Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VIỆC THỰC HIỆN LUẬT THUẾ GTGT CỦA HỘ SẢN XUẤT, KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.22 KB, 78 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng nền kinh tế nước ta có nhiều biến
đổi tích cực. Từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Nhờ chủ trương đó mà các thành phần kinh tế có
điều kiện tự do phát triển trên cơ sở tôn trọng pháp luật và bình đẳng trước
pháp luật.
Với định hướng phát triển như trên, cải cách thuế được kịp thời và thuế
GTGT ngày càng được sửa đổi cho phù hợp với xu thế đổi mới nền kinh tế,
nhằm tháo gỡ các khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên
trong quá trình thực hiện còn nhiều vấn đề bất cập.
Cùng với các thành phần kinh tế khác, thành phần kinh tế cá thể ngày
càng phát triển đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước. Quận
Hoàn Kiếm là một quận có tình hình kinh tế phát triển bậc nhất thành phố với
dân cư đông đúc và hoạt động kinh tế diễn ra sầm uất, đa dạng. Số hộ kinh
doanh trên địa bàn rất lớn và tăng khá nhanh trong những năm gần đây góp
phần làm cho số thu trên địa bàn ngày càng tăng lên. Tuy nhiên sự phức tạp
trong quản lý thực hiện Luật thuế với thành phần kinh tế cá thể là điều không
thể tránh khỏi dẫn đến tình trạng thất thu về thuế cho ngân sách nhà nước. Vì
vậy nhiệm vụ của ngành thuế nói chung và của chi cục thuế Hoàn Kiếm nói
riêng là cần phải có biện pháp trong công tác quản lý thực hiện Luật thuế
GTGT. Trong đó, quản lý thực hiện Luật thuế GTGT đối với hộ kinh doanh
cá thể là một mảng quan trọng và khó khăn.
Nhận thức được tầm quan trọng này, trong thời gian thực tập ở chi cục
thuế quận Hoàn Kiếm với những kiến thức đã nhận được và sự hướng dẫn
nhiệt tình của thầy Nguyễn Văn Tuấn em đã mạnh dạn tìm hiểu và nghiên cứu
công tác quản lý thu thuế, công tác chống thất thu với đề tài:
1
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VIỆC THỰC HIỆN LUẬT THUẾ GTGT CỦA HỘ
SẢN XUẤT, KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM”
Mục đích của đề tài này là qua nghiên cứu thực trạng hoạt động sản


xuất kinh doanh và công tác quản lý việc thu nộp thuế GTGT đối với các hộ
kinh doanh cá thể trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, để có những giải pháp kịp
thời hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thu nộp thuế và
ý thức chấp hành luật thuế GTGT của các hộ kinh doanh.
Với những phương pháp nghiên cứu như thống kê, phân tích và so
sánh, quan sát…
Đề tài gồm những nội dung sau:
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI
QUẬN HOÀN KIẾM VÀ CHI CỤC THUẾ QUẬN HOÀN KIẾM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHƯƠNG II: THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THỰC TRẠNG
QUẢN LÝ VIỆC THỰC HIỆN LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
CỦA CÁC HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN CỦA CHI
CỤC.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VIỆC THỰC HIỆN
LUẬT THUẾ GTGT CỦA CÁC HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM CỦA CHI CỤC THUẾ HOÀN
KIẾM.
Là một sinh viên, kiến thức lý luận và thực tiễn còn hạn chế và bước
đầu nghiên cứu khoa học. Do vậy không thể tránh khỏi những khiếm
khuyết trong nội dung và phương pháp nghiên cứu
2
Em kính mong nhận đựơc sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô giáo, của cán
bộ thuế để em hoàn thiện hơn đề tài và có thêm nhiều kiến thức mới, có được
sự tự tin, vững bước hơn trong con đường sự nghiệp tương lai.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 06 tháng 05 năm 2010.
Sinh viên : Lê Vân Anh
3
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI

QUẬN HOÀN KIẾM VÀ CHI CỤC THUẾ QUẬN HOÀN KIẾM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội quận Hoàn Kiếm .
Quận Hoàn Kiếm là trung tâm của Hà Nội và của Việt Nam, được hình
thành cách đây gần 1000 năm, có một bề dày lịch sử phát triển.
Khu phố cổ (36 phố phường) được hình thành từ đầu thế kỷ XIX thuộc
Triều Nguyễn. Cùng với việc xây dựng Hoàng Thành, Kinh Thành, nhiều
đình, đền, chùa...được xây dựng như: đình Kim Ngân, chùa Báo Ân, Báo
Thiên, đền Vua Lê, Ngọc Sơn, Bà Triệu...
Từ năm 1886, quận Hoàn Kiếm được phát triển về phía Nam hồ Hoàn
Kiếm theo kiểu khu phố của người Châu Âu, với hệ thống bàn cờ được hoạch
định trước. Đây là một giai đoạn phát triển mới, mang phong cách xây dựng
đô thị Châu Âu với nhiều công trình kiến trúc có sắc thái riêng mang nhiều
đường nét kiến trúc Pháp.
Từ năm 1955, đặc biệt là sau năm 1975, việc xây dựng phát triển của
quận Hoàn Kiếm đẩy mạnh ra phía ngoài đê, các khu nhà ở tập thể của các cơ
quan được hình thành.
Do sự hình thành các khu vực theo từng giai đoạn như vậy, quận Hoàn
Kiếm được phân rất rõ ràng với đặc điểm của từng giai đoạn lịch sử:
- Khu phố cổ: gồm các phường Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Đào, Cửa
Đông, Hàng Buồm, Hàng Mã, Hàng Gai, Đồng Xuân và một phần của hai
phường Lý Thái Tổ và Hàng Bông. Các công trình chủ yếu là nhà ở kết hợp
với cửa hàng, mật độ xây dựng cao, đường giao thông nhỏ và ngắn.
- Khu phố cũ: gồm các phường Cửa Nam, Trần Hưng Đạo, Phan Chu
Trinh, Tràng Tiền, Lý Thái Tổ, Hàng Bông, Hàng Trống, Hàng Bài. Nhiều
4
loại công trình hình thức kiến trúc đẹp: nhà ở biệt thự, công sở, nhà hát, cửa
hàng, khách sạn, bảo tàng, thư viện...
- Khu ngoài đê: gồm 2 phường Phúc Tân và Chương Dương, công trình
chủ yếu là nhà ở của dân lao động, xây dựng manh mún, chắp vá, không có

