Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

LUẬN VĂN: Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác phụ nữ trong giai đoạn hiện nay potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.2 KB, 128 trang )





LUẬN VĂN:

Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác
phụ nữ trong giai đoạn hiện nay











MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phụ nữ Việt Nam có tiềm năng to lớn, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển
của xã hội. Trong lịch sử dựng nước, giữ nước, qua mọi thời kỳ, phụ nữ luôn là lực lượng
hùng hậu, có nhiều đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta luôn quan tâm đến công tác phụ
nữ nhằm phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng
giới. Đặc biệt, bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính
sách đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ. Chủ trương
đổi mới và tăng cường công tác phụ nữ của Đảng thể hiện xuyên suốt trong các Nghị
quyết Đại hội Đảng, các Nghị quyết và Chỉ thị của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban


Bí thư về công tác quần chúng, công tác phụ nữ. Đồng thời, với việc quan tâm đề ra các
chủ trương lãnh đạo công tác phụ nữ, Đảng còn quan tâm lãnh đạo Nhà nước ban hành
các chính sách, pháp luật cụ thể nhằm tạo điều kiện để phụ nữ phát triển và thúc đẩy bình
đẳng giới. Đảng luôn quan tâm lãnh đạo và xây dựng Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam để
tổ chức, đoàn kết, tập hợp và phát huy vai trò của các tầng lớp phụ nữ. Dưới sự lãnh đạo
của Đảng các tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội đã có chuyển biến tích cực
trong công tác phụ nữ. Công tác phụ nữ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: đời sống
vật chất tinh thần của các tầng lớp phụ nữ ngày càng được cải thiện, vai trò của phụ nữ
ngày càng được phát huy, sự đóng góp của phụ nữ vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội được nâng cao, góp phần xứng đáng vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà
nước về công tác phụ nữ trong thời kỳ đổi mới, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã cụ thể hoá bằng
các Nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động phù hợp với đặc thù của tỉnh và quan
tâm lãnh đạo các cấp, các ngành tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác phụ nữ. Nhận
thức của cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể, các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của phụ
nữ và công tác phụ nữ đã từng bước được nâng lên. Các tầng lớp phụ nữ đã phát huy truyền

thống đoàn kết, sáng tạo trong học tập, lao động và công tác, đạt nhiều thành tích xuất sắc
trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh.
Tuy nhiên, bước vào thời kỳ mới tình hình phụ nữ và công tác phụ nữ bộc lộ nhiều
hạn chế, đồng thời lại có nhiều thách thức mới đặt ra như: Đời sống vật chất, tinh thần,
trình độ mọi mặt của các tầng lớp phụ nữ còn thấp, cơ hội có việc làm và thu nhập còn
khó khăn (phụ nữ ở các doanh nghiệp, khu công nghiệp việc làm thiếu ổn định, điều kiện
lao động, điều kiện sống không đảm bảo; phụ nữ nông thôn thiếu việc làm di cư ra thành
phố ngày càng tăng ); phụ nữ còn bị bị ràng buộc bởi phong tục tập quán lạc hậu, tỷ phụ
nữ nghèo còn cao, phụ nữ đơn côi, tàn tật chưa được quan tâm đúng mức; Phụ nữ tham
gia lãnh đạo, quản lý có tỷ lệ thấp, chưa tương xứng với năng lực và sự phát triển của lực
lượng lao động nữ ; một số cấp uỷ đảng, chính quyền, các ngành chưa thực sự quan tâm
chăm lo, bồi dưỡng, tạo những điều kiện cần thiết cho phụ nữ phấn đấu vươn lên.

Yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế
nói chung và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và phát triển của Tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng,
đòi hỏi phải coi trọng phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, động viên sự nỗ lực
vượt bậc của toàn dân, trong đó có phụ nữ. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối
với công tác phụ nữ, tiếp tục đổi mới công tác phụ nữ để phụ nữ có điều kiện tham gia
ngày càng nhiều hơn, chủ động hơn các công việc xã hội, đóng góp ngày càng lớn hơn
cho sự phát triển của gia đình, cộng đồng, đất nước và thực hiện bình đẳng giới là một
vấn đề cấp bách.
Từ những lý do nêu trên, với cương vị là Tỉnh uỷ viên- Chủ tịch Hội LHPN tỉnh,
được Đảng phân công tham mưu cho Tỉnh uỷ về công tác phụ nữ và chỉ đạo phong trào
phụ nữ trong toàn tỉnh, bằng những kiến thức được học tập tại lớp Cao học xây dựng
đảng khoá XIII, em chọn nghiên cứu đề tài “Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác phụ
nữ trong giai đoạn hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp khoá học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Công tác phụ nữ và sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ là một vấn đề
quan trọng được nhiều nhà khoa học, các cấp uỷ đảng và các cấp hội quan tâm nghiên
cứu. Thời gian qua, ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến công tác

phụ nữ và sự lãnh đạo của đảng đối với công tác phụ nữ. Có những công trình nghiên cứu
vấn đề sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội nói chung trong đó có công tác phụ nữ. Có
những công trình đi sâu nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ. Có
những công trình chỉ nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội LHPN Việt Nam.
Trong số các công trình nghiên cứu có công trình viết dưới dạng sách, chuyên đề, bài viết
đăng báo đã có những kiến giải sâu sắc và có đóng góp quan trọng như:
Trần Đình Nghiêm (chủ biên)(2002), “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng”,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
Lê Văn Lý (chủ biên) (1999), “Sự lãnh đạo của Đảng đối với một số lĩnh vực trọng
yếu của đời sống xã hội nước ta”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Trọng Phúc (2004) “Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với
Nhà nước trong thời kỳ đổi mới”, Lịch sử Đảng, (1)

Hội LHPN Việt Nam (2002), Phụ nữ Việt Nam bước vào thế kỷ XXI, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
Hội LHPN Việt Nam (2001), Quyền bình đẳng của phụ nữ trong pháp luật Việt
Nam, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Xây dựng Đảng (2004), Giáo trình
công tác vận động quần chúng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Xây dựng Đảng (2004), Giáo
trình xây dựng Đảng (Hệ cử nhân chính trị), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Đức Hạt (2004), Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong hệ
thống chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
TS. Đỗ Thị Thạch: Phát huy nguồn lực trí thức nữ Việt Nam trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
Tạp chí Xây dựng Đảng (1995), Về phương thức lãnh đạo của Đảng, Số chuyên đề,
Xí nghiệp in Bản đồ I, Bộ Quốc phòng.
Lê Hữu Nghĩa (2001), Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng và sự quản lý của
chính quyền cơ sở , Tạp chí Cộng sản (19).

Đảng đoàn Hội LHPN Việt Nam, Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với Hội LHPN
Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, chuyên đề số VI, tháng 12/2004.
Tòng Thị Phóng, "Không ngừng đổi mới tư duy, làm tốt hơn nữa công tác vận động
quần chúng của Đảng”, Tạp chí Cộng sản, số 17, tháng 9/2006.
Nguyễn Khánh và Phạm Ngọc Quang: “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với Nhà nước và xã hội”, Tạp chí Cộng sản, số 9, tháng 5/2004.
Trương Thị Khuê: “Đổi mới công tác vận động phụ nữ trong thời kỳ mới”, Tạp chí
Cộng sản, số 6, tháng 9/2008.
Lê Huy Ngọ (chủ biên) đề tài: “Tổng kết phương thức lãnh đạo của Đảng”, tháng
9/1994.
Đảng đoàn Hội LHPN Việt Nam: “Báo cáo tổng kết Nghị quyết số 04/NQ-TW,
ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ
trong tình hình mới”.

