành khơ héo. Tuy nhiên cũng cógiống chỉ bị hại khi nhiệt độ khơng khí lên đến 50 – 57<small>o</small>C [3],[7].

Nhìn chung nhiệt độ đất và nhiệt độ khơng khí ảnh hưởng đến tồn bộ hoạtđộng của cam quýt như: sự phát lộc, quá trình quang hợp, sự hoạt động của bộ rễ, sựlớn lên của quả,… Bằng những nghiên cứu của mình Vũ Cơng Hậu (1960) cho rằng rễcam quýt hoạt động tốt khi nhiệt độ tăng dần từ 9 – 23<small>o</small>C. Khi nhiệt độ tới 26<small>o</small>C câyhút đạm mạnh. Ngoài ra sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn lmaf quả pháttriển mạnh, đồng thời có ảnh hưởng đến khả năng tích lũy, vận chuyển đường bột vàaxit trong cây vào quả. Tuy nhiên, khi nhiệt độ ban đêm quá thấp làm cho hoạt độngnày kém đi [7].

Những giống có khả năng thích ứng với nhiệt độ thấp thường có phẩm vị ngon,mã quả đẹp, hấp dẫn, ngược lại những giống chịu nhiệt có phẩm chất kém hơn [11],[10].

Theo Hồng Ngọc Thuận (2002), ở các vùng đất tốt, có nhiệt độ mùa Hè khơngq nóng, mùa Đơng khơng q lạnh với nhiệt độ bình qn năm .15<small>o</small>C, tổng tích ơn từ2.500 – 3.500 cũng có thể trồng cam quýt. Ở các vùng lục địa xa biển không nên trồngcam quýt ở độ cao từ 1.700 – 1.800m so với mực nước biển vì những vùng này mùaĐơng thường có tuyết rơi và nhiệt độ xuống tới -4<small>o</small>C. Về phương diện nhiệt độ, camquýt có thể phát triển khắp các miền sinh thái ở Việt Nam nhưng lý tưởng nhất là khíhậu ở vùng núi cao phía Bắc [15].

-Ánh sáng

Theo Vũ Cơng Hậu và một số tác giả thì cam quýt là cây ưa ánh sáng tán xạ,nơi có cường độ ánh sáng từ 10.000 – 15.000 lux, tương ứng với 0,6 cal/cm<small>2</small>, ứng vớiánh sáng lúc 8 – 9h sáng và 4-5h chiều hoặc những ngày trời quang mây mùa hè. Tuy

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

nhiên để có được lượng ánh sáng như vậy chúng ta cần bố trí mật độ hợp lý như khôngquá dày cũng không quá thưa, vườn cam qt nhất thiết phải bố trí nơi thống, có thểtrồng cây chắn gió đồng thời có tác dụng che bớt ánh sáng trực xạ vào những ngày trờinắng gát, khi đủ ánh sáng cây sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh [7], [32].

-Ẩm độ và lượng mưa

Cam quýt có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng và ẩm vì vậy cam qt là cây ưaẩm, ít chịu hạn, cần nhiều nước nhất là thời kỳ nảy mầm, cây con và thời kỳ phân hóamầm hoa, thời kỳ kết quả và đang phát triển. Trong năm cam quýt cần nước từ tháng11 đến tháng 3 năm sau. Tuy ưa ẩm nhưng cam quýt rất sợ úng đất sẽ bị thiếu oxy, bộrễ hoạt động sẽ kém vì vậy sẽ làm cho cây rụng lá, hoa, quả [20],[8],[31].

Cam quýt yêu cầu ẩm độ khơng khí 75% và độ ẩm đất 60%, độ ẩm này khôngnhững đảm bảo cho cây sinh trưởng phát triển tố mà còn cho năng suất cao, phẩm chấttốt, mẫu quả đẹp, quả to, vỏ mỏng. Nếu độ ẩm khơng khí q cao hoặc q thấp đều cóhại cho cam qt, ẩm dộ khơng khí q cao kèm nắng to và tháng 8, tháng 9 hàng nămthường gây hiện tượng rám nắng và nứt quả [22],[14].

