Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn cấp tỉnh vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học chủ đề 5 cấu trúc của tế bào sinh học 10 cánh diều nhằm phát huy năng lực tự học cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.73 KB, 22 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b> I. MỞ ĐẦU1.1 Lí do chọn đề tài</b>

Trong xu thế hội nhập toàn cầu cùng với đó là sự bùng nổ của cuộc cách mạngcơng nghiệp 4.0, giáo dục và đào tạo đã và đang đóng vai trị ngày càng quan trọng,giáo dục và đào tạo cũng đã trở thành kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững của mọiquốc gia, dân tộc.

Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 đã khẳng định: “Tiếp tục đổi mớimạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thịáp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khíchtự học, …”.

Nghị quyết 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội nêu: “Tiếp tục đổimới phương pháp giáo dục theo hướng: phát triển toàn diện năng lực và phẩm chấtngười học, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học,hứng thù học tập, kĩ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập, đa dạng hóa hình thức tổchức học tập, tăng cường sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học, đặc biệt là côngnghệ thông tin và truyền thông.”

Quyết định 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Chính phủ u cầu: “Chươngtrình mới, sách giáo khoa mới đáp ứng yêu cầu và góp phần tạo động lực đẩy mạnhphương pháp dạy và học theo hướng tăng cường tương tác, phát huy tính tích cực, chủđộng và tạo hứng thú học tập cho học sinh, …”

Chương trình giáo dục mới ngày càng định hướng rõ rệt việc phát triển cácnăng lực cho học sinh thông qua việc dạy và học. Việc học không chỉ đơn giản làlĩnh hội kiến thức, mà thông qua việc học, học sinh cịn được có cơ hội để rènluyện và phát huy tối đa các năng lực của bản thân. Học sinh cần phải biết cách tựhọc, tự tìm tịi tri thức để nâng cao vốn hiểu biết của bản thân.

Muốn làm được điều đó, người giáo viên cần tích cực đổi mới các phươngpháp dạy học. Vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo,phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể.

<i>Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược - Flipped Classroom là một trong những</i>

phương pháp dạy học hiện đại. Thay vì giảng bài như thường lệ, giáo viên lại làmột người hướng dẫn, ngược lại người học, thay vì tiếp thu kiến thức một cách thụđộng từ giáo viên, các em sẽ phải tự tiếp cận kiến thức ở nhà, tự mình trải nghiệm,khám phá, tìm tịi các thơng tin liên quan về bài học. Mơ hình này giúp học sinhphát huy và rèn luyện tính tự học, tính chủ động làm chủ quá trình học tập củachính bản thân mà khơng cịn bị động, phụ thuộc trong quá trình khám phá tri thức.

Qua nghiên cứu và thử nghiệm giảng dạy chương trình Sinh học 10 – SáchCánh diều, tơi thấy mơ hình này rất thích hợp để giảng dạy trong chương trình SGKmới, hiệu quả dạy và học nâng lên rõ rệt khi dùng công nghệ thông tin kết hợp cùngcác kĩ thuật dạy học tích cực để triển khai. Với mong muốn phát triển năng lực tự họccũng như nhiều năng lực, phẩm chất khác của học sinh, biết cách vận dụng giải quyết

<i><b>các vấn đề trong thực tiễn, tôi chọn đề tài nghiên cứu sáng kiến “Vận dụng mơ hìnhlớp học đảo ngược trong dạy học Chủ đề 5: Cấu trúc của tế bào – Sinh học 10 –Cánh Diều, nhằm phát huy năng lực tự học cho học sinh”. </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>1.2 Mục đích nghiên cứu</b>

Thiết kế, xây dựng và sử dụng mơ hình lớp học đảo ngược trong dạy Chủ đề 5:Cấu trúc của tế bào – Sinh học 10 – Cánh Diều, nhằm phát huy năng lực tự học chohọc sinh, nâng cao hiệu quả dạy học Sinh học.