Hội LHPN Việt Nam (2004), “Báo cáo thực trạng lao động nữ khu vực công
nghiệp tham gia sinh hoạt Hội trên địa bàn dân cư”.
Hội LHPN Việt Nam (2007), “Báo cáo nghiên cứu khảo sát, đánh giá mô hình thu
hút hội viên, phụ nữ tham gia hoạt động Hội phụ nữ và đề xuất giải pháp”.
Ngô Thị Ngọc Anh (1992), “Nâng câo chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ nữ”- Luận án tiến sỹ.
Trần Thị Lan (2007), “Sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội LHPN Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay”, Luận Văn Thạc sỹ.
Nguyễn Hữu Quất (2007), “Công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh trong giai
đoạn hiện nay”, Luận Văn Thạc sỹ.
Trên cơ sở mục đích và các góc độ nghiên cứu khác nhau, các công trình trên đều đề
cập đến phụ nữ, công tác phụ nữ và sự lãnh đạo của đảng đối với công tác phụ nữ. Đây là
những tư liệu quý báu, giúp tác giả nghiên cứu kế thừa, chọn lọc những phương pháp tốt
nhất khi tiếp cận nghiên cứu đề tài.

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể vấn đề “Tỉnh uỷ
Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác phụ nữ giai đoạn hiện nay”. Do đó, việc nghiên cứu đề
tài này là hết sức cần thiết, vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối
với công tác phụ nữ; khảo sát đánh giá thực trạng sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối
với công tác phụ nữ trong thời gian qua; nghiên cứu tìm ra nguyên nhân của thực trạng đề
xuất các giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với công tác phụ nữ
trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Làm rõ những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc
liên quan đến phụ nữ, đến công tác phụ nữ và sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với
công tác phụ nữ.
- Làm rõ những vấn đề lý luận chủ yếu về sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối

với công tác phụ nữ.
- Khảo sát và phân tích thực trạng tình hình phụ nữ, công tác phụ nữ và thực trạng
Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác phụ nữ từ năm 2001 đến nay; chỉ ra ưu điểm, hạn
chế, nguyên nhân và kinh nghiệm từ thực tiễn.
- Nêu phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của
Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với công tác phụ nữ giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự lãnh đạo công tác phụ nữ của Tỉnh uỷ Vĩnh
Phúc.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động lãnh đạo công tác phụ
nữ của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc từ năm 2001 đến nay.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác phụ nữ và sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác phụ nữ; thực trạng hoạt động lãnh đạo công tác phụ nữ của
Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc từ năm 2001 đến nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác -Lênin; đồng thời sử dụng các phương pháp
phân tích, tổng hợp, phương pháp lô gíc và lịch sử, kết hợp với điều tra xã hội học,
phương pháp chuyên gia, thống kê, so sánh, đặc biệt coi trọng phương pháp tổng kết thực
tiễn.
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Về mặt lý luận
Góp phần làm sáng rõ những vấn đề lý luận về sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác phụ nữ.

6.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn đánh giá đúng thực trạng sự lãnh đạo công tác phụ nữ của Tỉnh uỷ Vĩnh
Phúc thời gian qua, đề xuất được các giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh
uỷ về công tác phụ nữ trong giai đoạn hiện nay. Những giải pháp này là cơ sở khoa học
giúp cho bản thân tác giả làm tốt công tác tham mưu cho Tỉnh uỷ lãnh đạo tốt công tác phụ nữ của
tỉnh trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, luận văn cũng là tài liệu tham khảo cho các cấp uỷ
đảng, chính quyền, các ban ngành nâng cao chất lượng công tác phụ nữ, góp phần phát
huy vai trò tích cực của phụ nữ xây dựng và phát triển địa phương ngày càng giàu mạnh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3
chương, 6 tiết.



Chương 1
TỈNH UỶ VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC PHỤ NỮ –
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH VĨNH PHÚC VÀ QUAN NIỆM VỀ CÔNG TÁC
PHỤ NỮ CỦA TỈNH UỶ VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1.1.1. Khái quát về Tỉnh Vĩnh Phúc và đặc điểm, vai trò của phụ nữ tỉnh Vĩnh
Phúc và công tác phụ nữ
* Đặc điểm tự nhiên, văn hoá, xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
- Điều kiện tự nhiên
Vĩnh Phúc là tỉnh đồng bằng nằm ở đỉnh của tam giác châu thổ Bắc Bộ, phía Bắc
giáp với tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang; phía Đông; phía Nam tiếp giáp Thủ đô Hà Nội
và phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ.
Toàn tỉnh có 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện). Tỉnh lỵ của Vĩnh
Phúc là thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 50km và cách sân bay Quốc tế
Nội Bài 25 km. Có Quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai chạy qua. Vĩnh

Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, sự phát triển của tuyến hành lang giao
thông quốc tế và quốc gia liên quan đó đưa Vĩnh Phúc xích gần hơn các trung tâm kinh tế,
công nghiệp và những thành phố lớn thuộc hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Hà
Nội - Hải Phòng; Quốc lộ 2 Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang đường 18 và
trong tương lai là đường vành đai IV thành phố Hà Nội. Vị trí địa lý đó mang lại cho tỉnh
Vĩnh Phúc những thuận lợi nhất định trong phát triển kinh tế - xã hội.
Là tỉnh đồng bằng nhưng Vĩnh Phúc có đủ 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du,
miền núi. Phía Bắc của tỉnh có dãy núi Tam Đảo với đỉnh Đạo Trù cao 1.592 m, phía Tây
Nam được bao bọc bởi 2 sông lớn là sông Hồng và sông Lô tạo nên địa thế của tỉnh thấp
dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Vùng Đồng bằng, được hình thành do phù sa của Sông Hồng, Sông Lô có địa hình
khá bằng phẳng, chạy dài từ các xã Nam huyện Lập Thạch, Sông Lô qua huyện Vĩnh
Tường, Yên Lạc, tới Nam huyện Bình Xuyên.

