Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Đề tài "Dạy và học hiệu quả môn Toán THPT thông qua tài liệu biên soạn trước" doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (923.91 KB, 12 trang )




Tiểu luận
Đề tài "Dạy và học hiệu quả môn
Toán THPT thông qua tài liệu biên
soạn trước"
Trang 1

Mục lục
Nội dung
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I- Lí do chọn đề tài
II- Mục đích và phương pháp nghiên cứu
III- Giới hạn của đề tài
IV- Kế hoạch thực hiện
2
B. NỘI DUNG
I- Cơ sở lý luận
II- Cơ sở thực tiễn
3
III- Thực trạng và những mâu thuẫn
4
IV- Biện pháp giải quyết vấn đề
1. Cấu trúc tài liệu
5
2. Giảng dạy
8
V- Hiệu quả áp dụng
9


C. KẾT LUẬN
I- Ý nghĩa của đề tài đối với công tác giảng dạy
II- Khả năng áp dụng
III- Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển
10
IV- Đề xuất, kiến nghị
Tài liệu tham khảo.
11


Trang 2

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I- Lý do chọn đề tài:
Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá là yêu cầu được đặt ra hàng
đầu đối với giáo dục Việt Nam. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy thì ai cũng trăn
trở, suy nghĩ tìm ra những phương pháp giảng dạy mới phù hợp với yêu cầu đổi mới hiện nay.
Hai yêu cầu đổi mới chính yếu hiện nay là: giáo viên cần tổ chức cho học sinh khám phá tri
thức mới; tăng cường khả năng làm việc nhóm của học sinh. Nhưng thực tế việc đổi mới
phương pháp chưa được tiến hành đồng bộ do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Thứ nhất, trình độ giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Thứ hai, giáo viên còn
ngại đổi mới do định kiến của lối dạy cũ. Thứ ba, thời lượng thực hiện chương trình và nội
dung truyền tải chưa phù hợp. Các nguyên nhân này chiếm số ít, đã được khắc phục trong thời
gian gần đây từ cấp Bộ đến cấp trường.
Thứ tư, rất nhiều giáo viên còn quan điểm sợ học sinh "đổ thừa" thầy giáo không dạy hết
nội dung chương trình nên thầy giáo phải cho học sinh ghi chép hết tất cả những gì giáo viên
dạy từ bảng vào tập học của học sinh; việc này chiếm quá nhiều thời gian nên không còn thời
gian tổ chức cho học sinh hoạt động tự khám phá kiến thức mới. Hơn nữa hiện nay chưa có một
hình thức dạy học hiệu quả theo phương pháp mới nào được đưa ra, kiểm chứng và đúc kết
thành những kinh nghiệm; ngoài ra giáo viên ngại đi tiên phong trong việc đổi mới lối dạy - lối

dạy mà mình chưa từng thực hiện, chưa biết hiệu quả lối dạy đó như thế nào. Vì thế cần phải có
một "định hướng" và những kinh nghiệm đúc kết nhằm hỗ trợ giáo viên từng bước đổi mới
phương pháp giảng dạy nhưng vẫn đảm bảo trung hòa giữa các lối dạy truyền thống và lối dạy
mới và việc giảng dạy theo "định hướng" mới này phải được kiểm chứng thực nghiệm, đúc kết
thành những kinh nghiệm giảng dạy. Đó cũng chính là lí do có đề tài: "Dạy và học hiệu quả
môn Toán THPT thông qua tài liệu biên soạn trước".
II- Mục đích và phương pháp nghiên cứu:
Việc nghiên cứu giảng dạy theo tài liệu biên soạn trước nhằm kiểm chứng hiệu quả cách
dạy và học mới. Bên cạnh cạnh đó, với cách dạy theo tài liệu này còn giúp cho học sinh trong
quá trình tự học ở nhà và bước đầu tự nghiên cứu khoa học dần dần thích ứng với cách học ở
bậc đại học sau này. Hơn nữa đề tài này còn góp phần định hướng giảng dạy theo phương pháp
mới cho giáo viên, hỗ trợ cho việc dạy và học được nhẹ nhàng hơn.
Đề tài được thực nghiệm trên các cấp lớp 10, 11, 12 trong ba năm học 2009 - 2010, 2010
- 2011, 2011 - 2012, sau mỗi cấp lớp có đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm cho những năm
tiếp theo.
III- Giới hạn của đề tài:
Đề tài áp dụng được đối với bộ môn Toán cho học sinh trung học phổ thông học chương
trình chuẩn. Và từ kết quả thực nghiệm của đề tài có thể mở rộng cho tất cả các bộ môn trong
nhà trường phổ thông.
IV- Kế hoạch thực hiện:
Năm học 2009 - 2010: thực hiện giảng dạy theo nội dung đề tài đối với khối 12.
Trang 3