Theo Hoàng Ngọc Thuận (2002), lượng mưa thích hợp cho các vùng trồng camquýt trên dưới 2.000 mm, Cam cần 1.200 -1.500mm, quýt cần nhiều hơn từ 1.500 –2.000mm, chanh cần ít nước hơn quýt, lượng nước trong đất có ảnh hưởng rõ rệt đếnhoạt động của bộ rễ, lượng nước được coi là đủ khi nước tự do bằng 1% và độ ẩm đấtbằng 60% độ ẩm bão hòa đồng ruộng [15].

Sự thiếu nước có liên quan đến sinh trưởng và độ héo của lá, có thể gây rụng lá.Khi ẩm độ đất thiếu, sinh trưởng chồi chậm, lá cũng nhỏ đi. Hạn hán kéo dài có thểlàm cành khơ, nhánh nhỏ bị khô và chết. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng cây ănquả có múi rất mẫn cảm với sự thiếu nước lúc nở hoa, trong giai đoạn rụng quả và tăngkích thước quả.

Quy luật hoạt động của gió là một vấn đề cần lưu ý trong việc bố trí các vùngtrồng cam qt. Tốc độ gió vừa phải có ảnh hưởng tốt đến việc lưu thơng khơng khí,điều hòa độ ẩm, giảm sâu bệnh hại, cây sinh trưởng tốt. Tuy nhiên tốc độ gió có ảnhhưởng đến khả năng đồng hóa của cây, đặc biệt là gió lướn.

Ở nước ra, đồng bằng sông Hồng và ven biển niền Trung về mùa mưa thườngcó gió bão gây đổ cây, gẫy cành, rụng quả làm cho khả năng sinh trưởng và năng suấtcủa cây giảm rõ rệt. Do vậy cần chú ý đến việc trồng các đai rừng chắn gió cho cácvườn trồng cam quýt ở những vùng hay có bão lớn [14],[8].

-Đất đai

Ở nước ta, theo Trần Thế Tục (1980) và một số tác giả cho rằng cây cam quýtcó thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: đất thịt nặng ở đồng bằng, đất phù sachâu thổ, đất đồi núi, đất phù sa cổ, đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất bạc màu,… Tuy nhiênnếu trồng cam quýt trên đất xấu, nghèo dinh dưỡng cần phải đầu tư thâm canh cao,hiệu quả kinh tế sẽ tốt hơn [8],[35],[21].

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Theo Hoàng Ngọc Thuận (2002), cây cam quýt có thể trồng được trên đa số cácloại đất trồng trọt ở Việt Nam: đất thịt nặng, đất pha cát, đất bạc màu. Tuy nhiên ởnhững vùng đất xấu phải đầu tư nhiều, thâm canh cao, hiệu quả kinh tế sẽ thấp hơn.Không nên trồng cam quýt ở đất sét nặng, đất cát già hoặc có lớp đất mặt nơng, đấtong, đất có mực nước ngầm cao mà khó thốt nước. Cũng theo tác giả này, đất trồngcam quýt tốt nhất là đất bằng phẳng, có cấu tượng, nhiều mùn, thống khí, giữ ẩm tốt,khi cần dễ tháo nước và có tầng đất dày (hơn 1m càng tốt), mực nước ngầm thấp (tốithiểu phải sâu hơn 8m). Như vật, phần lớn đất đai vùng đồi núi phía Bắc, phía TâyNghệ An, Hà Tĩnh, miền Đơng Nam Bộ đều thỏa mãn các yêu cấu của cây cam quýt[15].

