Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

skkn cấp tỉnh nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trường thpt quảng xương ii thông qua kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp trực quan trong dạy học môn giáo dục kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 27 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

<b>TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG II</b>

<b>SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM</b>

<b>“ NÂNG CAO NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH </b>

<b>TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG II THÔNG QUA KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT LỚP 10”</b>

<b><small>Người thực hiện: Phạm Thị ThuỷChức vụ: Tổ phó chuyên mônSKKN thuộc môn: GDCD</small></b>

<b><small> THANH HÓA, NĂM 2024</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM...2

2.1. Cơ sở lí luận...2

2.1.1. Khái niệm năng lực và năng lực giải quyết vấn đề...2

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:...3

2.3. Các giải pháp thực hiện...3

2.3.1. Xây dựng nội dung cần tích hợp...3

2.3. 2. Nội dung, cách thức và điều kiện thực hiện giải pháp...4

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:...19

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>1. MỞ ĐẦU</b>

<b>1.1. Lí do chọn đề tài </b>

Bước sang thế kỉ 21, nhân loại đứng trước nhiều thách thức cần giảiquyết, một trong số đó là sự bùng nổ tri thức. Dạy học truyền thống khôngđáp ứng tốt cho việc giải quyết các thách thức đó. Tổ chức UNESCO đãhoạch định ra những chiến lược quan trọng cho giáo dục thế kỉ 21, trong đósự thay đổi đầu tiên về mục tiêu giáo dục từ: Kiến thức – Kĩ năng – Năng lực –thái độ sang: Năng lực – Thái độ – Kiến thức; đặc biệt, nhấn mạnh đến việc pháttriển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, tồndiện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương phápdạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo vàvận dụng kiến thức kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ mộtchiều, ghi nhớ, máy móc”. Như vậy, có thể nói giáo dục phổ thơng nước tađang thực hiện bước chuyển mình mạnh mẽ từ chương trình giáo dục tiếp cậnnội dung sang tiếp cận năng lực người học, phát triển năng lực người học, trongđó năng lực giải quyết vấn đề là năng lực cần trang bị cho người học, giúp giảiquyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.

Thực tế, giáo dục phổ thơng hiện nay cịn theo hướng tiếp cận nội dung,chú trọng trang bị kiến thức các môn học phục vụ cho thi cử, chưa chú trọngphát triển năng lực cần thiết trong xã hội hiện đại, đặc biệt là năng lực giải quyếtvấn đề trong q trình dạy học các mơn học.

Trong nhà trường THPT, môn Giáo dục kinh tế và pháp luật gắn liền vớithực tế đời sống, có vai trị quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục.Dạy học Giáo dục kinh tế và pháp luật cần làm cho học sinh có ý thức và biếtvận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, hình thành các kĩ nănghoạt động thực tiễn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Do vậy, dạy học Giáodục kinh tế và pháp luật cần chú ý tới năng lực giải quyết vấn đề.

Để nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh cần sử dụng nhiềuphương pháp. Trong q trình giảng dạy tơi đã nghiên cứu, tìm tịi và thấy việcsử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm với phương pháp trực quan manglại hiệu quả rất tốt trong tiết dạy, học sinh rất tích cực, thích thú trong học tập.

<i><b>Chính vì thế, tơi chọn đề tài: “Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học</b></i>

<i><b>sinh trường THPT Quảng Xương II thơng qua kết hợp phương pháp thảoluận nhóm và phương pháp trực quan trong dạy học môn Giáo dục kinh tế vàpháp luật lớp 10” làm đề tài nâng cao chất lượng dạy học bộ mơn.</b></i>

<b>1.2. Mục đích nghiên cứu</b>

Giúp học sinh vận dụng những kiến thức trên lớp để giải quyết các vấnđề trong cuộc sống từ đó có cách nhìn tồn diện hơn, sâu sắc hơn để giảiquyết những vấn đề phù hợp với tình hình, xu thế mới của đât nước.Giúp học sinh hứng thú, say mê học tập môn giáo dục công dân gópphần nâng cao chất lượng dạy – học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật theođịnh hướng phát triển năng lực học sinh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu</b>

Nghiên cứu về biện pháp nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho họcsinh lớp 10 trường THPT Quảng Xương II thông qua việc kết hợp phương phápnêu vấn đề và phương pháp trực quan trong dạy học môn Giáo dục kinh tế vàpháp luật lớp 10

<b>1.4. Phương pháp nghiên cứu</b>

- Phương pháp điều tra, sưu tầm tài liệu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, liên hệ thực tế, đánh giá và rútkinh nghiệm

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm, khảo sát thực tế qua thực tiễn giảngdạy.

