Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Báo cáo chuyên Đề các cuộc cách mạng màu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.39 KB, 73 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>LỜI MỞ ĐẦU</b>

“Cách mạng Màu” là thuật ngữ chỉ các cuộc bạo loạn phi vũ trang, bạo lựcchính trị có tổ chức nhằm lật đổ nhà nước đương nhiệm, đồng thời lập ra bộ máycầm quyền mới của lực lượng đối lập được Mỹ và phương Tây hậu thuẫn. Thực chấtđó là những phương thức bạo loạn lật đổ phi vũ trang được Mỹ và đồng minh tổchức thực hiện nhằm thiết lập một chính phủ thân Mỹ và phương Tây ở các nước.“Cách mạng Màu” được bắt nguồn từ chiến lược toàn cầu của Mỹ thời kỳ hậu chiếntranh lạnh hướng tới các mục tiêu đầy tham vọng, đó là:

- Củng cố vị trí siêu cường số một của mình, kiềm chế các đối thủ cạnh tranhnhằm hình thành thế giới đơn cực do Mỹ chi phối, lãnh đạo.

- Chiếm giữ, phong tỏa các nguồn năng lượng chiến lược, trước hết là dầu mỏ,để tạo ra nền tảng, điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định, tạo điều kiện cho Mỹtiếp tục duy trì sức mạnh vượt trội về quân sự, đồng thời khống chế các nước về kinhtế, đặc biệt là với các nước đối thủ cạnh tranh tiềm tàng như Nga, Trung Quốc, ẤnĐộ... bảo đảm kinh tế Mỹ luôn đứng đầu thế giới.

- Truyền bá văn hóa, lối sống, dân chủ, nhân quyền theo quan điểm của Mỹ vàcác nước phương Tây trên khắp thế giới.

Âm mưu tiến hành “Cách mạng Màu” đã được thử nghiệm tại Ba Lan vào năm1981 và Tiệp Khắc năm 1989. Sự tan vỡ của Liên Xô mở ra cơ hội cho các cuộc “Cáchmạng Màu” bùng phát. Đầu tiên là cuộc “cách mạng Nhung” ở Nam Tư năm 2000, sauđó là “cách mạng Hoa Hồng” tại Gruzia năm 2003, “cách mạng Cam” tại Ukraine năm2004, “cách mạng Hoa Tulip” tại Kyrgyzstan năm 2005, “cách mạng Maidan” tạiUkraine năm 2014… và lan rộng sang khu vực Trung Đông với “cách mạng cây TuyếtTùng” tại Lebanon năm 2005; “cách mạng Xanh” ở Kuwait năm 2005…, rồi Mùa xuânẢ-rập năm 2011. Gần đây nhất, phong trào “Áo ghi-lê vàng” tại Pháp cũng mang hơihướng của một cuộc “cách mạng màu” nhưng ở mức độ thấp hơn.

<i><b>Báo cáo chuyên đề: “Nguyên nhân, diễn biến các cuộc “cách mạng màu” trênthế giới, âm mưu, ý đồ của Mỹ và phương Tây, kiến nghị giải pháp đối với Việt Nam”</b></i>

trình bày về diễn biến, cơ chế và kết quả của một số cuộc “cách mạng màu” trên thếgiới; những nhân tố bên trong và bên ngoài thúc đẩy “cách mạng màu”; nguyên nhânthành công, thất bại và kiến nghị những bài học đối với Việt Nam. Báo cáo được kết cấu

<i>thành 04 phần chính: Phần 1: Các cuộc “Cách mạng Màu” trên thế giới, tác động, hậuquả; Phần 2: Nguyên nhân dẫn đến các cuộc “Cách mạng Màu”; Phần 3: Các biệnpháp đối phó của Chính quyền với “Cách mạng Màu”; Phần 4: Một số bài học rút rađối với Việt Nam. Báo cáo được xây dựng trên cơ sở thu thập, tổng hợp từ hệ thống tin</i>

tức mật và từ nhiều nguồn mở khác (có kiểm chứng).

Chuyên đề được tiếp cận theo từng cuộc “cách mạng màu”, trên cơ sở đó phântích, đánh giá tổng thể về cơ chế các cuộc “cách mạng màu”, sự can thiệp của Mỹ vàphương Tây vào các cuộc cách mạng này. Từ đó đưa ra một số khuyến nghị cụ thểđể Việt Nam chủ động đối phó với những nguy cơ xảy ra “cách mạng màu”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

1.1. Diễn biến các cuộc “Cách mạng Màu” trên thế giới...5

1.1.1. “Cách mạng Nhung” tại Nam Tư, “cách mạng Cam” và “cách mạngMaidan” tại Ukraine...5

1.1.2. Các cuộc “Cách mạng Màu” trong Không gian hậu Xô Viết...9

1.1.3. Phong trào “Áo ghi-lê vàng” tại Pháp...12

1.1.4. “Cách mạng Màu” tại Venezuela, “Mùa xn Ả-rập” ở Trung Đơng-BắcPhi...14

1.2. Mơ hình của các cuộc “Cách mạng Màu”...17

1.2.1. Các giai đoạn tiến hành “cách mạng màu”...17

1.2.2. Những đặc điểm đặc trưng của “cách mạng màu”...20

1.2.3. Những tổ chức đứng sau hỗ trợ và đạo diễn “cách mạng màu”...21

1.2.4. Đặc điểm của phong trào “Mùa xuân Ả-rập” ở Trung Đông-Bắc Phi vàphong trào “Áo ghi-lê vàng” ở Pháp...25

1.3. Tác động của “cách mạng màu” đến các lĩnh vực đời sống...27

1.3.1. Tác động của “cách mạng màu” tại Nam Tư và các nước trong Khônggian hậu Xô Viết...27

1.3.2. Tác động của phong trào “Mùa xuân Ả-rập”...31

1.3.3. Tác động của phong trào “Áo ghi-lê vàng”...33

<b>PHẦN 2. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN “Cách mạng Màu”...35</b>

2.1. Nguyên nhân bên trong...35

2.1.1. Nguyên nhân nội tại của các cuộc “cách mạng màu” ở Nam Tư và trongKhông gian hậu Xô Viết...35

2.1.2. Nguyên nhân nội tại của phong trào “Áo ghi-lê vàng”...38

2.1.3. Nguyên nhân nội tại của phong trào “Mùa xuân Ả-rập”...40

2.2. Ngun nhân bên ngồi...41

2.2.1. Mục đích can dự của Mỹ vào các cuộc “cách mạng màu” tại Nam Tư vàcác quốc gia trong Khơng gian hậu Xơ Viết...41

2.2.2. Mục đích Mỹ can dự vào phong trào “Mùa xuân Ả-rập” và phong trào“Áo ghi-lê vàng”...43

2.2.3. Nguyên nhân từ sự cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ-Nga-Trung Quốc...44

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>PHẦN 3. CÁC BIỆN PHÁP ĐỐI PHĨ CỦA CHÍNH QUYỀN VỚI “Cách mạng</b>

3.2. Nguyên nhân thất bại...51

3.2.1. Tại Nam Tư...51

3.2.2. Tại Ukraine...52

3.2.3. Tại Libya...53

3.2.4. Tại Ai Cập...54

<b>PHẦN 4. MỘT SỐ BÀI HỌC RÚT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM...55</b>

4.1. Đánh giá các yếu tố đang tồn tại ở Việt Nam có thể dẫn đến “Cách mạngMàu”...55

4.1.1. Các dấu hiệu xuất hiện “cách mạng màu” tại Việt Nam...55

4.1.2. Những “lỡ hổng” có nguy cơ dẫn đến “cách mạng màu” ở Việt Nam...60

4.2. Khuyến nghị các giải pháp được rút ra từ kinh nghiệm của các nước trên thếgiới trong ngăn chặn và đấu tranh chống “Cách mạng Màu”...64

4.2.1. Các biện pháp nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng...65

4.2.2. Các biện pháp về kinh tế-xã hội...67

4.2.3. Các biện pháp trong chiến tranh thông tin...68

4.2.4. Các biện pháp về giáo dục-nhận thức...70

4.2.5. Các biện pháp kiểm sốt NGO nước ngồi...72

4.2.6. Các biện pháp đối ngoại...73

<b>KẾT LUẬN...75</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>PHẦN 1: CÁC CUỘC “Cách mạng Màu” TRÊN THẾ GIỚI, TÁC ĐỘNG, HẬU QUẢ</b>

<b>1.1. Diễn biến các cuộc “Cách mạng Màu” trên thế giới</b>

<i><b>1.1.1. “Cách mạng Nhung” tại Nam Tư, “cách mạng Cam” và “cách mạngMaidan” tại Ukraine</b></i>

<i>“Cách mạng Nhung” tại Nam Tư</i>

Cộng hòa Liên bang Nam Tư gồm Serbia và Montenegro được thành lập ngày28.4.1992. Tại Kosovo (một tỉnh tự trị của Nam Tư), giới lãnh đạo sắc tộc Albaniađã tiến hành các hoạt động phản kháng giành độc lập cho tỉnh này. Năm 1996, ngườiAlbania thành lập Quân đội giải phóng Kosovo, xung đột sắc tộc bùng phát. Lấy cớChính quyền Tổng thống (TT) Milosevic đàn áp người thiểu số Albania, vi phạmnhân quyên ở Kosovo, năm 1999 Mỹ và NATO phát động chiến tranh huỷ diệtnhưng không lật đổ được chế độ ở Nam Tư. Kể từ đó, Nam Tư trở thành mục tiêu lậtđổ của Mỹ và phương Tây với lý do rằng Chính quyền TT Nam Tư Milosevic là mộtchế độ cộng sản cuối cùng còn sót lại ở châu Âu cần phải xóa sổ.

Bằng chiến tranh khơng lật đổ được TT Milosevic, Mỹ và phương Tây đã nuôidưỡng các lực lượng đối lập do Kostunica cầm đầu nhằm thông qua “Cách mạngMàu” để lật đổ Chính quyền TT Milosevic. Để thực hiện kế hoạch tiến về phíaĐơng, thay cho việc tiến hành các hành động quân sự, Mỹ và phương Tây đã chọngiải pháp “diễn biến hòa bình” thơng qua cuộc bầu cử TT ngày 29.4.2000. Về tàichính, Mỹ viện trợ trên 10 triệu USD và vận động các đồng minh viện trợ 09 triệuUSD cho ứng viên phe đối lập Kostunica. Các nước phương Tây sử dụng chiến tranhtâm lý khi lập “vành đai truyền thông” xunh quanh Nam Tư gồm 06 đài phát thanh.Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cũng sử dụng các hacker máy tính, bí mậtcài virus máy tính làm rối loạn hệ thống kiểm phiếu, thay đổi kết quả bầu cử có lợicho Kostunica. Thông qua tổ chức thanh niên “Otpor” (Phản kháng) làm nòng cốthậu thuẫn cho lực lượng đối lập lôi kéo quần chúng xuống đường phản kháng, đỉnhcao là dịp bầu cử năm 2000, lật đổ chế độ TT Milosevic. Diễn biến chính của cuộc“cách mạng màu” tại Nam Tư có thể tóm tắt như sau:

- Ngày 24.7.2000, khi các cuộc bầu cử liên bang và địa phương được thông báo,các quan chức Mỹ và Tây Âu đã gặp gỡ với lãnh tụ các đảng phái Serbia đối lập,động viên họ thống nhất xung quanh một ứng cử viên TT là Kostunica.

- Trước bầu cử các nhà chức trách phương Tây buộc tội Chính phủ Nam Tưgian lận kết quả bầu cử. Vào đúng ngày bầu cử, trước bất cứ cuộc kiểm phiếu nàophe Dân chủ đối lập Serbia đều tuyên bố về thắng lợi của ứng cử viên phe mình mặcdù khơng có cơ sở nào cho tun bố này. Phe đối lập cũng có ý định cơng nhận bầucử cho dù kết quả có thế nào đi chăng nữa.

- Kết quả bầu cử chính thức đã được cơng bố, ông Kostunica giành được 48%số phiếu, ông Milosevic được 38,6%. Bầu cử vòng hai được ấn định vào ngày

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

08.10.2000. Tuy nhiên, ông Kostunica từ chối tham gia bầu cử vòng hai. Điều đóđồng nghĩa với việc ơng này khơng muốn lên nắm chính quyền bằng con đường hợppháp. Sở dĩ như vậy là vì trong các cuộc bầu cử Liên bang Liên minh Cánh tả nhậnđược 74/137 ghế ở Viện Công dân và 26/40 ở Viện Cộng hoà. Liên minh Cánh tảcũng chiếm đa số trong Quốc hội Serbia, điều đó làm cho cương lĩnh của Liên minhDân chủ đối lập không thực hiện được, vì quyền hành của TT ở Nam Tư đã đủ bịhạn chế. Chỉ có đảo chính nhà nước mới cho phép Liên minh Dân chủ đối lập vượtqua luật pháp và phế truất Chính phủ.

- Kế hoạch lật đổ Chính phủ Nam Tư thơng qua các cuộc biểu tình rộng rãi bắtđầu được thực hiện. Người lãnh đạo chiến dịch bầu cử của Kostunica kêu gọi “mọingười xuống đường” và bắt đầu tổng đình cơng: “Chúng ta phải cố gắng làm tê liệttất cả các công sở, trường học, nhà hát, rạp chiếu bóng, văn phòng”.

- Ngày 01.10.2000, các thợ mỏ của mỏ than lớn nhất tuyên bố đình cơng vớiu sách đòi TT Milosevic từ chức. Sinh viên các trường đại học đã tham gia hết sứctích cực. Một số sinh viên cốt cán của tổ chức Những kẻ vơ chính phủ ở Trường Đại

<i>học Tổng hợp kể lại: “Khoa triết học là trung tâm tất cả các cuộc biểu tình chốngnhà nước và chính quyền. Các sinh viên đã quyết định phong tỏa Trường Đại họcTổng hợp. Chúng tôi đã xây dựng các chiến lũy và cắt cử trực ban suốt ngày đêm đểngăn cản trưởng khoa lọt vào khu học xá”.</i>

- Ngày 05.10.2000, trước cuộc bầu cử vòng hai, phong trào “Otpor” đã bắt đầucuộc mít tinh quy mơ lớn ở Belgrade với việc đưa người từ các khu vực khác tới.Phe đối lập gửi tối hậu thư cho TT Milosevic với đòi hỏi tự nguyện từ chức, nhưngkhông được chấp thuận. Ý định của Chính phủ tổ chức lực lượng cảnh sát và cácphân đội đặc nhiệm để giải tán cuộc mít tinh đã khơng thực hiện được khi ơngMilosevic mất kiểm sốt đối với các cơ cấu sức mạnh.

- Các sinh viên và đám đông tập trung đã xông vào đốt phá tòa nhà Quốc hội ởBelgrade rồi sau đó xơng vào đài phát thanh và truyền hình Serbia... Theo chân họ làmột đám đông những người ủng hộ Liên minh Dân chủ đối lập, đã đập phá bàn ghếvà các máy vi tính... Ủy ban bầu cử tuyên bố rằng đã để xảy ra sai sót trong q trìnhkiểm phiếu và cơng nhận chiến thắng của ông Kostunica.

- Ngày 06.10.2000, TT Milosevic công nhận thất bại trong bầu cử. Ứng viên đốilập Kostunica tuyên bố: “Tại Serbia nền dân chủ đã chiến thắng”.

<i>“Cách mạng Cam” tại Ukraine</i>

Sau khi thực hiện thành công cuộc “cách mạng Hoa hồng” tại Gruzia, Mỹ bắttay vào thực hiện một cuộc “cách mạng màu” mới ở Ukraine. Ngày 11.02.2004, trên

<i>trang The Wall Street Journal của Mỹ đưa thơng tin: “ Có thể hy vọng phương án“màu hạt dẻ” sẽ đến Kiev. Ukraine có một cơ hội tuyệt vời để lặp lại thành công củanền dân chủ Gruzia, nhưng với một điều kiện là phương Tây và phe dân chủ đối lậptại Ukraine phải diễn tròn vai của mình”. Đây là lần đầu tiên báo chí đề cập đến</i>

“cách mạng Cam”. Tiếp theo, kịch bản có nhiều khả năng nhất là việc phe ủng hộ TTKuchma sẽ cố gắng đe dọa đối thủ và làm sai lệch kết quả bỏ phiếu. Phe đối lậpUkraine và Mỹ cần phải tạo cho ông Kuchma những áp lực cần thiết.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Ngày 28.3.2004, trang web của phong trào thanh niên “Pora!”, một phong tràocó chiến lược và kế hoạch được xây dựng tương tự các tổ chức thanh niên “Otpor” ởSerbia và “Kmara!” ở Gruzia đã xuất hiện trên internet. Tổ chức Freedom House(FH), do cựu Giám đốc CIA dưới thời TT Clinton, ông James Woolsey, lãnh đạo vàđược tài trợ bởi George Soros, đóng vai trò chủ đạo trong các hoạt động của các tổchức phi chính phủ (NGO) Mỹ trong việc tổ chức “cách mạng Cam”. Tổ chức nàycũng đã tham gia hỡ trợ tài chính cho các cuộc lật đổ chế độ ở Serbia và Gruzia. Từtháng 11.2003, FH đã tài trợ cho các chuyến đi của lãnh đạo phong trào “Otpor”sang Ukraine để tham gia thuyết trình về vấn đề phản kháng bất bạo động ở 05 thànhphố lớn nhất Ukraine, trong đó có Donetsk và Odessa. FH đã đào tạo hơn 1.000chuyên viên bầu cử nhằm kiểm sốt q trình bầu cử ở Ukraine.

Kể từ ngày 01.8.2004, một trại hè được tổ chức một tuần một lần tạiYevpatoriya với sự tham gia của 320 thanh niên Ukraine. Từ tháng 02.2004, cácquan chức cấp cao của Mỹ đã nhiều lần sang thăm Ukraine nhằm phác thảo kế hoạchcho một “bước ngoặt lớn” trong chính sách của Mỹ với Ukraine. Trong giai đoạn2002-2004, Bộ Ngoại giao Mỹ đã cấp cho phe đối lập Ukraine khoảng 65 triệu USD.Ngoài ra còn những khoản chi khác từ ngân sách nhà nước Mỹ chuyển cho Ukrainethơng qua các NGO trong khn khổ “Chương trình Dân chủ”. Tháng 02.2003, ViệnCộng hòa Quốc tế (IRI) đã tài trợ cho chuyến thăm của ông Yushchenko đến Mỹ, tổchức các cuộc gặp của ơng này với Phó TT Dick Cheney, Thứ trưởng Ngoại giao thứnhất của Mỹ Richard Armitage và các nghị sĩ Mỹ. Nghị sĩ Quốc hội Mỹ, ông RonPaul, tuyên bố rằng chiến dịch tranh cử của ơng Yushchenko được tài trợ bởi Chínhphủ Mỹ. Theo ông, Mỹ đã thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) cungcấp hàng triệu USD cho “Sáng kiến hợp tác Ba Lan-Mỹ-Ukraine” do tổ chức FHđiều hành. Sau đó, số tiền này được chuyển vào các NGO ở Ukraine nhằm chi tiêucho những kế hoạch đã được thống nhất.

