Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

skkn cấp tỉnh một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại trường mầm non hoằng phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.57 KB, 19 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HOẰNG HĨA</b>

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

<b>MỤC LỤC</b>

<b>PHỊNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA</b>

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

<b>MỘT SỐ GIẢI PHÁPNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠTĐỘNG ÂM NHẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI TẠITRƯỜNG MẦM NON HOẰNG PHONG – HOẰNG HĨA.</b>

<b>Người thực hiện: Lê Thị TìnhChức vụ: Giáo viên</b>

<b>Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoằng PhongSKKN thuộc lĩnh vực: chun mơn</b>

<b> </b>

THANH HĨA, NĂM 2024

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

1.1 Lý do chọn đề tài 1

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 22.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 42.3.1 <sup>Giải pháp: Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong hoạt</sup><sub>động học âm nhạc.</sub> 42.3.2 Lồng ghép âm nhạc vào các hoạt động học khác 62.3.3 Tạo hứng thú âm nhạc cho trẻ mọi lúc, mọi nơi. 72.3.4 <sup>Sưu tầm, sáng tạo ra trò chơi âm nhạc, đồ dùng âm nhạc giúp</sup><sub>trẻ khám phá bằng các hoạt động chơi.</sub> 92.3.5 <sup>Quan sát, đánh giá trẻ trong hoạt động âm nhạc để có giải</sup><sub>pháp giáo dục phù hợp.</sub> 112.3.6 <sup>Tăng cường cho trẻ quan sát, thực hành biểu diễn thông qua các</sup><sub>hoạt động văn nghệ trong lớp và các ngày lễ hội.</sub> 13

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>STTChữ viết tắtChú thích</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>1. Mở đầu.</b>

<b>1.1. Lý do chọn đề tài. </b>

Âm nhạc nảy sinh từ quá trình lao động của con người và hỗ trợ lại để conngười sản xuất sáng tạo. Âm nhạc gắn liền với con người từ lúc chào đời tới khigiã từ cuộc sống. Những khúc hát ru, những bài hát đồng dao trong trò chơi củacon trẻ, những điệu hò, những bài hát giao duyên, các điệu múa trong kho tàngâm nhạc dân gian là cội nguồn của nghệ thuật âm nhạc.

Qua lời ca trong sáng với những giai điệu trầm bổng, tiết tấu nhịp nhànggiúp phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc cho trẻ, trẻ trở nên linhhoạt, mạnh dạn, tự tin hơn, khơng những thế âm nhạc cịn giúp trẻ khám phánhững điều bí ẩn của thế giới xung quanh đầy màu sắc, trẻ biết về quê hương đấtnước, con người. Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật gần gũi với trẻ, vì vậy âmnhạc được coi như một phương tiện để giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. Cảmthụ âm nhạc của trẻ gắn bó chặt chẽ với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi.Nhiệm vụ của giáo dục âm nhạc là giúp trẻ cảm thấy hứng thú thông qua cácdạng hoạt động âm nhạc phong phú, từ đó hình thành ở trẻ thị hiếu âm nhạc,phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ, tính tích cực, sáng tạo trong âm nhạc. Đặc biệtđối với trẻ 5 - 6 tuổi, ngôn ngữ của trẻ bắt đầu phát triển mạnh nên trẻ nói liêntục. Ở lứa tuổi này, trẻ có biểu hiện cảm xúc, hứng thú với âm nhạc rõ rệt hơnlứa tuổi mẫu giáo nhỡ. Những biểu hiện như chăm chú, ngạc nhiên, thích thú...bộc lộ rõ ràng hơn trong vận động như vỗ tay, dậm chân.... Trẻ có thể tự háthoặc hát có sự hỗ trợ của người lớn với những bài hát ngắn, đơn giản. Trẻ có thểnhận biết được một vài nhạc cụ gần gũi, có thể làm quen được với một vài nhạccụ đơn giản và tập sử dụng các dụng cụ để gõ đệm theo nhịp bài hát. Hoạt độngâm nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc, dần hìnhthành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc.

