Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM ĐỐT SỐNG CỔ VÀ ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG PGS TS VÕ VĂN NHO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.57 KB, 19 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM ĐỐT SỐNG CỔ VÀ ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG </b>

<i>PGS TS Võ Văn Nho </i>

<b>1. ĐẠI CƯƠNG </b>

Thoát vị đĩa đệm cột sống thường xảy ra ở hai vị trí của đốt sống là cổ và thắt lưng nhưng ở vị trí thắt lưng xảy ra nhiều hơn. Cịn ở vị trí vùng lưng thì rất ít gặp. Bệnh lý đĩa đệm đốt sống cổ đã được nghiên cứu rộng rãi trong nhiều thập niên qua. Nhiều tác giả như Giwen, Bailey, Elsberg, Put, Sperling, Scoville và các tác giả khác đã có một nhận xét chung là gai đốt sống (osteophyte) và đĩa đệm lồi vào trong ống sống gây ra chèn ép tủy sống và rễ thần kinh; còn lồi vào lỗ liên hợp chỉ gây chèn ép rễ, làm ảnh hưởng xấu đến chức năng thần kinh. Một số tác giả khác nhấn mạnh đến vai trò thiếu máu của động mạch và tĩnh mạch bị chèn ép như là một cơ chế sinh lý bệnh học đã đuợc nhấn mạnh bởi Brain, Fry Kholm và Groding. Khi đề cập đến bệnh lý đĩa đệm đốt sống cổ, một vấn đề khác cũng được đặt ra là sự chuyển động bất thường của mặt khớp và sự chèn ép tủy từng đợt do gai đốt sống tác động khi chuyển động cổ, điều nầy có thể gây ra bệnh lý đĩa đệm đốt sống cổ.

Yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng đến các triệu chứng lâm sàng của bệnh lý đĩa đệm đốt sống cổ đã được phân loại bởi Symonds, trong đó ơng đề cập đến vai trị chấn thương vùng cổ cấp tính và mãn tính.

Trong bệnh lý thối hóa tủy sống cổ và bệnh lý rễ, các triệu chứng lâm sàng phát triển chậm, có thể kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm. Điều này đã được chứng minh bởi O’Connel, Hughes và Wilkinson.

Khi đề cập đến điều trị bệnh lý đĩa đệm đốt sống cổ cần phải dựa vào các triệu chứng lâm sàng và triệu chứng rễ để chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp mà đa số được điều trị nội khoa trước.

Đối với bệnh lý đĩa đệm đốt sống vùng thắt lưng đã có nhiều y văn đề cập như đau lưng và đau dây thần kinh tọa nhưng nguyên nhân chính đã được xác định rõ vào thế kỷ 20. Ở thời điểm của năm 1934, Mixter và Barr đã mơ tả đầy đủ về lâm sàng của thốt vị đĩa đệm thắt lưng gây ra đau chân. Sau thế chiến thứ hai, các nhà phẫu thuật thần kinh tại Mỹ đã phẫu thuật bệnh lý thoát vị đĩa đệm thắt lưng như là một bệnh thông thường nhất.

Theo Horal, 35% những người bị đau thắt lưng sẽ phát triển dần đến đau dây thần kinh tọa. Nằm nghỉ tại giường là một biện pháp điều trị nhưng tỉ lệ tái phát cao.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng là nguyên nhân chủ yếu của đau chân và đau lưng tái đi tái lại, đối với đau chân và đau thắt lưng có thể là mãn tính hoặc cấp tính. Thường gặp nhất ở độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi, đây là lứa tuổi lao động chính. Thốt vị đĩa đệm mức L5-S1 là thường gặp nhất, rồi đến L4-L5. Loại thoát vị đĩa đệm thắt lưng ít gặp hơn là L3-L4, L2-L3 và L1-L2.

