Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

LUẬN VĂN:Phân tích cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 84 trang )

LUẬN VĂN:

Phân tích cơ cấu sản phẩm xuất khẩu
của cơng ty dệt Minh Khai


Lời mở đầu

Trong quá trình hội nhập nề kinh tế thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu đang rất
được Nhà nước cũng như nhiều doanh nghiệp quan tâm. Xuất khẩu không những đem lại
nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, mà cịn giảI quyết hàng triệu cơng ăn việc làm cho
người lao động, thức đẩy các ngành khác phát triển.
Ngành dệt may ngày nay đang là một trong những ngành xuất khẩu chính của tồn
bộ các ngành cơng nghiệp. Ngành cơng nghiệp dệt may được đánh giá có vai trị rất quan
trọng trong sự phát triển của đất nước.
Cơng ty dệt Minh Khai là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu đứng đầu của
sở công nghiệp Hà Nội. Hàng năm doanh thu xuất khẩu của công ty đạt trên 80% tổng
doanh thu toàn doanh nghiệp. Trong thời gian qua cơng ty ln hồn thành nhiệm vụ sản
xuất và các chỉ tiêu do Nhà nước giao và ngày càng khẳng định được vị thế của mình.
Cơng ty đã xuất khẩu sang thị trường nhiều nước trên thế giới như thị trường Nhật
Bản, EU, ĐàI Loan,… đồng thời tạo được uy tín của cơng ty trên thị trường thế giới.
Với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu khá đa dạng và phong phú, sản phẩm của công ty
đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng các nước bạn. Sản phẩm của công ty được biết
đến bởi chất lượng cao, kiểu dáng mẫu mã phong phú.
Tuy nhiên trong môI trường cạnh tranh khốc liệt như hiẹn nay địi hỏi doanh
nghiệp phảI ln đỏi mới và hồn thiện mình. Lựa chọn một cơ cấu sản phẩm xuất khẩu
có hiệu quả là một trong những vấn đề mà công ty cần xem xét nhằm tìm được một
hướng đI đúng đắn nhất tạo khả năng cạnh tranh tốt nhất cho doanh nghiệp.
Xuất phát từ thực tế trên, em đã chon đề tàI “Phân tích cơ cấu sản phẩm xuất
khẩu của công ty dệt Minh Khai”cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Chuyên đề gồm 3 phần:


Phần 1. Giới thiệu chung về công ty dệt Minh Khai
Phần 2. Thực trạng cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai
Phần 3. Điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai


nội dung
Phần 1. Giới thiệu chung về công ty dệt minh khai
1.1.

Giới thiệu khái quát về công ty dệt Minh Khai:
1.1.1. Thông tin chung về công ty

Tên công ty:

Công ty dệt Minh Khai

Tên giao dịch quốc tế:

Minh Khai Textile Company

Trụ sở chính:

423 Đường Minh Khai-Hà Nội

Hình thức pháp lý:

Doanh nghiệp nhà nước

Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất khăn mặt và khăn tắm, màn tuyn
Điện thoại:


84-4-8624002

Fax:

84-4-8624255
1.1.2. Lịch sử hình thành của công ty:

Công ty dệt Minh Khai là một trong những đơn vị chủ lực của ngành công nghiệp
Hà Nội , thuộc sự quản lý của sở công nghiệp Hà Nội. Trước khi thành lập cơng ty có tên
là Nhà máy dệt khăn mặt khăn tay.
Công ty được khởi công xây dựng từ cuối những năm 60 - đầu những năm 70 của
thế kỷ 20 - đây là thời kỳ cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở Miền Bắc Việt Nam
đang ở giai đoạn ác liệt nhất. Vì vậy, việc xây dựng cơng ty có những thời gian bị gián
đoạn và phải dời đi sơ tán ở những địa điểm khác nhau trên địa bàn Hà Nội. Đến đầu
những năm 70, cơng ty chuyển về đóng trụ sở tại địa bàn phía Đơng Nam thành phố Hà
Nội.
Năm 1974, Cơng ty cơ bản được xây dựng xong và chính thức được thành lập theo
quyết định của UBND thành phố với tên gọi là Nhà máy dệt khăn mặt khăn tay. Cũng
năm đó nhà máy đi vào sản xuất thử và đến năm 1975 cơng ty chính thức nhận kế hoạch
của nhà nước giao. Đến năm 1983, công ty đổi tên thành: Nhà máy dệt Minh Khai.
Năm 1992, công ty được thành lập lại theo quyết định số 338/TTg của thủ tướng
chính phủ với số vốn là 8,680 tỷ đồng, trong đó:
- Vốn ngân sách cấp: 1,300 tỷ đồng
- Vốn huy động (vay): 7,380 tỷ đồng


Năm 1994, để thuận tiện trong giao dịch sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị
trường, nhà máy đổi tên thành Công ty dệt Minh Khai.
Đến 2004, công ty dệt Minh Khai đã đạt đến quy mơ:



Diện tích mặt bằng: gần 4 ha



Công ty gồm 4 phân xưởng sản xuất, 5 phịng chức năng, với tổng số cán bộ

cơng nhân viên trong danh sách 1061 người.


Số ngày làm việc trong năm: 350 ngày



Số ca làm việc trong ngày: 3 ca (tuỳ theo phân xưởng)