Âm nhạc không chỉ giúp trẻ phát triển trí thơng minh, khích lệ tư duy sángtạo, tăng khả năng cảm nhận tinh tế những nét đẹp trong cuộc sống, mà còn giúptrẻ bộc lộ cảm xúc của mình với mơi trường xung quanh. Âm nhạc từ lâu đã trởthành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Chính vì vậy, hiện nay hoạt động âm nhạc đã được phổ biến rộng rãitrong các trường mầm non, giúp cho việc thực hiện giáo dục âm nhạc cho trẻtheo đúng chương trình quy định. Đồng thời giúp giáo viên có cơ hội và điềukiện để thể hiện và phát triển khả năng, năng khiếu của mình. Với tơi, âm nhạcgiống như một bí quyết riêng giúp tơi thu hút trẻ, tạo ấn tượng tốt khi đến trườnglớp. Từ những đặc điểm đó giáo dục mầm non đã đổi mới hình thức hoạt độngâm nhạc nhằm giúp trẻ tiếp thu, cảm thụ âm nhạc một cách nhẹ nhàng, giúp trẻnhớ lâu, đảm bảo cho trẻ “học bằng chơi, chơi mà học”.

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động âm nhạc đối với trẻ và mụcđích mong muốn cho trẻ hoạt động tốt hơn tơi ln băn khoăn, tìm tịi, học hỏi đểgiờ hoạt động âm nhạc đạt chất lượng cao cho trẻ, tôi xin được chia sẻ một vài kinh

<b>nghiệm nhỏ này với các đồng nghiệp thông qua đề tài "Một số giải pháp nâng caochất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 </b>

<b>- </b>

<b>6 tuổi tại trường mầm nonHoằng Phong".</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>1.2 Mục đích nghiên cứu</b>

Đánh giá thực trạng việc tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổitrong nhà trường, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạtđộng âm nhạc cho trẻ 5

-

6 tuổi, góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện chotrẻ ở tất cả các lĩnh vực phát triển cho trẻ. Từ đó giúp trẻ tính mạnh dạn tự tinhơn trong giao tiếp và trong tất cả các hoạt động hàng ngày.

<b>1.3. Đối tượng nghiên cứu</b>

Trẻ mẫu giáo 5

-

6 tuổi lớp A4 trường mầm non Hoằng Phong

<b>1.4. Phương pháp nghiên cứu</b>

Trong quá trình nghiên cứu tôi đã dùng những phương pháp sauPhương pháp trực quan, minh họa;

Phương pháp thực hành;Phương pháp dùng lời nói;

Phương pháp đánh giá, nêu gương;Phương pháp phân tích, tổng hợp;

Phương pháp thu thập minh chứng, tham khảo tài liệu.

<b>2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm</b>

<b>2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:</b>

Giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mĩ cho trẻ. Giáodục âm nhạc cho trẻ mầm non là hình thành cho trẻ lịng u thiên nhiên, tổquốc, tình u thương con người. Khơng chỉ vậy, giáo dục âm nhạc cịn làphương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trítưởng tượng, củng cố kiến thức của trẻ qua học tập, vui chơi. Quá trình trẻ tiếpxúc và hoạt động âm nhạc như: Học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi tròchơi âm nhạc... Sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triểntồn diện, hài hịa là sự phát triển về thẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ và thể lực. Chínhvì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

Các nghiên cứu gần đây cũng đã chỉ ra rằng khi bé được tiếp xúc với âmnhạc sớm thì khả năng tốn học tăng lên tới 27% và điểm IQ tăng lên 46%.Người ta cũng chỉ ra rằng âm nhạc có quan hệ mật thiết với sự cải thiện khảnăng đọc và các kỹ năng làm bài kiểm tra, ứng xử tốt hơn, giảm lo lắng, và đạtđiểm cao hơn ở trường. Thông qua âm nhạc trẻ sẽ linh hoạt, mạnh dạn, thôngminh qua việc sáng tạo các động tác minh họa kết hợp khi hát và rèn luyện cho trẻ.

Âm nhạc khơng giống với các loại hình nghệ thuật khác như hội họa, vănhọc, điện ảnh... Hình tượng âm thanh của âm nhạc khơng mang ý nghĩa cụ thểhồn tồn xác định rõ rệt như từ ngữ trong nghệ thuật văn chương và cũngkhông tái hiện thế giới khách quan bằng những bức tranh có đường nét bố cụcchặt chẽ, có mảng màu phong phú trong hội họa. Đặc trưng diễn tả của âm nhạcmang tính ước lệ, trừu tượng khái quát cao. Âm nhạc phản ánh hiện thực kháchquan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Cùng với các yếu tốdiễn tả âm nhạc như: Giai điệu, âm sắc, cường độ, hòa âm, tiết tấu đã thu hút,hấp dẫn làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ.