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm thắt lưng là do chấn thương gập, tuy nhiên cũng có một số ít bệnh khơng liên quan đến bất cứ chấn thương nào. Thối hóa nhân đệm (nucleus pulposus), dây chằng dọc sau và vòng xơ xảy ra êm ả từ từ hoặc đôi khi biểu hiện đau thắt lưng nhẹ tái đi tái lại nhiều lần. Có khi một cử động nhẹ nào đó làm cho nhân đệm lồi và làm yếu vịng xơ ở phía sau. Từ điểm yếu của vòng xơ, nhân đệm chui qua khe của vòng xơ, thường là một bên, hoặc đôi khi lồi vào trung tâm, ở đây nhân đệm tiếp cận với một rễ hoặc nhiều rễ. Nếu trong trường hợp nặng, nhân đệm lồi và chui qua vòng xơ hoặc lồi hẳn ra ngoài và nằm ngoài màng tủy như là một khối rời chèn ép trực tiếp rễ và chùm đuôi ngựa. Đơi khi nhân đĩa đệm lồi cũng có thể tái hấp thụ và làm kích thước nhỏ lại nhưng rất hiếm gặp. Điều này hiếm xảy ra và có thể gây ra kích thích rễ mãn tính hoặc thối hóa tạo ra chồi phía sau.

Khi đề cập đến ống sống vùng thắt lưng-cùng, đặc biệt về giải phẫu, chiều dài đường kính trước sau của ống sống khoảng 1/3 thân sống thắt lưng và tại L5-S1 được coi là một hình ba lá. Ở người đàn bà, nó có khuynh hướng hơi hẹp lại ở phần thấp nhất của vùng xương cùng. Đường kính trước sau bình thường của ống sống vùng này có kích thước khác nhau giữa 14 và 23 mm, nếu dưới 14 mm được xem như là hẹp ống sống. Vì ống sống vùng này rộng so với các vùng khác, do đó, mức độ hẹp ống sống tùy thuộc vào đường kính trước sau của ống sống. Thông thường dưới 10mm của đường kính trước sau coi như là hẹp ống sống.

<b>2. THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM THẮT LƯNG : </b>

2.1 Giải phẫu và sinh hóa học đĩa đệm thắt lưng:

Đĩa đệm thắt lưng có hai thành phần, đó là khối dịch sệt bên trong, nhân nhày và sợi bản sống. Một phức hợp sụn sợi tạo thành mặt khớp giữa hai thân sống và giữ chặt liên sống để làm cho ống sống hoạt động theo đúng trục. Nhân đĩa đệm nằm theo một vịng trịn khơng đồng tâm có vịng xơ bao bọc, thường gần bờ sau của đĩa. Nhân đệm bao gồm những dải xơ thường mềm mại và lỏng bọc sâu bên trong chất keo gelatin. Những sợi tạo thành một tấm lưới không đều nhau. Trong mạng sợi này là nhiều tế bào, một vài trong số đó là tế bào sụn. Trong số nhân này có sự pha trộn khơng nhiều cùng với vòng xơ. Các cấu trúc hiện nay cho thấy rằng các vòng không đồng tâm của hệ thống sợi nhằm bao bọc nhân để giúp cho đốt sống liên kết chặt với nhau. Những tấm sợi này theo một hệ thống dọc. Về phương diện sinh tồn, chức năng của đĩa đệm đủ để chịu lại một lực ép trong đốt sống, với chức năng chính của vịng xơ là chống lại lực căng cả hướng ngang hoặc khi vặn xoắn.

Nói chung, nếu tính tổng cộng đốt sống ( trừ xương cùng-cụt ra ), chiều dài đĩa đệm khoảng ¼ chiều dài của toàn bộ đốt sống nhưng mức độ phân phối không giống nhau. Theo Aeby kết luận rằng tùy theo khu vực đốt sống mà chiều dài đĩa đệm có thể thay đổi khác nhau, 1/5 chiều dài đốt sống cổ, 1/5 chiều dài đốt sống ngực và 1/3 chiều dài đốt sống thắt lưng.