Cây cam quýt có thể trồng được trên đất có độ pH từ 4 – 8 nhưng thích hợpnhất là từ 5,5 – 6, điẹn thế oxy hóa khử Eh > 300mV. Ở độ pH này các nguyên tốkhoáng cần thiết cho cây cam quýt phần lớn ở dạng dễ tiêu, nếu là đất chua nhất thiếtphải bón vơi để nâng cao độ pH cho đất. Đất trồng cam quýt cần có độ thống cao,nồng độ oxy phải lớn hơn 4% cây mới sinh trưởng và phát triển bình thường, nếu hàmlượng oxy nhở hơn 2% cây sẽ ngừng sinh trưởng. Nếu chúng ta đánh giá mức độ thíchnghi của đất đối với cam quýt thì đất phù sa cổ là tốt nhất, sau đó đến đất phù sa mớibồi hàng năm, đất Bazan, đất dốc tụ và đất phiến sét. Không nên trồng cam quýt trênđất thịt nặng, đất có tầng canh tác mỏng, đất đá ong và đá lộ đầu hoặc những nơi cómực nước ngầm cao mà khơng thể thốt nước được [8], [20],[26].

<b>2. Một số nghiên cứu cam quýt trên thế giới</b>

<i>2.1. Về cải tiến giống</i>

Nhiều nước trên thế giới, nhất là những nước có nghề trồng cam quýt phát triển,công tác chọn tạo giống được đặc biệt chú ý, trong đó tập trung theo hướng tuyển chọntừ nguồn gen biến dị trong tự nhiên, chọn tạo bằng phương pháp lai hữu tính, phươngpháp xử lý đột biến tác nhân vật lý, hóa học và ứng dụng công nghệ sinh học trongchọn giống.

Để tạo ra các giống cam quýt mới đã áp dụng nhiều phương pháp khác nhaunhư: chọn lọc cây phơi tâm trong q trình lai xa, chọn lọc từ các đột biến mầm (camWashington navel là một ví dụ điển hình), tuyển chọn các cây đầu dòng trong sản xuất(Janick àn Moore, 1975 – 1981) [28].

Các nhà chọn giống người Nga đã chọn được hàng loạt giống cam chịu lạnh tốt,năng suất cao và phẩm chất không thua kém các giống ban đầu bằng phương pháp laixa (Hoàng Ngọc Thuận, 1990) [37].

Hướng nghiên cứu chọn tạo cây cam quýt kháng bệnh virus tristrza (CTV) bằngchuyển nạp gen CTV cũng đang được một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản thựchiện [38]. Beatriz et al., 2001 đã tạo được 5 cây lai xoma có khả năng chống chịu bệnhdo vi khuẩn và virus tristeza gây ra bằng dung nạp tế bào trần giữa Caipira sweet

<i>oảnge (Citrus sinensis L. Osbeck) với Volkamer lemon (C. Volkameriana Pasquale),Cleopatra mandarin (C. Reticulata Blanco), và Rough lemon (C.jambhiri Lushington)</i>

<i>2.2. Về dinh dưỡng khoáng cho cây cam quýt</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Phân bón lá thực chất là các chế phẩm mà trong đó chứa đầy đủ các chất dinhdưỡng dạng đa lượng, trung lượng và vi lượng, nhằm cung cấp kịp thời cho cây. Mỗichất có vai trị khác nhau đối với cây nhưng nếu thiếu cây trồng sẽ sinh trưởng và pháttriển kém, năng suất, chất lượng nông sản giảm rõ rệt.