qui hoạch.
Bề dày lịch sử hình thành và phát triển với sự tập trung của các khu phố
cổ là một đặc thù riêng có của quận Hoàn Kiếm, tạo cho Quận một thế mạnh
trong phát triển dịch vụ, đặc biệt là trong phát triển thương mại, du lịch.
Với vị trí nằm ở trung tâm của Thủ đô Hà Nội, phía Tây giáp quận
Đống Đa, phía Tây Bắc giáp quận Ba Đình và quận Đống Đa, phía Nam giáp
Quận Hai Bà Trưng.
Dọc từ phía Bắc xuống phía Nam là sông Hồng, bên kia sông (phía
Đông) là huyện Gia Lâm. Quận tập trung nhiều đầu mối giao thông đường
sắt, đường thuỷ, đường bộ. Yếu tố này đã gắn kết Hoàn Kiếm với các quận,
các tỉnh, thành khác tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy giao lưu phát triển kinh
tế - văn hoá và du lịch. Đó là một ưu thế đặc biệt của Quận mà không phải
quận nào cũng có thể có được.
Là nơi tập trung nhiều Bộ, Sở, Ban, ngành và các cơ quan quản lý Nhà
nước (10 Bộ trong tổng số 17 Bộ của Trung ương đóng trên địa bàn toàn
Thành phố Hà Nội) và cũng là nơi tập trung của nhiều đại sứ quán và nhà
riêng đại sứ (17 đại sứ trong tổng số 60 nước có đại sứ quán tại Hà Nội), các
văn phòng đại diện nước ngoài, nơi tập trung của các cơ quan chính trị - xã
hội - tôn giáo, Hoàn Kiếm xứng đáng là trung tâm hành chính, chính trị của
Thành phố.
Với chợ Đồng Xuân - một khu thương mại và dịch vụ lớn, là đầu mối
giao lưu hàng hoá của cả khu vực phía Bắc cùng với một loạt chợ lớn như:
Hàng Da, Cửa Nam, Hàng Bè và những tuyến phố thương mại sầm uất như
5
Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Ngang, Hàng Đào..., Hoàn Kiếm đã và đang trở
thành trung tâm thương mại lớn của Thủ đô Hà Nội.
Chợ đêm Đồng Xuân - một hình thức dịch vụ thương mại mới - tuy
đang trong giai đoạn hình thành nhưng nếu phát huy có hiệu quả thì không
những khẳng định vị trí trung tâm thương mại của Hoàn Kiếm mà còn là một
nhân tố thu hút khách du lịch.

Thời gian gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội là sự đầu tư
mạnh mẽ trong xây dựng các công trình cao ốc, các toà văn phòng nổi tiếng
như Hà Nội Tower. Đó là lợi thế về vị trí địa lý mà không quận nào có thể có
được. Các cơ quan, đơn vị đều muốn có văn phòng đặt trên địa bàn Quận.
Chính vì vậy, Hoàn Kiếm phát triển rất mạnh dịch vụ cho thuê văn phòng và
là Quận có nhiều tiềm năng nhất để phát triển loại hình dịch vụ cao cấp này.
Điều đó tạo cho Hoàn Kiếm một bộ mặt mới, văn minh bên cạnh những công
trình kiến trúc cổ, đồng thời khẳng định vị thế trung tâm dịch vụ của Quận.
Với hệ thống các trung tâm tài chính, ngân hàng đầu não tập trung tại
Quận, Hoàn Kiếm có tiềm năng phát triển mạnh các giao dịch về kinh tế tài
chính. Trong 10 năm tới, trên cơ sở Nhà nước đổi mới chính sách tài chính
ngân hàng và sự phát triển của các thành phần kinh tế, Hoàn Kiếm sẽ trở
thành trung tâm tài chính lớn của Hà Nội. Đây chính là một loại hình dịch vụ
cao cấp- một hình thức dịch vụ dựa trên trí thức và dựa trên sự tiến bộ, văn
minh của nền kinh tế.
Ở vị trí trung tâm Thành phố với vai trò trung tâm hành chính, chính
trị, trung tâm thương mại, dịch vụ, quận Hoàn Kiếm có nhiều điều kiện cho
phát triển kinh tế - xã hội.
6
1.2 . Cơ cấu tổ chức chi cục thuế Quận Hoàn Kiếm.
Ban lãnh đạo chi cục gồm có: 01 chi cục trưởng và ba chi cục phó
giúp việc.
Toàn chi cục có 27 đội thuế, trong đó có 14 đội thuế phường và liên
phường; 3 đội thuế chợ và liên chợ; 1 đội thuế trước bạ; 2 đội kiểm tra
thuế; 7 đội chức năng.
Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của các đội thuế như sau:
1. Đội tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế.
Giúp chi cục truởng chu cục thuế thực hiện công rác tuyên truyền về
chính sách pháp luật thuế; hỗ trợ nguời nộp thuế trong phạm vi chi cục thuế
quản lý.

