Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

BIỆN PHÁP TU TỪ Nhân hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.05 KB, 22 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

MỤC LỤC

<b>1. Nhân hóa (Nhân cách hóa)...1</b>

1.1. Khái niệm...1

1.2. Tác dụng...1

1.3. Các kiểu nhân hóa...2

1.3.1. Nhân hóa sự vật vơ tri vơ giác...2

2.2. Biểu hiện của vật hóa...8

2.2.1. Trong sinh hoạt...8

2.2.2. Trong nghệ thuật...8

<b>3. Kết luận...9</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

MỞ ĐẦU

Như nhà thơ Tố Hữu đã nói: “Thơ chỉ bật ra khi trong tim tacuộc sống đã tràn đầy”. “Vì thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhàthơ phải đi hút cho được cái nhụy ấy và phấn đấu làm sao cho cuộcđời của mình cũng có nhụy” (Phạm Văn Đồng). Sáng tạo nghệ thuật làcông việc không ngơi nghỉ của những tâm hồn giàu cảm xúc và nhạybén. Nghệ thuật đòi hỏi ở con người phải có cá tính sáng tạo riêngbiệt, nghệ thuật khơng “loại bỏ” cái tơi cá nhân. Và, phải có lịng utrẻ thơ đến nhường nào thì nhà thơ Trần Đăng Khoa mới sáng tácnhiều bài thơ về những hiện tượng, sự vật gần gũi với trẻ em và hầuhết trong các sáng tác của ông đều nhấn vào sử dụng “nhân hóa”.Ngay từ những năm tiểu học, chúng ta đã được học phép “nhân hóa”và suốt nhiều năm đăng đẳng sau đó chúng ta cũng được củng cố vàmở rộng thêm kiến thức về nhân hóa qua các bài đọc- hiểu hay nhữnggiờ học tiếng Việt. Và, cứ qua mỗi lần học ta sẽ hiểu thêm và biếtthêm nhiều điều hay về các biện pháp, phương tiện tu từ. Có đơi khi taxác định nhầm lẫn giữa các biện pháp, vấn đề tìm hiểu hơm nay khitìm hiểu ta sẽ mở rộng thêm phần so sánh giữa các biện pháp dễ nhầmlẫn với nhân hóa như so sánh, ẩn dụ,... Bên cạnh nhân hóa- đã đượchọc, cịn một biện pháp có mối liên hệ mật thiết với nhân hóa là vậthóa- cũng cần được tìm hiểu để bổ sung kiến thức vào thực tế và tronggiảng dạy. Một vấn đề đặt ra, câu thơ sau:

<i>“Ao trường vẫn nở hoa senBờ tre vẫn chú dế mèn vuốt râu.”</i>

<i> (Trần Đăng Khoa, Gửi bạn Chi Lê)</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Có phải tác giả đã sử dụng nhân hóa ở “râu” khơng? Giảithích? Kiểm tra trong hai câu thơ trên, ngồi giả định “râu” là nhânhóa thì tác giả cịn sử dụng nhân hóa ở đâu?

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

PHƯƠNG TIỆN TU TỪ NGỮ NGHĨA:NHÂN HĨA VÀ VẬT HĨA

<b>1. Nhân hóa (Nhân cách hóa)</b>

1.1. Khái niệm

Nhân hóa là một biến thể của ẩn dụ, mà trong đó người ta lấynhững từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con người để biểu thịthuộc tính, dấu hiệu của đối tượng không phải con người. (Theo Đinh

<i>Trọng Lạc, 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt)</i>

Hiểu một cách cụ thể: Nhân hóa là phương thức chuyển đổinhững đối tượng vơ tri vơ giác, lồi vật thành những đối tượng mangthuộc tính của con người.