Căn cứ vào tình trạng dinh dưỡng đất, thơng qua phân tích và đối chiếu với nhucầu dinh dưỡng của cây theo từng độ tuổi, từng giai đoạn sinh trưởng người ta có thểđịnh ra được chế độ bón phân phù hợp. Từ kết quả nghiên cứu, Trạm thí nghiệm camquts Gainsville, Florida đề nghị tỷ lệ bón phân N:P2O5:K2O; MgO:MnO:CuO là 1:1:1;0,5:0,125:0,063. Tỷ lệ này tương đương với công thức 8:8:8:4:1:0,5. Tùy tuổi cây, từnăm thứ nhất đến năm thứ 6 bón mỗi cây số lượng phân bón hỗn hợp theo từng côngthức trên từ 0,5 – 5,0kg/năm (Turcker et al., 1995) [34]. Theo trung tâm kỹ thuật thựcphẩm và phân bón (FFTC), Đài Loan (2005) [19], từ năm thứ nhất đến năm thứ 5lượng phân bón tính theo tuổi cây là như nhau đối với 3 nguyên tố N, P<small>2O5 và K2O từ</small>50g.cây năm thứ nhất tăng dần đến 140 g/cây năm thứ 5. Khi cây đã cho thu hoạc,lượng phân bón theo năng suất thu được. Đó cũng là một căn cứ tương đối chính xác.Người ta tính được rằng nếu năng suất 50 tấn/ha sẽ lấy đi một khoảng dinh dưỡng 75,5kg N/ha, 27,5kg P2O5/ha và 124,5kg K2O/ha, do vậy khi bón phân cần bón đủ lượngdinh dưỡng trên cộng với số lượng cần để tạo chồi mới, lá mới và số lượng mất đi dorửa trôi. Một nghiên cứu khác cho biết cứ thu 40kg quả thì phải bón trả lại cho đất180kg N, 135kg P2O5, 160 kg K2O và 90 kg MgO. Theo Sam son (1986) [32], bónphân cho cây non, cây chưa ra quả khác với bón phân cho cây trưởng thành, cây choquả. Cơng thức chung hợp lý để bón phân là N:P2O5:K2O = 8:2:8 với lượng bình quânlà 0,75 kg/cây trong năm đầu tiên và tăng dần cho đến 3,15 kg/cây khi cây được 10năm tuổi.

<i>2.3. Về quản lý độ ẩm và tưới nước cho cây</i>

Các nghiên cứu cho thấy, chi phí cho việc trừ cỏ, sâu bệnh, đốn tỉa và bón phânkhơng có kết quả làm tăng năng suất cao hơn nếu tưới nước không đầy đủ. Nhiều nướctrên thế giới hiện nay sử dụng máy đo trương lực thủy phần đất làm chỉ tiêu để tưới.Mức độ khô ẩm của đất được biểu thị bằng trương lực (sức căng) thủy phần đất. Để đođộ ẩm đất trong vườn người ta chôn máy ở độ sâu 30cm. Trên máy khắc số từ 0 – 100.Số 100 tương đương 1 atmosphe. Từ giai đoạn phát lộc xuân đến giai đoạn quả nhỏcần tưới giữ ẩm đất đảm bảo trương lực trên máy đo được từ 33 – 60. Từ quả nhỏ đếntrước thu hoạch 1 tháng là 60 – 90 [18].

Một số nước sử dụng phương pháp chỉ thị sinh học (Biological indicators) đểxác định thời gian tưới cho cây. Một trong những phương pháp đó kiểm tra mối quanhệ của nước với sự tăng trưởng của cành hoặc phát hiện những dao động tạm thờitrong chúng. Những hệ thống đo tốc độ dòng chảy của nhựa mủ trong cành cây bằngphương pháp xung động nhiệt (heat pulse method) hiện nay đã khá hoàn thiện và sẵntrên thị trường. Những hệ thống đo dịng chảy của nhựa này có thể định lượng được sửdụng nước của cây. Về lý thuyết nó có thể cung cấp những thơng số cho hệ thống tướitự động.

<i>2.4. Sử dụng phân bón lá và chất điều hịa sinh trưởng</i>

Trong q trình sinh trưởng và phát triển của thực vật, sự hình thành hoa là dấuhiệu cây chuyển từ giai đoạn sinht rưởng dinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng sinh

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

sản, chuyển hướng từ hình thành mầm lá sang hình thành mầm hoa. Sau thụ phấn thụtinh là quá trình đậu quả, tuy nhiên sự đậu quả còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố nội tạivà ngoại cảnh. Hàm lượng auxin và các chất kích thích sinh trưởng thấp là nguyênnhân dẫn đến sự rụng sau khi hoa nở. Để tăng cường sự đậu quả người ta bổ sung thêmauxin và gibbrellin ngoại sinh cho hoa và quả non, hai chất này có tác dụng bổ xungthêm cho nguồn phytohoocmon có trong phơi hạt vốn khơng đủ cho q trình nảymầm. Vì vậy mà sự sinh trưởng của quả được kích thích và quả khó có thể rụng ngayđược [29], [30].

Auxin có vai trị quan trọng trong q trình sinh trưởng, phát triển của cây đặcbiệt là quá trình đậu quả và sự sinh trưởng quả. Nó được sử dụng khá rộng rãi trongsản xuất nhất là với ngành trồng cây ăn quả [16],[40].

