Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ RỦI RO KHÍ HẬU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 32 trang )

VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRUNG TÂM TƯ VẤN KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG

NHIỆM VỤ “XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH HÀ TĨNH”
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO
CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ RỦI RO KHÍ
HẬU
(CHUYÊN ĐỀ SỐ 24)
HÀ NỘI, THÁNG 12/2010
MỤC LỤC
2
DANH SÁCH CÁC BẢNG
3
DANH SÁCH CÁC HÌNH
4
MỞ ĐẦU
Biến đổi khí hậu đang được xem là vấn đề nóng bỏng nhất – yếu tố quan trọng, có tác
động toàn diện đến sự phát triển bền vững trên toàn thế giới. Do ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu, thiên tai trên phạm vi toàn câu đã, đang và sẽ xảy ra với tần suất nhiều hơn, phức tạp
hơn, cường độ tăng mạnh hơn làm trầm trọng thêm mức độ ảnh hưởng của thiên tai. Ước
tính hàng triệu hecta đất bị ngập, hàng chục triệu người Việt Nam có thể bị mất nhà cửa nếu
nước biển dâng cao. Sản lượng lương thực có nguy cơ giảm sút lớn, đe dọa tới an ninh
lương thực của nước nhà.
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mừa, một trong năm ổ bão của khu vực Châu
Á – Thái Bình Dương, thường xuyên phải đối mặt với các loại hình thiên tai, hàng năm
nước ta chịu nhiều tác động bất lợi của thiên tai, làm thiệt hại về người và của vô cùng to
lớn. Đặc biệt trong những năm qua, thiên tai xảy ra ở khắp các khu vực trên cả nước, gây ra
nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hóa, xã hội, tác
động xấu đến môi trường. Trong 12 năm gần đây, các loại thiên tai như: bão, lũ, lũ quét, sạt


lở đất, úng ngập hạn hán và các thiên tai khác đã làm thiệt hại đáng kể về người và tài sản,
đã làm chết và mất tích hơn 9.600 người, giá trị thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng
1.5% GDP/năm. Mức độ thiên tai ở Việt Nam ngày càng gia tăng cả về quy mô cũng như
chu kỳ lặp lại kèm theo những đột biến khó lường. Việt Nam có tới 80% dân số nguy cơ
chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai.
Hà Tĩnh là một tỉnh chịu ảnh hưởng các thiên tai nặng nề nhất, hàng năm tỉnh phải
đón nhận các đợt nắng nóng, hạn hán, lũ lụt … gây tổn hại lớn đến kinh tế - xã hội và cả đa
dạng sinh học. Tác động của biến đổi khí hậu như làm nước biển dâng, nhiệt độ trung bình
tăng, chu kỳ sinh khí hậu thay đổi (số ngày có nhiệt độ <20
0
C giảm và số ngày có nhiệt độ >
25
0
C tăng), tổng lượng nhiệt tăng, nhiệt độ tối thấp tăng), tài nguyên nước thay đổi – suy
giảm về chất lượng và trữ lượng; thiên tai (bão lụt, lũ quét, hạn hán, sạt lở) xẩy ra với cường
độ và tần suất cao hơn.
Tỉnh Hà Tĩnh là một trong những tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng lớn của
Biến đổi khí hậu. Nội dung báo cáo chuyên đề sẽ đề cấp tới vấn đề “Báo cáo đánh giá tính
dễ bị tổn thương do các điều kiện kinh tế xã hội và rủi ro khí hậu” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
5

CHƯƠNG 1.
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
1.1.1. Vị trí địa lý
Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung bộ, diện tích tự nhiên 6.02649,96 ha, tọa độ địa lý:
17
0
54’ – 18
0

38’ vĩ độ Bắc, 105
0
11’- 106
0
36’ kinh độ Đông. Ranh giới phía Bắc giáp tỉnh
Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp tỉnh Bôlikhămxay và
KhămMuộn của Lào (với 170 km biên giới Quốc gia) và phía Đông giáp Biển Đông với
chiều dài bờ biển hơn 137 km.
Hình 1.1.Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh
Hà Tĩnh có vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ với cả nước, mà còn với nước bạn
Lào và vùng Đông Bắc của Thái Lan. Trong tương lai, Hà Tĩnh có điều kiện trở thành
cầu nối của hai miền Nam, Bắc và là nút giao thông quan trọng trên trục hành lang Đông,
Tây của khu vực, với các tuyến giao thông huyết mạch đi qua: Quốc lộ 1A, đường sắt,
đường Hồ Chí Minh, đường biển (trục giao thông Bắc, Nam); Quốc lộ 8 với cửa khẩu
Quốc tế Cầu Treo và Quốc lộ 12 với cửa khẩu Cha Lo Quảng Bình (trục hành lang Đông
- Tây), nối với hệ thống cảng biển nước sâu Vũng Áng đã và đang đầu tư xây dựng.
Hà Tĩnh có 12 đơn vị hành chính cấp huyện với 262 phường xã, thị trấn, gồm 10
đơn vị huyện, 2 thị xã. Thị xã Hà Tĩnh là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của tỉnh
nằm cách Hà Nội 341 km và cách thành phố Vinh 50 km về phía Nam theo Quốc lộ 1A.
Xét về vị trí địa lý cho thấy tỉnh Hà Tĩnh có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh
tế, giao lưu vận chuyển hàng hoá, vì có lợi thế nằm tiếp giáp với các đô thị lớn và cửa
khẩu Quốc tế quan trọng, có nhiều thế mạnh cả về giao thông đường thuỷ và đường bộ.
1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa chất
- Vùng núi cao: Địa hình vùng núi cao thuộc phía Đông của dãy Trường Sơn bao
gồm các xã phía Tây của các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Kỳ Anh. Địa hình dốc bị
chia cắt mạnh, hình thành các thung lũng nhỏ hẹp chạy dọc theo các triền sông lớn của hệ
thống sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Rào Trổ. Các thung lũng này cũng là vùng sinh sống
của cư dân các dân tộc. Sản xuất của dân cư trong vùng là hỗn hợp nông lâm nghiệp theo
phương thức khai thác tận dụng tự nhiên do vậy năng suất cây trồng và năng suất lao
động thấp. Mức thu nhập của dân thấp do chưa được đầu tư thích đáng, cơ sở vật chất