Như vậy, nhân đệm bao gồm chất keo protein-polysaccharide, với một áp lực hấp thu cao gấp 9 lần thể tích nước của nó. Do dưới một áp lực cơ học, nước có thể bị hấp thụ từ nơi nhân đệm và như vậy, đây là hiện tượng sinh vật lý hơn là hiện tượng sinh hoá học. Người ta nhận thấy rằng

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

chiều dài đốt sống giảm đi rõ rệt nhưng về đêm thì chiều dài đốt sống trở lại như cũ do hiện tượng giữ nước được tái lập khi nằm nghỉ.

Bảng sụn tận cùng là một lớp bề mặt nằm giữa thân sống và đĩa đệm, được gọi là sụn thấu quang (hyaline cartilage). Bảng sụn thấu quang nầy được bám chặt vào bảng tận cùng thân sống được gọi là lá sàn (sieve-like layer). Đây được coi như là một lớp vôi hóa với những lỗ trong suốt nối khoang tủy xương với màng tận cùng để cung cấp dinh dưỡng cho đĩa đệm

Vòng xơ của đĩa liên đốt sống bình thường bao gồm các sợi collagen, phần lớn các sợi collagen này là collagen type 2, ngoài ra cịn có kết hợp của collagen type 1, số lượng collagen type 1 giảm nhiều hơn ở đoạn cuối . Nhân đĩa điệm gồm proteoglycans, nhất là chondroitin sulphates A và C, kratosulphate và dermatan sulphate với một số lượng nhỏ hyaluronic acid, tất cả gộp chung lại tạo thành những phân tử proteoglycans .Thành phần dịch của nhân đệm lúc sanh là 88% và giảm đến 65% khi có tuổi .Trong khi 78% vịng xơ là nước lúc sanh rồi giảm đến 70% khi lứa tuổi trung niên. Khi đĩa đệm bị thoái hoá, thành phần nước được thay đổi dẫn đến giảm proteoglycan biểu hiện ở lứa tuổi cịn trẻ. Bình thường có sự cân bằng giữa sự tổng hợp và sự suy giảm proteoglycan trong đĩa đệm. Về phương diện thực nghiệm, sự tổng hợp này xảy ra tại vị trí nối nhân -vịng xơ. Sự dinh dưỡng bình thường của đĩa đệm được duy trì bởi sự trao đổi dịch, chuyển hố và oxygen giữa dòng máu và đĩa điệm. Điều này tuỳ thuộc vào :

1. Lực đẩy ra do: - Hoạt động của cơ - Sức hút

2. Lực thẩm thấu và lực ion 3. Tính thấm của màng tận cùng

4. Sự cung cấp máu của thân sống tại chỗ nối với màng tận cùng thân sống

Để giúp cho đĩa đệm hoạt động bình thường, oxygen phải được cung cấp đầy đủ để duy trì dinh dưỡng đĩa đệm, nếu bất cứ lý do nào làm giảm oxygen sẽ gây ra sự thay đổi enzym dẫn đến thối hố đĩa đệm. Khi có sự thối hố hoặc có tổn thương màng tận cùng hoặc tác động xoay lâu ngày sẽ làm ảnh hưởng tới nuôi dưỡng đĩa đệm và làm cho thoái hoá gia tăng.

Nếu dinh dưỡng đĩa đệm bị xáo trộn cũng làm ảnh hưởng đến chuyển hóa của đĩa đệm, đó là yếu tố làm gia tăng đau thắt lưng, điều này được chứng minh bởi V.Mooney (1998). Khi sử dụng đo lường PH bên trong đĩa điệm ở người đau thắt lưng lâu ngày cho thấy có nhiều acid hơn là những người khơng có triệu chứng đau thắt lưng.

Dựa vào cơ chế trên, người ta nhận xét là có sự cân bằng giữa hấp thu nước, tỉ trọng và căng thẳng cơ cũng như dây chằng trên nhân đệm. Từ quan điểm bệnh lý đĩa đệm, người ta xem đĩa

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

đệm như là hình quả cầu, khi thoát vị nhân vào trong thân sống kề cận, gọi là điểm Schmorl, làm đĩa đệm mỏng và coi như một thoát vị đĩa đệm.

