Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

tiểu luận đề tài trình bày hiểu biết của em về phật giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.84 KB, 24 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIKHOA/VIỆN SƯ PHẠM KĨ THUẬT</b>

<b>---</b> <b></b>

<b>---TIỂU LUẬN</b>

<b>Đề tài: Trình bày hiểu biết của em về Phật Giáo</b>

<i><b> Giáo viên hướng dẫn: </b></i>

<b>Hồng Ánh Đơng</b>

<b>Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thu Trang Mã số sinh viên: 20212345 </b>

<b> Mã lớp:138663</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤCMỞ </b>

<b>NỘI </b>

<b>CHƯƠNG 1:SƠ LƯỢC VỀ PHẬT GIÁO...3</b>

<b>CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHẬT GIÁO...5</b>

<b>2.1.Quan điểm về thế giới quan của Phật Giáo...52.2.Quan điểm của Phật giáo về nhân sinh quan...6</b>

<b>CHƯƠNG 3: SỰ TRUYỀN BÁ CỦA PHẬT GIÁO</b>

<b>3.1. Sơ lược về quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo Việt Nam...9</b>

<b>CHƯƠNG 4: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN LỐI SỐNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN </b>

<b>CHƯƠNG 5 : MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT HUY NHỮNG ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN LỐI SỐNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN </b>

<b>KẾT </b>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM </b>

<b>KHẢO...18</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài</b>

Đạo Phật là một trong những học thuyết Triết học - tôn giáo lớn nhất trênthế giới, tồn tại rất lâu đời với hệ thống giáo lý đồ sộ và số lượng phật tửđông đảo được phân bố rộng khắp .Phật giáo truyền vào Việt Nam đã mấyngàn năm và bám sâu gốc rễ vào nhiều lĩnh vực đời sống của người dânViệt.

Thời đại ngày nay, gần như hằng ngày, hằng giờ, thế giới phải chứng kiếnnhững xung đột, những bất ổn mà nguyên nhân thường có liên quan đếnvấn đề tôn giáo. Ở Việt Nam, Phật giáo vẫn tồn tại và gắn bó khăng khít,hịa quyện vào đời sống xã hội, như đã diễn ra trong quá khứ hai ngànnăm tồn tại. Khác chăng, trong hoàn cảnh mới, thời đại mới, nó sẽ có biểuhiện và sự phát triển mới. Điều đó càng thúc bách việc tìm hiểu nghiêncứu về Phật giáo Việt Nam một cách đầy đủ, sâu sắc không chỉ ở hiện tại,mà cả trong quá khứ để ứng xử trong tương lai.

<b>2. Mục đích chọn đề tài và nhiệm vụ</b>

Đề tài nghiên cứu về vấn đề Phật Giáo, Theo hiểu biết về bản thân , em trình bày hiểu biết của em về Phật Giáo Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Để đạt được mục địch trên , đề tài có những nhiệm vụ sau đây:- Khái quát cơ bản về sự ra đời của Phật Giáo

- Giới thiệu nội dung cơ bản của Phật Giáo

- Quá trình du nhập, phát triển của Phật giáo ở Việt Nam

- Phân tích làm rõ một số ảnh hưởng chủ yếu của Phật giáo đến lối sống con người Việt Nam hiện nay.

- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo đến lối sống của người Việt Nam hiện nay.

<b>3.Thực trạng nghiên cứu </b>

Phật giáo là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới cả về bề dày lịch sử,tính đồ sộ của hệ thống giáo lý và số lượng tín đồ, do đó thu hút được sựquan tâm rất lớn của giới khoa học. Nghiên cứu về Phật giáo được rấtnhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu trên nhiều phươngdiện khác nhau và đạt được kết quả đáng trân trọng. Có thể kể đến một sốcơng trình nghiên cứu trên các phương diện sau:

<b>3.1 Các công trình nghiên cứu về Phật giáo, tư tưởng của Phậtgiáo và lịch sử Phật giáo Việt Nam</b>