<b>1.3. Đối tượng nghiên cứu</b>

Học sinh khối 10 bậc trung học phổ thông

<b>1.4. Phương pháp nghiên cứu</b>

<i><b>1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết</b></i>

- Nghiên cứu tài liệu và các cơng trình nghiên cứu đổi mới PPDH theo hướngtích cực hóa việc học của học sinh.

- Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung chương trình Sinh học 10 - Cánh Diều - Nghiên cứu cơ sở lý luận về các phương pháp, biện pháp thiết kế và sử dụngmơ hình lớp học đảo ngược trong dạy Chủ đề 5 - Cấu trúc của tế bào hướng phát huytính tích cực học tập của học sinh.

<i><b>1.4.2. Phương pháp chuyên gia</b></i>

Gặp gỡ, trao đổi, tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp để tham khảo ý kiến làm cơsở cho việc nghiên cứu đề tài.

<i><b>1.4.3. Phương pháp thực tập sư phạm</b></i>

Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT, tiến hành theo quy trình của đề tài nghiêncứu khoa học giáo dục để đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên cứu.

<i><b>1.4.4. Phương pháp thống kê toán học</b></i>

Sử dụng phương pháp này để thống kê, xử lý, đánh giá kết quả thu được.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b> II. NỘI DUNG2.1. Cơ sở lí luận.</b>

<b>2.1.1 Mơ hình lớp học Đảo ngược.</b>

Lớp học đảo ngược (Flipped Classroom) là mơ hình giáo dục tiên tiến đượcứng dụng dựa trên sự phát triển của công nghệ eLearning và phương pháp đào tạohiện đại, là một phương pháp đào tạo mới trong đó cung cấp nội dung học tập chongười học học tập trước khi vào lớp. Ý tưởng và mơ hình lớp học đảo ngược hìnhthành tại Mỹ từ những năm 1990.

Những đặc điểm chính của lớp học đảo ngược bao gồm:

<i>- Môi trường linh hoạt: bài giảng được đưa lên Internet cho phép HS truy cập,</i>

tự học ở nhà. Những video giáo dục trực tuyến được thiết kế để truyền tải nội dungtập trung vào lý thuyết. GV có thể tận dụng tối đa thời gian trên lớp tổ chức cho họcsinh hoạt động nhóm, thảo luận những kiến thức khó hoặc những kiến thức vận dụngxung quanh nội dung bài học.

<i>- Học tập nhân văn: mơ hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Học phải có</i>

trách nhiệm với việc tự học của mình và chủ động nghiên cứu, tìm tịi để lĩnh hội kiếnthức cơ bản. Điều này đảm bảo sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân học sinh. Đặcbiệt, qua những nhiệm vụ học tập có định hướng GV giao cho HS, GV có thể pháthiện những HS hiểu bài chậm hơn so với các bạn, dành nhiều thời gian hướng dẫn choHS đó trên lớp hơn.

<i>- Nội dung có chủ ý: với kho dữ liệu khổng lồ trên Internet, học sinh có thể bị</i>

lúng túng trong quá trình tìm kiếm thơng tin. Vậy nên, GV đã cung cấp các học liệucần thiết, theo định dạng phù hợp cho HS tự học, tự nghiên cứu ở nhà.

<i>- GV có vai trị rất quan trọng trong lớp học đảo ngược – được đánh giá như</i>

một chuyên gia giáo dục. GV chỉ trọn vẹn vai trò trong lớp học đảo ngược khi tạođược kết nối tốt giữa HS với HS, giữa HS với GV, kiểm sốt được tồn bộ hoạt độnghọc của lớp theo chủ đích của bản thân.

Như vậy, có thể nói, các hoạt động lớp học đảo được sẽ gồm hai thành phầnchính: Các hoạt động nhóm tương tác bên trong lớp học và các hướng dẫn cá nhânthông qua thiết bị di động thông minh bên ngoài lớp học (các học liệu, bài giảng, bàitập, phiếu nhiệm vụ, trao đổi thông tin qua tin nhắn trên nhóm lớp hoặc các ứng dụnggiao – kiểm tra bài trực tuyến….)