Mơ hình:

Ví dụ: “Câu chuyện tay trái và tay phải” trong phim hoạt hình.Tay vốn là một bộ phận trên cơ thể con người- là vật vô tri vô giác.Vậy mà trong phim hoạt hình chúng có những hành động, xưng hơ trị

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

chuyện và suy nghĩ như con người. Vì, chúng đã được “nhân hóa”. Vàtác dụng của việc nhân hóa này giúp đối tượng trở nên sống động, gầngũi và phù hợp với đối tượng xem mà phim hoạt hình hướng tới là cácem nhỏ. Qua mỗi phim hoạt hình, lại rút ra được ý nghĩa, trong “Câuchuyện tay trái và tay phải” muốn cho người xem biết được tay nàocũng quan trọng như nhau, mỗi tay một việc phù hợp, biết phối hợpnhịp nhàng hai tay thì việc gì cũng dễ làm và cần phải giúp đỡ nhauhỗ trợ nhau để cùng tiến bộ, vươn lên.

1.2. Tác dụng

Tác dụng chủ yếu của nhân hóa là miêu tả và trữ tình.

Trước hết, nhân hóa là cách đưa các đối tượng khơng phải conngười sang thế giới con người. Khi các đối tượng khơng phải conngười được “khốc áo” con người thì sẽ tạo nên khơng khí mới sốngđộng giúp trở nên gần gũi, dễ hiểu và mở rộng khả năng liên tưởngcủa chúng ta. Ví dụ:

<i>“Cái cị lặn lội bờ sơng</i>

<i>Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”.</i>

Thế giới lồi vật trở nên hấp dẫn hơn khi có những hành động,

<i>cảm xúc như con người: “gánh gạo”, “khóc”, giúp chúng ta liên</i>

tưởng mở rộng tới những người phụ nữ dãi nắng dầm sương, chịuthương chịu khó tần tảo nhưng cũng không khá lên là bao.

Sự liên tưởng rút ra nét nghĩa giống nhau giữa người và đốitượng khơng phải người thường gắn với cách nhìn, với thái độ củangười nói. Cho nên, bằng nhân hóa, ta có thể bộc lộ tâm tư một cáchkín đáo. Trong nhiều trường hợp, người nói dùng nhân hóa vừa để

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

miêu tả đối tượng không phải con người, vừa là cái cớ để thể hiện tìnhcảm riêng.

Ví dụ:

<i>“... Đêm qua ra đứng bờ aoTrông cá cá lặn trông sao sao mờ</i>

<i>Buồn trông con nhện chăng tơNhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai?</i>

<i>Buồn trông chênh chếch sao mai,Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ?”</i>

(Ca dao)

Những câu ca dao trên, vừa nói đến đối tượng“nhện”, “sao” và

<i>qua những từ ngữ “ơi”, “hỡi”, “chờ mối ai?”, “nhớ ai sao mơ?” ta</i>

thấy được âm thanh tha thiết, thoáng lên một nỗi buồn nhớ thổn thứcgiữa đêm khuya. Bài ca dao khơng nói ai trơng đợi ai, vì sao mà lỗihẹn, chỉ nói sự tuyệt vọng và hồi nghi của sự trơng chờ. Những câuca dao nói lên sự khổ đau khắc khoải, sự mỏi mịn trong nội tâm ngườitrơng ngóng.

1.3. Các kiểu nhân hóa

Dựa vào nhóm đối tượng chia nhân hóa thành 3 kiểu: 1.3.1. Nhân hóa sự vật vơ tri vơ giác

Ngoại trừ con người và động vật, hầu hết còn lại là những sự vậtvô tri vô giác. Trong sinh hoạt và nghệ thuật, những sự vật này đượcnhân hóa mang những đặc điểm của con người. Và, kiểu nhân hóa nàyđược sử dụng một cách phóng khống, đa dạng (vì sự vật trong cuộcsống vô cùng phong phú).

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Trong sinh hoạt hằng ngày, cũng có sử dụng nhân hóa trongnhiều trường hợp, ta thường nghe: tiếng cày kêu sòng sọc, cái bụngmuốn đi mà cái chân không muốn bước,...