“Việt Nam Phật giáo sử luận” (Nxb Văn học Hà Nội, 1992) của NguyễnLang đã đề cập đến các giai đoạn du nhập của Phật giáo vào Việt Nam, vaitrò của các thiền sư trong công cuộc dựng nước và giữ nước của các triềuđại phong kiến Việt Nam. Trong sách “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” (NxbKhoa học xã hội, Hà Nội, 1998), các tác giả đã bàn về lịch sử du nhập vàquá trình phát triển của Phật giáo từ thời kỳ đầu mới du nhập đến thế kỷXX, bàn về các tơng phái Phật giáo và đã phân tích vai trò của Phật giáođối với các lĩnh vực tư tưởng chính trị trong suốt chiều dài lịch sử ViệtNam; “Mấy vấn đề Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam” của Ủy banKhoa học Xã hội Việt Nam, Việt Triết học (Hà Nội, 1996) đã đề cập đến tínhchất của Phật giáo Việt Nam, các tơng phái Phật giáo ở Việt Nam, vai tròcủa Phật giáo trong nền văn hóa dân tộc và ảnh hưởng của Phật giáo đốivới lịch sử tư tưởng Việt Nam…

Ngoài ra, trong nhóm cơng trình nghiên cứu về Phật giáo cũng có một sốcơng trình nghiên cứu của các học giả nước ngồi, có thể kể đến một sốcơng trình như: “Cốt tủy của đạo Phật” (1971) của Daisetz Teitaro Suzukido Trúc Thiên dịch (Nxb An Tiêm, Sài Gòn); “Nền tảng của đạo Phật” củaPeter D. Santina do Thích Tâm Quang dịch (NXb Thành phố Hồ Chí Minh).Junjiro Takakusu với cuốn “Tinh hoa triết học Phật giáo” (The Essentials ofBuddhis). Nhan đề lần xuất bản thứ nhất do Ban Tu thư Viện Đại học VạnHạnh dịch là “Các tông phái của đạo Phật”, lần tái bản năm 2008 Tuệ Sỹdịch ra tiếng việt là “Tinh hoa triết học Phật giáo”. Ngoài phần giới thiệuvà kết luận, cuốn sách gồm có 14 chương. Ông đã trình bày triết học Phậtgiáo theo xu hướng hệ thống trong đó tập trung lý giải các nguyên lý cơ

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

bản của Phật giáo ở các chương I, II, III. Ông đã chỉ ra 6 nguyên lý căn bảntrong triết học Phật giáo là nguyên lý duyên khởi, nguyên lý tất định vàbất định, 5 nguyên lý tương dung, nguyên lý như thực, nguyên lý viêndung, nguyên lý Niết bàn hay giải thoát viên mãn…

<b>4.Phạm vi nghiên cứu</b>

Phật giáo hàm chứa trong nó những tư tưởng rất rộng lớn về thế giới vànhân sinh. Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu,giới thiệu thế giới quan và nhân sinh quan Phật giáo, trong đó chứa đựngnhững triết lý có ảnh hưởng đến lối sống con người Việt Nam.

<b>5.Giá trị đề tài</b>

- Đóng góp trước tiên là cung cấp tư liệu về Phật giáo Việt Nam một cáchhệ thống, với nhiều loại hình trên cơ sở đã có sự phân tích, đối chiếu, xácminh khoa học.

-Nhưng đóng góp căn bản nhất của đề tài là giúp người đọc theo dõi đượcquá trình truyền nhập, vận động, biến đổi và phát triển, với những biểuhiện nhiều vẻ của Phật giáo

- Đề tài nghiên cứu góp phần vào việc phân tích, đánh giá ảnh hưởng củaPhật giáo đến một số phương diện của lối sống người Việt Nam hiện nay.

<b>6. Phương pháp nghiên cứu</b>

Chúng tôi đ|c biệt coi trọng các phương pháp cơ bản của khoa học lịch sử:phương pháp lịch sử và phương pháp logic;

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu của triết học như: Phân tích - tổnghợp, quy nạp – diễn dịch, so sánh, khái quát hóa…

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

rãi ở các quốc gia trong khu vực á -Phi, gần đây được truyền tới các nước Âu -Mỹ. Trong quá trình truyền bá của minh, đạo Phật đã kết hợp với tín ngưỡng, tập tục, dân gian, văn hố bản địa để hình thành rất nhiều tơng phái và học phái, có tác động vơ cùng quan trọng với đời sống xã hội và văn hoá của rất nhiều quốc gia.

