Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

LUẬN VĂN: Vấn đề y đức của cán bộ y tế tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiên nay potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (960.8 KB, 72 trang )








LUẬN VĂN:

Vấn đề y đức của cán bộ y tế tỉnh Nam
Định trong giai đoạn hiên nay







MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, đang hàng ngày hàng giờ tác động đến mọi mặt của đời sống
kinh tế xã hội, trong đó có lĩnh vực y đức - đạo đức của người cán bộ y tế, bên cạnh
những yếu tố tích cực đã và đang xuất hiện không ít những vấn đề tiêu cực.
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và có vai trò to
lớn đối với đời sống con người. Một trong những, đặc trưng cơ bản nhất của hình thái ý
thức đạo đức là sự quan tâm một cách tự nguyện, tự giác đến hạnh phúc của người khác,
của xã hội chứ không phải cho mình và vì mình. Trong các chức năng của đạo đức, chức
năng giáo dục và điều chỉnh hành vi có vị trí hết sức quan trọng, vì thông qua đó mà con
người tự giác điều chỉnh hoạt động của mình sao cho phù hợp với lợi ích của toàn xã hội.
Trong mọi giai đoạn lịch sử, cán bộ công chức, viên chức nói chung, cán bộ công


chức, viên chức ngành y tế nói riêng có một vai trò hết sức quan trọng. Đội ngũ này ngày
càng tăng cả về số lượng và chất lượng, trong số đó có những người không chỉ giỏi về
chuyên môn, mà còn là tấm gương sáng về đạo đức và lối sống. Họ luôn hăng hái tham
gia vào các hoạt động của ngành, cũng như trong cộng đồng, xã hội.
Tuy vậy, dưới tác động của kinh tế thị trường cũng xuất hiện một số cán bộ, công
chức, viên chức y tế có những biểu hiện sự lệch lạc trong suy nghĩ và hành động. Một số
có lối sống hưởng thụ, thực dụng, chạy theo đồng tiền, lười lao động, không nhiệt tình
trong công việc,…tất cả đó đã và đang gây ảnh hưởng không tốt đến niềm tin của nhân
dân, cũng như ảnh hưởng lớn đến ngành.
Nam Định là một tỉnh có dân số đông, kinh tế tương đối phát triển. Trên địa
bàn tỉnh có nhiều cơ sở khám chữa bệnh cũng như các trường đào tạo cán bộ ngành y
tế. Bên cạnh những kết quả đạt được (cùng với những thành tựu chung của ngành y
tế), thì mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng tác động không nhỏ đến y đức của cán
bộ ngành y tế tỉnh Nam Định làm xói mòn không ít những giá trị y đức truyền thống
của dân tộc. Không ít những tấm gương phản diện trong y đức đang gây lên không ít
bất bình cho xã hội, không ít "Những việc làm vi phạm đạo đức nghề nghiệp chậm

được khắc phục" [20, tr. 174]. Thực tế nóng bỏng và bức bách đó cần phải được khắc
phục. Vì vậy tác giả chọn: “Vấn đề y đức của cán bộ y tế tỉnh Nam Định trong giai
đoạn hiên nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ triết học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Y đức - đạo đức của người thầy thuốc, không phải là vấn đề mới mẻ, từ xa xưa đã
có rất nhiều người đề cập đến vấn đề này ở những mức độ khác nhau. Qua các giai đoạn
của lịch sử, các triều đại, y đức được đề cập tới bằng những điều luật áp dụng cho nghề y,
qua lời thề, qua các tuyên ngôn về y tế của tổ chức y tế thế giới. Đến nay vấn đề này đã
được nhiều nước đưa vào nghĩa vụ luật thầy thuốc.
Lịch sử y học phương Tây vẫn luôn luôn nhắc đến lời thề Hyppocrate (Thế kỷ thứ
IV TCN) như một bài học y đức đầu tiên cho người thầy thuốc mới ra trường. Lời thề ấy
cho đến nay vẫn được sử dụng rông rãi trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Ở nước ta, từ xưa tới nay đã không ít người thầy thuốc tiêu biểu cho lòng nhân

đạo, tính bất vụ danh lợi của nghề y. Chu Văn An (1292 - 1370) có nói: “Chữ nhân là
mấu chốt của người thầy thuốc, rồi mới đến chữ minh chữ tài”. Nghĩa là người thầy thuốc
phải lấy lòng nhân đức làm đầu rồi mới đến sự thông minh, khôn khéo tài năng xử lý
bệnh tật. Hải Thượng Lãn Ông (1720 - 1791), vị danh sư của của nước ta vào thế kỷ
XVIII mà tài năng và đức độ được phong hàng “y thánh” đã để lại tấm gương sáng về
đạo đức, y đức của mình qua chín quan điểm di huấn của ông, hay Nguyễn Đình Chiểu
có “Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp”.
Ngay khi cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt
quan tâm đến giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ đảng viên nói chung và cán bộ
ngành y tế nói riêng, Người đã để lại nhiều di huấn quý báu về y đức. Trong thư gửi
trường Quân Y năm 1946, Hội nghị Quân Y năm 1948, Trường Y tá liên khu I năm 1949,
Hội nghị y tế toàn quốc 1953 Người thường nhấn mạnh đến, tình thương, lòng bác ái,
đức hi sinh, lòng tận tâm phục vụ, tinh thần đoàn kết học tập để tiến bộ, cũng như ý thức
kỷ luật tinh thần trách nhiệm của cán bộ nhân viên ngành y tế.
Hiện nay trong hầu hết các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước đối với công tác y tế vấn đề y đức đều được đề cập đến. Nghị quyết Hội nghị lần

thứ tư ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá VII “Những vấn đề cấp bách của sự nghiệp
chăm sóc sức khoẻ bảo vệ nhân dân” (ngày 14/01/1993). Ngày 06-11-1996 ngành y tế đã
có quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế Đỗ Nguyên Phương về thực hiện 12 điều y đức
cùng nhiều văn bản pháp quy khác có liên quan đến y đức.
Trong cuốn “Phát triển sự nghiệp y tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” (Nxb Y
học, Hà Nội, 1996), Tác giả Đỗ Nguyên Phương nói về vấn đề y đức, y đạo và đòi hỏi
cấp bách phải nâng cao y đức của người thầy thuốc trong giai đoạn hiện nay.
Trong cuốn “Một số vấn đề xây dựng ngành y tế phát triển Việt Nam”- Nxb Y học,
Hà Nội, 1998. Tác giả Đỗ Nguyên Phương đã dành một phần nội dung cuốn sách để làm
rõ tư tưởng của Hồ Chí Minh về y tế và đạo đức của người thầy thuốc Việt Nam, bên
cạnh đó tác giả còn bàn luận nhiều về tấm gương đạo đức của giáo sư Đặng Văn Ngữ,
giáo sư Hoàng Đình Cầu và truyền thống đạo đức của nhiều thầy thuốc tiêu biểu khác.
Trong cuốn “Y đức và đức sinh học-nguồn gốc và sự phát triển” (Nxb Y học,

1999) tác giả Ngô Gia Hy đã tổng kết kinh nghiệm thực tiễn trong công tác và qua các
quy chế, văn bản pháp quy về y đức
Trong những năm gần đây, tại Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh đã có một số học viên quan tâm, nghiên cứu tới vấn đề đạo đức của người cán bộ y
tế như: “Đạo đức của người cán bộ y tế trong quá trình phát triến kinh tế thị trường ở
nước ta hiện nay - vấn đề và giải pháp” của tác giả Kim Thanh Hùng (Luận văn cử nhân
chính trị); “Vấn đề y đức của cán bộ y tế trong giai đoạn hiện nay. Qua thực tế tại Nam
Định” của tác giả Lê Thanh Thuỷ (Luận văn cao cấp lý luận chính trị).
Ngoài ra có một số luận án tiến sĩ, của một số tác giả cũng quan tâm nghiên cứu về
y đức, như: “Tư tưởng triết học về con người qua các tác phẩm y học của Hải Thưởng
Lãn Ông” của Phạm Công Nhất. Trong luận án này, tác giả đã đánh giá một cách có hệ
thống các giá trị trong tư tưởng triết học về con người của Hải Thượng Lãn Ông. Bên
cạnh đó tác giả chỉ ra ý nghĩa của các giá trị tư tưởng đó đối với quá trình đổi mới và phát
triển ngành y tế hiện nay ở nước ta. Hay luận án: “Phát huy vai trò của trí thức ngành y
tế Việt Nam trong công cuộc đổi mới” đây là luận án tiến sĩ chuyên ngành chủ nghĩa xã
hội khoa học của Nguyễn Thị Hoà Bình. Trong bản luận án này tác giả đã làm rõ đặc