Ngày 31.10.2004, một cuộc thăm dò ý kiến cử trị trực tiếp đến các khu vực bỏphiếu đã được cơ quan xã hội học Mỹ Penn, Schoen & Berland Associates tiến hành.Kết quả cuộc điều tra này được sử dụng để tố cáo chính quyền gian lận kết quả bầucử, qua đó kích động các hành động biểu tình đồng loạt của một bộ phận dân chúngmà nòng cốt là các thành viên của tổ chức “Pora!”. Hành động này đã thực sự làm têliệt hoạt động của các cơ quan nhà nước. Dưới áp lực của Mỹ, TT Ukraine Kuchmađã không sử dụng các lực lượng an ninh để khôi phục lại trật tự. Kết quả là phe đốilập “Cam” đã lên nắm quyền ở Ukraine.

<i>“Cách mạng Maidan” tại Ukraine</i>

“Cách mạng Maidan” là làn sóng biểu tình ở Ukraine bắt đầu vào đêm21.11.2013, tại Quảng trường Độc lập (Maidan) ở Kiev/Ukraine. Biểu tình xảy rangay sau khi Chính phủ Ukraine tun bố hỗn việc ký kết một thỏa thuận hợp tác vàthương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU) vì lý do nhằm “đảm bảo an ninh quốcgia”. Những người biểu tình cho rằng động thái của Chính phủ Ukraine là không dânchủ, ảnh hưởng đến đời sống của họ. Cuộc biểu tình sau đó kêu gọi TT Yanukovychvà Chính phủ của Thủ tướng Azarov từ chức. Cuộc biểu tình bùng phát thành xungđột bạo lực khi “các tay súng bắn tỉa” được thuê đã bắn vào cả hai phía trên quảng

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

trường làm hơn 50 người chết. Sự hỡn loạn đã dẫn đến cuộc đảo chính lật đổ Chínhquyền TT Yanukovych, được gọi là “cách mạng Ukraine lần thứ hai” xảy ra 10 nămsau “cách mạng Cam” và đổ lỗi cho TT Yanukovych chịu trách nhiệm về những cáichết do bạo lực đó.

Các cuộc biểu tình được tiến hành bất chấp việc cảnh sát tăng cường lực lượngtrấn áp, số lượng tham gia các cuộc biểu tình ngày càng tăng nhất là từ giới sinh viênđại học. Ngày 30.11.2013, hàng chục nghìn người biểu tình đã tập trung tại Quảngtrường Maidan để phản đối quyết định của TT Yanukovych. Những người biểu tìnhđã chiếm lĩnh quảng trường, dùng xe ủi để xuyên qua hàng rào bảo vệ của cảnh sát,tìm cách xâm nhập vào tòa nhà TT và đụng độ với cảnh sát, buộc lực lượng đặcnhiệm “Berkut” phải dùng vũ lực và bắn đạn hơi cay để ngăn chặn người biểu tình,đã có 35 người biểu tình và hàng chục cảnh sát bị thương phải vào bệnh viện cấpcứu. Lợi dụng vấn đề này, lực lượng đối lập đã cáo buộc Chính phủ dùng vũ lực tànbạo để đàn áp người biểu tình hòa bình và kêu gọi người dân trên tồn Ukrainexuống đường biểu tình. Cựu Thủ tướng Ukraine Yulia Tymoshenko đã gửi lời kêugọi nhân dân Ukraine “không tiếc thời gian và sức lực” tập trung tại quảng trường đểđấu tranh đến cùng cho một tương lai châu Âu của Ukraine. Ba đảng đối lập đã cùngnhau thông qua quyết định chung về việc thành lập “Bộ chỉ huy kháng chiến toànquốc” để chuẩn bị một cuộc bãi cơng tồn Ukraine.

Ngày 01.12.2013, lực lượng đối lập (với sự tham gia của các lãnh tụ ba đảng đốilập) đã kêu gọi được khoảng hơn 100.000 người biểu tình đổ dồn về Quảng trườngMaidan với các khẩu hiệu lên án hành động đàn áp dã man người biểu tình củaChính phủ, đòi giải tán Chính phủ và TT phải từ chức, đòi bầu cử Quốc hội, bầu cửTT trước thời hạn và xem xét lại việc ký kết Hiệp ước liên kết với EU... Nhữngngười biểu tình đã chiếm lĩnh tòa nhà thị chính thành phố Kiev làm “sở chỉ huy” củalực lượng đối lập. Đồng thời trong ngày 01.12.2013, các trang website của TTYanukovych, của Chính phủ và của Bộ Nội vụ Ukraine đã bị tin tặc tấn công làm têliệt. Mọi hoạt động và thơng báo của Chính phủ Ukraine phải chuyển sang trangwebsite của Hãng Thông tấn nhà nước “UkrOnform”.

Lực lượng đối lập tiếp tục vận động những người biểu tình từ các tỉnh phía TâyUkraine như Lvov, Ivano-Frankov, Rovno, Lysk… tổ chức biểu tình tại chỡ và chođồn xe ơ tơ chở những người biểu tình về Thủ đô Kiev, ước tính khoảng từ350.000-700.000 người phản đối biểu tình lúc cao điểm tại Kiev. Lực lượng đối lậptuyên bố sẽ tiếp tục tổ chức biểu tình cho đến khi Chính phủ phải chấp thuận ngồivào bàn đàm phán hoặc TT Yanukovych và Thủ tướng Azarov phải từ chức.

Ngày 08.12.2013, những người biểu tình đã giật đổ tượng đài Lenin tại Quảngtrường Maidan, dùng búa đập phá tượng đã có từ năm 1946 này và cắm cờ EU trênbệ tượng. (Tượng đài này được coi như biểu tượng cho quan hệ của Ukraine vớinước Nga vào thời kỳ Xô Viết). Đến giữa tháng 02.2014, những cuộc đàm phán giữaTT Yanukovych và phe đối lập thất bại. Ukraine bên bờ một cuộc nội chiến, 28người biểu tình cùng với 07 cảnh sát và một người dân thường đứng ngoài xem bịgiết chết và 335 người bị thương chỉ riêng ngày 18.02.2014. Tổng cộng có ít nhất 77người chết và hàng trăm người người bị thương cho đến ngày 21.02.2014 (tin của Bộ

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Y tế Ukraine) trong những cuộc đụng độ đẫm máu tại Thủ đơ Kiev. Lực lượng “cáchmạng Maidan” đã chiếm giữ hồn toàn quảng trường Maidan. Đêm 21.02.2014, TTYanukovych bỏ chạy về Kharkov, một thành phố cơng nghiệp ở phía Đơng Bắc củaUkraine, nơi người dân nói tiếng Nga.

Sáng 22.02.2014, phe đối lập đã thông qua Quốc hội Ukraine bỏ phiếu phế truấtTT Yanukovych bằng cách ấn định thời điểm tổ chức bầu cử trước thời hạn vào ngày25.5.2014. Nghị quyết được 328 đại biểu ủng hộ (tối thiểu cần 226 phiếu thuận),được giải thích rằng TT Yanukovych khơng thực hiện quyền hạn trách nhiệm củamình theo quy định của Hiến pháp, nên Quốc hội thấy cần thiết phải tổ chức bầu cửTT trước thời hạn. Nghị quyết có hiệu lực ngay sau khi thông qua.

<i><b>1.1.2. Các cuộc “Cách mạng Màu” trong Không gian hậu Xô Viết</b></i>

<i>“Cách mạng Hoa Hồng” tại Gruzia</i>

Sau khi lật đổ TT Milosevic của Nam Tư, kinh nghiệm của phong trào “Otpor”đã lan truyền rộng rãi sang các quốc gia khác. Năm 2003, quy trình tiến hành “cáchmạng màu” đã được Mỹ tiếp tục áp dụng tại Gruzia với tên gọi “cách mạng HoaHồng”. Từ đầu năm 2002, các lực lượng thuộc phe đối lập dưới sự hỗ trợ trực tiếpcủa Mỹ đã thành lập một tổ chức quần chúng duy nhất mang tên “Phong trào quốcgia” với gần 20.000 người tham gia. Thủ lĩnh của tổ chức này, ông Saakashvili vàZhvania, không chỉ sử dụng kinh nghiệm của cuộc “cách mạng màu” ở Serbia màcòn tổ chức những khóa đào tạo hai ngày về quy trình chính trị cho hơn 1.500 thànhviên phong trào.

Viện Dân chủ Quốc gia cho vấn đề quốc tế (NDI) của Mỹ đã tài trợ và cấp kinhphí cho hai thủ lĩnh đối lập này đến Serbia để học hỏi kinh nghiệm. Tháng 4.2003,Đại sứ Mỹ tại Gruzia, ơng Richard Miles, đã có cuộc gặp với ơng Zurab Zhvania,chính trị gia hàng đầu của phe đối lập, sau đó, nhà ngoại giao Mỹ đã công khai tuyênbố về sự cần thiết tiến hành một “cuộc bầu cử cơng bằng”. Ơng Richard Miles là cựuĐại sứ Mỹ ở Nam Tư, được coi là đóng vai trò hàng đầu trong việc lật đổ TTMilosevic ở Serbia. Trong một phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ trước khi lênđường nhận nhiệm vụ ngoại giao ở Tbilisi/Gruzia, ông đã tuyên bố , mục tiêu chínhcủa ông là tạo ra sự thay đổi chính quyền một cách hòa bình và dân chủ ở Gruzia.Tháng 4.2003, trên cơ sở phong trào sinh viên thuộc Đại học Tbilisi, một tổ chức trẻmang tên “Kmara!” (“Đủ rồi!”) đã được thành lập và đóng một vai trò quan trọngtrong cuộc “cách mạng màu” ở Gruzia. Tổ chức “Kmara!” hoạt động với nguồn tàitrợ trực tiếp từ các NGO Mỹ, chủ yếu là Viện xã hội mở (OSI).

Mùa Hè năm 2003, đã có khoảng 2.000 nhà hoạt động của tổ chức này đã đượcđào tạo trong các hội thảo đặc biệt do các giảng viên người Serbia tổ chức. Tháng6.2003, tại trung tâm giáo dục của Liên Xô cũ ở thị trấn Tskhvarichamia (cáchTbilisi 15 km), đã diễn ra các khóa học 03 ngày về phương pháp đấu tranh bất bạođộng cho hơn 1.000 nhà hoạt động của “Kmara!”. Các khóa học này đều được OSItài trợ. Mỹ đã tính tốn rất kỹ lưỡng chi phí cho việc tổ chức các hoạt động biểu tìnhcủa phe đối lập. Theo thống kê, chi phí cho việc lên kế hoạch các hoạt động đườngphố (tổ chức các hoạt động, huy động các nhà hoạt động và người dân tham gia vàocác cuộc biểu tình) ước tính vào khoảng 31.310 USD, vẽ tranh cổ động tại quảng

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

trường trong thành phố là 3.300 USD, in ấn và phân phát tờ rơi, áp phích với khẩuhiệu của tổ chức, biểu tượng, cờ, áo phông, mũ, truyền hình, quảng cáo, phát thanhkêu gọi người dân tham gia hoạt động là 173.000 USD.

Từ năm 1994, tại Gruzia, dưới sự chỉ đạo và tài trợ của OSI kênh truyền hìnhđối lập “Rustavi-2” bắt đầu đi vào hoạt động, nhằm cung cấp thông tin hỗ trợ rộngrãi cho các lực lượng đối lập. Tháng 12.2003, kênh truyền hình này đã hai lần phátsóng bộ phim “Hạ bệ một độc tài” (Bringing down a dictator) của Peter Ackerman,lãnh đạo của Trung tâm quốc tế về xung đột bất bạo động (ICNC), thành viên củaHội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ. Cũng theo tác giả bộ phim, phản kháng bất bạođộng là một cơng cụ, một vũ khí hồn tồn phù hợp với các khu vực trọng điểm màMỹ muốn khẳng định ảnh hưởng của chính sách đối ngoại của mình. Ngày02.11.2003, Gruzia đã tiến hành bầu cử Quốc hội. Ngày 21.11.2003, Bộ Ngoại giaoMỹ chính thức cơng bố có gian lận trong kết quả bầu cử ở quốc gia này. Đêm23.11.2003, những người ủng hộ phe đối lập chiếm tòa nhà Chính phủ buộc TTEduard Shevardnadze phải tuyên bố từ chức.

<i>“Cách mạng Hoa Tulip” tại Kyrgyzstan</i>

Mặc dù cuộc “cách mạng Hoa Tulip” ở Kyrgyzstan không được coi là “cáchmạng màu”, tuy nhiên các phương thức của nó giống với “cách mạng Hoa hồng” và“cách mạng Cam” và có sự khác biệt đáng kể so với những mơ hình cách mạngtruyền thống. Tháng 4.2004, theo lời mời của Bộ Ngoại giao Mỹ, một nhóm chính trịgia đối lập của Kyrgyzstan đã đến thăm Washington và một số thành phố khác củaMỹ. Tại đây họ theo dõi cách thức tiến hành “bầu cử sơ bộ” trong các cuộc thăm dòvà làm quen với tổ chức bầu cử Mỹ tại nhà của Thượng nghị sĩ John Edwards khi đóđang là một trong những ứng cử viên TT của Đảng Dân chủ. Ngoài ra, tạiWashington còn diễn ra cuộc gặp mặt giữa đoàn đại biểu Kyrgyzstan với đại diệncủa Bộ Ngoại giao Mỹ. Theo đánh giá của các chuyên gia Nga thuộc Trung tâmNghiên cứu các Quốc gia hậu Xơ Viết, trong cuộc nói chuyện đó, hai bên đã đạtđược nhiều đồng thuận, bao gồm cả việc đánh giá tình hình chính trị ở Kyrgyzstanvào thời điểm đó và cuộc bầu cử TT sắp tới. Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ tráchcác vấn đề về châu Âu và Á-Âu, ông Lynn Pascoe đã tuyên bố thẳng: “Quyền lực ởKyrgyzstan cần phải được thay đổi”.

Tháng 12.2004, Đại sứ Mỹ tại Kyrgyzstan, ơng Stephen Young, báo cáo với

<i>Chính quyền Mỹ rằng: “Sau khi nghiên cứu công tác chuẩn bị cho kế hoạch của BộNgoại giao Mỹ trong giai đoạn 2005-2006 với mục đích chính là tăng ảnh hưởngcủa mình ở Trung Á, đặc biệt là ở Kyrgyzstan, chúng tôi cho rằng đất nước này làmột cơ sở tối quan trọng, để từ đó thúc đẩy q trình dân chủ tại Tajikistan,Kazakhstan và Uzbekistan, đồng thời giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc và Ngatrong khu vực. Việc thành lập phe đối lập dân chủ, hợp pháp trong Quốc hộiKyrgyzstan là vô cùng quan trọng”.</i>

Để thực hiện thành công cuộc “cách mạng Hoa Tulip”, năm 2004, Bộ Ngoạigiao Mỹ đã 53 lần viện trợ tài chính cho các NGO ở Kyrgyzstan với mục đích hỗtrợ các phương tiện truyền thông độc lập, phổ biến thông tin, đào tạo nhà báo, thựcthi nhân quyền cũng như giáo dục pháp luật, cùng một nhà máy in hiện đại có trị

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

giá 1,7 triệu USD. Các máy in phục vụ cho việc in ấn tờ báo MSN đã từng được“Quỹ hỗ trợ các phương tiện truyền thông” do cựu ứng cử viên TT Mỹ JohnMcCain đứng đầu thuê, sau đó đã được sử dụng vào nhiệm vụ hỗ trợ các “nhà cáchmạng” Kyrgyzstan. Ngoài ra, Mỹ còn chi cho MSN 80.000 USD mỗi quý cho việcgiải quyết các vấn đề pháp lý.

Để chuẩn bị cho việc lật đổ ông Askar Akayev khỏi ghế TT Kyrgyzstan, đượcsự ủy quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ, FH đã chỉ đạo nhà máy in MSN xuất bản 1,6triệu tờ báo hàng ngày bằng 05 thứ tiếng. Ngoài ra, sau khi nhà máy in ấn bị cắt điện,Đại sứ Mỹ ở Kyrgyzstan, S.Yang, đã trao cho phe đối lập một số máy phát điện. Mộttrong những lãnh đạo của phe đối lập Kyrgyzstan xác nhận đã nhận 120.000 USD từUSAID. Tổng cộng trong giai đoạn 2004-2005, đã có hơn 70 triệu USD được cấpcho Kyrgyzstan theo đường Bộ Ngoại giao Mỹ. Theo các chuyên gia phương Tây,khác với Gruzia và Ukraine, tới thời điểm chiến dịch tranh cử tại Kyrgyzstan bắtđầu, Mỹ vẫn khơng tìm ra một ứng cử viên duy nhất từ phía phe đối lập. Sự hiệndiện của ứng cử viên này là cực kỳ quan trọng nhằm tập trung nguồn lực tài chính,cung cấp thơng tin và tổ chức. Trong khi đó, sự xuất hiện của nhiều ứng cử viên dẫnđến sự phân tán nguồn lực, làm suy yếu và chia rẽ các đối thủ của chế độ hiện hành.Liên quan đến vấn đề này, tại Kyrgyzstan đã tổ chức được hai phong trào thanh niênlớn là “Kelkel!” (“Đi nào!”) do ông Kurmanbek Bakiyev đứng đầu, cùng với Phongtrào nhân dân của ông. Ngồi ra còn có phong trào “Birge!” (“Đồn kết!”) do cácsinh viên Đại học Nhân văn Bishkek thành lập nhằm ủng hộ cho bà RozaOtunbayeva.

Những hoạt động đại chúng sau vòng 02 của cuộc bầu cử hầu như không đượccác phương tiện truyền thông và báo chí nước ngồi đề cập đến, còn Mỹ cũng khơngcó nhiều sự hỡ trợ cho phe đối lập. Áp lực lên TT Askar Akayev từ phía các chính trịgia nước ngồi cũng khơng rõ ràng. Tới đầu tháng 3.2005, tình hình ở Kyrgyzstanbắt đầu thay đổi đáng kể. Đầu tiên là ở phía Nam, sau đó là các khu vực khác của đấtnước đã diễn ra các sự kiện sau: chiếm giữ các tòa nhà chính quyền khu vực, cắt đứtcác tuyến đường giao thông chiến lược, bắt các tỉnh trưởng làm con tin, tự bổ nhiệmcác chức vụ trong chính quyền địa phương. Từ ngày 20-23.3.2005, ở Thủ đô củaKyrgyzstan đã xảy ra một cuộc xung đột lớn giữa những người ủng hộ phe đối lậpvới các nhân viên an ninh thành phố. Nguyên nhân chính xuất phát từ những cuộcnổi dậy của các phong trào thanh niên “KelKel!” và “Birge!”. Ngày 04.4.2005, saukhi các cuộc đàm phán kéo dài giữa chính phủ với phe đối lập kết thúc, tại Đại sứquán Kyrgyzstan ở Moscow/Nga, dưới sự chứng kiến của các thành viên Quốc hộinước Cộng hòa Kyrgyzstan, ông Askar Akayev đã ký đơn từ chức, cuộc “cách mạngHoa Tulip” đã diễn ra thành công.