Khi một chồi xương (osteophyte) phát triển mà khơng có thốt vị đĩa đệm, nó gây ra một kich thích như là sự tạo lập xương mới gắn chặt với dây chằng dọc sau hoặc vòng xơ đến thân sống. Sự tạo lập chồi xương có liên quan đến thối hóa đĩa đệm được gọi là “ thối hóa cột sống thắt lưng” (lumbar spondylosis). Trong trường hợp đĩa đệm mỏng do mất đi nhân đệm nhày mà không có thốt vị đĩa đệm, đây chính là một thể thối hóa đĩa đệm.

Thốt vị đĩa đệm là một loại bệnh lý được quan tâm nhất trong hoàn cảnh hiện nay. Điều này là do các cấu trúc thay đổi kéo dài lâu ngày bởi tác động cơ học. Đây chính là sự tổn thương tiến triển của nhân đệm làm cho vịng xơ có những chỗ hở, trong khi đó nhân đệm ln tạo ra một áp lực lớn để chui qua khe hở vịng xơ thốt ra ngoài như là một khối chèn ép trực tiếp rễ thần kinh và màng tủy. Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở người trẻ, lứa tuổi thường gặp từ 30 đến 50 tuổi, ở lứa tuổi này thường nhân đệm phồng to so với người già có nhân đệm khơ và xơ hóa. Khi nhân đệm phồng to lên rồi chui qua khe vòng xơ và được giữ lại bởi dây chằng dọc sau. Do áp lực bên trong đĩa đệm ngày càng tăng làm cho khối thoát vị hoặc tách dây chằng dọc sau ra khỏi mặt sau thân sống chui vào nằm ngay trên mặt sau thân sống dưới dây chằng dọc sau hoặc khối nhân đệm rời chui qua khe của dây chằng dọc sau vào trong ống sống hoặc vào ngay lỗ thần kinh đè trực tiếp rễ thần kinh. Khi các mảnh rời của nhân đệm vào trong ống sống được gọi là thoát vị ra ngoài (extruded disc).

2.2 Hội chứng lâm sàng :

Khi đề cập đến hội chứng lâm sàng của thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng, cần phải có ba yếu tố chính : (1) Đau này phải lan đến mơng, đùi, cẳng chân.(2) Đốt sống có một tư thế khơng tự nhiên và cứng. (3) Có một vài dấu hiệu phối hợp như di cảm, yếu một chân, đôi khi yếu 2 chân và giảm hoặc mất phản xạ.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng được phân chia nhiều loại. Đau này khởi đầu là một đau tự nhiên, từ mức độ nhẹ và càng ngày càng nặng hơn, đau lan dọc theo chân, có khi đau căng thẳng ở chân. Trong trường hợp đau cấp tính và nặng phải nằm nghỉ tại giường để tránh chuyển động, ho, hắc hơi và tránh làm căng thẳng ở chân. Một số bệnh nhân có một tư thế nằm dễ chịu với cẳng chân và đùi gập vào và đặt gối dưới vai để không làm vẹo đốt sống thắt lưng. Một vài bệnh nhân có tư thế nằm nghiêng thì dễ chịu hơn. Đơi khi cũng có những tình huống trái ngược là người bệnh không thể nằm ngửa và giữ thẳng đốt sống được do mảnh rời của đĩa đệm di chuyển ra sau vào trong ống sống và sang bên. Nếu trường hợp khơng đau nhiều có thể đi lại được nhưng cũng dễ bị mệt và khó chịu, đơi khi làm cho cảm giác nặng nề và đau căng thêm.

Đôi khi đang ngồi rồi dứng dậy nhanh cũng gây đau lan xuống mông nhưng đau trong sâu, lan xuống vùng khớp cùng-chậu, lan dần ra mặt sau bên đùi, lan xuống cẳng chân và đơi khi đến gót và bàn chân. Đơi lúc cũng có một số trường hợp thốt vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng nhưng chỉ

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

đau lưng nhẹ hoặc hồn tồn khơng đau lưng là do có một kích thích trong sâu tác động lên đĩa đệm và chỉ ảnh hưởng tới mấu bên hoặc mặt khớp.