Nhiệm vụ cụ thể:
1.1. Xây dựng chuơng trình, kế hoạch hỗ trợ nguời nộp thuế, tuyên
truyền chính sách, pháp luật cho nguời nộp thuế, nguời dân và các cơ quan, tổ
chức khác trên địa bàn.
1.2.Tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về
thuế cho nguời nộp thuế, nguời dân, các cơ quan, tổ chức trên địa bàn.
1.3. Thực hiện công tác hỗ trợ về thuế; là đầu mối tiếp nhận, huớng
dẫn, giải đáp các vuớng mắc về chính sách thuế, các thủ tục hành chính về
thuế, thực hiện giải quyết một số thủ tục hành chính thuế cho nguời nộp thuế
theo qui định.
1.4.Huớng dẫn, hỗ trợ và cấp hoá đơn lẻ cho các tổ chức, cá nhân có
phát sinh doanh thu không thuờng xuyên kê khai, nộp thuế.
1.5.Chủ trì, phối hợp với các Đội thuộc chi cục thuế, các tổ chức liên
quan tổ chức hội nghị đối thoại với nguời nộp thuế trên địa bàn.
7
1.6. Cung cấp các thông tin cảnh báo và các thông tin hỗ trợ khác trên
cơ sở hệ thống thông tin do cơ quan thuế quản lý cho nguời nộp thuế theo quy
định của pháp luật và của ngành.
1.7. Tổng hợp các vuớng mắc của nguời nộp thuế về chính sách thuế và
các thủ tục hành chính thuế, báo cáo lãnh đạo Chi cục thuế giải quyết hoặc
trình cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
1.8. Thực hiện công tác khen thuởng, tuyên dương và tôn vinh nguời
nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế các tổ chức và cá nhân khác ngoài
ngành thuế có thành tích xuất sắc trong việc tham gia công tác quản lý thuế.
1.9.Theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công tác hỗ trợ,
tuyên truyền về thuế, công tác khen thuởng, tôn vinh nguời nộp thuế và công
tác cải cách hành chính thuế; để xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công
tác hỗ trợ nguời nộp thuế và công tác tuyên truyền về thuế.
1.10.Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn
bản pháp quy của Nhà nuớc thuộc lĩnh vực quản lý của đội;

1.11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do chi cục truởng chi cục thuế giao.
2. Đội kê khai- kế toán thuế và tin học.
Giúp chi cục truởng Chi cục thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, xử
lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý
và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, huớng dẫn sử
dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế.
Nhiệm vụ cụ thể:
2.1 Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện công tác xử
lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế và tin học của chi cục thuế.
2.2 Thực hiện công tác đăng ký thuế và cấp mã số thuế cho người nộp
thuế trên địa bàn; quản lý việc thay đổi tình trạng hoạt động sản xuất kinh
8
doanh và thực hiện các thủ tục chuyển đổi và đóng mã số thuế đối với nguời
nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.
2.3. Nhập dữ liệu và xử lý hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, miễn thuế,
giảm thuế, các tài liệu chứng từ có liên quan đến nghĩa vụ thuế của nguời nộp
thuế theo quy định; hạch toán ghi chép toàn bộ các thông tin trên tờ khai,
chứng từ nộp thuế và các tài liệu có liên quan đến nghĩa vụ thuế của nguời
nộp thuế vào sổ thuế.
2.4. Kiểm tra ban đầu các hồ sơ khai thuế, yêu cầu nguời nộp thuế điều
chỉnh kịp thời nếu phát hiện kê khai không quy định; thực hiện việc điều
chỉnh các số liệu về nghĩa vụ thuế của nguời nộp thuế khi nhận đuợc tờ khai
điều chỉnh, các quyết định xử lý hành chính về thuế hoặc thông tin điều chình
khác của nguời nộp thuế theo quy định.
2.5.Xử lý và kiến nghị xử lý các vi phạm của nguời nộp thuế về thủ tục
đăng ký thuế, nộp hồ sơ kê khai thuế, nhưng nghỉ kinh doanh, bỏ địa bàn kinh
doanh thuộc phạm vi quản lý.
2.6. Tiếp nhận và đề xuất xử lý các hồ sơ xin gia hạn thời hạn kê khai
thuếm thời hạn nộp thuế.
2.7. Phân loại, xử lý các hồ sơ hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế theo