Năm học 2010 - 2011: tiếp tục thực hiện dạy theo nội dung đề tài đối với khối 12 và mở
rộng giảng dạy đối với khối 10.
Năm học 2011 - 2012: tiếp tục giảng dạy theo nội dung đề tài đối với khối 12 và mở
rộng giảng dạy đối với khối 11.
B. PHẦN NỘI DUNG
I- Cơ sở lý luận:
Trong dân gian có câu " Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một

làm" để nói lên tác dụng khác nhau của các loại giác quan trong quá trình truyền thụ kiến thức.
Người ta đã tổng kết được tỉ lệ kiến thức tiếp thu và nhớ được sau khi học đạt được như sau:
20% qua những gì mà ta nghe được;
30% qua những gì mà ta nhìn được;
50% qua những gì mà ta nghe và nhìn được;
80% qua nhữn gì mà ta nói được;
90% qua những gì mà ta nói và làm được;
Ở Ấn Độ, tổng kết quá trình dạy học người ta cũng nói: tôi nghe - tôi quên, tôi nhìn - tôi
nhớ, tôi làm - tôi hiểu.
"Tôi làm - tôi hiểu", khi ta làm một việc thực tế nào đó, ta phải sử dụng hầu hết các giác
quan để nhận biết và các kiến thức được tiếp thu, ghi nhớ. Bởi vậy, nội dung thông điệp thông
qua cùng một lúc nhiều kênh truyền thông để được tiếp nhận, do đó kết quả truyền thông tới
người nhận nhanh chóng, toàn diện và rất chính xác. Bởi vậy việc học bằng thực hành là có
hiệu quả cao nhất. (Phương tiện dạy học - Tô Xuân Giáp)
Qua đó ta thấy việc dạy học đạt hiệu quả cao nhất là tổ chức cho học sinh hoạt động
khám phá kiến thức mới (làm) và trình bày lại những gì mình khám phá được cho tập thể lớp
góp ý, hoàn chỉnh (nói).
Các phương pháp dạy học phổ biến hiện nay là: trình bày, tranh luận, luyện tập và thực
hành, dạy kèm cặp, học tập thể, trò chơi, luyện tập tương tự, dạy học chương trình hóa, khám
phá và giải quyết vấn đề. Trong các phương pháp trên, hai phương pháp dạy học tập thể và dạy
học khám phá đang được nghiên cứu đẩy mạnh.
Đối với học tập thể, có nhiều vấn đề, nếu các học sinh cùng trao đổi với nhau trước và
sau bài học giúp họ nắm vững vấn đề và nhớ lâu hơn khi học cá nhân. Việc học tập tập thể làm
cho học sinh phát triển khả năng làm việc theo nhóm, rất có lợi khi ra làm việc tại những nơi
yêu cầu tính đồng đội trong sản xuất cao.
Phương pháp khám phá là khuyến khích sự tìm hiểu nội dung vấn đề sâu hơn thông qua
việc tham gia nội dung hay chính vấn đề đó. Người học theo phương pháp khám phá có thể rút
ra các nguyên tắc hay thủ tục từ các điều học trước dựa trên các thông tin trong các sách tham
khảo hay các dữ liệu lưu trữ trong não bộ.
II- Cơ sở thực tiễn:

Hiện nay sách giáo khoa phổ thông đã được viết lại theo hướng tăng cường các hoạt
động cho học sinh tự khám phá kiến thức mới và tăng cường khả năng làm việc nhóm thông
qua các hoạt động nhóm mà sách giáo khoa gợi ý. Hơn nữa theo tài liệu giảng dạy của các nước
Trang 4