Đau này cũng rất dễ bị tác động bởi áp lực truyền dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa tại mặt sau đùi và đầu của xương mác, rồi đau dọc xuống mặt trong hoặc mặt ngoài cẳng chân rồi đến bàn chân

Khi làm căng rễ bằng cách nâng thẳng chân lên hoặc gập chân vào đùi (dấu Lasègue) sẽ gây ra đau rễ điển hình nhất. Nếu dây thần kinh tọa bị chèn ép nặng, nâng thẳng chân không vượt quá 20 hoặc 30 độ mà bình thường có thể nâng chân lên trên 70 độ. Trong dấu hiệu Lasègue, có nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau đã được mơ tả, đó là khi gập bàn chân ra sau, người bệnh cảm giác đau dọc theo rễ thần kinh tọa (dấu Bragard) hoặc gập ngón cái ra sau cũng gây tương tự (dấu Sicard). Khi làm nghiệm pháp Lasègue ở chân bình thường gây ra triệu chứng đau chân đối bên ở mức độ vừa phải (dấu Fajerstagn).

Khi ho, hắc hơi, gập đầu và cổ hoặc đè vào tĩnh mạch hầu hai bên, làm gia tăng áp lực trong ống sống gây kích thích rễ thần kinh làm đau dọc theo hai chân (dấu Naffziger).

Dấu hiệu chèn ép rễ trong thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bao gồm: giảm trương lực cơ, có tổn thương cảm giác, mất hoặc giảm phản xạ gân xương và sức cơ yếu. Giảm trương lực cơ là một dấu hiệu khi khám xét vùng mơng, cẳng chân và gân gót, đây là những điểm không nổi bật. Giảm cảm giác thường gặp ở 1/3 bệnh nhân, thường là ở bàn chân, đôi khi ở cẳng chân. Sức cơ yếu rất hiếm xảy ra. Phản xạ gân gót thường giảm hoặc mất ở phía tổn thương. Phản xạ đơi khi giảm ít trong trường hợp đau dữ dội hoặc mất cảm giác. Hơn nữa khi chèn ép rễ L4 hoặc L5 có thể không làm mất phản xạ gân xương. Các triệu chứng và dấu hiệu chèn ép hai bên rất hiếm như rối loạn cơ vòng, thường do lồi đĩa đệm trung tâm nặng hay còn được gọi là hôi chứng đuôi ngựa. Phần lớn ở những trường hợp nầy có dịch não tủy hơi tăng, thường ở mức 55 tới 85mg/dl, đôi khi cao hơn.

Phần lớn thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng xảy ra ở L4-L5 ( chèn ép rễ L5 ) và L5-S1 ( chèn ép rễ S1 ), cả hai tầng thường gặp nầy chiếm một tỉ lệ 95%. Những đặc điểm chủ yếu trên lâm sàng của hai vị trí thốt vị đĩa đệm:

1. Tổn thương rễ L5 gây đau vùng hông, đùi sau bên vùng bên cẳng chân, mặt sau bàn chân và ngón chân 1,2 và 3. Giảm cảm giác có thể gặp toàn bộ khu vực rễ L5 hoặc chỉ một phần của bàn chân. Duỗi ngón cái và bàn chân có thể bị giảm. Phản xạ gân gót hầu như bình thường; cịn phản xạ gối ít khi thay đổi. Đi bằng gót chân rất khó khăn so với đi bằng các đầu ngón chân do cơ gấp ớ phía sau bị yếu.

2. Tổn thương rễ S1 thường gây đau vùng giữa mơng, phần sau của đùi, vùng phía sau cẳng chân tới gót, lan đến mặt ngồi mu bàn chân đến ngón 4 và ngón 5. Giảm hoặc mất cảm giác chủ yếu ở phần thấp của chân và mặt ngồi của ngón chân ngồi cùng. Yếu cơ gấp của bàn chân, ngón

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

chân, cơ giang ngón chân và cơ hố khoeo. Đa số trường hợp giảm hoặc mất phản xạ gân gót. Mất phản xạ gân gót là dấu hiệu đầu tiên và là một dấu hiệu khách quan. Đi bằng các đầu ngón chân khó khăn so với đi bằng gót chân do yếu cơ gấp ngang bàn chân.