<i>Nguy cơ cách mạng màu tại Moldova và Armenia</i>

Trong năm 2015, tại Moldova đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình với quy mơ vàmức độ ngày càng gia tăng, làm dấy lên quan ngại về nguy cơ xảy ra một cuộc “cách

<b>mạng Maidan” tương tự những gì đã xảy ra tại Ukraine, cụ thể: (1) Ngày 06.9.2015,</b>

khoảng 35.000-100.000 người đã xuống đường tham dự cuộc mít tinh tại Thủ đơChisinau/Moldova do phong trào “Phẩm giá và Quyền lợi” phát động. Những người

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

biểu tình đã thơng qua nghị quyết u cầu một loạt quan chức cấp cao từ chức, đồngthời kêu gọi tổ chức cuộc bầu cử toàn dân để chọn ra nhà lãnh đạo mới của đất nước;

<b>(2) Ngày 20.9.2015, thay vì tiến hành cuộc tuần hành quy mơ lớn phản đối chính</b>

quyền tại thủ đơ Chisinau/Moldova, những người biểu tình đã tổ chức cuộc đua ơ tơtới khắp các khu vực ở Moldova với mục tiêu thúc đẩy rộng rãi hơn nữa yêu cầu củangười biểu tình. Trong khi đó, khoảng 100 người biểu tình cũng đã phong tỏa vănphòng Viện trưởng Viện kiểm soát, Trung tâm phòng chống tham nhũng, cùng nhiều

<b>cơ quan nhà nước khác nhằm yêu cầu lãnh đạo các cơ quan trên từ chức; (3) Sáng</b>

03.10.2015, sau khi kết thúc thời điểm tối hậu thư mà người biểu tình trao cho TTNicolae Timofti, các thành viên và những người ủng hộ Đảng Xã hội Chủ nghĩa vàĐảng Chúng ta đã phong tỏa đại lộ trung tâm ở Thủ đô Chisinau, đe dọa sẽ phongtỏa tất cả các tuyến đường trên toàn quốc.

Năm 2015, làn sóng biểu tình ở Armenia cũng tái diễn theo đúng kịch bản của

<i><b>cuộc “cách mạng Maidan” tại Ukraine. Cụ thể, hoạt động phản đối bắt đầu vào ngày</b></i>

19.6.2015 tại Quảng trường Tự do ở Yerevan/Armenia và tới chiều 22.6.2015 đãbiến thành cuộc biểu tình tiến về dinh TT với sự tham gia của hàng nghìn người.Sáng 22.6.2015, TT Armenia Sargsyan đã tuyên bố trước công chúng sẽ đáp ứngmột số điều kiện của người biểu tình, tổ chức thương thuyết với điều kiện người biểutình giải tán. Tuy nhiên, cũng giống như trường hợp của cựu TT UkraineYanukovych, đề nghị của ông Sargsyan đã bị từ chối. Tới sáng ngày 23.6.2015, cảnhsát đã sử dụng thiết bị đặc biệt để giải tán những người biểu tình, bắt giữ gần 240người, bao gồm cả các nhà báo, 25 người phải hỗ trợ y tế. Đáng chú ý, bất chấp cáccuộc đàn áp, các nhà tổ chức tổ chức biểu tình khẳng định khơng có ý định rút lại

<i>yêu sách của mình và tiếp tục biểu tình. Theo các chuyên gia Nga, khủng hoảng ởArmenia rất giống với giai đoạn đầu của “cách mạng Maidan” khi tại thời điểm đó,phe đối lập Ukraine cũng từ chối đối thoại với TT Yanukovych và kêu gọi EU canthiệp. Bên cạnh đó, một điểm tương đồng khác giữa hai cuộc khủng hoảng chính là</i>

dấu hiệu gia tăng các hoạt động can dự của Đại sứ quán Mỹ tại Kiev/Ukraine vàYerevan/Armenia. Ngồi ra, trong cuộc biểu tình còn có sự tham gia của đại diện cácđảng và phong trào đối lập tại Armenia, thậm chí đại diện các NGO Mỹ và phươngTây.

<i><b>1.1.3. Phong trào “Áo ghi-lê vàng” tại Pháp</b></i>

Phong trào biểu tình “Áo ghi-lê vàng” ở Pháp xuất phát từ kiến nghị của một cánhân, được báo chí phản ánh và mạng xã hội tạo hiệu ứng “hòn tuyết lăn” để thu hút,kích động người dân tham gia. Các cuộc biểu tình “Áo ghi-lê vàng” phản đối tăng giáxăng dầu xuất phát từ nữ quản lý một cửa hàng bán mỹ phẩm trên mạng PriscilliaLudosky (33 tuổi) tại tỉnh Seine-et-Marne, giáp Paris. Cuối tháng 5.2018, PriscilliaLudosky đã đưa kiến nghị giảm giá xăng dầu lên trang web “change.org”. Ban đầu, kiếnnghị không thu hút được nhiều chú ý (khoảng 700 chữ ký). Sau khi nữ phóng viênVanessa Relouzat của tuần báo La République de Seine-et-Marne tiếp xúc với Priscilliavà đăng bài viết lên báo vào ngày 12.10.2018, kiến nghị của Priscillia đã thu hút sự quantâm của nhiều người.

Vào thời điểm đó, tại tỉnh Seine-et-Marne, tài xế xe tải Eric Drouet (33 tuổi), thànhviên hội chơi xe Muster Crew có sáng kiến tổ chức một cuộc diễu hành bằng xe ở ngoại

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

ô Paris vào ngày 17.11.2018 để phản đối việc tăng giá xăng dầu. Thông qua bài viết trênbáo La République de Seine-et-Marne, Eric Drouet đã liên hệ với chị Priscillia và haingười quyết định phối hợp đăng kiến nghị trên Facebook để tạo hiệu ứng “hòn tuyếtlăn” lôi kéo thêm nhiều người. Ngày 21.10.2018, các báo ở Paris tiếp tục đăng kiếnnghị. Lập tức số lượng ký tên ủng hộ kiến nghị và tham gia xuống đường ngày17.11.2018 đã tăng đột biến. Tính đến cuối tháng 11.2018, số chữ ký ủng hộ kiến nghịlên đến 1.061.000. Đây là kiến nghị có nhiều người ủng hộ chỉ sau kiến nghị rút lại luậtlao động nhận được hơn 1,3 triệu chữ ký vào năm 2016. Hàng trăm nhóm trên mạng xãhội kêu gọi phong tỏa đường để phản đối tăng giá xăng dầu.

Từ những ý tưởng kêu gọi biểu tình phản đối tăng giá xăng dầu của những cánhân đơn lẻ hoặc nhóm nhỏ trên mạng xã hội đã bùng phát thành phong trào biểutình “Áo ghi-lê vàng” diễn ra ở Pháp từ ngày 17.11.2018. Các cuộc biểu tình tậptrung thành nhiều đợt chủ yếu vào các ngày nghỉ cuối tuần diễn ra khắp nơi ở Pháp,trong đó Thủ đơ Paris là nơi đỉnh điểm đã xảy ra những cuộc bạo loạn đường phố.Điểm độc đáo của phong trào này nằm ở cách tính thời gian tương đối đặc biệt - mỗituần trôi qua sẽ được tính là một “hồi”, từ thường được sử dụng trong các bản giaohưởng, vở nhạc kịch hay tiểu thuyết kinh điển. Kể từ đó đến nay, phong trào đã trảiqua hơn 53 “hồi”, với đỉnh điểm được cho là “hồi thứ 18”, diễn ra vào trung tuầntháng 3.2019, khiến cảnh sát buộc phải áp đặt lệnh giới nghiêm và cấm tổ chức biểutình ở khu vực Champs-Elysées. Ngày 16.11.2019, hàng nghìn người Pháp tại Parisđã xuống đường biểu tình, kỷ niệm một năm thành lập của phong trào, đồng thời tiếnhành đụng độ với cảnh sát.

Khơng khó để nhận thấy, sự chuyển biến rõ rệt của phong trào “Áo ghi-lê vàng”

<b>sau hơn 01 năm kể từ ngày bùng nổ: (1) Hình thức đấu tranh ơn hòa ban đầu đã sớm</b>

nhường chỗ cho đấu tranh sử dụng bạo lực, không ngại va chạm, đụng độ và chủ

<b>động tấn công các lực lượng chấp pháp khi cần thiết; (2) Mục đích của phong trào</b>

cũng thay đổi dần theo thời gian. Khởi đầu là phản đối đạo luật tăng giá cả nhiênliệu, kêu gọi tăng lương cơ bản, cải thiện dịch vụ công tại các khu vực hẻo lánh,phong trào chuyển sang kêu gọi chấm dứt bất bình đẳng thu nhập và sự ra đi của TTMacron cùng Nội các. Mục tiêu nhằm cải thiện đời sống xã hội dần chuyển hòa

<b>thành đấu tranh bạo lực, nhằm tìm kiếm một sự thay đổi về chính trị; (3) Phong trào</b>

được tổ chức một cách quy củ, bài bản hơn, với một số đầu não sử dụng mạng xã hội

<b>để kích động người dân tham gia vào cuộc biểu tình; (4) Phong trào khơng còn bị</b>

giới hạn trong phạm vi nước Pháp mà đã lan ra nhiều quốc gia châu Âu như ĐứcBulgaria, Italia, Hà Lan…. hay thậm chí là các nước thuộc khu vực khác nhưCanada, Australia, Ai Cập… Đối với nhiều người, “Áo ghi-lê vàng” đã trở thànhbiểu tượng toàn cầu, đại diện cho tinh thần dũng cảm, dám đứng lên chống lại giớicầm quyền để giành lại lợi ích chính đáng.

Dù phong trào “Áo ghi-lê vàng” thời gian gần đây ít nhiều hạ nhiệt, song sẽkhơng vì thế mà dễ dàng bị dập tắt. Phong trào này sẽ tiếp tục cháy âm ỉ trong lòngnước Pháp, chờ đợi bước “sảy chân” của Chính phủ đề bùng phát trở lại.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i><b>1.1.4. “Cách mạng Màu” tại Venezuela, “Mùa xuân Ả-rập” ở Trung Bắc Phi</b></i>

<i>Đông-“Cách mạng màu” tại Venezuela</i>

<i><b>- Để chuẩn bị cho cuộc “cách mạng màu” tại Venezuela, Mỹ đã liên tiếp gâyáp lực đối với Chính quyền Tổng thống Maduro, từ chính trị-ngoại giao đến kinhtế-xã hội và quân sự, từng bước đẩy Venezuela tới bờ vực khủng hoảng:</b></i>

<i>Về chính trị, thời gian gần đây, Mỹ đã tích cực xây dựng và hậu thuẫn phe đốilập thân Mỹ tại Venezuela, rót rất nhiều tiền nhằm hỗ trợ tài chính cho lực lượngđối lập và các phần tử cực đoan tại Venezuela tiến hành gây bất ởn xã hội, kíchđộng dư luận chống đối Chính phủ Venezuela và tiến hành nhiều cuộc biểu tình ởVenezuela. Năm 2014, dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, Leopoldo Lopez, một lãnh đạo trẻ</i>

phe đối lập ở Venezuela, đã phát động các cuộc biểu tình chống Chính phủVenezuela. Năm 2015, Mỹ đã viện trợ hàng triệu USD giúp phe đối lập giành chiếnthắng trong cuộc bầu cử Quốc hội Venezuela, dẫn tới xung đột giữa Quốc hội do pheđối lập kiểm soát với Chính phủ, Tồ án tối cao và Ủy ban Bầu cử Quốc giaVenezuela leo thang. Đầu năm 2017, phe đối lập do nghị sĩ có quan điểm thân MỹThomas Guanipa dẫn đầu đã cáo buộc TT Maduro và các cơ quan Chính phủVenezuela vi phạm hiến pháp với việc triệu tập Quốc hội lập hiến thông qua việc sửađổi hiến pháp. Tháng 3.2018, Mỹ đã cấp cho các tổ chức nhân đạo tại Venezuela 2,5triệu USD để mua thực thẩm và hỗ trợ y tế. Tháng 4.2018, Mỹ thông báo sẽ cấp 16triệu USD viện trợ nhân đạo cho người tị nạn Venezuela, bao gồm một khoản đónggóp cho công tác hỗ trợ giải quyết khủng hoảng tại Venezuela của Cao ủy Liên hợpquốc về người tị nạn (UNHRC) và viện trợ nhân đạo cho người dân Venezuela tị nạntại Colombia và Brazil. Thực chất các khoản viện trợ trên được Bộ Ngoại giao Mỹvà USAID cung cấp cho lực lượng đối lập đang sống lưu vong ở nước ngồi hoạtđộng chống phá Chính quyền TT Maduro trong cuộc bầu cử TT năm 2018. Đầu năm2019, Mỹ công nhận lãnh đạo đối lập Juan Guaido là TT hợp pháp của Venezuela.

<i>Về ngoại giao, Mỹ dùng ảnh hưởng và tiền của của mình để nắm quyền chi phốiquan điểm của nhiều nước, đặc biệt là khu vực Mỹ Latinh, liên quan đến vấn đềVenezuela, từ đó cơ lập Chính quyền Maduro, nổi bật như:</i>

<b>(1) Ngày 14.4.2018, tại Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức các nước châu Mỹ</b>

(OAS) lần thứ 8, Mỹ và một loạt các quốc gia châu Mỹ, gồm: Argentina, Bahamas,Brazil, Canada, Chile, Colombia, Costa Rica, Guatemala, Guyana, Honduras,Mexico, Panama, Paraguay, Peru và Saint Lucia đã thơng qua tun bố chỉ tríchchính sách tại Venezuela. Tuyên bố nhấn mạnh, cuộc bầu cử TT Venezuela được tổchức tháng 5.2018 sẽ bị tước quyền hợp pháp nếu tất cả các lực lượng, đảng pháichính trị của Venezuela không thể tham gia và không đảm bảo tiến trình bầu cử cơngbằng, minh bạch. Đến nay, Mỹ, Canada và khoảng 50 nước Mỹ Latinh và châu Âuđã công nhận lãnh đạo đối lập Juan Guaido là TT Venezuela.

<b>(2) Trong chiến dịch lật đổ TT Maduro, Mỹ coi Colombia là “bàn đạp” để thực</b>

hiện các chiến dịch bao vây và can thiệp vào tình hình Venezuela. Cuối năm 2016,NATO đã ký kết thoả thuận trao đổi thơng tin tình báo với một số quốc gia lánggiềng của Venezuela, bao gồm Colombia. Theo các nguồn tin tình báo Nga, trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

năm 2017-2018, nhiều nhóm bất đồng chính kiến quân sự Venezuela đã tập hợp tạiColombia, vốn được xem là đồng minh của Mỹ tại khu vực Mỹ Latinh. Các lựclượng của Mỹ tại Colombia chính là “đầu não” chỉ huy các hoạt động chính biến,gây bất ổn Venezuela thời gian qua. Gần đây, Mỹ đã gia tăng các hoạt động giám sátVenezuela từ hướng Colombia, sẵn sàng cho kịch bản chiếm đóng Venezuela bằngvũ lực. Rõ ràng, Mỹ đang cố gắng tạo ra một phong trào “Cách mạng Màu” ởVenezuela tương tự với kịch bản từng xảy ra ở Ukraine, Gruzia nhằm thay đổi chếđộ và mở rộng ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực.

<i>Đánh sập kinh tế Venezuela bằng các biện pháp trừng phạt đơn phương, hà khắc,</i>

<b>bao gồm: (1) Điểm tử huyệt của kinh tế Venezuela là phụ thuộc sâu sắc vào nguồn thu</b>

từ dầu mỏ. Vì vậy, Chính phủ Mỹ đã khuyến khích các cơng ty năng lượng nội địa tăngsản lượng khai thác dầu đá phiến, “bắt tay ngầm” với Ả-rập Xê-út để hạ giá dầu mỏ, từđó gây sức ép lên các nước xuất khẩu khí đốt truyền thống. Ngồi ra, Mỹ còn triệu hồicác cơng ty khai thác khí đốt của Mỹ, bao gồm ConocoPhillips và ExxonMobil thoái

<b>vốn, rút khỏi thị trường năng lượng Venezuela; (2) Khi Venezuela “khát vốn” vì thị</b>

trường dầu mỏ lao dốc, Mỹ với quyền lực của mình đã ngăn cản Venezuela tiếp cận cáckênh tài chính quốc tế, đặc biệt là Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới(WB), với lý do không đáp ứng tiêu chuẩn về ổn định kinh tế và chính trị. Điều nàybuộc Chính quyền TT Maduro phải tìm đến những nguồn vốn ít ỏi từ Nga hay nhiều rủi

<b>ro từ Trung Quốc; (3) Mỹ đã áp đặt thêm biện pháp trừng phạt nhằm vào lĩnh vực mua</b>

bán vàng của Venezuela, cấm các công dân và thực thể Mỹ giao dịch thương mại tàichính với Venezuela, tăng cường cấm vận nhằm vào Tập đoàn Dầu khí Quốc giaVenezuela (PDVSA). Mục đích của Mỹ là đẩy nền kinh tế Venezuela thêm kiệt quệ,tiếp tục làm sâu sắc thêm những căng thẳng, bất ổn xã hội tại Venezuela, hạ thấp uy tíncủa chế độ cầm quyền.

<i><b>- Đối với vấn đề Venezuela, cũng giống như các cuộc “cách mạng màu” đãdiễn ra, Mỹ rất tích cực sử dụng các phương tiện truyền thông để bóp méo sựthật, đồng thời sử dụng các NGO để thâm nhập sâu vào đời sống chính trị và dẫnhướng dư luận tại Venezuela cũng như toàn cầu:</b></i>

<i>Các công cụ của “cách mạng màu” là truyền thông và các NGO đã được Mỹsử dụng triệt để hòng lật đổ chế độ TT Maduro. Các phương tiên truyền thông của</i>

Mỹ và phương Tây (NewYork Times, Washington Post, National Interest, VOA,BBC) thường xuyên đăng tải những nội dung cáo buộc Chính quyền TT Maduro viphạm hiến pháp và quyền dân chủ; phát tán các thông tin sai sự thật nhằm vẽ ra mộtbức tranh kinh tế-xã hội u ám ở Venezuela. Trong khi đó, sau sự gia tăng mạnh mẽvề di cư ở Venezuela kể từ năm 2015, các phương tiện truyền thơng chính thống,cùng với chính phủ Mỹ, EU và Colombia, đã ráo riết thêu dệt câu chuyện về mộtcuộc khủng hoảng nhân đạo, cùng lúc các NGO phương Tây đổ xô đến để thiết lậpcăn cứ dọc biên giới Colombia. Trong số đó có Mercy Corps có trụ sở tại Mỹ đãtuyên bố mở rộng hoạt động của mình ở biên giới Colombia-Venezuela. Ngân sáchcủa Mercy Corps cho các hoạt động toàn cầu là 500 triệu USD (theo báo cáo thườngniên năm 2017), bao gồm tài trợ từ các cơ quan Chính phủ Mỹ và EU. Các hoạt độngcủa Mercy Corps tập trung vào việc thổi phồng khủng hoảng kinh tế tại Venezuela

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

thành cuộc khủng hoảng nhân đạo, phối hợp cùng Chính phủ Mỹ soạn thảo các lệnhtrừng phạt nhằm vào Venezuela.