nghèo nàn, hạ tầng cơ sở yếu kém. Vùng này có tiềm năng phát triển cây công nghiệp
ngắn, dài ngày, cây ăn quả, nghề rừng và chăn nuôi gia súc.
- Vùng trung du và bán sơn địa: Đây là vùng chuyển tiÕp từ vùng núi cao xuống
vùng đồng bằng. Vùng này chạy dọc phía Tây Nam đường Hå ChÝ Minh bao gồm các xã
vùng thấp của huyện Hương Sơn, các xã thượng Đức Thọ, thượng Can Lộc ven Trà Sơn,
của các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. Địa hình có dạng xen lẫn giữa các đồi
trung bình và thấp với đất ruộng. Đất đai không bằng phẳng, hệ thực vật chủ yếu là cây
lùm bụi, cây công nghiệp, rừng trồng và trảng cỏ. Sản xuất nông nghiệp chính là cây lúa
nước, cây màu, cây công nghiệp ngắn, dài ngày và chăn nuôi gia súc, trồng cây lâm
nghiệp. Trong vùng bước đầu đã có sự đầu tư trong sản xuất các loại cây như lạc, đỗ, chè,
cây ăn quả. Các sản phẩm chăn nuôi như trâu, bò, lợn, dê, hươu. Đây là vùng có tiềm
năng đất đai cho phép sản xuất nhiều sản phẩm nông sản hàng hoá tập trung có thể đầu tư
x©y dùng c¸c trang tr¹i thóc ®Èy kinh tÕ phát triển nhanh.
- Vùng đồng bằng: là vùng chạy dọc giữa đường Hå ChÝ Minh và Quốc lộ 1A theo
chân núi Trà Sơn và vùng ven biển bao gồm các xã vùng giữa của huyện Đức Thọ, Can
Lộc, thị xã Hồng Lĩnh, Thạch Hà, TP. Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh. Địa hình toµn
vùng tương đối bằng phẳng do quá trình bồi tụ phù sa của các sông phù sa biển trên các
vỏ phong hoá Feranit hay trầm tích biển. Đây là vùng dân cư đông đúc, sản xuất chủ yếu
là cây lúa nước, lạc, đậu, đỗ, khoai lang, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngoài ra còn có các
nghề phụ như dệt chiếu, dệt vải, đan lát, làm mộc.
- Vùng ven biển nằm ở phía ®«ng đường QL1A chạy dọc theo bờ biển gồm các xã
của huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. Địa hình được tạo bởi
những ®ụn cát, các vùng trũng được lấp đầy trầm tích đầm phá hay phù sa được hình
thành do các dãy ®ụn cát chạy dài ngăn cách bãi biển. Ngoài ra trong vùng còn xuất hiện
các dãy đồi núi sót chạy dọc ven biển do kiến tạo của dãy Trường Sơn Bắc. Do nhiều cửa
sông, lạch tạo nên nhiều bãi ngập mặn. Dân cư trong vùng có mật độ lớn sản xuất bằng
nghề nông, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản, làm muối. Đây là vùng có tiềm năng phát triển
nghề biển mạnh, sản xuất lúa vùng này cho năng suất thấp do thiếu nguồn nước ngọt, đất
đai bị nhiễm mặn, chua nhiều, mùa mưa thường bị ngËp lụt. Hướng chuyển đổi về cơ cấu
canh tác có thể chuyển dần vùng đất lúa đang canh tác có sản lượng thấp sang nuôi trồng

thuỷ sản.
1.2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU, THỦY VĂN
1.2.1. Điều kiện khí hậu
1.2.1.1. Chế độ nhiệt
Nhiệt độ trung bình năm đạt 23,8
0
C. Nhiệt độ trung bình tháng nhỏ nhất đạt 17
0
C.
Các tháng chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, nhiệt độ trung bình tháng đạt 28,7 ÷
29,8
0
C vào tháng VII.
Số giờ nắng đạt từ 1.400 ÷ 1.600 giờ.
Bảng 1.1.Nhiệt độ không khí trung bình (từ1981-2010)
Đv:
0
C
Trạm T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12
Hà Tĩnh 17.9 18.8 20.9 24.7 27.9 30.0 29.8 28.9 27.1 24.7 21.8 18.7
Kỳ Anh 18.1 19.0 21.6 24.8 28.0 30.1 30.1 29.0 27.1 24.8 22.0 18.9
Hương Khê 18.0 19.1 21.5 25.2 27.4 29.5 29.5 28.2 26.5 24.1 21.4 18.4
Hương Sơn 17.7 18.9 21.2 24.7 27.5 29.0 29.3 28.3 26.4 24.3 21.2 18.1
1.2.1.2. Độ ẩm tương đối
Độ ẩm tương đối trung bình năm đạt 85%. Độ ẩm thấp nhất xảy ra vào các tháng
có gió Tây khô nóng - tháng VII và đạt 70%. Độ ẩm cao nhất xảy ra vào các tháng cuối
mùa đông, khi có mưa phùn hoặc các tháng mùa mưa và đạt 90 ÷ 92%.
1.2.1.3. Bốc hơi
Bốc hơi Piche trung bình năm đạt 800mm. Lượng bốc hơi lớn xảy ra vào tháng
VII với lượng bốc hơi trung bình tháng đạt từ 180 ÷ 200mm. Tháng II có lượng bốc hơi

nhỏ nhất đạt từ 27 ÷ 34mm.
Bảng 1.2.Lượng bốc hơi (từ1981-2010)
Đv: mm
Trạm T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12
Hà Tĩnh 33.9 27.6 37.9 55.1 94.4
127.
7
137.
1
100.
8
66.9 55.1 52.6 44.9
Kỳ Anh 36.0 30.3 42.0 60.5
106.
0
171.
4
183.
5
132.
2
69.5 61.5 56.5 48.8
Hương Khê 36.3 31.6 50.4 69.7
105.
8
131.
3
152.
3
101.

3
62.7 47.6 45.2 39.9
Hương Sơn 33.6 30.4 47.1 64.9
107.
2
177.
1
181.
7
125.
9
70.8 43.9 41.0 36.9
1.2.1.4. Tốc độ gió
Tốc độ gió trung bình năm 1,7 m/s- 2,3 m/s . Tốc độ gió lớn nhất khi có bão đạt
>40 m/s. Hướng gió mùa đông là hướng Đông Bắc, mùa hè thịnh hành gió Tây Nam hoặc
gió Đông Nam.
1.2.1.5. Chế độ mưa
Hà Tĩnh có lượng mưa năm khá phong phú, trung bình năm đạt từ 2.300 ÷
3.000mm. Những vùng mưa lớn như Kỳ Lạc (Kỳ Anh) lượng mưa đạt 3.220mm. Những
tâm mưa lớn thượng nguồn sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Rào Trổ, Hoành Sơn có năm
lượng mưa năm đạt 4.586 mm năm 1978 ở Bàu Nước, 4.386mm tại Kỳ Anh năm 1990,
4.450 mm năm 1990 tại Kỳ Lạc.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng VIII tới tháng XI. Tuy nhiên tháng V, VI có mưa Tiểu
mãn gây ra lũ Tiểu mãn. Lượng mưa mùa mưa đạt 65 - 70% lượng mưa năm, còn lại là
mùa khô.
Bảng 1.3.Lượng mưa các trạm KTTV (từ 1981-2010)
Đv: mm
Trạm T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12
Hà Tĩnh 95.0
59.

5
62.
2
78.4
173.
5
154.
2
99.0
248.
9
462.
5
829.
4
300.
9
152.
0
Kỳ Anh
103.
1
69.
9
60.
9
88.2
160.
6
123.

0
89.6
247.
6
496.
1
817.
6
412.
8
203.
9
Hương
Khê
44.8
52.
4
64.
8
92.5
216.
8
166.
3
151.
6
303.
1
440.
7

654.
7
191.
1
70.2
Hương
Sơn
48.0
49.
6
63.
6
104.
1
219.
0
113.
5
144.
1
252.
2
368.
6
508.
5
163.
9
63.0
1.2.2. Điều kiện thủy văn

