A. MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu
Chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành cho học sinh kĩ
năng cơ bản về “ Nghe - nói - đọc - viết ”. Trong đó phần luyện từ và câu trong
sách Tiếng Việt 3 nhằm: Mở rộng vốn từ cho học sinh theo các chủ điểm, cung
cấp những hiểu biết sơ giản về từ loại, rèn kĩ năng dùng từ đặt câu theo một số
mẫu câu đã học ở lớp 2, rèn kĩ năng nói viết thành câu, biết dùng một số dấu câu
phổ biến khi viết, nhận biết và phân biệt các mẫu câu. Về mức độ yêu cầu của
nội dung: thuộc các chủ điểm ở sách giáo khoa, đồng thời nhận biết nghĩa của
một số thành ngữ, tục ngữ gắn với chủ điểm đã học. Nhận biết một số biện pháp
tu từ so sánh và nhân hóa. Biện pháp tu từ so sánh là một trong những nội dung
khó học nhất đối với học sinh lớp 3. Sách Tiếng Việt 3 đã giới thiệu sơ bộ về
phép so sánh, hình thành những hiểu biết và kĩ năng ban đầu về so sánh cho học
sinh thông qua các bài tập thực hành. Từ đó giúp học sinh cảm nhận được cái
hay của câu văn, câu thơ và vận dụng biện pháp so sánh vào quan sát sự vật,
hiện tượng xung quanh để thể hiện tốt khi viết câu hoặc đoạn văn hay. Mặt khác,
việc dạy phép tu từ só sánh cho học sinh lớp 3 cũng là một cách chuẩn bị dần để
các em sử dụng thành thạo hơn phép tu từ này khi làm các bài văn kể chuyện,
miêu tả ở lớp 4 - 5
Qua quá trình giảng dạy học sinh khối lớp 3, tôi nhận thấy hiệu quả dạy học về
phép so sánh chưa cao dovốn từ của học sinh chưa phong phú. Để viết được câu
hoặc đoạn văn hay thì học sinh phải có vốn từ, trong câu văn phải có hình ảnh
mà học sinh nhận biết được các hình ảnh so sánh nhưng việc vận dụng kiến thức
về so sánh vào nói, viết thì còn nhiều hạn chế.
Xuất phát từ nhu cầu đổi mới giáo dục: Dạy họcnhằm phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh, giúp các em
phát triểntoàn diện về năng lực, phẩm chất. Vậy dạy kiểu bài so sánh như thế
nào để học sinh dễ tiếp thu, vận dụng và đáp ứng được đúng định hướng đổi mới
giáo dục? Đây là một vấn đề mà tôi trăn trở và tôi quyết định đi sâu vào nghiên
cứu: ““ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 nắm vững biện pháp tu từ so
sánh ”. ”.
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp
Trên cơ sở nắm chắc kiến thức về biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3 giúp
các em hiểu các dạng bài tập,biết vận dụng tốt kiến thức vào làm các bài tập, tự
1
tin khi nói viết câu có hình ảnh so sánh. Thông qua đó phát triển trí tưởng tượng,
óc quan sát giúp các em cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế, tạo
hứng thú khi viết văn cho học sinh để các em viết được những câu văn, đoạn văn
hay giàu hình ảnh.
3. Phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng tiến hành nghiên cứu: Học sinh lớp 3.
- Lĩnh vực khoa học: Môn Tiếng Việt.
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1. Cơ sở lý luận
Xuất phát từ mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nhằm:
+ Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe,nói,
đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứatuổi.
Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy.
+ Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những
hiểubiết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt
Nam và nước ngoài.
+ Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng,
giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.
Bởi thế, dạy Tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng
đồng và đời sống của mỗi con người. Trong cuộc sống hàng ngày, khi trò
chuyện, giao tiếp với những người xung quanh không ai không một lần sử dụng
phép tu từ so sánh. “So sánh” là “cách nói” rất quen thuộc và phổ biến trong
cuộc sống cũng như trong sáng tạo văn chương. Nhờ phép so sánh, người viết có
thể gợi ra những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, đẹp đẽ
cho người đọc, người nghe. So sánh được coi là một trong những phương thức
tạo hình, gợi cảm hiệu quả nhất, có tác dụng lớn trong việc tái hiện đời sống,
hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh
giá của con người. Mặt khác, nó còn làm cho tâm hồn và trí tuệ của con người
thêm phong phú, giúp con người cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh
tế hơn, sâu sắc hơn,từ đó góp phần mở mang tri thức làm phong phú về tâm hồn,
tạo hứng thú khi viết văn, rèn luyện ý thức, yêu quý Tiếng Việt, giữ gìn sự
trong sáng của Tiếng Việt cho học sinh.
Trong chương trình Tiểu học, so sánh được đưa vào dạy học sinh bắt đầu từ kì I
lớp 3 trong phân môn tiếng Việt. Với mục tiêu giúp học sinh:
- Nhận biết biện pháp so sánh.
2
- Mục đích sử dụng biện pháp so sánh.
- Rèn luyện kỹ năng phát hiện và sử dụng biện pháp so sánh.
Đây là một nội dung khó, mang tính trừu tượng.Trong khi đó, tư duy nhận thức
của học sinh lớp 3 chủ yếu là tư duy trực quan cụ thể. Các em có thể nhận diện
(tìm) những sự vật được so sánh, hình ảnh so sánh, … được nói đến trong câu
(đoạn văn), thơ hoặc văn bản nhưng mới chỉ cảm nhận một cách chung chung
tác dụng của so sánh. Các em sẽ gặp khó khăn khi vận dụng đặt câu (nói, viết)
có dùng phép so sánh.
2. Cơ sở thực tiễn
Nội dung “ So sánh ” mới được đưa vào giảng dạy trong chương trình
Tiếng Việt lớp ba. Các kiến thức được cung cấp cho học sinh thông qua hệ thống
bài tập không lý thuyết. Nội dung so sánh được cung cấp cho học sinh thông qua
hệ thống các bài tập thực hành với mục tiêu cụ thể là:
+ Học sinh nhận biết biện pháp so sánh ( bao gồm hình ảnh so sánh, các
kiểu so sánh, ngang bằng, hơn kém ) sự vật – sự vật, âm thanh - âm thanh, hoạt
động – hoạt động, từ so sánh, phương diện so sánh trong các bài học trong ngôn
từ nói hàng ngày, kể cả lời nói của chính các em.