Âm nhạc không chỉ đơn thuần là để vui chơi, giải trí mà cịn thúc đẩy sựphát triển trí tuệ của trẻ. Âm nhạc giúp trẻ phát triển trí nhớ, trí nhớ âm nhạc là khả

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

năng thu nhận và ghi nhớ lại. Đặc điểm của trẻ 5 - 6 tuổi là ghi nhớ âm nhạc bằngtai nghe dựa vào nhạc cảm, trong quá trình hoạt động học tập, trí nhớ khơng có khảnăng nhắc lại tồn bộ ngay mà phải qua q trình luyện dần. Khi trẻ hát cùng lúcghi nhớ lời ca, giai điệu, tiết tấu, trẻ yêu ca hát bao nhiêu thì càng thuộc nhanh, nhớchính xác và nhớ lâu bài hát.

Ở trường mầm non, giáo dục âm nhạc được tiến hành thông qua các hoạtđộng: Dạy hát, vận động theo nhạc, nghe hát, trò chơi âm nhạc. Tất cả các hoạt độngđều rất quan trọng trong việc nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ. Chính vìvậy, cơ cần tạo mọi cơ hội để trẻ được hát, được vận động theo nhạc ở mọi lúc mọinơi, qua đó rèn luyện và nâng cao kỹ năng nghe, hát, vận động theo nhạc cho trẻ.

<b>2.2. Thực trạng trước khi áp dụng giải pháp:</b>

Năm học 2023 - 2024 được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trườngcho tôi phụ trách đứng lớp 5 - 6 tuổi A4. Lớp gồm có 2 giáo viên đạt trình độtrên chuẩn. Tổng số trẻ trong lớp là 28 trẻ

Số trẻ nam: 14 trẻ Số trẻ nữ: 14 trẻ

Qua quá trình tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ tôi đã gặp một số thuậnlợi và khó khăn sau:

<b>2.2.1. Thuận lợi:</b>

Trường Mầm non Hoằng Phong là một ngôi trường khang trang sạch đẹp,là trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 và kiểm định chất lượng cấp độ 3,được công nhận vào tháng 6 năm 2022. Có chất lượng chăm sóc giáo dục tốt nêntạo được uy tín và ln nhận được sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành vềđồ dùng đồ chơi đầy đủ phục vụ dạy và học.

Bản thân tơi là một giáo viên có trình độ chun môn nghiệp vụ vững vàng,luôn yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong cơng việc, nắm được tâm lý của trẻ ở từnglứa tuổi, ln nâng cao vai trị tự học, nghiên cứu tìm tịi những phương pháp đổimới trong giảng dạy, chịu khó tìm hiểu học hỏi sách báo và ứng dụng cơng nghệthơng tin. Bản thân cũng có chút năng khiếu về âm nhạc, ln trang bị cho mìnhphương tiện dạy học tốt về mọi mặt.

Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường cũng như đồng nghiệp luôntạo điều kiện cho tôi xây dựng các hoạt động sáng tạo trong công tác giảng dạy .

Đa số phụ huynh đều ủng hộ giáo viên trong việc quyên góp đồ dùng, nguyênvật liệu để cùng tự tạo ra các dụng cụ âm nhạc cho trẻ hoạt động.

Hầu hết trẻ trong lớp tôi phụ trách đều khỏe mạnh, linh hoạt, trẻ rất hứngthú khi được tham gia hoạt động âm nhạc.

<b>2.2.2. Khó khăn:</b>

Bên cạnh những mặt thuận lợi cịn tồn tại một số khó khăn sau:

Kỹ năng hát của trẻ chưa được tốt, trẻ hát đang cịn là hình thức họcthuộc, hát chưa đúng âm điệu bài hát.

Cảm thụ âm nhạc chưa được cao, chưa hứng thú trong giờ hoạt động âm nhạc.Trẻ vận động theo nhạc và biểu diễn đang còn nhút nhát, rụt rè.