Hà Tĩnh có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, nhưng có đặc điểm chung là chiều dài
ngắn, lưu vực nhỏ, dốc nên tốc độ dòng chảy lớn, nhất là về mùa mưa lũ.
Sự phân bố dòng chảy đối với các sông suối ở Hà Tĩnh theo mùa rõ rệt, hầu hết
các con sông chịu ảnh hưởng của mưa lũ ở thượng nguồn, những vùng thấp trũng ở hạ
lưu đất thường bị nhiễm mặn do chế độ thuỷ triều ảnh hưởng xấu đến sản xuất, tuy nhiên
có thể tận dụng đặc điểm này để quy hoạch phát triển vùng nuôi trồng thuỷ sản nước lợ.
Hà Tĩnh có nguồn nước mặt phong phú nhờ hệ thống sông suối hồ đập khá dày
đặc. Theo số liệu của chi cục Quản lý nước và Công trình thuỷ lợi: Hà Tĩnh có 266 hồ
chứa có dung tích trữ trên 600.10
6
m
3
, 282 trạm bơm có tổng lưu lượng 338.000m
3
/s, 15
đập dâng tổng lưu lượng cơ bản 6,9m
3
/s với trữ lượng này hiện tại Hà Tĩnh đã phục vụ
tưới được 47.737 ha/vụ. Tuy nhiên việc sử dụng nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
và sinh hoạt còn bị hạn chế do bị nhiễm mặn ở hạ lưu vào mùa khô và lũ lụt mùa mưa.
Nước ngầm ở Hà Tĩnh tuy chưa có số liệu điều tra toàn diện nhưng qua các số liệu
đã thu thập được cho thấy mức độ nông sâu thay đổi phụ thuộc địa hình và lượng mưa
trong mùa. Thông thường vùng đồng bằng ven biển có mực nước ngầm nông, miền trung
du và miền núi nước ngầm thường sâu và dễ bị cạn kiệt vào mùa khô, ảnh hưởng không
nhỏ đến sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Về chất lượng nước ở Hà Tĩnh nhìn chung
khá tốt, thích hợp với sinh trưởng và phát triển của cây trồng cũng như sinh hoạt. Riêng
đối với vùng đồng bằng ven biển thường bị nhiễm mặn do thuỷ triều, gây khó khăn cho
sản xuất và đời sống nhân dân, vì vậy cần kiểm tra độ mặn nước sông trước khi bơm tưới
cho cây trồng. Đặc biệt, Hà Tĩnh có mỏ nước khoáng ở Sơn Kim huyện Hương Sơn, vị trí
thuận lợi cạnh đường Quốc lộ 8 và gần cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo rất có điều kiện để

phát triển thành một khu du lịch dưỡng bệnh.
1.3. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI
1.3.1. Dân số và lao động
Dân số tỉnh Hà Tĩnh tính đến 31/12/2005 có 1.289.058 người, chiếm 1,7% dân số
cả nước, trong đó dân số nông thôn chiếm 89,03%, (cả nước là 74%). Mật độ dân số
trung bình là 214 người/km
2
, cao hơn trung bình toàn vùng Bắc Trung bộ (203
người/km
2
), nhưng thấp hơn trung bình cả nước (246 người / km
2
).
Dân số gia tăng đã làm cho nhu cầu về đất ở, đất xây dựng, đất canh tác cây lương
thực, thực phẩm tăng theo tạo nên sức ép rất mạnh đến tài nguyên đất vốn đã hạn hẹp của
tỉnh. Dân cư phân bố không đồng đều: tập trung cao ở khu vực đồng bằng phía Đông Bắc
tỉnh, còn dọc đường Hồ Chí Minh dân cư thưa thớt. TP. Hà Tĩnh có mật độ dân số 1389
người/ km
2
, trong khi huyện Hương Khê mật độ dân số chỉ có 83 người trên km
2
, Vũ
Quang 52 người trên km
2
Lao động trong độ tuổi khoảng 702 nghìn người, chiếm 51,0% dân số. Lao động
đang làm việc trong các ngành kinh tế là 511,5 ngàn người, trong đó nông - lâm nghiệp
chiếm gần 83%; công nghiệp - xây dựng 7%, còn lại khoảng 10,0% làm việc trong khu
vực dịch vụ. Năm 2005 tỷ lệ lao động thành thị không có việc làm 3,74%.
Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp. Năm 2004 tỷ lệ lao
động qua đào tạo dưới mọi hình thức chỉ khoảng 20%, thấp hơn so trong bình cả nước

(25%).
1.3.2. Kinh tế - xã hội
1.3.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Trong giai đoạn 2000-2005, Hà Tĩnh đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiều
chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra. Tốc độ
tăng GDP khá cao, nông nghiệp phát triển vững chắc. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo
hướng công nghiệp hóa, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Văn hóa xã
hội phát triển mạnh, an ninh trật tự được giữ vững. Đời sống nhân dân được nâng cao cả
về vật chất lẫn tinh thần.
Năm 2005, GDP tính theo giá hiện hành đạt 5.990,7 tỷ đồng, bằng 0,72% GDP cả
nước. (Tính theo giá 94, GDP năm 2005 đạt 4.063,5 tỷ đồng). Tăng trưởng kinh tế ổn
định, giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước, cao hơn trung bình cả nước, nhưng còn thấp
hơn so với các tỉnh lân cận và vùng Bắc Trung bộ.
Nhịp độ tăng GDP nông nghiệp khá cao và ổn định ở mức 4-5%. Trong thời kỳ
2000-2005, tổng sản phẩm ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng, bình quân 4,70%/ năm,
cao hơn so với trung bình cả nước (4,0%).
Công nghiệp và xây dựng có nhịp độ tăng khá cao, đạt 14,74%/năm, nhưng do quy
mô của khu vực này còn nhỏ bé, nên đóng góp vào tăng GDP còn bị hạn chế.
Khu vực dịch vụ tăng khá ổn định, cao hơn trung bình vùng Bắc Trung bộ và cả
nước. Trong giai đoạn 2000-2005, nhịp độ tăng dịch vụ đạt 9,32%/năm.
1.3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong suốt thời kỳ 2001 - 2005, cơ cấu kinh tế của tỉnh theo GDP có sự chuyển
dịch đúng hướng, phù hợp với xu thế chuyển đổi cơ cấu kinh tế chung của cả nước, theo
xu thế tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu
vực nông lâm thủy sản, được thể hiện như sau (bảng 2):
Bảng 1.4.Cơ cấu các ngành kinh tế qua một số năm
Chỉ tiêu
Đơn
vị tính
Năm

2000
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Cơ cấu GDP % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
1. Nông lâm thủy sản %
51,31 49,89 49,1 48,02 47,02 43,13
2. Công nghiệp xây dựng %
13,45 14,05 15,46 18,05 19,84 22,45
3. Dịch vụ %
35,24 36,06 35,44 33,93 33,14 34,42
Khu vực thủy sản nông lâm có tỷ trọng giảm đều trong cơ cấu GDP của tỉnh từ
51,31% năm 2000 xuống còn 43,13% năm 2005. Ngược lại tỷ trọng của khu vực công
nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ trong GDP tăng dần, tương ứng tăng từ 13,45% và
35,24% năm 2000 lên 22,45% và 34,42% năm 2005.
Nhìn chung, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại
hóa và thay đổi đều ở cả ba khu vực theo hướng dần từng bước hình thành nên cơ cấu
Dịch vụ - Công nghiệp - Nông lâm thủy sản. Tuy nhiên mức độ chuyển dịch kinh tế hiện
nay diễn ra còn chậm, chưa có bước đột phá.
1.3.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Nông – lâm – ngư – diêm nghiệp
• Nông nghiệp
Trong những năm qua nông nghiệp là ngành sản xuất chính, góp phần ổn định đời