điểm, vai trò và dự báo xu hướng phát triển của đội ngũ cán bộ y tế. Từ đó đưa ra một số
giải pháp nhằm phát huy vai trò của trí thức ngành y tế Việt Nam trong công cuộc đổi
mới.
Ngày 23/2/2006 Bộ Y tế đã phát động phong trào: cán bộ viên chức trong ngành y
tế thi đua học tập và noi gương anh hùng liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm. Cuộc vận động đã và
đang thu hút đông đảo cán bộ, nhân viên ngành y tế tham gia và đã đem lại những kết quả
tích cực.
Tuy nhiên đó chỉ là những văn bản pháp quy mang tính định hướng không thể bao
quát hết phạm vi hoạt động vô cùng rộng lớn của y đức. Hành vi đạo đức của cán bộ y tế
nói riêng và của đội ngũ thầy thuốc đang diễn ra hàng ngày hàng giờ rất phức tạp trên
mọi lĩnh vực hoạt động. Vì vậy nghiên cứu, điều tra, phân tích để đưa ra những nhận xét
đánh giá về vấn đề y đức trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải đi sâu đi sát, thu thập
thông tin thực tế, tìm ra những bất cập giữa lý luận và thực tiễn trong hoạt động của

ngành y tế để bàn giải pháp khắc phục.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích của luận văn
Trên cơ sở phân tích thực trạng y đức của đội ngũ cán bộ y tế tỉnh Nam Định trong
thời gian qua cũng như tìm những nguyên nhân của nó, từ đó đưa ra phương hướng và
một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa y đức cho cán bộ y tế tỉnh Nam Định
trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Làm rõ tầm quan trọng và yêu cầu của việc nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế
trong giai đoạn hiện nay.
Phân tích thực trạng y đức của cán bộ y tế tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay
và tìm ra nguyên nhân của nó.
Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao y đức cho cán
bộ y tế tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu: Vấn đề y đức của cán bộ ngành y tế trong giai đoạn
hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là cán bộ y tế trên địa bàn tỉnh Nam Định.
5 . Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lí luận
Thực hiện bản luận văn này tác giả dựa trên cơ sở của Chủ nghĩa duy vật biện
chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam về đạo đức và y đức. Ngoài ra, tác giả luận văn có tham khảo, kế thừa kết
quả nghiên cứu đã đạt được của các công trình có liên quan trực tiếp đến đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả luận văn sử dụng phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp phân tích và tổng hợp, quy

nạp và diễn dịch, điều tra xã hội học… nhằm thực hiện mục đích mà đề tài đặt ra.
6. Đóng góp khoa học và ý nghĩa của luận văn
Góp phần làm sáng tỏ tầm quan trọng của y đức đối với cán bộ làm công tác y tế
trong giai đoạn hiện nay.
Trên cơ sở khái quát thực trạng y đức của đội ngũ cán bộ ngành y tế ở tỉnh Nam
Định, bước đầu đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế ở
Nam Định nói riêng, nước ta nói chung
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
gồm 2 chương, 4 tiết.






Chương 1
TẦM QUAN TRỌNG VÀ YÊU CẦU Y ĐỨC
CỦA CÁN BỘ NGÀNH Y TẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

1.1. Y ĐỨC VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA Y ĐỨC NGƯỜI CÁN BỘ Y TẾ
VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1.1.1. Khái niệm đạo đức và y đức
- Về khái niệm đạo đức:
Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội, là sản phẩm của quá trình phát
triển lịch sử xã hội, phản ánh tồn tại xã hội về lĩnh vực đạo đức.
Danh từ đạo đức bất nguồn từ tiếng Latinh là mos (mois) - lề thói (morialis nghĩa là
có liên quan đến lề thói đạo nghĩa). Còn “luân lý” được xem như đồng nghĩa với “đạo
đức” có gốc từ tiếng Hi Lạp là ethicos - lề thói, tập tục. Khi nói đến đạo đức, tức là nói
đến lề thói và tập tục biểu hiện mối quan hệ giữa người với người trong sự giao tiếp hàng

ngày.
Ở phương đông, đạo đức là một trong những phạm trù quan trọng nhất của triết học
Trung Hoa cổ đại. Đạo có nghĩa là con đường, đường, về sau khái niệm đạo đức được
vận dụng trong triết học để chỉ con đường của tự nhiên. Đạo có nghĩa là con đường sống
của con người trong xã hội.
Khái niệm đạo đức lần đầu tiên xuất hiện trong Kim văn đời nhà Chu và từ đó trở đi
được người Trung Quốc sử dụng nhiều. Đức dùng để nói đến nhân đức, đức tính và nhìn
chung đức là biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý. Như vậy có thể nói
đạo đức của người Trung Hoa cổ đại chính là những yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc
sống đặt ra mà mỗi người phải tuân theo.
Ở phương Tây, từ lâu vấn đề đạo đức đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà tư
tưởng. Cho đến nay người ta vẫn coi Xôcrát (469 - 399 tr.CN) là người đầu tiên đặt nền
móng cho khoa học đạo đức. Còn Arixtốt (384 - 322 tr.CN) đã viết bộ sách Đạo đức học
với 10 cuốn, trong đó ông đặc biệt quan tâm đến phẩm hạnh của con người. Nội dung
phẩm hạnh chính là ở chỗ biết định hướng đúng, biết làm việc thiện. Ông nói: chúng ta bàn

đến đạo đức không phải để biết đức hạnh là gì mà để trở thành con người có đức hạnh. Còn
Êpiquya (341 - 271 tr.CN) người đầu tiên đưa phạm trù lẽ sống vào đạo đức học. Và là một
trong những người có công luận giải về sự tự do của con người.
Từ đó đến nay, với bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, nhưng không bao giờ nhân
loại không quan tâm, không bàn luận về vấn đề đạo đức
Một trong những đặc trưng nổi bật nhất của đạo đức Tây Âu thời trung cổ là ở chỗ,
những tư tưởng đạo đức thường xuất phát từ những tín điều tôn giáo (Thiên chúa giáo,
Hồi giáo ). vào thời điểm này, giáo hội đóng góp vai trò thống trị độc tôn, chi phối mọi
hoạt động của con người, trong đó có đời sống đạo đức, mà chúa là cội nguồn, là nơi hoà
hợp, thống nhất của mọi giá trị đạo đức. Đúng như Lênin nói: “Đạo cơ đốc đã đem đạo
đức làm thành thượng đế, đã sáng tạo ra thượng đế đạo đức” [33, tr.63].
Sau cái đêm trường trung cổ tối tăm ấy, nhân loại đột nhiên sống lại với sức mạnh
không ngờ. Về phương diện văn hoá, tinh thần cũng có những bước tiến vượt bậc, nhằm
tạo ra một nền văn hoá mới, thế tục, sẵn sàng đoạn tuyệt với nền văn hoá mang tính kinh

viện, trong đó có văn hoá đạo đức.
Giai cấp tư sản đã thẳng tay xoá bỏ quan hệ đạo đức phong kiến, từng bước thiết lập
quan hệ đạo đức tư sản với đặc trưng nổi bật nhất là đề cao đến mức tuyệt đối hoá “chủ
nghĩa cá nhân” mà cơ sở lý luận của nó là thừa nhận sự tự trị và quyền tự do tuyệt đối của
các cá nhân trong xã hội.
Chỉ có đạo đức cộng sản, một nền đạo đức “hiện nay đang tiêu biểu cho sự lật đổ
hiện tại, biểu hiện cho lợi ích tương lai” [37, tr.136] mới thể hiện đạo đức có tính người
mang tính nhân loại phổ biến.
“Đạo đức” là một vấn đề phức tạp, có nhiều mặt, mỗi khi đối tượng được định
nghĩa càng có nhiều mặt phải quan sát bao nhiêu, thì định nghĩa mà người ta đưa ra trên
cơ sở các mặt ấy càng khác nhau bấy nhiêu [20, tr.256]. Với ý nghĩa đó, khó có thể có
một định nghĩa đầy đủ, hoàn chỉnh về “đạo đức”. Ở mức độ khái quát nhất chúng ta có
thể hiểu.
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc,
chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh, đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ

với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền
thống và sức mạnh của dư luận xã hội.
Đạo đức với tư cách là hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, phản ánh
hiện thực đời sống đạo đức xã hội. Đạo đức cũng như các quan điểm triết học, chính trị,
nghệ thuật, tôn giáo, đều mang tính chất của kiến trúc thượng tầng. Cơ sở kinh tế là
nguồn gốc của các quan điểm đạo đức. Các quan điểm này thay đổi khi cơ sở đã đẻ ra nó
thay đổi. Ví dụ: thích ứng với chế độ phong kiến, dựa trên cơ sở bóc lột, những người
nông nô bị cột chặt vào ruộng đất, là đạo đức xã hội phong kiến. Thích ứng với chế độ tư
bản dựa trên cơ sở bóc lột người công nhân làm thuê, là đạo đức tư sản. Chế độ xã hội xã
hội chủ nghĩa tạo ra một nền đạo đức mới biểu hiện mối quan hệ hợp tác trên tình đồng
chí và quan hệ tương trợ lẫn nhau của người lao động đã được giải phóng khỏi áp bước
bóc lột. Tất cả đó đã chứng tỏ rằng, sự phát sinh phát triển của đạo đức, xét đến cùng là
một quá trình do phương thức sản xuất quy định. Trong “Chống Duyrinh” Ph. Ăngghen
viết rằng: chung quy lại thì mọi học thuyết đạo đức đã tồn tại từ trước đến nay đều là sản

phẩm của tình hình thực thực tế của xã hội lúc bấy giờ
Đạo đức là một trong những phương thức dùng để điều chỉnh hành vi con người.
Ngoài ra còn có phong tục, tập quán, tôn giáo pháp luật, đạo đức, Đối với đạo đức, sự
đánh giá hành vi của con người theo chuẩn mực và quy tắc đạo đức biểu hiện thành
những khái niệm về thiện và ác, vinh và nhục, chính nghĩa và phi nghĩa. Bất kỳ trong thời
đại lịch sử nào, đạo đức con người đều được đánh giá như vậy. Các khái niệm về thiện,
ác, khuôn phép và quy tắc hành vi con người thay đổi từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, từ
dân tộc này sang dân tộc khác. Và trong xã hội có giai cấp thì bao giờ đạo đức cũng biểu
hiện lợi ích giai cấp nhất định. Những khuôn phép và quy tắc đạo đức là yêu cầu của cả
xã hội hoặc của một giai cấp nhất định đề ra cho mỗi hành vi cá nhân. Nó bao gồm hành
vi cá nhân đối với xã hội và đối với người khác. Những chuẩn mực và quy tắc đạo đức
nhất định được công luận của xã hội, hay của một giai cấp, dân tộc thừa nhận. Ở đây,
quan niệm của cá nhân về nghĩa vụ của mình đối với xã hội và đối với người khác là tiền
đề của hành vi đạo đức cá nhân. Đã là thành viên của xã hội, con người phải chịu một sự
giáo dục nhất định về ý thức đạo đức, một sự đánh giá đối với hành vi của mình và trong

những hoàn cảnh nào đó còn chịu sự điều khiển tránh nhiệm của lương tâm. Cá nhân phải
có trách nhiệm chuyển những đòi hỏi của xã hội và những thể hiện của chúng thành nhu
cầu, mục đích và hứng thú trong hoạt động của mình. Biểu hiện sự chuyển hoá này là
hành vi cá nhân tuân thủ những ngăn cấm, những khuyến khích, những chuẩn mực cho
phù hợp với đòi hỏi xã hội Do vậy sự điều chỉnh đạo đức mang tính tự nguyện, xét về
bản chất đạo đức là sự tự lựa chọn của con người.
Đạo đức là hệ thống các giá trị. Hệ thống giá trị đạo đức chia thành giá trị chung
(lương tâm, bổn phận, ); giá trị riêng (trách nhiệm cá nhân, tính liêm khiết, ). dưới góc độ
tác động và tác dụng của giá trị người ta lại chia ra giá trị tích cực (thiện, tốt, hạnh phúc, )
và giá trị tiêu cực ( ác, xấu, bất hạnh, ).
Đặc trưng của giá trị đạo đức là chỗ nó cấu tạo bởi tính có ích, tính tự giác, tính tự
nguyện, và tính không vụ lợi của hành vi.
Các hiện tượng đạo đức thường biểu hiện dưới hình thức khẳng định, hoặc phủ định
một lợi ích chính đáng, hoặc không chính đáng nào đó. Nghĩa là nó bày tỏ sự tán thành

hay phản đối trước thái độ hoặc hành vi ứng xử của các cá nhân, giữa cá nhân với cộng
đồng xã hội nhất định. Vì vậy, đạo đức là nội dung hợp thành hệ thống giá trị xã hội. Sự
hình thành, phát triển và hoàn chỉnh hệ thống giá trị đạo đức không tách rời sự phát
triển và hoàn thiện của ý thức đạo đức và sự điều chỉnh của ý thức đạo đức. Nếu hệ
thống giá trị đạo đức phù hợp với sự phát triển, tiến bộ xã hội, thì hệ thống ấy có tính
tích cực, nhân đạo. Ngược lại hệ thống ấy mang tính tiêu cực, phản tiến bộ, phản nhân
đạo.
- Các quan điểm về y đức trong lịch sử:
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại nói chung, lịch sử tư tưởng đạo đức nói riêng, y
đức luôn luôn trở thành đối tượng quan tâm của nhiều thế hệ, trong nhiều thời đại khác
nhau. Ở Ấn Độ cổ đại, từ thế kỷ thứ V-III T.C.N trong tập thơ dân gian “Ana Vêda” đã
đề cập đến tiêu chuẩn của người làm nghề y tế. Đó là những người:
Phải hết lòng chăm lo chạy chữa cho bệnh nhân, và cả đến lúc phải hi sinh cuộc đời
mình cũng không có quyền làm cho bệnh nhân đau đớn, không bao giờ nên có trong đầu
ý nghĩa làm phật lòng vợ kẻ khác, cũng như chà đạp lên của cải của họ Dù có tài cao

học rộng, người thầy thuốc cũng không nên khoe khoang những điều hiểu biết của mình
[15, tr.85].
Galen - Một trong những nhà y học nổi tiếng của La mã cổ đại, đã có những quan
điểm đạo đức tiến bộ. Ông đã gay gắt chỉ trích, lên án sự dốt nát lòng tham lam đê tiện
của một số thầy thuốc lúc bây giờ. “Chỉ săn sóc bọn giàu sang, kẻ quyền thế những kẻ
khác thì cố gắng che dấu sự bất tài của mình trước quần chúng bằng cái hào nhoáng của y
phục, những kim cương đắt tiền và những đồ trang sức xa hoa” [15, tr.85].
Ở Hi lạp cổ đại, danh y Hyppocrat đã để lại cho chúng ta “lời thề” bất tử. Lời thề ấy
chứa đựng yếu tố nhân đạo, nó là sự đòi hỏi, phải giữ gìn mình, là bổn phận thái độ ứng
xử sao cho có lương tâm, có trách nhiệm của con người với đồng loại, với đồng nghiệp
và với bệnh nhân.
Tôi xin thề trước Apollon thần chữa bệnh, trước Esculape thần Y học, trước thần
Hygic và Panacu và trước sự chứng giám của tất cả các nam nữ thiên thần là tôi sẽ đem
hết sức lực và khả năng để làm trọn lời thề và lời cam kết sau đây.