Theo Skoong, F (1940) có thể dùng chất kích thích sinh trưởng với liều lượngcao để phun cho cam làm hoa rụng bớt đi để tránh hiện tượng ra quả cách năm. Chẳnghạn như NAA nồng độ từ 100ppm, 200oom…500ppm thấy kết quả như sau:

Nồng độ 500ppm: số hoa rụng đi 50%, nồng độ 250ppm: số hoa rụng đi 23%,nồng độ 200ppm: số hoa rụng đi 20%. Số lượng quả tuy giảm, nhưng do trọng lượngquả tăng lên cho nên sản lượng ổn định và tránh hiện tượng cách năm [40].

Ở Trung Quốc phun 2,4D ở nồng độ 5-10ppm vào mùa hoa cam đang nở rộthấy tỷ lệ đậu quả tăng so với đối chứng, đường kính quả tăng 9%, sản lượng tăng34,2% [40],[12].

+GA3 (Gibberllin)

Lịch sử phát hiện ra gibberllin gắn liền với những nghiên cứu bệnh lúa von màcác nhà nghiên cứu người Nhật đã quan tâm từ lâu. Triệu chứng điển hình là cây lúatăng trưởng chiều cao quá mức, làm cây yếu, giảm năng suất trên 40%. Các nhà bệnhcây Nhật Bản cho rằng bệnh von là do loại nấm ký sinh ở cây lúa có tên là gibberelafujikuroi gây nên, loại nấm này đã tiết ra một chất nào đó kích thích sự sinh trưởngchiều cao cây lúa và gây nên bệnh lý…[12].

GA3 cũng có tác dụng trong việc phân hóa các cơ quan sinh sản đặc biệt là sựphân hóa giới tính đực và cái, kích thích sự hình thành hoa đực và ức chế q trìnhhình thành hoa cái, chính vì vậy mà người ta đã sử dụng GA3 để điều khiển số lượnghoa đực của các cây họ bầu bí [30], [12], [17].

<i>2.5. Về phòng trừ sâu bệnh hại</i>

Cây ăn quả có múi nói chung và cây cam quýt nói riêng có khá nhiều sâu bệnhhại, đặc biệt có những bệnh rất nguy hiểm gây hủy diệt hàng loaitj như bệnh tristeza,greening ở Brasil, Tây Ban Nha và Vênzuela (Whiteside at al., 1980) [36].

Ở Nhật Bản đã ghi nhận 240 lồi cơn trùng và nhện hại; tại 14 tỉnh miền NamTrung Quốc ghi nhận 489 loài chân khớp gây hại trên cam qt; Đài Loan có 167 lồi,Malaysia có 174 lồi, ở Ấn Độ có 250 lồi… [31].

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Kết hợp các biện pháp hóa học và sinh học tạo ra một hình thức gọi là quản lýphịng trừ tổng hợp (IPM) đang là xu hướng chung các nước hướng tới. Ở Cu Ba ápdụng IPM trên cam quýt đã giảm được 50% lượng thuốc hóa học và làm tăng 20%lượng quả xuất khẩu. Một số nước có kỹ thuật sản xuất cây ăn quả có múi tiên tiếnnhư: Úc, Hàn Quốc đã áp dụng IPM trên cây ăn quả có múi trên cơ sở sử dụng dầukhống PSO để phịng trừ tập đồn chích hút, sâu vẽ bùa…kết hợp với phòng trừ cácloại bệnh hại khác, bảo vệ tập đoàn thiên địch trên các vườn quả, hạn chế ô nhiễm môitrường.

Tiến bộ đáng ghi nhận nhất trong phịng chống dịch bệnh đó là kỹ thuật xétnghiệm chuẩn đoán các bệnh virus, siêu vi khuẩn bằng PCR và ELISA. Hiện naynhững kỹ thuật này đã được sử dụng như là một phương tiện chủ yếu để xét nghiệmchuẩn đoán bệnh cũng như sàng lọc bệnh trong sản xuất cây sạch bệnh, đồng thời việckết hợp các phương pháp vi ghép đỉnh sinh trưởng, nuôi cấy mo phân sinh với xétnghiệm sàng lọc bệnh bằng PCR và ELISA đã trở thành một khâu bắt buộ trong sảnxuất cây sạch bệnh ở các nước trồng cam quýt trên thế giới (Timmer and Duncan,1999) [33].