sống nhân dân trong tỉnh. Năm 2005, GDP nông nghiệp là 2032 tỷ đồng, chiếm 45,9%
tổng GDP cả tỉnh, gấp 2,32 lần năm 1995, nhưng còn thấp hơn so với chỉ tiêu này của cả
nước (3,11 lần)
Tăng sản lượng một số cây trồng vật nuôi chính:
Trong giai đoạn 2001-2005, sản lượng lương thực tăng trên 10%, do tăng diện tích
gieo trồng (tăng vụ) và tăng năng suất cây trồng. Trong đó tăng sản lượng xấp xỉ 5%.
Trong cùng thời kỳ, sản lượng cây công nghiệp tăng khá cao, nhưng chủ yếu do tăng diện
tích gieo trồng.
Để đảm bảo tăng giá trị sản xuất ổn định như thời gian qua, cần xây dựng một số
hồ chứa nước đa tác dụng, đồng thời cần áp dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật sinh học
vào trồng trọt và chăn nuôi trên diện rộng.
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp:
Năm 2005, nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) chiếm 81,98%, lâm nghiệp:
7,14% và thuỷ sản chiếm 10,88% tổng giá trị sản xuất.
- Trồng trọt
Trong những năm qua ngành trồng trọt đã có những thành công căn bản, năng suất
cây trồng tăng cao, nhất là lúa. Cơ cấu cây trồng được bố trí hợp lý hơn, tỷ trọng cây lâu
năm tăng dần. Tỷ lệ các loại giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt được sử dụng
tăng dần. Tuy vậy, ứng dụng các loại giống cây mới vào sản xuất còn hạn chế, nhân ra
diện rộng còn chậm.
- Chăn nuôi
Quy mô và chất lượng đàn gia súc, gia cầm tăng dần, nhưng đóng góp của chăn
nuôi vào thu nhập của người dân tăng chậm.
Giá trị sản xuất chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất khu vực nông nghiệp có xu
hướng tăng, năm 2001 chiếm 29,73% tăng lên 31,38% năm 2005.
Tuy vậy, trong suốt thời kỳ 1996-2005, số trâu bò bình quân trên hộ nông nghiệp
hầu như không tăng, bình quân 1,1 con / hộ.
Tổng đàn lợn năm 2005 có 453 nghìn con, tốc độ tăng bình quân 1996-2005 là
3,73%. Hình thức chăn nuôi hộ gia đình có quy mô ngày càng lớn. Đàn lợn tăng khá
nhanh trong giai đoạn 2001-2005, do lương thực bình quân đầu người tăng, từ 264kg năm

1995 lên 378kg/ người năm 2005, và thị trường thức ăn gia súc khá phát triển, nhưng
hiện nay, thị trường tiêu thụ thịt lợn còn nhỏ, do quy mô dân số nhỏ và thu nhập bình
quân đầu người còn thấp, nhất là khu vực nông thôn.
- Thuỷ sản
Hà Tĩnh là tỉnh có ngư trường rộng với 137 km bờ biển, có điều kiện khá thuận lợi
cho phát triển thuỷ sản trong những năm gần đây. Nhưng có những hạn chế như bão, lũ,
nguồn lợi hải sản ven bờ cạn kiệt, suất đầu tư cho nuôi trồng và đánh bắt xa bờ lớn.
Nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh phát triển khá cân đối từ nâng cấp cơ sở hạ tầng nuôi
trồng như hồ ao, đến phát triển các cơ sở cung cấp con giống.
Diện tích nuôi trồng năm 2004 là 5.400 ha, trong đó nước ngọt 2630 ha; nước lợ
2.770 ha.
Hiện có 3 trại giống cá cấp 1 và nhiều trại giống cấp 2, 5 trại giống tôm. Năm
2005 chế biến xuất khẩu thuỷ sản đạt 3.600 tấn. Ngoài ra còn có các cơ sở chế biến nước
mắm phục vụ tiêu dùng nội địa.
• Lâm nghiệp
Hà Tĩnh là tỉnh có tiềm năng phát triển lâm nghiệp, trên cơ sở tái trồng rừng ở
những nơi đã khai thác gỗ chỉ còn trảng cỏ và cây bụi. Trong những năm qua, các dự án
trồng rừng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến được thực hiện tốt, góp phần đưa độ
che phủ của rừng tăng nhanh từ 38% năm 2001 lên 43,5% năm 2005, nhưng đóng góp
của ngành vào tăng trưởng kinh tế còn thấp. Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2005 đạt
183,4 tỷ đồng, trong đó dịch vụ lâm nghiệp là 37,6 tỷ đồng, trồng và nuôi rừng: 29,7 tỷ
đồng, khai thác gỗ và lâm sản đạt gần 15 tỷ đồng.
- Kinh tế trang trại nông lâm kết hợp: Hiện nay đã có hơn 1.300 trang trại với tổng
diện tích 12.000 ha chủ yếu là trồng, khoanh nuôi rừng, trồng cây ăn quả và chăn nuôi.
Doanh thu từ trang trại chưa nhiều, đạt khoảng 9-10 tỷ đồng, thu hút được 8.700 lao động
nhưng còn thấp so với tiềm năng. Số trang trại hoạt động có hiệu quả còn ít. Hiện chỉ có
23 trang trại đạt tiêu chuẩn theo quy định của bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Chế biến lâm sản: Bao gồm khai thác chế biến nhựa thông và các cơ sở chế biến
lâm sản. Rừng thông cấp tuổi V và IV vào khoảng hơn 9.000 ha, hàng năm cho hơn 4.000
tấn nhựa. Có khoảng 200 cơ sở chế biến lâm sản, chủ yếu là xẻ gỗ xây dựng và đóng đồ

mộc dân dụng. Các ngành này tăng trưởng chậm do thiếu nguyên liệu (nguồn nguyên liệu
chủ yếu là gỗ lậu).
• Diêm nghiệp
Diêm nghiệp là ngành truyền thống của tỉnh, nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh
thấp. Diêm nghiệp được tập trung sản xuất ở 4 huyện: Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh
và Nghi Xuân với sản lượng muối hàng năm đạt 26.000 tấn, trong đó muối i ốt 13.000
tấn. Có 4.000 hộ với hơn 8.000 lao động làm diêm nghiệp. Do làm muối thủ công năng
suất thấp, đời sống của người làm muối còn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ đói nghèo của
vùng làm muối chiếm 17% (theo tiêu chuẩn cũ), cao hơn mức trung bình của tỉnh.
b. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh có hai đặc điểm nổi bật:
(1) Công nghiệp và TTCN của tỉnh còn nhỏ bé đang trong giai đoạn bắt đầu phát
triển. Năm 2005, trên địa bàn của tỉnh có 12.122 cơ sở sản công nghiệp, giải quyết việc
làm thường xuyên cho 28,5 nghìn lao động, bằng 3,9% tổng số lao động đang làm việc
trong các ngành kinh tế cả tỉnh.
(2) Trong thời kỳ 1996-2005, giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
tăng khá cao, đạt 14,7%/năm theo xu hướng tăng dần.
Nhờ sự nỗ lực của ngành, trong những năm qua công nghiệp đã có nhiều khởi sắc,
là do:
Công nghiệp và TTCN của tỉnh phát triển đúng hướng, dựa trên các thế mạnh về
tài nguyên và lao động. Tỉnh đã khai thác quặng Titan, khai thác vàng, chế biến dăm gỗ,
sản xuất vật liệu xây dựng cho xuất khẩu và để sử dụng trong nước.
So với 10 năm trước, thiết bị và công nghệ được nâng cấp, trong đó thiết bị khai
thác quặng Titan được đánh giá vào loại hiện đại.
Một số cơ sở công nghiệp chế biến nông lâm sản có quy mô khá đã đi vào hoạt
động. Từ năm 1997 đến nay, trên địa bàn Hà Tĩnh đã có ba doanh nghiệp có quy mô khá
đi vào hoạt động là: nhà máy thủy sản đông lạnh, chế biến dăm gỗ xuất khẩu và chế biến
hoa quả,
Cơ cấu theo ngành: Công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất
CN-TTCN trên địa bàn Hà Tĩnh, nhưng có xu hướng giảm. Công nghiệp khai thác mới