Do hạn chế của giáo viên chưa biết đánh đàn nên cũng gặp nhiều bất cập.Trong hoạt động âm nhạc, trẻ chưa linh hoạt sáng tạo, chưa tích cực hoạtđộng, cịn thụ động chưa đáp ứng được theo nhu cầu lấy trẻ làm trung tâm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Đồ dùng phục vụ cho hoạt động âm nhạc đang cịn nhiều hạn chế chưa cónhư: Đàn, trống.

Một số cha mẹ còn lo kinh tế gia đình nên chưa chú trọng trong việc phốikết hợp với nhà trường trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ nên khó khăn trongcơng tác phối kết hợp.

<b>Kết quả khảo sát đầu năm trước khi áp dụng các giải pháp: T9/2023</b>

<b>Tổngsố trẻ</b>

<b>Kết quả khảo sátĐạtChưa đạtSố</b>

<b>trẻ </b>

<b>Tỷ lệ%</b>

<b>Sốtrẻ </b>

<b>Tỷ lệ%</b>

1 <sup>Hứng thú tham gia các hoạt động âm nhạc</sup><sub>trong và ngoài giờ học</sub> 28 19 68 9 322 Khả năng hát rõ lời ca, giao điệu bài hát 28 17 61 11 393 <sup>Khả năng vận động theo nhạc và biết sử </sup>

dụng các dụng cụ âm nhạc: Phách, sắc xô... <sup>28</sup> <sup>18</sup> <sup>64</sup> <sup>10</sup> <sup>36</sup>4 <sup>Khả năng hưởng ứng và cảm thụ giai điệu,</sup><sub>lời ca bài hát nghe</sub> 28 17 61 11 39Nhìn vào kết quả trên, ta thấy trong giờ hoạt động âm nhạc, tỉ lệ trẻ đạtcòn rất còn thấp. Để nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc tôi đã áp dụng mộtsố giải pháp sau

<b>2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.</b>

<b>2.3.1. Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong việc tổ chức hoạtđộng âm nhạc.</b>

Để đạt được kết quả tốt như mong đợi trong mỗi tiết học thì tơi lnchuẩn bị thật tốt cho mỗi giờ dạy từ việc chuẩn bị đồ dùng đầy đủ, đẹp mắt, phùhợp với trẻ, hình thức vào bài phong phú, khơng lặp lại và thu hút được sự chú ýcủa trẻ dựa trên việc xác định rõ phần giáo dục trọng tâm của mỗi bài học.

Nếu trọng tâm bài học là dạy trẻ hát, cơ tập trung vào nội dung chính làtập cho trẻ hát thuộc bài hát, hát rõ lời, hát đúng nhạc. Nếu trọng tâm là nghehát, giáo viên cần chú ý phần nghe hát phải kéo dài hơn, chủ yếu là trẻ đượcnghe cô hát, trẻ cảm nhận được tình cảm, giai điệu, nội dung của bài hát để trẻđược hưởng ứng với những trạng thái cảm xúc có trong bài hát.

Khi trọng tâm là vận động theo nhạc cô hướng dẫn trẻ vận động theo lờibài hát để trẻ dễ dàng tiếp thu hơn các động tác vận động và cũng cảm nhậnđược sự mới mẻ của bài hát, từ đó trẻ thêm hứng thú và ghi nhớ bài hát cũngnhư các động tác vận động của bài hát một cách dễ dàng hơn. Việc dạy trẻ vậnđộng theo nhịp điệu bài hát giúp trẻ biết sử dụng phối hợp thêm các dụng cụ âmnhạc (xắc xô, phách tre, gáo dừa, lục lạc...). Ngoài ra tất cả những vận động củacơ thể, tay chân nhờ âm nhạc mà trở nên chính xác, nhịp nhàng hơn. Vận độngtheo nhạc tạo cho trẻ sự hoạt bát, có tư thế đẹp, duyên dáng và vui tươi.