+ Rèn luyện kỹ năng sử dụng biện pháp so sánh trong giao tiếp.
Như vậy trong môn Tiếng Việt lớp 3 so sánh bước đầu được đưa vào thông
qua sách hướng dẫn học, qua các ví dụ và bài tập thực hành giúp cho học sinh
cảm nhận, gây hứng thú và từ đó tìm ra được kiến thức mới để áp dụng trong nói
và viết hàng ngày.
Việc nắm vững biện pháp so sánh rất quan trọng đối với học sinh Tiểu học. Nó
giúp cho các em thấyđược cái hay, cáiđẹp của Tiếng Việt thêm yêu quý Tiếng
Việt, góp phần làm giàu đẹp và phong phú thêm vốn từ ngữ cho các em, giúp
các em có nhiều điều kiện để học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác ở bậc
Tiểu học… Vì vậy, việc dạy biện pháp so sánh cho học sinh càng được coi trọng,
không thể dạy lướt qua.
Với những cơ sở trên, trong năm học 2015 - 2016,tôi đã tiến hành điều tra
khảo sát chất lượng môn Tiếng Việt phần biện pháp so sánh của học sinh với nội
dung khảo sát như sau:
- Đề khảo sát.
Bài 1: Gạch dưới các từ chỉ sự vật được so sánh với nhau trong các câu sau:
a.
Mít xanh gai nhọn như kim
Lúc chín nứt vỏ gai chìm mất tăm.
( Vũ Xuân Quản )
3
b.
c.
Con tàu như mũi tên
Đang lao về phía trước
Em muốn con tàu này
Đưa em đi khắp nước.
( Trần Đăng Khoa )
Ngọn đèn sáng tựa trăng rằm.
d. Mùa đông, lá bàng như tấm thiếp màu đỏ báo tin mùa xuân sắp đến.
Bài 2:Đọc các câu sau và ghi vào các ô trống cho phù hợp.
Câu
Hình
ảnh A
Từ so
sánh
Hình
ảnh B
Kiểu so
sánh
Bà em làng quê
Lưng còng như dấu hỏi.
Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một
mầm cỏ non mới nhú.
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu
mươi”.
Công cha cao hơn núi
Nghĩa mẹ dài hơn sông
Suốt đời em ghi nhớ
Khắc sâu tận đáy lòng.
Bài 3: Điền thêm vế được so sánh để hoàn chỉnh các hình ảnh so sánh sau
a. Đỏ như...............
d. Sáng như .................
b. Xanh như ..........
e. Dai như .................
c. Vui như ..........
g. Hiền như ................
Bài 4: Viết 1 câu trong đó có sử dụng một hình ảnh so sánh tìm được ở bài tập 3.
Bài 5: Việt một đoạn văn ngắn để nói về một con vật mà em yêu thích trong đó
cósử dụng biện pháp so sánh.
- Kết quả:
Sĩ
Điểm
HS thích
Giỏi
Khá
TB
Yếu
4
Lớp
3A
3B
số
29
30
học
SL
6
7
%
21
23
SL
10
11
%
34
37
SL
8
7
%
28
23
SL
5
5
%
17
17
SL
15
17
%
52
57
- Qua kết quả trên tôi nhận thấy học sinh nhận biết và sử dụng biện pháp so sánh
còn yếu chẳng hạn như:
+Bài 1: Học sinh thường gạch dưới các từ chỉ sự vật.
+ Bài 2: Học sinh điền còn thiếu trong các ô trống hoặc còn sai hình ảnh A,
hình ảnh B hoặc chưa biết kiểu so sánh để điền.
+ Bài 3: Có em không tìm được vế để so sánh.
+ Bài 4: Có em viết câu không có hình ảnh so sánh theo yêu cầu của bài tập.
+ Bài 5: Nhiều em viết đoạn văn không có câu có hình ảnh so ánh hoặc sự so
sánh không phù hợp với thực tế.
- Nguyên nhân sai sót:
+ Đối với học sinh:
Học sinh lớp 3 lần đầu tiên được tiếp xúc với biện pháp tu từ so sánh nên các
em còn rất bỡ ngỡ. Đây là một nội dung khó, mang tính trừu tượng. Trong khi
đó, tư duy nhận thức của học sinh lớp 3chủ yếu là tư duy trực quan cụ thể. Các
em có thể nhận diện ( tìm ) những sự vật được so sánh, hình ảnh so sánh, …
được nói đến trong câu ( đoạn văn ), thơ hoặc văn bản nhưngviệc vận dụng kiến
thức về phép so sánh vào nói, viết thì còn nhiều hạn chế vì vốn từ còn ít, chưa có
thói quen và biết cách quan sát, nhận xét sự vật, hiện tượng để tìm ra những đặc
điểm giống nhau, chưa biết tìm các từ, cụm từ hay, có hình ảnh để liên kết câu.
Nhiều em chưa có hứng thú khi học do vốn từ ít. Bởi vậy, câu văn của các em
chỉ mang nội dung thông báo chứ chưa có sức gợi cảm, gợi tả... Chính vì vậy khi
các em làm các bài tập tập làm văn thường khô khan, thiếu sức hấp dẫn.
+ Đối với giáo viên:
- Người giáo viên còn gặp khó khăn về phương tiện dạy học và tài liệu tham
khảo còn ít. Một số bộ phận nhỏ giáo viên vẫn chưa chú trọng quan tâm đến việc
lồng ghép trong quá trình dạy học giữa các nội dung của môn Tiếng Việt với
nhau, để khơi dậy sự hứng thú học tập cho học sinh. Một số giáo viên chưa tích
cực đổi mới phương pháp dạy học, tiếp thu “cái mới” còn chậm.
- Cách dạy của giáo viên thường quá phụ thuộc vào sách hướng dẫn, ngại
điều chỉnh, thay đổi các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đi theo đường
mòn, chưa mang tính sáng tạo, chưa mạnh dạn đưa ra sáng kiến, ý tưởng của
mình vào quá trình dạy học.