được phát triển, có tỷ trọng ngày càng tăng. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện
nước chưa phát triển, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp tiểu thủ
công nghiệp toàn tỉnh.
Năm 2005 giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến đạt 1081 tỷ đồng, trong đó
sản xuất thực phẩm và đồ uống chiếm 34,3%, sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản chiếm
16,9%, sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại chiếm 16,4%, sản xuất đồ gia dụng và bàn
ghế chiếm 10,9%, các sản phẩm khác chiếm tỷ trọng nhỏ.
Về mạng lưới công nghiệp tiểu thủ công nghiệp của tỉnh bố trí khá hợp lý, đảm
bảo chi phí quy đổi thấp, trên cơ sở khai thác lợi thế về tài nguyên, gần nguồn nguyên
liệu, gần nơi tiêu thụ, và ở những nơi có cơ sở hạ tầng phát triển, như nhà máy gạch
Tuynen đã bố trí ở khu mỏ đất sét. Tuy vậy bố trí không gian còn bộc lộ một số hạn chế:
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp xen kẽ trong dân vừa gây ô nhiễm môi trường vừa khó
quản lý về chất lượng và tài chính. Vì vậy trong các năm tới, cần xem xét bố trí nhà máy
trong các khu công nghiệp đã được hình thành.
c. Thương mại và du lịch
• Thương mại
Thương mại đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, mặc dù sản
xuất hàng hoá chậm phát triển và sức mua của dân cư còn thấp, số cơ sở và lao động
tham gia làm dịch vụ ngày một tăng, nhưng chủ yếu ở thị xã, thị trấn và một số xã vùng
ven đô thị.
Các trung tâm thương mại của tỉnh đang trong quá trình hình thành, mạng lưới chợ
nông thôn khá phát triển, đảm bảo được nhu cầu trao đổi hàng hóa của người dân. Năm
2000 có 16.548 lao động làm thương mại dịch vụ, bằng 2,86% tổng số lao động toàn tỉnh.
Năm 2005 có khoảng 31.542 lao động, bằng 5,56% tổng số lao động đang làm việc trong
các ngành kinh tế.
Năm 2005, trong tổng mức bán lẻ hàng hoá của các cơ sở nhà nước chiếm 11,8%,
còn lại 88,2% là do thành phần kinh tế tập thể, tư nhân và cá thể thực hiện.
Bên cạnh những kết quả nêu trên, lĩnh vực thương nghiệp còn bộc lộ một số hạn
chế chủ yếu như:
Thiếu chiến lược thị trường, đồng thời còn thiếu các sản phẩm dịch vụ mang bản

sắc riêng, khả năng cạnh tranh còn yếu, chất lượng dịch vụ chưa tương xứng với giá cả;
Số lượng doanh nghiệp làm thương nghiệp tuy nhiều nhưng chủ yếu là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, vòng quay vốn còn thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao.
• Du lịch
Trên địa bàn Hà Tĩnh đã hình thành một số điểm du lịch có ý nghĩa Quốc gia và
Quốc tế như khu lưu niệm Nguyễn Du, khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang và nhiều điểm
du lịch khác có ý nghĩa vùng và địa phương.
Cơ sở hạ tầng du lịch ngày càng được hoàn thiện, số nhà nghỉ, khách sạn, nhà
hàng ở các khu du lịch tăng về số lượng và chất lượng. Tuy vậy, công tác đảm bảo vệ
sinh môi trường, trật tự an toàn tại các khu du lịch còn nhiền bất cập. Đặc biệt là hệ thống
thu gom, chứa và xử lý sơ bộ chất thải tại các điểm du lịch còn chưa đảm bảo yêu cầu vệ
sinh sạch sẽ, nhiều nơi còn thiếu.
Hiện tại, chưa có những sản phẩm du lịch đặc trưng, hấp dẫn đối với khách du lịch
nên ngày lưu trú của khách còn thấp. Du lịch mang tính mùa vụ, khách du lịch đến Hà
Tĩnh chủ yếu vào các dịp lễ hội, kỳ nghỉ hè. Doanh thu du lịch từ khách Quốc tế chiếm tỷ
trọng nhỏ trong tổng số doanh thu. Trong hoạt động lữ hành, việc nối các tour du lịch với
các tỉnh và cả nước còn nhiều hạn chế. Hệ thống khách sạn có quy mô vừa và nhỏ, trang
thiết bị thiếu đồng bộ. Sử dụng nhà nghỉ, khách sạn tại các khu du lịch biển còn thấp, mới
đạt 25-30% tổng số buồng phòng. Tỷ lệ lao động và cán bộ có trình độ nghiệp vụ du lịch
còn thấp.
1.3.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
Thực trạng phát triển đô thị:
Hiện nay toàn tỉnh có 14 đô thị, trong đó 1 thị xã loại IV, TP. Hà Tĩnh đã được
công nhận là đô thị loại III, còn 12 thị trấn đô thị loại V. Hầu hết các đô thị là trung tâm
hành chính, y tế, giáo dục, quản lý nhà nước và thương mại. Dân số đô thị năm 2005
chiếm 10% tổng số dân. Dự báo đến 2020, dân đô thị chiếm 30% tổng số dân, gấp 3 lần
hiện nay. Điều kiện sống của người dân đô thị khá tốt. Bình quân đất ở đô thị từ 150-250
m
2
/hộ. Tầng cao bình quân của các công trình kiến trúc là 2,2 tầng.

Về cơ sở hạ tầng: có 8/14 đô thị có công trình cấp nước công nghiệp, tổng công
suất 32.000 m
3
/ ngày - đêm. Hệ thống giao thông chính có khoảng 36 km, trong đó 80%
đã được nhựa hóa. Tất cả các đô thị đều được cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất tốt. Dịch
vụ bưu chính viễn thông ở các đô thị thuận lợi.
Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn:
Cũng như các vùng nông thôn khác ở miền Bắc Việt Nam, dân cư nông thôn tỉnh
Hà Tĩnh đã được hình thành từ rất lâu đời, đến nay đã định hình thành khu quần cư là các
làng, bản, thôn xóm. Đơn vị quản lý của các thôn bản là các hộ gia định, mỗi hộ đều có
diện tích nhà ở, sân, công trình phụ, chuồng trại gia súc, giếng nước, vườn cây, ao cá.
Bình quân đất ở nông thôn toàn tỉnh là 53,52 m
2
/người, 231,6 m
2
/hộ.
Đặc điểm phân bố của các khu dân cư nông thôn như sau :
- Ở vùng đồi núi khu dân cư thường phân bố ở địa hình ven chân đồi hoặc các đồi
thấp thoải có độ dốc dưới 15
o
.
- Ở vùng đồng bằng ven biển, dân cư được phân bố trên các dải cồn cát cao nằm
song song với bờ biển xen kẽ các khu vực sản xuất nông nghiệp, hoặc phân bố dọc theo
các trục đường giao thông chính và ven các con sông lớn của tỉnh.
Do đặc điểm sản xuất của vùng nông thôn nên việc phát triển mở rộng khu dân cư
nông thôn thường gắn chặt với đặc điểm điều kiện tự nhiên của từng địa phương, thông
thường là mở rộng vào đất nông nghiệp xung quanh làng bản.
Trong những năm gần đây cùng với việc phát triển của cơ chế thị trường, hướng
mở rộng khu dân cư có nhiều thay đổi. Đất ở nông thôn được mở rộng theo các trục giao
thông thôn, xã. Vừa giải quyết đất ở gắn với hệ thống dịch vụ.