Buddha vốn là một thái tử tên là Tất Đạt Đa ( Siddharta), con trai của Trịnh Phạn Vương ( Suđhodana) vua nước Trịnh Phạn, một nước nhỏ thuộc Bắc ấn Độ ( nay thuộc đất Nê Pan ) ông sinh ra vào khoảng năm 623 trướccông nguyên. Cuộc đời của Phật Thích Ca được kể lại ở trong truyền thuyết như sau:

“ Vào một đêm Mahamaia, người vợ chính của Suđhodana, Vua của ngườiSaia mơ thấy mình được đưa tới hồ thiêng Anavatápta ở Himalaya. Sau khicác thiên thần tắm rửa cho bà ở trong hồ thiêng, thì có một con voi trắng khổng lồ có đố hoa sen ở vịi bước tới và chui vào sườn bà. Ngày hôm saucác nhà thông thái được vời tới để giải mơ của Hoàng hậu. Các nhà thơng thái cho rằng giấc mơ là điềm Hồng hậu đang có mang và sẽ sinh hạ được một Hoàng tử tuyệt vời, người sau này sẽ trở thành vị chúa tể của thế giới ho|c người thầy của thế giới. Đến ngày, đến tháng, Hoàng hậu Mahamaia trở về nhà cha mình để sinh con. Thế nhưng vừa đến khu vườn Lumbini, cách thủ đô Capilavastu của người Sakia khơng xa, Hồng hậu trở dạ và vị Hồng tử đã ra đời. Vừa ra đời, vị Hoàng tử tí hon đã đứng ngay dậy, đi bảy bước và nói: “ Đây là kiếp cuối cùng của ta, từ nay ta không phải luôn hồi một kiếp nào nữa!”.

Đến ngày thứ năm một nghi thức trọng thể được tổ chức và Hoàng tử đượcđ|t tên là Siđhartha. Để ngăn cản Hồng tử khơng nghĩ tới việc tu hành, đức vua cha đã tìm mọi cách tạo ra quanh người con trai mình một cuộc sống vương giả. Hồng tử được học mọi kiến thức để sau này trở thành một vị vua tài ba anh minh trị vì một đất nước ấn Độ bao la. Thế rồi, nhà vua và quần thần đã kén cho Hoàng tử một người vợ kiều diễm. Nhưng cuộc đời vương giả không cán dỗ được Hoàng tử trẻ tuổi. Bốn sự việc do các thần tạo ra đã làm thay đổi hẳn cuộc đời Hồng tử Siddhartha. Đó là một lần khi đang dạo chơi trong vườn, Hồng tử thấy một ơng già gày còm, ốm yếu rồi nhận ra một điều rằng mọi người rồi ai cũng phải già yếu như thế. ít lâu sau Hoàng tử lại được chứng kiến người ốm và người chết. Ba hoàn cảnh trên làm cho Hoàng tử băn khoăn, lo nghĩ về kiếp người và muốn cứu con người khỏi những trầm luôn đau khổ của kiếp ln hồi: Sinh, lão, bệnh, tử chính sự việc thứ tư đã đem đến cho Hoàng tử niềm hi vọng và an ủi. Lần đó, Hồng tử nhìn thấy một vị hành khất dáng vẻ bần hàn nhưng lại ung dung tự tại. Vừa nhìn thấy vị hành khất Hoàng tử như bừng tỉnh và quyết định sẽ ra đi trở thành nhà hành khất như thế. Được tin, đức vua Suddhơđana tìm mọi cách ngăn cản Hồng tử. Thế nhưng Hồng tử khơng thể nào xua đi được bốn sự kiện mà mình đã chứngkiến khiến lịng dạ của Hồng tử khơng lúc nào được thanh thản. Ngay cả tin mừng công chúa Yashôdhara sinh cho chàng một Hồng nam cũng khơng làm cho Hồng tử Sidhartha vui. Ngày đêm khi đứa con ra đời, khi mọi người ngủ say, Hồng tử l|ng lẽ đến nhìn vợ và con lần cuối rối đánh thức người đánh xe dậy cùng minh cưỡi con ngựa Canthaca yêu quý rời khỏi cung. Khi đã rời khỏi đơ thành Hồng tử trút bộ áo Hoàng tộc và m|c