Số giờ làm việc trong ca: 8h



Thu nhập bình qn đầu người: 900.000 đ/người/tháng

Cơng ty dệt Minh Khai là một doanh nghiệp có vai trị quan trọng trong nghành
cơng nghiệp địa phương của Hà Nội, đóng góp một phần đáng kể vào GDP của địa
phương, đặc biệt là tạo công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động của thành phố và
của các tỉnh lân cận. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là sản xuất các loại khăn bông, khăn
tắm, khăn ăn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa. Cho đến nay cơ cấu sản phẩm của

công ty đã được mở rộng và đa dạng hơn, gồm: các loại khăn bông thường, khăn bông in
hoa, khăn bông dệt Dobby, khăn bông dệt Jacquard, áo choàng tắm, khăn nhà bếp, màn
tuyn... Các sản phẩm này chủ yếu là phục vụ xuất khẩu , ngoài ra được tiêu thụ tại các đại
lý, siêu thị, khách sạn trong nước.
1.1.3. Quá trình phát triển:
* Giai đoạn 1974-1980:
Trong thời gian đầu mới thành lập và đi vào hoạt động, cơng ty gặp rất nhiều khó
khăn do nhà xưởng xây dựng chưa hoàn chỉnh, thiết bị do Trung Quốc viện trợ về lắp đặt
không đồng bộ, khâu đầu của dây chuyền sản xuất không hoạt động được phải làm theo
phương pháp thủ công. Số máy ban đầu của cơng ty chỉ có 260 máy dệt thoi khổ hẹp của
Trung Quốc, tài sản cố định của công ty khi đó mới chỉ có gần 3 triệu đồng. Là đơn vị
đầu tiên của miền Bắc sản xuất mặt hàng khăn bơng nên nhiều thơng số kỹ thuật khơng
có sẵn, mà phải vừa làm vừa mị mẫm tìm tịi. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành
nghề thiếu nhiều. Do vậy, những năm đầu sản xuất công ty mới chỉ đưa vào hoạt động
được hơn 100 máy dệt, số cán bộ công nhân viên là 415 người.
Năm 1975, năm đầu tiên đi vào sản xuất, công ty mới chỉ đạt:


- Giá trị tổng sản lượng gần 2,5 triệu đồng
- Sản phẩm chủ yếu gần 2 triệu khăn các loại.
Những năm tiếp theo, hoạt động của công ty dần đi vào ổn định, việc xây dựng và
hoàn thiện dây chuyền sản xuất được tiếp tục, năng lực sản xuất được tăng thêm, lao động
được bổ sung, năng suất lao động và doanh thu ngày càng tăng.
* Giai đoạn 1981-1989:
Đây là thời kỳ phát triển cao của công ty. Những năm này, công ty được thành phố
đầu tư thêm cho một dây chuyền công nghệ dệt kim đan dọc của CHDC Đức (cũ) để dệt
các loại vải tuyn, rèm, valide. Như vậy, về mặt sản xuất, công ty đã được giao cùng một
lúc quản lý và triển khai thực hiện 2 quy trình cơng nghệ dệt khác nhau là dệt kim đan
dọc và dệt thoi. Công ty cũng đã tập trung đầu tư chiều sâu, đồng bộ hoá dây chuyền sản
xuất, bằng mọi phương pháp kinh tế và kỹ thuật đưa dần tồn bộ máy móc thiết bị ở khâu

đầu dây chuyền sản xuất như: nồi hơi, nồi nấu áp lực, máy nhuộm, máy sấy sợi đi vào
hoạt động, phục vụ cho sản xuất. Nhờ đó cơng ty đã chấm dứt được tình trạng khâu đầu
của sản xuất phải làm thủ cơng và đi th ngồi gia cơng.
Cũng trong thời kỳ này, để tháo gỡ những khó khăn về vấn đề nguyên vật liệu và thị
trường tiêu thụ, chủ động sản xuất kinh doanh, công ty đã chỉnh hướng sản xuất kinh
doanh từ chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa sang lĩnh vực sản xuất phục vụ
cho xuất khẩu là chủ yếu (xuất khẩu sang cả 2 thị trường XHCN và TBCN). Năm 1981,
thông qua công ty xuất nhập khẩu hàng dệt TEXTIMEX, công ty đã ký hợp đồng xuất
khẩu dài hạn sang CHDC Đức và Liên Xô (cũ). Năm 1983, công ty bắt đầu sản xuất khăn
ăn xuất khẩu cho thị trường Nhật Bản với sự giúp đỡ của UNIMEX Hà Nội, và từ đó đến
nay, lượng hàng xuất khẩu sang thị trường này ngày càng lớn, thị phần của công ty trong
thị trường Nhật Bản ngày càng tăng. Đặc biệt từ năm 1988, công ty được Nhà nước cho
phép thực hiện xuất khẩu trực tiếp, trở thành công ty đầu tiên ở miền Bắc được Nhà nước
cho phép làm thí điểm về xuất nhập khẩu trực tiếp sang thị trường nước ngoài.
Trong thời kỳ 1981-1989, mức tăng trưởng trong sản xuất kinh doanh của công ty
luôn ở mức cao (từ 9-11%/năm) , đặc biệt là chỉ tiêu xuất khẩu.
* Giai đoạn 1990 đến nay:
Những năm 90, nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế quản lý mới theo tinh thần
nghị quyết Đại hội VI - VII của Đảng. Tình hình chính trị trên thế giới cũng có nhiều biến


động. Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu bị sụp đổ, các quan hệ bạn hàng
của cơng ty với các nước này cũng khơng cịn, công ty mất đi một thị trường quan trọng
và truyền thống.
Trong lịch sử hơn 20 năm xây dựng và phát triển của cơng ty, có thể nói đây là thời
kỳ mà cơng ty gặp nhiều khó khăn lớn nhất, phảI đối mặt với những thách thức khắc
nghiệt nhất. Vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh thiếu trầm trọng, máy móc thiết bị đầu
tư ở giai đoạn trước đã cũ và lạc hậu, không đủ đáp ứng cho yêu cầu mới. Đội ngũ cán bộ
công nhân viên của công ty quá đông và đã quen với cơ chế bao cấp nay chuyển sang cơ
chế mới khơng dễ thích nghi.