Tôi sẽ coi các thầy học của tôi ngang hàng với các bậc thân sinh ra tôi, khi cần tôi
sẽ đáp ứng nhu cầu của các vị đó. Tôi sẽ coi con của thầy như anh em ruột thịt của tôi và
nếu họ muốn học nghề y thì tôi sẽ dạy cho họ không lấy tiền công mà cũng không dấu
nghề. Tôi sẽ truyền đạt cho họ những nguyên lý, những bài học truyền miệng và tất cả
vốn hiểu biết của tôi cho con tôi, các con của thầy tôi và cho tất các môn đệ cùng gắn bó
bởi một lời thề và lời cam kết đúng với y luật mà không truyền dạy cho ai khác.
Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh, tuỳ theo khả năng và sự phán đoán
của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công.
Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả họ yêu cầu và cũng không tự mình
gợi ý cho họ, cũng như vậy, tôi cũng không trao cho bất cứ người nào những thuốc gây
sẩy thai.
Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết.
Tôi sẽ không thực hiện những phẫu thuật mổ bàng quang mà dành công việc đó cho
những người chuyên.

Dù bất cứ giá nào tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh mọi hành vi xấu xa,
cố ý và đồi bại, nhất là tránh cám dỗ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô lệ.
Dù có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội, trong và ngoài lúc hành nghề của tôi.
Tôi sẽ xin im lặng trước những điều không bao giờ để lộ ra và coi sự kín đáo trong
trường hợp đó là một nghĩa vụ.
Nếu tôi làm tròn lời thề này và không có gì vi phạm tôi sẽ hưởng một cuộc sống
sung sướng và sẽ được hành nghề trong sự quý trọng mãi mãi của con người. Nếu tôi vi
phạm lời thề này hay tôi tự phản bội thì tôi sẽ chịu một số phận khổ sở ngược lại.
Như vậy ngay từ buổi bình minh của lịch sử y học phương Tây Hyppocrat đã đưa ra
những quan điểm quan trọng, cốt lõi cho y đức của người thầy thuốc như chữa bệnh cho
người nghèo, tận tâm, tận lực, hết lòng vì người bệnh.
Ngoài lời thề của Hyppocrat ra, lời thề Y khoa (Amates Lusitanus) của Y sĩ Bồ Đào
Nha gốc Do Thái năm 1568 cũng để lại nhiều giá trị y đức tốt đẹp: Nhân danh Chúa bất
diệt và theo mười lời răn của thần thánh được truyền từ núi Siai, qua Mosie cho dân tộc
Isarael đã thoát vòng nô lệ của Ai cập. Tôi xin thề là không có gì đã dẫn dắt tôi trong

những điều tôi biết về y học ngoài sự truyền đạt trung thực những việc đã xảy ra. Tôi
không che dấu thêm bớt thay đổi sự việc vì mục đích hoa mỹ. Tôi không khen chê bất cứ
ai, hòng mưu cầu sự nhân nhượng hay vì thoả mãn cá nhân, mà đó chỉ là yêu cầu của sự
thật. Nếu tôi nhầm lẫn tôi hãy chịu sự giận giữ muôn đời của giáo chúa và của tông đồ
Raphael và sẽ không bao giờ thành đạt trong nghề như mong muốn. Riêng đối với thù lao
mà người ta trả cho thầy thuốc tôi không bao giờ đòi hỏi quá đáng. Tôi chữa bệnh không
những tận tình cho nhiều người mà còn thường không lấy tiền. Với lòng độ lượng và
dũng cảm tôi đã từ chối thù lao của nhiều người đưa cho tôi. Tôi muốn trả lại cho người
bệnh sức khoẻ mà họ đã mất chứ không phải vì tôi ham làm giàu bằng món tiền lớn nhỏ.
Tôi đối xử với mọi người ngang nhau, bất kể tôn giáo của họ, dù riêng họ là người
Hebrew, người công giáo hay theo đạo Arub. Tôi không để địa vị cao sang của bệnh nhân
làm loá mắt. Tôi đã săn sóc người nghèo một cách tận tình giống những người sinh
trưởng trong gia đình rất danh tiếng. Tôi không bao giờ gây ra hay kéo dài một bệnh,
trong chuẩn đoán bao giờ tôi cũng bày tỏ những điều tôi thực sự cảm nhận thấy.

Còn ở phương Đông, y đức có nguồn gốc từ quan niệm cái đức của người thầy
thuốc phải rộng như biển cả, và tự mình phải minh. Nếu có cầu xin là cầu xin tất cả
những gì có thể cứu được bệnh nhân từ nước, lửa, cây cỏ như Vêda: “Hãy cứu sống kẻ
này như các mẹ hiền và khi đó các thầy thuốc sẽ được trọng vọng như bậc thần thánh”.
Phật giáo và thuyết nhân - quả luân hồi khuyên người thầy thuốc giỏi phải có đức
độ, vị tha như lời khuyên của phật “y đức là niết bàn”.
Theo Lão học và Đạo học: Bản chất của y khoa là cứu người, cái đức của ông thầy
thuốc là cứu người mà không thấy rằng mình cứu người, không nói rằng mình cứu người.
Với lòng nhân ái cao cả “Thương người như thể thương thân” nhân dân ta rất quý
trọng nghề y và tôn vinh những người thầy thuốc hết lòng vì người bệnh mà các bậc danh
y như Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV), Hải Thượng Lãn Ông (1720 - 1791) đều hết sức chú trọng
xây dựng và truyền đạt y đức tới người thầy thuốc.
Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác. Là một trong những tấm gương sáng về y đức,
y đạo, y thuật của y học cổ truyền Việt Nam. Ông đề cao y đức, đòi hỏi ở người thầy
thuốc “Tôi đã hiến thân cho nghề thuốc nên lúc nào tôi cũng muốn dồn hết khả năng trí

óc thật rộng rãi để dựng lên ngọn cờ đỏ thắm giữa y trường”. “Tôi thường thấm thía rằng:
Thầy thuốc là người có nhiệm vụ bảo vệ sinh mạng của người ta, lẽ sống chết, điều phúc
hoạ điều ở trong tay mình xoay chuyển. Lẽ nào người có trí thức không đầy đủ, hành
động không chu đáo, tâm hồn không thoáng đạt, trí quả cảm không thật trọng mà giám
theo đòi bắt trước nghề Y”. “Đạo làm thầy thuốc là nhân thuật, có nhiệm vụ là giữ gìn
tính mạng cho con người, chỉ lấy việc giúp mình mà không cầu lợi kể công”. Vui cái vui
của người bệnh, lo cái lo của người bệnh, làm hết những việc đáng là để giúp đỡ mọi
người. Thế rồi lòng này không hổ thẹn với trời đất”.
Từ những quan niệm đó ông đã đưa ra các chuẩn mực của người thầy thuốc cần
phải có: nhân, minh, trí, đức, thành, lượng, khiêm, cần
Nhân là sự nhân từ bác ái cộng hưởng mọi người và quan tâm đến người khác,
không cá nhân ích kỷ.
Minh là phải hiểu biết rộng, sáng suốt minh bạch, không nhầm lẫn.
Trí là khôn khéo nhạy bén, để tâm lo nghĩ việc làm, không cẩu thả tuỳ tiện.