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

lên người bộ quần áo thường dân. Hoàng tử dùng kiếm cắt bộ tóc dài của mình và nhờ người đánh xe mang mớ tóc và quần áo về trao lại cho đức vua. Còn con ngựa Canthana vì đau khổ phải chia tay với ơng chủ của nó nên đã lăn ra chết ngay tại chỗ. Rời hoàng cung, dứt áo ra đi, Hoàng tử Sidhartha đã trở thành nhà tu hành.

Thoạt đầu, Hoàng tử đi lang thang đây đó, sống theo kiểu khổ hạnh. Sau đó, ngài vào rừng tu. Nhà hiền triết Alara Calama dạy cho chàng các phép thiền định và những triết lý của upanishad. Học thuyết và thực hành giải thốt cá nhân của Upanishad khơng hấp dẫn Hồng tử. Chàng đi tiếp và nhập vào nhóm năm người tu khổ hạnh. Suốt sáu năm trường ép xác Hoàng tử gần như chỉ cịn bộ xương khơ mà vẫn chưa tìm ra chân lý của sự giải thốt. Ngài bèn bỏ cuộc sống tu hành khổ hạnh và trở lại ăn uống bình thường.

Khi Hồng tử Sidhartha 35 tuổi, một hôm ngài đến ngồi dưới gốc cây bồ đề ở ngoại vi thành phố Gaia thuộc vùng đất của vua Bimbisura, vua nước Magadha. Cho đến một hôm có nàng Sudjata, con gái của một nơng dân trong vùng đem cho ngài một bát cơm to nấu bằng sữa. Ăn xong, ngài xuống sông tắm rửa, rồi trở lại gốc cây bồ đề. Ngài ngồi thiền định và nguyện sẽ khơng đứng dậy nếu khơng tìm ra sự giải thốt về điều bí ẩncủa sự đau khổ. Và Hoàng tử đã ngồi dưới gốc cây bồ đề suốt 49 ngày đêm. Bảy tuần lễ đó là cả một chuỗi ngày đầy thử thách. Để phá sự thiền định của Hồng tử, con quỹ dữ Mara tìm mọi cách làm chàng nản chí. Thoạt đầu, quỷ Mara biến thành một sứ giả đến báo cho Hoàng tử một tin bịa đ|t là em trai Hoàng tử là Đevađatta nổi loạn, bắt nhốt đức vua cha vào ngục và chiếm nàng Yashodrara làm vợ. Thế nhưng tin dữ đó khơng làm cho Hoàng tử bận tâm. Mara bèn cho gọi các quỷ dữ tới làm ra mưa to, gió lớn gây ra động đất, lụt lội nhưng Hoàng tử vẫn ngồi bình thản dướigốc cây bồ đề, cảm phục trước ý chí kiên định của Hồng tử, rắn thần Naga dùng thân làm tán cho mưa gió cho Hồng tử ngồi. Thấy thế quỷ dữ Mara bèn dùng biện pháp quyết liệt và tinh tế hơn để công phá vào thành trì kiên định của Hồng tử Sidhartha. Nó cho gọi ba cơ con gái xinh đẹp của mình là các nàng Khát vọng, khoái lạc và Dục vọng tới múa nhảy mê ho|c nhà tu hành trẻ tuổi. Thế nhưng biện pháp cuối cùng của quỷ Mara cũng thất bại và lũ quỷ phải dời khỏi gốc cây bồ đề. Rạng sáng ngày 49, Siddhartha đã tìm ra bí mật của sự đau khổ, đã tìm ra được vì sao thế giới lại tràn đầy khổ đau và đã tìm ra được cách để chiến thắng sự đau khổ. Siddhartha đã hoàn toàn giác ngộ và trở thành Buddha (Đấng giác ngộ). Sau khi giác ngộ Đức phật còn ngồi tiếp bảy ngày nữa dưới cây bồ đề suy ngẫm về những chân lý diệu kỳ mà mình đã khám phá. Ngài phân vân khơng biết có nên phổ biến đạo pháp của mình cho thế giới khơng vì có huyền diệu quá khó hiểu quá đối với mọi người. Chính thượng đế Brahma phải giáng trần để khích lệ Đức phật truyền bá đạo pháp của mình cho thếgian. Chỉ khi đó Phật mới dời khỏi gốc cây bồ đề đi đến khu vườn Lộc Uyểngần Varanasi để giảng bài thuyết pháp đầu tiên cho năm người bạn tu khổhạnh của mình. Sự kiện này được ghi chép lại như một sự kiện quan trọng nhất của Đạo phật và được gọi là Phật quay bánh xe Đạo pháp ( chuyển Pháp Luân ). Giáo pháp mới của Đạ phật đã gây ấn tượng mạnh đối với năm nhà tu, họ nhanh chóng trở thành những mơn đồ đầu tiên của Đức