<i>Mercy Corps đã liên tục dẫn dắt câu chuyện về một cuộc khủng hoảng nhânđạo toàn diện và bạo lực tràn lan dưới thời TT Maduro, bao gồm các cáo buộc vôcăn cứ về đàn áp và tra tấn. Ngồi vai trò trong cuộc chiến truyền thơng quốc tế,</i>

Mercy Corps còn có mối liên hệ mật thiết với cơ sở hoạch định chính sách của Mỹnhằm xây dựng chính sách trừng phạt bất hợp pháp, đơn phương nhằm vàoVenezuela. Mercy Corps được kết nối với Hội đồng Quan hệ đối ngoại (CFR) có ảnhhưởng của Mỹ thông qua Giám đốc điều hành Neal Keny-Guyer, người đã tuyên bốthu thập 460.000 USD cho Mercy Corps vào năm 2017. Ngoài việc là thành viên củaCFR, ông còn phục vụ như Chủ tịch Interaction, liên minh NGO lớn nhất của Mỹ vàngồi trong Hội đồng Chương trình nghị sự tồn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giớivề sự dễ tổn thương, bạo lực và xung đột. Bản chất của CFR không phải là giúp cácnhà hoạch định chính sách về hòa bình và ổn định quốc tế, mà là thúc đẩy chươngtrình nghị sự và lợi ích của Mỹ trên tồn thế giới. Tháng 02.2018, CFR đã đưa ra hếhoạch hành động phòng ngừa khuyến nghị nhiều biện pháp trừng phạt kinh tế đối vớiVenezuela vào tháng 5.2018, nhiều lệnh trừng phạt của Mỹ đã được áp dụng. Ngồira, CFR còn ủng hộ việc bn lậu bất hợp pháp như một biện pháp gây bất ổn choChính quyền TT Maduro. Venezuela đã phải chịu nạn bn lậu hàng hóa và nhiênliệu được trợ cấp rộng rãi vào Colombia, gây ra sự thiếu hụt hàng hóa nghiêm trọngvà do đó tạo ra lạm phát nhiều hơn.

<i>Phong trào Mùa xuân Ả-rập ở Trung Đông-Bắc Phi</i>

“Mùa xuân Ả-rập” (MXAR) là làn sóng cách mạng với các cuộc nổi dậy, diễuhành và biểu tình phản đối chưa có tiền lệ tại các quốc gia trong thế giới Ả-rập như:Tunisia, Algeria, Ai Cập, Yemen, Jordan, Mauritania, Ả-rập Xê-út, Oman, Sudan,Syria, Iraq, Libya và Morocco. Đặc thù của các cuộc cách mạng này là huy động lựclượng quần chúng đông đảo, có sự tham gia của các thế lực bên ngồi, đặc biệt là cácNGO do Mỹ, phương Tây hậu thuẫn, nhằm lật đổ các chính quyền tham nhũng, độcđốn. Các cuộc biểu tình phản đối có chung một cách sử dụng rộng rãi kỹ thuậtchống đối dân sự trong các chiến dịch bao gồm đình cơng, biểu tình và các cách thứckhác. Các cuộc biểu tình tại Tunisia và Ai Cập đã được đề cập với tên gọi các cuộc“cách mạng”.

Các cuộc biểu tình bắt đầu vào ngày 18.12.2010, với một cuộc nổi dậy biếnthành một cuộc cách mạng tại Tunisia, sau vụ tự thiêu của Mohamed Bouazizi đểphản đối tham nhũng và việc cảnh sát ngược đãi. Do những khó khăn tương tự trongkhu vực và cuối cùng thành cơng trong cuộc biểu tình Tunisia, một ch̃i các tìnhtrạng bất ổn đã bắt đầu mà đã được theo sau cuộc biểu tình tại Algeria, Jordan, AiCập và Yemen và đến một mức độ ít hơn ở các quốc gia Ả-rập khác.

Về chính trị, có 04 chế độ đã bị lật đổ (Tunisia, Ai Cập, Yemen, Libya); nhiềuchính phủ trải qua những thay đổi và đối diện với nhiều vấn đề (Bahrain, Kuwait,Liban, Oman, Jordan); 03 cuộc nội chiến đã nổ ra (Libya, Bahrain, Syria); 04 nhànước đã thay đổi hoặc phải trải qua tiến trình sửa đổi Hiến pháp (Ai Cập, Tunisia,Morocco, Jordan). Các cuộc biểu tình và bạo loạn vẫn tiếp tục nổ ra trên khắp khu

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

vực Trung Đông-Bắc Phi (ngoại trừ tại Qatar và Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thốngnhất/UAE). Các chính phủ đầu tiên bị lật đổ là kết quả của các cuộc biểu tình tạiTunisia (một sự kiện được gọi là “cách mạng Hoa Nhài” trong truyền thông phươngTây) khi TT Ben Ali đã trốn sang Ả-rập Xê-út.

Sự chú ý của thế giới sau đó tập trung vào Ai Cập, nơi cuộc biểu tình lớn bắtđầu vào ngày 25.01.2011. Sau 04 ngày kể từ ngày cuộc biểu tình, TT Mubarak,người đã cai trị Ai Cập trong 30 năm, đề nghị cải cách nhưng cá nhân không từchức, dù sự từ chức của ông là mục tiêu của những người biểu tình. Vào ngày thứ08 cuộc biểu tình tiếp tục, thậm chí còn thu hút người biểu tình nhiều hơn từ mọitầng lớp xã hội, ông Mubarak tuyên bố ông sẽ từ chức chỉ trong tháng 9.2011 vàsẽ khơng tìm kiếm thêm một nhiệm kỳ TT trong cuộc bầu cử sắp tới. Khoảng thờigian đó, vua Jordan Abdullah đã bổ nhiệm một Thủ tướng mới. TT Yemen, AliAbdullah Saleh, tuyên bố ông sẽ không tìm kiếm một nhiệm kỳ nữa sau 32 nămcầm quyền. Tại Libya TT Gaddafi bị bắn chết khi trốn chạy vì thua trận qn độinổi dậy.

<b>1.2. Mơ hình của các cuộc “Cách mạng Màu”</b>

<i><b>1.2.1. Các giai đoạn tiến hành “cách mạng màu”</b></i>

<i><b>Sự thành công của các cuộc “cách mạng màu” ở Nam Tư, Gruzia vàUkraine trong giai đoạn 2000-2005 có những điểm chung khá đặc trưng, như: có</b></i>

sự hiện diện của một kịch bản thống nhất hoặc một kế hoạch có sự bổ sung trong cáctình huống cần thiết; che giấu mục đích chính, cơng khai các hỡ trợ từ phía Mỹ vàphương Tây cho phe đối lập trong việc thực hiện mục đích khác (tổ chức, tài chính,chính trị, kinh tế, tư tưởng); sử dụng rộng rãi các cơ chế “quyền lực mềm” với sựtham gia của các NGO, viện và quỹ đến từ Mỹ và phương Tây; có tính chất phi bạolực; phe đối lập muốn lên nắm quyền có định hướng thân phương Tây rõ ràng; mụctiêu theo đuổi chính của phe đối lập là nắm chính quyền chứ khơng phải là tạo ra mộtsự thay đổi hệ thống. Đặc biệt tất cả các cuộc cách mạng này đều diễn ra theo mộtkịch bản và quy trình chính trị duy nhất. Cụ thể là:

<i>Giai đoạn chuẩn bị: Đây được xem là giai đoạn dài hơi nhất liên quan đến việc</i>

liên kết và kích hoạt nội bộ phe đối lập. Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là đồnkết các đảng phái đối lập cũng như các phong trào xung quanh một ứng viên TT duynhất, thành lập một tổ chức thanh niên nhằm tạo động lực cho một cuộc cách mạngvà mang trong mình “ý chí của dân tộc”, lơi kéo sự ủng hộ của các phương tiệntruyền thông trong nước. Hạt nhân mà Mỹ và phương Tây sử dụng trong các hoạtđộng đường phố đôi khi là những người theo chủ nghĩa dân tộc còn lãnh đạo lànhững chính trị gia tự do, thậm chí cả những người có tư tưởng chống chủ nghĩa dântộc không mạnh mẽ. Trong giai đoạn này sẽ diễn ra một q trình xói mòn dần dầnquyền lực của chính quyền cũ bằng cách lợi dụng sự yếu kém nội tại của nó. Nhiệmvụ mà giai đoạn này cần phải thực hiện là:

<b>(1) Đảm bảo sự liên kết các lực lượng đối lập xung quanh một ứng viên TT duy</b>

nhất mà Mỹ lựa chọn; lựa chọn một khu vực, mà tại đó ứng viên TT của phe đối lậpsẽ có được sự ủng hộ vô điều kiện của cử tri; thành lập một tổ chức thành niên và

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

tiến hành đào tạo người lãnh đạo cho các hoạt động phản kháng bất bạo động, hoạtđộng điều khiển quần chúng nhân dân cũng như các hoạt động khác.

<b>(2) Hối lộ hầu hết lãnh đạo các kênh truyền thông trong nước nhằm tiến hành</b>

một chiến dịch quảng cáo hình ảnh tích cực về một ứng cử viên của phe đối lập cũngnhư chỉ trích gay gắt hệ thống lãnh đạo hiện tại của nhà nước (thiếu dân chủ và viphạm nhân quyền, tự do ngôn luận,…) và ứng viên TT của đảng cầm quyền.

<b>(3) Thông qua cam kết hợp tác của các nhân vật, những người đã được đào tạo ở</b>

phương Tây, trong hàng ngũ lãnh đạo tại những cơ quan quyền lực nhằm đảm bảomột sự phá hoại tập trung và liên tục trong nội bộ các cơ quan chuyên biệt, các cơquan bảo vệ pháp luật nhà nước đối với chế độ cầm quyền; chủ động làm việc vớinhững người di cư quốc gia và những người “còn do dự”.

<b>(4) Thông qua mạng lưới NGO của Mỹ, phương Tây và các đại diện (Đại sứ</b>

quán, lãnh sự quán, cơ quan đại diện thương mại,…) với lý do giúp đỡ và hỗ trợ chotất cả các giai đoạn của một cuộc “cách mạng màu”; đồng thời hỗ trợ vật chất choquá trình đào tạo các nhà lãnh đạo, nhà hoạt động của phe đối lập và những tổ chứcthanh niên, tầng lớp trí thức cấp tiến.

<b>(5) Xác định một biểu tượng cho cuộc cách mạng. Mỹ và phương Tây cho rằng:</b>

Đây là một phương pháp “PR” quan trọng trong việc tiến hành “cách mạng màu” vàlà một công cụ nhận diện người cùng chí hướng. Ở Ukraine đó là “cam”, Gruzia là“Hoa Hồng” và ở Kyrgyzstan là “Hoa Tulip”. Những biểu tượng này phải đơn giản,dễ nhận biết và có thể ứng dụng theo những cách khác nhau ở nơi công cộng. Ngườidân không được liên kết xung quanh một tổ chức mà xung quanh một nhân vật với tưcách một biểu tượng của sự thay đổi. Thực tế, các cuộc “cách mạng màu” ln cómột tiêu chí là phản kháng bất bạo động, tránh đổ máu (ngoại trừ ở Kyrgyzstan, nơiđã xảy ra xung đột và có đổ máu). Do đó, biểu tượng của các cuộc cách mạng nàyđều là những màu sắc khơng mang tính chất thù địch (khơng phải màu đỏ hay màuđen mà là màu Cam) hoặc biểu tượng là một loài hoa. Sự phân cực trong giới tinhhoa giữa chính phủ với phe đối lập đã góp phần chia nhỏ lực lượng an ninh và pháhoại lòng trung thành với chế độ.

<i>Khoảng thời gian từ khi bắt đầu chiến dịch tranh cử tới bầu cử: Qua các sự kiện</i>

tại Gruzia, Ukraine và Kyrgyzstan cho thấy, các cuộc “cách mạng màu” luôn diễn rasau các cuộc bầu cử. Đặc biệt, nó khơng diễn ra trên quy mơ toàn quốc mà chủ yếulà tại một bộ phận quần chúng tích cực sống ở thủ đơ. Sự thật hay những cáo buộcchính phủ bóp méo kết quả bỏ phiếu sẽ dẫn tới những chuyển động xã hội lớn. Hìnhthức của cuộc cách mạng là mít tinh quần chúng, các cuộc biểu tình và đình cơng dophe đối lập tổ chức sau khi kết quả bầu cử được chính thức cơng bố. Phe đối lập chorằng có vi phạm pháp luật bầu cử, làm sai lệch ý chí và nguyện vọng của nhân dân.Các cuộc biểu tình đồng loạt sẽ đưa đến việc tiến hành bầu cử lại (ở Ukraine) hoặcviệc đám đơng chiếm đóng các tòa nhà chính quyền (ở Gruzia và Kyrgyzstan) và xấunhất là việc lãnh đạo nhà nước sẽ không tham gia các cuộc bầu cử mới. Thời điểmcao trào của các hoạt động quần chúng cũng là thời điểm chuyển sang các cuộc đàmphán thỏa hiệp. Tất cả các nước thuộc Liên Xô cũ đều bị chi phối bởi một suy nghĩ

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

rằng việc thay thế giai cấp lãnh đạo sẽ dẫn đến sự thay đổi toàn bộ cách sống. Tronggiai đoạn này, sẽ thực hiện nhiệm vụ sau:

<b>(1) Thông qua phương tiện truyền thơng đã bị kiểm sốt, các tổ chức liên quan</b>

cần phải tiên đoán trước được những hành vi vi phạm nghiêm trọng tiến trình dânchủ trong cuộc bầu cử sắp tới, nhằm có thể sử dụng những cáo buộc đó để lấy lại lợithế trong trường hợp ứng cử viên phe đối lập thất bại. Ngoài ra, trước khi diễn racuộc bầu cử, trên những quảng trường trung tâm của thủ đô các nước cần phải tiếnhành nhiều cuộc biểu tình ủng hộ phe đối lập dưới sự chỉ đạo và tham gia trực tiếpcủa các tổ chức thanh niên.

<b>(2) Cuộc bầu cử sẽ thu hút được một số lượng lớn các nhà quan sát phương Tây</b>

với hai mục tiêu chính: xác nhận thực tế hành vi vi phạm nghiêm trọng tiến trình dânchủ và hợp pháp hóa các thăm dò trước khi vào phòng bỏ phiếu, cũng như kết quảnghiên cứu dư luận xã hội, tạo cơ sở cho các cáo buộc chính quyền gian lận trongbầu cử. Trong một số trường hợp, các tổ chức quốc tế như Tổ chức An ninh và Hợptác châu Âu (OSCE), Hội đồng Nghị viện châu Âu (PACE),… có thể kêu gọi tẩychay sớm cuộc bầu cử nhằm gây áp lực lên chính quyền, gián tiếp hỡ trợ các hoạtđộng biểu tình tiếp theo của phe đối lập và tạo ra các điều kiện tiên quyết để “cộngđồng quốc tế” công nhận cuộc bầu cử là bất hợp pháp.

<b>(3) Các chính trị gia Mỹ, phương Tây sẽ sử dụng phương tiện truyền thông gây</b>

áp lực lớn lên lãnh đạo và nhân dân đất nước mà họ muốn tổ chức cuộc cách mạng;khẳng định, chỉ có chiến thắng của ứng cử viên đối lập mới có thể minh chứng chomột cuộc bầu cử dân chủ. Trong trường hợp phản kháng, họ có thể áp dụng các biệnpháp trừng phạt kinh tế và chính trị khác nhau; dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh phe đốilập, các tổ chức cần phải cô lập, chiếm đóng, làm tê liệt hoạt động một phần hoặchồn tồn tòa nhà chính phủ và cơ quan nhà nước.

<b>(4) Trước khi tiến hành bỏ phiếu, các phương tiện truyền thông của phe đối lập</b>

sẽ công bố số liệu thăm dò đã được các nhà quan sát phương Tây xác nhận. Nhữngsố liệu này khẳng định “chiến thắng thuyết phục” của ứng cử viên TT đến từ phe đốilập. Đồng thời, trước thời điểm kết quả chính thức của cuộc bầu cử được công bố,phe đối lập đã tuyên bố chiến thắng. Nếu như kết quả kiểm phiếu sơ bộ không ủnghộ phe đối lập, ngay lập tức họ sẽ tuyên bố rằng: “Chúng tôi đã bị đánh cắp chiếnthắng!”; Mỹ và phương Tây sẽ có những hành động gây áp lực trên quy mô lớnnhằm đảm bảo rằng chính phủ khơng sử dụng vũ lực chống lại phe đối lập.

<i>Sau khi phe đối lập lên nắm quyền: Giai đoạn này sẽ diễn ra sự thay đổi trong</i>

cán cân quyền lực giữa các nhóm hành chính và tài chính nhà nước, phân phối lạidòng chảy tài chính, vì vậy phe đối lập cần phải tiến hành thực hiện chính sách đốingoại thân phương Tây và tuyên bố mong muốn gia nhập NATO và EU, đồng thờitạo một khoảng cách tối đa với Nga trong tất cả các lĩnh vực quan hệ (chính trị,ngoại giao, kinh tế, quân sự...). Mục đích chính của các hành động “cách mạng màu”là xây dựng một phe dân chủ đối lập và có ảnh hưởng tại trong Không gian hậu XôViết. Các cuộc “cách mạng màu” được coi là thành công nếu các nhà lãnh đạo, quanchức cấp cao, những người đã phải từ giã quyền điều hành từ một hoặc một vài vòngbỏ phiếu trước đó lên nắm quyền.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i><b>1.2.2. Những đặc điểm đặc trưng của “cách mạng màu”</b></i>

<i><b>Nội dung chủ yếu của các cuộc “Cách mạng Màu” là tạodựng mơi trường chính trị đa ngun, chế độ đa đảng đốilập, truyền bá “các giá trị dân chủ và tự do” kiểu Mỹ vàphương Tây.</b></i>

<i>Mơi trường chính trị đa nguyên, chế độ đa đảng đối lập là yếu tố tiên quyết đểhình thành và phát triển loại hình “Cách mạng Màu”. Đối với các nước xã hội chủ</i>

nghĩa thực hiện nhất nguyên chính trị và chế độ một đảng cầm quyền, việc tạo dựngmơi trường chính trị đa ngun, chế độ đa đảng đối lập không thể thực hiện một cáchnhanh chóng. Vì vậy, để tiến hành một cuộc “Cách mạng Màu” ở các nước xã hộichủ nghĩa, các thế lực thù địch kiên trì thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, khi“diễn biến hòa bình” đạt đến một mức độ nhất định, tạo dựng được môi trường chínhtrị đa nguyên, chế độ đa đảng đối lập, gặp những điều kiện thuận lợi và thời cơ chínmuồi mới có thể phát động “Cách mạng Màu”.