tiên tiến trên thế giới, việc ghi chép của học sinh đã được hạn chế tối đa - học sinh chỉ ghi chú
lại những kiến thức không có trong tài liệu - nhằm tăng cường thời gian cho các hoạt động
nhận thức của học sinh. Trên thị trường cũng có một vài tài liệu học tập được biên soạn gần
giống với cấu trúc tài liệu của đề tài và qua kiểm chứng thực nghiệm cho thấy việc giảng dạy
theo mô hình của đề tài này rất có hiệu quả.
III- Thực trạng và những mâu thuẫn:
Cách dạy hiện nay của đa số giáo viên - giáo viên giảng và ghi chép bảng, học sinh nghe
và ghi chép lại vào vở - xuất hiện nhiều mâu thuẫn.
Thứ nhất, do thời lượng một tiết ít nên giáo viên thường ít cho học sinh hoạt động khám
phá kiến thức mới mà giáo viên chỉ truyền đạt một chiều theo hướng "giáo viên đưa nội dung
định lí - chứng minh định lí một cách chặt chẽ - học sinh ghi chép vào tập - giáo viên giải ví dụ
mẫu cho học sinh bắt chước làm bài tập". Hơn nữa, giáo viên sợ "hết giờ" không dạy kịp nội
dung chương trình nên ít cho học sinh làm việc nhóm, làm cho không khí lớp học trở nên trầm
buồn, học sinh thiếu năng động, thiếu khả năng làm việc nhóm sau này.
Thứ hai, học sinh phải ghi lại những nội dung không phải trọng tâm của bài học, việc
này tốn thời gian không cần thiết. Mặt khác, do thời lượng tiết học ít, các em viết chậm nên
không viết kịp bài học vào vở.


Thứ ba, rất nhiều học sinh, đặc biệt là những học sinh yếu thường ghi sai nội dung kiến
thức từ bảng vào vở làm cho các em áp dụng giải bài tập sai.


Từ thực trạng và những mâu thuẫn đó, ta thấy cần phải có "tài liệu hướng dẫn", định
hình cho giáo viên từng bước đổi mới phương pháp giảng dạy. Tài liệu này phải đảm bảo tăng

cường thời gian cho học sinh hoạt động khám phá kiến thức, giúp giáo viên đẩy mạnh các
Học sinh không
ghi kịp bài
Học sinh ghi sai kiến
thức từ bảng vào vở
Trang 5

phương pháp dạy học hiệu quả mà vẫn đảm bảo thời lượng chương trình và phải dễ dàng thực
hiện đối với đa số giáo viên.
IV- Biện pháp giải quyết vấn đề:
Nội dung giải pháp gồm hai phần: Biên soạn tài liệu và phương pháp giảng dạy.
1. Cấu trúc tài liệu:
Trên những hạn chế từ thực tế giảng dạy, ta có thể áp dụng biện pháp biên soạn trước tài
liệu học tập cho học sinh dựa vào sách giáo khoa của Bộ giáo dục ban hành theo trình tự và cấu
trúc sau:
Khi vào đầu chương mới, giáo viên mất không ít thời gian để nhắc lại toàn bộ kiến thức
cũ liên quan đến chương đó. Hơn nữa khi nghiên cứu bài trước ở nhà học sinh gặp phải những
kiến thức cũ nhưng các em nhiều khi không nhớ được kiến thức đó là gì, ở đâu. Vì thế giải
pháp tóm tắt lại toàn bộ kiến thức cũ liên quan đến chương sẽ học là một giải pháp hữu hiệu để
giáo viên tiết kiệm được thời gian và học sinh có thể dễ dàng tra cứu lại những kiến thức cần
thiết.

Củng cố lại toàn bộ
kiến thức cũ liên quan
đến chương mới
Trang 6

Theo tài liệu này, phần hoạt động nhóm được giáo viên chuẩn bị trước sao cho phù hợp
với trình độ nhận thức của lớp, học sinh có thể ghi những ví dụ mẫu vào trong tài liệu của mình
để áp dụng cho việc giải bài tập và những nội dung trọng tâm đã được nhấn mạnh.



Phần ghi chú ở cuối nội dung bài học để dành cho học sinh ghi lại những kiến thức mở
rộng, những kinh nghiệm giải tốn, những cách ghi nhớ cơng thức,v.v

Phần hoạt động
nhóm do giáo viên
chuẩn bị dựa trên
trình độ của lớp
Học sinh ghi những
bài giải mẫu để áp
dụng làm bài tập
tương tự.
Các công thức
trọng tâm đã được
làm nổi bật
Ghi chú ở cuối bài
học
Trang 7

Nội dung bài tập rèn luyện được chia thành ba phần: phần bài tập cơ bản dành cho mọi
học sinh; phần bài tập cơ bản dành cho học sinh khá và phần bài tập nâng cao dành cho học
sinh giỏi.