Trong nghệ thuật, nhân hóa xuất hiện với tần số cao với mạnglưới dày đặc: gió thì thầm, khăn thương nhớ ai, đèn thương nhớ ai,...

- Một số ví dụ: Ví dụ 1:

<i>“Núi cao chi lắm núi ơi?</i>

<i>Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!”</i>

(Ca dao)

Trong ví dụ trên, dân gian coi đối tượng “núi” như “người bạn”tạo cái hồn cho núi có thể hiểu được, tâm tình trị chuyện với conngười. Qua đó, thể hiện được cảm xúc da diết của nỗi nhớ mong“người thương”.

Ví dụ 2:

<i>“Cái trống trường em Mùa hè cũng nghỉ Suốt ba tháng liềnTrống nằm ngẫm nghĩBuồn khơng hả trốngTrong những ngày hèBọn mình đi vắngChỉ cịn tiếng ve”... </i>

<i> (Thanh Hào, Cái trống trường em)</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa ở chỗ dùng những động từ

<i>chỉ trạng thái, ý thức, cảm xúc trong hoạt động của con người “nghỉ”,“ngẫm nghĩ”, “buồn” để đưa vào cho “ mùa hè” và “trống”. Nhân</i>

hóa trong hai khổ thơ tạo sự gần gũi, thân thuộc với các em học sinhvì trống chính là biểu tượng của trường học, mà học sinh gắn bó trongnhiều năm cắp sách. Đó như một lời hỏi han, quan tâm đến tâm trạngcủa người bạn “trống” vì suốt mấy tháng hè thiếu vắng nhau và trốngchỉ nằm im ở trường không hoạt động.

Ví dụ 3:

<i>ghé xuống sânkhanh khách cườiCây dừa</i>

<i>sải tay bơiNgọn mùng tơinhảy múa...” </i>

<i> (Trần Đăng Khoa, Mưa)</i>

Những câu thơ được tách dòng đặc biệt đầy dụng ý, tưởng chừngnhư ngắt quãng nhưng lại nối kết và tạo giá trị nghệ thuật cao khi màsự phân tách đó giúp ta thấy được rõ hơn chủ ngữ và vị ngữ của một ý(một câu trọn vẹn ứng với một sự vật, hiện tượng). Ở đây, Trần ĐăngKhoa- một nhà thơ với mạng lưới nhân hóa trong các bài thơ dày đặcđã sử dụng từ vốn chỉ hoạt động, thuộc tính của con người để chỉ hoạtđộng, thuộc tính của sự vật, hiện tượng: “ghé”, “khanh khách cười”,“sải tay bơi”, “nhảy múa”. Các hoạt động nối nhau giữa hiện tượng“sấm” và “cây dừa”, “ngọn mùng tơi” làm cho đoạn thơ đều như động

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

đậy đầy sức sống, với những hoạt động vui chơi giải trí thể thao nhưcon người.

Ví dụ 4:

“Thơ xưa yêu thích thiên nhiên đẹp/ Mây, núi, trăng, hoa, tuyết,núi, sông”. Nguyệt- ánh trăng, tự rất xưa đã là cảm hứng, đối tượngthẩm mĩ trên hành trình “phun châu nhả ngọc” của người nghệ sĩ.Trăng như người tri âm, tri kỉ của thi nhân, trăng là bạn tâm tình, tìmđến trăng như một sự giải thốt thực tại của tâm hồn. Trăng như hiểu

<i>thấu người thi sĩ, trăng cũng “nhòm” vào như người bạn lắng nghe</i>

tâm tư của Người:

<i>“Người ngắm trăng soi ngồi cửa sổTrăng nhịm khe cửa ngắm nhà thơ”. (Hồ Chí Minh, Vọng nguyệt)</i>

Hay, một mặt trăng với những tâm trạng dồi dào xúc cảm- vơ

<i>tình, trăng “im phăng phắc” như chính con người đơi lúc:“Trăng cứ trịn vành vạnh</i>