Các thế lực thù địch sử dụng nhiều biện pháp để truyền bá “các giá trị dân chủvà tự do” kiểu phương Tây vào nước sở tại, như: thông qua các cơ quan đại diện, cáctổ chức quốc tế và đặc biệt là các NGO ở nước sở tại, các thế lực thù địch sử dụngcác “công cụ mềm” như kinh tế, ngoại giao, văn hố, tơn giáo và sau đó là chính trịđể truyền bá, gây ảnh hưởng sâu rộng trong các tầng lớp xã hội về “các giá trị dânchủ và tự do”, tác động vào các tầng lớp xã hội làm thay đổi quan điểm, cách nhìnnhận của người dân về tương lai, gieo rắc tâm lý hoài nghi đối với chính quyền hiệnhành, khuyến khích chủ nghĩa tự do vơ chính phủ. Những sự kiện tại Nam Tư,Gruzia, Ukraine,... cho thấy các thế lực thù địch đã thông qua các nhóm xã hội vàNGO để truyền bá tư tưởng “tự do, dân chủ”, truyền bá văn hoá, lối sống của họ, từđó tạo cơ sở chính trị-xã hội, tập hợp “lực lượng dân chủ” thúc đẩy “Cách mạngMàu” nhằm lật đổ chính quyền đương thời.

<i>Phát triển lực lượng đối lập; tạo dựng “ngọn cờ” lãnh đạo lực lượng chốngđối chính quyền, nhen nhóm, ni dưỡng, phát triển lực lượng đối lập là nội dungquan trọng của “Cách mạng Màu”. Cùng với việc xây dựng môi trường “tự do,</i>

dân chủ” ở nước sở tại, tạo tiền đề cho “Cách mạng Màu”, các thế lực thù địch tìmcách nhen nhóm, nuôi dưỡng, phát triển lực lượng đối lập, đồng thời hỡ trợ tàichính, phương tiện cho phe đối lập trong nước hoạt động chống đối chính quyền.Trên cơ sở sự phát triển của lực lượng đối lập, Mỹ và phương Tây tìm kiếm, pháthiện, lựa chọn và bồi dưỡng thủ lĩnh, tạo dựng “ngọn cờ” lãnh đạo lực lượng chốngđối chính quyền. Trong những cuộc “Cách mạng Màu” vừa qua, các nhân vật đượclựa chọn làm “ngọn cờ” đều là những “quân bài chính trị” mà Mỹ và phương Tâylựa chọn, dày công xây dựng, bồi dưỡng trở thành thủ lĩnh của lực lượng đối lậpvới chính quyền đương nhiệm.

<i>“Đạo diễn” xây dựng “kịch bản”, tổ chức chỉ đạo, hỗ trợ phe đối lập tiến hành“Cách mạng Màu”. Dưới sự chỉ đạo, điều khiển, hỗ trợ của các thế lực thù dịch,</i>

theo “kịch bản” đã được “đạo diễn” chuẩn bị từ trước, trong đó chủ thể “chỉ đạo” làcác thế lực thù địch bên ngoài kết hợp với những phần tử cầm đầu lực lượng phảnđộng trong nước, chủ thể “diễn” là lực lượng phản động bên trong và một bộ phận

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

quần chúng bất mãn với chính quyền, chế độ, bị kích động, xúi dục hoặc mua chuộc.Các thế lực thù địch thường thông qua các tổ chức trung gian để chỉ đạo, hỗ trợ pheđối lập tiến hành “Cách mạng Màu” giành chính quyền. Việc trợ giúp tài chính chophe đối lập ở nước sở tại diễn ra bằng nhiều con đường khác nhau thông qua NGOđến các khu vực Mỹ cần có sự thay đổi chế độ. Nguồn tài trợ này được sử dụng đểcung cấp cho các phần tử đối lập hoạt động chống chính quyền đương nhiệm, huấnluyện kỹ năng tuyên truyền và phản tuyên truyền, thực hiện “công nghệ lật đổ”, muachuộc cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong bộ máy chính quyền, lực lượng vũ trang củanước đối tượng.

<i>Các cuộc “Cách mạng Màu” sử dụng phương thức đấu tranh phổ biến là đấutranh chính trị và nghị trường, lợi dụng bầu cử, biểu tình đòi thay đởi chính quyền,gặp điều kiện thuận lợi có thể chuyển thành bạo loạn cướp chính quyền. Các thế lực</i>

thù địch tìm mọi cách lợi dụng, gây mâu thuẫn, bất đồng, chia rẽ trong nội bộ lãnhđạo cao cấp, thúc đẩy khủng hoảng chính trị, kinh tế và đời sống để kích động quầnchúng biểu tình, gây sức ép đòi thay đổi Chính phủ bằng bầu cử hoặc tổ chức bạoloạn, chớp thời cơ giành chính quyền. Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng khác gópphần vào thành cơng của các cuộc “cách mạng màu” là tồn tại một khu vực mà ở đócó sự ủng hộ mạnh mẽ dành cho phe đối lập. Ở Ukraine đó là cuộc đối đầu giữa haimiền Đơng-Tây; Kyrgyzstan đó là hai miền Bắc-Nam.

<i><b>1.2.3. Những tở chức đứng sau hỗ trợ và đạo diễn “cách mạng màu”</b></i>

<i><b>Mạng lưới các NGO của Mỹ và phương Tây rải rác khắp thế giới luôn đóngvai trò “xương sống” trong các cuộc “cách mạng màu”.</b></i>

Trong nhiều năm qua, các NGO ln đóng vai trò quan trọng trong chính sáchđối nội của mỡi cường quốc thế giới trong đó có Mỹ và phương Tây. Các NGO nàythường hoạt động dưới danh nghĩa các tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ, tổ chức

<b>nhân đạo, nhân quyền, quỹ đầu tư, phát triển với nhiệm vụ chính là: (1) Tài trợ cho</b>

các lực lượng xã hội, dân tộc, các đảng phái đối lập cấp tiến; phổ biến tư tưởng, quanniệm “xã hội tự do” thông qua việc thành lập, tài trợ hệ thống giáo dục, các trường

<b>học, báo chí hoạt động tự do, phương tiện thơng tin đại chúng và truyền hình; (2)</b>

Xâm nhập và kiểm sốt các cơ quan văn hóa, giáo dục, xã hội và từ thiện… tại nướcsở tại, thơng qua tính hợp pháp của các cơ quan này, từng bước làm cho các cơ quannày mất tầm kiểm soát trong lĩnh vực điều hành của mình. Từ đó, có điều kiện dunhập văn hóa phương Tây vào dân chúng sở tại, khiến chính quyền sở tại mất định

<b>hướng và trở thành “nhân tố phụ thuộc”; (3) Thiết lập “xã hội dân quyền” mang hình</b>

ảnh phương Tây dựa trên tư tưởng tự do nhân quyền; thành lập và cấp kinh phí chocác trường học, đại học đào tạo luật sư, nhân viên trong lĩnh vực xã hội, xem xét cácchương trình đang thực thi, đặt ra những luật lệ mới; đấu tranh chống chủ nghĩa “bàingoại”.

Dưới sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Bộ Ngoại giao Mỹ, mạng lưới NGO trên thếgiới đang rất dày đặc, trong đó nổi lên một số tổ chức đáng chú ý sau:

<i>Quỹ Quốc gia vì Dân chủ (NED)</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

NED được thành lập năm 1983 dưới thời TT Ronald Reagan. Mặc dù là NGOnhưng NED ln nhận được sự hỡ trợ tài chính hàng năm từ Hạ viện Mỹ. Kinh phínhận được, NED phân bổ, tài trợ cho các NGO, tổ chức cá nhân, thực hiện hàngnghìn dự án đẩy mạnh củng cố quy chế dân chủ trên tồn cầu do đó NED như mộtcơng cụ cho chiến lược dân chủ hóa của Chính phủ Mỹ trong nhiều thập kỷ qua.

Với danh nghĩa là một NGO, NED dễ dàng hoạt động trong những điều kiện khigiữa các nước khơng có quan hệ liên chính phủ, thậm chí trong những điều kiệnChính phủ Mỹ gặp trở ngại trong hoạt động của mình. Mặt khác, NED là tổ chứckhơng lớn nên có thể phản ứng nhanh hơn trong những hoàn cảnh thay đổi. Đángchú ý, do NED không thuộc về bất cứ đảng phái hoặc tổ chức nào nên NED khôngcần phải thay đổi nguyên tắc hoạt động của mình trong trường hợp thay đổi TT từphe Dân chủ sang phe Cộng hòa và ngược lại. Hiện nay, 06 mục tiêu tuyên truyềncủa NED được Hạ viện Mỹ thơng qua gồm:

<b>(1) Khuyến khích các quy chế tự do dân chủ trên tồn thế giới thơng qua những</b>

sáng kiến cá nhân, trong đó thơng qua các hoạt động nhằm thiết lập quyền cá nhânvà tự do có ý nghĩa quan trọng để hình thành các quy chế dân chủ.

<b>(2) Tạo sự ổn định cho những thay đổi giữa các phần lĩnh vực của Mỹ (đặc biệt,</b>

giữa hai đảng phái chính trị lớn của Mỹ, cơng đồn và giới doanh nghiệp) và cácnhóm dân chủ ở nước ngoài.

<b>(3) Tạo điều kiện tham gia cho các cơ quan, tổ chức (đặc biệt là hai đảng phái</b>

chính của nước này, cơng đồn, giới doanh nghiệp và các nhóm cá nhân khác) vàocác chương trình đào tạo dân chủ và xây dựng quy chế dân chủ ở nước ngoài.

<b>(4) Thắt chặt q trình bầu cử dân chủ ở nước ngồi nhờ sự hợp tác của họ với</b>

lực lượng dân chủ địa phương.

<b>(5) Phối hợp hành động giữa hai đảng phái chính của Mỹ, các cơng đồn, giới</b>

doanh nghiệp và các nhóm khác của Mỹ trong sự phát triển hợp tác với những aitrung thành với giá trị văn hóa và quy chế, hình thành thuyết đa nguyên dân chủ.

<b>(6) Khuyến khích xây dựng và phát triển dân chủ đảm bảo lợi ích của Mỹ cũng</b>

như những yêu cầu của các nhóm dân chủ quốc tế nhận được sự giúp đỡ theo chươngtrình được tổ chức quỹ này tài trợ.

NED tài trợ 05 lĩnh vực chính gồm: thuyết đa nguyên dân chủ; lãnh đạo dân chủvà q trình chính trị; giáo dục, văn hóa và giao tiếp; nghiên cứu; hợp tác Quốc tế.NED có mối quan hệ đặc biệt với các tổ chức sau: Trung tâm đoàn kết (SolidarityCenter), Trung tâm hội doanh nghiệp tư nhân Quốc tế, IR, NDI.

<i>Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW)</i>

HRW là một NGO ủng hộ nhân quyền được thành lập năm 1978 dưới tênHelsinki Watch để giám sát, thu thập tư liệu về việc Liên Xô thực hiện các quy ướccủa OSCE; giúp đỡ các nhóm bảo vệ nhân quyền trong Liên bang Xơ Viết. Năm1988, Helsinki Watch hợp nhất với các tổ chức quốc tế khác có cùng chung mụcđích thành lập nên HRW, đặt trụ sở chính tại New York/Mỹ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

HRW là tổ chức độc lập, được hỗ trợ bởi sự đóng góp của các cá nhân và các tổchức trên tồn thế giới. Tổ chức này khơng nhận ngân sách nhà nước trực tiếp hoặcgián tiếp. Đối tác của HRW bao gồm: Quỹ Ford và OSI (Quỹ Soros). HRW cónhiệm vụ điều tra và tường thuật về những hành động họ vi phạm nhân quyền; ngăncản tham nhũng, phân biệt đối xử về giới tính hay về giai cấp xã hội trong chính phủvà chống lạm dụng quyền lực nhà nước (tiến hành tra tấn, giam tù biệt lập); ủng hộquyền tự do tín ngưỡng và báo chí. Ngoài ra, HRW còn cung cấp cho các tổ chứcnhân quyền quốc tế những tài liệu về hành vi vi phạm pháp luật trong các cuộc xungđột, chiến tranh tại Afghanistan, Bosnia, Chechnya, Colombia, Congo, Kosovo,Gruzia, Israel-Palestine, Iraq, Lebanon, Somalia và Sudan.

Căn cứ tuyên ngôn nhân quyền, HRW phản đối hành vi vi phạm của những gìcoi là quyền cơ bản của con người, ủng hộ quyền tự do tôn giáo và báo chí; ra báocáo nghiên cứu về vi phạm nhân quyền quốc tế như quy định bởi bản tuyên ngônnhân quyền và những gì là các quyền con người mà quốc tế công nhận. Những báocáo này được sử dụng làm cơ sở cho việc thu hút sự chú ý quốc tế để lạm dụng vàgây sức ép với chính phủ và các tổ chức quốc tế để cải cách. Bên cạnh đó, HRW còntiến hành tìm hiểu thực tế nhiệm vụ để điều tra trường hợp nghi ngờ và đưa ra tuyênbố trên các phương tiện truyền thông địa phương và quốc tế. Vấn đề đặt ra bởi nhânquyền trong các báo cáo này bao gồm phân biệt đối xử xã hội và giới tính, tra tấn,quân đội sử dụng trẻ em, tham nhũng chính trị, lạm dụng trong các hệ thống cơng lýhình sự và hợp pháp hố phá thai.

Theo các chuyên gia Nga, căn cứ vào nhiệm vụ, hoạt động của HRW trongnhững năm qua cho thấy, tổ chức này đang đi lệch tôn chỉ, mục đích ban đầu và trởthành “con rối” đội lốt nhân quyền phục vụ mục đích chính trị được Mỹ tài trợ nhằmthực hiện chính sách tấn cơng các nước đang xây dựng các mơ hình kinh tế kiểu mới.Phương pháp nghiên cứu, điều tra các vi phạm nhân quyền của HRW còn hạn chế,chỉ dựa vào các nhân chứng mà khơng kiểm chứng những lời kể của họ, hoặc có đưara bằng chứng thì cũng vì mục đích chính trị. Đặc biệt, cách đưa tin của HRW thiênlệch, có dụng ý nhằm vào các nước đang hướng theo các giá trị trái ngược với ý thứchệ tư bản, các nước theo chủ nghĩa xã hội và các nước theo đạo Hồi...; đồng thờitâng bốc các giá trị “tự do, dân chủ” kiểu Mỹ.

<i>Viện Cộng hòa Quốc tế (IRI)</i>

IRI được thành lập năm 1984, đại đa số các thành viên IRI có mối quan hệ trựctiếp với thượng nghị sĩ, quan chức Đảng Cộng hòa và các Bộ, ngành. Hoạt động củaIRI tập trung vào 04 mục tiêu sau: giúp các đảng chính trị mở rộng ảnh hưởng củamình, đảm bảo rằng họ sẽ điều hành một cách công bằng sau khi đắc cử, giúp đỡ xãhội dân sự nhằm đảm bảo quản lý hiệu quả, khuyến khích những nỡ lực của các nhàhoạt động dân chủ trong nước.

IRI tiến hành các chương trình phát triển xã hội dân chủ, hỡ trợ phát triển chínhtrị và dân chủ thơng qua việc khuyến khích và hỡ trợ quan hệ tương hỡ giữa dânchúng và các nhà hoạt động chính trị. Các chương trình của IRI có sự kết hợp đàotạo chính trị có định hướng và các hoạt động định hướng đến các phong trào dân chủcơ sở và thường chia thành 04 nhóm: phát triển vai trò lãnh đạo dân chúng, giới trẻ

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

và phụ nữ, lãnh đạo, thay thế dự thảo luật và phát triển khu vực và địa phương.Ngồi ra, chương trình của IRI tìm kiếm khả năng hỗ trợ giới lãnh đạo, các trườngđại học và hỗ trợ dân tộc để các quốc gia mục tiêu đạt được dân chủ.

Trong hoạt động, IRI làm việc với các nhà hoạt động xã hội, các nhà tổ chức vàcác trường đại học với mục tiêu củng cố khả năng của công dân tham gia vào nhữngsự thay đổi cần thiết và nâng cao khả năng tham gia của dân chúng vào q trìnhchính trị, áp dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến cho các mục tiêu dân chủ.

<i>Viện Dân chủ Quốc gia về các vấn đề quốc tế (NDI)</i>

NDI là tổ chức phi lợi nhuận, phi quốc gia, không thuộc đảng phải nào đượcthành lập năm 1983, hoạt động theo định hướng thắt chặt sự tham gia của dân chúng,nâng cao mức độ công khai và cạnh tranh của các hệ thống chính trị, phát triển tínhhiệu quả và trách nhiệm của chính quyền trên tồn thế giới. Hiện NDI có quan hệhợp tác với nhiều tổ chức NGO tại hơn 100 quốc gia trên thế giới.

NDI hỗ trợ và củng cố các quy chế dân chủ ở các nước, tăng cường sự tham giacủa dân chúng và quá trình tiếp nhận quyết định và nâng cao vai trò của các tổ chứcchính trị và xã hội thông qua sự trao đổi kinh nghiệm quốc tế. Định hướng hoạt độngcủa NDI như sau: mở rộng mạng lưới cơ sở của NDI trên khắp thế giới; xây dựngđối thoại giữa cộng đồng và chính quyền; tiến hành các cuộc hội thảo, hội nghị theochủ đề; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền nâng caohiệu quả công việc…

Tại các nước, NDI đã tiến hành các hoạt động khác nhau với sự tham gia củacác nhà lập pháp, hành pháp, thảo luận về các vấn đề liên quan đến chất lượng đờisống của cơng dân sở tại. Ngồi ra, NDI còn tổ chức một cuộc thảo luận mở với sựtham gia của các tổ chức xã hội dân sự và các cơ quan thành phố về các vấn đề quantrọng địa. Trong hoạt động, NDI tiến hành chương trình trao đổi đối với các đại biểucủa các cơ quan đại diện chính quyền, chính trị, xã hội sở tại để thảo luận với cộngsự của mình ở Mỹ về các vấn đề khác nhau mang lợi ích chung.