<b>2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM2.1. Cơ sở lí luận </b>

<b>2.1.1. Khái niệm năng lực và năng lực giải quyết vấn đề</b>

<i>2.1.1.1. Khái niệm năng lực</i>

Năng lực là một vấn đề khá trừu tượng của tâm lí học. khái niệm nàycho đến nay vẫn có nhiều cách tiếp cận khác nhau:

<i>Theo từ điển tiếng Việt “Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc</i>

<i>tự nhiên sẵn có để thực hiện một hành động nào đó. Năng lực là phẩm chất tâmlý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đóvới chất lượng cao” [10].</i>

<i>Theo quan điểm của những nhà tâm lý học “Năng lực là tổng hợp các đặc</i>

<i>điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đạc trưng của mộthoạt động, nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao” [11].2.1.1.2. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề</i>

<i>Theo định nghĩa trong đánh giá PISA (2012): “Năng lực giải quyết vấn đề</i>

<i>là khả năng của một cá nhân hiểu và giải quyết tình huống vấn đề khi mà giảipháp giải quyết chưa rõ ràng. Nó bao gồm sự sẵn sàng tham gia vào giải quyếttình huống vấn đề đó – thể hiện tiềm năng là cơng dân tích cực và xây dựng”2.1.1.3. Năng lực giải quyết vấn đề trong môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp10</i>

Ở trường THPT, môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật là mơn học có tínhkhái qt cao, mang đặc thù riêng của mơn học có nhiều tiềm năng để bồidưỡng, phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Trong dạy Giáo dục kinh tế vàPháp luật, mỗi khái niệm, quy luật,…trong nội dung mơn học đều có một vai tròvà ý nghĩa nhất định trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề, phát triểntrí tuệ cho học sinh. Không chỉ dừng lại ở những kiến thức về kinh tế mà cịn cóý nghĩa rất lớn trong việc định hướng hành động, giải quyết vấn đề cho học sinh.Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng của học sinh nhận ra các mâuthuẫn nhận thức trong các vấn đề học tập hoặc các vấn đề trong cuộc sống,và tìm ra được phương pháp để giải quyết mâu thuẫn, vượt qua các khókhăn, trở ngại. Từ đó tiếp thu được kiến thức, kĩ năng mới hoặc giải quyếtcác vấn đề trong thực tiễn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:</b>

Trong q trình giảng dạy, tìm hiểu trị chuyện với học sinh tơi được biếtlý do chính học sinh khơng mặn mà với môn Giáo dục kinh tế và pháp luật là dolâu nay nhiều người vẫn xem là môn phụ, hơn nữa hiện nay môn học là môn tựchọn, học sinh có thể chọn học hoặc khơng học. Mặc dù nội dung đã thay đổigắn với thực tiễn cuộc sống, tuy nhiên vẫn cịn có kiến thức trừu tượng, khơkhan. Vì thế học sinh ít hứng thú trong học tập làm ảnh hưởng đến chất lượngdạy và học môn này. Thêm vào đó mơn giáo dục kinh tế và pháp luật lại rất ít đồdùng dạy học, giáo viên và học sinh phải tự làm và tự tìm hiểu là chính. Vì vậy,trong q trình dạy học tơi ln trăn trở làm thế nào để tìm và vận dụng một sốphương pháp phù hợp với bài học và đối tượng học sinh từng lớp để học sinh dễhiểu, dễ lĩnh hội được kiến thức một cách hiệu quả, gây được hứng thú chongười học để các em biết được là mơn này khơng khơ khan và trìu tượng nhưmọi người đã nghĩ, hơn nữa khi có phương pháp phù hợp học sinh sẽ ngày càngthích thú hơn với mơn học.

Xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh chóng với sự bùng nổ thông tin, khoahọc, kỹ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão, đòi hỏi giáo viên cần sử dụnglinh hoạt các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học sao cho đạt hiệuquả cao nhất. Vì vậy, dạy học chỉ bằng phương pháp thơng báo những kiến thứccó sẵn và học theo kiểu thụ động khơng cịn phù hợp nữa mà phải dạy để họcsinh hình thành năng lực tự thu nhận, xử lí, sử dụng thơng tin để giải quyết tìnhhuống đa dạng trong cuộc sống. Dạy cho học sinh biết cách tìm ra chân lí.