Vùng Trung du, thuộc phía Bắc các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Bình Xuyên, thị xã
Phúc Yên và phần lớn huyện Tam Dương, thành phố Vĩnh Yên.
Vùng đồi núi, tập trung ở phía Bắc của tỉnh, chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, từ
xã Quang Yên (huyện Lập Thạch) đến Ngọc Thanh (TX Phúc Yên).
Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đặc trưng về mùa
đông thì lạnh, khô và ít mưa, mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Lượng mưa phân bố không
đều giữa các vùng và các tháng trong năm. Tại khu vực núi Tam Đảo lượng mưa luôn cao
nhất, là tâm mưa của vùng. Hệ thống sông, suối, hồ, ao trên địa bàn tỉnh khá phong phú.
Vĩnh Phúc có tổng diện tích đất tự nhiên 123.176,43 ha. Theo hiện trạng sử dụng đất
phân ra như sau:
Đất nông nghiệp 85.781,61 ha chiếm 69,64% tổng diện tích đất tự nhiên.
Đất phi nông nghiệp 34.474,17 ha chiếm 27,99% tổng diện tích đất tự nhiên và đất
chưa sử dụng 2.920,65 ha, chiếm 2,37%.
Nhìn chung, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc thấp so với các
tỉnh lân cận và bình quân chung của các tỉnh, thành trong cả nước. Bình quân diện tích
đất trồng cây hàng năm đạt gần 420 m

2
/người. Do nhu cầu cần đất ở, đất chuyên dùng
cao, nên tốc độ giảm của diện tích đất canh tác khá nhanh, đây là một áp lực không nhỏ
đối với sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản của tỉnh.
Rừng của Vĩnh Phúc có diện tích không lớn, nhưng số lượng động thực vật rất
phong phú, nhiều loại lâm sản có giá trị, một số loài đặc hữu trong sách đỏ cần được bảo
vệ và đang được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Giá trị kinh tế lâm
nghiệp chủ yếu và lâu dài là rừng đặc dụng, phòng hộ, phục vụ du lịch. Phần lớn nằm
trong khu rừng tự nhiên thuộc Vườn Quốc gia Tam Đảo, công tác lâm nghiệp của tỉnh có
vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường sinh
thái cho toàn vùng và Thủ đô Hà Nội.
Vĩnh Phúc là tỉnh nghèo về các loại khoáng sản. Tuy có một số loại khoáng sản quí
hiếm như: thiếc, vàng nhưng trữ lượng quá nhỏ, phân tán, không đủ điều kiện để đầu tư
khai thác. Khoáng sản có trữ lượng đáng kể dùng cho ngành vật liệu xây dựng như: đá
xây dựng, đá Grarít (khoảng 50 triệu m
3
); khoáng sản có khả năng khai thác lâu dài là các

mỏ cao lanh giàu nhôm, cát sỏi, đất sét làm gạch ngói và than bùn để chế biến phân bón
hữu cơ.
- Điều kiện văn hóa - xã hội
Tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều dân tộc sinh sống, đông nhất là người kinh, chiếm 95,7%;
dân tộc thiểu số có người Sán Dìu, chiếm 2,5%, còn lại trên 20 dân tộc khác có số lượng
dân số nhỏ.
Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2008 có 1.014.488 người, mật độ bình quân 824
người/km
2
, gấp 3 lần so với mức bình quân chung của cả nước, thấp hơn mức bình quân
của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, tốc độ tăng dân số năm 2008 là 1,132% vào loại
thấp so với trung bình cả nước.

Mặc dù cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch nhanh theo hướng CNH - HĐH và kéo
theo tốc độ tăng dân số thành thị khá nhanh (6,68%/năm giai đoạn 2001 - 2005) nhưng do
đặc điểm tự nhiên kinh tế – xã hội, xuất phát điểm là một tỉnh nông nghiệp (1998 trở về
trước), đến nay dân số nông thôn còn chiếm tỷ lệ cao, năm 2008 là 781,29 nghìn người,
chiếm 77%. Năm 2008, tổng số lao động của tỉnh có 703,66 ngàn người, chiếm 69,4%
tổng nhân khẩu. Trong đó, số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế trên địa bàn
có 597,36 ngàn người; phân ra: nông lâm nghiệp, thuỷ sản 310,46 ngàn người (51,97%);
công nghiệp – xây dựng: 127,5 ngàn người (21,34 %); và dịch vụ 159,4 ngàn người
(26,69%).
Về chất lượng lao động, trong những năm gần đây, tỉnh Vĩnh Phúc rất quan tâm đến
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, lấy giáo dục phổ thông làm tiền đề; coi trọng công
tác đào tạo, huấn luyện nghề cho người lao động. Tuy vậy, chất lượng lao động nhất là
lao động nông lâm thuỷ sản rất thấp. Đến nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo trong ngành
nông lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 14,76%. Hiện nay, nông dân không chỉ thuần tuý làm
ruộng, chăn nuôi, mà còn tham gia các ngành, nghề, dịch vụ,…
Sau gần 13 năm tái lập tỉnh, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, song Vĩnh Phúc
đã giành được những thành tựu quan trọng. Kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng cao,
bình quân 10 năm (1997-2007) tăng 17,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo
hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp-dịch vụ tăng, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Đến nay,

cơ cấu kinh tế: công nghiệp – dịch vụ gần 84 %, nông nghiệp còn gần 17%. Thu hút đầu
tư tăng mạnh, trong hơn 10 năm tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút được trên 400 dự án đầu tư,
với tổng số vốn đăng ký trên 3 tỷ USD.
Thu ngân sách tăng nhanh, từ 114 tỷ đồng (năm 1997) tăng lên 9.220 tỷ đồng (năm
2008), trong đó thu nội địa chiếm gần 80%. Từ một tỉnh khó khăn, từ năm 2004, tỉnh đã cân
đối được thu – chi và có đóng góp đáng kể cho ngân sách Trung ương. Hệ thống kết cấu
hạ tầng được quan tâm đầu tư nâng cấp, diện mạo từ đô thị đến nông thôn ngày càng
đổi mới. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo
giảm từ 18,04% (năm 2005) xuống còn 10%; bình quân giảm 2,68%/năm. Năm 2008,
giá trị tăng thêm bình quân đầu người của tỉnh đạt 9,583 triệu đồng; GDP bình quân đầu

người đạt 1.230 USD, cao hơn mức trung bình của cả nước.
Bên cạnh những thành tựu về kinh tế, các lĩnh vực văn hoá, xã hội tiếp tục phát
triển, quốc phòng được củng cố, tăng cường, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an
toàn xã hội được đảm bảo; hệ thống chính trị được quan tâm củng cố, xây dựng ngày
càng trong sạch, vững mạnh.
Mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo của Vĩnh Phúc đã và đang phát triển ngày
càng rộng và phân bố ở khắp các xã, thị trấn, đến tận thôn, bản trên địa bàn tỉnh với hệ thống
cơ sở trường, lớp và vật chất kỹ thuật từng bước được cải thiện. Năm học 2008 – 2009, toàn
tỉnh có 18.959 cháu ra nhà trẻ, đạt tỷ lệ huy động 47,6% số cháu trong độ tuổi; tỷ lệ các cháu
mẫu giáo đến lớp đạt 93%. Số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia 65,5%, tỷ lệ giáo viên tiểu
học đạt chuẩn trở lên là 99,3%. Toàn tỉnh đã phổ cập giáo dục Trung học cơ sở từ năm 2002.
Đến nay, 100% số xã có trường Trung học cơ sở; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở
vào lớp 10 tăng từ 75% năm 2000 lên 85% năm 2009. Toàn tỉnh có 38 trường Trung học phổ
thông; tỷ lệ học sinh đoạt giải các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia của Vĩnh Phúc đạt cao ở tất
cả các bậc học, nhiều năm có học sinh đoạt giải quốc tế, đóng góp vào thành tích chung của
giáo dục - đào tạo nước nhà.
Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm. Hệ thống bệnh viện
tuyến tỉnh, tuyến huyện và y tế cơ sở không ngừng được đầu tư cải tạo, nâng cấp. Toàn tỉnh
có 138 trạm y tế (137 xã, phường, thị trấn); 100% số trạm y tế có bác sĩ, tỷ lệ y tế xã đạt

chuẩn quốc gia là 88,5%. Tuyến cơ sở có 5 bệnh viện, 5 bệnh viện đa khoa huyện, 8 phòng
khám đa khoa khu vực và 3 trung tâm y tế. Trang thiết bị y tế ngày càng hiện đại; đội ngũ
y, bác sĩ có trình độ chuyên môn, y đức ngày càng tăng; đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu
khám, chữa bệnh của nhân dân.
Phong trào xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, đơn vị văn hoá phát triển rộng
khắp, môi trường văn hoá địa phương cơ bản ổn định, lành mạnh. Nhiều giá trị văn hoá
truyền thống được đề cao và phát huy. Đời sống văn hoá cơ sở có bước khởi sắc, phong
trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá hình thành trên diện rộng, bước đầu đi
vào chiều sâu chất lượng. Đến hết năm 2008, toàn tỉnh xây dựng được 957 nhà văn hoá
thôn, khu phố; 113 nhà văn hoá xã, phường; 137 điểm bưu điện văn hoá xã; 1 thư viện tỉnh,