3. Tổn thương rễ L3 và L4 thì hiếm gặp hơn, đau của các rễ này thường xảy ra phần trước của đùi và gối và trước giữa của chân ( L4 ) với mất cảm giác tương ứng. Phản xạ gân gối giảm hoặc mất. Khi tổn thương rễ vận động L3 làm yếu cơ tứ đầu đùi, cơ khép đùi và cơ thắt lưng chậu. Tổn thương rễ L4 gây ra tổn thương cơ mác trước. Đau rễ L1 ảnh hưởng tới vùng háng và rễ L2 tới vùng mông bên.

Thơng thường thốt vị đĩa đệm xảy ra ở một tầng nên triệu chứng lâm sàng phản ánh tổn thương của rễ tương ứng. Nếu thoát vị đĩa đệm hai tầng sẽ làm cho triệu chứng lâm sàng phức tạp thêm. Nếu một tầng đĩa đệm giữa L4-L5 hoặc L5-S1 bị vỡ quá lớn chèn ép rễ L5 và S1, thường thì dấu hiệu rễ S1 biểu lộ trên lâm sàng rõ hơn.

Đau thắt lưng cũng có thể do nhân đệm của đốt sống bị thối hóa, mặc dù khơng có lồi của đĩa đệm. Đơi khi nhân đệm di chuyển vào thân sống kế cận, được gọi là nốt Schmorl. Trong trường hợp như vậy, không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng rõ của tổn thương rễ, mặc dù đau thắt lưng nhiều và đơi khi có lan xuống đùi. Đau vùng thắt lưng cũng chưa loại trừ do một khối u bên trong có chèn ép rễ và dây thần kinh.

2.3 Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Chẩn đốn lâm sàng ln ln phải dựa vào bệnh sử tự nhiên với cơn đau đầu tiên mà phần lớn do lao động nặng ảnh hưởng đến đốt sống thắt lưng. Trong đó có một lần đốt sống bị gập quá mức và cơn đau kéo dài một thời gian. Hoặc cũng có một số trường hợp cơn đau thắt lưng từ mức độ nhẹ rồi dần dần nặng hơn nhưng không do lao động nặng mà do tư thế ngồi làm việc không đúng.

Đau rễ thần kinh điển hình là do sự chi phối của rễ, điều này phải được phân biệt từ đau phần gần lan đến mông, đùi liên quan đến mặt khớp và dây chằng do thối hóa.

Đặc điểm tiêu biểu của đau rễ là:

1.Đau này chi phối đến rễ thần kinh khá rõ

2.Đau này thường chi phối ở phần ngoại biên của chân 3.Tê ở phần xa có giảm cảm giác

4.Biểu hiện của điện cơ là dẫn truyền chậm

5.Có thể có xuất hiện dấu thần kinh. Có thay đổi phản xạ vận động và cảm giác. Một số đặc điểm tiêu biểu có liên quan đến mặt khớp và dây chằng:

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

1.Đau chỉ lan đến phần gần của chân. Từ đùi đến đầu gối. Rất hiếm xuống đến đầu gối. 2.Đau chỉ ở phần gần hơn

3.Không tê và cũng không giảm cảm giác 4.Cơ hồn tồn bình thường

5.Khơng có dấu hiệu thần kinh

Những nguyên nhân khác cần phải được phân biệt giữa đau thắt lưng và dây thần kinh tọa: 1.Bệnh lý xương đốt sống và khớp:

Nhiễm trùng, nhất là áp xe ngồi màng tủy có liên quan đến xương tủy sống Khối u đốt sống có hủy xương

Bệnh lý Paget của đốt sống

2.Rối loạn chuyển hoá ảnh hưởng đến đốt sống

3.Viêm đốt sống do thấp khớp ở giai đoạn đầu. Không đau rễ, cứng khớp buổi sáng, hạn chế mọi chuyển động, giới hạn gập đốt sống, hạn chế mọi vận động có liên quan đến xương sườn.