Đức là phải có đạo đức nhân hậu, cốt làm điều lành để của đức về sau, chống điều
ác.
Thành là thành thật, ngay thẳng, trung thực vô tư, không dối trá không thiên lệch.
Lượng là phải độ lượng, hoà nhã, đúng mức vừa phải.
Khiêm là phải chuyên cần học hỏi và phải thực sự cầu thị, không tự phụ chủ quan.
Cần là phải chuyên cần nhẫn nại và cần cù chịu khó.
Ông khuyên rằng: “không nên thấy người giàu sang quyền quý thì hết lòng phục vụ,
thấy người khổ tàn tật thì thờ ơ”.
“Chớ nên vì giàu sang hay nghèo hèn mà nơi đến trước, chỗ tới sau hoặc bốc thuốc
lại phân biệt hơn kém. Khi lòng mình không thành thật thì khó lòng thu được hiệu quả”.
Theo ông, người thầy thuốc phải có “lòng nhân”, lòng nhân này là nhân ái vị tha,
phải có lương tâm nghề nghiệp. “Khi người thầy thuốc khoanh tay trước một bệnh hiểm
nghèo thì đó là thầy thuốc chỉ nghĩ đến danh tiếng cá nhân. Chính vì sợ chết mà bệnh
nhân tìm đến thầy thuốc, bây giờ đứng trước tình trạng vô vọng mà người thầy thuốc lại
khoanh tay, thì thầy thuốc để làm gì”. Người thầy thuốc phải có trí tuệ đầy đủ, đó là yêu

cầu của nghề nghiệp, vì trí là cơ sở để thực hiện điều nhân. “Đạo làm thầy thuốc là một
nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của người và phải vui cái
vui của người, phải lấy việc cứu mạng người làm cái vui của mình, không nên cầu lợi,
không kể công, tuy không có báo ứng ngay nhưng để lại ân đức cho đời sau. Người thầy
thuốc là “nơi để người ta gửi gắm tính mạng” nên phải “nhiệt tình khám chữa bệnh,
không phân biệt sang hèn, không cầu lợi kể công, không đem nhân thuật làm chước lừa
dối, đem lòng nhân ra đổi lòng mua bán”.
Những đức tính của người thầy thuốc là yêu nghề, yêu người, nhân từ, khiêm tốn
lạc quan, thận trọng, biết cách đối xử. Hải Thượng Lãn Ông cho rằng. Khi chữa cho ai
khỏi bệnh rồi, chớ có mưu cầu quà cáp vì những người nhận của người khác cho thường
hay sinh ra nể nang, huống chi đối với những kẻ giàu sang, tính khí thất thường, mà minh
cầu cạnh hay sinh ra khinh rẻ. Còn việc tâng bốc người ta để cầu lợi, thường hay sinh
chuyện cho nên nghề thuốc là nghề thanh cao, ta càng phải giữ khí tiết cho trong sạch.

Đồng thời ông cũng đưa ra tám tội của người thầy thuốc mà theo ông đó là biểu hiện “suy
đồi” về đạo đức.
Tội lười: là chẩn đoán qua loa đại khái, ngại vất vả không chịu đế nơi khám bệnh
cho cẩn thận mà vội kê đơn, bốc thuốc cho xong
Tội keo kiệt: Bủn xỉn, sợ bệnh nhân không có đủ tiển trả cho mình đủ vốn mà không
cho thuốc tốt, cần thiết.
Tội thâm: Là trường hợp bệnh nhân đã chết rõ ràng mà không báo thật với gia đình
mà nói lờ mờ để làm tiền.
Tội lừa dối: Là khi thấy người bệnh đã nói ngay là bệnh khó, bệnh nặng, làm cho
người bệnh sợ để lấy nhiều tiền.
Tội bất nhân: Là khi thấy bệnh khó, đáng lý nói thật rồi hết lòng cứu chữa, nhưng
sợ thất bại, không được lợi lộc gì nên từ chối cứu chữa để người bệnh phải bó tay chịu
chết.
Tội hẹp hòi: Là gặp trường hợp người bệnh ngày thường có chuyện xích mích với
mình, khi mắc bệnh phải nhờ cậy, vì nảy sinh thù oán mà không chạy chữa bệnh hoặc
chạy chữa không hết lòng.

Tội thất đức: Gặp người bệnh mồ côi, nghèo hèn, tàn tật không nơi nương tựa từ
chối chữa bệnh hoặc chữa bệnh không hết lòng.
Tội dốt: Là kiến thức còn non kém, kinh nghiệm ít, chẩn đoán bệnh lờ mờ đã dùng
thuốc, có khi dùng thuốc nhầm làm nguy hại cho người bệnh.
Đối với đồng nghiệp Hải Thượng Lãn Ông luôn thể hiện đức tính của mình trong
việc kết thừa cũng như học hỏi giúp đỡ lẫn nhau. “Khi gặp bạn đồng nghiệp cần nên
khiêm tốn hoà nhã, giữ gìn thái độ kính cẩn không khinh nhờn. Người hơn tuổi mình thì
kính trọng, người học giỏi thì coi như bậc thầy, người kiêu ngạo thì nên nhân nhượng,
người kém mình thì dìu dắt họ. Giữ được lòng đức hậu như thế sẽ đem lại nhiều hạnh
phúc cho mình”
Như vậy, có thể thấy rằng Hải Thượng Lãn Ông là một trong những danh y nối
tiếng trong lịch sử y học dân tộc ta, ông đã nêu ra những chuẩn mực sâu sách về đạo nghề

nghiệp mặc dù có những hạn chế về mặt lịch sử nhưng những giá trị chung mà ông để lại
là rất to lớn. Đó chính là đạo đức nghề nghiệp - y đức có giá trị cho muôn đời sau.
- Khái niệm về y đức:
Kế thừa truyền thống y đức của ông cha, tiếp thu y đức của nhân loại, trên cương vị
lãnh tụ kính yêu của dân tộc và một nhà văn hoá lớn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi
trọng việc trau dồi và rèn luyện y đức. Người đã nhiều lần gửi thư, trực tiếp gặp, thăm
các cơ sở y tế và nói rõ quan điểm của Đảng và Chính phủ ta về phẩm chất đạo đức của
người thầy thuốc
Trong Thư gửi Hội nghị quân y tháng 8/1948, Bác viết: “Người thầy thuốc chẳng
những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần cho những người
ốm yếu…”. “Người ta có câu “Lương y kiêm từ mẫu” nghĩa là người thầy thuốc phải là
người mẹ hiền” [42, tr.395].
Trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc (tháng 6/1953) Người đã chỉ ra những
việc cán bộ y tế cần làm: Về chuyên môn; luôn luôn học tập, nghiên cứu để luôn luôn tiến
bộ, nhưng phải chú trọng cái gì thiết thực và thích hợp với hoàn cảnh kháng chiến của ta
hiện nay. Về chính trị; cần trau dồi tư tưởng và đạo đức của người cán bộ trong chế độ dân
chủ: yêu nước, yêu dân, yêu nghề, đoàn kết nội bộ, thi đua học tập, thi đua công tác [42,

tr.88]. Còn trong Thư gửi cán bộ y tế ngày 27/2/1955 một lần nữa người nhắc nhở:
Người bệnh phó thác tính mệnh nơi các cô, các chú, Chính phủ phó thác
cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và sức khoẻ cho đồng bào. Đó là nhiệm
vụ vẻ vang, vì vậy, cán bộ phải thương yêu chăm sóc mgười bệnh như anh em
ruột thịt mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn, lương y phải như từ
mẫu [42, tr.478].
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nghề thầy thuốc là một nghề đặc biệt, nó trực tiếp
quan hệ đế sức khoẻ, đến tính mệnh của con người. “Người thầy thuốc phải như mẹ hiền”
là một đòi hỏi khách quan trong việc thực hành y nghiệp. Thầy thuốc phải giàu lòng nhân
ái, chẳng những có nhiệm vụ chữa bệnh mà còn phải nâng cao tinh thần của người bệnh,
thương yêu người bệnh chăm sóc họ như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn như
mình đau đớn. Theo Hồ Chí Minh y đức của người thầy thuốc là lương tâm đạo đức, là

tránh nhiệm bổn phận của người thầy thuốc. Người dặn dò các “y tá chẳng những là một
nghề nghiệp, mà còn là nghĩa vụ. Người y tá chẳng những chữa bệnh mà còn phổ biến vệ
sinh. Việc giữ gìn, bồi dưỡng sức khoẻ của dân tộc, người y tá phải gánh một phần quan
trọng”.
Như vậy, Hồ Chí Minh đã nâng nội dung y đức lên một bước: “Muốn hồng phải
chuyên sâu” , tức là đòi hỏi phải thương yêu bệnh nhân và không ngừng nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ. Lời dạy của Người có sức thuyết phục và sức cảm hoá mạnh
là vì Người đã nêu một tấm gương sáng về lòng thương yêu vô hạn đối với nhân dân, với
đức hi sinh cao cả, về lối sống giản dị, mẫu mực và trong sáng
Những quan điểm trên đây cho ta thấy rằng: y đức ở các thời đại khác nhau, dù ở
phương Đông hay phương Tây, nhân loại luôn luôn đề cao trách nhiệm và bổn phận ở
mỗi người thầy thuốc dù nó đã được ghi hay không được ghi trong văn bản luật lệ thì nó
vẫn có sức nặng hơn cả một công lý. Bởi vì, khác với tiêu chuẩn của luật pháp, những
tiêu chuẩn đạo đức nói chung tiêu chuẩn y đức nói riêng khó có thể miêu tả rõ ràng bằng
điều luật mà chỉ là những quy ước thuộc phạm trù luân lý, đạo đức ràng buộc người thầy
thuốc phải thực hiện trong khi hành nghề, vì danh dự của tập thể, bản thân và quyền lợi của
bệnh nhân. Nội dung của y đức được nêu trong lời thề của Hypprocrat hay trong các lời thề