5
- Vốn từ của giáo viên còn hạn chế, hiểu sâu các kiến thức về câu, từ dùng
để so sánh còn ở mức độ, khả năng phân tích ngôn ngữ, phân tích ngữ liệu ở
mức bình thường, còn lúng túng khimiêu tả từ cho học sinhnênđã bộc lộ những
sơ suất về kiến thức trong khi dạy.
- Phương pháp dạy học của giáo viên hầu như còn đơn điệu, còn cứng
nhắcchưa linh hoạt, ít sáng tạo chưa lôi cuốn được học sinh gây ra sự nhàm chán
vìchủ yếu dựa vào sách hướng dẫn học.
- Ngoài ra sự tìm tòi, học hỏi, tự học, tự rèn có phần hạn chế;khả năng diễn
đạt, giảng giải chưa lưu loát gây cho học sinh khó hiểu...
- Phần hướng dẫn bài tập chưa tốt, việc sửa sai cho học sinh chưa cụ thể,
kếtquả thấp chưa giúp học sinh mở rộng ra một số tình huống giao tiếp khác
gầngũi với cuộc sống hàng ngày của các em mà chỉ mới đóng khung trong
khuônkhổ các mẫu câu trong sách vở. Nhiều trường hợp học sinh làm sai , giáo
viênchỉ nhận xét là sai và nêu ngay lời giải đúng mà chưa giúp cho học sinh
nhận racái sai và cách sửa chữa.
3. Các biện pháp tiến hành.
Tôi đã thực hiện các biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt môn luyện từ và
câu lớp 3 như sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận:
+ Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết
kế.
+ Nghiên cứu những yêu cầu cơ bản đối với các dạng bài tập làm văn.
+ Nghiên cứu các bài tập làm văn trong sách nâng cao.
+ Nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, phân loại đối tượng học sinh để
giúp đỡ.
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm:
Để giúp học sinh học tốt môn tập làm văn lớp 3 do mình chủ nhiệm làm đối
tượng thực nghiệm và chọn học sinh lớp 3 trong khối làm đối tượng so sánh.Tôi
đã tiến hành giải quyết bằng các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Giúp học sinh tự hệ thống kiến thức.
Biện pháp 2:Tạo hứng thú cho học sinh khi giải các bài tập bằng trò chơi.
Biện pháp 3:Sắp xếp chỗ ngồi hợp lí để giúp học sinh chia sẻ tốt trong nhóm.
Biện pháp 4:Giúp học sinh tự trải nghiệm các bài tập theo 4 mức độ của văn bản
hợp nhất 03.
Biện pháp 5: Kiểm tra, đánh giá.
6
Biện pháp 6: Động viên, khuyến khích, khen thưởng.
4. Thời gian tạo ra giải pháp
- Năm học 2015 – 2016tôi bắt tay vào đọc tài liệu, nghiên cứu nội dung chương
trình, sách giáo khoa, sách nâng cao lớp 3. Tìm hiểu thực trạng việc dạy và học
Tiếng việt của giáo viên, học sinh, sau đó tiến hành nghiên cứu .
- Năm học 2016 – 2017 tôi dạy thực nghiệm, đối chứng, đánh giá kết quả.
- Năm học 2017 – 2018 tôi tiến hành viết thành kinh nghiệm và gửi về Hội đồng
khoa học các cấp.
B. NỘI DUNG
I. MỤC TIÊU :
- Tìm hiểu thực trạng dạy và học môn Tiếng Việt phần kiến thức biện pháp tu
từ so sánh tại trường Tiểu học .
- Đề ra các giải pháp để giúp học sinh học tốt biện pháp tu từ so sánhnhằm
nâng cao chất lượng dạy và học.
- Giáo viên nghiên cứu nội dung các bài học trong sách giáo khoavà đề ra những
biện pháp cần giải quyết.
- Thực nghiệm sư phạm .
- Kết quả.
- Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng.
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT BIỆN PHÁP
TU TỪ SO SÁNH:
1. Biện pháp 1: Giúp học sinh tự hệ thống kiến thức.
* Mục đích:Học sinh hiểu được so sánh là việc đặt hai hay nhiều sự vật, hiện
tượng vào các mối quan hệ nhất định nhằm tìm ra các sự giống nhau và khác
biệt giữa chúng. So sánh là một biện pháp tu từ trong đó người ta đối chiếu các
sự vật với nhau miễn là các sự vật có một nét tương đồng nào đó để gợi ra hình
ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức người đọc, người nghe.
* Nội dung: Đưa ra câu hỏi để cho học sinh tự hình thành các kiến thức về so
sánh.
* Cách tiến hành: Sau khi học hết tuần 15, để giúp học sinh làm tốt các bài tập
7
về so sánh tôi đã thực hiện các bước sau:
Bước 1: Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi
- Thế nào là so sánh?
- Có mấy cách so sánh?
- Có mấy kiểu so sánh?
- Dấu hiệu để nhận biết câu văn có hình ảnh so sánh?
Bước 2: Giáo viên đưa ra hình thức cho học sinh thảo luận để trả lời các câu hỏi
và đưa vào phiếu. (Tôi yêu cầu thảo luận nhóm rồi viết vào phiếu )
Ở bước này học sinh thực hiện các việc sau:
+ Việc 1: Nhóm trưởng đọc yêu cầu trong phiếu cho cả nhóm nghe.
+ Việc 2: Nhóm trưởng yêu cầu một bạn trong nhóm đọc lại câu hỏi trong
phiếu.
+ Việc 3: Cá nhân suy nghĩ để trả câu hỏi
+ Việc 4: Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm trả lời rồi cùng nhau
thống nhất ý kiến để thư kí viết vào phiếu.
Bước 3: Giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức
- Học sinh báo cáo kết quả
- Giáo viên giúp học sinh chốt kiến thức.
Ở bước này tôi cho đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Sau khi các nhóm
báo cáo thì giáo viên chốt kiến thức:
+ So sánh là một biện pháp tu từ trong đó người ta đối chiếu các sự vật với
nhau miễn là các sự vật có một nét tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể.
+ Có 3 cách so sánh đó là:
So sánh giữa sự vật – sự vật: Trăng tròn như quả bóng.