Xuất phát từ thực tiễn dạy học và từ chính kinh nghiệm giảng dạy của bảnthân, tơi nhận thấy rằng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệhiện nay cần đào tạo con người một cách toàn diện. Muốn vậy, các em phảihứng thú say mê trong học tập. Để làm được điều đó, bản thân giáo viên phảilàm cho giờ học sinh động có sức lôi cuốn, thu hút sự chú ý hơn nữa của học

<i><b>sinh đối với bài giảng. Chính vì vậy tơi chọn đề tài: : “Nâng cao năng lực giải</b></i>

<i><b>quyết vấn đề cho học sinh trường THPT Quảng Xương II thơng qua kết hợpphương pháp thảo luận nhóm và phương pháp trực quan trong dạy học mônGiáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10” nhằm tạo sự hứng thú học tập của học</b></i>

sinh và quan trọng hơn nữa là góp phần tích cực vào việc rèn luyện tư duy sángtạo cho học sinh.

<b>2.3. Các giải pháp thực hiện</b>

<b>2.3.1. Xây dựng nội dung cần tích hợp </b>

Trong hệ thống chương trình của GDCD 11, được chia thành 2 phầnchính:

+ Phần I: Công dân với các vấn đề kinh tế.

+ Phần II: Cơng dân với các vấn đề chính trị - xã hội.

Nội dung được tích hợp, vận dụng chủ yếu ở phần thứ I của chương trình.Để xây dựng nội dung cần tích hợpvào bài học giáo viên cần chú ý:

<i>Thứ nhất: Phải xác định rõ bài học có những u cầu gì, u cầu nào là</i>

trọng tâm, xác định những nội dung cần truyền đạt, nội dung và phương pháp

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

phù hợp tương ứng, từ đó mới xác định và xây dựng nội dung lồng ghép cho hợplí.

<i>Thứ hai: Xây dựng hệ thống câu hỏi khai thác từ các câu chuyện để học</i>

sinh trả lời. Nội dung câu hỏi cần hướng đến nội dung bài dạy một cách gần gũivà rõ ràng.

<i>Thứ ba: Tuỳ theo nội dung từng vấn đề mà nội dung tích hợp có thể dài</i>

hay ngắn, song phải phù hợp với nội dung bài học, trình độ học sinh và thờilượng tiết học. Quá trình áp dụng cũng cần linh hoạt, hài hoà với nội dung bàihọc. Việc sử dụng cần tránh sa đà, lạm dụng và cần chuẩn bị những phương ánphát sinh.

<b>2.3.2. Nội dung, cách thức và điều kiện thực hiện giải pháp2.3.2.1. Phương pháp thảo luận nhóm</b>

Khái niệm phương pháp thảo luận nhóm

Trong dạy học để tiến hành một hoạt động có hiệu quả cần phải cóphương pháp. Trong đó “phương pháp dạy học là cách thức làm việc của giáoviên và học sinh để học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo”. Và để thực hiệnmục tiêu giáo dục, một hệ thống các phương pháp dạy học đã được xây dựngtrong đó có PPTLN và PPTQ. Theo PGS.TS.Nguyễn Hữu Chí: “PPTLN làphương pháp dạy học trong đó giáo viên sắp xếp học sinh thành những nhómnhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa các thành viên, mà theo đó họcsinh trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và cùng nhau phối họp làm việc để hồn thànhnhiệm vụ chung của nhóm”

* Các bước, điều kiện thực hiện phương pháp thảo luận nhóm trong dạyhọc

- Các bước: Phương pháp thảo luận nhóm được tiến hành theo các bướcsau:

<i>Bước 1: Lập kế hoạch cho hoạt động của nhóm khi soạn giáo án. Đây là</i>

bước đầu tiên, quan trọng mà giáo viên cần chuẩn bị kỹ để hoạt động thảo luậnnhóm đem lại kết quả cao. Trong bước này giáo viên cần:

+ Xác định mục tiêu của hoạt động nhóm: Mục tiêu của thảo luận nhómbao gồm mục tiêu kiến thức và mục tiêu phát triển kỹ năng xã hội. Tùy điều kiệncụ thể mà giáo viên có sự ưu tiên hình thành mục tiêu nào ở học sinh trước.

+ Thiết kế các nhiệm vụ cho hoạt động nhóm: Trong khi thiết kế cần làmsao cho các nhiệm vụ có sự phụ thuộc lẫn nhau; các nhiệm vụ phải phù hợp vớitrình độ của học sinh; phân công nhiệm vụ công bằng giữa các nhóm và cácthành viên trong nhóm; đảm bảo trách nhiệm của từng cá nhân.

+ Dự kiến cách thức đánh giá, cho điểm: Việc đánh giá ảnh hưởng rất lớnđến trách nhiệm cá nhân, đến sự tham gia tích cực của các thành viên. Điều có ýnghĩa trong thành tích của nhóm và thành tích của các thành viên trong nhóm cóảnh hưởng lẫn nhau.