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Phật. Vài ngày sau số môn đồ của Phật đã tăng lên 60 người, theo thời gian số môn đồ Đạo Phật ngày càng tăng và các tổ chức tăng gia đã ra đời.

Đến năm 80 tuổi, biết mình tuổi cao, sức yếu, Đức Phật cùng các môn đồtrở về chân núi Hymalaya nơi ngài sinh ra và lớn lên. Trên đường Phật đã chuẩn bị mọi thứ cho các mơn đồ để họ có thể tự lập được sau khi ngàu viên tịch. Và, tại một nơi thuộc ngoại vi thành phố Cusinagara, Phật đã ra đi. Câu nói cuối cùng của Phật là: “ Hỡi các tì kheo tất cả những gì đang tồn tại rồi sẽ qua đi. Vậy các người càng không nên ngừng gắng sức!”.

<b>CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHẬT GIÁO2.1.Quan điểm về thế giới quan của Phật Giáo: </b>

Được thể hiện tập trung ở nội dung của 3 c|p phạm trù: Vô ngã, Vô thường và Duyên.

<b>2.1.1.Vô ngã.</b>

Cho rằng thế giới xung quanh ta và cả con người không phải do một vị thần nào sáng tạo ra, mà được cấu thành bởi sự kết hợp giữa 2 yếu tố: “Sắc” và “Danh”. Sắc là yếu tố vật chất, là cái thể cảm giác được, nó bao gồm đất, nước, lửa và khơng khí. Danh là yếu tố tinh thần, khơng có hình chất mà chỉ có có tên gọi, nó bao gồm thụ, tưởng, hành và thức.

Chính cái “Danh” và “Sắc” đó hợp lại với nhau tạo thành “Ngũ Uẩn”: Sắc (vật chất), thụ (cảm giác), tưởng (ấn tượng), hành (suy lý) và thức (ý thức). “Danh” và “Sắc” tác động qua lại tạo nên vạn vật và con người. Nhưng sự tồn tại của vật chất chỉ là tạm thời, khơng có sự vật riêng biệt nào tồn tại mãi mãi, do đó khơng có “Bản ngã” hay cái tôi chân thực.

<b>2.1.2.Vô thường. </b>

Nghĩa là vạn vật biển đổi cùng theo chu trình bất tận: Sinh-Trụ-Dị-Diệt. Vậythì “có có” — “khơng khơng" ln hồi bất tận, “thống có” - “thống khơng”, cái cịn mà chẳng cịn cái mất mà chẳng mất. Đức Phật dạy, “tất cả những gì trong thế gian đó là biến đổi, hư hoại, đều là vơ thường”. Vì vậy vơ thường nghĩa là khơng thường, không mãi ở yên trong một trạng thái nhất định, ln ln thay đổi hình dạng, đi từ trạng thái hình thành đến biến dị rồi tan rã. Vơ thường của Đạo Phật là một phương pháp chi rõ m|t trái của đời, để bài trừ những sự mê lầm, ngăn ch|n người chạy theo vật dục, nó chưa phải là thuyết tuyệt đối. Vô thường là một định luật chi phối tất cả sự vật từ thân tâm cho đến hồn cảnh. Hiệu lý vơ thường, con người dễ giữ được bình tĩnh, thản nhiên trước cảnh đổi thay bất ngờ.