So sánh giữa hoạt động – hoạt động : Những chú gà con chạy như lăn tròn.
So sánh giữa âm thanh – âm thanh : Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
+ Có 2 kiểu so sánh là:
So sánh ngang bằng: Ông là buổi trời chiều
So sánh hơn kém: Cháu khỏe hơn ông nhiều.
+ Dấu hiệu nhận biết câu văn có hình ảnh so sánh bằng những từ như, tựa, là
và dấu gạch ngang.
Vậy qua đây giúp học sinh nắm chắc được thế nào là so sánh, nắm được 3
cách so sánh, 2 kiểu so sánh và dấu hiệu để nhận biết câu văn có hình ảnh so
sánh.
2.Biện pháp 2: Tạo hứng thú cho học sinh khi giải các bài tập bằng trò chơi.
* Mục đích: Với biện pháp này nhằm tạo hứng thú cho học sinh phấn khởi khi
8
học các bài về so sánh và ở những tiết luyện tập học sinh không bị căng thẳng.
* Nội dung: Trong các tiết học, tiết ôn tôi luôn tạo cho học sinh chơi trò chơi
trước khi làm bài tập, dùng hình thức trò chơi để báo cáo kết quả hoặc chơi để
củng cố kết thúc tiết học.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức tạo hứng thú cho học sinh trước khi làm bài tập.
VD: Trước khi làm bài tập 2 trang 8 của tuần 1 tôi cho các em hát bài Trăng
sáng
Sân nhà em sáng quá
Nhờ ánh trăng sáng ngời
Trăng tròn như các đĩa
................................
Sau khi hát xong tôi hỏi: Trong bài hát trăng được so sánh với cái gì? ( Học sinh
sẽ trả lời ngay là so sánh với cái đĩa ) từ đó giáo vên chuyển ý giới thiệu vào bài
tập 2: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ câu văn.
- Tổ chức trò chơi cho học sinh để báo cáo kết quả.
Để giúp học sinh đỡ nhàm chán, được thảo luận trong nhóm, thống nhất và
tìm kết quả đúng tôi đã chọn luôn nội dung bài tập 3 trang 69 của tuần 9 dùng để
báo cáo. Nội dung bài tập như sau: Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp
với mỗi chỗ trống để tạo thành hình ảnh so sánh:
a) Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như .........................
b) Tiếng gió rừng vi vu như .................................
c) Sương sớm long lanh tựa ..............................
( một cánh diều, những hạt ngọc, tiếng sáo )
Tôi in bài tập vào phiếu nhóm còn các từ trong ngoặc đơn tôi in vào tờ bìa
cứng cắt rời. Yêu cầu các nhóm thảo luận chọn từ ngữ thích hợp gắn vào chỗ
chấm trong câu cho phù hợp rồi nhóm nào xong trước dán lên bảng. Nhóm nào
làm đúng, nhanh là thắng cuộc.
- Tổ chức tạo hứng thú cho học sinh khi kết thúc tiết học để củng cố kiến
thức của bài học.
Sau khi làm xong các bài tập 1,2,3 trang 117 của tuần 14 ôn về từ chỉ đặc
điểm tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi để củng cố về từ chỉ đặc điểm và vận
dụng để nói câu có phép so sánh.
Tôi làm bộ phiếu có ghi các từ chỉ đặc điểm như : cao, khỏe, đẹp, vui, sướng,
lạnh, nóng, ngọt, ........ cho học sinh lên bốc phiếu rồi nói câu có phép so sánh có
từ trong phiếu. VD: Khỏe như voi/ Khỏe như lực sĩ hoặc Ngọt như đường,...
9
Nếu học sinh nói được câu có hình ảnh so sánh thì được quyền gọi bạn khác lên
chơi.
Bằng những hình thức tổ chức trò chơi để tạo hứng thú cho học sinh ở đầu giờ
học, sau khi thảo luận làm các bài tập và kết thúc tiết học để thâu tóm kiến thức
cần ghi nhớ tôi thấy học sinh chủ động tiếp thu kiến thức một cách tích cực, tự
giác, không khí lớp học vui tươi, thoải mái, thu hút độ tập trung cao của học sinh
khiến cho các em nhớ kiến thức sâu hơn. Nhờ những trò chơi này học sinh được
chơi mà học, học mà chơi.
3. Biện pháp 3: Sắp xếp chỗ ngồi hợp lí để giúp học sinh chia sẻ tốt trong
nhóm.
*Mục đích: Giúp học sinh có chỗ ngồi để các em dễ tương tác giúp đỡ nhau
trong khi làm bài tập, củng cố kiến thức rồi ôn luyện kiến thức trong giờ truy
bài.
* Nội dung: Chia nhóm để giúp học sinh học tập bằng các hình thức khác
nhau như nhóm ngẫu nhiên hoặc nhóm phân theo đối tượng.
* Cách tiến hành:
Để tạo cho học sinh giúp đỡ nhau trong việc học tốt biện pháp so sánh tôi đã
phân nhóm như sau:
- Chia nhóm theo các đối tượng nhận thức: Thực hiện các tiết học trên lớp.
+ Cách chia: Trong mỗi nhóm có đủ các đối tượng học sinh giỏi, khá, trung
bình, yếu.
+ Cách giao việc: Chọn học sinh học tốt làm nhóm trưởng, bạn viết nhanh và
đẹp làm thư ký. Nhóm trưởng điều hành cho các bạn thảo luận, trình bày ý kiến
rồi thống nhất và chọn câu trả lời đúng nhất còn thư ký ghi kết quả.
Ví dụ: Khi dạy bài tập 3 trang 126 của tuần 15. Quan sát từng cặp sự vật
được vẽ dưới đây rồi viết những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh:
10
Việc 1: Cá nhân đọc yêu cầu của bài tập.
Việc 2: Quan sát tranh và suy nghĩ câu văn có hình ảnh các sự vật trong từng
tranh
Việc 3: Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm nói câu văn rồi thống nhất
và chọn câu trả lời đúng và hay nhất để thư kí viết vào phiếu nhóm.
Chẳng hạn: - Mặt trăng tròn như quả bóng./ Trăng tròn như quả bóng.
- Bé cười tươi như hoa./ Bé đẹp như hoa./ Bé tươi như hoa.