quy đinh; thực hiện miễn, giảm thuế không thuộc diện phải kiểm tra truớc;
chuyển hồ sơ miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế thuộc diện kiểm tra truớc cho
đội kiểm tra thuế.
2.8.Tính tiền thuế và thông báo số thuế phải nộp; ấn định thuế đối với
các truờng hợp nguời nộp thuế không nộp tờ khai thuế.
2.9. Phối hợp với các cơ quan chức năng đối chiếu, xác nhận kết quả
thực hiện nghĩa vụ thuế đối với NSNN của người nộp thuế; đề xuất giải quyết
những hồ sơ xin gia hạn thời hạn kê khai thuế, thời hạn nộp thuế.
9
2.10. Thực hiện công tác kế toán đối với người nộp thuế bao gồm: kế
toán thuế người nộp thuế, kế toán tài khoản tạm thu, kế toán tài khoản tạm
giữ, thoái trả tiền thuế cho người nộp thuế theo quy đinh và công tác thống kê
thuế; thực hiện các chế độ báo cáo kế toán thuế, thống kê thuế theo quy đinh;
2.11.Lập danh mục, cập nhật thông tin, lưu trữ, quản lý các hồ sơ thuế
của người nộp thuế; cung cấp thông tin về người nộp thuế và các tài liệu khác
có liên quan theo đề nghị của các đơn vị trong và ngoài ngành thuế theo quy
định của pháp luật và của ngành.
2.12. Đề xuất nhu cầu, lắp đặt, quản lý, vận hành, bảo hành, bảo trì, bảo
dưỡng, hệ thống mạng, trang thiết bị tin học tại chi cục thuế.
2.13.Tiếp nhận các chương trình ứng dụng và tổ chức cài đặt, hướng
dẫn, hỗ trợ cán bộ thuế vận hành, sử dụng các phần mềm ứng dụng phục vụ
công tác quản lý thuế tại chi cục thuế.
2.14. Quản lý dữ liệu thông tin về người nộp thuế; sao lưu dữ liệu, kiểm
tra độ an toàn của dữ liệu, bảo mật dữ liệu và phòng chống sự xâm nhập từ
bên ngoài và virus máy tính;
2.15 Theo dõi, tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện công tác
xử lý hồ sơ khai thuế và kế toán thuế, công tác quản lý thiết bị tin học và ứng
dụng tin học; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xử lý hồ sơ
khai thuế, kế toán thuế và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản
lý thuế;

2.16. Tổ chức thực hiện công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và
các văn bản pháp quy của nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của đội;
2.17. Thực hiện các nhiệm vụ khac do chi cục trưởng chi cục thuế giao.
3.Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
10
Giúp chi cục trưởng chi cục thuế thực hiện công tác quản lý nợ thuế,
cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế thuộc phạm vi
quản lý của chi cục thuế.
Nhiệm vụ cụ thể:
3.1. Xây dựng chương trình, kế hoạch quản lý nợ thuế và cưỡng chế thu
tiền thuế nợ, tiền phạt trên địa bàn.
3.2. Thực hiện các thủ tục thu tiền thuế nợ, tiền phạt; theo dõi, đôn đốc,
tổng hợp kết quả thu hồi tiền thuế nợ, tiền phạt vào ngân sách nhà nước; thực
hiện xác nhận nợ NSNN;
3.3 Theo dõi tình hình kê khai, nộp thuế của người nộp thuế, phân loại
nợ thuế theo quy định; phân tích tình trạng nợ thuế của từng người nộp thuế
trên địa bàn;
3.4. Thu nhập thông tin về người nộp thuế còn nợ tiền thuế; đề xuất
biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ tiền thuế, tiền phạt; cung cấp thông
tin về tình hình nợ thuế theo yêu cầu của các cơ quan pháp luật và theo chỉ
đạo của lãnh đạo chi cục thuế; cung cấp danh sách các tổ chức và cá nhân
chây ỳ nợ thuế để thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại
chúng;
3.5. Tham mưu, đề xuất xử lý các hồ sơ xin khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ
thuế, tiền phạt và giải quyết các hồ sơ xử lý khác về nợ thuế; thẩm định trình
cấp có thẩm quyền giải quyết hoặc quyết định theo thẩm quyền việc khoanh
nợ, giãn nợ, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt.
3.6. Theo dõi kết quả xử lý nợ của cơ quan thuế cấp trên và thực hiện
các quyết định xử lý nợ đối với người nộp thuế.
3.7. Thẩm định và trình cấp có thẩm quyền xử lý các khoản nợ không

có khả năng thu hồi theo quy định; hướng dẫn người nộp thuế lập hồ sơ xử lý
nợ thuế;
11
3.8. Lập hồ sơ đề nghị cưỡng chế và đề xuất biện pháp thực hiện cưỡng
chế thu tiền thuế nợ trình Lãnh đạo chi cục thuế ra quyết định và thực hiện
cưỡng chế theo thẩm quyền hoặc tham mưu, phối hợp với các cơ quan có
thẩm quyền, thực hiện cưỡng chế thu tiền thuế nợ theo quy định;
3.9. Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý nợ và cưỡng
chế nợ thuế thuộc phạm vi chi cục quản lý; đề xuất các biện pháp nâng cao
hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
3.10. Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn
bản pháp quy của nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của đội;
3.11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do chi cục truởng chi cục thuế giao.
4. Đội kiểm tra thuế.
Giúp chi cục trưởng chi cục thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát
kê khai thuế; giải quyết tố các liên quan đến người nộp thuế; chịu trách nhiệm
thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của chi cục thuế.
Nhiệm vụ cụ thể:
4.1. Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra,
giám sát kê khai thuế trên địa bàn.
4.2. Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ
thuế của nguời nộp thuế.
4.3. Khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế hàng tháng của người nộp thuế,
thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, so sánh với các dữ liệu thông tin của
cơ quan thuế; kiểm tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế; phát
hiện những nghi vấn, bất thường trong kê khai thuế, yêu cầu người nộp thuế
giải trình hoặc điều chỉnh kịp thời;
4.4. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế tại trụ
sở của người nộp thuế; kiểm tra các tổ chức được uỷ nhiệm thu thuế theo quy
định của luật quản lý thuế.