Là điều kiện giúp cho nguyên nhân trở thành kết quả. Phật Giáo cho rằng, mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ từ cái nhỏ nhất đến cái lớn nhất đều chịu sự chi phối của luật nhân duyên. Trong đó duyên là điều kiện giúp cho

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

nguyên nhân trở thành kết quả. Kết quả ấy lại nhờ có duyên mà trở thành nhân khác, nhân khác lại nhờ có duyên mà trở thành kết quả mới. Cứ như vậy mà tạo nên sự biến đồi không ngừng của các sự vật, tuân theo quy luật Nhân-Quả: nhân là cái mầm, Qua là cái hạt, cái trái do mầm ấy phát sinh. Nhân và quả là hai trạng thái nối tiếp nhau, nương vào nhau mà có. Nếu khơng có nhân thì khơng thể có quả, nếu khơng có quả thì khơng thể có nhân, nhân thế nào thì quả thế ấy. Nói cách khác nhân với quả bao giờ cũng đồng một loại với nhau, hể nhân đổi thì quả đổi.

Một nhấn khơng sinh ra quả, sự vật trong vũ trụ này đều là sự tổ hợp của nhiều nhân duyên. Cho nên không có nhân nào tự tạo thành quả được nếukhơng có sự giúp đỡ của nhiều nhân khác, trong nhân có quả, trong quả có nhân. Một sự vật mà ta gọi là quả là khi nó biến chuyển hình thành ra trạng thái mà ta mong đợi, ước muốn. Mỗi vật vì thế điều có thể gọi là nhân hay là quả đều được cả. Đối với quá khứ thì nó là quả, đối với tương lai thì nó là nhân. Sự biến chuyển từ nhân đến quá có khi nhanh khi chậm,chứ không phải bao giờ cũng diễn tiến trong một thời gian đồng nhất.Một nhân không sánh ra quả, sự vật trong vũ trụ này đều là sự tổ hợp của nhiều nhân dun. Cho nên khơng có nhân nào tự tạo thành quả được nếukhơng có sự giúp đỡ của nhiều nhân khác, trong nhân có quá, trong quá có nhân. Một sự vật mà ta gọi là quả là khi nó biến chuyển hình thành ra trạng thái mùa ta mong đợi, ước muốn. Mọi vật vì thế điều có thể gọi là nhân hay là q đều được cả. Đối với q khứ thì nó là quả, đối với tương lai thì nó là nhân. Sự biến chuyển tớ nhân đến quả có khi nhanh khi chậm, chứ không phải bao giờ cũng diễn tiến trong một thời gian đồng nhất. Tóm lại: Triết học Phật Giáo bắt bỏ quan niệm duy tâm cho rằng thần thành sáng tạo ra con người và vũ trụ. Phật Giáo thira nhận con người và sự vật được cấu thành từ các yếu tố vật chất và tinh thần, các sự vật của thế giới trong sự biến đổi khơng ngừng. Đó là quan điểm duy vật biện chứng về thế giới, m|c dù còn chất phúc, mộc mạc nhưng rất đáng trân trọng.

<b>2.2.Quan điểm của Phật giáo về nhân sinh quan:</b>

Quan điểmvề nhân sinh quan của Phật Giáo bao gồm “Nghiệp”, thuyết “Tứ Diệu Đế” và “Ngũ giới".

<b>2.2.1.Nghiệp báo</b>

“Nghiệp” theo Phật giáo là những hành động có tác ý. Thực ra, những hành động khơng tác ý không phải không tạo thành nghiệp, nhưng mức độnghiệp qua của nó rất yếu, có khi khơng đủ sức để tạo thành nghiệp quá. Hơn nửa, Phật giáo rất chú trọng đến ý tưởng con người. Theo Phật giáo, ýlà quan trọng, ý làm chủ mọi hành động và lời nói của con người. Cho nên,trong ba nghiệp, ý nghiệp là n|ng nhất, trong kinh Pháp Cú có nói: "Ý dẫn đầu các pháp. ý làm chủ ý tạo, nếu với ý thanh tịnh, nói lên hay hành động, an lạc bước theo sau như bóng khơng rời hình; nếu với ý ơ nhiễm, nói năng hay hành động, khổ nào bước theo sau, như bánh xe đi theo chân con vật kéo xe”.