6 thư viện cấp huyện và 27 thư viện xã, 450 thư viện, phòng đọc cơ quan, trường học.
Việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể, tôn tạo các di tích được
coi trọng, quan tâm.
Sự nghiệp thể dục thể thao đã có sự phát triển khá rõ rệt về nhiều mặt, phong trào
thể dục thể thao quần chúng thường xuyên diễn ra sôi động ở khắp nơi trong tỉnh. Thể
thao thành tích cao đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận… góp phần, nâng cao thể
lực, trí tuệ nhân dân. Công tác xã hội được duy trì thường xuyên, chăm sóc và giải quyết
tốt chế độ, chính sách cho các đối tượng được hưởng. Phong trào đền ơn đáp nghĩa, thực
hiện chính sách xã hội đối với người có công được quan tâm. Công tác chăm sóc thương
binh, gia đình liệt sỹ, trẻ em mồ côi được các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội quan
tâm qua nhiều hoạt động thiết thực. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội được triển khai
có hiệu quả, cơ bản duy trì được trật tự an toàn xã hội.
Tình hình an ninh trật tự tiếp tục ổn định. Phạm pháp hình sự và tệ nạn xã hội cơ
bản được kiềm chế. Trật tự an toàn xã hội được đảm bảo và có tiến bộ. Việc đấu tranh
chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại, đấu tranh phòng chống tội phạm và
các tệ nạn xã hội đã được các cấp, các ngành phối hợp thực hiện có hiệu quả.
* Đặc điểm, vai trò của phụ nữ Vĩnh Phúc và công tác phụ nữ ở tỉnh Vĩnh Phúc
- Đặc điểm của phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc

Phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc cũng mang nét chung của phụ nữ Việt Nam về tính đảm
đang, cần cù, chịu thương, chịu khó, hết lòng chăm lo cho gia đình. Tuy nhiên, do điều
kiện sinh sống nên có một số nét riêng như:
Phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc năng động, nhanh nhạy về kinh tế.
Do địa bàn tỉnh sát Thủ đô, có nhiều lợi thế phát triển kinh tế - xã hội; đang có tốc
độ công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh do đó đã tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho
việc hình thành và phát triển những phẩm chất mới của phụ nữ trong thời kỳ mới, đó là
tính năng động, sáng tạo trong mọi lĩnh vực, đặc biệt sự năng động và nhanh nhạy về
kinh tế được thể hiện rõ nét nhất. Sau 12 năm tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc đã giành được
những thành tựu phát triển quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Kinh tế duy trì được tốc độ
tăng trưởng cao, bình quân 10 năm (1997 - 2007) tăng 17,5%/năm. Cơ cấu kinh tế

chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp – dịch vụ tăng, giảm tỷ
trọng nông nghiệp. Đến nay, cơ cấu kinh tế: công nghiệp – dịch vụ gần 84 %, nông
nghiệp còn gần 17%. Thu hút đầu tư tăng mạnh, trong hơn 10 năm tỉnh Vĩnh Phúc đó thu
hút được trên 400 dự án đầu tư, với tổng số vốn đăng ký trên 3 tỷ USD. Đây là điều kiện
thuận lợi làm cho trình độ mọi mặt của phụ nữ Vĩnh Phúc phát triển khá cao. Đa số các
tầng lớp phụ nữ trong tỉnh đều nhanh nhạy với kinh tế thị trường, tích cực trao đổi, giao
lưu hàng hoá; chủ động nắm bắt thông tin thị trường, tích cực áp dụng tiến bộ KHCN vào
sản xuất kinh doanh
Trình độ phát triển của phụ nữ giữa các vùng trong tỉnh còn khá chênh lệch, trong
đó có bộ phận phụ nữ còn rất khó khăn, hạn chế, nhất là bộ phận phụ nữ là dân tộc ít
người,phụ nữ có đạo.
Phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm nhiều dân tộc và sinh sống trên các vùng địa lý có
điều kiện tự nhiên, xã hội rất khác nhau. Do đó, một bộ phận phụ nữ ở vùng núi, điều kiện tự
nhiên và kinh tế xã hội có nhiều khó khăn nên sự phát triển về mọi mặt còn hạn chế. Đặc
biệt, một bộ phận phụ nữ dân tộc trình độ văn hoá, KHKT thấp, thụ động, thu nhập thấp, đói
nghèo còn chiếm tỷ lệ cao. Đặc điểm này đòi hỏi công tác phụ nữ Vĩnh Phúc phải có nỗ
lực để khắc phục sự chênh lệch đó, tạo điều kiện bình đẳng cho sự phát triển của phụ nữ.
Phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc giàu truyền thống cách mạng và nghị lực phấn đấu.

Phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc có niềm tự hào sống trên quê hương có nền văn hóa phát
triển lâu đời (227/967 di tích được xếp hạng trong toàn quốc, trong đó có 92 di tích
hạng quốc gia, 185 di tích tỉnh). Kế thừa truyền thống của quê hương Hai Bà Trưng,
truyền thống “Anh hùng- Bất khuất- Trung hậu- Đảm đang” của phụ nữ Việt Nam, trong
sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, đặc biệt là 2 cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ phụ nữ Vĩnh Phúc đã thể hiện tinh thần cách mạng kiên cường bất
khuất. Trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc, phụ nữ Vĩnh Phúc luôn tin tưởng vào sự lãnh
đạo của Đảng, cần cù, chịu thương, chịu khó, năng động sáng tạo, giàu nghị lực sẵn sàng
đương đầu với khó khăn thử thách và có ý thức vươn lên xứng đáng với truyền thống
cách mạng của quê hương, của phụ nữ. Những năm qua phụ nữ trong tỉnh đã có những
đóng góp rất quan trọng góp phần xây dựng quê hương Vĩnh Phúc giàu đẹp, văn minh.