12
4.5. Kiểm tra các hồ sơ miễn thuế; giảm thuế, hoàn thuế thuộc diện
kiểm tra trước; thực hiện các thủ tục miễn thuế, giảm thuế trình lãnh đạo chi
cục ra quyết đinh; chuyển hồ sơ hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế không thuộc
thẩm quyền cho cơ quan thuế cấp trên giải quyết theo quy định;
4.6. Ấn định thuế đối với các trường hợp khai thuế không đủ căn cứ,
không đúng thực tế phát sinh mà người nộp thuế không giải trình được.
4.7. Xác định các trường hợp có dấu hiệu trốn lậu thuế, gian lần thuế để
chuyển hồ sơ cho bộ phận thanh tra của cơ quan thuế cấp trên giải quyết;
4.8. Kiểm tra các trường hợp người nộp thuế sát nhập, giải thể, phá sản,
ngừng kê khai, bỏ trốn, mất tích, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc tôt chức
sắp xếp lại doanh nghiệp, cổ phần hoá doanh nghiệp....
4.9. Thực hiện kiểm tra, đối chiếu xác minh hoá đơn và trả lời kết quả
xác minh hoá đơn theo quy đinh; xử lý và kiến nghị xử lý vi phạm về quản lý
và sử dụng hoá đơn sai phạm về thuế theo kết quả xác minh hoá đơn; tổ chức
kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý, sử dụng biên lai, ấn chỉ thuế
của người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ quyền thu
thuế, phí, lệ phí;
4.10. Xử lý và kiến nghị xử lý những trường hợp người nộp thuế có
hành vi vi phạm pháp luật về thuế phát hiện khi kiểm tra thuế;
4.11. Tổ chức hoạt động tiếp dân tại trụ sở cơ quan thuế để nắm bắt,
xem xét, giải quyết những thông tin phản ánh của nhân dân về hành vi vi
phạm chính sách, pháp luật thuế của người nộp thuế.
4.12. Kiểm tra xác minh, giải quyết tố các hành vi vi phạm pháp luật
thuế của người nộp thuế thuộc thẩm quyền quản lý của chi cục thuế; đề xuất ý
kiến đối với các hồ sơ tố cáo về thuế không thuộc thẩm quyền giải quyết của
chi cục thuế, chuyển cho các cơ quan thuế cấp trên và các cơ quan khác có
liên quan giải quyết.
13
4.13. Cung cấp thông tin điều chỉnh về nghĩa vụ thuế của người nộp

thuế; thông tin kết luận sau kiểm tra cho bộ phận chức năng, có liên quan; rà
soát, đôn đốc, theo dõi việc thực thi các quyết định xử lý, xử phạt về thuế,
quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;
4.14. Nhận dự toán thu nhân sách của người nộp thuế thuộc chi cục
thuế trực tiếp quản lý (trừ các đối tượng thuộc quản lý của đội thuế liên xã,
phường, thị trấn, dự toán thuế thu nhập cá nhân); trực tiếp chịu trách nhiệm tổ
chức thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý;
4.15. Tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quản thực hiện công tác kiểm tra
thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế trong phạm vi chi cục
thuế quản lý.
4.16. Tổ chức công tác báo cáo

5- Đội quản lý thuế thu nhập cá nhân:
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thuế thu nhập cá nhân đối
với cá nhân có thu nhập thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân thuộc
phạm vi Chi cục Thuế quản lý;
Nhiệm vụ cụ thể:
5.1. Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai công tác quản lý thuế
thu nhập cá nhân trên địa bàn;
5.2. Nhận nhiệm vụ dự toán thu thuế thu nhập cá nhân và tổ chức triển
khai thực hiện;
5.3. Tổ chức quản lý thu thuế đối với cá nhân thuộc phạm vi quản lý:
+ Phối hợp với các ban, ngành địa phương để quản lý cá nhân nộp thuế,
lập danh sách đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân phải quản lý trên địa bàn;
+ Đôn đốc việc kê khai đăng ký thuế, kê khai nộp thuế và quyết toán
thuế thu nhập cá nhân;
14
+ Kiểm tra việc chấp hành Luật thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn
quản lý; kiểm tra quyết toán thuế thu nhập cá nhân, các hồ sơ miễn, giảm,
hoàn thuế thu nhập cá nhân thuộc Chi cục Thuế quản lý; lập biên bản các