<b>3. Tình hình nghiên cứu cây ăn quả có múi ở Việt Nam</b>

<i>3.1. Thu thập, đánh giá, bảo tồn và sử dụng nguồn gen cây ăn quả có múi</i>

Hoạt động thu thập bảo tồn, đánh giá và sử dụng nguồn gne cây ăn quả có múinói chung và cây cam nói riêng ở nước ta bắt đầu từ rất sớm, nhiều nguồn gen camquýt đã được thu thập và nhập nội (Bùi Huy Đáp, 1960). Tuy nhiên công việc này thựcsự được quan tâm và tiến hành bài bản từ những năm 90 của thế kỷ XX (Đỗ Đình Ca,1996) [1].

Năm 1992, Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phú Hộ đã tiến hành điều tra thuthập nguồn gen cây ăn quả có múi ở các tỉnh miền Bắc, đã thu thập mô tả được 185mẫu giống thuộc 11 loài, tuy nhiên đến năm 2000, tập đoàn quỹ gen cây ăn quả có múichỉ cịn lại 24 giống (Đỗ Đình Ca, 1996) [1].

Trong 2 năm từ 1996 – 1997, Viện nghiên cứu ra quả hợp tác với Viện nghiêncứu cây ăn quả quốc gia Nhật Bản tiến hành điều tra nghiên cứu thu thập nguồn gencây ăn quả có múi ở những vùng trọng điểm trên lãnh thổ Việt Nam, đã thu thập được267 mẫu giống. Trên cơ sở đánh giá đa dạng di truyền và dựa theo khóa phân loại củaSwingle đã xác định được 68 giống và một số dạng lai thuộc 6 loài riêng biệt:

<i>-Cam ngọt : Citrus sinensis Osbeck-Bưởi: Citrus grandis Osbeck-Quýt: Citrus reticulata Blanco</i>

<i>-Chanh: Citrus Limon Burn (Swingle)</i>

<i>-Cam chua, cam đắng: Citrus aurantium Linn-Bòng/chanh yên/ phật thủ: Citrus Medica</i>

Và một số dòng lai như cam bù, cam Sành, cam voi, chấp, cam Đồng Đinhg (Areport of exploration in Việt Nam, 1996, NIAR/DSTPQ/IPGRI,1977).

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Từ năm 1994 – 2000 Trung tâm cây ăn quả Long Định, nay là viện nghiên cứcây ăn quả miền Nam đã tiến hành điều tra thu thập, bảo tồn và đánh giá giống cây ănquả hầu hết các tỉnh miền Nam, kết hợp với nhập nội đã thu thập được 155 mẫu giốngcây ăn quả có múi. Đã đánh giá và đưa vào sử dụng 17 giống (chủ yếu là nhập nội).

Trong giai đoạn 2001 – 2003 trong khuôn khổ dự án IPGRI – ADB – TFTproject, Trung tâm Tài Nguyên thực vật kết hợp với Viện nghiên cứu cây ăn quả miềnNam đã thu thập được 188 nguồn gen cây có múi (IPGRI, 2004)[27].

Trần Thị Oanh Yến và cộng sự (Viện cây ăn quả miền Nam), năm 2003 cũng đãsử dụng maker SSR để xác định tính đa dạng di truyền của một số giống cam quýt ởcác tỉnh phía Năm (Trích theo Đỗ Đình Ca, 2009)[2].

Tác giả Trần Phúc Đường, Đại học Cần Thơ năm 2005 đã tiến hành đề tài“Phân loại, đánh giá và in dấu AND các giống cây ăn quả có múi ở Việt Nam” [5].