1.3.3. Điều kiện xã hội
1.3.3.1. Giao thông
Đường bộ:
Hà Tĩnh có 4 đường Quốc lộ chạy qua và 27 tuyến đường tỉnh lộ với tổng chiều
dài 387 km. Nếu tính cả giao thông nông thôn, tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn tỉnh
là 2.917 km.
Tuy đạt được những thành tựu nêu trên, nhưng hiện nay 80% đường bộ được đánh
giá vào loại xấu và rất xấu, nhiều đoạn đường bị ngập trong mùa mưa. Hệ thống cầu,
ngầm còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng.
Đường sắt:
Đường sắt đi qua địa phận Hà Tĩnh dài 70 km (qua Đức Thọ, Vũ Quang, Hương
Khê). Trên tuyến đường sắt có 11 ga, trong đó cá hai ga hàng hóa là Hương Phố và Phúc
Trạch, góp phần trao đổi hàng hóa thuận lợi cho các điểm dân cư lân cận.
1.3.3.2. Thủy lợi
Các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp đã được chú trọng đầu tư
xây dựng, đang bước vào thời kỳ phát huy tác dụng. Tuy vậy, do điều kiện địa hình chia
cắt, đất dốc, thuỷ lợi chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước trong nông nghiệp, thiếu
nước khá trầm trọng vào các tháng gió Tây nam hoạt động mạnh ảnh hưởng đến năng
suất cây trồng.
1.3.3.3. Giáo dục và đào tạo
Hà Tĩnh là một trong các tỉnh có hệ thống giáo dục phổ thông phát triển nếu so với
cùng mặt bằng mức sống. Hệ thống giáo dục đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập
trong tỉnh. Đến năm 2005 tỉnh có 1 trường cao đẳng sư phạm, 4 trường trung học chuyên
nghiệp, 1 trường dân tộc nội trú.
Số học sinh trên 1 vạn dân tăng liên tiếp, năm sau cao hơn năm trước. Năm học
1994-1995, bình quân toàn tỉnh có 2.434 học sinh / vạn dân tăng lên 2.706 học sinh / vạn
dân năm học 2004-2005.
Ngành giáo dục đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Hà Tĩnh là tỉnh sớm đạt
tiêu chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ so với cả nước, ngay từ
năm 1999, hoàn thành phổ cập trung học cơ sở năm 2003.

Về chất lượng giáo dục: Tỷ lệ học sinh đi học ở các cấp học đều cao hơn trung
bình cả nước. Tỷ lệ giáo viên trên lớp tính chung cho cả tỉnh năm học 2004-2005, ở tiểu
học là 1,28 (quy định là 1,15); ở trung học cơ sở là 1,94 (quy định là 1,85); ở trung học
phổ thông là 1,83 (quy định là 2,1). Học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học đạt tỷ lệ cao.
Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, giáo dục đào tạo vẫn còn
một số khó khăn như:
Chương trình và trang thiết bị đào tạo còn lạc hậu, chưa đáp ứng được nhu cầu
phát triển kinh tế về lao động kỹ thuật có tay nghề cao.
Mạng lưới trường cần mở rộng để đáp ứng cho nhu cầu học tập ngày càng tăng.
Đối với địa hình các xã vùng núi, khoảng cách đến trường của học sinh còn xa,
cần xem xét lại quy mô, địa điểm trường lớp cho phù hợp.
1.3.3.4. Y tế
Mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe phát triển khá hoàn chỉnh, từ tỉnh xuống xã, đáp
ứng được nhu cầu chữa trị bệnh cho nhân dân trong tỉnh. Đội ngũ cán bộ y tế được tăng
cường, năm 2005 bình quân 4,29 bác sỹ/1 vạn dân. Hiện nay, 34,8% số xã có bác sỹ, với
trên 700 cán bộ y tế đang công tác tại các thôn bản.
Cơ sở vật chất ngành y tế được củng cố. Toàn tỉnh có 3.521 giường bệnh, trong đó
số giường bệnh viện là 1890 giường, bằng 53,6% tổng số giường. Bệnh viện đa khoa tỉnh
được xây dựng mới với 450 giường bệnh, có đầy đủ các khoa từ lâm sàng đến cận lâm
sàng, trang thiết bị ngày một đầy đủ và hiện đại hơn.
Công tác KHHGĐ được triển khai, thực hiện tốt. Bằng nhiều hình thức, biện pháp
giáo dục, tăng cường truyền thông, và dịch vụ phù hợp đã tạo nhiều chuyển biến về nhận
thức trong mọi tầng lớp nhân dân, góp phần hạn chế các cặp vợ chồng sinh con thứ 3 trở
lên.
Từ năm 1995 đến nay công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng được chú ý mở rộng
về quy mô và nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo chữa các bệnh thông thường, chủ
động phòng chống và kịp thời dập tắt các dịch bệnh xã hội có khả năng lây lan cho nhân
dân. Nhiều chương trình Quốc gia về y tế được quan tâm sát sao, thực hiện có hiệu quả.
Tuy vậy, ngành y tế tỉnh cần phải nâng cấp các cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu
khám chữa bệnh đang xuống cấp, đầu tư máy móc, thuốc men, đào tạo dược sỹ, bác sỹ

(cấp một) giỏi của một số chuyên khoa thiếu như sản, chụp cắt lớp.
1.3.3.5. Văn hóa xã hội, thể dục thể thao
Công tác văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, xây dựng làng văn hóa được triển
khai trên diện rộng và đạt kết quả tốt. Phục vụ tốt, kịp thời các ngày lễ lớn của dân tộc và
lễ hội truyền thống ở các địa phương. Đến năm 2005 đã có 78% gia đình văn hóa, tăng
30% so với năm 2000.
Công tác tôn tạo, bảo quản và giữ gìn các di tích lịch sử, văn hoá được chú trọng,
các thiết chế văn hoá từ huyện đến cơ sở được tăng cường.
Lĩnh vực thông tin, phát thanh và truyền hình đã thực hiện tốt vai trò làm công cụ
tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đến nay 100% số
xã thị trấn được nghe phát thanh và xem truyền hình.
Tuy nhiên, cơ sở vật chất của ngành văn hóa còn thiếu về số lượng và kém về chất
lượng chưa tương xứng với tên gọi của nó. Hiện nay cả tỉnh có 1 trung tâm văn hóa cấp
tỉnh và 11 trung tâm văn hóa huyện, thị nhưng đã xuống cấp, một số trung tâm còn ở nhà
tạm. Vùng sâu, vùng xa đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân còn kém, thiếu thông
tin, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế. Vì vậy để đem tri thức đến với dân, công tác văn
hoá, thông tin và thể dục thể thao cần được tiếp tục đẩy mạnh trong các năm tới.
1.3.3.6. Bưu chính viễn thông
Bưu chính viễn thông trong thời kỳ 1996-2005 đã có bước phát triển tích cực, tăng
cả về số lượng và chất lượng dịch vụ. Năm 2004 số máy điện thoại là 3,2 máy/100 dân,
cao hơn 10 lần so với năm 1995. Số bưu cục bình quân km2 là 1,1 cao hơn trung bình
toàn vùng. Đây là sự phát triển tích cực, tuy nhiên, mật độ sử dụng điện thoại trên toàn
tỉnh vẫn ở mức thấp so với trung bình toàn vùng Bắc Trung bộ và phân bố không đồng
đều.
Xây dựng cơ sở hạ tầng đã đạt được nhiều thành tựu, song còn bộc lộ một số hạn
chế chủ yếu như: Đầu tư xây dựng còn dàn trải. Huy động nội lực trong dân còn hạn chế
do thu nhập của nhân dân còn thấp. Với cơ chế đầu tư như hiện nay, tỉnh thiếu chủ động.
Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước còn thấp. Các dự án đầu tư nhỏ, thiếu các dự án đầu
tư lớn có đủ khả năng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
1.4. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