<i>Kể chi người vơ tìnhÁnh trăng im phăng phắcĐủ cho ta giật mình”. (Nguyễn Duy, Ánh trăng)</i>

Ví dụ 5:

Trong văn xi, nhân hóa cũng được tn chảy một cách dào dạt:

<i>“Mặt trời trịn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn”. </i>

<i> (Nguyễn Tuân, Cô Tô) </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Trong câu văn trên, ta cảm được rằng nhà văn phải có lịngu thiên nhiên như chàng thi sĩ say giai nhân mới thấy khn mặt củamặt trời “trịn trĩnh”, “phúc hậu” rất dịu dàng, nữ tính và căng tràn sứcsống. Mặt trời như một mĩ nhân với cái chuẩn của nét đẹp ngày trước,có những phẩm chất như con người “phúc hậu” và với gương mặt đầyđặn “tròn trĩnh”. “Mặt trời” là Mẹ thiên nhiên với những gì đẹp và tinhtúy nhất, ngoài ra tác giả cũng đưa vào biện pháp so sánh giúp làm rõhơn về mặt trời với sự ví von gần gũi gợi nhắc đến sự vật quen thuộc“trứng”.

Ví dụ 6:

<i>Trong văn xi, bài “Người lái đị sơng Đà” của Nguyễn</i>

Tn đã họa nên bức tranh thế giới sự vật sống động như cuộc sốngcon người”, với những “hịn đá” có những phẩm chất của vị anh hùng

<i>“oai phong lẫm liệt”, “hất hàm hỏi”, “xưng tên tuổi” và các hànhđộng “lùi”, “thách thức”; còn nước thác “reo hò”, mặt nước “hị la”rồi “bẻ gãy” cán chèo võ, sóng nước “liều mạng” và hành động “đátrái”, “thúc gối”; còn thuyền thì nhân hóa có “bụng”, “hơng” như</i>

những bộ phận trên cơ thể con người:

<i>“Phối hợp với đá, thác nước reo hò làm thanh viện cho đá,những hòn đá bệ vệ oai phong lẫm liệt. Một hòn ấy trơng nghiêng thìy như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khigiao chiến. Một hòn khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền cứgiỏi thì cứ tiến vào… Mặt nước hị la vang dậy quanh mình mà bẻ gãycán chèo võ khí trên tay mình… Sóng nước như thế qn liều mạngvào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền…” (Nguyễn Tn, Người lái đị sơng Đà)</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

1.3.2. Nhân hóa động vật

Sử dụng những từ định danh của con người để gán cho con vật(như là cô, bác, anh, chị, chú, ơng, lão,…)

Ví dụ 1:

<i>Trong bài ca dao dưới đây sử dụng từ định danh “chú”, “bác”</i>

chỉ người để tạo giọng điệu trịnh trọng và thân mật về mối quan hệcủa loài vật:

<i>“Con mèo mà trèo cây cauHỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà</i>

<i>Chú chuột đi chợ đường xa</i>

<i>Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo”.</i>

Hay

<i>“Bác giun đào đất suốt ngày</i>

<i>Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà”. (Trần Đăng Khoa, Đám ma bác giun)</i>

Con vật cũng có xúc cảm biết “hỉ, nộ, ái, ố” như con người, cảm

<i>xúc biết ý thức “yêu” các sự vật thiên nhiên khác như “hoa”,“nước”, “trời” cho các loài “ong, cá, chim” làm nên thế giới sinh</i>

động- đây là sự sáng tạo đầy dụng ý thi vị với cấu trúc điệp ngữ pháp

<i>và những điệp từ “yêu” được lặp đi lặp lại tạo ấn tượng mạnh giúp</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Những câu thơ còn muốn nhắn nhủ cho ta với tầng ý nghĩa đượclặp đi lặp lại, phải yêu môi trường sống của chúng ta, biết bảo vệ mơitrường thì mới có thể tồn tại được, ý thức được rằng phải biết ơnnhững gì đã giúp chúng ta sống và phát triển.