<i>3.2. Nghiên cứu cải tiến giống và nhân giống</i>

Trong quá trình điều tra đánh giá, tuyển chọn cây đầu dòng giống cam quýt tạiHàm Yên, Tuyên Quang năm 1988 – 1999, Nguyễn Duy Lâm, Lương Thị Kim Oanh,Lê Hồng Sơn đã kết luận: “ trong các loại cam Sành, quýt Đỏ, quýt Vàng, quýt Chum,quýt Sen thì cam Sành có khối lượng quả cao nhất, vỏ dày, thô, múi tinh dầu to, tỷ lệăn được thấp hơn các giống khác”. Các tác giả đã tuyển chọn được 8 cây cam Sành, 6cây quýt các loại ở lứa tuổi từ 7 – 15 tuổi sau trồng có một số đặc điểm tốt về hìnhthái, năng suất và phẩm chất, đủ tiêu chuẩn làm cây đầu dòng để tiếp tục nghiên cứđánh giá, làm cơ sở cho việc nhân và sản xuất giống phục vụ sản xuất.

Trần Thế Tục, Hoàng Ngọc Thuận, Trịnh Duy Tiến 92001) đã tuyển chọn được16 cây đầu dòng thuộc các giống cam Sành, quýt Đỏ, quýt vỏ Vàng và quýt Chum ởlứa tuổi 8 năm và trên 30 năm sau trồng [23].

Thông qua phương pháp chọn lọc từ các đột biến tự nhiên, Trần Thị Oanh Yến ,Nguyễn Ngọc Thi và cộng sự (2006) đã tuyển chọn được 3 dòng cam Mật khơng hạt:CMKH-01, CMKH-02, CMKH-03. Hiện các dịng này đang được trồng khảo nghiệm,đánh giá tính ổn định, năng suất và chất lượng tại các tỉnh phía Nam [25].

<i>3.3. Nghiên cứu về kỹ thuật canh tác</i>

Trồng xen cây họ đậu, cây phân xanh trên vườn trồng cam quýt, để bồi dưỡngđất, làm tăng thêm độ màu mỡ, tăng chất dinh dưỡng khống cho đất, hạn chế được cỏdại, chống xói mịn và giữ ẩm cho cây cũng được các cơ quan khoa học khuyến cáocho người trồng cam quýt (Hoàng Ngọc Thuận, 1994; Hà Minh Trung và CS, 2001)[13] [18].

Kết quả nghiên cứu và trồng xen ổi Xá Lị Nghệ trong vườn cam Sành do cácnhà khoa học Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam tiến hành, tại vườn nhà ông LêVăn Bảy, xã An Thới Đông (Cái Bè – Tiền Giang) cho thấy có khả năng hạn chế rầychổng cánh và rầy mềm (tác nhân truyền bẹnh Greening và bệnh Tristreza). Trồng 60cây cam Sành và 60 cây ổi trong 1.000m2 vườn qua 6 lần ra đọt non, không có rầymềm và rầy chổng cánh xuất hiện trên vườn. Mơ hình xen ổi với cây ăn quả có múi đãđược Viện nhân rộng hơn 131ha ở Đồng bằng sông Cửu Long (Lê Quốc Điền, 2009)[6].

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i>3.4. Nghiên cứu phịng trừ sâu bệnh hại.</i>

Có khá nhiều cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam về các đối tượng sâu bệnh hạitrên cây có múi trong những năm qua. Kết quả của đề tài điều tra, nghiên cứu một sốsâu bệnh hại và xây dựng biện pháp phòng trừ trên cây ăn quả có múi cho thấy, có 13lồi sâu hại, các bệnh hại nguy hiểm là greening (vàng lá gân xanh), tristeza, phấntrắng, sẹo, thán thu. Trên cơ sở đó đề tài đã giới thiệu một số thuốc đặc hiệu cho việcphịng trừ sâu bệnh hại chính để khuyến cáo cho người sử dụng. (Ngô Vĩnh Viễn,2006) [24].