Ví dụ: Múa và dùng thêm một số nhạc cụ âm nhạc như: Xắc xô, phách tređể gõ theo nhịp của bài hát.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Còn nếu trọng tâm bài học là trò chơi âm nhạc, tôi xác định mục tiêu pháttriển khả năng âm nhạc, ôn luyện kiến thức, kỹ năng cho trẻ. Tạo phản ứng nghecác âm thanh khác nhau để phát triển khả năng nghe nhạc của trẻ. Cô cần hướngdẫn trẻ cách chơi rõ ràng, cụ thể, dần dần nâng cao yêu cầu của trò chơi, nên chotất cả trẻ được tham gia chơi. Trò chơi âm nhạc giúp trẻ thoải mái, vận độngchạy nhảy...trẻ sẽ hoạt bát, nhanh nhẹn và hứng thú trong giờ học.

Ngồi ra để có giờ hoạt động âm nhạc đạt kết quả cao, tôi luôn phải hátđúng nhạc, đúng giai điệu của bài hát, có sử dụng thêm một số nhạc cụ, loa đài,cô hát càng hay kết hợp với nghệ thuật biểu diễn tốt càng thu hút được trẻ vàogiờ học. Tơi cũng có thể chuẩn bị thêm trang phục cho trẻ phù hợp với nội dungbài hát, theo vùng miền để cho trẻ mặc khi học như thế cũng kích thích độ hưngphấn, tích cực cho trẻ trong hoạt động, tơi khơng gị bó trẻ về đội hình trong giờhọc, có thể thay đổi nhiều hình thức tổ chức giờ học và thay đổi đội hình để trẻkhơng cảm thấy nhàm chán mà thấy thoải mái, gần gũi hơn với cô giáo và cácbạn. Tơi ln quan tâm khen ngợi khích lệ trẻ kịp thời trong giờ hoạt động để trẻthêm tự tin và giờ học đạt kết quả cao hơn.

<i>Trẻ sử dụng xắc xô</i>

Để trẻ hiểu biết về sự đa dạng văn hoá trong âm nhạc củacác dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nóiriêng và 54 dân tộc anh em trong nước nói chung, cũng như đểtrẻ có thái độ tơn trọng giá trị truyền thống văn hoá về âmnhạc, phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc, nhận biết đặctrưng một số thể loại âm nhạc phù hợp với độ tuổi, kĩ năng sửdụng các phương tiện nghệ thuật để thể hiện bản thân qua sảnphẩm âm nhạc. Tôi cũng thường xuyên cho trẻ tiếp cận đa vănhố thơng qua hoạt động âm nhạc.

Ví dụ: Trẻ lớp tơi 28/28 trẻ là dân tộc Kinh, tôi cho trẻ nghebài “Đi học” để thông qua bài hát giới thiệu văn hoá và việc đihọc của trẻ miền núi. (Đi học là hoạt động gắn với cuộc sốnghằng ngày của mọi trẻ em nên giới thiệu với trẻ về việc đi họccủa trẻ ở vùng khác là lựa chọn phù hợp). Hoặc các bài hát như:Bà Còng đi chợ trời mưa hay những bài dân ca Hị ba lí, Trốngcơm, Lý đất giồng… Trẻ thấy gần gũi, dễ hiểu, dễ tiếp nhận).

<b>2.3.2. Lồng ghép âm nhạc vào các hoạt động học khác.</b>

Trong mọi hoạt động học của trẻ ở trường mầm non, tơi đều có thể tíchhợp với giáo dục âm nhạc, căn cứ vào những bài đã học, những bài chưa họctheo từng chủ đề của bài dạy để lựa chọn nội dung tích hợp phù hợp mà khơngnặng nề cho trẻ. Việc tích hợp nội dung âm nhạc vào mỗi tiết học ngồi ơn lạikiến thức cũ, làm quen kiến thức mới còn giúp cho giờ học nhẹ nhàng, lôi cuốn,giúp trẻ thoải mái ham thích học tập hơn. Chính vì vậy, trong q trình chăm sócgiáo dục trẻ ở lớp tơi đã thường xuyên lồng ghép âm nhạc vào các hoạt động họcvà đạt được nhiều kết quả rất đáng kể.

Đối với hoạt động khám phá khoa học.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Để giúp trẻ hiểu rõ hơn về những đề tài của giờ khám phá khoa học ngồithơng qua trị chuyện, đàm thoại thì tơi kết hợp sử dụng âm nhạc trong giờ họcđể tạo cho trẻ cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái trong giờ học, ngồi ra một số bàihát cịn giúp cung cấp thêm kiến thức về bài học trẻ đang học.