<i>Phong trào Dân chủ Thế giới (WMD)</i>

WMD không phải là một trong những phong trào xuyên quốc gia, giống nhưphong trào chống tồn cầu hóa hay các phong trào chống chiến tranh, mà mộtphong trào khơng có cơ cấu trung ương, khơng có giáo điều. WMD là có tổ chứccao, tài trợ tốt và thậm chí còn có “ban bí thư” riêng của mình. Từ năm 1999,WMD đã tổ chức các diễn đàn tại nhiều nước khác nhau như: Diễn đàn lần thứnăm diễn ra ở Kiev/Ukraine năm 2008; lần thứ sáu ở Indonesia năm 2010. Diễnđàn là nơi các tổ chức dân chủ trên toàn thế giới đưa ra các vấn đề dân chủ,phướng hướng giải quyết và trao đổi kinh nghiệm. Theo các chuyên gia Nga,WMD như một mạng “của các mạng,” có chức năng như một tổ chức chung chomột loạt các mạng lưới liên kết công dân quốc tế, các nhóm, các nghị sĩ, các việnnghiên cứu, các nhóm kinh doanh và cơ sở.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<i><b>1.2.4. Đặc điểm của phong trào “Mùa xuân Ả-rập” ở Trung Đông-Bắc Phivà phong trào “Áo ghi-lê vàng” ở Pháp</b></i>

<i><b>Về cơ bản, các cuộc “cách mạng màu”, “Mùa xuân Ả-rập” hay phong trào“Áo ghi-lê vàng” đều có cơ chế phát triển tương đồng nhau. Tuy nhiên, các sựkiện xảy ra ở Trung Đông-Bắc Phi hay ở Pháp chưa thể gọi là “cách mạng màu”nếu xét về mức độ tiến hành bạo loạn lật đổ và sự can dự của Mỹ:</b></i>

Xét về mặt hiện tượng, các cuộc bạo loạn ở Trung Đông-Bắc Phi có nhiều néttương đồng với các cuộc “Cách mạng Màu” diễn ra ở một loạt nước Trung-Đông Âuvà Trung Á vào những năm đầu của thế kỷ XXI. Điểm chung của các phong trào nàylà đều sử dụng phương thức đấu tranh bất bạo động thông qua các cuộc biểu tình vớisự tham gia của đơng đảo người dân, đặc biệt là giới trẻ, để đối phó với các chínhquyền bị họ cho là tham nhũng hay độc đốn, dẫn đến việc các nhà lãnh đạo cácnước này bị lật đổ hoặc từ chức. Hầu hết các cuộc “Cách mạng Màu” đều huy độngđược một lực lượng quần chúng tham gia đơng đảo, có khẩu hiệu rõ ràng và đượccác thế lực bên ngoài tiếp sức, đặc biệt là các NGO do Mỹ và phương Tây chi phối.Điều này phần nào giống với diễn biến một số sự kiện ở Trung Đông-Bắc Phi, vớikết cục là sự ra đi của TT Ai Cập Mubarak và TT Tunisia Ben Ali. Tuy nhiên, vềbản chất, các sự kiện ở Trung Đông-Bắc Phi khác với các cuộc “Cách mạng Màu”trước đây ở một số điểm sau:

<i>Các sự kiện diễn ra ở Trung Đơng-Bắc Phi chỉ là các phong trào biểu tình củangười dân phản đối các chính sách kinh tế-xã hội của chính phủ, đòi cải cách dânchủ, cải thiện an sinh xã hội…, dẫn đến xung đột bạo lực giữa chính quyền và ngườibiểu tình. Trên thực tế, các cuộc biểu tình này ban đầu khơng có chính đảng lãnh</i>

đạo, thậm chí một số nơi khơng có sự tham gia của phe đối lập, đồng thời khơng cómục đích thay đổi cả chế độ (ngoại trừ Libya). Hơn nữa, thông thường, một cuộccách mạng phải mang đến những thay đổi theo hướng tích cực hơn về hạ tầng, thểchế chính trị, cuộc sống của người dân… chứ không đơn thuần là sự sụp đổ của mộtchính phủ. Sau biểu tình, tại Tunisia, hệ thống chính trị chưa xác định được hướng đirõ ràng, nhất là sau khi lực lượng Hồi giáo giành thắng lợi trong bầu cử. Trong khiđó, tại Ai Cập, sự ra đi của ông Mubarak đã mở đường cho quân đội lên nắm quyềnvới cam kết sẽ tiến hành tổng tuyển cử dân chủ trong vòng 06 tháng. Tuy nhiên, vớiviệc Đảng Anh em Hồi giáo giành thắng lợi sau các cuộc bầu cử Quốc hội và TT sauđó đã đẩy đất nước này vào một cuộc khủng hoảng mới dẫn tới cuộc đảo chính lật đổTT Morsi tháng 7.2013. Như vậy, không thể coi những diễn biến phức tạp tại cácnước Trung Đông-Bắc Phi là một biến thể của mơ hình “Cách mạng Màu” ở Trungvà Đơng Âu trước đây.

<i>Các cuộc “Cách mạng Màu” nổ ra sau các cuộc bầu cử bị cáo buộc là có gianlận, với vai trò chủ đạo là những thanh niên muốn thay đổi và gần gũi với phương Tây.</i>

Ở Gruzia và Ukraine, người dân xuống đường để chống lại những tàn dư chính trị từthời Liên Xơ cũ, đặc biệt là việc giới lãnh đạo khơng có khả năng cải cách hệ thốngchính trị và hiện đại hóa nền kinh tế. Giới trẻ ở Serbia được hưởng nhiều quyền tự dohơn so với các nước khác chịu ảnh hưởng của Liên Xơ; giới trẻ ở Gruzia và Ukrainecũng có cảm nhận tương tự khi nhìn sang các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ ở Baltic,

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

trong khi nước họ mới chỉ bắt đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường và đi theo nền dânchủ phương Tây. Trước đây, “Cách mạng Màu” được những người tổ chức coi là conđường nhằm đoạn tuyệt với thế hệ cũ vốn khơng thể “hiện đại” và “phương Tây hóa”.

<i>Trong khi đó, ngun nhân sâu sa của các cuộc nởi dậy ở Trung Đông-Bắc Phi xuấtphát từ những vấn đề trong lòng mỗi xã hội, đó là sự cạn kiệt niềm tin và kiên nhẫn củangười dân đang phải sống trong những xã hội bất bình đẳng. Tình cảnh tuyệt vọng vìkhơng có bất kỳ tương lai nào cho sự thay đổi đã khởi động các phong trào xuốngđường ở các nước Trung Đơng-Bắc Phi. </i>

<i>Thành phần tham gia biểu tình ở các nước Trung Đông-Bắc Phi ban đầu chỉ làquần chúng nhân dân, trong đó phần lớn là thanh niên, hầu như khơng có sự tham giacủa phe đối lập do còn quá yếu và bị động trước diễn biến tình hình. Trong khi đó,</i>

trong các cuộc “Cách mạng Màu” trước đây, lực lượng đối lập đóng vai trò chínhngay từ đầu trong việc huy động người dân xuống đường và lật đổ các nhà lãnh đạođang cầm quyền. Thậm chí, trong phe đối lập còn có những nhân vật từng giữ vị trícao trong bộ máy lãnh đạo đất nước. Mikheil Saakashvili từng là Bộ trưởng Tư phápdưới thời TT Eduard Shevardnadze và gần hai năm trước khi trở thành lãnh tụ “cáchmạng Hoa Hồng” ở Gruzia còn là đảng viên cầm quyền của nước này; lãnh tụ “cáchmạng Cam” ở Ukraine Viktor Yushchenko đã từng giữ cương vị Thủ tướng;Kurmanbek Bakiyev cũng từng là Thủ tướng trước khi nổ ra “cách mạng Hoa Tulip”ở Kyrgyzstan. Hơn nữa, các cuộc “Cách mạng Màu” còn chứa đựng yếu tố cạnh tranhtrong nội bộ giới cầm quyền: phe cấp tiến nhận thức được rằng bầu cử không thểchuyển hóa được quyền lực và muốn có những thay đổi cần thiết thì phải động viêndân chúng tập trung trên các quảng trường chính của đất nước.

<i>Yếu tố bên ngồi dù đóng vai trò quan trọng nhưng khơng phải là nguyên nhântrực tiếp tạo nên làn sóng biểu tình tại các nước Trung Đơng-Bắc Phi. Theo đó, biến</i>

động chính trị tại Trung Đơng-Bắc Phi là hệ quả tất yếu của chính sách can thiệp củaMỹ và phương Tây. Từ năm 2002, Mỹ đã đưa ra Sáng kiến Trung Đông mở rộng vànăm 2005 Quốc hội Mỹ thông qua Luật thúc đẩy dân chủ nhằm chuyển hóa chế độ cácnước ở khu vực này theo mơ hình dân chủ mà Mỹ mong muốn. Song các cuộc nổi dậyở Trung Đơng-Bắc Phi nổ ra nhanh chóng, bất ngờ, khiến Mỹ và phương Tây lúngtúng khi các cuộc biểu tình mới diễn ra và chỉ can thiệp khi tình hình có thể diễn biếnbất lợi cho “các lực lượng dân chủ” và lợi ích của Mỹ.

<i>Đặc biệt, Chính quyền Mỹ đã đánh giá không đúng hậu quả của các cuộc cáchmạng MXAR. Một số lãnh đạo chính quyền đã rất không thực tế khi trông đợi rằng</i>

các cuộc cách mạng MXAR có thể xóa bỏ được các chế độ độc tài, còn nền dân chủsẽ được phát triển vì người dân ở đó mong muốn điều này. Trên thực tế người dânTrung Đơng mong muốn sự tự do cho chính bản thân mình, cho những nhóm ngườihoặc bộ lạc của mình. Quan điểm dân chủ của Mỹ trên thực tế không “bám rễ” đượcvào nhiều dân tộc, nhiều nền văn hóa và nhiều quốc gia. Trong khi đó, các cuộc“Cách mạng Màu” nằm trong ý đồ từ trước của Mỹ và phương Tây, đồng thời đượcchuẩn bị kỹ lưỡng. Sự hỡ trợ từ bên ngồi được thể hiện trên mọi mặt liên quan đến“Cách mạng Màu”. Về tài chính, Mỹ và phương Tây thông qua các tổ chức quốc tế,các loại quỹ quốc tế và một số NGO để chuyển tiền viện trợ cho phe đối lập, tạo điềukiện vật chất cho các hoạt động chống đối.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<i>Những người xuống đường làm nên làn sóng biểu tình phản đối Chính quyền củaTT Pháp Macron đều khốc áo chồng ngồi màu vàng nhưng khơng phải một cuộccách mạng mới và càng không phải cái gọi là “Cách mạng Màu” Vàng” đã được tiến</i>

<i><b>hành hoặc có khả năng sẽ xảy ra ở Pháp, vì: (1) Những người biểu tình phản đối mặc</b></i>

áo khốc ngồi màu vàng chỉ là sự tụ tập ô hợp chứ không thuộc phe cánh chính trịnào, khơng do bất cứ đảng phái chính trị hay tổ chức xã hội nào chỉ đạo và lãnh đạo,khơng có cá nhân lãnh đạo và hành động phản đối chính phủ của họ khơng được

<i>ch̉n bị kỹ càng và phối hợp từ trước. Vì thế, sự biểu tình phản đối mới có thể dễdàng và nhanh chóng biến từ hồ bình sang bạo lực, từ trật tự sang khơng còn có thể</i>

<i><b>kiểm sốt được; (2) Từ mục tiêu ban đầu là đòi chính phủ huỷ bỏ chính sách thuế</b></i>

nhiên liệu, những người biểu tình phản đối đã đưa ra yêu sách đòi tăng lương hưu vàlương tối thiểu, sau đó là u cầu ơng Macron từ chức. Như thế có nghĩa là từ mộtcuộc đấu tranh phản đối chính sách thuế của chính phủ đã trở thành cuộc đấu tranh laođộng và xã hội để rồi đạt đỉnh điểm là đấu tranh chính trị. Ơng Macron sẽ phải trả giárất đắt cho sai lầm là ban đầu coi thường, thậm chí còn cả bất chấp những người áo

<b>vàng trên đường phố và đã quyết định rút lại chính sách thuế kia q muộn; (3) Khơng</b>

có tổ chức, khơng có lãnh đạo, khơng có cương lĩnh chính trị và lại bạo lực và cựcđoan như thế, những người biểu tình phản đối khơng thể là đối thủ chính trị thuộc diện“kỳ phùng địch thủ” đối với ông Macron và chính phủ hiện tại.

<b>1.3. Tác động của “cách mạng màu” đến các lĩnh vực đời sống</b>

<i><b>1.3.1. Tác động của “cách mạng màu” tại Nam Tư và các nước trong Khônggian hậu Xô Viết</b></i>

<i><b>- Tình hình các nước sau “cách mạng màu” thường không đi đúng nhưnhững gì mà người dân từng kỳ vọng. “Vòng luẩn quẩn” bất ổn về chính trị vàyếu kém về kinh tế thậm chí vẫn tiếp diễn. </b></i>

<i>Sự sụp đổ của chế độ TT Milosevic đã khởi nguồn cho một cuộc thanh trừngchính trị quy mô lớn ở Nam Tư và sự gia tăng ảnh hưởng của Mỹ-phương Tây.</i>

TT Milosevic bị lật đổ, bắt giao cho Tòa án Quốc tế tại The Hague. Lực lượngcầm quyền bị truy sát bức hại dã man, có hơn 5.000 đảng viên nòng cốt của Đảng Xãhội Serbia (SPS) và 3.000 đảng viên của Liên minh Cánh tả Nam Tư (JUL) bị bắttạm giam và kết án, trong đó có hơn 500 người bị bức hại về tính mạng (kể cả mấttích) và thu giữ tài sản. Lực lượng còn lại của SPS vỡ làm nhiều mảng, trong đó chỉcó mảng phản đối TT Milosevic duy trì được vị thế. Một số chạy sang tham gia vàoĐảng của ông Kostunica, một số chạy sang SRS (Đảng cấp tiến Serbia, một thời làđồng minh của SPS) của Sesel; một số hoạt động dưới danh nghĩa phong trào nhưPhong trào đòi tự do cho Milosevic, Diễn đàn Belgrade, với thành phần chủ yếu lànhững người cao tuổi sống ở thủ đô và thân cận với ông Milosevic. JUL là lực lượngcơ hội đã nhanh chóng vỡ thành nhiều đảng nhỏ, một số còn tồn tại dưới sự tài trợcủa bà Mira - vợ ông Milosevic, còn đa phần chạy sang các đảng dân chủ cầmquyền.

Sau khi giành được chính quyền, Mỹ và EU chỉ tài trợ cho Nam Tư và Serbia đếncuối 2003 đầu 2004 để ổn định chính quyền các cấp do thời gian này chính quyền mớichưa nắm và ổn định được kinh tế. Tuy nhiên, đời sống kinh tế khơng có nhiều biến

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

động lớn do kinh tế của Nam Tư đã là kinh tế thị trường đầu tiên trong khối xã hội chủnghĩa và người dân chăm chỉ làm ăn, vẫn còn nguồn tiền dự trữ. Tuy nhiên, hy vọnggia nhập EU để phát triển kinh tế phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau nên chođến nay kinh tế Nam Tư (Serbia) chưa có chủn biến tích cực nào hơn so với trướckhi lật đổ TT Milosevic. Tài sản nhà nước mất dần vào tay tư nhân - lãnh đạo cácđảng phái chính trị, đời sống nhân dân đi xuống so với trước.

Ngay sau khi bắt ơng Milosevic, chính quyền mới phải thực hiện điều kiện đãhứa là quyết định để Mỹ chuyển căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ Bondsteel từ Đứcvề Kosovo. Bề ngồi là để hỡ trợ người Albania ly khai nhưng thực chất là để kiểmsoát tuyến quốc lộ E53 chạy xuyên từ Bắc xuống Nam Âu, từ Đức xuống Hy Lạp vàthông sang Thổ Nhĩ Kỳ, phục vụ việc điều động lực lượng của NATO trong thựchiện chiến lược hướng Đông, áp sát Nga và tấn công Trung Quốc - đối tượng vàcũng là mục tiêu cuối cùng của chiến lược này. Đồng thời, một số vũ khí hạtnhân/nguyên tử thời Milosevic được chuyển giao cho NATO kiểm soát. Các tướnglĩnh cấp cao quân đội trung thành với Milosevic đa số bị bắt, một số được che trở củaan ninh quân đội và các nhóm qn đội tư nhân đào thốt sang Nga.

Mặc dù hoàn thành hết những lời hứa với Mỹ và EU để EU cho gia nhập nhưngchặng đường đến EU của Serbia chưa bao giờ ngắn lại hơn. Do vậy, từ 2008 đến nayđã 02 lần xảy ra chuyển đổi chính quyền từ tay lực lượng dân chủ về tay SPS và hiệnnay là SRS theo chủ nghĩa dân tộc.

<i>Chỉ thời gian ngắn sau cuộc “cách mạng Hoa Hồng”, người dân Gruzia sớmthấm thía với những chiếc “bánh vẽ” mà Saakashvili - “người hùng” của họ trongcuộc cách mạng đưa ra.</i>

Sai lầm tiếp nối sai lầm, ông Saakashvili nỡ lực đưa Gruzia dấn thân vào “tròchơi” địa-chính trị với những nước lớn. Chính bởi tham vọng biến Gruzia thànhthành viên của EU và NATO, gián tiếp đe dọa không gian an ninh Nga, dẫn tới việcNga cắt quan hệ buôn bán, cấm nhập khẩu một số hàng hóa quan trọng từ Gruzianăm 2006. Tiếp đó là cuộc chiến 05 ngày hồi tháng 8.2008 xung quanh hai nướccộng hòa tự trị Nam Ossetia và Abkhazia. Hàng chục nghìn dân thường vơ tội Gruziathiệt mạng, nhiều nhà cửa bị tàn phá. Cuộc chiến tại Nam Ossetia thậm chí còn traocơ hội để vùng đất này và cả Abkhazia tuyên bố ly khai khỏi Gruzia.

Hiện nay, “di sản” của thập kỷ “Cách mạng Hoa Hồng” mà ông Saakashvili đểlại cho Gruzia là nền kinh tế yếu đuối, nạn thất nghiệp tràn lan, tham nhũng gia tăngchóng mặt và khủng hoảng chính trị triền miên bởi các cuộc đấu đá nội bộ. Ngồi ra,cuộc kiếm tìm độc lập thành cơng của Nam Ossetia và Abkhazia sau cuộc chiếnkhiến bản đồ địa-chính trị khu vực thay đổi hồn tồn. Vì lý do này, nhiều đồngminh “Hoa Hồng” của Saakashvili vội vã tháo chạy và xem ông như một “tay chơi”vô trách nhiệm, là “qn tốt thí” khơng hơn khơng kém cho những toan tính củaphương Tây. Những người từng bỏ phiếu cho ông Saakashvili tỏ rõ sự thất vọng vàthừa nhận, ơng Saakashvili tại vị ngày nào thì đó sẽ là lực cản đối với Gruzia trênbước đường hòa nhập trở lại Không gian hậu Xô Viết.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<i>Cuộc “cách mạng Hoa Tulip” với việc ông Kurmanbek Bakiyev lên làm TT đãkhông đáp ứng được kỳ vọng quét sạch nạn tham nhũng và mở ra một chương mớicho tương lai của Kyrgyzstan.</i>

Trái với kỳ vọng của dân chúng, ngoài việc giẫm lên vết xe đổ của người tiềnnhiệm là tham nhũng và gia đình hóa cơng sở, ơng Bakiyev còn khiến cho hoạt độngnhà nước bị đình đốn và chiến trường chính trị như “lửa đổ thêm dầu”. Để có thêmnhiều ngoại tệ, cứu vãn nền kinh tế bị đình đốn ơng Bakiyev chơi “con bài căn cứqn sự”. Đầu tiên ông nhận 02 tỷ USD viện trợ của Nga để cho Nga mở thêm căncứ quân sự thứ hai tại Kyrgyzstan và tuyên bố sẽ đóng căn cứ quân sự Mỹ vào tháng6.2009. Tháng 7.2009, Mỹ buộc phải nâng mức thuê đất làm căn cứ không quân ởKyrgyzstan lên ba lần, tức phải trả tới 60 triệu USD/năm. Khoản viện trợ và tiền thuêđất không những không vực dậy nền kinh tế Kyrgyzstan mà còn khiến cho nạn thamnhũng ngày một trầm trọng và điều tất yếu ắt phải xảy ra.