tương tự của thầy thuốc và cán bộ y tế mới tốt nghiệp ở các nước. Các quy định của y đức
thay đổi theo không gian và thời gian, tùy theo các yếu tố tâm lý, tín ngưỡng, phong tục,
tập quán sống của mỗi cộng đồng xã hội.
Trong xã hội hiện đại, các tiến bộ khoa học và công nghệ y học nêu lên một loạt vấn
đề mới đang gây ra nhiều tranh luận chưa được kết luận thống nhất, nhưng đã làm thay đổi
một phần các quan niệm thông thường về y đức như nạo phá thai, ghép cơ quan nội tạng,
khả năng kéo dài cuộc sống trong khi bệnh nhân không còn ý thức, vv….? Ở Việt Nam,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát nội dung của y đức trong câu "lương y phải như từ
mẫu".
Từ sự phân tích trên, bước đầu ta có thể hiểu: y đức là những tiêu chuẩn, quy tắc
trong đời sống xã hội đặt ra nhằm điều chỉnh các hành vi ứng xử và quan hệ của người

thầy thuốc có liên quan đến nghề nghiệp của mình. Đó là thước đo lương tâm, trách
nhiệm, bốn phận của người thầy thuốc.
1.1.2. Tầm quan trọng của y đức người cán bộ y tế Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay
- Y đức - yếu tố nền tảng trong nhân cách người cán bộ y tế:
Trong cấu trúc nhân cách, “đức” bao giờ cũng giữ vai trò nền tảng. Tài năng chỉ
phát huy tác dụng, mang lại hạnh phúc cho nhân loại, khi được nảy sinh trên nền tảng đạo
đức hướng thiện. Hồ Chí Minh từng nói: “Có tài mà không có đức thì chẳng những
không làm được gì có lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa”. Chân lý ấy ấp dụng
cho mọi đối tượng, trong đó có cả những người hoạt động trong lĩnh vực y tế. Y đức là
đạo đức của người cán bộ y tế. Đó là những tiêu chuẩn, những nguyên tắc được xã hội
thừa nhận, nó quy định hành vi trong mối quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân, với
đồng nghiệp. Cũng như nghề thầy giáo, nghề thầy thuốc lấy con người là đối tượng công
tác, nhưng đặc điểm nghề nghiệp của người thầy thuốc theo đuổi còn nghiệt ngã, nhạy
cảm hơn nhiều. Thiên chức của nghề nghiệp tạo ra, ngành y tế chăm sóc và bảo vệ sức
khoẻ cho con người, đó là vốn quý nhất của con người và xã hội. Con người là một sinh
vật sống, mỗi cá nhân là một cá thể người trong đời sống cộng đồng xã hội. Trên thực tế
có rất nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, đến tính mạng của con người.

Trong ngành y tế nói chung và những người làm y tế nói riêng, từ xa xưa cho đến
tận ngày nay rất quan tâm, chú trọng đến vấn đề y đức và coi đó là một mặt không thể
thiếu của cán bộ hoạt động trong lĩnh vực y tế. Như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông,
Nguyễn Đình Chiểu đều rất quan tâm đến y đức. Các ông đều là những tấm gương lớn về
y đức trong cả lời nói lẫn việc làm.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho ngành y tế sự quan tâm đặc biệt. Từ
năm 1947 đến 1967, Bác đã gửi 25 bức thư với những lời lẽ mộc mạc, dễ hiểu để vừa
định hướng cho sự phát triển của ngành, vừa xây dựng con người làm công tác y tế, lấy
đức làm gốc. Bác căn dặn “Người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là như người mẹ hiền".
Lời dạy đó của Bác cho thấy tầm quan trọng của y đức. Trên thực tế, một người thầy
thuốc giỏi, có năng lực nhưng tinh thần, thái độ phục vụ bệnh nhân không tốt, hành vi

thiếu hướng thiện, làm việc vì nghĩa vụ pháp lý chứ không vì nghĩa vụ đạo đức thì khó
hoàn thành nhiệm vụ khó trở thành người “mẹ hiền” của bệnh nhân.
Xuất phát từ vị trí tầm quan trọng của y đức - với tư cách là yếu tố nền tảng của
nhân cách người cán bộ y tế. Trong nhiều bài viết bài nói của các đồng chí lãnh đạo của
Đảng và Nhà nước ta, vấn đề y đức luôn luôn được coi trọng.
Nhân ngày thầy thuốc Việt Nam năm 1958, nguyên cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng
căn dặn cán bộ và nhân viên ngành y tế: Đội ngũ cán bộ mà chúng ta dày công đào tạo và
rèn luyện vừa phải có những phẩm chất, vừa phải có tài năng Phải có tâm hồn người mẹ
hiền thì mới là người nhân viên cán bộ y tế tốt. Ít có nghề nghiệp nào mà xã hội đòi hỏi
về phẩm chất và tài năng cao như đối với người làm công tác y tế. Đó là một nghề nghiệp
đặc biệt, đòi hỏi phải biết hiểu sâu rộng, tấm lòng nhân ái, sự từng trải và kinh nghiệm,
một nghề mà mọi công việc dù là nhỏ, đều có liên quan đến tính mạng con người [56,
tr.140].
Trong buổi lễ kỷ niệm ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1996 và đón nhận huân
chương sao vàng, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã chỉ thị cho ngành y phải “phát huy
hơn nữa truyền thống vẻ vang của ngành, không ngừng nâng cao trình độ ngang tầm
nhiệm vụ, rèn luyện phẩm chất, đặc biệt là nâng cao y đức, hết lòng chăm lo người bệnh,
thực hiện lời dạy của Bác Hồ “thầy thuốc như mẹ hiền””

Trong thư gửi báo “Sức khoẻ và đời sống” , nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã
căn dặn cán bộ ngành y tế: Công việc của người thầy thuốc được ví như công việc của
Người Mẹ, chăm lo cho con cái, cho gia đình, cho nòi giống, con người, từ thủa chưa lọt
lòng đến phút giây thanh thản từ giã cuộc đời; giúp cho bà con vượt qua số phận hẩm hiu,
những đau đớn quằn quại của bệnh tật, sinh nở được mẹ tròn con vuông, giúp cho lứa đôi
hạnh phúc, các cụ trường thọ”. Đồng chí dặn dò mỗi cán bộ y tế: “Đem tình thương vĩnh
cửu của Người Mẹ để làm công việc cao quý của mình [22, tr.271].
Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2/2002, Đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức
Mạnh viết: “Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân là một công việc đặc biệt liên quan
đến tài tài sản vô giá là sinh mệnh con người. Cán bộ y tế không ngừng rèn luyện, gắn
“đức và tài”, phải có “cái tâm trong sáng” mới làm được nghề cao quý này” và đồng chí