1.4.1. Thuận lợi
Nhìn chung vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và cảnh quan
môi trường của tỉnh có nhiều thuận lợi cho phát triển nền kinh tế - xã hội:
- Có vị trí nằm cách không xa thành phố Vinh, thành phố Đồng Hới, thuộc vùng
kinh tế Bắc Trung bộ và chịu ảnh hưởng của khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, có
nhiều cơ hội để đón nhận sự đầu tư và ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, văn minh
đô thị trong quá trình phát triển nền kinh tế.
- Các nguồn tài nguyên (tài nguyên đất; biển, ven biển; rừng; khoáng sản) đa
dạng, phong phú là điều kiện thuận lợi để đa dạng hóa cây trồng; phát triển các ngành
công nghiệp đánh bắt và chế biến hải sản; khai thác, chế biến lâm sản và khoáng sản.
Có bãi biển đẹp, nhiều thắng cảnh và cảnh quan thiên nhiên phong phú, thuận lợi
cho phát triển kinh tế du lịch.
- Có nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm và luôn được tiếp thu nền văn
minh đô thị. Nhân dân trong tỉnh cần cù chịu khó, ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo và đoàn
kết là động lực để phát triển kinh tế.
1.4.2. Khó khăn, hạn chế
- Khí hậu phân hoá theo mùa, gây nên tình trạng thiếu nước về mùa khô, ngập
úng về mùa mưa, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống.
- Địa hình phức tạp và chia cắt, gây khó khăn trong việc đầu tư khai hoang, cải tạo
đồng ruộng và bố trí cơ sở hạ tầng. Chất lượng đất nhiều khu vực xấu do hiện tượng
nhiễm mặn, xói mòn rửa trôi, cát bay …
- Tài nguyên rừng suy giảm, hệ thống thủy văn dốc, hạn chế đến khả năng điều tiết
nguồn nước (đặc biệt trong mùa khô) và bảo vệ môi trường.
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TÔN THƯƠNG DO CÁC ĐIỀU
KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ RỦI RO KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM
2.1. ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN VIỆT NAM
2.1.1. Ảnh hưởng của BĐKH tới Việt Nam trong những năm qua
Diễn biến của hiện tượng ENSO ngày càng phức tạp: trong 10 năm gần đây, El
Nino gây hạn hán liên tục tại cả 3 miền; La Nina gây lũ lụt liên tiếp, những năm có La
Nina, số lượng trận lũ tăng 1,4 lần so với trung bình.

Đợt hạn cuối 1997 đầu 1998, thiệt hại của các tỉnh miền Trung riêng về nông
nghiệp tới 1.400 tỷ đồng, chí phí cho phòng chống hạn hán lên tới gần 1.000 tỷ đồng.
Trong 5 năm gần đây, các tỉnh đồng bằng sông Hồng liên tục phải đối phó với tình trạng
hạn hán gay gắt trong vụ Đông Xuân do mực nước sông Hồng liên tục xuống thấp dưới
mức lịch sử trong vòng 100 năm qua.
Tổng thiệt hại do thiên tai (sạt lở đất, mưa to và bão lũ) ở 50 tỉnh, thành phố trong
năm 2007 ước tính lên tới trên 11.600 tỷ đồng (khoảng 1% GDP). Thiên tai đã làm 435
người chết, mất tích; làm ngập và hư hại 113.800 ha lúa; phá hủy trên 1.300 công trình
đập, cống, làm sạt lở cuốn trôi hơn 1.500 km đê và kênh mương; làm hơn 7.800 ngôi nhà
và phòng học bị sập đổ. Do ảnh hưởng của thiên tai, tình trạng thiếu đói vẫn xẩy ra: năm
2007, cả nước có 723.900 lượt hộ với 3.034.500 lượt nhân khẩu bị thiếu đói.
Dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm, cây trồng liên tục xẩy ra cũng có thể một
phần do biến đổi khí hậu.
2.1.2. Ảnh hưởng của BĐKH tới Việt Nam trong tương lai
Việt Nam sẽ là một trong 5 nước bị ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu.
Tác động lớn nhất là do nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Biến đổi khí
hậu sẽ làm: thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng, tăng dòng chảy mùa lũ,
giảm dòng chảy mùa kiệt… Những thay đổi của môi trường tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến
toàn bộ các lĩnh vực, ngành nghề của kinh tế - xã hội.
2.1.2.1. Tác động của BĐKH đến môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
a Thiên tai và các hoạt động thời tiết cực đoan gia tăng
Nóng lên toàn cầu gây ra những biến đổi hoàn lưu khí quyển và đại dương, đặc
biệt là hoàn lưu gió mùa và hoàn lưu nhiệt – muối dẫn đến những biến động về nhiệt độ,
lượng mưa và các hiện tượng thời tiết.
Tăng lượng bốc hơi trên lục địa và đại dương dẫn đến tăng hàm lượng ẩm trong
khí quyển và tăng hội tụ ẩm vận tải từ đại dương vào lục địa làm tăng khả năng mưa lớn
trên lục địa.
Tăng tính biến động, tính dị thường và cực đoan của các yếu tố khí hậu và hiện
tượng thời tiết như nắng, nóng, rét, bão, lũ, mưa lớn, hạn hán, lốc… đặc biệt là trong
những trường hợp liên quan đến hoạt động của El Nino, La Nina.

b Tác động đối với thủy văn tài nguyên nước
Những thay đổi về hoàn lưu gió mùa, bao gồm cả những nhiễu động khí quyển,
hàm lượng ẩm trong khí quyển và bốc hơi sẽ làm thay đổi về lượng mưa và phân bố mưa
theo không gian và thời gian, dẫn đến những thay đổi trong chế độ thủy văn và tài nguyên
nước cũng như những thiên tai liên quan đến nước, ảnh hưởng đến hoạt động của hồ
chứa. Theo IPCC 2007, lượng dòng chảy trung bình năm có khả năng tăng 10-40% ở
vùng vĩ độ cao và một số vùng ẩm ở nhiệt đới, nhưng giảm 10-30% ở một số vùng khô
thuộc vĩ độ trung bình và nhiệt đới. Vì thế, các vùng bị ảnh hưởng của hạn sẽ mở rộng
hơn, các sự kiện mưa lớn sẽ tăng lên về tần suất và nguy cơ lũ, lụt gia tăng.
Các mô phỏng mưa cho thời kỳ 2050 – 2070 theo các kịch bản biến đổi khí hậu ở
Việt Nam cho thấy, ở hầu hết các vùng, lượng mưa mùa mưa đều tăng với mức độ khác
nhau: 0-5% ở Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ; 0-10% ở
Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và phía Bắc Nam Trung Bộ. Lượng mưa mùa khổ ở Tây
Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có thể tăng hoặc giảm -5
đến +5%, trong khi ở Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và phía Bắc Nam Trung Bộ tăng 0-
5%.
Như vậy, có khả năng dòng chảy lũ sẽ tăng lên ở hầu hết các vùng, nhất là Bắc và
Trung Trung Bộ, trong khi dòng chảy mùa kiệt giảm đi ở các vùng có lượng mưa mùa
khô giảm, đáng chú ý nhất là Tây Nguyên, Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, những nơi
hàng năm vẫn chịu hạn hán nặng nề vào mùa khô.
c Tác động đối với các hệ sinh thái tự nhiên
Tính cơ động (đàn hồi) của nhiều hệ sinh thái sẽ vượt qua giới hạn trong thế kỷ
này do sự kết hợp trong những điều kiện chưa từng có của biến đổi khí hậu liên quna đến
các biế động như hạn hán, a xít hoán nước biển … và những hậu quả của biến đổi khí hạu
toàn cầu khác như thay đổi sử dụng đất, ô nhiễm môi trường, khai thác quá mức tài
nguyên.
Hấp thụ cacbon tinh của các hệ sinh thái lục địa dự kiến sẽ tăng lên và đạt đỉnh
vào giữa thế kỷ này, sau đó giảm dần, thậm chí ngược lại – thải cacbon và góp phần làm
tăng biến đổi khí hậu.
Nhiệt độ tăng làm dịch chuyển ranh giới khí hậu dẫn đến dịch chuyển ranh giới