- Đèn sáng như sao./ Đèn điện sáng như sao xa.
- Đất nước ta cong cong hình chữ S.
- Chia nhóm theo cùng đối tượng nhận thức: Dành cho các tiết ôn luyện kiến
thức vào buổi chiều.
+ Cách chia: Cho đối tượng học tốt vào một nhóm, đối tượng học chưa tốt vào
một nhóm.
+ Cách giao việc: Ví dụ để củng cố về viết đoạn văn có sửdụng hình ảnh so
sánh thì tôi yêu cầu như sau:
Đề bài:Việt một đoạn văn ngắn để nói về một con vật mà em yêu thích trong đó có
sử dụng hình ảnh so sánh.
11
Với đối tượng là nhóm học sinh học tốt tôi yêu cầu trong đoạn văn có 2 đến
3 câu có có hình ảnh so sánh còn đối tượng là nhóm học sinh học chưa tốt tôi chỉ
yêu cầu có 1 câu văn có hình ảnh so sánh.
Sau khi chia nhóm tôi thấy đâylà cách tạo điều kiện cho học sinh giao tiếp, chia
sẻ, luyện tập khả năng mạnh dạn đưa ra các cách làm bài. Giúp học sinh rèn kĩ
năng phân tích bài tập và tìm câu trả lời đúng nhất, sinh độngnhất thông qua trí
tuệ tập thể. Điều này vừa giúp các em củng cố được kiến thức vừa kích thích
hứng thú học tập của các em.
4. Biện pháp 4: Giúp học sinh tự trải nghiệm các bài tập theo 4 mức độ của
văn bản hợp nhất 03.
Sau khi học sinh được củng cố kiến thức, học sinh biết cách chia sẻ tôi giúp học
sinh trải nghiệm qua các bài tập đi theo mức độ từ dễ đến khó phù hợp với cách
đánh giá học sinh theo văn bản hợp nhất số 03 với 4 mức độ và được phân dạng
với các bài tập như sau:
Dạng 1:Bài tập nhận diệnso sánh
Bài 1: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu văn, câu thơ sau:
a)
Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành
( Huy Cận )
b) Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
( Vũ Tú Nam )
c)
Cánh diều như dấu “á”
Ai vừa tung lên trời.
(Lương Vĩnh Phúc)
d)
Ơ cái dấu hỏi
Trông ngộ ngộ ghê
Như vành tai nhỏ
Hỏi rồi lắng nghe.
(Phạm Như Hà)
Giáo viên hướng dẫn học sinh.
- Bước 1: Đọc kĩ yêu cầu của bài tập.
- Bước 2: Yều cầu học sinh trao đổi và chia sẻ với nhau bằng các câu hỏi:
+ Đề bài yêu cầu gì?
+ Bạn hãy cho mình biết trong câu a sự vật nào được so sánh với sự vật nào?
12
( Học sinh 1 hỏi – Học sinh 2 trả lời và ngược lại ở câu b Học sinh 2 hỏi – Học
sinh 1 trả lời. )
- Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả.
- Bước 4: Giáo viên chốt kiến thức:
+ “ Hai bàn tay em ” so sánh với “ hoa đầu cành ”
+ “ Mặt biển ” so sánh với “ tấm thảm khổng lồ ”.
+ “ Cánh diều ” so sánh với “ dấu á ”
+ “ Dấu hỏi ” so sánh với “ vành tai nhỏ ”.
Như vậy ở bài tập này giúp học sinh củng cố về : So sánh giữa sự vật với sự
vật.
Bài 2: Gạch dưới từ chỉ hoạt động được so sánh với nhau trong mỗi câu sau:
a)Buổi chiều, sương giăng mù mịt như b) Mắng như tát nước vào mặt.
là khói bay.
Nghe như đấm vào tai.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tương tự bài 1.
Bài 3: Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ văn dưới
đây:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
( NguyễnTrãi )
Cũng làm tương tự như bài 1
Bài 4: Viết vào bảng những sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu sau:
a) Xuân về, hồ Ba Bể lung linh như một bức tranh thủy mạc.
b) Những tảng đá to bằng cái chum cũng bị nước cuốn trôi, lục ục lăn đi
trong dòng nước.
c)Đôi sừng trâu cong cong lại như vầng trăng khuyết.
Câu
a.
Sự vật 1
Từ so sánh
b.
c.
13
Sự vật 2
Giáo viên hướng dẫn cá nhân học sinh tự làm bài.
- Bước 1: Đọc kĩ yêu cầu của bài tập.
- Bước 2: Điền vào bảng các từ ngữ cho phù hợp.
- Bước 3: Đổi chéo vở với bạn kiểm tra kết quả.
Bài 5:Gạch dưới các hình ảnh so sánh trong mỗi đoạn thơ sau:
Lá thông như thể chùm kim
Đêm nay trăng đang rằm
Reo lên trong gió một nghìn âm thanh
Trăng như cái mâm con
Lá lúa là lưỡi kiếm cong
Ai treo ông cao thế
Vây quanh bảo vệ một bông lúa vàng
Ông như đầu em bé
Lá chuối là những con tàu
Muốn khoe có mặt tròn.
Bông bềnh chở nặng một màu gió trăng.
( Trần Đăng Khoa )
( Phạm Đức )
Ở bài tập này giáo viên cần lưu ý cho học sinh: Hình ảnh so sánh bao gồm: Sự
vật 1 + Từ so sánh + Sự vật 2
Qua dạng bài tập này giúp học sinh củng cố được các cách so sánh: sự vật – sự
vật; âm thanh – âm thanh; hoạt động với hoạt động. Học sinh nắm được cấu trúc
của hình ảnh so sánh gồm: Sự vật 1 + Từ so sánh + Sự vật 2 và dấu hiệu so sánh
bằng các từ: như, là, ...
Dạng 2: Bài tập bổ sung các vế so sánh
Sau khi tôi giúp học sinh hệ thống được các bài dạng bài tập nhận diệnvề so
sánh để nâng mức độ cao hơn thì tôi đã giúp học sinh giải bài tập bổ sung các vế
so sánh đi từ dễ đến khó như sau:
Bài 1: Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống:
a)
Anh em như ………
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
b)
Trên trời mây trắng như …..