Ngày 06.4.2010, cuộc xuống đường của quần chúng phản đối Chính phủ tănggiá nhiên liệu và chống tham nhũng nổ ra đầu tiên tại thành phố Talas đã bùng phátthành cuộc khởi nghĩa lật đổ TT và Chính phủ tại Thủ đô. Kết quả TT Bakiyev “bỏcủa chạy lấy người”, Thủ tướng từ chức, quyền lực nhà nước thuộc về Chính phủnhân dân. Người từng là đồng minh và là cánh tay phải của ông Bakiyev trong cuộc“cách mạng Hoa Tulip”, bà Roza Otunbayeva, lên nắm quyền Thủ tướng. Tới nay,Kyrgyzstan vẫn chìm trong cuộc đấu đá quyền lực mà điển hình là cuộc đấu đá chínhtrị giữa cựu TT Almazbek Atambaiev và TT đương nhiệm Sooronbay Jeenbekov.Đây là minh chứng cho sự chia rẽ Bắc-Nam về văn hóa, lịch sử của Kyrgyzstan(miền Nam theo Hồi giáo và có xu hướng bảo thủ hơn).

<i>Cuộc “cách mạng Cam” đã mở đầu cho một thời kỳ hỗn loạn về chính trị, suythối về kinh tế và bất ởn về an ninh mới của Ukraine với đỉnh điểm là cuộc “cáchmạng Maidan” năm 2014 và nội chiến ở miền Đông.</i>

Sau khi lên nắm quyền, thay vì đồn kết để tiến hành những cải cách cần thiết,giới lãnh đạo “cách mạng Cam” chia rẽ, đấu đá, tranh giành quyền lực. Chỉ một nămsau khi lên nắm quyền, TT Yushchenko đã cách chức Thủ tướng Tymoshenko. EUđã không dành sự ủng hộ và giúp Ukraine hòa nhập với châu Âu. Dưới thời TTYushchenko, Ukraine cũng phải đối diện với nạn tham nhũng, thiếu tổ chức, nợ nầnnhư trước cách mạng. Ông Yushchenko đã bị dư luận trong nước đánh giá là TT tồinhất của Ukraine. Những người hy vọng vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng, vàomột tương lai thịnh vượng, đã không nhận được gì ngồi tình trạng tham nhũng thậmchí còn tăng lên, bắt đầu xuất hiện sự chèn ép tiếng Nga và văn hóa Nga trong mọilĩnh vực đời sống xã hội Ukraine. Dưới thời ông Yushchenko, “bài Nga” đã trởthành một bộ phận của chính sách nhà nước.

Năm 2006, Hiến pháp Ukraine đã được thay đổi, chuyển quyền lực từ TT sangQuốc hội. Tận dụng cơ hội đó, Đảng Khu vực của ông Yanukovych giành chiếnthắng trong cuộc bầu cử Quốc hội, thành lập Chính phủ liên minh với phe Xã hội vàCộng sản dưới sự lãnh đạo của ông Yanukovych. Kết quả là, TT Yushchenko đãphải đối phó với một Thủ tướng đầy quyền lực Yanukovych, người có quyền kiểmsoát nhiều danh mục đầu tư quan trọng. Tuy nhiên, nhiệm kỳ Thủ tướng của ông

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Yanukovych kết thúc vào cuối năm 2007 sau khi ông Yushchenko thành công trongnỗ lực kéo dài hàng tháng để giải tán Quốc hội. Sau cuộc bầu cử Quốc hội, ĐảngKhu vực của ông Yanukovych một lần nữa là đảng lớn nhất trong Quốc hội, đảngcủa bà Tymoshenko đã vượt đảng của ơng Yushchenko về vị trí thứ hai. Các đảngcủa cuộc “Cách mạng Cam” đã giành được đa số rất hẹp trong Quốc hội và thành lậpChính phủ mới do bà Tymoshenko làm Thủ tướng.

Các sự kiện năm 2004 đã chia rẽ đất nước Ukraine. Giới thượng lưu chính trịthay nhau lên nắm quyền sau cuộc “cách mạng Cam” tiếp tục thất bại trong việccủng cố đoàn kết để rồi sau đó ơng Yanukovych đã trở lại. Trong bối cảnh xã hội bịchia xé về tư tưởng, các vấn đề kinh tế đã tiếp tay cho thế lực bên ngồi lơi kéongười dân lần nữa đến “cách mạng Maidan” năm 2014.

Trong những năm đầu sau “cách mạng Maidan”, những phúc lợi xã hội, nềnkinh tế Ukraine được cho là “rơi tự do”. Theo dữ liệu của WB, từ năm 2013-2015,GDP bình quân đầu người của Ukraine tính bằng USD giảm một nửa và nợ nướcngồi của Ukraine tăng từ 78,6% lên 131,5% GDP. Vì nền kinh tế Ukraine chủ yếuphụ thuộc vào nhập khẩu và đặc biệt phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu năng lượng,nên sự mất giá của đồng nội tệ có tác động đáng kể đến giá cả và khả năng chi trảcủa hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu vào Ukraine.

Về an ninh, sau các cuộc giao tranh giữa quân chính phủ và ly khai ở ĐôngUkraine trong nhiều năm, khiến hơn 10.000 người thiệt mạng và khoảng 02 triệungười phải di tản, xung đột ở đây đang bị đóng băng. Cả Luhansk và Donetsk đều đãthành lập nhà nước cộng hòa tự xưng bất chấp sự phản đối của Chính quyềnUkraine. Trong khi đó, Crimea đã hồn tồn thuộc quyền kiểm sốt của Nga.

Sau “cách mạng Maidan”, chính phủ mới đã giữ được lời hứa ký Hiệp định liênkết với EU, miễn thị thực cho người Ukraine sang châu Âu. IMF cũng đã giúpUkraine thoát khỏi các cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2014-2015. Tuy nhiên, theophần lớn các đánh giá, con đường hội nhập với châu Âu, gia nhập EU và NATO, củaUkraine vẫn rất “mờ mịt” vì sự yếu kém về kinh tế cũng như tình hình xung đột ởmiền Đông Ukraine chưa được giải quyết.

Việc thiếu cải cách dứt khoát và mạnh mẽ đã khiến tham nhũng tràn lan. Sau“cách mạng Maidan”, Ukraine có rất ít thay đổi về tham nhũng. Một số tổ chứcchống tham nhũng được tạo ra hoạt động không hiệu quả. Ukraine cũng thiếu các tòấn chống tham nhũng và các cơng cụ phòng ngừa hiệu quả. Các nhà hoạt động chốngtham nhũng vẫn bị tấn công. Sự thất vọng của người dân đối với chính phủ và tỷ lệđói nghèo tăng khiến TT Poroshenko thất bại “cay đắng” trước danh hài Zelenskytrong cuộc bầu cử TT Ukraine vào năm 2019.

<i><b>1.3.2. Tác động của phong trào “Mùa xuân Ả-rập”</b></i>

<i><b>- Thực tế “Mùa xuân Ả-rập” không đem lại nền dân chủ như nhiều nướcmong đợi. Sau phong trào này, nhiều quốc gia trong khu vực Trung Đông-BắcPhi đã rơi vào tình trạng bất ổn, bạo loạn và tương lai bất định.</b></i>

Sau MXAR, các quốc gia khu vực đến nay vẫn thất bại trong việc giải quyết cácnhu cầu cơ bản của người dân như việc làm, thực phẩm và hệ thống chăm sóc sức

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

khỏe. Ngồi ra, chính tình trạng đất nước bị phân rẽ, dân số tăng trưởng quá nhanh,hệ thống giáo dục không được cải thiện đã đẩy những quốc gia này rơi vào tình thế

<i>vơ cùng khó khăn. Thực tế, MXAR không đem lại nền dân chủ như nhiều nước mongđợi, thậm chi còn đẩy nhiều quốc gia trong khu vực vào tình trạng bất ởn, bạo loạnvà tương lai bất định, đặc biệt là các trung tâm của cuộc khủng hoảng, bạo loạn lật</i>

đổ chính quyền là các quốc gia như:

<b>(1) Tại Tunisia, trong tháng 01.2014, Quốc hội Tunisia đã thông qua một bản</b>

Hiến pháp mới ngăn cấm tra tấn, bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam giới, nữ giới vàquyền của người dân được xét xử theo đúng trình tự pháp lý... Việc phê chuẩn Hiếnpháp mới là một trong những bước quan trọng tiến tới chấm dứt cuộc khủng hoảngchính trị kéo dài giữa Đảng Hồi giáo Ennahda cầm quyền và các đảng thế tục đối lậpvốn đe dọa tiến trình chuyển tiếp. Ðây cũng là những bước cuối cùng nhằm giúpTunisia thiết lập một nền dân chủ đầy đủ. Tuy nhiên, tới nay, Tunisia vẫn đối mặtvới nhiều nhiệm vụ khó khăn, trong đó có việc giải quyết nạn nghèo đói, thất nghiệpvà ứng phó với sự trỡi dậy của phe Hồi giáo cực đoan.

<b>(2) Tại Ai Cập, kể từ khi lật đổ ơng Mubarak, tình kình kinh tế, chính trị và xã</b>

hội Ai Cập vẫn diễn biến phức tạp, bất ổn. Tình trạng chia rẽ về chính trị dẫn đếnnhững cuộc xung đột gây thiệt hại nặng nề. Về mặt kinh tế, xã hội, tỷ lệ thất nghiệpvà nghèo đói vẫn tăng cao, an ninh ln trong tình trạng báo động. Đối với việc thúcđẩy tự do dân chủ, kết quả hiện tại cũng không khả quan, sau khi ông Mubarak,Morsi bị lật đổ, Chính quyền Ai Cập về sau cũng chưa xây dựng được một đất nướcổn định, dân chủ theo đúng những gì Mỹ, phương Tây mong muốn.

<b>(3) Tình hình Yemen còn tồi tệ hơn bởi có sự can thiệp của một số nước Ả-rập</b>

láng giềng. Từ tháng 3.2015, liên quân 09 nước của Liên đoàn Ả-rập bắt đầu canthiệp vũ trang bằng các đợt khơng kích nhằm vào lực lượng Houthis, một tổ chứcphiến quân đang đấu tranh giành quyền lực do Iran hậu thuẫn. Cuộc chiến vì quyềnlực tại Yemen dần phát triển thành xung đột tôn giáo giữa hai dòng Hồi giáo Shia vàSunni. Tình trạng đói nghèo là nét phổ biến hiện nay ở Yemen.

<b> (4) Tại Libya, từ đầu năm 2011, các cuộc bạo động chính trị bùng phát đã dẫn</b>

tới cuộc nội chiến đẫm máu với kết cục là sự can thiệp quân sự của Mỹ và phươngTây, khiến cựu TT Gaddafi bị sát hại. Sau cuộc chính biến năm 2011, Libya tồn tạihai chính quyền đối đầu nhau, một được quốc tế công nhận ở Thủ đô Tripoli và mộtở miền Đơng do Tướng Khalifa Haftar dẫn đầu. Chính phủ ở Tripoli được Thổ NhĩKỳ và Qatar ủng hộ, trong khi Chính quyền ở miền Đơng được Ai Cập và UAE hỡtrợ, nhận được sự ủng hộ chính trị từ Mỹ, Pháp và Nga.

<b>(5) Ở Syria, phong trào “phản kháng phi bạo lực” bùng phát từ ngày 17.3.2011,</b>

nay đã biến thành cuộc nội chiến nhằm hạ bệ TT B.Assad. Chính quyền của ôngB.Assad tuy giành được sự ủng hộ của Nga và tình hình hiện nay tạm lắng, nhưngcuộc nội chiến kéo dài hơn nhiều năm vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất định.

Như vây, dù cuộc cách mạng MXAR chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn,nhưng đã làm cho việc thay đổi chế độ ở một số nước dễ dàng hơn nhiều so với việcxây dựng các chế độ dân chủ mới. Khát vọng về một đất nước tự do, dân chủ, pháttriển kinh tế đã không giống như người biểu tình mong muốn, kéo theo đó là chia rẽ

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

mâu thuẫn, bạo lực và nhiều vấn nạn ngày càng nhức nhối trong xã hội. Tại nhữngquốc gia diễn ra MXAR còn đang cho thấy sự chia rẽ xã hội sâu sắc giữa lực lượngthế tục và người Hồi giáo cũng như nhiều giáo phái khác.

<i><b>- Phong trào “Mùa xuân Ả-rập” có ảnh hưởng và tác động sâu sắc đến cụcdiện an ninh khu vực nói riêng và toàn cầu nói chung. </b></i>

<i>Tại Trung Đông-Bắc Phi, phong trào MXAR đã khởi đầu cho giai đoạn tìnhtrạng vơ chính phủ, kinh tế khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, đặc biệt là chủ nghĩakhủng bố cực đoan lan rộng tại khu vực Trung Đông-Bắc Phi. Những bất ổn khu vực</i>

Trung Đông-Bắc Phi chỉ ra rằng, sự lớn mạnh của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đã làmthay đổi trật tự khu vực cũ, đồng thời làm suy yếu các nhân tố có thể đảm bảo ổn địnhkhu vực. Sau phong trào MXAR, cấu trúc lực lượng tại khu vực Trung Đông-Bắc Phiphân chia rõ ràng hơn giữa nỗ lực liên kết thế giới Ả-rập của Ả-rập Xê-út và sự giatăng ảnh hưởng của Iran. Việc tìm cách thay đổi trật tự khu vực Trung Đông của Ả-rập Xê-út đạt được bước tiến đáng kể thông qua tập hợp một liên minh tấn công lựclượng nổi dậy Houthis tại Yemen, vốn được Iran hậu thuẫn. Bên cạnh đó, sáng kiếnthành lập lực lượng quân đội chung của Ai Cập được nhiều nước Ả-rập ủng hộ chothấy, sự đồn kết, nỡ lực tránh sự phụ thuộc vào Mỹ của các nước Ả-rập ngày càng rõràng. Trong khi đó, dù bị cơ lập về ngoại giao và phong tỏa kinh tế bởi phương Tây,Iran vẫn có tiềm lực quân sự và ảnh hưởng chính trị mạnh mẽ trong khu vực. Nhiềunăm gần đây, Iran được xem là “nhà bảo trợ” của phong trào Hezbollah tại Lebanon,Chính quyền Syria và lực lượng Houthis đang nuôi tham vọng cầm quyền ở Yemen.

<i>Trên thế giới, phong trào MXAR đã cổ súy cho các tổ chức Hồi giáo cực đoantheo đ̉i tham vọng áp đặt mơ hình quản lý riêng cho các nước hồi giáo, không chỉ ởcác nước Trung Đông-Bắc Phi mà còn ở các khu vực khác, tạo ra nguy cơ đối với anninh quốc tế. Sự xuất hiện của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng với tiềm lực</i>

quân sự, tài chính mạnh mẽ đã gây bất ổn đến tình hình an ninh khu vực và thế giới.Ngồi khu vực Trung Đơng-Bắc Phi, MXAR còn lan rộng ra khu vực Trung Á, thậmchí ở một số nước lớn như Nga và TQ. Cuối năm 2011 đầu năm 2012, tại Nga,MXAR đã biến thành “Mùa tuyết trắng” dưới hình thức phong trào “phản kháng phibạo lực” nhằm tẩy chay cuộc bầu cử Hạ viện Nga và cuộc bầu cử TT ở Nga, nhưng đãkhông thành cơng. Sau đó, phong trào này tiếp tục diễn ra ở Nga nhằm gây bất ổn, cảntrở chiến lược phát triển đất nước của Chính quyền TT Putin. Đối với Chính quyềnTrung Quốc, “Cách mạng ơ” tại Hồng Kơng năm 2014 và những bất ổn an ninh tạikhu tự trị Tân Cương đang và đã đặt ra nhiều thách thức với Trung Quốc.

<i>Tại Đông Nam Á, MXAR đã cổ xúy cho phong trào phản kháng phi bạo lực tạimột số quốc gia trong khu vực. Điển hình, tại Thái Lan, đầu tháng 11.2013, các cuộc</i>

biểu tình chống Chính phủ đã diễn ra nhằm phản đối một dự luật ân xá tạo điều kiệncho sự trở lại của cựu Thủ tướng lưu vong Thaksin Shinawatra. Các cuộc biểu tìnhđược phát động bởi Mặt trận Dân chủ chống Độc tài, Phong trào Dân sự vì Dân chủcùng nhiều nhóm khác dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh Suthep Thaugsuban, đã thu hútsự tham gia của 100.000-400.000 người tại Bangkok. Trước tình trạng bất ổn leothang, cuối tháng 01.2014, Chính phủ Thái Lan đã ban bố tình trạng khẩn cấp, quânđội được huy động tại nhiều khu vực biểu tình nhằm đảm bảo an ninh. Tính đến tháng

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

5.2014, các cuộc đụng độ giữa lực lượng biểu tình và quân đội đã làm 28 người chết,825 người bị thương. Bên cạnh đó, làn sóng chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan cũng đã lanrộng sang khu vực Đông Nam Á. Số lượng các tay súng của IS đến các nước ĐôngNam Á cũng ngày càng tăng. Tại Đông Nam Á có nhiều nhóm khủng bố mới có cùngchí hướng với IS, đánh chiếm các phần đất của Thái Lan, Malaysia, Philippines vàIndonesia để thành lập một Nhà nước Hồi giáo độc lập.

<i><b>1.3.3. Tác động của phong trào “Áo ghi-lê vàng”</b></i>

<i><b>- Hậu quả của phong trào biểu tình “Áo ghi-lê vàng” không chỉ khiến nềnkinh tế Pháp thiệt hại nặng nề, mà còn tạo ra làn sóng biểu tình lan rộng khắpchâu Âu, thậm chí trên toàn thế giới.</b></i>

<i>Đối với nước Pháp, cuộc biểu tình “Áo ghi-lê vàng” diễn ra từ trạng thái ônhòa chuyển thành bạo loạn ở nhiều thành phố lớn của Pháp đã gây ra thiệt hạikhông nhỏ về kinh tế. Các cuộc biểu tình đã giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế</i>

Pháp gây thiệt hại lớn tới các doanh nghiệp, các nhà bán lẻ và công trình cơng cộng,cũng như tài sản cá nhân. Các cuộc biểu tình đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanhngừng trệ, làm chậm tăng trưởng nền kinh tế Pháp. Theo ước tính, các cuộc biểu tìnhsẽ tiêu tốn của Pháp ít nhất 0,2% tăng trưởng hàng quý, điều này sẽ làm giảm phúclợi của người Pháp. Các ngành bán lẻ, dịch vụ du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Thiệt hại do hành động đập phá, đốt... tương đối lớn.