Ví dụ 3:

Lời thủ thỉ, tâm sự của con người với động vật- cụ thể là với

<i>“nghé”, xem “nghé” như bạn để giải bày tâm sự:“Nghé ơi ta bảo nghé nàyNghé ăn cho béo, nghé cày cho sâu</i>

<i>Ở đời không khéo chi đâu</i>

<i>Chẳng qua cũng chỉ hơn nhau chữ cần”.</i>

Diễn đạt một cách kín đáo, tế nhị về cuộc sống: khuyên chúng tanên chăm chỉ, chịu khó học tập, làm việc, ở đời hơn nhau ở chỗ ý chívươn lên.

Ví dụ 4:

Nhân hóa động vật sử dụng nhiều trong Truyện ngụ ngôn (bảnchất của Truyện ngụ ngôn là dùng ẩn dụ, nhân hóa lồi vật, con vậthay kể cả con người để thuyết minh cho một vấn đề luân lí, triết líquan niệm nhân sinh trong xã hội) thường mang sắc thái châm biếmthông qua những diễn biến xung quanh thế giới loài vật, con người rútđược kinh nghiệm cho bản thân:

<i>“Kiến đã được lên trên khô rồi, kiến mới tìm cách báo thù lại.Hễ bao giờ thấy con cá nào vố phúc lạ lên bờ là kiến rủ nhau từngdây, từng lũ đến mà cắn cá. Cá thấy vậy cũng giận lắm, cứ rình hềbao giờ nước tràn be bờ, trời làm lụt ngập, kiến ta xuống nước là cálại bảo nhau ăn kiến như xưa!”</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i> (Truyện ngụ ngôn, Kiến với cá) </i>

<i>Trong truyện trên, nhân hóa “kiến” và “cá” có những suy nghĩ,</i>

hành động theo hồn cảnh giống như cách ứng xử nhiều người trongxã hội “ăn miếng, trả miếng” điều này là không nên. Với những từngữ chỉ hành động, suy nghĩ của con người nhưng gán cho vật như:

<i>“tìm cách báo thù”, “giận”, “rình hề”, “bảo nhau”.</i>

1.3.3. Nhân hóa thực vật

Thực vật chủ yếu là các sinh vật tự dưỡng như cây cối,… nhưnglà các vật vô tri vô giác khi trong phát ngôn cần sự mới lạ, sinh độngchúng ta nhân hóa những sự vật đó có những thuộc tính, hành động,cảm xúc như con người. Trong nghệ thuật văn chương, tính thẩm mĩvà hình tượng là rất đặc trưng nên việc thiên nhiên đi vào thơ văntrong trạng thái động sẽ tạo sức gợi mạnh mẽ.

Ví dụ 1:

<i>“Vì sương nên núi bạc đầu</i>

<i>Biển lay bởi gió, hoa sầu vì mưa”. (Ca dao)</i>

Dùng những từ ngữ chỉ thuộc tính, cảm xúc của con người đưa

<i>cho vật giúp vật trở nên có hồn với “bạc đầu” của “núi” làm ta liêntưởng tới một lão núi đã có tuổi mái tóc bạc và tâm trạng “sầu” của“hoa”. Con người hay buồn khi nhìn mưa, vì mưa gợi cho ta nhữngcảm giác da diết về những hoài niệm xưa. Và, “hoa” cũng như con</i>

người cũng mang trong mình những cảm xúc đa sầu, đa cảm đầy tư lự.Ví dụ 2:

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i>Vung tay đón gió gật đầu gọi trăng”. (Trần Đăng Khoa, Cây dừa)</i>

Sự liên tưởng của Trần Đăng Khoa thật gần gũi những tàu dừavươn ra từ cây dừa, tác giả liên tưởng đến những cánh tay của con