<i>Bước 2: Tổ chức thực hiện thảo luận nhóm trong giờ học. Trong bước này</i>

giáo viên cần:

+ Phân chia nhóm: Tùy vào mục tiêu, nhiệm vụ của bài học cụ thể cũngnhư điều kiện tiến hành giờ học và kỹ năng làm việc theo nhóm của học sinh mà

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

giáo viên lựa chọn cách chia nhóm phù hợp: nhóm lớn hay bé, nhóm chọn theoquy tắc ngẫu nhiên hay theo trình độ, giáo viên tự phân nhóm hay học sinh tựchọn thành viên cho nhóm...

+ Bố trí chỗ ngồi thảo luận cho các nhóm làm sao cho phù họp với hoạtđộng cũng như kích cỡ của nhóm.

+ Hướng dẫn học sinh phương pháp, kỹ năng hoạt động nhóm như phâncơng vai trị, nhiệm vụ của từng thành viên; theo dõi, hướng dẫn học sinh về cácgiao tiếp, tranh luận…trong nhóm.

+ Giao nhiệm vụ và thời gian dành cho hoạt động nhóm: giáo viên cầnđưa ra những chỉ dần cụ thể về chủ đề yêu cầu thảo luận, những kỹ năng xã hộiyêu cầu học sinh tuân theo khi thảo luận nhóm, thời gian làm việc của nhóm…

<i>Bước 3: Các nhóm tiến hành thảo luận dưới sự theo dõi, hướng dẫn của</i>

giáo viên. Trong bước này giáo viên cần theo dõi các nhóm và các cá nhân đãnắm vững nhiệm vụ học tập hay chưa, việc phối hợp giữa các thành viên trongnhóm thế nào, kết quả cơng việc ra sao để hành động phù hợp.

<i>Bước 4: Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả hoạt động của nhóm.</i>

Các nhóm lắng nghe.

<i>Bước 5: Đánh giá kết quả làm việc của nhóm bao gồm học sinh tự đánh</i>

giá kết quả hoạt động của nhóm; các nhóm đánh giá kết quả hoạt động của nhau;giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm.

- Điều kiện: Để việc sử dụng PPTLN có kết quả tốt, cần:

+ Phân chia nhóm phù hợp. Có nhiều cách phân chia nhóm, có thể theođiểm danh, theo giới tính, theo vị trí ngồi... Quy mơ của nhóm có thể lớn hoặcnhỏ tùy theo vấn đề thảo luận. Tuy nhiên, nhóm từ 6 - 8 học sinh là tốt nhất bởilẽ: số học sinh như vậy vừa đủ nhỏ để tất cả các thành viên đều có thể tham giaý kiến, vừa đủ lớn để đảm bảo rằng học sinh không thiếu ý tưởng và khơng có gìđể nói.

+ Quy định rõ thời gian thảo luận và trình bày ý kiến thảo luận cho cácnhóm.

+ Lựa chọn trưởng nhóm (vai trò này nên được luân phiên giữa các thànhviên trong nhóm ở các lần thảo luận khác nhau để đảm bảo học sinh nào cũng cócơ hội rèn luyện khả năng quản lý, tổ chức). Trưởng nhóm điều khiển dịng thảoluận, mời các thành viên phát biểu ý kiến, chuyển câu hỏi khác khi thích hợp.Đồng thời trong nhiều trường hợp - nhưng khơng phải là tất cả nhóm cần có mộtthư kí ghi lại những điểm chính của cuộc thảo luận để trình bày trước lóp.

+ Kết quả thảo luận được trình bày dưới nhiều hình thức: lời nói, đóngvai, viết hoặc vẽ lên giấy to… có thể do một người thay mặt nhóm trình bàyhoặc do nhiều người trình bày, mỗi người một đoạn nối tiếp nhau…

+ Trong khi học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ giáo viên quan sát cácnhóm, lắng nghe ý kiến của học sinh để có những giúp đỡ, gợi ý cho nhóm nếuthấy cần thiết.

* Ưu và nhược điểm của phương pháp thảo luận nhóm

<i>- Ưu điểm: </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

+ Nếu sử dụng đúng không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ nhận thức mà cịngiúp cho học sinh hình thành các phẩm chất nhân cách và các kỹ năng xã hội tốthơn.

+ Phát huy cao độ vai trò của chủ thể, tính tích cực của cá nhân thơng quaviệc hồn thành nhiệm vụ nhóm giao phó. Trong khi thực hiện nhiệm vụ sẽ pháthuy mạnh mẽ ở học sinh tính tích cực, sáng tạo, năng động, tinh thần tráchnhiệm. Từ đó tạo cơ hội cho học sinh thể hiện và khẳng định mình.