Trước tình hình đó, bằng những nỗ lực cố gắng, chủ động sáng tạo của bản thân
công ty, cùng với sự quan tâm của lãnh đạo cấp trên, sự hỗ trợ của các đơn vị bạn, công
ty tập trung sức tháo gỡ những khó khăn, giải quyết từ những vấn đề quan trọng nhất về
thị trường, về vốn, và về tổ chức lại sản xuất, lựa chọn bố trí lại lao động... Nhờ đó cơng
ty đã từng bước thích nghi với cơ chế thị trường, ổn định và phát triển theo hướng xuất
khẩu là chính, hồn thành các nghĩa vụ với Nhà nước, bảo toàn và phát triển được vốn
cho sản xuất kinh doan, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên.
Nhìn lại quá trình hơn 20 năm xây dựng và phát triển của cơng ty, tuy có lúc thăng
trầm, song đó chỉ là những bước nhất định trong một tiến trình phát triển và đổi mới đi
lên. Điều này được thể hiện thông qua kết quả như sau:
- Giá trị tổng sản lượng năm 1975, công ty mới chỉ đạt được gần 2,5 triệu đồng,
năm 1990, đã đạt hơn 9,1 tỷ đồng.
- Sản phẩm chủ yếu, những năm đầu mới chỉ đạt được gần 2 triệu sản phẩm khăn
các loại cho nhu cầu nội địa. Năm 1995 đã có sản phẩm xuất khẩu (85% sản phẩm khăn)
và sản xuất thêm mặt hàng màn tuyn.
- Doanh thu đạt gần 3,5 triệu đồng năm 1975, những năm 1990 đã đạt 13,5 tỷ
đồng và đến năm 1997 đạt 54,6 tỷ đồng.
- Kim ngạch xuất khẩu năm 1990 đạt 1.635.666 USD. Năm 1997 đạt 3.588.397
USD.
- Nộp ngân sách năm đầu tiên gần 68.000 triệu đồng, năm 1990 nộp 525,9 triệu
đồng và đến năm 1997 nộp 1.534,8 triệu đồng.
Công tác khoa học kĩ thuật được đặc biệt chú ý và được coi là biện pháp hàng đầu


để thúc đẩy sản xuất phát triển. Trong hơn 20 năm, công ty đã chế thử được hơn 300 mẫu
sản phẩm và đã đưa vào sản xuất trong đó 100 mẫu được khách hàng chấp nhận.
Trên đây là sơ lược q trình hình thành và phát triển của cơng ty dệt Minh Khai.
Với lịch sử phát triển của mình, cơng ty dệt Minh Khai đã đạt được một số thành tựu lớn,
đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước ta, hoàn thành nghĩa vụ đối với
nhà nước, xứng đáng là một cơng ty lớn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc

dân và thành phố Hà Nội .
1.2. Những đặc điểm kinh tế – kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến cơ cấu sản phẩm
xuất khẩu của cơng ty dệt Minh Khai :
1.2.1. Tính chất và nhiệm vụ sản xuất:
Công ty dệt Minh Khai là một công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu các loại khăn
bơng, áo chồng tắm, màn tuyn và vải tuyn, đồng thời đáp ứng một phần nhu cầu tiêu
dùng trong nước. Sản phẩm của công ty được sản xuất hàng loạt trên dây chuyền với số
lượng lớn, kiểu dáng phong phú, đa dạng, nhiều màu sắc do phòng kỹ thuật thiết kế trên
máy vi tính.
Cơng ty khơng đặt ra kế hoạch sản xuất trong thời gian dài mà đề ra kế hoạch theo
năm, năm trước đặt kế hoạch cho năm sau trên cơ sở phân tích năng lực sản xuất hiện có
của cơng ty về các mặt vốn, cơng nghệ, lao động...Bên cạnh đó cơng ty cũng căn cứ vào
tình hình tiêu thụ sản phẩm của năm trước và những biến động trên thị trường.
Việc xuất khẩu chủ yếu của công ty là làm theo đơn đặt hàng và Nhật Bản là một
trong những khách hàng chính của cơng ty nên tính chất và nhiệm vụ sản xuất khó ổn
định. Thêm vào đó là sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt làm cho công tác lập kế
hoạch của cơng ty gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, do khách hàng chủ yếu của công ty là
các bạn hàng Nhật Bản cộng với sự cạnh tranh gay gắt nên vấn đề đa dạng hoá sản phẩm,
mẫu mã, chủng loại, cải tiến chất lượng và giá cả phù hợp với người tiêu dùng là nhiệm
vụ trọng tâm xuyên suốt quá trình sản xuất và kinh doanh của cơng ty. Với một môI
trường cạnh tranh khốc liệt việc lựa chọn một cơ cấu sản phẩm xuất khẩu là tương đối
khó và cần được thực hiện từng bước nhằm đạt mục tiêu đề ra.
1.2.2. Đặc điểm về sản phẩm và cơ cấu sản phẩm của công ty:
Sản phẩm của công ty là sản phẩm thiết yếu đối với người tiêu dùng, vật dụng


không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của người tiêu dùng như khăn mặt, khăn tắm,
màn tuyn... Sản phẩm của cơng ty mang tính chất sử dụng nhiều lần, có tác dụng giữ gìn
vệ sinh, và bảo vệ sức khoẻ. Sản phẩm tiêu dùng cho cá nhân nên đòi hỏi bền, mềm, thấm
nước, màu sắc, mẫu mã phong phú, khơng phai màu, nhiều kích cỡ khác nhau, độ dày

mỏng phù hợp.
Do nhu cầu thị hiếu tiêu dùng của người dân ngày càng cao, cùng sự tiến bộ của
khoa học kĩ thuật nên công ty đã không ngừng cải tiến, thiết kế ra những mẫu mới. Hơn
nữa các sản phẩm của công ty không những chỉ phong phú về kiểu dáng, mẫu mã, mà
ngày càng được nâng cao về chất lượng. Hiện nay cơ cấu sản phẩm của công ty đã phong
phú hơn rất nhiều và có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và thị trường
xuất khẩu (sản phẩm xuất khẩu chiếm xấp xỉ 90% khối lượng sản phẩm sản xuất). Sản
phẩm của công ty gồm 2 loại chủ yếu:
- Khăn bông các loại
- Vải màn tuyn
Với sản phẩm khăn bông công ty sản xuất từ ngun liệu sợi bơng 100% nên có độ
thấm nước, độ mềm mại cao, phù hợp với yêu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Đây là
nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty, chiếm tới 98% khối lượng sản phẩm của
công ty, bao gồm:
+ Khăn ăn: dùng trong các nhà hàng và gia đình. Đối với các loại khăn ăn dùng cho
nhà hàng công ty bán cho các cơ sở cung cấp khăn cho nhà hàng làm khăn ướt. Loại khăn
này chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, chỉ có một phần rất ít tiêu thụ trong
nước.
+ Khăn rửa mặt: Đối với loại khăn này, cơng ty cũng có các loại khăn phục vụ cho
nhu cầu tiêu dùng trong nước, song chủ yếu là tiêu thụ qua các nhà bán buôn và các siêu
thị.
+ Khăn tắm: Loại khăn này công ty chủ yếu sản xuất cho nhu cầu xuất khẩu ra thị
trường nước ngoài. Song hiện nay, xu hướng sử dụng khăn tắm trong nước cũng tăng
nhiều nên cơng ty đã có hướng nghiên cứu mặt hàng khăn tắm phù hợp với nhu cầu tiêu
dùng và còn phục vụ cho nhu cầu quảng cáo, khuyến mãi các sản phẩm khác như: dầu gội
đầu, sứ vệ sinh, dụng cụ thể thao...
+ Bộ khăn dùng cho khách sạn bao gồm khăn tắm, khăn mặt, khăn tay, thảm chùi