<i>người với hành động “vung tay” đón gió để “gọi” trăng. Tàu dừa biết</i>

nói, biết gọi và hành động như con người.Ví dụ 3:

<i>“Trái bưởi kia vàng ngọt với aiThơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!” (Tố Hữu, Bác ơi!)</i>

Hai câu thơ là lời tâm sự của nhà thơ Tố Hữu, nỗi đau tiếc

<i>thương sự ra đi của Bác. Qua “trái bưởi”, “hoa nhài”, Tố Hữu nhân</i>

hóa hai loài cây này cũng biết ngọt ngào, cũng biết thơm thảo như conngười nhưng giờ thì cịn biết ngọt và thơm với ai nữa đây trong khi

<i>Bác đã ra đi. Ví “trái bưởi”, “hoa nhài” như đàn con của Bác- triệu</i>

triệu người dân Việt Nam, mọi thứ đều trống trải khi khơng cịn Bác

<i>nữa qua cụm “vàng ngọt với ai”, “thơm thảo với ai” như câu hỏi mà</i>

qua đó bộc lộ tâm trạng và lòng yêu thương đối với Bác. Nhân hóa ởchỗ xem các đối tượng khơng phải con người là trái bưởi và hoa nhàinhư những người bạn để tâm tình.

Ví dụ 4:

<i>“Trầu ơi, hãy tỉnh lạiMở mắt xanh ra nàoLá nào muốn cho taoThì mày chìa ra nhéTay tao hái rất nhẹ</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i>Không làm mày đau đâuĐã dậy chưa hả trầu?Tao hái vài lá nhéCho bà và cho mẹĐừng lui đi trầu ơi!”</i>

<i>(Trần Đăng Khoa, Đánh thức trầu)</i>

<i>Chẳng may thân gãy cành rơi,</i>

<i>Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng. …</i>

<i>Lưng trần phơi nắng phơi sươngCó manh áo cộc tre nhường cho con”. (Nguyễn Duy, Tre Việt Nam)</i>

<i>Những phẩm chất của con người có thì ở lồi tre cũng có “bọclấy thân”, “tay ơm tay níu”, “thương nhau” và những bộ phận cơ thểcon người đưa vào cây tre “lưng trần” và thường thì chỉ có con ngườivà con vật mới mặc áo nhưng tác giả đã viết “manh áo” khi nói vềtình cảm gia đình trong quan hệ với con cái “nhường cho con”.</i>

Với sự quan sát tinh vi, liên tưởng tinh tế của tác giả ta thấyđược bóng dáng của con người Việt Nam qua hình tượng “tre” vớinhững phẩm chất yêu thương, đùm bọc của nhân dân ta.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Trong một số trường hợp, nhân hóa chỉ có thể được thực hiệnhóa trong một số ngữ cảnh nhất định.

Ví dụ:

<i>“Gậy tre, chơng tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xungphong vào xe tăng, đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh bảo vệ con người. Tre, anh hùng laođộng! Tre, anh hùng chiến đấu!”</i>

<i> (Thép Mới, Cây tre Việt Nam)</i>

Hiện thực hóa ở đây, ta nhớ lại thời Thánh Gióng- Phù ĐổngThiên Vương cưỡi ngựa nhổ tre bên đường quất vào quân giặc vàgiành được thắng lợi. Tre đúng như những gì mà Thép Mới viết, trenhư một người anh hùng. Nhưng, tre với cương vị là một người anhhùng khi được Thánh Gióng tác động tức là dùng làm cơng cụ vũ khíchiến đấu.

<i>Nhân hóa trong ví dụ trên ở chỗ tre “chống lại”, “xung phong”,“giữ” (lặp đi lặp lại bốn lần như điệp cấu trúc), “hi sinh”.</i>

1.4. Phân biệt nhân hóa với so sánh và ẩn dụ

Giống nhau: đều rút ra những điểm giống nhau giữa hai đối tượng khác loại.

Khác nhau:

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×