4.Khối u trong ống sống, cứng đốt sống, nhất là trẻ em mà các dấu hiệu thần kinh của đuôi ngựa tiến triển trong khoảng thời gian dài, các dấu hiệu và triệu chứng không thay đổi để loại trừ thương tổn đã nghi ngờ.

5.Những rối loạn quanh thần kinh, khung chậu, ngoài ống sống làm nghi ngờ là một bệnh lý đĩa đệm.

6.Sự xâm lấn của thành bụng sau do một khối tân sinh hoặc xơ hóa phía sau thành bụng, làm nghi ngờ như là một thoát vị đĩa đệm nhưng thường đau liên tục và tiến triển nặng dần

7.Xuất huyết khoang dưới nhện đốt sống làm đổi hướng về phía vùng thắt lưng gây đau thắt lưng lan xuống hai chi dưới.

8.Bệnh lý mạch máu, đặc biệt là túi phình động mạch chủ bụng bóc tách. Đau này lan xuống chi dưới và khó xác định, không giảm cảm giác.

9.Bệnh lý tủy sống do tiểu đường có thể dẫn đến thốt vị đĩa đệm trung tâm.

10.Các bệnh lý của dây thần kinh ngoại biên như tổn thương dây thần kinh gang bàn chân trong đường hầm cổ chân, điều này dễ nhầm lẫn với thốt vị đĩa đệm thắt lưng. Đơi khi cũng có thể nhầm lẫn với u sợi thần kinh tọa (neuroma).

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

2.4 Các dấu hiệu X-Quang:

2.4.1.X-quang thường: (Plain radiographs)

Thực hiện X-quang thường để tìm một số các dấu hiệu có liên quan đến đau thắt lưng như tạm chứng Barr bao gồm mất độ cong sinh lý, hẹp khe khớp L4-L5 hoặc L5-L1 và đốt sống vẹo sang bên (scoliosis). Đơi khi có xuất hiện chồi xương (osteophytes). Tất cả khơng có giá trị xác định thốt vị đĩa đệm. Khi chụp X-quang thường có thể biểu hiện một số dấu hiệu của hẹp ống sống như cuống đốt sống ngắn, giảm khoảng cách liên mặt khớp, bản sống dầy và rộng kèm theo mặt khớp thối hóa.

2.4.2.Chụp bao rễ (Sacco-radiculography)

Trước đây dùng cản quang dầu và bây giờ được thay thế bằng cản quang tan trong nước để chụp bao rễ. Khi dùng cản quang nước để chụp bao rễ cho thấy hình ảnh cắt cụt rễ rõ ràng hơn, ít có nguy cơ viêm dính màng nhện và gây kích thích màng não so với cản quang dầu mà đã được loại bỏ từ lâu. Khoảng 80% có giá trị chính xác khi có bệnh sử lâm sàng phù hợp với hình ảnh chụp bao rễ. Tác dụng phụ của cản quang tan trong nước như loại Metrizamide bao gồm: đau đầu, nơn, ói, tăng kích thước và hiếm xảy ra như co giật. Chỉ đặt vấn đề chụp bao rễ khi đánh giá đầy đủ trên lâm sàng và khả năng phải phẫu thuật. Từ khi có MRI chụp bao rễ trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng đã hạn chế và cho đến nay phương pháp này khơng cịn sử dụng nữa

2.4.3.Chụp đĩa đệm (discography)

Là đưa vào đĩa đệm một chất cản quang dưới sự kiểm soát của màng tăng sáng (C-arm). Phương pháp này hiện nay khơng cịn sử dụng để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm nữa.