- Vai trò của phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc
Với tư cách là người lao động, người công dân, người mẹ, người thầy đầu tiên của
con người, phụ nữ Vĩnh Phúc có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội
của tỉnh và sự phát triển của mỗi gia đình.
- Phụ nữ Vĩnh Phúc chiếm 51, 48% dân số và 51 % lực lượng lao động, là lực lượng
hùng hậu đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh.
Trong sản xuất nông nghiệp lao động nữ chiếm 62,2% lực lượng lao động, giữ
vai trò quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn
mới. Đội ngũ nữ cán bộ quản lý và cán bộ khoa học-kỹ thuật tích cực nghiên cứu đề
xuất những sáng kiến về chuyển đổi vật nuôi, cây trồng, áp dụng tiến bộ KHKT,
chuyển giao KHCN, cung ứng các loại vật nuôi, cây trồng có hiệu quả cao. Phụ nữ
nông dân với vai trò chủ đạo trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản hăng hái tham
gia các chương trình kinh tế trọng điểm tại địa phương như: Dồn ghép ruộng đất, kiên
cố hoá kênh mương, xây dựng cánh đồng 50 triệu/ha, cải tạo vườn tạp, cải tạo vùng
trũng nuôi trồng thuỷ sản Phát huy tính tự chủ của đơn vị kinh tế hộ, chị em đã vượt
qua khó khăn, tận dụng nguồn vốn, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiến tiến phát triển
sản xuất góp phần đưa giá trị sản xuất nông lâm, thuỷ sản của tỉnh tăng 4,21%, xây
dựng bộ mặt nông thôn mới ngày càng đổi mới.

Trong công nghiệp và xây dựng, chị em phụ nữ chiếm 26,7% lực lượng lao động,
luôn tích cực học tập nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ, nhiều doanh
nghiệp mới do phụ nữ làm chủ góp phần tạo ra hàng hoá có chất lượng cao chiếm lĩnh thị
trường. Phụ nữ trong các ngành may mặc, da giày, chế biến lương thực, thực phẩm đã
và đang chủ động vươn lên nắm bắt KHCN tiên tiến, lao động với năng suất, chất lượng
cao góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, khôi phục, phát triển các làng
nghề truyền thống đóng góp vào sự tăng trưởng của công nghiệp trên địa bàn hàng năm
từ 32,62%- 34,12%; góp phần quan trọng làm thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Trong hoạt động dịch vụ, thương mại, du lịch, bưu chính viễn thông, ngân hàng ,
lao động nữ chiếm tỷ lệ trên 50%, góp phần mở rộng mạng lươí các loại hình dịch vụ đáp
ứng nhu cầu sản xuất và đời sống. Chị em đã tích cực tham gia vào quá trình cải tiến kỹ

thuật, ứng dụng công nghệ hiện đại nâng cao chất lượng và hiệu quả các ngành dịch vụ.
Phụ nữ kinh doanh- buôn bán tại các thành phố, thị xã, thị trấn thực hiện tốt văn minh
thương mại và ngày càng nâng cao hiệu quả kinh doanh, góp phần tăng giá trị sản xuất
bình quân 19,7%/năm.
- Phụ nữ Vĩnh Phúc đóng góp to lớn trong lĩnh vực văn hoá, xã hội, nâng cao chất
lượng cuộc sống gia đình.
Phụ nữ ngành Giáo dục- Đào tạo chiếm 73% tổng số cán bộ, giáo viên của toàn ngành,
trong đó có trên 800 chị là cán bộ quản lý (chiếm 60% cán bộ quản lý toàn ngành). Chị em
đã khẳng định vai trò rất quan trọng trong xã hội hoá giáo dục, mở rộng quy mô, mạng lưới,
nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo.
Trên 60% lao động nữ trong ngành y tế đã góp phần lớn vào việc đảm bảo và nâng
cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân.
Khả năng và điều kiện lao động, trình độ văn hoá, vị trí xã hội, đời sống vật chất,
tinh thần của phụ nữ có ảnh hưởng sâu xa đến thế hệ tương lai. Phát huy vai trò là người
mẹ, người vợ và người con trong gia đình, phụ nữ trong tỉnh đã tích cực học tập, nâng cao
kiến thức hiểu biết và kỹ năng tổ chức cuộc sống trong gia đình, xây dựng gia đình “no ấm,
bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”, góp phần tích cực vào việc giữ gìn và phát huy các giá trị
truyền thống, bồi dưỡng nhân cách, nâng cao thể lực, phát huy trí lực cho thế hệ tương lai.

- Phụ nữ Vĩnh Phúc góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh,
giữ vững an ninh chính trị, xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
Lực lượng nữ tham gia dân quân tự vệ - lực lượng vũ trang quần chúng tại địa
phương chiếm 15-20% luôn hăng hái và tích cực tham gia xây dựng thế trận quốc phòng
toàn dân và thế trận an ninh nhân dân góp phần làm thất bại chiến lược diễn biến hoà
bình, bạo loạn lật đổ của các thể lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội tại địa phương.
Từ thực tế những đóng góp to lớn của Phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc vào tất cả các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và quốc phòng an ninh thời gian qua, trong các văn kiện
Đại hội tỉnh Đảng bộ và các Nghị quyết của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã đánh giá phụ nữ là
động lực quan trọng của công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

* Vai trò công tác phụ nữ ở tỉnh Vĩnh Phúc
Công tác phụ nữ là một bộ phận quan trọng trong công tác quần chúng của Đảng,
công tác phụ nữ có vai trò quan trọng trong mọi thời kỳ. Đặc biệt trong sự nghiệp đổi mới
xây dựng và phát triển tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, tình hình trong nước và quốc tế có nhiều
thuận lợi nhưng cũng còn nhiều khó khăn phức tạp cần phát huy sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân, tập hợp mọi lực lượng, huy động mọi tiềm năng vật chất và trí tuệ của toàn dân
mới có thể giành được thắng lợi thì công tác quần chúng nói chung, công tác phụ nữ nói
riêng có vai trò hết sức quan trọng.
- Công tác phụ nữ là một bộ phận trong công tác dân vận, một nhiệm vụ quan trọng,
thường xuyên của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc.
Công tác phụ nữ là công tác đối với con người, chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy
nhân tố con người. Nhân tố con người có những giá trị lớn lao và có ý nghĩa quyết định
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng người phụ nữ phát triển cao về trí tuệ, tốt
về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây
dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của CNXH.
Công tác quần chúng, trong đó có công tác phụ nữ liên quan trực tiếp đến công tác
xây dựng đảng, nhằm tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa đảng với nhân dân,
xây dựng đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh.

- Công tác phụ nữ đóng vai trò quyết định để giáo dục, tập hợp, phát huy vai trò của
phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc.
Phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc có tiềm năng to lớn, có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển của gia đình và xã hội. Việc tập hợp, giáo dục và phát huy vai trò của phụ nữ, để
phụ nữ tham gia ngày càng tích cực hơn, đóng góp ngày càng nhiều hơn cho gia đình,
cộng đồng và xã hội là vô cùng quan trọng. Thông qua công tác phụ nữ sẽ có hệ thống các
hoạt động của tổ chức đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội tác động
đến phụ nữ nhằm giáo dục, bồi dưỡng, tập hợp, phát huy vai trò của phụ nữ
- Công tác phụ nữ góp phần quan trọng để phát triển kinh tế, ổn định xã hội và thực
hiện thắng lợi mọi chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước trên địa bàn
tỉnh.