<b>2.1.2. Ưu – nhược điểm của mơ hình.* Ưu điểm.</b>

Phương pháp lớp học đảo ngược này có tính khả thi cao đối với học sinh có khảnăng tự học, có kỷ luật và ý chí. Hiệu quả của phương pháp đã được kiểm chứng từlâu ở nhiều quốc gia có nền giáo dục phát triển mạnh mẽ như Australia, Mỹ và cácnước châu Âu…

Ở lớp học truyền thống, học sinh đến trường ngồi nghe giảng bài thụ động và

<b>hình thức này được giới chun mơn gọi là Low thinking. Sau đó các em về nhà làm</b>

bài tập và q trình làm bài tập sẽ khó khăn nếu học sinh khơng hiểu bài.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>Hình 1: Ưu điểm của LHĐN</b>

Với lớp học đảo ngược, việc tìm hiểu kiến thức được định hướng bởi ngườithầy (thông qua những video bài giảng đã được giáo viên chuẩn bị trước cùng thơngtin do học sinh tự tìm kiếm), nhiệm vụ của học sinh là tự học kiến thức mới này vàlàm bài tập mức thấp ở nhà. Sau đó vào lớp các em được giáo viên tổ chức các hoạtđộng để tương tác và chia sẻ lẫn nhau. Các bài tập bậc cao cũng được thực hiện tại lớpdưới sự hỗ trợ của giáo viên và các bạn cùng nhóm.

Cách học này địi hỏi học sinh phải dùng nhiều đến hoạt động trí não nên được

<b>gọi là “High thinking". Như vậy những nhiệm vụ bậc cao trong thang tư duy được</b>

thực hiện bởi cả thầy và trị.

<b>Hình 2: Thang tư duy Bloom</b>

Phương pháp này không cho phép học sinh ngồi nghe thụ động nên giảm đượcsự nhàm chán. Mặc dù vậy, muốn q trình đảo ngược thành cơng thì những video bàigiảng phải rất bài bản và hấp dẫn để lôi cuốn được học sinh không xao nhãng mà tậptrung vào việc học, các phiếu tìm hiểu bài về nhà cần chi tiết phù hợp với việc HS tựhọc mới đảm bảo HS không thấy lúng túng

<b>* Nhược điểm.</b>

<i>- Điều kiện thực hiện</i>

Mơ hình lớp học đảo ngược yêu cầu điều kiện thực hiện ở mức cơ bản. Tuynhiên, khơng phải mọi HS đều có đủ điều kiện về máy vi tính và kết nối Internet để tựhọc trực tuyến. Việc tiếp cận với nguồn học liệu có thể khó khăn với một số HS chưacó kĩ năng về CNTT và mạng Internet. Tốc độ mạng không phải lúc nào cũng ổn địnhvà đảm bảo để thuận lợi khi học tập.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i>- Thiết kế kịch bản và biên tập Video bài giảng</i>

Đối với lớp học đảo ngược, những video bài giảng rất quan trọng; cần phải hấpdẫn, khoa học, phù hợp với HS; luôn cập nhập những nội dung mới để lơi cuốn đượcHS. Vì vậy, nó địi hỏi GV phải mất nhiều thời gian và công sức cho việc soạn giảng,tạo video bài giảng chất lượng.

<i>- Quản lí việc học của HS</i>

Động lực của HS là yếu tố then chốt khi tự học. Việc học theo hình thức lớphọc đảo người địi hỏi HS phải tích cực, chủ động trong học tập. Tuy nhiên, nhiều HScịn chưa có thói quen học tập theo hình thức này; nhiều em lơ là, không hứng thú,không hợp tác, không chịu chuẩn bị bài trước khi đến lớp; không xem và học với cácvideo bài giảng đã được cung cấp.