chân, và áo chồng tắm. Cơng ty có hợp đồng cung cấp loại sản phẩm này cho gần 100

khách sạn tại Nhật Bản thông qua các công ty thương mại Nhật Bản là ASAHI, HOUEI,
DAIEI, VINASEIKO, DAIWABO, FUKIEN, FUJIWARA... Ngoài ra, các khách sạn
trong nước nhất là các khách sạn liên doanh với nước ngoài tại các thành phố Hà Nội, Hải
Phịng, Quảng Ninh cũng đặt hàng tại cơng ty.
- Các loại vải sợi bơng sử dụng để may lót và may mũ giày phục vụ cho các cơ sở
may xuất khẩu như: giày Ngọc Hà, may X40.
- Với sản phẩm vải màn tuyn, công ty sản xuất từ nguyên liệu 100% sợi PETEX nên
đảm bảo cho màn tuyn có độ bền cao và chống được oxy hoá gây vàng màn. Loại sản
phẩm này mới được đưa vào sản xuất trong công ty hơn 10 năm, nên khối lượng sản xuất
ra chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn. Ngồi ra cơng ty cũng ký các hợp đồng xuất khẩu màn
tuyn sang các nước Châu Phi theo chương trình phịng chống sốt rét của Liên Hợp Quốc.
Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu gồm các loại sản phẩm chính sau:
 Khăn Jacquard
 Khăn ăn các loại
 Khăn dobby
 áo choàng tắm
 màn tuyn
1.2.3. Đặc điểm thị trường xuất khẩu của công ty:
Thị trường tiêu thụ chính của cơng ty dệt Minh Khai là thị trường nước ngoài với
lượng sản phẩm chiếm khoảng 90% số lượng sản phẩm sản xuất. Trong đó thị trường
xuất khẩu truyền thống của công ty là các khách hàng Nhật Bản (chiếm 85% số lượng sản
phẩm xuất khẩu ), còn 5% là xuất khẩu sang các thị trường Châu Âu và Châu á và các thị
trường khác .
Trước đây sản phẩm của công ty chỉ xuất khẩu sang các nước Đơng Âu và Liên Xơ
cũ là chính.. Song từ khi hệ thống Xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở những nước này thì cơng ty
đã mất đi các bạn hàng, và đặc biệt từ khi thực hiện nền kinh tế mở cửa thì sản phẩm xuất
khẩu của cơng ty hướng mạnh về các nước có nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa. Đây là
những thị trường có tiềm năng xuất khẩu lớn đối với công ty. Nếu biết cách khai thác, sẽ
đem lại lợi nhuận rất lớn cho công ty, giúp cơng ty có thể cải thiện đời sống cho đội ngũ
cán bộ cơng nhân viên, hồn thành nghĩa vụ ngân sách với Nhà nước, đóng góp một phần



không nhỏ vào công cuộc xây dựng đất nước trở thành một nước công nghiệp.
2.3.1. Thị trường Nhật Bản:
Với số dân khoảng 125 triệu người Nhật Bản không những là thị trường nhập khẩu
hàng dệt may lớn của Việt Nam mà còn là là thị trường xuất khẩu truyền thống của công
ty dệt Minh Khai. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản luôn chiếm khoảng
80% - 90% tổng kim ngạch xuất khẩu tồn cơng ty. Kể từ năm 1983 công ty bắt đầu tiếp
cận thị trường này, cho tới nay cơng ty đã thiết lập và duy trì được mối quan hệ làm ăn
lâu dài với các bạn hàng Nhật Bản. Có thể thấy đó là những nỗ lực rất lớn của công ty.
Thị trường Nhật Bản vẫn nổi tiếng là rất khắt khe và khó tính. Khách hàng Nhật Bản yêu
cầu kĩ càng về chất lượng, mẫu mã, giá cả và thời gian giao hàng trong đó chất lượng là
yêu cầu cơ bản và họ duy trì những tiêu chuẩn chất lượng bằng cách kiểm soát chất lượng
nghiêm ngặt, kiểm tra nguyên liệu sản xuất, kiểu dáng và cơng nghệ, kiểm tra bao bì đóng
gói. Chính phủ Nhật Bản quy định hàng dệt may nhập vào Nhật Bản phải an tồn, trên
bao bì phải ghi rõ kích cỡ, chất liệu và cách sử dụng. Giá cả cũng là một yếu tố mà người
tiêu dùng Nhật Bản quan tâm. Nếu sản phẩm của cơng ty khơng có ưu thế gì so với sản
phẩm khác cùng chủng loại thì cơng ty có thể cạnh tranh bằng giá cả, tức là bán với giá rẻ
hơn nhưng cần phải giải thích cụ thể những điểm khác biệt trong sản phẩm của cơng ty
như sản phẩm có thiết kế độc đáo, hoặc sử dụng nguyên vật liêu sản xuất mới, hoặc giá trị
gia tăng có được nhờ những điểm khác biệt này. Khách hàng Nhật Bản ln tìm kiếm
những sản phẩm có những đặc điểm khác biệt. Hiện nay để cạnh tranh với các sản phẩm
cùng loại của Trung Quốc và một nhà cung ứng trong nước công ty dệt Minh Khai đã
chọn giảI pháp chú trọng tới chất lượng và mẫu mã sản phẩm các mặt hàng xuất khẩu.
Những năm gần đây, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Châu á, nền kinh tế Nhật
Bản có nhiều suy giảm, do đó nhu cầu tiêu dùng có giảm song sức tiêu thụ mặt hàng khăn
bơng khơng vì thế mà giảm đi, trái lại vì đây là mặt hàng thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt
hàng ngày của người dân Nhật Bản nên sức tiêu thụ hầu như vẫn giữ ở mức ổn định. Tuy
nhiên giá cả có xu hướng giảm xuống. Điều này có ảnh hưởng khơng nhỏ tới doanh số
bán hàng của công ty trên thị trường Nhật Bản.