trường hợp vi phạm và đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật;
+ Thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định việc miễn thuế, giảm
thuế, hoàn thuế thu nhập cá nhân cho người nộp thuế do Chi cục Thuế quản
lý;
+ Tổ chức công tác bảo quản và lưu trữ hồ sơ cá nhân nộp thuế, lưu giữ
các thông tin, tài liệu cần thiết vào hồ sơ cá nhân nộp thuế phục vụ cho việc
kiểm tra quyết toán thuế, xác nhận nghĩa vụ nộp thuế của cá nhân nộp thuế;
5.4. Tổng hợp, phân tích, đánh giá, báo cáo kết quả quản lý thuế thu
nhập cá nhân, xác định các khâu làm thất thu thuế thu nhập cá nhân, đề xuất
biện pháp, giải pháp chống thất thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn;
5.5. Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản
pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội;
5.6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế
giao.
6- Đội Nghiệp vụ - Dự toán
Giúp Chi cục trưởng Cục Thuế hướng dẫn về nghiệp cụ quản lý thuế,
chính sách, pháp luật thuế cho cán bộ, công chức thuế trong Chi cục Thuế;
xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước được giao của
Chi cục Thuế;
Nhiệm vụ cụ thể:
6.1. Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác xây dựng dự
toán thu; triển khai, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế cho các bộ phận, công
chức thuế trong Chi cục Thuế.
15
6.2. Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và các biến động ảnh
hưởng đến kết quả thu NSNN, đánh giá, dự báo khả năng thu NSNN, tiến độ
thực hiện dự toán thu thuế của Chi cục Thuế; phối hợp với các cấp, các ngành
có liên quan triển khai các biện pháp quản lý thu thuế trên địa bàn;
6.3. Xây dựng dự toán trình cấp có thẩm quyền và tham mưu cho lãnh
đạo Chi cục Thuế giao dự toán thu NSNN cho các Đội; tổ chức thực hiện dự

toán thu thuế hàng tháng, quý, năm trên địa bàn quản lý; Tham mưu, đề xuất
với cơ quan thuế cấp trên, lãnh đạo Chi cục các biện pháp nâng cao hiệu quả
công tác quản lý thu thuế;
6.4. Cung cấp thông tin số liệu tổng hợp về kết quả thu ngân sách cho
các cơ quan, ban ngành liên quan và UBND quận, huyện; tham gia với các
ngành, các cấp về chủ trương biện pháp khuyến khích phát triển kinh tế địa
phương, chống buôn lậu, chống kinh doanh trái phép …;
6.5. Hướng dẫn, hỗ trợ các bộ phận, cán bộ, công chức thuế thuộc Chi
cục Thuế triển khai thực hiện chính sách, pháp luật thuế, nghiệp vụ quản lý
thuế và các quy định về công tác ủy nhiệm thu các khoản thu về đất đai, phí,
lệ phí và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh khoán thuế ổn định;
6.6. Đề xuất với cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết những
vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế của Chi cục
Thuế, việc chấp hành nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; đề xuất, kiến nghị
sửa đổi, bổ sung những văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ thuế chưa phù hợp
với tình hình thực tế phát sinh;
6.7. Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Chi cục Thuế
hàng tháng, quý, năm; theo dõi, đôn đốc và tham mưu cho lãnh đạo Chi cục
chỉ đạo triển khai kế hoạch, chương trình công tác của Chi cục Thuế;
16
6.8. Tổng hợp, phân tích, đánh giá toàn diện tình hình thực hiện nhiệm
vụ quản lý thuế; tổ chức công tác sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện nhiệm
vụ quản lý thuế của Cục thuế;
6.9. Rà soát, thẩm định về nội dung, thể thức, thủ tục hành chính các
văn bản do Chi cục Thuế soạn thảo; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền
đình chỉ việc thi hành, hoặc huỷ bỏ những quy định trái với văn bản pháp luật
hiện hành;
6.10. Tham mưu, giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong việc giải
quyết tranh chấp, các quyền và nghĩa vụ tố tụng theo quy định của pháp luật;
6.11. Tổ chức công tác bảo quản. lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn

bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội;
6.12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế
giao.
7 - Đội kiểm tra nội bộ (Đối với những Chi cục nhỏ thì giao nhiệm vụ kiểm
tra nội bộ cho Đội Kiểm tra thuế thực hiện)
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra việc
tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải
quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ
quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế),
tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ
quan thuế, công chức thuế thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục
Thuế.
Nhiệm vụ cụ thể:
7.1. Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch kiểm tra nội bộ trên
địa bàn quản lý;
17
7.2. Tổ chức kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về thuế và các văn bản
pháp luật khác có liên quan của các bộ phận và công chức thuế trong Chi cục
Thuế; kiểm tra tính liêm chính của cán bộ thuế trong việc thực hiện công tác
quản lý thuế, quản lý chi tiêu tài chính, quản lý ấn chỉ thuế trong nội bộ Chi
cục Thuế;
7.3. Tổ chức phúc tra kết quả kiểm tra của Đội kiểm tra thuế theo chỉ
đạo của Chi cục trưởng Chi cục Thuế hoặc khi có đơn tố cáo hành vi vi phạm
pháp luật trong hoạt động kiểm tra thuế thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi
cục trưởng Chi cục Thuế (nếu Chi cục không tổ chức riêng Đội Kiểm tra nội
bộ thì nhiệm vụ này thuộc thẩm quyền của Phòng Kiểm tra nội bộ thuộc Cục
Thuế);
7.4. Tổ chức kiểm tra, xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan
đến việc thực thi công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc thẩm quyền
giải quyết của Chi cục trưởng Chi cục Thuế;