<b>2.1.3. Các bước tiến hành</b>

<b>Hình 3: Quy trình thiết kế đảo lớp học ngược</b>

<b>2.2. Thực trạng của vấn đề</b>

<b>2.2.1. Nội dung chương trình SGK Sinh học 10 – Cánh diều</b>

Sách giáo khoa Sinh học 10 – Cánh diều được Nhà xuất bản Đại học Sư phạmphối hợp với Công ty Đầu tư Xuất bản - Thiết bị giáo dục Việt Nam tổ chức biên soạntheo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Với triết lý "Đưa cuộc sống vào bài học,mang bài học vào cuộc sống", sách giáo khoa Sinh học 10 – Cánh diều được cácchuyên gia đánh giá đã đi đúng tinh thần đổi mới của Chương trình GDPT 2018, Nghịquyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thơng, để hướngtới việc "thực học, thực nghiệp", khơng cịn việc thầy đọc trị chép, hay học rậpkhn, máy móc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>Bảng 2: Mức độ hứng thú tham gia các hoạt động học tập trong giờ Sinh họctruyền thống</b>

<b>STTNội dung khảo sát<sup>Thường</sup><sub>xun</sub><sub>thoảng</sub><sup>Thỉnh</sup><sup>Khơng bao</sup><sub>giờ</sub>1</b> Có xem bài mới trước khi đến lớp 17(10,6%) 43(26,9%) 100(62,5%)

<b>2</b> <sup>Có chủ động phát biểu ý kiến trong </sup>

giờ học

15(9,3%) 62 (38,8%) 83(51,9%)

<b>3</b> Có tham gia hoạt động nhóm 30(18,75%) 96(60%) 34(21,25%)

<b>4</b> <sup>Chủ động nêu câu hỏi thắc mắc với </sup><sub>GV và bạn học</sub> <sup>15(9,3%)</sup> <sup>60(37,5%)</sup> <sup>85(53,2%)</sup>

Cũng chính từ việc chưa có ý thức tự giác tìm hiểu bài trước ở nhà, nên đa sốlên lớp các em chỉ ngồi nghe GV giảng một cách thụ động, chưa tích cực tham gia vàocác hoạt động học tập, chỉ khi được yêu cầu các em mới trả lời hoặc tham gia các hoạtđộng nhóm. Hầu hết các em chưa chủ động đưa ra các câu hỏi với GV vì các em chưatìm tịi những kiến thức mở rộng liên quan đến bài học, nên cũng khơng biết cần hỏivấn đề gì, dẫn đến nguồn tri thức chưa được khai thác một cách triệt để.

<b>2.2.3. Thực trạng đối với GV</b>

Thực hiện phiếu khảo sát (Phụ lục 2) với 30 GV, tôi thu được kết quả như sau:

<b>Bảng 3: Sử dụng CNTT hỗ trợ giảng dạySTTCông cụ</b>

<b>Mức độRất thường</b>

<b>Bảng 4: Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>2.3. Giải pháp thực hiện</b>

<b>2.3.1. Quy trình thiết kế cụ thể mơ hình lớp học đảo ngược * Trước giờ học trên lớp</b>

<i>Bước 1: Lên kế hoạch</i>

- Xác định những nội dung học tập cụ thể sẽ thực hiện theo LHĐN.

- Xác định những năng lực, phẩm chất HS cần đạt được sau khi lớp học kết thúc,từ đó sử dụng những kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp.

- Xác định những công cụ (video, phiếu học tập, ứng dụng giao – kiểm tra bàitrực tuyến) cần dùng để hỗ trợ trong quá trình tổ chức lớp học.