đã nhắc nhở cán bộ y tế: “Phải tiếp tục nâng cao y đức của cán bộ y tế, thể hiện bằng
hành động cụ thể từ đón tiếp người bệnh, khám bệnh, chuẩn đoán và điều trị và chăm sóc
tại các cơ sở y tế" [22, tr.155].
Thủ Tướng chính phủ rất quan tâm chỉ đạo ngành y nâng cao y đức. Nghị quyết số
37/CP của Chính phủ ngày 20 tháng 6 năm 1996 về định hướng chiến lược chăm sóc sức
khoẻ và bảo vệ nhân dân trong thời gian 1996 - 2000 và chính sách quốc gia về thuốc
của Việt Nam đã ghi rất rõ “coi y đức là phẩm chất quan trọng ngang với chất lượng
chuyên môn của người thầy thuốc. Ban hành chế độ chính sách thích đáng để khuyến
kích lao động sáng tạo và tận tình phục vụ người bệnh của nghười cán bộ y tế”.
Những năm gần đây, Bộ y tế đặc biệt chú ý thể chế hoá nội dung y đức để cán bộ
trong ngành phấn đấu thực hiện. Đó là chỉ thị 04/BYT - CT của Bộ trưởng Bộ Y tế về
vấn đề Y đức và quyết định số 2088/BYT - QĐ ngày 06/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế
ban hành quy định về y đức bao gồm 12 điều về tiêu chuẩn đạo đức của người làm công
tác y tế.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, trước thực trạng đạo đức nghề nghiệp của một
bộ phận ngành y xuống cấp, thì việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh là hết sức cấp thiết. Phấn đấu trở thành người thầy thuốc cách mạng có đức độ bao
dung, gần gũi, thương yêu người bệnh như người mẹ hiền, vừa là mục tiêu phấn đấu của

chiến sĩ quân y và cũng vừa là yêu cầu, mong muốn của người bệnh.
Xác định rõ trách nhiệm, các tổ chức Đảng, lãnh đạo, chỉ huy các cơ sở y tế xây
dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể để thực hiện, tập trung vào nâng cao
đạo đức của người thầy thuốc cánh mạng; người chiến si quân y - Bộ đội Cụ Hồ, bằng
những biện pháp cụ thể như kết hợp giữa xây và chống, đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng,
đạo đức, lối sống, phê phán lối sống thực dụng, vô cảm, đặc biệt là nghiêm cấm
những biểu hiện sách nhiễu bệnh nhân và người nhà bệnh nhân… Đồng thời, xây
dựng các mối quan hệ giữa người với người, giữa thầy thuốc và bệnh nhân thực sự có
văn hóa, chú trọng cả các mối quan hệ công tác và các mối quan hệ giao tiếp, tạo nên
bầu không khí ấm cúng, mọi người thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau trong tình
cảm giữa con người với con người, giữa đồng chí đồng đội với nhau làm cơ sở để xây

dựng y đức. Đó là mục tiêu quan trong nhất của ngành y tế trong việc thực hiện cuộc vận
động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Từ những quan điểm trong lịch sử cũng như sự chỉ đạo của Đảng ta trong giai đoạn
hiện nay về vấn đề y đức của cán bộ y tế cho ta nhận thấy y đức của người cán bộ ngành
y tế có vai trò quan trọng, là yếu tố nền tảng không thể thiếu đối với bất kỳ cán bộ y tế
nào.
- Y đức góp phần nhân đạo hoá người cán bộ y tế:
Y đức là tiêu chuẩn là, quy tắc đạo đức đặt ra nhằm điều chỉnh hành vi xử sự và
quan hệ của người thầy thuốc có liên quan tới nghề nghiệp của mình. Đó là thước đo
lương tâm, trách nhiệm, bổn phận cùng hạnh phúc của người thầy thuốc. Y đức của thầy
thuốc thể hiện ở sự trung thực trong chuyên môn, không man trá trong học tập, nghiên
cứu khoa học, không biến công lao động của người khác thành của mình, giám nhận sai
sót để sử chữa; trung thực với chính mình và đồng nghiệp, thầy thuốc không mang lòng
kiêu ngạo, luôn tự học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức và sự giúp đỡ của đồng nghiệp người
thầy thuốc với bệnh nhân mang đầy tính nhân đạo cao cả thể hiện “thầy thuốc như mẹ
hiền”. Thầy thuốc luôn đặt lợi ích người bệnh lên trên hết, phục vụ người bệnh vô điều
kiện, thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt, với tình thương như mẹ
hiền. Người thầy thuốc luôn lấy tâm làm gốc, không phân biệt đối xử thân, sơ, giầu,

nghèo, quyền thế, nhân kỷ niệm 50 năm Đại học Y khoa Hà Nội, Phó giáo sư, Viện sĩ
Tôn thất Bách đã viết: “Người thầy thuốc còn phải xử sự bằng y đức với người bệnh,
phải thể hiện lương tâm, lòng nhân từ, coi người bệnh như chính anh em ruột thịt của
mình. Nhìn lại lịch sử ta đều thấy người xưa vẫn quan niệm ngành y học là ngành nhân
đạo, y học được thành lập và phát triển cốt để phục vụ xã hội, chứ đâu có đặc quyền đặc
lợi của riêng người thầy thuốc”.
Cán bộ y tế không được coi kinh người nghèo khó, với thái độ ban ơn hách dịch cửa
quyền hiểu một cách sâu sắc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân vừa là nghĩa vụ đạo
đức, là hạnh phúc người thầy thuốc. Y học là một khoa học mang tính nghệ thuật: nghệ
thuật ứng xử, nghệ thuật tiếp xúc, cho nên trong quá trình tiếp xúc phải cảm hoá được
người bệnh và nhân thân của họ, phải biết làm dịu nỗi lo lắng của người bệnh. Trong giai

đoạn hiện nay người thầy thuốc là một chiến sỹ trên mặt trận y tế, thầy thuốc luôn gắn
hoạt động của mình với sức khoẻ nhân dân, người thầy thuốc không được rời thực tế,
không được dao động trước thử thách, khó khăn; tránh thái độ thờ ơ, bàng quan trước
cuộc sống, trước diễn biến của xã hội, tích cực phát huy tinh thần làm chủ tập thể, đấu
tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực trong và ngoài ngành y. Đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi
người thầy thuốc phải có lòng độ lượng, bao dung không được xem nhẹ nguyên tắc điều
trị bệnh, không nóng nảy, tự ái, xúc phạm người khác, phải quan tâm đến nguyện vọng,
tình cảm, sự lo âu của người bệnh. Đạo đức nghề nghiệp sẽ hun đúc nên tình thần nhân
đạo cao cả, phẩm chất nhân cách tốt đẹp của người cán bộ y tế. Đạo đức nghề nghiệp góp
phần xác định bổn phận, lương tâm, dạnh dự, hạnh phúc của người cán bộ y tế xã hội chủ
nghĩa.
Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã thu được những
thành tựu vô cùng to lớn, có tác động tích cực đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã
hội. Chính điều đó đã ảnh hưởng tích cực đến sức khoẻ của nhân dân, cải thiện đời sống
như: ăn, ở, học hành và chăm sóc sức khoẻ. Người thầy thuốc trong giai đoạn hiện nay
phải có nhân sinh quan cách mạng vững vàng, trung thành tuyệt đối với chế độ xã hội chủ
nghĩa, vì nhân dân lao động, chấp nhận sự phân công của tổ chức. Phải là người hoạt
động xã hội tích cực trong lĩnh vực giáo dục, y tế, vệ sinh phòng bệnh, xây dựng nếp

sống văn minh. Phải quán triệt quan điểm nghề nghiệp của mình trong đời sống xã hội.
Trong hoạt động hàng ngày, người thầy thuốc phải tiếp xúc với nhiều loại đối tượng khác
nhau với những tình trạng thể chất và trạng thái tâm lý không giống nhau, do đó người
thầy thuốc phải có lòng thông cảm và tình thương yêu con người hơn ai hết. Điều này thể
hiện ở tính vị tha, lòng khoan dung, quan tâm đến nguyện vọng, sự lo âu của bệnh nhân,
luôn luôn cổ vũ, phát huy tình cảm tích cực đẩy lùi tình cảm tiêu cực của người bệnh.
Tóm lại tinh thần nhân đạo của người thầy thuốc phải mang tính giai cấp, trước hết là giai
cấp công nhân và nhân dân lao động.
Sự hoạt động của người thầy thuốc rất phức tạp, đòi hỏi phải có lương tâm nghề
nghiệp, vì tính mạng của người bệnh nằm trong tay mình, có quyền chi phối đến sức khoẻ