2.4.4.Chụp tĩnh mạch ngoài màng cứng (epidural venography)

Khi đĩa đệm bị thốt vị chui ra nằm ngồi màng cứng làm thay đổi vị trí bình thường của các tĩnh mạch ngồi màng cứng. Điều này cũng có thể giúp cho chẩn đoán các thoát vị đĩa đệm bên. Hiện nay CT Scan và cộng hưởng từ (MRI) đã thay thế hoàn toàn phương pháp này.

2.4.5.CT Scanner

Với sự ra đời của máy CT Scan, một cuộc cách mạng lớn trong y học do Hounsfield đề xướng tại Great Britain vào năm 1970. Đây là một phương pháp chẩn đoán tốt và ít có biến chứng. Nó có một giá trị đặc biệt để đánh giá tốt về chấn thương cột sống. Chẩn đốn chính xác vẫn địi hỏi phối hợp chụp bao rễ qua CT Scan và kết hợp khám lâm sàng thật cẩn thận. Chẩn đoán hẹp ống sống thắt lưng, chụp bao rễ ít có giá trị. Có lẽ, CT Scan khơng ít có tác dụng phụ của hóa chất, nhiễm tia X không đáng kể và hầu như không cần nằm viện. Nó có thể quan sát được thương tổn ở phía bên ống sống tốt hơn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

2.4.6.Cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging =MRI)

Cộng hưởng từ (MRI) là một phương pháp không xâm lấn và không cần nhập viện. Đối với cộng hưởng từ có thể khảo sát thêm các bệnh lý ở tủy sống và chùm đuôi ngựa mà các phương pháp khác còn hạn chế. Tuy CT Scan có thể chẩn đốn thốt vị đĩa đệm như MRI nhưng MRI vẫn có độ chính xác cao hơn. Hiện nay, CT Scan hơn hẳn MRI trong đánh giá hội chứng xâm lấn rễ do thối hóa hoặc do yếu tố khác. Đối với MRI rất khó phân biệt giữa khối xơ và thốt vị đĩa đệm tái phát. Vì vậy, MRI với chất thuận từ giúp phân biệt được khối mơ xơ và thốt vị đĩa đệm tái phát.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Thốt vị L2-L3 ( hình cắt ngang ) Thốt vị L3-L4 ( hình cắt ngang )

( Hình cắt dọc ) Hình 3: Thốt vị đĩa đệm L2- L3 và L3- L4

2.5 Điều trị:

Điều trị thoát vị đĩa đệm dựa theo các nguyên tắc căn bản: nằm nghỉ tại giường, kéo đốt sống, tập vật lý trị liệu và thuốc. Do chúng ta sống ở lứa tuổi cần phải luyện tập mỗi ngày, đó là một cách phịng ngừa do luyện tập các cơ đốt sống. Nhiều bệnh nhân nghĩ không đúng và cho rằng nằm nghỉ tại giường như là một phương pháp có hại cho việc điều trị tự nhiên. Một bệnh nhân không thực hiện đầy đủ nghỉ ngơi tại giường là không thể điều trị được thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng. Trừ những trường hợp bệnh nhân có dấu chứng thần kinh đang tiến triển hoặc những bệnh nhân không thể nằm nghỉ tại giường.

Do nằm sấp áp lực bên trong đĩa đệm giảm nhiều. Phần lớn bệnh nhân có thể nằm nghỉ tại nhà, chỉ nhập viện khi khơng có điều kiện chăm sóc tại nhà. Nằm nghỉ trên giường với mặt phẳng cứng. Bất cứ một tư thế dễ chịu nào cũng có thể thích hợp, ngoại trừ nằm ngữa, vì nằm ngữa là tư thế duỗi quá mức, không nên thực hiện. Vẫn được phép tắm và ngồi ăn cơm trong thời gian ngắn.

Nằm nghỉ nên kết hợp kéo cột sống, vì thực ra, kéo cột sống cũng khơng giúp ích thêm trong điều trị thốt vị đĩa đệm. Một số các tác giả nghiên cứu cho thấy rằng khơng có ý nghĩa khác nhau trong kéo hoặc không kéo cột sống. Theo weber, kéo đốt sống đôi khi làm ảnh hưởng đến

</div>

×