Phần câu hỏi chuẩn bị bài ở cuối bài học dành cho giáo viên đặt câu hỏi, yêu cầu học
sinh chuẩn bị bài tiếp theo.

Bảng so sánh ưu điểm của việc "dạy và học theo tài liệu biên soạn sẵn" so với "dạy và
học theo giáo viên ghi - học sinh chép".
Tài liệu biên soạn sẵn

Giáo viên ghi - học sinh chép
 Tốn ít thời gian ghi chép do không phải
ghi những kiến thức không trọng tâm.
 Có nhiều thời gian nghe giảng, hoạt động
khám phá kiến thức và làm việc nhóm.
 Không sai sót những kiến thức trọng tâm
vì giáo viên soạn sẵn.
 Có cả giáo án và sách giáo khoa, sách bài
tập và hướng dẫn tự học.
 Tốn nhiều thời gian ghi chép vì phải ghi
những kiến thức không trọng tâm.
 Ít thời gian vì phải ghi chép từ bảng vào
tập học.
 Có thể sai sót kiến thức trong quá trình
ghi chép từ bảng vào vở.
 Phải lên lớp kèm theo giáo án và sách
giáo khoa, sách bài tập.
Bài tập cơ bản
cho tất cả học
sinh
Bài tập cơ bản
cho học sinh
khá
Bài tập nâng
cao cho học
sinh giỏi
Câu hỏi chuẩn
bị bài tiếp theo
Trang 8


Hơn nữa, dạy và học theo tài liệu biên soạn sẵn học sinh có nhiều thời gian hoạt động
nhóm, hoạt động khám phá kiến thức mới nên không khí lớp học sinh động và học sinh tích
cực hơn trong học tập. Giáo viên dễ dàng chủ động được thời gian và phù hợp với cách dạy:
giáo viên chủ đạo - học sinh chủ động, dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
Một lợi ích nữa đối với dạy theo tài liệu có cấu trúc này là: bình thường khi học bộ môn
Toán học sinh phải mang theo vở ghi bài học, vở bài tập, sách giáo khoa lí thuyết, sách bài tập;
hơn nữa bộ môn Toán lại chia thành hai phân môn Hình học và Đại số nên việc học sinh mang
nhầm hoặc thiếu tập vở, sách giáo khoa là chuyện thường xuyên. Còn đối với học theo tài liệu
có cấu trúc như trên học sinh chỉ cần mang theo hai quyển (một quyển tài liệu, một quyển vở
bài tập) cho cả hai phân môn vì tài liệu đã tích hợp sẵn: sách giáo khoa, sách bài tập, vở ghi bài
học cho cả hai phân môn.
Mặt khác, khi học bài và làm bài tập ở nhà học sinh phải vừa xem sách giáo khoa, vừa
xem tập ghi chép nên tốn nhiều thời gian chuyển đổi qua lại giữa các loại tài liệu để tìm kiếm
thông tin. Còn học theo tài liệu biên soạn này học sinh chỉ cần tra cứu thông tin trên một quyển
tài liệu duy nhất.
Ngoài ra, tài liệu đã được cô động và gom gọn, nên học sinh dễ dàng lưu lại để phục vụ
cho việc ôn tập ở các lớp sau và đặc biệt là ôn tập để tham gia kỳ thi tuyển sinh Đại học - Cao
đẳng vào cuối cấp.
Dạy theo phổ biến

Dạy theo tài liệu soạn sẵn

2. Giảng dạy:
Dạy theo quan điểm: từ trực quan sinh động > tư duy trừu tượng.
2.1. Dạy định nghĩa, khái niệm: Giáo viên gợi ý, dẫn dắt học sinh nhận xét những
tính chất, quy luật của định nghĩa thông qua những ví dụ thực tế. Từ đó yêu cầu học sinh khái
quát thành định nghĩa, giáo viên chính xác hóa định nghĩa và nhấn mạnh lại định nghĩa bằng ví
dụ minh họa để học sinh khắc sâu định nghĩa.
Chẳng hạn, khi dạy định nghĩa hàm số liên tục giáo viên dẫn dắt từ hai bài toán cụ
thể mà học sinh đã biết cánh giải như sau:

