Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (956.66 KB, 6 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<i> Số -KH/TU Quảng Nam, ngày tháng 7 năm 2023 </i>
<b>I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích </b>
Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự phối hợp thực hiện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị và các tầng lớp nhân dân trong việc quán triệt, thực hiện công tác đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo định hướng phát triển của tỉnh và đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
<b>2. Yêu cầu </b>
Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức quán triệt, tuyên truyền, xây dựng kế hoạch cụ thể hóa và tổ chức thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Chỉ thị số 21-CT/TW sát với yêu cầu nhiệm vụ và đặc điểm tình hình của cơ quan, đơn vị, địa phương.
<b>II. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung </b>
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp để tạo đột phá về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường lao động trong và ngoài nước, sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
<small>19292</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
<b>2. Mục tiêu cụ thể </b>
<i><b>2.1. Đến năm 2025 </b></i>
- Phấn đấu tổng chỉ tiêu tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp bình quân trong giai đoạn 2022 - 2025 là 24.000 người/năm; trong đó, trình độ trung cấp, cao đẳng là 4.000 người/năm, trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng là 20.000 người/năm.
- Tỉ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp trình độ trung cấp đạt từ 55% trở lên trong tổng số học sinh thuộc diện phân luồng; tỉ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thơng tiếp tục học tập trình độ cao đẳng đạt từ 15% trở lên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Tập trung đào tạo giáo dục nghề nghiệp cho lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh, góp phần nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo của 9 huyện miền núi của tỉnh đạt 50%.
- Tỉ lệ lao động có các kỹ năng cơng nghệ thông tin cơ bản đạt 70%.
- Phấn đấu 30% cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh và 50% chương trình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.
- Phấn đấu 100% nhà giáo đạt chuẩn; khoảng 80% cán bộ quản lí được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lí - quản trị hiện đại.
- Phấn đấu khoảng 80% ngành, nghề đào tạo được xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo khung trình độ quốc gia.
- Phấn đấu 01 trường cao đẳng đạt chuẩn chất lượng cao; 01 trường cao đẳng hồn thành các tiêu chí về cơ sở vật chất, thiết bị theo tiêu chí trường chất lượng
<b>cao; triển khai thực hiện khoảng 24 ngành nghề trọng điểm. </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN ĐẾN 1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về giáo dục nghề nghiệp </b>
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp; khẳng định vị trí, vai trị, tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của người học, gia đình và xã hội về ý nghĩa của việc học nghề, kỹ năng nghề trong tiếp cận việc làm, nâng cao thu nhập và cơ hội học tập suốt đời. Xác định đây là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước; là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài; góp phần tạo việc làm bền vững cho người lao động và thế hệ trẻ. Huy động sự tham gia của xã hội trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp giáo dục nghề nghiệp, thực hiện thành công đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Công tác tuyên truyền cần tiến hành thường xuyên, liên tục với nội dung cụ thể, thiết thực, hình thức phong phú, linh hoạt, có chất lượng, hiệu quả. Phát huy vai trị của các cơ quan truyền thông đại chúng, các hội, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, cá nhân trong tuyên truyền, vận động, tư vấn đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động. Tập trung tuyên truyền về mơ hình đào tạo nghề có chất lượng, hiệu quả gắn với phát triển sản xuất, dịch vụ, bao tiêu sản phẩm, tạo việc làm cho người lao động. Thực hiện tốt công tác thông tin, dự báo số lượng, chất lượng nguồn nhân lực gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
<b>2. Rà soát, bổ sung, xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp </b>
Thực hiện tốt cơng tác rà sốt, bổ sung, xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp gắn với thị trường lao động theo hướng mở, liên thông, hiện đại, hội nhập và thích ứng. Tăng cường công tác hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, thực hiện tốt việc phân luồng, tăng tỉ lệ học sinh sau trung học cơ sở vào giáo dục nghề nghiệp; thực hiện vừa đào tạo nghề vừa dạy văn hóa tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, để học sinh tốt nghiệp vừa có bằng trung học phổ thơng vừa có bằng nghề bảo đảm chất lượng, có điều kiện tham gia thị trường lao động và cơ hội tiếp tục học tập, nâng cao trình độ; có chính sách khuyến khích học sinh khá, giỏi vào giáo dục nghề nghiệp.
Triển khai thực hiện tốt chủ trương đẩy nhanh lộ trình phổ cập nghề cho thanh niên, công nhân, nông dân và người lao động thơng qua các hình thức hỗ trợ phù hợp. Tơn vinh người lao động có kỹ năng, tay nghề cao; ưu tiên đào tạo
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên xung phong, người khuyết tật và các đối tượng yếu thế. Phát triển giáo dục nghề nghiệp ở nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo; ưu tiên quỹ đất sạch dành cho giáo dục nghề nghiệp. Khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tư nhân, có vốn đầu tư nước ngồi. Có cơ chế thu hút các nghệ nhân, người có kinh nghiệm, tay nghề cao tham gia giảng dạy, truyền nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
<b>3. Đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp </b>
Tập trung đổi mới nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, bảo đảm “học đi đôi với hành”; nâng cấp và chuẩn hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đào tạo. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, người dạy nghề, chuyên gia cho các ngành, nghề trọng điểm. Nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp theo hướng hiện đại, chất lượng cao, tiếp cận chuẩn của các nước tiên tiến.