Với hàng loạt dự án, đề tài được tài trợ bởi các cơ quan trong và ngoài nước, từnăm 1990 đến nay Viện Bảo vệ thực vật và Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đãxác định được nguyên nhân và mô tả triệu chứng bệnh greening trên cây cam, quýt,bưởi. Các nhà khoa học đã nghiên cứu áp dụng thành công các kỹ thuật tiên tiến trongxét nghiệm chuẩn đoán bệnh như kỹ thuật PCR, ELISA và kỹ thuật sàng lọc bệnhbằng kết hợp nuôi cấy mô phân sinh (meristem), ghép đỉnh sinh trưởng ( Shoot – tip –grafting) với xét nghiệm PCR, ELISA để sản xuất cây sạch bệnh cũng đã được triểnkhai có hiệu quả ở nhiều Viện, trường Đại học và một số địa phương trong nước (BùiThị Ngọc Lan và Lê Thị Thu Hồng, 2003) [9].

Gần đây Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã nghiên cứu xây dựng tiêuchuẩn cây sạch bệnh tại một số địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, từkết quả nghiên cứu các nhà khoa học cũng khuyến cáo, nên sử dụng một số giống ghépchịu được một số bệnh nguy hiểm như: Cấp Thái Bình, Chanh sần, cam ba lá, camchua Hải Dương, quýt Cleopatre trong nhân giống cây ăn quả có múi. Đây là nhữngthành quả đáng khích lệ, góp phần thúc đẩy phát triển ổn định cây ăn quả có múi ởViệt Nam (Viện Bảo vệ thực vật, 1999) [41].

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

TÀI LIỆU THAM KHẢO

<b>Tài liệu trong nước</b>

<i>1. Đỗ Đình Ca (1996). “Kết quả bước đầu điều tra thu thập và bảo</i>

<i>vụ nội tiêu và xuất khẩu”, tháng 5/2009.</i>

<i>3. Phạm Văn Côn (1987), Bài giảng Cây ăn quả, Trường Đại học</i>

Nông nghiệp I, Hà Nội

<i>4. Đường Hồng Dật (2003), Cam, chanh, quýt, bưởi và kỹ thuật</i>

<i>trồng, NXB Lao Động - Xã Hội, tr, 58 - 92,</i>

<i>5. Đại học Cần Thơ (2005). Tài liệu hội thảo quốc gia “cây có múi,</i>

<i>xồi và khóm” Chương trình VLIR – IUC CTU. Đề án R2 – Cây ăn</i>

Nơng Nghiệp TP. Hồ Chí Minh.

6. Lê Quốc Điền, Đỗ Hồng Quân, Adrew Beatie, Katsuya Ichinose,Nguyễn

<i>văn Hoà, Nguyễn Minh Châu (2009). Kết quả nghiên cứu hạn chế</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i>7. Vũ Công Hậu (1996), Trồng cây ăn quả Việt Nam, NXB Nông</i>

<i>9. Bùi Thị Ngọc Lan và Lê Thị Thu Hồng (2003). Kết quả giám</i>

<i>định vi khuẩn Candidantus sp. Trên rầu chổng cánh Diaphorinacitri ở một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long bằng phương pháp</i>

cứu khoa học công nghệ rau quả năm 2001 – 2002, Viện Nghiên

học công nghệ rau quả năm 2001 – 2002, viện Nghiên cứu cây ăn

nam. NXB Nơng Nghiệp, TP. Hồ Chí Minh. Tr 51 – 57.

<i>10. Lâm Thị Bích Lệ (1999), Một số tiến bộ kỹ thuật trong nghề</i>

<i>quả, Chuyên đề tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông</i>

nghiệp I - Hà Nội, tr, 18 – 21

<i>11. Nguyễn Văn Luật, (2006), Cây có múi giống và kỹ thuật trồng,</i>

Nơng Nghiệp - Hà Nội.

12. Hồng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạnh, Trần Văn Phẩm

<i>trình sinh lý thực vật,NXB Nơng nghiệp, Hà Nội</i>

<i>13. Hoàng Ngọc Thuận (1994), Kỹ thuật nhân giống và trồng các</i>

<i>chanh, quýt, bưởi. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.</i>

<i>14. Hồng Ngọc Thuận, (2000), Bón phân cho cây trồng nông</i>

<i>giảng dùng cho các lớp huấn luyện. Tr14</i>

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×