Bài toán 1: Xét hàm số f(x) = x
3
+ 2x + 1, yêu cầu học sinh tính giới hạn
)12(lim
3
1


xx
x

và f(1), nhận xét giá trị
)12(lim
3
1


xx
x
với f(1).
Trang 9

Bài toán 2: Xét hàm số f(x) =









1
1
1
11
2
xkhi
x
xkhix
. Tính
)(lim
1
xf
x
và f(1), nhận xét hai giá trị
vừa tính được.
Từ đó giáo viên chốt lại, hàm số có tính chất như trong ví dụ 1 được gọi là hàm số liên
tục tại x = 1; từ đó yêu cầu học sinh khái quát thành định nghĩa.
Giáo viên trình bày một ví dụ mẫu để củng cố định nghĩa - ví dụ này yêu cầu học sinh
trình bày vào tài liệu để áp dụng làm bài tập.
2.2. Dạy định lí và công thức: Giáo viên dẫn dắt học sinh xây dựng nội dung định lí
từ các bài toán mà học sinh đã biết cách giải, sau đó yêu cầu học sinh phát biểu tổng quát hoặc
gợi ý hướng dẫn học sinh chứng minh định lí (nếu theo yêu cầu chương trình có chứng minh
định lí đó). Cuối cùng giáo viên khẳng định và chính xác hóa định lí, trình bày ví dụ mẫu nhằm
củng cố khắc sâu định lí.
Ví dụ khi dạy công thức đạo hàm của hàm số y = tanx, giáo viên yêu cầu học sinh
dùng công thức đạo hàm (
v
u
)' =

2
''
v
uvvu 
, (sinx)' = cosx và (cosx)' = -sinx để tính đạo hàm hàm
số y = tanx =
x
x
cos
sin
theo hình thức hoạt động nhóm. Sau khi các nhóm trình bày bài giải của
mình xong, giáo viên chốt lại nội dung công thức và trình bày một ví dụ minh họa.
Dạy theo cách cho học sinh khám phá, các em thích thú hơn vì chính các em tìm ra
công thức. Tuy nhiên cách dạy này tốn thời gian hơn cách giáo viên nêu công thức và chứng
minh công thức, vì thế chỉ khi sử dụng tài liệu này, mới có thể thực hiện được việc tổ chức cho
học sinh khám phá nhờ học sinh không cần phải ghi chép những nội dung không trọng tâm. Rõ
ràng cách dạy giáo viên nêu công thức và tự chứng minh công thức kém hứng thú hơn vì các
em không được tự mình khám phá kiến thức mới mà chỉ tiếp thu kiến thức, học thuộc lòng kiến
thức và bắt chước ví dụ do người thầy "truyền xuống".
2.3. Dạy nội dung ôn tập: Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị nội dung ôn tập
trước ở nhà theo hình thức vẽ sơ đồ tư duy hoặc hệ thống hóa kiến thức, giải bài tập áp dụng.
Khi lên lớp giáo viên tổ chức cho học sinh tự trình bày nội dung chuẩn bị của mình theo nhóm
hoặc cá nhân, các học sinh khác góp ý, đặt câu hỏi để người trình bày trả lời. Sau đó giáo viên
chốt lại những vấn đề trọng tâm của chương và lưu ý các dạng bài tập thường gặp. Cách dạy
này vai trò chủ động của người học được thể hiện rất rõ.
V- Hiệu quả áp dụng:
Năm học 2009 - 2010: tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông của 02 lớp 12 được áp dụng
thực nghiệm là 98,7%
Năm học 2010 - 2011: tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông của lớp 12 được áp dụng thực
nghiệm là 100%. Tỉ lệ học sinh đạt loại TB trở lên đối với bộ môn Toán của lớp 10 được thực

nghiệm là 100%.


Trang 10

C. KẾT LUẬN
I- Ý nghĩa của đề tài đối với công tác giảng dạy:
Đề tài này rất có ý nghĩa trong công tác giảng dạy, giúp giáo viên có một mô hình giảng
dạy môn Toán hiệu quả. Tài liệu giảng dạy này dễ dàng tùy biến để phù hợp với trình độ nhận
thức chung của lớp mình giảng dạy từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và học
tập của học sinh.
Qua phiếu tham khảo ý kiến của học sinh, 100% học sinh cho rằng học theo "tài liệu hỗ
trợ học tập" có nhiều thời gian nghe giảng, giúp hiểu bài hơn; Có nhiều thời gian suy nghĩ, hoạt
động khám phá kiến thức hơn; Hứng thú hơn trong học tập; Chuẩn bị dụng cụ học tập khi đến
lớp nhẹ nhàng, ít quên hơn; Làm bài tập về nhà, chuẩn bị bài trước dễ dàng hơn; Và đề nghị
tiếp tục được học theo mô hình của đề tài.
II- Khả năng áp dụng:
Tài liệu giảng dạy này có thể áp dụng cho toàn trường THPT Trần Quốc Toản và áp
dụng cho tất cả các trường THPT có học sinh học theo chương trình chuẩn trong Tỉnh.
III- Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển:
Quá trình thực hiện nghiệm và kết quả đạt được cho thấy tài liệu và phương pháp giảng
dạy theo tài liệu này rất hiệu quả, học sinh học tập nhẹ nhàng, hứng thú hơn. Qua kiểm tra phần
ghi chép của học sinh, nhận thấy các em ghi chép rất tốt và có sáng tạo, các em có thể sử dụng
cả sơ đồ tư duy trong phần ôn tập chương.
Học sinh ghi chép