Ở giữa cánh đồng bông trắng như ……
a) Mấy cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể ……….. về làng.
Em như …………………
Muốn bay không nhấc nổi mình mà bay.
( đội mây, con hạc đầu đình, chân với tay, bông , mây).
14
Giáo viên hướng dẫn cá nhân học sinh tự làm bài.
- Bước 1: Đọc kĩ yêu cầu của bài tập.
- Bước 2: Lựa chọn từ cho sẵn điền vào chỗ chấm cho phù hợp.
- Bước 3: Đổi chéo vở với bạn kiểm tra kết quả.
Bài 2:Tìm những từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống:
a) Xe cộ đi lại trên đường đông như .........
b)Trời mưa, đường đất sét trơn như........
c)Ở thành phố có nhiều tòa nhà cao như.....
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài theo nhóm
- Bước 1: Cá nhân đọc kĩ yêu cầu của bài tập.
- Bước 2: Suy nghĩ tìm vế so sánh
- Bước 3: Nhóm trưởng điều hành và yêu cầu các bạn tìm rồi thống nhất ý kiến
Với dạng bài này tổ chức thảo luận nhóm để học sinh có các phương án trả
lời tạo hứng thú vui vẻ và qua các bạn chia sẻ mình có thêm vế so sánh hay giúp
bổ sung kiến thức. Dạng bài tập này giúp học sinh tạo lập các hình ảnh, các câu
văn, thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh dựa trên ngữ liệu có sẵn hoặc một
phần do học sinh phải tự tạo lập.
Dạng 3: Đặt câu có hình ảnh so sánh hoặc đặt câu dựa vào từ ngữ, vào tranh ảnh
có sẵn:
Để học sinh có tính tư duy sáng tạo cao hơn tôi đã giúp các em làm các bài tập
đặt câu có hình ảnh so sánh từ dễ đến khó như sau:
Bài 1:Quan sát từng cặp tranh rồi viết các câu có hình ảnh so sánh
15
Giáo viên hướng dẫn học sinh.
- Bước 1: Đọc kĩ yêu cầu của bài tập.
- Bước 2: Nhóm trưởng cho các bạn và chia sẻ với nhau bằng các câu hỏi:
+ Đề bài yêu cầu gì?
+ Bạn hãy cho mình biết tranh 1 vẽ gì ?
+ Bạn nói câu có hình ảnh so sánh phù hợp với tranh đó.
- Bước 3: Trong nhóm thống nhất chọn câu văn đúng và hay.
VD: - Xe ô tô lao nhanh như tên bắn .
- Bóng đèn điện toả sáng như mặt trăng.
- Cây thông cao như ngọn tháp .
- Nụ cười của cô ấy tươi như hoa hồng .
- Thỏ thì hiền hơn báo.
- Bước 4: Giáo viên chốt kiến thức.
Bài 2:Đặt câu có dùng biện pháp so sánh để nói về:
a) Một con vật
b) Nói về một đồ vật.
c) Nói về mẹ
Với bài tập này tôi cho học sinh hoạt động cả lớp và yêu cầu:
16
- Bước 1: Đọc kĩ yêu cầu của bài tập.
- Bước 2: Trao đổi với bạn bên cạnh để tìm câu văn có hình ảnh so sánh.
- Bước 3: Cho học sinh chia sẻ trước lớp để tìm được những câu văn có hình
ảnh khác nhau.
Bài 3:Đặt 3 câu có hình ảnh so sánh để nói về một chủ đề mà em thích ( Con
vật, con người, cây cối.....)
Bài tập này tôi cũng làm tương tự như bài tập 2
Dạng 4:Viết đoạn văn có hình ảnh so sánh
Từ việc giúp học sinh làm tốt các bài tập trên tôi đưa ra mức độ cao hơn đó là
viết được đoạn văn hay có hình ảnh so sánh để hình thành và phát triển trí tưởng
tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét đánh giá giúp các em có vốn từ ngữ
phong phú.
Bài tập: Em hãy viết một đoạn văn ngắnNói về cảnh đẹp quê hương. Trong đó
có câu văn dùng hình ảnh so sánh.
Đây là dạng bài tập khó, giáo viên phải hướng dẫn học sinh bằng câu hỏi gợi ý:
+ Em hãy nêu những cảnh vật ở quê hương? ( cây đa, cánh đồng lúa, dòng
sông, mái đình ,.....)
+ Dựa vào những bài học trước em hãy nói câu có dùng biện pháp só sánh
để nói về cây đa, cánh đồng lúa, dòng sông,....
+ Mỗi sự vật cho nhiều em nói để các em lựa chọn câu hay.
+ Cho học sinh nói và chia sẻ đoạn văn trong nhóm rồi viết bài.
+ Đọc bài để chia sẻ trước lớp cho các em bình chọn bài hay.
Với đối tượng học sinh khá giỏi yêu cầu trong đoạn văn có 2 hoặc 3 hình ảnh so
sánh còn với đối tượng học sinh học chưa tốt yêu cầu 1 hình ảnh so sánh.
VD: Quê hương cũng giống như người mẹ hiền của em. Phong cảnh quê em
thật là đẹp. Đầu làng có cây đa già sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Giữa
làng là mái đình cổ kính như một tòa lâu đài. Xa xa, cánh đồng lúa chín như
tấm thảm vàng. Dòng sông hiền hòa uốn lượn như dải lụa đào....
Nhờ việc phân dạng các bài tập theo mức độ đã giúp học sinh nắm chắc được
kiến thức, kỹ năng nhận biết của học sinh được nâng lên theo mức độ . Học sinh
không những nhận biết mà cờn sử dụng tốt biện pháp so sánh và vận dụng vào
việc viết những câu, đoạn văn hay văn giàu hình ảnh. Học sinh rất hứng thú, tích
cực học tập. Qua đây giúp các em hiểu thêm và yêu Tiếng Việt, thấy được sự
phong phú giàu tiếng mẹ đẻ. Từ đó, các em sẽ yêu thích học Tiếng Việt hơn.