+ Đem lại hiệu quả học tập cao vì các em chủ động, tích cực trong việcchiếm lĩnh tri thức thông qua việc thực hiện nhiệm vụ được giao nên khả năngghi nhớ lâu hơn, trình độ phân tích, tư duy phê phán được nâng lên…

+ Giúp hình thành các kỹ năng xã hội và các phẩm chất nhân cách cầnthiết như: kỹ năng tổ chức, quản lý; kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột; kỹnăng hợp tác; có trách nhiệm cao; có tinh thần tập thể, tinh thần học hỏi; có ýthức tự giác, kỷ luật.

+ Thể hiện mối quan hệ bình đẳng, dân chủ, nhân văn trong học tập. Tạocơ hội bình đẳng cho các cá nhân khẳng định mình và phát triển. Nhóm làm việcgiúp cho những cá nhân nhút nhát trở nên tự tin hơn, tạo môi trường học tậpthân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ trên cơ sở nỗ lực và trách nhiệm củacác thành viên. Mọi ý kiến trong nhóm đều được tơn trọng, có giá trị như nhau,đều được xem xét, cân nhắc cẩn thận. Do vậy tránh được tình trạng áp đặt, uyquyền, thiếu tôn trọng giữa những người tham gia hoạt động, đặc biệt giữa giáoviên và học sinh.

+ Việc đánh giá từng học sinh trong thảo luận nhóm thường khó cơngbằng và một vài học sinh có thể cảm thấy không thoải mái với việc đánh giá dựatrên sự nỗ lực của nhóm.

<b>2.3.2.2 Phương pháp trực quan</b>

Khái niệm phương pháp trực quan trong dạy học

Phương pháp dạy học trực quan là phương pháp mà trong đó giáo viên sửdụng các phương tiện dạy học tác động trực tiếp đến các cơ quan cảm giác củahọc sinh nhằm đạt hiệu quả của quá trình dạy học.

Phương pháp dạy học trực quan bao gồm phương pháp trình bày trực quanvà phương pháp quan sát

Phương pháp trình bày trực quan là phương pháp giáo viên sử dụng nhữngphượng tiện trực quan, phương tiện dạy học trước, trong và sau khi nắm tài liệumới, khi ơn tập, củng cố, hệ thống hố và kiểm tra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Phương pháp trình bày trực quan được thể hiện dưới hai hình thức minh hoạ vàtrình bày. Hình thức minh hoạ thường là trưng bày những đồ dùng trực quan cótính chất minh hoạ như bảng biểu, tranh ảnh, hình vẽ trên bảng… giáo viên cóthể trình bày dưới dạng có sẵn hoặc kết hợp với lời giảng. Những đồ dùng dạyhọc này giúp cho học sinh thấy được một cách trực quan các sự vật, hiện tượngthể hiện dưới dạng khái quát và giản đơn. Cùng với lời bình của giáo viên giúpcho học sinh có những khái niệm đúng về đối tượng nghiên cứu. Cịn hình thứctrình bày thường gắn với việc giáo viên mang các vật mẫu như thực vật, độngvật, khoáng sản... đến lớp học để trình bày trong giờ dạy, những thí nghiệmđược tiến hành tại các phòng học chuyên ngành, hay băng video. Hình thức trìnhbày là cơ sở, điểm xuất phát trong quá trình nhận thức - học tập của học sinh, làcầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn.

Phương pháp quan sát là phương pháp trong đó giáo viên tổ chức cho họcsinh sử dụng các giác quan để tri giác có mục đích các đối tượng trong tự nhiênvà xã hội mà khơng có sự can thiệp vào các quá trình diễn biến của các hiệntượng hoặc sự vật đó. Nhằm thu nhập những sự kiện, hình thành những biểutượng ban đầu về đối tượng của thế giới xung quanh. Phương pháp quan sátđược sử dụng khi giáo viên trình bày phương tiện trực quan, phương tiện dạyhọc hoặc khi chính bản thân học sinh tiến hành trong phịng thí nghiêm, trong tựnhiên và xã hội. Phương pháp này giúp học sinh thấy được mối quan hệ biệnchứng giữa lý thuyết và thực tiễn.

*Các bước, điều kiện thực hiện phương pháp trực quan trong dạy học - Các bước:

<i>Bước 1: Chuẩn bị phương tiện trực quan và lập kế hoạch sử dụng PPTQ</i>

khi soạn giáo án. Đây là bước đầu tiên, quan trọng mà giáo viên cần chuẩn bị kỹđể đem lại kết quả cao cho giờ học. Trong bước này giáo viên phải:

+ Xác định mục tiêu, nội dung bài học. Điều này rất quan trọng trong việclựa chọn phương tiện trực quan, cách thức cũng như thời điểm sử dụng phươngpháp trực quan trong giờ học.