<i>Ví dụ: Đề tài “Trị chuyện về một số loại hoa” tôi kết hợp cho trẻ nghe bài</i>

“Màu hoa” của tác giả Hoàng Văn Yến, qua bài hát trẻ biết về vẻ đẹp, mùi thơmvà được giáo dục yêu quý và bảo vệ hoa.

Khi dạy trẻ “Tìm hiểu về một số con vật ni trong gia đình” tơi có thể tíchhợp cho trẻ hát bài: “Vì sao con mèo rửa mặt” hoặc bài: “Chú mèo con”... Qua đóhình thành cho trẻ thêm kiến thức về đặc điểm, lợi ích của các con vật, giáo dụctrẻ hình thành tình cảm u q, cách chăm sóc các vật ni trong gia đình...

Qua giờ làm quen văn học.

Trong giờ làm quen với văn học ngoài việc giúp trẻ cảm thụ, hiểu nội dungcâu truyện, bài thơ... thông qua việc đọc diễn cảm thì cũng có thể nhờ âm nhạctruyền đạt cho trẻ những tình cảm đó một cách gần gũi và dễ dàng hơn bằng một sốbài hát được phổ nhạc từ những bài thơ, hay những bài hát có nội dung liên quanđến bài thơ, câu truyện trẻ đang học, qua đó trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của tiếng nóidân tộc, sản phẩm trí tuệ và tình cảm của bao thế hệ của người Việt Nam.

<i>Ví dụ: Thơng qua việc dạy bài thơ “Hoa kết trái”của tác giả Thu Hà sau</i>

khi trẻ đọc thơ cô kết hợp cho trẻ nghe bài hát “Hoa kết trái” của tác giả PhạmThị Sửu và chính giai điệu vui tươi của bài hát giúp cho trẻ dễ thuộc thơ, hiểuhơn nội dung bài thơ, tiết học thêm sinh động, phong phú và thu hút được sự chúý vào giờ học của trẻ.

<i> Đối với hoạt động tạo hình.</i>

Giáo dục âm nhạc trong giờ tạo hình ngồi việc khi trẻ thực hành, cơ mởnhạc cho trẻ nghe bài hát có nội dung phù hợp với đề tài đó, ở hoạt động gâyhứng thú trước khi vào phần hướng dẫn nội dung trọng tâm cho trẻ, đàm thoạitrước khi trẻ thực hành tôi kết hợp đàm thoại và giao nhiệm vụ cho trẻ.

Ví dụ: Dạy trẻ “Vẽ con gà trống” vào phần ổn định, gây hứng thú tôi chotrẻ hát bài “Con gà Trống”, sau đó trị chuyện nhanh với trẻ:

Bài hát nói về con gì?

Con gà trống có những bộ phận gì?

Những câu đàm thoại đó giúp trẻ có thêm một số ý tưởng trong q trình vẽđể có sản phẩm sáng tạo.

Đối với hoạt động thể dục.

Ở hoạt động thể dục không thể thiếu đó là sự hỗ trợ của âm nhạc. Trongcác nội dung cơ bản của hoạt động thể dục từ khởi động, trọng động và hồi tĩnhđều kết hợp với âm nhạc.

Ví dụ: Khi cho trẻ khởi động tơi cho trẻ đi các kểu đi chân kết hợp vớinhạc của các bài hát “Con cào cào<small>”</small>, “trời nắng trời mưa<small>”</small>, hoặc nhạc nước ngồi“Doraemon<small>”</small>, “hello song<small>”</small>,... Tơi tạo cơ hội để trẻ tiếp xúc với sự đa dạng vănhoá của âm nhạc các nước trên thế giới.

Khi cho trẻ tập bài tập kết hợp lời ca tôi cũng thường cho trẻ tập trên nềnnhạc của các bài hát theo chủ đề như: Trường chúng cháu là trường mầm non,nắng sớm, đi đều, nào ta cùng tập thể dục....

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Trong thời gian cho các tổ thi đua thực hiện vận động, hay hồi tĩnh tôicũng sử dụng trên các nền nhạc nhẹ nhàng để tạo cảm giác thoải mái cho trẻ.