Hơn nữa, hiện nay trên thị trường Nhật Bản công ty đang phải đối mặt với sự cạnh
tranh khốc liệt của các công ty sản xuất khăn bông Trung Quốc và của một số nước Đơng
Nam á trong đó đặc biệt là từ Trung Quốc: sản phẩm khăn bông của công ty và sản phẩm


khăn bơng của Trung Quốc tuy có chất lượng tương đương nhau, nhưng Trung Quốc lại
có lợi thế giá rẻ, do đó làm cho tốc độ tiêu thụ sản phẩm của công ty trên thị trường Nhật
Bản giảm xuống hẳn, gây ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động xuất khẩu của công ty.
2.3.2. Thị trường EU:
EU là thị trường nhập khẩu hàng dệt may theo hạn ngạch lớn nhất của VN, trên 40%
hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam là xuất sang EU. Nhờ có hiệp định bn bán dệt
may mà số lượng hàng dệt may xuất khẩu sang EU tăng lên nhanh chóng, cơ hội mở rộng
xuất khẩu sang EU đang mở ra đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
EU là thị trường rộng lớn gồm 15 quốc gia với hơn 375 triệu người tiêu dùng, nên
nhu cầu về hàng hoá rất đa dạng, phong phú. Đặc biệt với mặt hàng dệt may thì nhu cầu
càng đa dạng. Tuy có sự khác biệt về tập quán và thị hiếu tiêu dùng giữa thị trường các
quốc gia, song 15 nước trong khối EU đều nằm trong khu vực Tây Âu và Bắc Âu nên có
những nét tương đồng về kinh tế và văn hố.Trình độ phát triển của những nước này khá
đồng đều nên người dân EU có những điểm chung về sở thích và thói quen tiêu dùng.
Đối với mặt hàng dệt may, khách hàng EU rất quan tâm tới chất lượng và thời trang,
do đó yếu tố này có khi lại quan trọng hơn yếu tố giá cả. Người tiêu dùng EU có sở thích
và thói quen tiêu dùng hàng của những hãng nổi tiếng thế giới, vì họ cho rằng những nhãn
hiệu này gắn liền với chất lượng và uy tín lâu đời nên sử dụng những mặt hàng này có thể
yên tâm về chất lượng và an toàn cho người sử dụng. Những sản phẩm của các nhà sản
xuất ít danh tiếng hay những nhãn hiệu ít người biết đến sẽ rất khó tiêu thụ trên thị trường
EU. Mức sống của người tiêu dùng trong cộng đồng EU tương đối đồng đều và ở mức
cao nên tiêu dùng của họ rất cao cấp, yêu cầu khắt khe về chất lượng và độ an tồn, giá cả
khơng phải là vấn đề quyết định đối với thị trường này. Vì thế cạnh tranh về giá không
hẳn là biện pháp tối ưu khi thâm nhập thị trường EU.
Tuy nhiên đối với công ty dệt Minh Khai, thị trường Châu Âu vẫn còn khá mới mẻ.

Hiểu biết về thị trường này của cơng ty vẫn cịn hạn chế, chủ yếu cơng ty có được thơng
tin về thị trường này là thông qua Bộ Thương mại, các công ty trung gian thương mại .
Quan hệ làm ăn của công ty với các bạn hàng EU chưa thực sự đủ để tạo ra niềm tin và uy
tín đối với bạn hàng.
So với thị trường Nhật Bản, thì giá trị xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU của
công ty chỉ bằng một phần rất nhỏ. Do vậy mà hoạt động xuất khẩu của công ty hiện nay


mới chỉ tập trung phần lớn vào thị trường Nhật Bản. Trong tương lai, công ty dự định sẽ
cố gắng tìm mọi biện pháp để mở rộng thị trường xuất khẩu , đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu vào Nhật Bản và EU. Để thực hiện được điều này đòi hỏi công ty phảI không ngừng
nâng cao chất lượng sản phẩm, phong phú kiểu dáng mẫu mã đồng thời phảI tự xây dung
một thương hiệu riêng cho mình, khẳng định được vị thế của mình trong một mơI trường
cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

2.4. Đặc điểm máy móc thiết bị
Việc nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất
khẩu phụ thuộc rất lớn vào chất lượng máy móc thiết bị. Những ngày đầu tiên mới thành
lập, máy móc của cơng ty chủ yếu là của Trung Quốc và một số nước XHCN như Liên
Xô (cũ), Ba Lan. Sản phẩm lúc đó chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước là
chính.
Nhưng kể từ khi công ty được Nhà nước cho phép xuất khẩu trực tiếp thì cơng ty đã
chuyển hướng sản xuất kinh doanh sang phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu là chính. Máy
móc thiết bị từ trước cũng đã trở nên cũ và lạc hậu không thể đáp ứng được nhu cầu sản
xuất để xuất khẩu của cơng ty. Vì vậy cơng ty đã tiến hành đầu tư mua sắm, lắp đặt một
số thiết bị của Nhật Bản, Đức, Trung Quốc.
Trong thời gian từ năm 1997 – 2002 giá trị đầu tư đổi mới của công ty lên đến 3
triệu USD, trong đó có kiểu máy dệt kiểu Italy được lắp đồng bộ với đầu Jacquard
STAUBLI và đầu Dobby STAUBLI của Thuỵ Sĩ, đây là loại thiết bị dệt khăn bông hiện
đại lần đầu tiên được lắp đặt và sử dụng tại Việt Nam. Đồng thời công ty đã đầu tư một