Nhân dân nói chung, trong đó có phụ nữ là lực lượng, là người tiến hành mọi công
việc của cách mạng. Mọi nhiệm vụ, mọi hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội và đất nước: sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ
quốc, quan hệ đối ngoại đều do nhân dân thực hiện. Công tác phụ nữ nhằm vận động phụ
nữ thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng an ninh của tỉnh.
1.1.2. Quan niệm về công tác phụ nữ, nội dung, hình thức của công tác phụ nữ
* Quan niệm về công tác phụ nữ
Công tác phụ nữ của tỉnh Vĩnh Phúc được xây dựng và phát triển trên cơ sở quan
niệm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về vị trí, vai trò của phụ nữ và công tác vận động phụ nữ nói chung và đặc điểm vai
trò của phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định rằng: Địa vị của phụ nữ trong xã hội không phải
là hiện tượng riêng biệt tách rời xã hội, bất di bất dịch, mà gắn liền và biến đổi cùng với
phương thức sản xuất và những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Do vậy, trong xã hội có giai
cấp, sự nghiệp giải phóng phụ nữ là một bộ phận khăng khít gắn liền với với sự nghiệp giải
phóng giai cấp, với cuộc đấu tranh cách mạng để xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, chế
độ xã hội có bóc lột giai cấp, xây dựng chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa tiến lên cộng sản chủ
nghĩa.

C.Mác và Ph.Ăngghen đã ca ngợi Phuriê- nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng vĩ đại
người Pháp thế kỷ XIX - đã có tư tưởng tiến bộ trong việc phê phán quan điểm phản
động, phản tiến bộ của giai cấp tư sản về vấn đề phụ nữ và giải phóng phụ nữ.
Ph.Ăngghen viết: tuyệt diệu hơn nữa là những lời ông phê phán hình thức tư sản của
quan hệ nam nữ và địa vị xã hội của phụ nữ trong xã hội tư sản. C.Mác và Ph.Ăngghen
đã dẫn lời của Phuriê để nói về tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội, đó là việc giải phóng người
phụ nữ. Phuriê khẳng định rằng, sự phát triển của một thời đại lịch sử bao giờ cũng có thể
xác định được bằng bước tiến của phụ nữ tự do trình độ giải phóng của phụ nữ là tiêu
chuẩn tự nhiên để đo sự giải phóng phổ biến. Ông đã nhận xét rằng: thước đo về trình độ
của một xã hội văn minh là căn cứ vào mức độ giải phóng phụ nữ. C.Mác đã khái quát: Ai
đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào thì chắc chắn

không làm nổi, xem tư tưởng và việc làm của đàn bà con gái thì biết xã hội tiến bộ như thế
nào.
V.I.Lênin khi nói về chính quyền Xô viết và địa vị của phụ nữ đã khẳng định:
Không thể có và sẽ không bao giờ có "tự do" thực sự chừng nào phụ nữ còn chưa được
giải phóng khỏi đặc quyền mà luật pháp giành riêng cho nam giới. "Chừng nào phụ nữ
không những chưa được quyền tự do tham gia đời sống chính trị nói chung, mà cũng
chưa được quyền gánh vác một công vụ thường xuyên và chung cho hết thảy mọi người,
thì chừng ấy, không những chưa có thể nói đến chủ nghĩa xã hội được, mà cũng chưa có
thể nói đến ngay cả một chế độ dân chủ đầy đủ và bền vững được" [32, tr.201].
Do xuất phát từ nhận thức, hiểu biết sâu sắc về chủ nghĩa Mác- Lênin, về vai trò
của phụ nữ trong thế giới, đặc biệt là vai trò của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng
nước và giữ nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm có tư tưởng về giải phóng phụ nữ. Trong
suốt cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự nghiệp
giải phóng phụ nữ. Người đã gắn nhiệm vụ giải phóng phụ nữ với giải phóng dân tộc,
giải phóng con người. Với quan điểm rất cách mạng và khoa học, đầy tính nhân văn,
người đã đánh giá đúng vai trò của phụ nữ Việt Nam và quan tâm đặc biệt đến công tác
phụ nữ. Người đã từng nghiên cứu và rút ra kết luận “Xem trong lịch sử cách mạng
chẳng có lần nào không có đàn bà, con gái tham gia”[36, tr 504]. Ngay từ những năm 20

của thế kỷ XX, trong cuốn Đường Kách mệnh”, Hồ Chí Minh đã nói: “Muốn thế giới
cách mệnh thành công, thì phải vận động đàn bà, con gái công nông các nước”. Người
đánh giá cao vai trò và những cống hiến của phụ nữ Việt Nam trong cách mạng dân tộc,
dân chủ và trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong thư gửi phụ nữ nhân kỷ niệm ngày
quốc tế phụ nữ 8/3 và khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng
định: "Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà
thêm tốt đẹp rực rỡ”. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn chú trọng công tác phụ vận, nhằm lôi cuốn phụ nữ tham gia cách mạng và xác định
một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của cách mạng là giải phóng phụ nữ.
Người khẳng định “Nói phụ nữ là nói một nửa xã hội, nếu không giải phóng phụ nữ là
xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa”[36, tr.458].

Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của phụ nữ, là do Người thấu hiểu rất rõ
khả năng làm việc to lớn của phụ nữ Việt Nam trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã
hội. Người đã chỉ rõ: Đảng ta muốn thật sự giải phóng phụ nữ thì phải bằng pháp luật,
chính sách, biện pháp cụ thể và từ nay, các cấp đảng, chính quyền địa phương khi giao
công tác cho phụ nữ, phải căn cứ trình độ của từng người và cần phải tích cực giúp đỡ
phụ nữ nhiều hơn, phải thật sự giải phóng phụ nữ và tôn trọng quyền lợi của phụ nữ”
Hồ Chí Minh luôn cho rằng: Không ai hiểu phụ nữ bằng phụ nữ. Do vậy, muốn vận
động, bảo vệ, hỗ trợ phụ nữ phải thành lập tổ chức của phụ nữ. Theo Hồ Chí Minh, mỗi
Đảng Cộng sản phải có Bộ phụ nữ trực thuộc phụ nữ Quốc tế. Người đề cao vai trò của
phụ nữ Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Phụ nữ Việt Nam được
tạo điều kiện tham gia vào bộ máy điều hành và quản lý đất nước, vì vậy phụ nữ phải ý
thức vai trò, vị thế của mình để phấn đấu cho bản thân và dân tộc. Người đã chỉ cho phụ
nữ Việt Nam thấy rằng, muốn có bình đẳng thực sự, không nên chỉ trông chờ vào người
khác mà bản thân chị em phải có chí khí tự cường, tự lập, phải đấu tranh để bảo vệ quyền
lợi của mình.
Thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, ngay từ khi thành
lập, Đảng ta đã nhận thức đúng vai trò, vị trí, tầm quan trọng của phụ nữ và công tác phụ