Theo lý nghiệp báo, chúng ta khơng nhất định trói buộc trong một hồn cánh nào, vì nghiệp báo khơng phải là số mạng cũng khơng phải là tiền

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

định do một oai lực huyền bí nào đó định đoạt cho ta một cách bất khả kháng. Chủng ta có đủ năng lực để chuyển phần nào cãi nghiệp của ta theo ý muốn. Nghiệp không nhất thiết phải là hành động trong quá khổ mà thôi. Nghiệp bao chùm quá khứ và hiện tại là trong quá khứ chúng ta hành động như thế nào và trong tương lai chúng ta sẽ là như thế nào cũngtùy nơi hành động chúng ta trong hiện tại.

Vì thế, nghiệp, theo Phật giáo, ta có thể chuyển hóa được, làm chủ được. Ta chuyển hóa được bằng cách phải nỗ lực ý chí mạnh mẽ, phải có sự cố gắng mạnh mẽ, do đó, trong sự báo ứng của nghiệp, sự cố gắng và sự thiếu cố gắng giữ một vai trị chính yếu.

Tóm lại, chủ nghiệp, theo Phật giáo, là những yếu tố do chính con người tạo ra và dĩ nhiên, con người thừa hưởng đối với những hành động tốt, ho|c chịu lấy đối với những hành động xấu, kết quả của nó. Tuy nhiên, conngười khơng hắn phải g|t hái hết những gì mình đã tạo ra, bởi nghiệp mang tính chất dun sinh. Vì nghiệp mang tính chất dun sinh cho nên ở nghiệp ta khơng thể tìm đầu ra một nguyên lý định tính nào của nghiệp. Con người thay đổi thể nghiệp thay đổi, cho nên, Phật giáo bảo tu là chuyển nghiệp là vì vậy.

<b>2.2.2.Thuyết tử Diệu để</b>

Giáo lý Tử để là nền tảng của hệ thống giáo lý đạo Phật. Ngay sau khi Đức Phật thành đạo, Ngãi đến vườn Nai thuyết pháp cho năm anh em Kiều Trần Như, những bạn tu khổ hạnh với Ngài trước đây, nội dung bài thuyết giáo đầu tiên ấy là Tử diệu để. Từ đó, xuyên suốt hành trình hoằng hóa của Ngài, giáo lý. Tử diệu để được triển khai, mở rộng. Đức Phật nhiều lần xác định về tầm quan trọng và siêu việt của giáo lý Tử đế, Ngài dạy: "Những bậc A La Hán chánh đẳng giác ở trong quá khứ, ở trong tương lai hay hiện tại, được coi là vị Chánh đẳng giác đúng nghĩa là Chánh đẳng giác về Bốn thánh đế".

<b>2.2.2.1. Khổ để:</b>

Khổ đau là một thực trạng mà con người cảm nhận từ lúc lọt lòng mẹ cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, không ai phủ nhận điều ấy. Con người ln có xu hướng vượt thốt khổ đau, tìm kiếm hạnh phúc, nhưng vì khơng hiểu rõbản chất của khổ đau nên khơng tìm được lối thốt thực sự, đơi khi ngược lại, càng tìm kiếm hạnh phúc càng vướng vào khổ đau. Khổ để là một chânlý, một sự thực về bản chất cái khổ. Đức Phật dạy: "Này các Tỳ kheo, sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, thương yêu mà biệt ly là khổ, mong cầu mà khơng được là khổ. Tóm lại, chấp thủ năm uẩn là khổ". Như vậy, Khổ có thể chia làm 3 phương diện như sau:

Phương diện sinh lý: Khổ là một cảm giác khó chịu, bức xúc, đau đớn. Phương diện tâm lý: Là sự đau khổ do không vừa ý, khơng vừa lịng... tạo nên đau khổ. Những mất mát thua thiệt trong cuộc đời làm mình khổ.Phương diện Phật học: Khổ là sự chấp thủ năm uẩn, cái khổ thứ ba này bao hàm hai cái khổ trên. Năm uẩn là 5 yếu tố nương tựa vào nhau để tạo

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

thành con người, gồm có thân thể vật lý và cấu trúc tâm lý như cảm giác, niệm tưởng, hành và thức (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Tóm lại, cái khổ vềm|t hiện tượng là cảm giác khổ về thân , sự bức xúc của hồn cảnh, sự khơng toại nguyện của tâm lý. Về m|t bản chất, khổ đau là do sự chấp thủ, ngã hóa năm uẩn.