hệ thống thiết kế CAD/CAM trên máy vi tính, sử dụng phần mềm chuyên ngành của hãng
NEDGRAPHICS – Hà Lan để thiết kế những mẫu khăn Jacquard.
ở các phân xưởng công ty đều đầu tư thêm những máy móc thiết bị mới. Nhờ có sự
đầu tư thêm máy móc thiết bị mà trình độ cơng nghệ của cơng ty ngày càng nâng cao.
Từ khi mới thiết lập, trình độ cơng nghệ mới chỉ ở mức thủ cơng và cơ khí, đến nay
trình độ cơng nghệ của cơng ty mới chỉ ở mức trung bình so với trong khu vực nhưng
nhiều bộ phận đã đạt được trình độ cơng nghệ tự động hố.Từ khi mới thành lập năm
1975, cơng ty chỉ có 260 máy dệt thoi khổ hẹp do Trung Quốc viện trợ. Sau đó cơng ty đã
từng bước đầu tư cả về chiều sâu vầ chiều rộng nên đã có một hệ thống thiết bị tương đối


hồn chỉnh. Do vậy cơng ty đã lắp đặt được một số thiết bị của Nhật Bản, Đức, ý
…chuyển từ trình độ cơng nghệ mức thủ cơng và cơ khí đến trình độ cơng nghệ ở mức
trung bình và một số bộ phận đã được tự động hoá. Điều này đã tạo điều kiện cho công ty
nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, sản xuất được các sản phẩm cao cấp
và trung bình phục vụ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Cụ thể hiện nay số máy
móc thiết bị của cơng ty như sau:


Bảng 1.1. Tình hình trang bị máy móc thiết bị hiện có của cơng ty dệt Minh Khai
Loại máy

Số

lượng Khổ

máy Xuất

sứ


(cái)

rộng(cm)

(nước)

Máy dệt thoi 1511B và 1511S

300

175

Trung Quốc

Máy dệt thoi ATM

40

175

Liên Xô(cũ)

Máy dệt thoi SAKAMOTO

13

180

Nhật Bản


Máy dệt thoi 1515B

58

175

Trung Quốc

260

ITALIA

Máy dệt kiếm có lắp

đầu 4

Jacquard điện tử
Hệ thống máy mắc và hồ dồn

01

Nhật bản

Máy đánh ống sợi côn

03

Trung Quốc

Máy nhuộm vải cao cấp


02

Đức

Lò hơi 4 tấn và 6 tấn

01

Trung Quốc

Máy nhuộm sợi bobbin cao áp

01

Đức

Máy dệt kim dan dọc

20

Đức

Máy mắc sợi

02

Đức

Máy đo gấp


01

Đài Loan

Máy may công nghiệp

130

Nhật Bản

Như vậy, cho đến nay mặc dù hệ thống thiết bị của công ty tuy không được đồng bộ
song hầu hết đều là những máy móc trung bình khá hiện đại, tương đối phù hợp với
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty, trong đó có kiểu máy dệt kiểu Italy được lắp
đồng bộ với đầu Jacquard STAUBLI và đầu Dobby STAUBLI của Thuỵ Sĩ, đây là loại
thiết bị dệt khăn bông hiện đại lần đầu tiên được lắp đặt và sử dụng tại Việt Nam. Đồng
thời công ty đã đầu tư một hệ thống thiết kế CAD/CAM trên máy vi tính, sử dụng phần


mềm chuyên ngành của hãng NEDGRAPHICS – Hà Lan để thiết kế những mẫu khăn
Jacquard. Tuy nhiên, quá trình đẩy mạnh xuất khẩu ln địi hỏi cơng ty phải thường
xun đổi mới, cải tiến mẫu mã sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời
giảm giá thành để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu trên thị trường nhập
khẩu của công ty, mà chủ yếu là thị trường Nhật Bản. Chính vì vậy mà cơng ty luôn quan
tâm và không ngừng tập trung đầu tư mới máy móc thiết bị hiện đại, tạo điều kiện cho
việc nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.Khơng những thế đó cịn
là tiền đề vật chất kỹ thuật quan trọng trong sự phát triển của công ty trong chiến lược lâu
dài đẩy mạnh hoạt động sản xuất của công ty ra các nước khác và mở rộng thị trường nội
địa.
Tính đến cuối năm 2002 tổng giá trị tài sản cố định của công ty là 35 tỷ đồng.

Vào cuối năm 2004, công ty đã cho nhập thêm một số máy móc mới hiện đại nhập
từ Trung Quốc với giá trị lên tới hàng tỷ đồng và công ty đang tiến hành xây dựng thêm
nhà xưởng để có thể đưa cơng nghệ mới vào sử dụng trong thời gian tới.
Bảng 1.2. Giá trị đầu tư năm 2004 (triệu đồng)
Chỉ tiêu

Giá trị

- thiết bị

11,000

- xây dựng cơ bản khác

1,000

Tổng đầu tư

12,000

2.5. Đặc điểm về nguyên vật liệu sản xuất
Nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất của cơng ty chủ yếu là các loại sợi, trong đó
sợi bơng để sản xuất khăn bơng và áo chồng tắm chiếm 50%, 45% cho sợi PETEX sản
xuất ra màn tuyn và vải tuyn và các loại hợp chất, thuốc nhuộm. Tất cả các nguyên vật
liệu này chủ yếu được nhập khẩu từ các nước như ấn Độ, Pakistan, Indonexia, Nhật, Thuỵ
Sỹ... lượng này thường chiếm 70-80% nhu cầu đầu vào của cơng ty, cịn lại được cung
cấp từ thị trường trong nước. Cấc cơ sở trong nước thường cung cấp nguyên liệu sợi
100% Cotton cho công ty bao gồm; công ty dệt 8-3, công ty dệt Hà Nội công ty dệt 19/5,
công ty dệt Vĩnh Phú, công ty dệt Huế, công ty dệt Nha Trang.
Sở dĩ công ty phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên vật liệu đầu vào từ nước ngoài