vận. Đảng đã coi trọng mục tiêu giải phóng phụ nữ, thực hiện nam, nữ bình đẳng, đặt sự
nghiệp giải phóng phụ nữ gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH.
Đảng đã tổ chức những đoàn thể phụ nữ mang tên gọi khác nhau: Hội phụ nữ giải
phóng (1931 - 1935); Hội phụ nữ phản đế (1936 - 1938); Hội phụ nữ dân chủ (1939 -
1940); Đoàn phụ nữ cứu quốc. Bác Hồ đã Chỉ thị thành lập Hội LHPN Việt Nam tập hợp
thống nhất mọi phụ nữ Việt Nam gia nhập liên đoàn phụ nữ quốc tế (20/10/1946 ). Tờ
báo “Tiếng gọi là tiền thân của báo phụ nữ Việt Nam ngày nay ra đời ngày 12-1-1960,
Luật hôn nhân và gia đình được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh ban hành.
Trong Nghị quyết 153- NQ/TƯ ngày 10-1-1967 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
đã khẳng định: Sự nghiệp giải phóng phụ nữ là trách nhiệm chung của toàn Đảng, của
Nhà nước, của xã hội. Lực lượng phụ nữ, trong đó đội ngũ xung kích là lực lượng cán bộ
phụ nữ ở tất cả các lĩnh vực, phải phát huy vai trò chủ động của mình. Tại Đại hội Đảng

lần thứ VI, Đảng ta cũng khẳng định: Sự nghiệp giải phóng phụ nữ và công tác phụ nữ là
trách nhiệm của đảng và các toàn thể nhân dân, của toàn xã hội và trong gia đình;
Đường lối giải phóng phụ nữ phải được thể chế hoá cụ thể hoá trong hệ thống pháp luật,
chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam là tổ chức đại
diện cho lợi ích của phụ nữ, là trung tâm tập hợp, đoàn kết phụ nữ Việt Nam, hướng dẫn
và vận động chị em phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ, vì sự phát triển và hạnh
phúc của phụ nữ, vì sự nghiệp đổi mới thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta luôn luôn quan tâm đến
công tác phụ nữ và coi đó là một nhiệm vụ quan trọng. Ngày 27/3/1990, tại Hội nghị lần
thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) Nghị quyết 08B/NQ-HNTW đã
khẳng định Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là một trong những đoàn thể chính trị - xã
hội của giai cấp và tầng lớp nhân dân do Đảng lãnh đạo; là người đại diện, bảo vệ lợi ích
và quyền làm chủ của nhân dân, là trường học xã hội chủ nghĩa của hội viên và là nòng
cốt của phong trào cách mạng. Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 04/BCT, ngày 12/7/1993
về: “Đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới”. Trong đó,
Nghị quyết đã đưa ra 3 quan điểm lớn là:

- Phụ nữ Việt Nam có truyền thống lịch sử vẻ vang, có những tiềm năng to lớn, là
một động lực quan trọng của công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế xã hội. Phụ nữ vừa
là người lao động, người công dân, vừa là người mẹ, người thầy đầu tiên của con người.
- Mục tiêu giải phóng phụ nữ hiện nay là thiết thực cải thiện đời sống vật chất và
tinh thần của chị em, nâng cao vị trí xã hội của phụ nữ, thực hiện tốt nam nữ bình đẳng, xây
dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Xây dựng người phụ nữ Việt Nam có
sức khoẻ, có kiến thức, năng động sáng tạo, biết làm giàu chính đáng, quan tâm đến lợi ích
cộng đồng, có lòng nhân hậu.
- Sự nghiệp giải phóng phụ nữ và công tác phụ nữ là trách nhiệm của Đảng, Nhà
nước, các đoàn thể nhân dân, của toàn xã hội và từng gia đình.
Đồng thời, Nghị quyết 04 đã đề ra 6 công tác lớn về công tác phụ nữ trong thời kỳ
mới: Giải quyết việc làm, chăm lo đời sống, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo vệ sức

khoẻ và quyền lợi của phụ nữ; giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực, nâng cao trình
độ mọi mặt của phụ nữỗiây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; công tác
cán bộ nữ của Đảng: đổi mới nội dung, tổ chức và phương hướng hoạt động của Hội liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam; tăng cường công tác phụ nữ của đảng, Nhà nước, các đoàn thể
nhân dân và các tổ chức xã hội.
Ngày 16/5/1994, Ban Bí thư tiếp tục ra Chỉ thị số 37/CT/TW “Một số vấn đề công
tác cán bộ nữ trong tình hình mới”. Trong đó nhấn mạnh: Tiếp tục nâng cao nhận thức,
quan điểm của đảng về vấn đề cán bộ nữ; có quy hoạch tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ nữ; nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ trong các cấp, các nhàng; xây dựng chính sách tạo
điều kiện cho cán bộ nữ làm việc và khuyến khích tài năng nữ phát triển; đẩy mạnh công
tác phát triển đảng viên trong phụ nữ”.
Mục tiêu, nhiệm vụ công tác phụ nữ của Đảng trong thời kỳ mới, đã được Nhà
nước thể chế hoá thông qua hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách nhằm đảm bảo lợi ích
chính đáng của phụ nữ trong tất cả các lĩnh vực. Một số quyền của phụ Việt Nam đã được
quy định rất cụ thể, vấn đề bình đẳng nam nữ tiếp tục được khẳng định. Ngày 5/7/1994,
Bộ luật lao động đã được ban hành trong đó chương X đã ghi rõ những quy định riêng
đối với lao động nữ, thể hiện rõ tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đối

với lao động nữ nói riêng và với công tác phụ nữ nói chung. Đây là văn bản pháp lý
chính thức đầu tiên và tương đối hoàn thiện đối với lao động nữ.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội phụ nữ Việt Nam, phát huy vai trò đại diện
của phụ nữ trong quá trình tham gia quản lý Nhà Nước, xây dựng chính quyền vững
mạnh, Chính phủ đã ban hành Nghị định 19/2003/NĐ-CP, trên cơ sở sửa đổi, bổ sung
Quyết định 163/HĐBT về qui định trách nhiệm của cơ quan hành chính Nhà nước các
cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý
Nhà nước.
Ngày 7/11/1994, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị 646/TTg về việc thành lập tổ chức
Vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các bộ ngành, địa phương. Chính phủ đã xây dựng chiến lược
quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, gồm 2 giai đoạn “Chiến lược phát triển vì
sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2000 và Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt

Nam đến 2010. Các chiến lược này có vai trò cốt yếu trong khuôn khổ chung của Chính
phủ nhằm thực hiện và duy trì bình đẳng giới, tạo điều kiện phát huy mọi tiềm năng, nâng
cao vai trò, tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã
hội; nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ, cũng như tạo điều kiện cần thiết để phụ
nữ được hưởng các quyền cơ bản của mình một cách bình đẳng và đầy đủ.
Tại Hội nghị thế giới lần thứ 4 về phụ nữ của liên hiệp quốc (tại Bắc Kinh - Trung
Quốc, tháng 5 - 1995), Việt Nam đã công bố Chiến lược “Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt
Nam đếnnăm 2000”. Văn bản này đã trở thành cam kết quốc tế quan trọng của Việt Nam
về vấn đề phụ nữ. Quan hệ quốc tế của phụ nữ Việt Nam ngày càng mở rộng, Việt Nam
là thành viên của Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế và Liên đoàn các tổ chức phụ nữ khu
vực ASEAN.
Tới Đại hội VIII (tháng 7-1996), Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh một số nhiệm vụ chủ
yếu trong công tác vận động phụ nữ: Xây dựng và thực hiện chiến lược vì sự tiến bộ của
phụ nữ đến năm 2000; đặc biệt coi trọng đào tạo nghề, tạo việc làm, phát triển kinh tế gia
đình, cải thiện đời sống, bảo vệ sức khoẻ phụ nữ, trẻ em; quan tâm phát triển đảng và đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, tăng tỷ lệ cán bộ nữ trong cơ quan lãnh đạo của đảng và Nhà
nước ở các cấp, các ngành [3, tr.66].