<i>Làn sóng biểu tình theo phong trào “Áo ghi-lê vàng” lan rộng sang châu Âu,thậm chí trên tồn thế giới.</i>

<b>(1) Tại châu Âu, ngày 08.12.2018, hàng chục nghìn người dân Italia tập trung</b>

biểu tình ở thành phố miền Bắc Turin nhằm phản đối dự án xây dựng tuyến đườngsắt cao tốc xuyên qua dãy Alps nối Turin với Lyon/Pháp. Người biểu tình cho rằng,việc xây dựng tuyến đường gây lãng phí ngân sách công do tuyến xe lửa hiện naygiữa hai nước chưa khai thác hết công suất. Cùng ngày, cảnh sát Bỉ bắt giữ hơn 400người tham gia cuộc biểu tình “Áo ghi-lê vàng” lấy cảm hứng từ các cuộc biểu tìnhtương tự ở Pháp. Người biểu tình đã ném đá và phá hoại các cửa hàng, xe cộ khi họcố tiến vào các tòa nhà Chính quyền ở Brussels, phong tỏa một tuyến cao tốc nốiBrussels với thị trấn Rekkem ở Flanders, gần biên giới Pháp. Tại Hà Lan, người biểutình theo phong trào “Áo ghi-lê vàng” cũng xuống đường tuần hành ôn hòa nhằm đòisự công bằng hơn và thu hẹp khoảng cách giàu-nghèo tại Hà Lan.

<b>(2) Đối với thế giới, phong trào biểu tình “Áo ghi-lê vàng” đã vươn tới cấp độ</b>

tồn cầu. Những người dân bình thường, những người khơng theo đảng phái chínhtrị, hay những người khơng thuộc vào tầng lớp giàu có sẽ có được động lực để đứnglên biểu tình chống lại bất cứ các chính sách nào do chính quyền đang tại vị đưa ragây ảnh hưởng tới cuộc sống của họ ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Do lo ngạihiệu ứng từ cuộc biểu tình tại Pháp, Chính phủ Ai Cập đã ban hành lệnh hạn chế bánáo phản quang màu vàng, chỉ được bán khi có giấy phép của cảnh sát.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b>PHẦN 2. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN “Cách mạng Màu”2.1. Nguyên nhân bên trong</b>

Các cuộc “cách mạng màu”, “Mùa xuân Ả-rập” hay phong trào “Áo ghi-lêvàng” ở Pháp đều khởi nguồn từ những cuộc biểu tình mà ngun nhân chính là sựbất mãn của người dân trước những yếu kém của chính quyền trong lĩnh vực kinh tế-xã hội, phát triển dưới bàn tay đạo diễn của Mỹ và các thế lực tay sai của Mỹ nhằmđạt được những ý đồ địa chính trị nhất định.

<i><b>2.1.1. Nguyên nhân nội tại của các cuộc “cách mạng màu” ở Nam Tư vàtrong Không gian hậu Xô Viết</b></i>

<i><b>- Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc “cách mạng màu”là quá trình phát triển của những quốc gia này ngày càng trở nên phức tạp, diễnra ở khắp mọi nơi, theo nhiều khía cách khác nhau. </b></i>

<i>Các cuộc “cách mạng màu” thường xảy ra trong điều kiện hệ thống chính trị bịmất cân bằng. Tại Nam Tư, những chính sách của Đảng cầm quyền SPS có phần</i>

khắt khe để tập trung nguồn lực giữ quyền lực cùng chủ quyền lãnh thổ trong khiliên tục có xung đột ở Kosovo. JUL tập hợp có nhiều phần tử cơ hội, đục khoét vơvét, không tạo thêm sức mạnh cho SPS mà làm mất uy tín của SPS, đẩy một bộ phậnSPS tha hóa theo. Các nguồn lực tài chính tập trung nhiều cho qn đội, cùng vớicơng tác quản lý nhà nước yếu kém bị quan chức lợi dụng, dẫn đến thiếu nguồn lựcđầu tư cho phát triển kinh tế, gây ra tệ nạn cửa quyền cũng như đưa ra những chínhsách khơng hợp lòng dân như Luật thông tin công (đặt ra mức phạt tiền rất lớn đốivới phóng viên, nhà báo viết bài mâu thuẫn với chính sách để dập tắt phản ứng củamột số báo độc lập và đỉnh cao là vụ giết hại Slavko Churuvije - người sáng lập vàbiên tập viên của nhiều tờ báo độc lập), Luật đại học chuyển từ chế độ gần như miễnphí sang chế độ gần như tự túc với nhiều khoản thuế, phí gây bức xúc là nguyênnhân của sự ra đời của tổ chức “Otpor” và bị các đảng phái đối lập cũng như Mỹ, EUlợi dụng kích động ni dưỡng thành lực lượng chống phá.

Còn hệ thống chính trị của các nước trong Khơng gian hậu Xơ Viết có nhiều đặcđiểm chung. Tất cả đều là hệ thống TT hoặc TT-Nghị viện. Azerbaijan, Armenia,Nga, Ukraine, Kyrgyzstan là các nước Cộng hòa TT-Nghị viện với những TT rấtmạnh mẽ. Moldova là một nước Cộng hòa Nghị viện. Gruzia, Turkmenistan,Uzbekistan, Tajikistan, Belarus và Kazakhstan là các nước Cộng hòa TT. Trong khiđó, một TT mạnh mẽ đặt ra mối đe dọa lớn cho quá trình dân chủ. Cụ thể, tại Gruzia,Ukraine, Kyrgyzstan TT là người nắm toàn bộ quyền điều hành đất nước dù thực tếđiều này bảo đảm cho ổn định chính trị, tuy nhiên trong trường hợp TT bị mất ảnhhưởng sự ổn định về chính trị sẽ bị phá vỡ. Trong thời gian nắm quyền, các TTShevardnadze, Kuchma, Akayev đều đã củng cố thành công quyền lực cá nhân, thiếtlập vai trò thống trị của mình và được giới thượng lưu ủng hộ. Tuy nhiên, sau khi 03TT trên mất quyền kiểm soát giới thượng lưu, sự ổn định của hệ thống chính trị đã bịphá vỡ. Đây là nguyên nhân chính đẩy Gruzia, Ukraine và Kyrgyzstan ln rơi vàosự thiếu ổn định, khủng hoảng kéo dài. Đồng thời, đây là cơ hội thuận lợi cho Mỹ và

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

phương Tây xây dựng “ngọn cờ” thân Mỹ để chống lại Chính phủ thân Nga tạinhững quốc gia trên.

<i>Tình hình kinh tế-xã hội kém phát triển, rơi vào khủng hoảng. Do nội chiến kéo</i>

dài (từ năm 1991) nên kinh tế Nam Tư đình đốn, thiếu nguồn lực phát triển, đời sốngnhân dân khổ cực và kỳ vọng vào một xã hội tốt đẹp hơn. Còn trong thời kỳ hậu XơViết, Ukraine từ một nước có nền kinh tế hàng đầu trong số các quốc gia thuộc LiênXô cũ, tuy nhiên do quá trình lãnh đạo yếu kém cuối những năm 1990 đầu những năm2004, Ukraine đã trở thành quốc gia có nền kinh tế kém phát triển so với các quốc giatrong khối Công đồng các Quốc gia Độc lập (SNG). Trong khi đó, nền kinh tế Gruzia,Kyrgyzstan cũng bị giảm sút nghiêm trọng do hai quốc gia này không đưa ra đượcnhững định hướng phát triển kinh tế rõ rệt. Sự yếu kém của nền kinh tế trong nước lànguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, tạo cho họ sự bứcxúc về đường lối lãnh đạo của chính phủ. Đây là điều kiện tiên quyết để Mỹ vàphương Tây sử dụng gây mất ổn định tình hình chính trị; đồng thời tiến hành “Cáchmạng Màu” khi có cơ hội, điều kiện thuận lợi.

Chính sách kinh tế và xã hội của Chính phủ Ukraine, Gruzia và Kyrgyzstan đãdẫn đến một thực tế là địa vị của người dân các quốc gia này đã đi xuống một cáchtrầm trọng, qua đó đã hình thành nên những bất mãn giữa các nhóm xã hội khácnhau. Tuy nhiên, sự bất mãn này không thể đủ sức tạo nên một cuộc biểu tình lớnnếu khơng có q trình nhận thức của người dân về vị trí của họ.

<i>Sự phân tầng xã hội diễn ra nhanh chóng. Tăng trưởng kinh tế của các nước</i>

SNG đã thay đổi tư tưởng của quần chúng. Một loạt những yếu tố khách quan đã gópphần thúc đẩy q trình này ở Ukraine, Gruzia và Kyrgyzstan như: tăng trưởng kinhtế kéo theo sự gia tăng kỳ vọng giá trị; tồn tại các nhóm tham chiếu với sự dịchchuyển nhanh chóng theo chiều dọc; tình trạng khơng tương xứng về địa vị của mộtloạt các nhóm xã hội lớn; tồn tại ý thức hệ về sự thay đổi chế độ... Các cuộc “cáchmạng màu” diễn ra tại Gruzia, Kyrgyzstan và Ukraine không thể được coi là mộtcuộc cách mạng với ý nghĩa đầy đủ của nó. Sự thay đổi đã diễn ra trong giới thượnglưu, trong giai cấp cầm quyền nhưng khơng có sự thay đổi cấu trúc xã hội như ở Ngavào năm 1917 hay ở Pháp giai đoạn 1789-1794. Để các xã hội trong Không gian hậuXô Viết chuyển đổi sang nền chính trị dân chủ cần phải có những sự thay đổi cănbản trong văn hóa chính trị. Đây là một quá trình lâu dài. Phải trải qua 4-5 chu kỳbầu cử, khi mà quyền lực có nhiều sự thay đổi, người dân mới bắt đầu làm quen vớiý thức chọn cho mình một nhà lãnh đạo mà họ cho là tốt.

<i>Một yếu tố quan trọng là sự hình thành bất cơng về địa vị giữa một số nhóm xãhội ở các quốc gia SNG. Theo đó, giáo viên, bác sĩ, nhà khoa học, các chun gia có</i>

trình độ giáo dục cao, nhưng tình hình tài chính của họ rõ ràng lại khơng tươngxứng, đặc biệt là sau khi một nhóm các quan chức có trình độ giáo dục tương tự haythậm chí thấp hơn, lại nắm trong tay vị trí cao hơn về quyền lực và sự vượt trội về tàisản. Ví dụ điển hình cho sự bất cơng về địa vị cũng được ghi nhận trong giới trẻ cóhọc thức và trong cộng đồng các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo đó, bộ máy quanliêu, với quyền lực khơng bị kiểm soát tại các nước SNG, đã đi ngược lại với sự pháttriển kinh doanh. Những người có mong muốn đạt được vật chất một cách độc lập và

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

khơng có bất kỳ sự hỡ trợ nào từ Nhà nước cảm thấy rằng họ có vị trí khá cao tronglĩnh vực kinh tế nhưng vẫn khơng được bảo vệ khỏi các mối đe dọa và sự sách nhiễucủa các cơ quan thuế, hải quan và các cơ quan thực thi pháp luật khác. Họ cảm thấymối đe dọa thường trực không chỉ đối với công việc kinh doanh của họ, mà còn đốivới bản thân và gia đình họ. Đây là kết quả của việc kinh tế phát triển nhưng khôngđi kèm với sự gia tăng tương ứng về mức độ tham gia chính trị, điều được coi là sựđảm bảo chống lại sự can thiệp kinh tế và các hạn chế khác. Các nhóm xã hội này cốgắng phản kháng để có được sự tương ứng giữa vị trí kinh tế và quyền lực, bởi vị tríquyền lực quá thấp gây ra mối đe dọa cho sự phát triển kinh tế của họ. Nhiều nhànghiên cứu, khi mô tả các cuộc “Cách mạng Màu”, đã gọi đó là cuộc cách mạng củacác triệu phú chống lại tỷ phú, nghĩa là các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị gạt khỏiquyền lực chống lại các nhà tư bản lớn nhất.

<i>Một yếu tố khác làm tăng sự bất bình và đang tồn tại ở các quốc gia SNG, đặcbiệt là các quốc gia xảy ra “Cách mạng Màu”, đó là các hệ tư tưởng. Các hệ tư</i>

tưởng tố cáo chế độ và vạch ra hướng thay đổi đã xuất hiện và đang tích cực lan rộngở Gruzia, Ukraine và Kyrgyzstan. Về bản chất, những hệ tư tưởng này là tập hợp tiêuchuẩn của các giá trị nền dân chủ tự do: tự do cá nhân, tự do báo chí, tự do hoạt độngchính trị và bầu cử tự do và bình đẳng. Những tàn tích của quản lý kiểu Liên Xơ đềubị chỉ trích: tham nhũng, bản chất quyền lực gia tộc, cố gắng duy trì quyền lực saukhi hết thời hạn quy định của pháp luật… Điều tương tự cũng tồn tại trong gần nhưtoàn bộ khơng gian SNG. Ngồi việc chỉ trích và tố cáo chế độ, các hệ tư tưởng cònthúc đẩy việc đề cử các nhà lãnh đạo mới.

<i>Tấm gương của các cuộc cách mạng thành cơng cũng có tác động đáng kể.</i>

Năm 2000, một cuộc cách mạng đã diễn ra ở Nam Tư sau bầu cử TT. Bằng cách sửdụng toàn bộ các công nghệ phi bạo lực và các hoạt động biểu tình, cuộc cách mạngnày đã phá hủy chế độ của cựu TT Milosevic với nỗ lực làm sai lệch kết quả bầu cử.Tấm gương này chắc chắn ảnh hưởng đến phe đối lập Gruzia, những người ngồi sựnhiệt tình cách mạng và hy vọng gia tăng, đã nhận được một mơ hình hành độngthành cơng. Bản thân các nhà lãnh đạo của các chế độ hậu Xô Viết cũng đã khôngmuốn lặp lại số phận của Milosevic, người đã phải đứng trước Tòa án Quốc tế. Pheđối lập Ukraine thì có được những bài học gần gũi hơn từ cuộc “cách mạng HoaHồng” ở Gruzia. Trong khi đó, cuộc cách mạng của người Kyrgyzstan cho cảm giácrằng nó theo sau các cuộc cách mạng ở Ukraine và Gruzia.

Giải thích về mơ hình này, các nhà nghiên cứu cho rằng, một cuộc cách mạngthành cơng có thể cung cấp cho mọi người những mơ hình hành động phù hợp ởnhững nơi mà trước đó những nỡ lực cách mạng đã không thành công và khiến họcho rằng một nỡ lực mới có thể thành cơng hơn. Các lực lượng tạo ra làn sóng bất ổnhiếm khi và có thể không bao giờ chỉ hoạt động ở một quốc gia. Tình trạng bất ổn sẽbắt đầu ở vài quốc gia cùng một lúc hoặc bắt đầu từ một quốc gia và lan sang cácquốc gia khác. Ngoài ra, ở một loạt quốc gia, sự bất mãn đã bị chính trị hóa vàhướng theo chống lại chế độ cầm quyền dẫn đến phản kháng quy mô lớn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<i><b>2.1.2. Nguyên nhân nội tại của phong trào “Áo ghi-lê vàng” </b></i>

<i><b>Phong trào biểu tình “Áo ghi-lê vàng” tại Pháp xuất phát từ sự phẫn nộ củangười dân đối với những quyết sách sai lầm của Tổng thống Macron. Trong khiđó, các đảng phái chính trị đối lập, vốn có mâu thuẫn với đảng cầm quyền, đã hậuthuẫn, lợi dụng tình hình nội bộ, đẩy nóng vấn đề.</b></i>

<i>Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cuộc biểu tình là do Chính quyền TT Macron ápdụng hàng loạt biện pháp khắc nghiệt đối với người dân, đặc biệt là giới tài xế năm</i>

<i><b>2018, bao gồm: (1) Việc tăng thuế đối với dầu diesel loại nhiên liệu được sử dụng</b></i>

rộng rãi tại Pháp. Chính phủ Pháp đã không điều chỉnh kịp thời mức tăng thuế so vớisự biến động của giá dầu thế giới. Theo đó, thuế chỉ tăng mà khơng giảm, trong khi

<b>giá dầu hạ, khiến sự phẫn nộ tăng cao; (2) Chính quyền Pháp giới hạn tốc độ di</b>

chuyển các phương tiện đường bộ trên tất cả con đường ở Pháp là 80 km/h với lý doan toàn đường bộ, nhưng thực tế lại cho tác dụng ngược khi số lượng tiền phạt đối

<b>với tài xế tăng rất nhanh; (3) Tăng cường và kiểm tra kỹ thuật ô tô theo các quy định</b>

mới nghiêm ngặt và khiến chi phí của người sử dụng tăng cao. Bổ sung các yêu cầuđối với ô nhiễm môi trường, nghiêm cấm sử dụng các phương tiện cũ, khiến nhiềuchủ phương tiện cũ phải loại bỏ xe.

<i>Trong thời gian 18 tháng cầm quyền của TT Macron, nhìn chung tình hìnhnước Pháp vẫn chưa được cải thiện, chưa có nhiều tác động tích cực tới đa số ngườidân, trái lại nhiều quyết sách còn chủ yếu có lợi cho giới nhà giàu. Hàng loạt vấn đề</i>

kinh tế và xã hội vốn đã tồn tại trước đó, chưa được giải quyết. Ngân sách quốc giathâm hụt, đời sống người dân lao động sa sút nghiêm trọng, các doanh nghiệp nhỏhoạt động khó khăn do chịu quá nhiều các loại thuế. Theo IMF, chỉ trong vòng hainăm gần đây nợ chính phủ và tư nhân ở Pháp đã tăng 11% từ 164 nghìn tỷ USD năm2016 lên 182 nghìn tỷ USD năm 2018. Tốc độ tăng trưởng của Pháp chỉ khoảng1,6% và tỷ lệ thất nghiệp cao, không có dấu hiệu giảm (khoảng 9,2%). Tỷ lệ ủng hộTT Macron đã giảm xuống 26%. Mức thuế thu nhập của công dân cao nhưng dịch vụcông ở Pháp không được cải thiện. Đặc biệt, các chính sách giảm thuế đối với ngườigiàu và doanh nghiệp của Chính quyền TT Macron làm trầm trọng thêm sự phânhóa, bất bình đẳng xã hội. Ơng Macron ln hứa hẹn sức mua sẽ tăng, nhưng hầu hếtngười Pháp không cảm thấy điều đó. Trong khi đó, TT Macron là một lãnh đạo hiếmhoi kêu gọi xây dựng EU mạnh mẽ hơn vào thời điểm mà hầu hết các cử tri tỏ rachán nản với liên minh này. Thực tế, chủ nghĩa dân tộc đang ngày càng gia tăng, TTPháp lại ủng hộ chủ nghĩa đa phương và phản đối chiến dịch chống lại người tị nạnvà người nhập cư.

<i>Bên cạnh các nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ nhưngmâu thuẫn nội tại trong xã hội của Pháp, cụ thể:</i>

<b>(1) Tầng lớp trung lưu trong xã hội pháp bị lấn át. Dân số Pháp đang tăng lên,</b>

trong khi làm sóng nhập cư khơng phải từ châu Âu ngày càng tăng, khiến lực lượnglao động người Pháp bị thất thế. Nhiều thập kỷ gần đây, Pháp đã phải đối mặt vớinguy cơ sụp đổ của ngành công nghiệp, trong khi lĩnh vực dịch vụ đang gia tăng thịphần. Lao động trong ngành công nghiệp được phân phối hài hòa trong toàn quốc,trong khi lao động dịch vụ chủ yếu tập trung ở đơ thị lớn. Việc tồn cầu hóa trên thế

</div>

×