<i>Bước 2: Xây dựng bài giảng cho HS tự học tại nhà</i>

- Tùy theo năng lực công nghệ tin học của GV mà việc soạn bài giảng có thểtheo các hình thức khác nhau: sử dụng Microsoft Word để biên soạn kế hoạch bài dạytrên giấy; Microsoft Powerpoint để biên soạn bài giảng điện tử; Quizizz hoặc Azotađể ra đề trắc nghiệm

<i> Bước 3: Chia sẻ</i>

- Sau khi đưa bài giảng lên nền tảng trực tuyến, GV chia sẻ, thông báo với HScủa mình thơng qua các kênh như Zalo, Messenger, Facebook… trong các nhóm màGV và HS đã thiết lập từ trước để các thành viên trong từng nhóm thảo luận kiến thứchoặc GV hỗ trợ HS, hỗ trợ nhóm khi cần.

<b> * Trong giờ học trên lớp</b>

<i> Bước 4: Kiểm tra</i>

- GV trao đổi, kiểm tra đánh giá HS tại lớp. GV chủ yếu hướng dẫn HS làm bàitập, tìm hiểu các kiến thức HS chưa hiểu, tìm ra những cách thức làm bài hay nhất, tốiưu nhất cho HS.

<i> Bước 5: Thiết kế hoạt động học tập trên lớp.</i>

- Đối với bộ môn Sinh học, thời gian trên lớp sẽ chủ yếu mở rộng các vấn đềthực tế cuộc sống hẳng ngày, liên quan đến từng bước phát triển của xã hội, y học,công nghệ sinh học, nông – lâm nghiệp phù hợp với nội dung từng bài. Cuối giờ họctrên lớp GV có thể lồng ghép hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho buổi học sau để HS nắmrõ và chuẩn bị chu đáo.

<b>* Sau giờ học trên lớp</b>

<i>- Bước 6: Thiết kế hoạt động học tập sau giờ học trên lớp</i>

- HS cần hệ thống hóa được nội dung kiến thức, có những so sánh để nắm vững kiến thức của nội dung vừa lĩnh hội với các nội dung đã được học.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

- Các bài tập sau giờ học trên lớp và những bài tập nâng cao (mức độ sáng tạo trong thang tư duy Bloom).

- GV theo dõi, đánh giá kết quả làm bài tập của HS.

<b>2.3.2. Thiết kế kế hoạch bài dạy Chủ đề 5: Cấu trúc của tế bào – Sinh học 10 –Cánh Diều theo mơ hình lớp học đảo ngược</b>

Nội dung chủ đề bao gồm 2 bài:

- Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực (2 tiết)- Bài 8: Cấu trúc của tế bào nhân thực (6 tiết)

Trong phạm vi của sáng kiến này, tơi xin trình bày cụ thể quy trình thiết kế bài7 thuộc chủ để 5, và gợi ý phần xây dựng ý tưởng cho các hoạt động trong bài 8 củachủ đề.

<b>BÀI 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ VÀ TẾ BÀO NHÂN THỰCBước 1: Lên kế hoạch</b>

 <i><b>Xác định được mục tiêu bài học</b></i>

Sau khi học xong bài 7, HS cần phát triển được những năng lực và phẩm chất sau: <i>Về năng lực:</i>

Năng lực nhận thức sinh học:

+ Nêu được cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào nhân sơ.

+ Nêu được điểm giống và khác nhau cơ bản giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhânthực.

+ Thực hiện đúng quy trình thí nghiệm, làm được tiêu bản quan sát tế bào vi khuẩn.- Năng lực tự chủ và tự học: Tự lực nghiên cứu SGK, quan sát hình ảnh hồn thànhcác bài tập, câu hỏi nhằm tìm hiểu về tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, tế bào độngvật và tế bào thực vật.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được các vấn đề thực tiễn liênquan đến tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Giải thích được kết quả của thí nghiệmđể hồn thành bản báo cáo khi quan sát tế bào nhân sơ.

 <i><b>Xác định được các phương tiện sẽ sử dụng</b></i>

- Bài học được phân phối làm 2 tiết.