Tại Đại hội IX, Đảng ta tiếp tục đổi mới tư duy về công tác vận động phụ nữ, cụ thể
hoá các quan điểm, chủ trương cho phù hợp với tình hình mới, nhất là việc thực hiện
chính sách, pháp luật bình đẳng giới nhằm nâng cao năng lực, trình độ mọi mặt cho phụ
nữ: Đối với phụ nữ thực hiện tốt luật pháp, chính sách bình đẳng giới, bồi dưỡng đào tạo
nghề, nâng cao học vấn, có cơ chế, chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào
các cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp, các ngành; chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em;
tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt thiên chức người mẹ; xây dựng gia đình no ấm, bình
đẳng, tiến bộ, hạnh phúc [4, tr.126].
Để đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước, trong bối cảnh hội nhập quốc
tế ngày càng sâu, rộng, Đảng ta đặc biệt coi trọng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân
tộc, động viên sự nỗ lực vượt bậc của toàn dân, trong đó có phụ nữ. Nhằm tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng, tiếp tục đổi mới công tác phụ nữ, phát huy vai trò ngày càng nhiều

hơn, chủ động hơn của phụ nữ tham gia đóng góp ngày càng lớn hơn cho sự phát triển
của gia đình, cộng đồng, đất nước và thực hiện bình đẳng giới, ngày 27/4/2007, Bộ Chính
trị đã ban hành Nghị quyết số 11- NQ/TW về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH -
HĐH đất nước, trong đó nhấn mạnh các quan điểm sau:
- Phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng
giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội là một trong những nhiệm vụ và
mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới.
- Công tác phụ nữ phải sát với từng đối tượng, vùng, miền, phát huy được tinh thần
làm chủ, tiềm năng, sức sáng tạo và khả năng đóng góp cao nhất của các tầng lớp phụ nữ,
góp phần tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để phát triển đất nước; đồng thời
phải chăm lo cho phụ nữ tiến bộ về mọi mặt, quan tâm đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng để phụ nữ có điều kiện thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động,
người mẹ, người thầy đầu tiên của con người.
- Xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với vai trò của phụ
nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ của
Đảng.

- Công tác phụ nữ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và từng
gia đình, Trong đó, hạt nhân lãnh đạo là các cấp uỷ đảng, trách nhiệm trực tiếp và chủ
yếu là cơ quan quản lý nhà nước các cấp, vai trò chủ thể là phụ nữ mà nòng cốt là các cấp
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Cụ thể hoá các quan điểm của đảng về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước, Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua luật
bình đẳng giới.
Những chủ trương, Nghị quyết của Đảng và chính sách, luật pháp của Nhà nước đã
tạo sự chuyển biến quan trọng về nhận thức cho các cấp, các ngành và toàn xã hội về
công tác phụ nữ, đồng thời tạo cơ sở và hành lang pháp lý cần thiết để các tổ chức trong
hệ thống chính trị và toàn xã hội thực hiện nhiệm vụ công tác phụ nữ ngày càng có hiệu
quả.

* Quan niệm công tác phụ nữ của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc
Từ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của
Đảng về công tác phụ nữ, từ Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII, XIV và các
Nghị quyết, Chỉ thị, Chương trình kế hoạch về công tác Phụ nữ trong thời kỳ mới Tỉnh
uỷ Vĩnh Phúc có thể rút ra khái niệm: Công tác phụ nữ (hay còn gọi là công tác vận
động phụ nữ) là hệ thống các hoạt động của tổ chức đảng, các tổ chức trong hệ thống
chính trị, và toàn xã hội tác động đến phụ nữ, nhằm giáo dục, bồi dưỡng, tập hợp, phát huy
vai trò của phụ nữ Vĩnh Phúc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh và góp phần
xây dựng và bảo vệ đất nước.
Từ khái niệm trên cho thấy:
- Chủ thể công tác phụ nữ bao gồm: Tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội và mỗi công dân trong tỉnh Vĩnh
Phúc. Công tác phụ nữ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong tỉnh và toàn xã hội, đặt
dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, thường xuyên là Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh
ủy. Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh là tổ chức nòng cốt, chuyên trách công tác vấn đề phụ nữ, trực
tiếp tiến hành vận động tập hợp phụ nữ.
- Đối tượng công tác phụ nữ bao gồm mọi tầng lớp phụ nữ trong tỉnh.

- Mục đích của công tác phụ nữ Vĩnh Phúc là giáo dục, bồi dưỡng, tập hợp, phát huy
vai trò của phụ nữ Vĩnh Phúc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh và góp phần
xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Nội dung công tác phụ nữ bao gồm:
Tuyên truyền giáo dục nâng cao trình độ mọi mặt của phụ nữ: bao gồm giáo dục
chính trị - tư tưởng, đường lối, chủ trương, chính sách của đảng và Nhà nước, giáo dục
đạo đức và nếp sống nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật.
Tập hợp phụ nữ vào các loại hình tổ chức và hoạt động như: Các đoàn thể chính trị -
xã hội (chủ yếu là tham gia vào Hội phụ nữ), các tổ chức xã, các hoạt động đa dạng như
câu lạc bộ, các hoạt động phong trào
Phát huy tiềm năng và vai trò của phụ nữ tham gia vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
văn hoá xã hội và quốc phòng an ninh của tỉnh, thực hiện thắng lợi mọi chủ trương, chính

sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị ở địa phương
Chăm lo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ: cải thiện
đời sống vật chất tinh thần, nâng cao vị trí xã hội cho phụ nữ, phát huy quyền làm chủ
tham gia quản lý nhà nước và xã hội
- Các hình thức của công tác phụ nữ:
Để thực hiện các nội dung công tác phụ nữ đòi hỏi phải đa dạng hoá các hình thức, trong
đó mỗi nội dung đòi hỏi phải có những hình thức cụ thể phù hợp:
Công tác tuyền truyền giáo dục nâng cao trình độ mọi mặt cho phụ nữ, có thể tiến hành
thông qua một số hình thức cơ bản như: cán bộ, đảng viên, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền
viên trực tiếp tuyên truyền, thông qua các phong trào hoạt động, các buổi sinh hoạt của các tổ
chức trong hệ thống chính trị, các phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động văn hoá, văn
nghệ, thể thao, lễ hội truyền thống, sách báo, tài liệu, tranh ảnh, các lớp đào tạo, bồi dưỡng,
tham quan thực tế, nêu gương điển hình tiến tiến, hội thi, hội thảo, diễn đàn, đối thoại
Đa dạng hoá các hình thức tập hợp phụ nữ là vấn đề có tính quy luật, các đối tượng
phụ nữ rất đa dạng, nhu cầu, lợi ích xã hội cũng hết sức khác nhau, trình độ giác ngộ chính trị
và trình độ văn hoá không đồng nhất. Tổ chức có trách nhiệm chính trong tập hợp đoàn kết
các tầng lớp phụ nữ là Hội LHPN Việt Nam, ngoài ra có thể thông qua một số tổ chức đoàn

×