17
5. Biện pháp 5: Kiểm tra, đánh giá:
* Mục đích: Sau khi học tốt các dạng bài tập, để giúp giáo viên đánh giá được
học sinh nắm được các bài tập trong các tiết học và giúp học sinh tự đánh giá
được học sinh để từ đó giáo viên điều chỉnh được nội dung, phương pháp dạy
học giúp học sinh tiến bộ hơn khi học về so sánh.
* Nội dung:
- Học sinh tự kiểm tra đánh giá học sinh.
- Giáo viên kiểm tra và đánh giá học sinh.
- Phụ huynh kiểm tra đánh giá học sinh.
* Cách tiến hành:
- Với học sinh tự kiểm tra đánh giá học sinh: Vào những tiết học trên lớp có bài
tập về so sánh thì trong quá trình học sinh học tôi đã giao cho các bạn trong
nhóm đầu giờ kiểm tra bài về nhà và ghi vào phiếu: Bạn đã hoàn thành bài tập
chưa? Bài bạn làm có đúng không? Bạn còn vướng mắc ở câu hay bài nào? rồi
kiểm tra trong giờ học, kết thúc tiết học kiểm tra chéo vở cho nhau để củng cố
kiến thức.
- Giáo viên kiểm tra học sinh:
+ Với những tiết học về so sánh tôi kiểm tra thường xuyên bằng việc quan sát
ánh mắt, cử chỉ của học sinh để biết được em nào nắm bài tốt và em nào nắm
chưa tốt từ đó tôi giao bài tập về nhà đơn giản cho học sinh ở mức này còn giao
bài tập cao hơn đối với học sinh học tốt.
+ Kiểm tra định kỳ: Sau mỗi bài học xem học sinh có làm được bài không tôi
thường lồng vào hình thức kiểm tra bài bổ trợ vào cuối tuần để đánh giá kết quả.
- Phụ huynh kiểm tra học sinh: Tôi thường xuyên liên hệ với phụ huynh. Với
những học sinh học yếu tôi trao đổi với phụ huynh để họ nắm được biện pháp so
sánh này để phụ huynh hiểu và từ đó giúp đỡ con mình. Với những học sinh học
tốt nhờ phụ huynh kiểm tra kết quả bài làm của các con.
Với 3 cách kiểm tra như vậy tôi đã nắm bắt được là nhờ có học sinh với học
sinh để học sinh giúp đỡ nhau trong học tập và học sinh còn giúp đỡ giáo viên
cùng với phụ huynh phối kết hợp để giúp tôi nắm bắt được các đối tượng học
sinh. Với giáo viên thì vẫn là người chủ công phân loại ra được 3 đối tượng học
sinh hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành để có biện pháp giúp đỡ các
em học tập tốt.
6. Biện pháp 6: Động viên, khuyến khích, khen thưởng
* Mục đích: Để động viên, khích lệ tinh thần học tập giúp các em có động lực
phấn đấu vươn lên.
18
* Hình thức khen thưởng:
- Tại chỗ, mọi lúc, mọi nơi.
- Sau mỗi tuần học.
- Kết thúc một học kỳ hoặc cuối năm hay ở cuộc họp phụ huynh.
* Cách tiến hành:
- Với hình thức khen thưởng tại chỗ sử dụng mọi lúc, mọi nơi vào đầu giờ,
giữa giờ và cuối giờ học hoặc học sinh nắm được bài, có tiến bộ hơn so với bản
thân. Với học sinh giỏi khuyến khích các em phát huy tinh thần cho các bạn. Với
những em nhận thức chậm động viên bằng lời nói, bằng tràng pháo tay, bằng hoa
và học sinh cảm thấy phấn khởi thích thú trong các tiết học hàng ngày trên lớp.
- Khen sau mỗi tuần học: Dựa vào báo cáo trong buổi sinh hoạt lớp với những
em có tiến bộ trong các tiết học so sánh tuyên dương trước lớp.
- Khen cuối kỳ hoặc cuối năm dựa vào bài kiểm tra, tôi tặng phần thưởng là đồ
dùng học tập và cho học sinh lên bốc thăm như : Bút chì, tẩy, thước kẻ, vở, lọ
mực, hồ dán,..... khen thưởng ở cuộc họp phụ huynh để phụ huynh tin tưởng và
thấy đó là việc làm phù hợp để khi ở nhà cũng động viên và khen các con kịp
thời tạo động lực cho con phấn đấu vươn lên.
Vậy bằng những hình thức khen thưởng không chỉ với môn học này mà ở tất
cả các môn, học sinh của lớp tôi rất thích thú, các em đều có ý thức, động lực
phấn đấu vươn lên và thi đua nhau học tập để đạt kết quả tốt, các em thấy mỗi
ngày đến trường một ngày vui còn phụ huynh thì rất tin tưởng gửi gắm con em
mình.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Với cách làm nhưđã trình bày ở trên, trong năm học 2017 - 2018 tôi triển khai
dạy thực nghiệm cho học sinh ở lớp 3A do tôi chủ nhiệm và tiến hành đối chứng
với lớp 3B với đề khảo sát chất lượng môn Tiếng Việt phần biện pháp so sánh
như đề của năm học 2017 – 2018.
* Kết quả cụ thể như sau:
- Học sinh nhận diện và sử dụng biện pháp so sánh rất tốt.
- Kỹ năng nói và viết câu được nâng lên và đạt kết quả cao.
- Các em rất mạnh dạn tự tin, say mê, hào hứng trong học môn Tiếng Việt
Lớp
3A1
Sĩ
số
39
Điểm
Giỏi
SL
%
18
46
Khá
SL
%
13
33
TB
SL
8
19
%
21
Yếu
SL
%
0
0
HS thích
học
SL
%
36
92
3A2
35
7
20
10
29
15
43
3
8
19
54
Như vậy, qua một thời gian dạy thực nghiệm theo các biện pháp như trên tôi thu
được kết quả đáng khích lệ, tôi thấy chất lượng học tập của các em đã tiến bộ rõ
rệt. Các em hứng thú say mê học tập, yêu thích môn học, tập trung cao, phát huy
được khả năng tư duy, trí tưởng tượng phong phú. Kỹ năng, kỹ xảo của các em
được hình thành từ đơn giản đến thành thạo, linh hoạt, sáng tạo, viết được câu
văn có hình ảnh so sánh chính xác. Khả năng nhận xét, đánh giá tác dụng của
biện pháp tu từ so sánh được nâng lên, các em hiểu hơn ý nghĩa của các câu văn
câu thơ.