+ Chuẩn bị phương tiện trực quan cho giờ dạy. Phương tiện trực quan cóthể do giáo viên hoặc học sinh chuẩn bị.

<i>Bước 2: Tổ chức thực hiện phương pháp trực quan trong giờ học. Trong</i>

bước này giáo viên cần:

+ Trưng bày, phân phát phương tiện trực quan cho học sinh

+ Hướng dẫn học sinh làm việc với vật trực quan hoặc tự mình trình bàyvật trực quan

<i>Bước 3: Đánh giá kết quả</i>

+ Giáo viên nhận xét, kết luận được rút ra của học sinh sau khi làm việcvới đồ dùng trực quan và đưa ra kết luận.

+ Giáo viên nhận xét đối với đồ dùng trực quan giao cho học sinh làm vàcó thể lấy nó làm căn cứ cho điểm học sinh.

- Điều kiện: Để việc vận dụng PPTQ đem lại hiệu quả cao cho giờ dạy,giáo viên cần:

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

+ Thận trọng trong lựa chọn các phương tiện trực quan, phương tiện kỹthuật dạy học sao cho phù hợp với mục đích, yêu cầu của tiết học.

+ Hiểu rõ nội dung bài học cũng như mục đích trình bày phương tiện trựcquan đế sử dụng phương tiện theo một trình tự phù hợp với tiến trình bài học.

+ Chuấn bị các phương tiện trực quan chu đáo, tỉ mỉ, có nội dung và tínhthẩm mĩ; bố trí ở nơi cao, có ánh sáng phù hợp thuận tiện cho việc quan sát; cầnchú ý đến những quy luật cảm giác, tri giác.

+ Cần tính tốn số lượng phương tiện trực quan phù hợp với bài học.Khơng tham trình bày nhiều phương tiện trực quan làm cho học sinh phân tántrong việc nhận biết dấu hiệu bản chất của sự vật, hiện tượng; kéo dài thời giantrình bày ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của tiết học.

+ Cần chỉ rõ cho học sinh mục đích, yêu cầu nhiệm vụ quan sát, hướngdẫn học sinh quan sát và ghi chép để từ đó rút ra được những kết luận đúng đắn,có tính khái qt và biểu đạt những kết luận đó dưới dạng văn viết hoặc văn nóimột cách chính xác và mạch lạc.

+ Chỉ sử dụng những phương tiện trực quan khi cần thiết. Sau khi sử xongnên cất ngay để tránh làm phân tán sự chú ý của học sinh.

+ Đảm bảo phối hợp nhịp nhàng lời nói với việc trình bày phương tiệntrực quan

* Ưu và nhược điểm của phương pháp trực quan trong dạy học.

<i>- Ưu điểm: </i>

+ Nếu được sử dụng khéo léo sẽ làm cho phương tiện trực quan, phượngtiện kỹ thuật dạy học tạo nên nguồn tri thức, từ đó góp phần phát huy tính tíchcực trong nhận thức của học sinh.

+ Giúp học sinh huy động nhiều giác quan vào quá trình nhận thức, cùngvới lời nói sẽ tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ lâu; phát triểnnăng lực chú ý, năng lực quan sát, óc tị mị khoa học của học sinh.

+ Những đồ dùng trực quan khiến cho bài học trở nên sinh động kíchthích hứng thú học tập của học sinh…

<i>- Nhược điểm:</i>

Nếu không nhận thức đúng, xem đồ dùng trực quan chỉ là một phươngtiện nhận thức mà lạm dụng chúng sẽ dễ làm học sinh phân tán sự chú ý, tậptrung sự chú ý của mình vào đồ dùng trực quan mà quên đi việc tìm hiểu nhữngdấu hiệu bản chất. Thậm chí có thể hạn chế sự phát triển tư duy trừu tượng củahọc sinh.