7.5. Đề xuất, kiến nghị biện pháp xử lý đối với các bộ phận thuộc Chi
cục Thuế, công chức thuế vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế, quy trình
nghiệp vụ quản lý thuế phát hiện khi kiểm tra nội bộ và giải quyết khiếu nại,
tố cáo;
7.6. Phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyển bảo vệ cán bộ,
công chức, viên chức thuế bị đe dọa, uy hiếp, vu khống … trong khi thi hành
công vụ.
7.7. Xây dựng kế hoạch, biện pháp phòng ngừa và tổ chức triển khai
thực hiện các quy định của Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí tại Chi cục Thuế;
7.8. Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác kiểm tra nội bộ, công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế
trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý; đề xuất sửa đổi các quy định, quy trình
18
nghiệp vụ, các biện pháp nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức thuế;
kiến nghị việc đánh giá, khen thưởng cơ quan thuế, công chức thuế;
7.9. Thực hiện công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn
bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội;
7.10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế
giao.
8. Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác.
Giúp chi cục trưởng chi cục thuế quản lý thu lệ phí trước ban. Thuế
chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về
đất, tài sản, tiền thuế đất, thuế tài sản, phí, lệ phí và các khoản thu khác phát
siinh trên địa bàn thuộc chi cục thuế quản lý
Nhiệm vụ cụ thể:
8.1. Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác quản lý thu
đối với các khoản thu về đất, lệ phí trước bạ và khoản thu khác trên địa bàn;
8.2. Tiếp nhận hồ sơ khai thuế của người nộp thuế; kiểm tra hồ sơ khai
thuế, tính thuế; phát hành thông báo thu các khoản thu về đất, lệ phí trước bạ

và các khoản thu khác.
8.3. Tổ chức thu nộp hoặc phối hợp với kho bạc để thu nộp tiền thuế về
các khoản thu về đất, lệ phí trước bạ và các khoản thu khác theo thông báo.
8.4. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ nộp các khoản thu về
đất, lệ phí trước bạ và các khoản thu khác của người nộp thuế trên địa bàn
quản lý.
8.5. Đề xuất xử lý những trường hợp người nộp thuế có hành vi vi
phạm pháp luật về thuế trong việc chấp hành nghĩa vụ nộp các khoản thu về
đất, lệ phí trước bạ và thu khác; đôn đốc thực hiện những quyết định xử lý vi
phạm.
19
8.6. Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản
pháp quy của nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của đội.
8.7. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đội quản lý thuế thu nhập cá
nhân nếu chi cục chưa thành lập đội quản lý thuế thu nhập cá nhân.
8.8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do chi cục trưởng chi cục thuế giao.
9. Đội hành chính- nhân sự- tài vụ - ấn chỉ
Giúp chi cục trưởng chi cục thuế thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu
trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ nội
bộ chi cục thuế quản lý.
Nhiệm vụ cụ thể:
9.1. Xây dựng kế hoạch hàng băn về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất,
kinh phí hoạt động và quản lý ấn chỉ thuế của chi cục thuế hàng năm
9.2. Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; xây dựng
và thực hiện dự toán kinh phí, quản lý kinh doanh hoạt động, trang thiết bị,
phương tiện làm việc, trang phục, quản lý ấn chỉ thuế, thực hiện nhiệm vụ đơn
vị dự toán cấp 3 của chi cục thuế.
9.3. Phối hợp với các đơn vị chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu
phục vụ cho hội nghị, cuộc họp của lãnh đạo chi cục thuế.
9.4. Tổ chức triển khai thực hiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của chi cục thuế, chế độ quản lý, sử dụng
công chức thuế, lao động, tiền lương, đào tạo, bồi dưỡng công chức thuế,
công tác bảo vệ chính trị nội bộ của chi cục thuế theo phân cấp quản lý.
9.5. Đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý đối với cán
bộ, công chức thuế vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định, quy trình quản
lý thuế theo phân cấp quản lý cán bộ.
20
9.6. Tổ chức các phong trào thi đua của ngành, của địa phương; theo
dõi và tổng hợp công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ chi cục thuế theo
quy định.
9.7. Thực hiện công tác phục vụ cho các hoạt động của nội bộ chi cục
thuế; tổ chức công tác bảo vệ cơ quan, kho tang ấn chỉ. Tài sản, phòng cháy
chữa cháy, đảm bảo an toàn, vệ sinh cơ quan; quản lý cơ sở vật chất, phương
tiện đi lại và tài sản công; phối hợp với các phòng đôn đốc việc thực hiện nội
quy, quy chế và kỷ luật lao động.
9.8. Tổng hợp, báo cáo công tác nhân sự, hành chính, văn thư, lưu trữ,
công tác quản lý tài chính, quản trị, quản lý ấn chỉ trong phạm vi chi cục thuế
quản lý.
9.9. Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản
pháp quy của nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của đội và của chi cục thuế
theo quy định hiện hành về văn thư, lưu trữ.
9.10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do chị cục trưởng chi cục thuế giao;
10. Đội thuế liên xã, phường ,thị trấn.
Nhiệm vụ cụ thể:
10.1. Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác quản lý thuế đối với
người nộp thuế trên địa bàn được phân công;
10.2. Nắm tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn; lập danh sách và
sơ đồ quản lý người nộp thuế;
10.3. Tổ chức cho người nộp thuế trên địa bàn được đăng ký mã số
thuế; hướng dẫn người nộp thuế thực hiện pháp luật về thuế;