- Tranh ảnh về các vi khuẩn, phiếu học tập, bài giảng Powerpoint (hình ảnhtrong bài giảng được đính kèm Phụ lục 3).

-Video bài giảng trên Youtube.

- Bộ câu hỏi thiết kế trên Quizizz, Q – card, app Quizizz trên điện thoại.- Phiếu tự học tại nhà (phụ lục 4: phiếu học tập số 1).

- Trang Padlet để giao nhiệm vụ. Việc sử dụng trang Padllet sẽ lưu trữ lưu trữ tưliệu bài học khoa học, hệ thống hơn, HS dễ dàng theo dõi nắm bắt những nhiệm vụmới một cách kịp thời.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>Bước 2: Xây dựng bài giảng cho HS tự học tại nhà</b>

- Bài giảng Powerpoint.

- Đường link video bài giảng:

Phiếu tự học tại nhà

- Gửi đường link video bài giảng, bài giảng Powerpoint và phiếu tự học tại nhàvào trang Padlet.

<b>Bước 3: Chia sẻ</b>

- Chia sẻ đường link trang Padlet vào nhóm Zalo của lớp.

- Lưu ý HS thời hạn nộp bài (đúng 18h ngày hôm trước khi diễn ra buổi học trênlớp, toàn bộ HS phải nộp bản chụp phiếu tự học tại nhà trên trang Padlet).

+ Tiết 1: Nghiên cứu và hoàn thiện nội dung tế bào nhân sơ

+ Tiết 2: Nghiên cứu và hoàn thiện nội dung tế bào nhân thực, thực hành quan sáttế bào nhân sơ.

- HS tiến hành tự tìm hiểu kiến thức tại nhà theo hướng dẫn của GV và hoànthành nhiệm vụ tự học.

<b>Bước 4: Kiểm tra</b>

- Gần đến thời hạn nộp bài, GV kiểm tra tiến độ của HS, nhắc nhở những HSchưa nộp bài để nộp đúng hạn.

- Hết thời hạn nộp bài GV thông báo hết thời gian, chốt lại những HS chưa hồnthành nhiệm vụ để có hình thức nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời trong giờ học trên lớp.

- GV xem bài làm đã nộp của HS, hệ thống những lỗi nhiều HS cùng mắc phải,để điều chỉnh trong tiết học trên lớp.

- HS hoàn thành nhiệm vụ tự nghiên cứu bài học đúng hạn. Tìm hiểu thêmnhững kiến thức liên quan còn chưa rõ để đem ra thảo luận trong tiết học trên lớp.

 <i><b>Bước 5: Thiết kế hoạt động học tập trên lớpTiết 1</b></i>

<b>1. Hoạt động 1: Báo cáo kết quả tự học ở nhà. Xác định vấn đề tìm hiểu tế bàonhân sơ và tế bào nhân thực</b>

<i><b>a) Mục tiêu: </b></i>

<b>- Kiểm tra kiến thức cũ, kiểm tra việc thực hiện phiếu học tập ở nhà của học sinh,</b>

chuẩn bị điều kiện xuất phát để nghiên cứu kiến thức mới.

- Xác định được vấn đề học tập là tìm hiểu tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

<i><b>b) Nội dung: </b></i>

<i> Học sinh quan sát hình ảnh tế bào bạch cầu tiêu diệt vi khuẩn và trả lời câu hỏi: Tếbào vi khuẩn và tế bào bạch cầu thuộc loại tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực? Sosánh kích thước và cấu tạo của hai loại tế bào này.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>Hình 4: Tế bào bạch cầu tiêu diệt vi khuẩn </b>

<i><b>c) Sản phẩm: Xác định được vấn đề. </b></i>

- Tế bào bạch cầu là tế bào nhân thực, tế bào vi khuẩn là tế bào nhân sơ.

- Tế bào bạch cầu kích thước lớn, cấu tạo phức tạp. Tế bào vi khuẩn kích thướcnhỏ, cấu tạo đơn giản.