nhiệt của các hệ sinh thái lục địa về phái Bắc và lên cao hơn. Kết quả là các thực vật
nhiệt đới có thể phát triển xa hơn về phía Bắc và lên các độ cao hơn, trong khi các thực
vật ôn đới và á nhiệt đới bị thu hẹp lại hoặc bị mất đi nếu không thích nghi kịp.
Hệ sinh thái biển và ven biển bị thay đổi do mực nước biển dâng, nhiệt độ và độ
mặn thay đổi cùng với những thay đổi về dòng chảy, sóng, biên độ thủy triều, xâm nhập
mặn và xói lở bờ biển
Nhiệt độ tăng cùng với khô hạn có thể làm tăng các vụ cháy rừng vào mùa khô.
2.1.2.2. Tác động của BĐKH đến kinh tế - xã hội
a. Tác động đối với nông nghiệp
Nhiệt độ tăng có thể làm thay đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng ở một số nơi
do vụ mùa kéo dài hơn, trong khi vụ đông bị rút ngắn lại.
Sự gia tăng xân nhập mặn do nước biển dâng làm giảm đáng kể diện tích đất nông
nghiệp ở các vừng đồng bằng châu thổ và ven biển, nhất là đồng bằng sông Cửu Long và
đồng bằng sông Hồng – Thái Bình.
Thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan tăng lên, trong đó đáng chú ý nhất là
hạn hán, lũ lụt ở nhiều vùng, cùng với sâu bệnh, dịch bệnh phát triển.
b. Tác động đối với lâm nghiệp
Việt Nam có đa dạng sinh học (ĐDSH) cao, có các hệ sinh thái (HST) phong phú.
Tuy nhiên trong thời gian qua, do những nguyên nhân khác nhau, ĐDSH, các HST, đặc
biệt là HST rừng – HST có ĐDSH cao nhất bị suy thoái trầm trọng.
Nước biển dâng lên làm giảm diện tích rừng ngập mặn ven biển tác động xấu đến
hệ sinh thái rừng tràm và rừng trồng trên đất bị nhiễm phèn ở ĐBSCL. Trong những năm
gần đây, rừng tuy có tăng lên về diện tích, nhưng tỷ lệ rừng nguyên sinh vẫn chỉ khoảng
8% (so với 50% của các nước trong khu vực).
Nhiệt độ và lượng bốc hơi tăng cùng với hạn hán kéo dài sẽ làm thay đổi sự phân
bố và khả năng sinh trưởng của các loài thực vật và động vật rừng. Nhiều loài cây nhiệt
đới ưa sáng sẽ di cư lên các vĩ độ cao hơn và các loài cây á nhiệt đới sẽ mất dần. Số
lượng quần thể các loài động thực vật rừng quý hiếm sẽ ngày càng suuy kiệt và nguy cơ
tuyệt chủng tăng. Nhiệt độ tăng và hạn hán kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ cháy rừng, nhất
là các rừng trên đất than bùn, vừa gây thiệt hại tài nguyên sinh vật, vừa tăng lượng phát

thải khí nhà kính, làm gia tăng biến đổi khí hậu và tạo điều kiện cho một số loài sâu bệnh
hại rừng phát triển.
Biến đổi khí hậu làm thay đổi số lượng và chất lượng hệ sinh thái rừng, đa dạng
sinh học. Chức năng và dịch vụ môi trường (điều tiết nguồn nước, điều hòa khí hậu,
chống xói mòn …) và kính tế của rừng bị suy giảm.
Nước biển dâng và hạn hán làm giảm năng suất và diện tích cây trồng dẫn tới nhu
cầu chuyển đổi rừng sang đất sản xuất nông nghiệp và khai thác thủy sản tăng cũng như
nhu cầu di cư lên những vùng cao, làm gia tăng nạn phá rừng.
c. Tác động đối với thủy sản
Những biến đổi khu vực trong phân bố và sinh sản của các loài cá do nóng lên
toàn cầu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành thủy sản và nghề cá.
Sự suy giảm của rừng ngập mặn do nước biển dâng và những yếu tố môi trường
thay đổi ảnh hưởng đến điều kiện sinh thái của một số loài thủy sản tự nhiên.
Xâm nhập mặn vào sâu hơn trong nội địa làm mất nơi sinh sống vủa một số loài
thủy sản nước ngọt
Một số loài thủy sản phải di cư trong điều kiện có nhiều rào cản tự nhiên và hoạt
động của con người, trong khi một số loài khác không thích ứng kịp bị suy giảm hoặc
mất đi.
d. Tác động đối với năng lượng, công nghiệp, giao thông, vận tải, xây dựng
Những hoạt động công nghiệp dễ bị tổn thương nhất sẽ xẩy ra ở dải ven biển và
những vùng đồng bằng châu thổ thường bị lũ lụt, nơi mà nền kinh tế của nó phục thuộc
chặt chẽ và tài nguyên khí hậu nhạy cảm và những nơi dễ xẩy ra các hiện tượng thời tiết
cực đoan, nhất là những vùng đang đô thị hóa nhanh.
Nhiệt độ tăng cùng với số ngày nắng nóng tăng leenlamf tăng nhu cầu năng lượng
cho việc làm mát và thông gió trong các hoạt động công nghiệp, giao thông và dân dụng,
nhất là ở các thành phố, khu công nghiệp.
Những thay đổi trong phân bố mưa, bốc hởi ảnh hưởng đến tài nguyên nước sẽ tác
động đến các hoạt động của các hồ chứa và nguồn năng lượng thủy điện.
Nước biển dâng, thiên tai, nhất là bão, mưa lớn, ngập lụt ảnh hưởng đến các dàn
khoan và hệt thống vận chuyển dầu khí trên biển, các công trình xây dựng năng lượng,

cảng biển, giao thông, dân dụng ở ven biển.
e. Tác động đối với sức khỏe, đời sống, nghỉ ngơi và du lịch
Hàng chục triệu người sẽ bị ảnh hưởng thường xuyên bởi ngập lụt hàng năm do
mực nước biển dang vào những năm 2080. Nguy cơ lớn nhất xẩy ra ở những vùng thấp
có mật độ dân cư cao và khả năng thích nghi kém, đặc biệt là đã và đang phải đối mặt với
những tác động khác như bão, nước dâng hoặc sụt lún địa phương.
Các cộng đồng nghèo khổ, đặc biệt là ở những vùng tập trung nhiều rủi ro sẽ bị
tổn thương nhiều nhất vì khả năng thích ứng kém và phục thuộc nhiều vào các tài nguyên
khí hậu nhạy cảm như nguồn nước và việc cung cấp thực phẩm.
Nhiệt độ tăng với những đợt nắng nóng kéo dài làm gia tăng áp lực về nhiệt đối
với cơ thể con người, làm tăng nguy cơ tử vong, nhất là đối với người già, trẻ em, những
người có bệnh tim mạch, thần kinh, những người làm việc trong hầm lò, xưởng đúc,
luyện kim …
f. Tác động của biến đổi khí hậu đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật ven biển

×