<b>2.3.2.3 Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp trực quan</b>

Việc các phương pháp dạy học biệt lập chỉ tồn tại trên lý thuyết, còn trênthực tiễn trong q trình dạy học người giáo viên ln chủ động, sáng tạo vàphối hợp hài hòa giữa các phương pháp khác nhau để đem lại hiệu quả cao choquá trình truyền thụ tri thức. Bởi khơng có một phương pháp nào là vạn năngbên cạnh những ưu điểm các phương pháp dạy học luôn tồn tại những hạn chếcần được bổ sung bằng những phương pháp khác; PPTLN và PPTQ cũng vậy.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Khi bàn về khái niệm kết hợp Từ điển tiếng Việt viết: “Kết hợp là gắn vớinhau để bổ sung, hỗ trợ cho nhau”. Do vậy, theo tác giả kết hợp PPTLN vàPPTQ thực chất là vận dụng hài hòa PPTLN và PPTQ trong một q trình giảngdạy. Việc vận dụng này khơng phải là sử dụng một cách rời rạc PPTLN vàPPTQ trong một bài giảng mà hai phương pháp này có sự hịa quyện vào nhautrong cùng một hoạt động, trong cùng một mục đích chiếm lĩnh nội dung tri thứcnhất định. Trong hoạt động đó PPTLN hỗ trợ cho PPTQ phát huy cao độ nhữngưu điểm, khắc phục hạn chế và ngược lại; nhằm đem lại kết quả cao nhất trongchiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành nhân cách của học sinh. Việcvận dụng hài hòa PPTLN và PPTQ không được hiểu là hai phương pháp này cóvị trí ngang nhau trong mọi giai đoạn lên lớp mà với những mục tiêu khác nhaucủa từng giai đoạn vai trị, vị trí của từng phương pháp là khác nhau nhưng cùngmục đích là đem lại hiệu quả cao trong tiết dạy. Tuy nhiên trong cả một quátrình thì phương pháp thảo luận nhóm vẫn được xem là có vai trị chủ đạo. Bởichính hoạt động thảo luận nhóm mới giúp học sinh chiếm lĩnh những tri thứccủa bài học, nhưng cũng khơng nên tuyệt đối hố vai trị của phương pháp thảoluận nhóm.

* Các bước, điều kiện kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phươngpháp trực quan trong dạy học.

- Các bước:

<i>Bước 1: Chuẩn bị kế hoạch kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và</i>

phương pháp trực quan khi soạn giáo án. Đây là bước quan trọng mà giáo viêncần chuẩn bị kỹ để đem lại kết quả cao cho giờ học. Để thực hiện bước này giáoviên phải:

+ Xác định mục tiêu, nội dung bài học. Đây là yếu tố để quyết định có kếtphương pháp thảo luận nhóm và trực quan hay khơng; phương thức cũng nhưthời gian kết hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho giờ dạy. Bởi không phảibài học nào cũng có thể vận dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và trựcquan.

+ Chuẩn bị đồ dùng trực quan và các đồ dùng cho hoạt động nhóm tronggiờ học. Những đồ dùng này có cái do giáo viên chuẩn bị, có cái do học sinhchuẩn bị.

+ Hình thành các bước kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phươngpháp trực quan trong giáo án. Việc xác định các bước kết hợp của giáo viên càngrõ ràng, chi tiết bao nhiêu thì càng có lợi cho tiến trình lên lớp đạt hiệu quả bấynhiêu.

<i>Bước 2: Tổ chức thực hiện kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và</i>

phương pháp trực quan trong giờ học. Trong bước này cần:

+ Giáo viên phân chia các nhóm học tập nhỏ; trưng bày phương tiện trựcquan cho các nhóm quan sát hoặc phân phát phương tiện trực quan tới từngnhóm học tập; giao nhiệm vụ cụ thể cho nhóm học tập làm việc với phương tiệntrực quan.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

+ Giáo viên hướng dẫn nhóm học tập làm việc với phương tiện trực quan.Trong khi học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ giáo viên cần quan sát hoạt độngcủa từng nhóm, lắng nghe ý kiến của học sinh, giúp đỡ nhóm nếu thấy cần thiết.

+ Học sinh lên trình bày kết quả làm việc của nhóm với đồ dùng trựcquan. Hình thức trình bày có thể bằng lời, viết, vẽ lên giấy to hoặc ngay trên đồdùng trực quan được phát.

<i>Bước 3: Đánh giá kết quả hoạt động của học sinh. </i>

Việc đánh giá kết quả hoạt động được diễn ra giữa học sinh với học sinh.Đó là các nhóm thảo luận đánh giá hoạt động của nhau bằng việc nhận xét, bổsung ý kiến về nội dung nhóm bạn trình bày. Bên cạnh đánh giá giữa học sinhvới học sinh là sự đánh giá của giáo viên đối với hoạt động của học sinh.

Trong đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm, giáo viên có thể lựa chọnnhiều hình thức đánh giá khác nhau phù hợp với điều kiện đối tượng học sinhkhác nhau, làm sao để việc đánh giá tạo cho học sinh niềm tin sự hứng khởitrong học tập.