<b>2.2.2.2. Tập để:</b>

Tập là tích tập, các phiền nào ta hỏi tạo thành năng lực đưa đến khổ đau, đây là nguyên nhân, là nguồn gốc của các khó. Khi nhận thức được bản chất của khơ một cách rõ ràng, ta mới có thể đi vào con đường đoạn tận khổ đau (Đạo đề)

Cuộc đời là khổ đau hay không khổ? Câu trả lời là tùy thuộc vào thái độ tâm lý, cảm thọ và nhận thức của mỗi người, nguyên nhân của khổ có nguồn gốc. sâu xa trong tầm tưởng của con người. Phật giáo cùng nhìn thấy các nguyên nhân của đau khổ, có các phát sinh từ vật chất hay hoàn cảnh xã hội, những nguyên nhân thật sự vẫn là tâm thức. Nguyên nhân của khổ thường được các kinh đề cập chính là tham ái, do tham ái mà chấp thủ, bám víu vào các đối tượng của tham ái. Sự khao khát về đục lạc sẽ dẫn đều khổ đau, bởi vì lịng khao khát ấy khơng bao giờ thỏa mãn. Nguyên nhân sâu hơn và căn bản hơn chính là võ minh, tức là sĩ mê khôngthấy rõ bản chất của sự vật hiện tượng đều nương vào nhau mà sinh khởi, đều vô thường và chuyển biển, khơng có các chủ thể, cái bầu vững độc lập ở trong chúng.

Tóm lại, chúng ta có thể nhận thấy một cách rõ ràng, khổ hay không là do lịng mình, lịng mình đẩy tham lam, chấp thủ, nhận thức sai lầm thì khơ làchức chắn. Nói cách khác, do cái nhìn của mỗi người đối với cuộc đời mà có khổ hay khơng. Nếu khơng bị sự chấp ngã và dục vọng vị kỳ hay phiền não khuấy động. chỉ phối, ngự trị trong tâm thì cuộc đời đầy an lạc, hạnh phúc.

<b>2.2.2.3. Diệt để:</b>

Diệt là chấm dứt, là dập tắt. Diệt để là sự chấm dứt hay dập tắt phiền não, nguyên nhân đưa đến đau khổ và sự chấm dứt khổ đau, cũng có nghĩa là hạnh phúc, an lạc. Diệt để đồng nghĩa với Niết bàn. Đạo Phật xác nhận cuộc đời đầy dẫy những đau khổ, đồng thời cũng xác định có một sự thật khác nữa là an lạc, hạnh phúc. Vì vậy mà có sự tu tập để đạt được hạnh phúc. Chúng ta thường quan niệm Niết bàn như một cảnh giới, một cõi nào đó cao cấp hơn cõi người, như là cõi thiên đường của các tôn giáo khác, đó là một sai lầm lớn. Niết bản nằm ngay trong tầm tay của mỗi người. Biểu hiện của Niết bàn là khơng cịn tạo nghiệp và khơng còn tái sinh.

<b>2.2.2.4. Đạo để:</b>

Đạo là con đường, là phương pháp thực hiện để đạt được an lạc, hạnh phúc trong đời sống hàng ngày hay hạnh phúc tuyệt đối Niết bản. Trong kinh Đại Bát Niết Bản Đức Phật dạy: "Này các Tỳ kheo, đây là nhữngpháp do ta chứng ngộ và giảng dạy, các con phải khéo học hỏi, thực chứng tu tập, truyền bá rộng rãi để chánh pháp được trường tồn, vì hạnh

</div>

×