10.4. Thực hiện điều tra doanh thu, ấn định thuế với trường hợp khoán
ổn định đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của đội theo quy định
của pháp luật;
21
10.5. Tiếp nhận tờ khai đăng ký thuế, tờ khai thuế, hồ sơ miễn thuế,
giảm thuế, chuyển đội kê khai – kế toán thuế - tin học xử lý; tiếp nhận đơn
ngừng nghỉ kinh doanh, đơn xin miễn giảm thuế của các hộ kinh doanh trên
địa bàn , trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
10.6. Đôn đốc việc kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế của hộ kinh
doanh cá thể thuộc địa bàn quản lý;
10.7. Phát hiện, theo dõi, quản lý thu đối với cơ sở xây dựng cơ bản
vãng lai;
10.8. Thực hiện công khai thuế theo quy định; phát thông báo thuế đến
người nộp thuế theo quy định;
10.9. Thực hiện phân loại quản lý thu nợ, đôn đốc tiền thuế nợ, tiền
phạt; chủ trì, phối hợp với đội quản lý thu nợ thực hiện cưỡng chế thu tiền
thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của đội thuế
liên xã , phường.
10.10. Đề xuất quyết định ủy nhiệm thu và đôn đốc ủy nhiệm thu thực
hiện thu nộp thuế theo đúng quy định; giám sát công tác ủy nhiệm thu, phát
hiện kịp thời các dấu hiệu vi phạm để uốn nắn; đôn đốc ủy nhiệm thu thu
đúng, thu đủ và nộp kịp thời vào ngân sách, chống lạm thu, chống nợ đọng
thuế.
10.11. Thực hiện công tác đối chiếu xác minh hóa đơn và trả lời kết quả
xác minh hóa đơn theo yêu cầu.
10.12. Phối hợp với đội kiểm tra thuế tham gia kiểm tra người nộp
thuế, các tổ chức, cá nhận được ủy nhiệm thu thuế trong việc chấp hành pháp
luật về thuế, các quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật;
10.13. Xử lý hoặc đề nghị xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực
thuế của người nộp thuế, các tổ chức, cá nhân được ủy nhiệm thu thuế;

22
10.14. Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn
bản pháp quy của nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của đội;
10.15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do chi cục trưởng chi cục thuế
giao.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của chi cục thuế Quận Hoàn Kiếm.
Chi cục thuế Quận Hoàn Kiếm là tổ chức trực thuộc Cục thuế Thành
Phố Hà Nội, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ
phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước(sau đây gọi chung là
thuế) trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Chi cục thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy
định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các qui định pháp luật khác có
liên quan và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1. Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp
luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn.
2. Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm; phân tích, đánh giá
công tác quản lý thuế, tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương
về lập và thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước; phối hợp với các cơ
quan, đơn vị trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế
thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý
hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giàm thuế, xóa nợ thuế, tiền
phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo
qui định của pháp luật thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp
thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.
4. Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu
thông tin về người nộp thuế trên địa bàn;
23
5. Thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách
thuế, hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nuupj thuế theo quy định của

pháp luật.
6. Kiểm tra việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giàm thuế, nộp
thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người
nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được ủy nhiệm thu thuế; xử lý và kiến nghị
xử lý đối với trường hợp vi phạm pháp luật thuế; giải quyết các khiều nại, tố
cáo về thuế theo thẩm quyền.
7. Kiểm tra việc chấp hành trách nhiệm công vụ của công chức thuế;
giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ
công chức thuế.
8. Kiến nghị với cơ quan thuế cấp trên những vấn đề vướng mắc cần
sửa đổi, bổ sung các căn bản quy phạm pháp luật thuế, các quy trình, quy định
của cơ quan thuế cấp trên. Báo cáo cục thuế những vướng mắc phát sinh vượt
quá thẩm quyền giải quyết của chi cục thuế.
9. Tổ chức thực hiện công tác kế toán thuế, thống kê thuế; lập các bào
cáo kết quả thu thuế và các báo cáo khác phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều
hành của cơ quan thuế cấp trên, ủy ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có
liên quan; tổng kết đánh giá tình hình và kết quả công tác của Chi Cục Thuế.
10. Lập hồ sơ để nghị khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật
thuế; thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với
người nộp thuế vi phạm nghiêm trọng pháp luật về thuế.
11. Được quyền ấn định thuế, xử lý các vi phạm hành chính về thuế,
truy thu thuế; thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành
chính thuế để thu tiền thuế nợ, tiền phạt vi phạm hành chính thuế.
12. Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn thuế,
giảm thuế, hoàn thuế, truy thu thuế, gia hạn thời gian nộp hồ sơ khai thuế, gia
24
hạn thời hạn nộp thuế, khoanh nợ, giãn nợ, xóa tiền nợ thuế, tiền phạt theo
quy định của pháp luật.
13. Được quyền yêu cầu người nộp thuế cung cấp sổ kế toán, hóa đơn,
chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế; được

yêu cầu tổ chức tín dụng, các tổ chức, cá nhân khác cơ liên quan cung cấp tài
liệu và phối hợp với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế.
14. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không
thực hiện trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế
để thu tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
15. Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của
người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi
có đề nghị theo quy định của pháp luật.
16. Tổ chức tiếp nhận và triển khai các ứng dụng tiến bộ khoa học,
công nghệ thông tin và phương pháp quản lý thuế hiện đại vào các hoạt động
của Chi cục Thuế.
17. Quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuế thuộc
Chi cục Thuế; quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản
được giao theo quy định.
18. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao
25

×