<i>- Điều kiện:</i>

+ Việc kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp trực quanphải được xuất phát từ nội dung bài học. Do đó giáo viên cần nghiên cứu kỹ nộidung bài học có phù hợp với sự kết hợp này khơng.

+ Nhà trường phải có cơ sở vật chất khá tốt để đảm bảo đồ dùng trực quanmang tính khoa học, tính thẩm mỹ và đảm bảo cho số lượng học sinh trong mộtnhóm khơng q đơng, khơng gian có đủ để nhóm hoạt động có hiệu quả.

+ Giáo viên cần phải có kỹ năng sư phạm tốt để giải quyết những bấtthường xảy ra giữa các nhóm và giữa các thành viên trong nhóm. Bên cạnh đógiáo viên cần có trình độ nhất định về cơng nghệ thơng tin, về kỹ thuật để nhanhchóng giải quyết những lỗi nhỏ xảy ra đối với máy móc tránh ảnh hưởng đếntiến độ làm việc của nhóm.

+ Học sinh có tinh thần trách nhiệm để hoạt động nhóm và bảo quản, sửdụng đồ dùng trực quan có hiệu quả.

* Ưu, nhược điểm của việc kết hợp phương pháp thảo luận nhóm vàphương pháp trực quan trong dạy học

<i> -Ưu điểm: </i>

+ Giúp cho hoạt động thảo luận nhóm đem lại kết quả cao hơn vì đồ dùngtrực quan kích thích sự chú ý của học sinh, trợ giúp những khó khăn trong lĩnhhội những kiến thức trừu tượng nên hạn chế tình trạng có những học sinh khơngchú ý vào nội dung thảo luận của nhóm do khơng hứng thú với đề tài thảo luậnhoặc đề tài có nhiều địi hỏi về kiến thức trừu tượng (đối với học sinh có học lựcthấp).

+ Giáo viên không mất nhiều thời gian để giải thích nội dung, u cầuthảo luận nhóm cho từng nhóm học tập.

+ Đem lại hiệu quả cao trong việc chiếm lĩnh tri thức vì kiến thức đượctrình bày thơng qua lời nói của giáo viên kết hợp với hình ảnh minh họa thì kiếnthức đó lưu giữ trong trí nhớ học sinh khơng lâu nhưng nếu kết hợp lời, hình vàhành động kiến thức lưu giữ trong trí nhớ học sinh rất lâu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i>- Nhược điểm:</i>

+ Đòi hỏi ở người giáo viên phải nhuần nhuyễn nhiều kỹ năng sư phạm + Cơ sở vật chất của nhà trường phải được trang bị tốt từ phương tiện trựcquan cho tới phòng học.

+ Giáo viên phải tốn khá nhiều thời gian, công sức để chuẩn bị giáo án lênlớp cũng như đồ dùng trực quan

<b>2.3.2.4. Ví dụ minh hoạ về kết hợp PPTLN và PPTQ trong dạy học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10.</b>

Để kết hợp PPTLN và PPTQ trong dạy học môn Giáo dục kinh tế và phápluật lớp 10 có hiệu quả, giáo viên phải biết chắt lọc những đơn vị kiến thức nào phù hợp với việc kết hợp hai phương pháp này, từ đó mới đưa ra cách thức kết hợp cụ thể, giúp học sinh tích cực, chủ động nắm bắt kiến thức.

Trong q trình giảng dạy, bản thân tôi đã nghiên cứu kĩ và đưa ra nhữngđơn vị kiến thức có thể kết hợp giữa PPTLN và PPTQ như sau:

<b>Khi dạy bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế</b>

Ở đơn vị kiến thức “Chủ thể tiêu dùng”. Giáo viên kết hợp PPTLN vàPPTQ như sau:

- GV chia HS thành 4 nhóm thảo luận cùng chủ đề

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, quan sát tranh minh họa 1, 2, đọc thôngtin 1 SGK tr.12 đưa ra và trả lời câu hỏi:

<i>Thơng tin : nền kinh tế có nhiều khởi sắc khiến tiêu dùng của người dân</i>

có xu hướng tăng. Nhờ vậy, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nhanh hơn, kích thích sảnxuất, kinh doanh phát triển. Nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càngphong phú, đa dạng là động lực quan trọng, định hướng cho sản xuất phát triển.Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng còn thể hiện trách nhiệm đối vớisự phát triển bền vững của xã hội như : lựa chọn tiêu dùng những hàng hố thânthiện với mơi trường, khơng sử dụng sản phẩm của những doanh nghiệp gây ônhiễm, tàn phá môi trường, gây độc hại với sức khoẻ con người,…

</div>

×