<small>d) Tổ chức thực hiện: </small>

<b>Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh</b>

<i><b>Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập</b></i>

GV chiếu hình ảnh tế bào bạch cầu tiêu diệt vikhuẩn, giới thiệu tế bào bạch cầu và tế bào vi khuẩn.- GV sử dụng kỹ thuật “tia chớp” yêu cầu HS trả lời

<i>câu hỏi: Tế bào vi khuẩn và tế bào bạch cầu thuộcloại tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực? So sánhkích thước và cấu tạo của hai loại tế bào này.</i>

Học sinh tiếp nhận nhiệm vụhọc tập.

<i><b>Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập</b></i>

Giáo viên theo dõi, hỗ trợ.

Yêu cầu học sinh xác định được loại tế bào nhân sơ, nhân thực. Mức độ cấu tạo đơn giản hay phức tạp.

Học sinh hoạt động cá nhân,quan sát hình ảnh, trả lờinhanh các câu hỏi của GVđưa ra

<i><b>Bước 3. Báo cáo, thảo luận</b></i>

- Giáo viên lựa chọn ngẫu nhiên học sinh trả lờinhanh câu hỏi.

- Các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- GV đặt vấn đề: dựa vào nội dung đã tìm hiểu quaphiếu tự học tại nhà, nêu một vài hiểu biết của em vềtế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

- Giáo viên sử dụng câu trả lời của học sinh đểchuyển sang hoạt động hình thành kiến thức: Tế bàonhân sơ và tế bào nhân thực có cấu tạo như thế nào?

Học sinh lắng nghe nhận xét của giáo viên, xác định vấn đề tìm hiểu trong bài học.

<b>2. Hoạt động 2: Thảo luận và giải đáp thắc mắc của HS</b>

<i><b>1. Chính xác hóa nội dung phiếu học tập phần cấu trúc tế bào nhân sơa) Mục tiêu: Chính xác lại nội dung phiếu tự học của HS.</b></i>

<i><b>b) Nội dung:</b></i>

<b>I – TẾ BÀO NHÂN SƠ</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>Hình 19: Cấu trúc thế bào nhân sơ1. Đặc điểm của tế bào nhân sơ</b>

+ Kích thước rất nhỏ, trung bình khoảng 0,5-5µm

+ Cấu tạo rất đơn giản, khơng có nhân hồn chỉnh và các bào quan khơng có màngbao bọc.

+ Tế bào nhân sơ cấu tạo gồm: thành tế bào, màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhânchứa phân tử DNA dạng vịng, kép và ribosome. Nhiều tế bào có vỏ nhầy, plasmid,lông nhung, roi.

<b>1. Các thành phần cấu tạo và chức năng của tế bào nhân sơ</b>

<b>Màng tế bào</b> Kiểm soát sự ra vào tế bào của các chất

<b>Thành tế bào</b> Tạo hình dạng và sự cứng chắc của tế bào,bảo vệ tế bào tránh được các nhân tố có hại từbên ngồi

<b>Vùng nhân (phân tử DNAdạng vòng, kép, khơng cómàng bao bọc)</b>

Mang thông tin di truyền

<b>Vỏ nhầy</b> Bảo vệ tế bào và bám dính vào các bề mặt

<b>Lơng nhung</b> Giúp tế bào vi khuẩn bám vào các bề mặt

<i><b>c) Sản phẩm: Phiếu tự học đã chính xác về nội dung của HS.</b></i>

<small>d) Tổ chức thực hiện: </small>

<b>Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh</b>

GV chiếu đáp án Phiếu tự học. Quan sát theodõi, điều chỉnh những lỗi sai của HS. Lưu ýnhững lỗi HS sai nhiều để thảo luận.

HS theo dõi đáp án Phiếu tự học,chỉnh sửa chuẩn kiến thức.

<i><b>2. Thảo luận, giải đáp thắc mắc của HS</b></i>

</div>

×