và hạnh phúc của con người. Phạm vi hoạt động của người thầy thuốc rất đa dạng đòi hỏi
phải có tính tự giác, trách nhiệm cao, công minh và trung thực.
Ngoài ra với thầy thuốc phải có kiến thức pháp luật để bảo vệ nhân dân tránh mọi
sự lạm dụng quyền hạn, tránh nhiệm của nghề nghiệp làm tổn thương đến sức khoẻ và
nhân phẩm của con người và cũng tự bảo vệ chính mình trước pháp luật khi có khiếu kiện
của bệnh nhân
Phải thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu” thầy thuốc phải đặt lợi
ích của bệnh nhân lên trên hết, phục vụ bệnh nhân vô điều kiện. Khi gặp việc đòi hỏi mọi
cán bộ y tế phải làm ngay không chờ bất cứ một điều kiện nào, có như thế mới cứu được
tính mạng của của bệnh nhân trong cơn nguy kịch. Phải thương yêu chăm sóc bệnh nhân
như người ruột thịt của mình, với tình thương yêu vĩnh cửu của người mẹ để làm công
việc cao quý của mình. Thầy thuốc phải có tâm trong sáng tài cao vì thể phải trau dồi y
đức, học tập thường xuyên, phải làm sao “Hữu xạ tự nhiên hương” có uy tín được bệnh
nhân tin yêu kính trọng. Phải có tâm lý tiếp xúc tốt, có ý thức bí mật nghề nghiệp, biết an
ủi bệnh nhân, tạo niềm tin tưởng lạc quan cho tới giây phút cuối cùng.
- Y đức góp phần to lớn trong việc ngăn chặn sự xuống cấp về mặt đạo đức của một
bộ phận cán bộ y tế trong giai đoạn hiện nay:
Đất nước ta từ khi chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nề kinh tế
thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã kéo theo sự

biến đổi của ý thức xã hội, trong đó có ý thức đạo đức. Nhiều quan niệm đạo đức khác
nhau với những quy phạm đạo đức khác nhau xuất hiện tồn tại đan xen cùng với đạo đức
xã hội chủ nghĩa. Khi nói đến mặt trái của kinh tế thị trường Các Mác đã chỉ ra rằng đó là
một thứ mậu dịch không có lương tâm, nó là một quan hệ giữa người với người “chìm
ngập trong băng giá của sự tính toán lợi kỷ” bởi vì: “Ngoài quan hệ lợi hại trần truồng,
ngoài sự giao dịch tiền mặt lạnh lùng vô tình sẽ chẳng còn có một mối liên hệ nào khác”
Kinh tế thị trường lấy lợi ích cá nhân làm động lực của sự phát triển. Nhân tố này
tuy có mặt tích cực là khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người lao động.
Đồng thời nó cũng khiến người ta chạy theo lợi ích “vị kỷ”, một “chất men” kích thích
làm nhiều cán bộ trong đó có cán bộ y tế lao vào mà bất chấp hậu quả, bất chấp pháp luật,

bất chấp lương tâm nghề nghiệp. Chủ nghĩa cá nhân với triết lý “sống chết mặc bay” ăn
mòn đạo lý sống được xây dựng trên nền tảng của cái thiện, trái ngược với “Đạo đức đích
thực” của con người. Nguy hiểm hơn đối với cán bộ nói chung đó là tình trang rơi vào tha
hoá biến chất, lợi dụng chức quyền, quyền lực để thường xuyên mưu cầu lợi ích cá nhân.
Còn trong ngành y đó là tình trạng lợi dụng nghề nghiệp và lòng tin của nhân dân để trục
lợi.
Là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức - y đức không thể không thay đổi trước sự
thay đổi của tồn tại xã hội. Vì vậy, trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội tất yêu sẽ làm thay đổi thang giá trị đạo đức. Nếu trước đây dư luận xã
hội kỳ thị với những người giàu lên bằng sản xuất kinh doanh cá thể, thì nay xã hội lại
khuyến khích làm giàu chính đáng. Từ thực trạng của đời sống xã hội hiện nay nhiều giá
trị truyền thống tốt đẹp bị xói mòn, người ta đề cao quá mức nhiều giá trị mới cá nhân
như tính năng động, sự khôn ngoan, tính sáng tạo mà quên mất những giá trị chung,
cho dù đó vẫn là giá trị đạo đức cao nhất trong thước đo phẩm giá con người.
Biểu hiện tiêu cực về đạo đức trong cán bộ y tế hiện nay, đó là một số thầy thuốc cố
tình làm giầu trên sức khoẻ người bệnh, tính tiền cao cho mỗi lần khám và điều trị, đòi
hỏi thù lao cho mỗi lần phẫu thuật
Một trong những điều đáng lo ngại hiện nay là từ chỗ coi trọng các giá trị chính trị
xã hội chuyển sang coi trọng các giá trị vật chất kinh tế; từ chỗ lấy con người tập thể, con

người xã hội làm mẫu mực sang coi trọng con người cá nhân, thậm chí là cá nhân ích kỷ,
cá nhân chủ nghĩa. Từ chỗ lấy lý tưởng đạo đức làm mẫu chuyển sang coi nhẹ đạo đức,
phẩm giá, mà coi trọng giá trị thực dụng, đời sống tiện nghi vật chất tôn sùng đồng tiền.
Đứng trước thực trạng đó, vấn đề nâng cao y đức trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Chính những giá trị, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp sẽ là sức đề kháng, giúp cho người
cán bộ y tế chống lại các loại “bệnh”, như: chủ nghĩa cá nhân, bệnh tham lam, bệnh bè
phái
- Nâng cao y đức là đòi hỏi khách quan để người cán bộ y tế hoàn thành nhiệm vụ:
Trong bài: “Đạo đức cách mạng” Hồ Chí Minh cho rằng: cách mạng phải có đạo
đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.

Trong điều kện hiện nay, đứng trước sự suy thoái về phẩm chất đạo đức ở một bộ
phận cán bộ cán bộ, đảng viên trong các cấp các ngành, việc học tập làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng to lớn, nó giúp ngăn chặn
để đi đến đẩy lùi thực trạng trên, với ý nghĩa đó, xây dựng y đức, nâng cao y đức trong
giai đoạn hiện nay là yêu cầu cấp bách để người cán bộ y tế hoàn thành nhiệm vụ được
giao vì: Con người là vốn quý nhất, trong đó cái vốn quý nhất của con người là sức khoẻ.
Do đó, nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân là nhiệm vụ hết sức vẻ vang nhưng
cũng vô cùng nặng nề đối với người cán bộ y tế.
Do vị trí vai trò, nhiệm vụ của ngành y xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn cách
mạng, thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ y tế có đủ đức
đủ tài đáp ứng nhiệm vụ cách mạng đặt ra. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” khi nói
về vai trò, tầm quan trọng của đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh viết rằng: “Cũng như
sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có
gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo thì thì dù tài giỏi đến
mấy cũng không lành đạo được nhân dân”. Chân lý ấy là sự khái quát, sự tổng kết một
bình diện lớn lao của hoạt động thực tiễn cách mạng mà ngành y tế không là ngoại lệ.
Trong giai đoạn hiện nay trước những biến động của đời sống kinh tế, xã hội, ngành
y cũng phải trải qua những bước thăng trầm, thậm trí có lúc suy thoái, xuống cấp. Những
năm gần đây với tinh thần phát huy nội lực, với ý chí quyết tâm cao, với những tấm lòng

nhiệt huyết mới, ngành y đã đã từng bước vượt qua khó khăn thử thách tạo nên những
chuyển biến quan trọng đánh dấu một thời kỳ ổn định và phát triển, làm đẹp thêm lá cờ
truyền thống của ngành.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng bậc nhất giai đoạn hiện nay là phải phát triển
sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, đẩy lùi bệnh tật, làm tăng tuổi thọ, làm cho
giống nòi ngày càng tốt hơn, tạo ra lực lượng lao động có thể lực dồi dào, trí tuệ minh
mẫn, đủ năng lực tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá. Như vậy ngành y có
một nhiệm vụ quan trọng và nặng nề là bảo vệ tính mạng và sức khoẻ của nhân dân, cho
nên nâng cao y đức truyền thống cho cán bộ ngành y tế là việc làm cần thiết và cấp bách.
Muốn vậy trước hết phải chú ý đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ y tế

×