C. KẾT LUẬN
1. Nhận định chung:
20
Việc giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và phần kiến thức biện pháp tu từ
so sánh nói riêng có ý nghĩa quan trọng. Nó góp phần hình thành 4 kỹ năng
nghe, nói, đọc, viết đồng thời thực hiện tốt mục tiêu giáo dục tiểu học.
Với một số việc làm của bản thân, tôi hi vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả
dạy học phân môn Tiếng Việt với nội dung so sánh ở lớp 3. Biển kiến thức là vô
tận. Những suy nghĩ và việc tôi đã làm chỉ là một giọt nước nhỏ trong biển kiến
thức đó. Nhưng tôi nghĩ, với tấm lòng tất cả vì học sinh thân yêu, vì tương lai
của đất nước để giúp các em có thể phát triển được phẩm chất, năng lực một
cách toàn diện ngay từ cấp Tiểu học thì việc làm của mình dù có nhỏ nhưng
cũng thật là có ý nghĩa.
Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và làm đề tài này với năng lực và
trình độ có hạn của bản thân, chắc rằng không thể tránh khỏi những hạn chế
thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp trao đổi ý kiến của các bạn đồng nghiệp
để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
2. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng:
Để nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Tiếng Việt với nội dung so sánh ở
lớp 3 người giáo viên cần phải:
a. Nắm vững nội dung chương trình sách Tiếng Việt lớp 3.
b. Tích cực vận dụng đổi mới phương pháp dạy học khi dạy .
c. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học.
d. Đa dạng hóa các dạng bài tập
e. Tích cực tham gia học tập, tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức, trình độ
chuyênmôn nghiệp vụ, thường xuyên dự giờ của đồng nghiệp, tham dự đầy đủ
các lớp tập huấn chuyên môn … để nắm bắt những thông tin về nội dung,
phương pháp của chương trình môn Tiếng Việt. Từ đó, giáo viên mới có thể lập
kế hoạch dạy học và kế hoạch bài học một cách khoa học, có sự tích hợp giữa
kiến thức các môn học và các lớp học với nhau.
g. Động viên khuyến khích học sinh tự học, học theo phương pháp tự tìm tòi.
Dạy học hướng tập trung vào học sinh, phải coi học sinh là chủ thể của hoạt
động, tổ chức các hoạt động giúp các em chiếm lĩnh được các tri thức và rút ra
được các kết luận phù hợp với bài học.
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi và dễ dàng với các đồng chí giáo viên, các
em học sinh của khối 3 ở trường Tiểu học.
4. Những đề xuất, kiến nghị
a. Đối với các cấp lãnh đạo:
21
- Cẩn tổ chức nhiều hơn các hội thảo, chuyên đề để giáo viên có cơ hội
được thảo luận và học hỏi các bản đồng nghiệp.
- Tổ chức các cuộc hội thảo để giải đáp những vướng mắc của giáo viên, có
những tư vấn và hướng dẫn phương pháp và cách làm có hiệu quả cho giáo viên.
b. Đối với giáo viên:
- Cần thường xuyên trau dồi kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy của
mình cho tốt hơn nữa. Thật sự say mê, yêu nghề, nhiệt huyết với học sinh.
- Cần nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả các kinh nghiệm giảng dạy và
bài học kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình giảng dạy.
c. Đối với phụ huynh học sinh:
- Cần quan tâm hơn nữa đến việc học của con em mình, đầu tư có hiệu
quả cho con em mình về thời gian, sách vở, điều kiện cần thiết và có phương
pháp kèm cặp tại nhà có hiệu quả.
- Cần có mối quan hệ chặt chẽ với nhà trường và các thầy cô giáo để kịp
thời nắm bắt về tình hình học tập của con em mình.
Trên đây là một số suy nghĩ và việc làm của tôi nhằm giúp học sinh lớp 3 học
tốt biện pháp tu từ so sánh ”, góp phần tháo gỡ khó khăn, lúng túng cho giáo viên
và học sinh khi dạy – học phần kiến thức về biện pháp tu từ so sánh, đồng thời
nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của phần kiến thức này. Tôi rất mong
được sự góp ý, trao đổi của các cấp chỉ đạo chuyên môn, các bạn đồng nghiệp để
kinh nghiệm này được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi viết, không sao
chép nội dung của người khác.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội 2 tháng 3 năm 2018
Người viết
22
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu ........................................................... Trang 1
2.Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp ......................................................Trang 2
3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................Trang 2
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.........................................................Trang 2
1. Cơ sở lý luận ..................................................................................... Trang 2
2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................Trang 3
3. Các biện pháp tiến hành..................................................................... Trang 7
4. Thời gian tạo ra giải pháp................................................ ..................Trang 8
B. NỘI DUNG
23
I. MỤC TIÊU............................................................................................Trang 9
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT BIỆN PHÁP
TU TỪ SO SÁNH .........................................................................Trang 9
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ..................................................................Trang 23
C. KẾT LUẬN
1.
2.
3.
4.
Nhận định chung ............................................................................. Trang 25
Điều kiện để sáng kiến nhân rộng ................................................... Trang 25
Phạm vi áp dụng sáng kiến ............................................................. Trang 26
Những đề xuất, kiến nghị ................................................................ Trang 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
Sách hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 3 tập 1A
Sách hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 3 tập 1B
Sách thiết kế bài giảng Tiếng Việt 3
Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 – NXB Hà Nội
Bài tập thực hành Tiếng Việt – NXBGD Việt Nam
Ôn luyện Tiếng Việt - NXBGD Việt Nam
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - NXBGD Việt Nam
Luyện Từ và câu – NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Bài tập nâng cao Từ và Câu lớp 3 – NXB Đại Học Sư Phạm
24
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
TRƯỜNG TIỂU HỌC DÂN TIẾN
Tổng điểm : ..............................................
TM HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
CHỦ TỊCH - HIỆU TRƯỞNG
........................................................................................................................
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHOÁI CHÂU
Tổng điểm : ......................................................
25