Giáo viên cần hướng dẫn, gợi ý lấy trẻ làm trung tâm nhằm để có thể cho trẻtiếp thu các kiến thức của các môn học khác được hứng thú hơn. Chính việc kết hợplồng ghép âm nhạc vào các hoạt động học cho trẻ đã góp phần nâng cao dần chấtlượng hoạt động âm nhạc thực tế ở trường.

<i>Trẻ tập bài tập phát triển chung</i>

<b>2.3.3. Tạo hứng thú âm nhạc cho trẻ mọi lúc, mọi nơi.</b>

Mỗi đứa trẻ khác nhau sẽ có một thiên hướng về trí thơng minh khác nhauvà âm nhạc có thể tác động lên các loại trí thơng minh ấy nhằm giúp chúng pháttriển đồng đều. Trẻ 5 – 6 tuổi được tiếp cận với âm nhạc từ sớm sẽ trở nên hoạtbát hơn, sáng tạo hơn, đời sống nội tâm phong phú hơn.

Chính vì vậy, ở mọi lúc, mọi nơi tơi ln tạo khơng khí vui vẻ, lơi cuốntrẻ và cho trẻ nghe các bài hát, bản nhạc qua các phương tiện truyền thơng như:Ti vi, máy tính... Trong các giờ hoạt động ngồi trời, giờ đón trả trẻ để trẻ làmquen với các bài hát nói về chủ đề, tôi đã chọn một số ca khúc trẻ hát, cho trẻnghe phù hợp. Ở lớp tơi cịn một số trẻ trẻ 5 – 6 tuổi mới bắt đầu đi học, trẻ chưatự giác đi học nên tôi chọn những bài hát lơi cuốn, thu hút tạo cho trẻ cảm giácthích đi học như bài “Cháu đi mẫu giáo” nhạc và lời của tác giả Phạm MinhTuấn nhịp điệu vừa phải, sắc thái vui vẻ trong lời ca, hay bài “Vui đến trường”của tác giả Hồ Bắc. Để tạo cho trẻ nề nếp trước khi vào lớp phải lễ phép, tự tintôi thường mở cho trẻ nghe qua bài “Lời chào buổi sáng” của tác giả NguyễnThị Nhung, tôi thấy tâm thế của trẻ vui vẻ hơn khi đến lớp mà lâu dần tạo chotrẻ thói quen hịa đồng cùng lời ca trong mỗi bài hát, mỗi giai điệu của âm nhạc.

Cho trẻ nghe những bài hát để trẻ có thể hát theo được như ở trên, ngoàitác động âm nhạc còn giúp trẻ phải học hát, còn nhiều bài hát cơ thường hát chotrẻ nghe cũng tạo khơng khí đến trường như bài “Ngày đầu tiên đi học”, “Côgiáo như mẹ hiền” để trẻ cảm nhận được sự gần gũi của lời bài hát giống vớithực tế cô giáo đang chăm lo cho mình từng bữa ăn, giấc ngủ hàng ngày.

<i>Trẻ trong giờ múa hát thể dục sáng</i>

Trẻ ở độ tuổi 5 – 6 tuổi chỉ có thể tập chung tối đa 30 đến 35 phút, trẻthường dễ chịu ảnh hưởng tác động từ bên ngồi (ngồi khơng ngay ngắn trongkhi học, mất trật tự, không kiềm chế các hoạt động cá nhân). Trong khi đó việctrẻ tập trung, ghi nhớ có chủ đích và hứng thú trong giờ hoạt động học là rấtquan trọng. Vì vậy, tơi nhận thấy rằng cần đổi mới, thay đổi các hình thức vàobài sao cho sinh động, hấp dẫn bằng cách sử dụng các trị chơi tạo tình huốngbất ngờ để thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học ngay từ những phút đầu và xuyênsuốt cả giờ hoạt động.

Ví dụ: Ở những bài hát về chủ đề: “Trường mầm non” cơ giáo có thể sửdụng cờ, hoa, bóng bay...làm trẻ thấy lại được khơng khí của ngày khai giảng.

Hay ở chủ đề: Thế giới thực vật, dạy bài hát “Màu hoa” cơ giáo có thể sửdụng một số loại hoa tươi...trang trí lớp để thu hút trẻ.

</div>

×