Chú trọng đào tạo kỹ năng nghề gắn với giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức kỷ luật, kỹ năng mềm, tác phong công nghiệp, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người học; thường xuyên cập nhật, đào tạo lại cho lực lượng lao động nhằm nâng cao khả nâng thích ứng với yêu cầu đổi mới công nghệ, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn… Đổi mới việc đánh giá kiến thức, kỹ năng của người học, người lao động; phát triển hệ thống đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Nâng cao hiệu quả liên kết, hợp tác về giáo dục nghề nghiệp giữa nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ động hợp tác đào tạo với doanh nghiệp, tăng thời gian đào tạo, thực hành cho người học trong doanh nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp tham gia giáo dục nghề nghiệp từ khâu tuyển sinh, đào tạo đến sử dụng, thành lập các cơ sở thực hành tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Hồn thiện hệ thống thơng tin thị trường lao động, gắn kết cung cầu lao động với giáo dục nghề nghiệp.
<b>4. Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp </b>
Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về giáo dục nghề nghiệp; tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hợp tác đào tạo, chuyên gia, nhà giáo, người học với các nước. Tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, mở rộng mô hình đào tạo nghề chất lượng cao thơng qua hệ thống đào tạo của các nước tiên tiến; tiếp thu kinh nghiệm quốc tế về giáo dục nghề nghiệp; cập nhật kịp thời các tiêu chuẩn, công nghệ mới trong giáo dục nghề nghiệp. Nâng cao chất lượng các kỳ thi kỹ năng nghề của tỉnh và tích cực tham gia các kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia.
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>5. Tăng cường sự lãnh đạo Đảng, quản lý của Nhà nước đối với công tác giáo dục nghề nghiệp </b>
Tổ chức quán triệt, thực hiện tốt Chỉ thị số 21-CT/TW gắn với các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Đẩy mạnh công tác xây dựng đảng trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đưa nội dung phát triển giáo dục nghề nghiệp vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương, nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết và kịp thời đề ra các giải pháp khắc phục hạn chế, bất cập, thúc đẩy đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hệ thống giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh nhất là các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm quy mơ, cơ cấu và hợp lý về ngành, nghề, trình độ đào tạo, chuẩn hóa, hiện đại hóa, có phân tầng chất lượng, gắn với yêu cầu và xu hướng phát triển của thị trường lao động. Chú trọng các ngành, nghề, lĩnh vực đào tạo có thế mạnh gắn với nhu cầu thị trường lao động. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; phát huy vai trò của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm Dịch vụ việc làm của tỉnh. Củng cố, kiện toàn, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp bảo đảm đủ số lượng, có năng lực chun mơn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, người dạy nghề, chuyên gia cho các ngành, nghề trọng điểm.
Tăng cường nguồn lực, ưu tiên tỷ lệ chi ngân sách nhà nước tương xứng với vị trí, vai trị của giáo dục nghề nghiệp trong tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo, nhất là phục vụ công tác đào tạo nhân lực chất lượng cao, các ngành, nghề trọng điểm, mũi nhọn. Chuyển từ cơ chế cấp phát ngân sách sang đặt hàng, giao nhiệm vụ để nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đẩy mạnh xã hội hóa, hợp tác công - tư nhằm huy động và sử dụng hiệu quả nhiều nguồn lực cho phát triển giáo dục nghề nghiệp, nhất là ngành, lĩnh vực, địa bàn mà khu vực ngồi cơng lập có thể tham gia. Khuyến khích phát triển mạnh các cơ sở dạy nghề ngồi cơng lập, nhất là đối với các ngành nghề trong quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bảo đảm chính sách bình đẳng đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và ngồi cơng lập.
<b>IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN </b>
<b>1. Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và </b>
tổ chức chính trị - xã hội tổ chức phổ biến, quán triệt, tuyên truyền Chỉ thị số 21-CT/TW và Kế hoạch này đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân; xây dựng
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">chương trình, kế hoạch thực hiện phù hợp với tình hình của cơ quan, đơn vị, địa phương. Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đưa nội dung phát triển giáo dục nghề nghiệp vào trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương. Việc tổ chức quán triệt và xây dựng kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW, Kế hoạch này hoàn thành trong quý
<i>III năm 2023. </i>
<b>2. Ban cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo xây dựng kế hoạch, chương trình triển </b>
khai thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW và Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo rà soát, đề xuất ban hành cơ chế, chính sách đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện.
<b>3. Các cơ quan, đơn vị truyền thông đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên </b>
truyền về thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW và Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh.
<b>4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đẩy </b>
mạnh công tác vận động Nhân dân, hội viên, đồn viên tích cực thực hiện, thường xuyên giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW và Kế hoạch này.
<b>5. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng UBND </b>
tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Kế hoạch; định kỳ tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW và Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh.
Trong quá trình thực hiện, căn cứ vào quy định của Trung ương và tình hình thực tiễn của địa phương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy sẽ điều chỉnh, bổ sung phù hợp.
Nơi nhận:
<small>- Ban Bí thư Trung ương Đảng, - Văn phòng Trung ương Đảng và các cơ quan, </small>
<small> ban đảng ở Trung ương, </small>
<small>- Các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, - Các ban cán sự đảng, đảng đoàn, </small>
<small>- Các sở, ban, ngành, MTTQ, tổ chức CT-XH tỉnh, - Các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, - Các đồng chí Tỉnh ủy viên, </small>
<small>- Lưu Văn phịng Tỉnh ủy. </small>
<b>T/M BAN THƯỜNG VỤ </b>
BÍ THƯ
<b>Phan Việt Cường </b>
</div>