Học sinh vẽ sơ đồ tư duy

Học sinh ghi
kiến thức

trọng tâm
Sơ đồ tư duy do
học sinh tự vẽ
Trang 11

Tuy nhiên, dạy theo tài liệu này cũng có hạn chế là việc quản lí học sinh gặp khó khăn,
các em dễ làm ồn vì không phải chép bài nhiều. Và việc này khắc phục được qua việc giáo dục
ý thức học tập của các em và việc phối hợp tốt các tiến trình lên lớp.
Theo xu hướng đổi mới chương trình, sách giao khoa hiện nay, dự đoán trong thời gian
tới Bộ sẽ thực hiện đối mới sách giáo khoa theo hướng mỗi trường tự chọn tài liệu sao cho phù
hợp với trình độ học sinh trường. Đây là tài liệu mở nên giáo viên dễ dàng biên soạn lại cho
phù hợp với đối tượng người học của mình, giúp người giáo viên tiết kiệm được rất nhiều thời
gian và công sức.
Tác giả sẽ nhân rộng đề tài này cho giáo viên tổ Toán trường THPT Trần quốc Toản áp
dụng, nếu tiếp tục khả dụng sẽ trình bày qua hội đồng bộ môn Toán tỉnh Đồng Tháp để nhân
rộng cho các trường khác áp dụng.
IV- Đề xuất, kiến nghị:
Về phía lãnh đạo nhà trường: đề nghị ban giám hiệu trường phổ biến sáng kiến kinh
nghiệm này để các tổ bộ môn khác thực hiện, đúc kết kinh nghiệm để đề tài hoàn thiện hơn.
Về phía Sở giáo dục: đề nghị Sở giáo dục và đào tạo có kế hoạch bảo vệ bản quyền tài
liệu và nhân rộng mô hình giảng dạy này cho các trường phổ thông khác cùng nghiên cứu thực
hiện. Hỗ trợ tác giả về mặt pháp lí và kinh phí tiếp tục phát triển đề tài này.

Tài liệu tham khảo:
1. Sách giáo khoa Đại số 10 - chương trình chuẩn - nxb giáo dục.
2. Sách giáo khoa Hình học 10 - chương trình chuẩn - nxb giáo dục.
3. Sách giáo khoa Đại số và giải tích 11 - chương trình chuẩn - nxb giáo dục.
4. Sách giáo khoa Hình học 11 - chương trình chuẩn - nxb giáo dục.
5. Sách giáo khoa Giải tích 12 - chương trình chuẩn - nxb giáo dục.
6. Sách giáo khoa Hình học 12 - chương trình chuẩn - nxb giáo dục.

7. Sách Bài tập Đại số 10 - chương trình chuẩn - nxb giáo dục.
8. Sách Bài tập Hình học 10 - chương trình chuẩn - nxb giáo dục.
9. Sách Bài tập Đại số và giải tích 11 - chương trình chuẩn - nxb giáo dục.
10. Sách Bài tập Hình học 11 - chương trình chuẩn - nxb giáo dục.
11. Sách Bài tập Giải tích 12 - chương trình chuẩn - nxb giáo dục.
12. Sách Bài tập Hình học 12 - chương trình chuẩn - nxb giáo dục.
13. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Toán lớp 10 - nxb giáo dục.
14. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Toán lớp 11 - nxb giáo dục.
15. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Toán lớp 12 - nxb giáo dục.

Phường 11, ngày 30 tháng 3 năm 2012
Xác nhận của lãnh đạo Người viết


Võ Thanh Hùng

(Đề nghị xem thêm phần phụ lục đề tài)

×