như vậy là do yêu cầu của sản phẩm công ty sản xuất ra chủ yếu là để xuất khẩu nên sản


phẩm phải có chất lượng cao và ổn định trong khi đó nguyên vật liệu từ thị trường cung
cấp trong nước không đáp ứng được yêu cầu công ty về chất lượng cũng như số lượng Vì
vậy cơng ty phải tìm nguồn cung cấp đầu vào từ thị trường nước ngồi.
Tuy nhiên do q trình nhập khẩu ngun vật liệu làm tăng chi phí vận chuyển, các
hợp đồng nhập khẩu thường phải mất nhiều thời gian mới được hoàn tất do các thủ tục
nhập khẩu tương đối phức tạp. Do vậy chi phí nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm
thường cao hơn trong nước song chất lượng lại ổn định hơn, đáp ứng được khách hàng
nước ngoài của cơng ty.
Chất lượng và giá cả ngun vật liệu có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất khẩu
của công ty nói chung và tới việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu nói riêng.
Nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và giá thành sản phẩm hoàn thành và
ảnh tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
2.6. Đặc điểm lao động:
Yếu tố lao động có vai trị quyết định đến sản xuất kinh doanh. Trình độ hiểu biết,
trình độ tay nghề bậc thợ nâng cao thì sản phẩm làm ra càng có chất lượng và khả năng
nắm bắt, thích nghi với cơng nghệ mới của người lao động càng nhanh, nhờ đó mới có thể
đáp ứng được kịp thời yêu cầu của thị trường.
Công ty dệt Minh Khai ngày đầu khi mới thành lập mới chỉ có khoảng 415 cán bộ
CNV, trong đó có 55 cán bộ quản lý kinh tế và kỹ thuật. Hiện nay số lượng cán bộ - công
nhân viên trong công ty là 1.061 người trong đó:
 Giám đốc: 01
 Phó giám đốc kỹ thuật- QMR: 01
 Phó giám đốc sản xuất: 01
 Phó giám đốc nội chính và XDCB: 01
 Lao động trực tiếp: 981 người
 Lao động gián tiếp: 76 người
Tính đến thời điểm 31/12/2004 theo báo cáo sử dụng lao động của công ty:



Bảng 1.3 : Báo cáo lao động
Chỉ tiêu

Số lượng (người)

Lao động có trong danh sách

1190

Lao động có việc làm

1061

Nghỉ theo chế độ

105

Nghỉ vì lý do khác

24

Nguồn: Phịng tổ chức- Cơng ty dệt Minh Khai
Bảng 1.4 : Cơ cấu lao động của công ty dệt Minh Khai
Chỉ tiêu

Người

%


1. Tổng số cán bộ CNV

1061

100

Lao động trực tiếp

981

92.5

Lao động gián tiếp

80

7,5

Lao động nữ

840

79

2. Tuổi đời bình qn

32

Nguồn : Phịng tổ chức- Cơng ty dệt Minh



Bảng 1.5 : Chất lượng lao động trực tiếp sản xuất
SL

STT

Tay nghề

1

Bậc 7

0

0

2

Bậc 6

12

1,2

3

Bậc 5

146


14,9

4

Bậc 4

240

24,4

5

Bậc 3

455

46,4

6

Bậc 2

80

8,2

7

Bậc 1


48

4,9

Tổng

(người)

981

Tỷ lệ (%)

100

Nguồn : Phịng tổ chức- Cơng ty dệt Minh Khai
Với đặc điểm là doanh nghiệp sản xuất trong ngành dệt nên tỷ lệ lao động nữ trong
công ty là tương đối cao. Điều này thực hiện thông qua bảng 2. Lao động nữ có đặc điểm
cần cù, khéo léo, chăm chỉ nên năng suất lao động cao, song những đối tượng lao động
này có một đặc điểm khác biệt đó là họ cần có thời gian nghỉ phép để sinh đẻ, chăm sóc
con cái đau ốm. Đây là một hạn chế của đối tượng lao động này. Mặc dù vậy, công ty dệt
Minh Khai vẫn tạo mọi điều kiện cho đội ngũ lao động để họ có thể phát huy tối đa khả
năng làm việc.
Trình độ của đội ngũ lao động có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của
công ty dệt Minh Khai. Lao động trực tiếp sản xuất có tay nghề bậc thợ càng cao thì sản
phẩm công ty sản xuất ra mới đạt được yêu cầu xuất khẩu. Sản phẩm chất lượng càng cao
thì lượng xuất khẩu được càng nhiều. Cán bộ quản lý trong cơng ty cũng đóng vai trị rất
lớn trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty thông qua hoạt động giao dịch,
đàm phán ký kết các hợp đồng xuất khẩu. Công ty dệt Minh Khai chủ yếu dựa vào các
hợp đồng xuất khẩu trực tiếp. Giám đốc công ty là người quyết định việc xuất khẩu, ký

kết hợp đồng xuất khẩu với các bạn hàng nước ngồi.Trình độ cán bộ công ty hiện nay:


 Đại học:

5.4% Tổng cán bộ- công nhân viên

 Công nhân bậc cao: 42% Tổng cán bộ- công nhân viên
Hiện nay, công ty dệt Minh Khai rất chú trọng quan tâm tới việc bồi dưỡng, đào tạo,
nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. Những lao động quản lý có bằng cấp, lao động có
trình độ tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm ngày càng tăng và chiếm một tỷ trọng khá cao
trong số lao động của công ty.
2.7. Đặc điểm cơ cấu sản xuất và bộ máy quản lý của cơng ty:
2.7.1. Cơ cấu sản xuất
Cơ cấu sản xuất có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu của công ty. Mặc
dù các yếu tố sản xuất khác nhau đã chuẩn bị tốt và đầy đủ nhưng nếu cơ cấu sản xuất
khơng hợp lý sẽ gây lãng phí nguồn lực, và không đảm bảo cho việc thực hiện đúng thời
hạn hợp đồng xuất khẩu quy định.
Cơ cấu sản xuất của công ty thể hiện thông qua sơ đồ 1.1
Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ cơ cấu sản xuất của công ty:

Cơ cấu sản xuất
của công ty

Phân xưởng
dệt thoi

Phân xưởng
dệt kim


Kho sợi

Phân xưởng
tẩy nhuộm

Kho trung gian

Phân xưởng
hồn thành

Kho thành phẩm

Nguồn:Phịng kế hoạch thị trường-Công ty dệt Minh Khai
- Phân xưởng dệt thoi có nhiệm vụ:
Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn chuẩn bị các trục dệt tuốt sợi ngang, đưa vào
máy dệt để dệt khăn thành phẩm theo quy trình cơng nghệ sản xuất khăn bơng.
- Phân xưởng dệt kim:
Có nhiệm vụ thực hiện các cơng đoạn chuẩn bị các bộ sợi mắc lên máy để dệt thành


vải tuyn mộc theo quy trình cơng nghệ sản xuất vải màn tuyn.
-Phân xưởng tẩy nhuộm:
Có nhiệm vụ thực hiện các cơng đoạn nấu, nhuộm, sấy khơ và đóng hìnhcác loại
khăn, sợi và vải màn tuyn theo quy trình cơng nghệ sản xuất vải màn tuyn và mặt hàng
khăn bông xuất khẩu.
- Phân xưởng hồn thành:
Có nhiệm vụ thực hiện các cơng đoạn cắt may, kiểm đóng gói, đóng kiện các sản
phẩm khăn bông, và cắt kiểm các loại vải tuyn, vải nối cùng quy trình cơng nghệ sản xuất
các mặt hàng.
Bốn phân xưởng này được bố trí theo yêu cầu của dây chuyền công nghệ sản xuất

sản phẩm. Do vậy các phân xưởng có mối quan hệ qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Riêng hai
phân xưởng là phân xưởng dệt và phân xưởng dệt thoi thì có sự độc lập nhau, do những
phân xưởng này có một quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm riêng biệt, song vẫn chịu
sự quản lý chung.
Với cơ cấu sản xuất như trên tuỳ theo tình hình hoạt động cụ thể mà cơng ty có kế
hoạch tổ chức, sản xuất, bố trí hợp lý các tổ sản xuất trong các phân xưởng và các bộ
phận phụ hợp lý bảo đảm dây chuyền sản xuất hoạt động cân đối nhịp nhàng và liên tục.
Có thể nói cơ cấu tổ chức sản xuất này đã giúp đỡ cho cơng ty có điều kiện chun
mơn hóa và hợp tác hoá giữa các bộ phận một cách có hiệu quả, đồng thời tạo ra khả năng
tự chủ và quản lý sản xuất kinh doanh nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản
phẩm, khuyến khích nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng doanh thu và
doanh lợi cho công ty.
2.7.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
Trong thời kỳ bao cấp bộ máy quản lý của công ty rất cồng kềnh, kém hiệu quả.
Nhưng từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, công ty đã tiến hành cải tổ, đổi mới bộ
máy quản lý làm cho nó gọn nhẹ và phù hợp với cơ chế mới. Một cơ cấu tổ chức hợp lý
gọn nhẹ sẽ tạo nên một môi trường nội bộ công ty thuận lợi cho công việc của cơng nhân
và các bộ phận khác. Nó tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu của công ty được diễn ra
thuận lợi.
Bộ máy tổ chức quản lý của công ty hiện nay được tổ chức như sơ đồ 2.


Sơ đồ 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của cơng ty dệt Minh Khai
Giám đốc

Phó giám đốc

Phó giám đốc

sản xuất


kỹ thuật

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

KH

Tài vụ

HC
Y tế

TC
BV

Kỹ
thuật

TT

Phân xưởng
dệt thoi


Phân xưởng
dệt kim

Phân xưởng
tẩy nhuộm

Phân xưởng
hồn thành

Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Nguồn: Phịng tổ chức – Công ty dệt Minh Khai

- Đứng đầu là giám đốc cơng ty, có nhiệm vụ quản lý chungvề mọi vấn đề của
công ty như các vấn đề hành chính, tổ chức, cơng tác tài chính kế tốn, bên cạnh đó giám
đốc cịn phải giám sát tất cả các vấn đề về kế hoạch thị trường và kỹ thuật.
Giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc.
+ Phó giám đốc sản xuất: chịu trách nhiệm quản lý điều hành quá trình sản xuất, chỉ
đạo sản xuất theo kế hoạch và chỉ đạo kế hoạch tác nghiệp tại các phân xưởng.
+ Phó giám đốc kỹ thuật: chịu trách nhiệm quản lý kĩ thuật, chất lượng sản phẩm,
quản lý nguồn cung cấp điện, nước, than phục vụ cho sản xuất. Chỉ đạo việc xây dựng các
định mức vật tư và quản lý việc thực hiện an toàn lao động, vệ sinh cơng nghiệp.
- Các phịng ban nghiệp vụ có trưởng phịng và phó phịng trợ giúp cho trưởng
phịng. ở các phân xưởng có quản đốc phân xưởng, phó quản đốc, trưởng ca điều hành
từng ca máy và các tổ trưởng sản xuất. Với các phòng ban lớn như phòng kế hoạch thị
trường, kĩ thuật thì có hai phó phịng trợ giúp cho trưởng phòng.


Tuy nhiên ở công ty dệt Minh Khai, mặc dù cơ cấu tổ chức quản lý tương đối gọn

nhẹ, có mối quan hệ chặt chẽ, song công tác nghiên cứu thị trường, tiêu thụ sản phẩm của
công ty chưa được tổ chức thành một bộ phận quản lý riêng, mà chỉ ở tình trạng chung
chung trong phịng kế hoạch thị trường. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
hoạt động xuất khẩu của công ty
2.8. Đặc điểm về hệ thống quản lý chất lượng:
Với đặc thù là một doanh nghiệp may mặc độ ồn và bụi cao, hơn nưa doanh nghiệp
lại chuyên sản xuất phục vụ xuất khẩu nên yêu cầu về chất lượng sp được doanh nghiệp
coi trọng và quan tâm hàng đầu.
2.8.1. Công tác quản lý chất lượng sản phẩm xuất khẩu
Trong thời gian qua, công ty dệt Minh Khai đã không ngừng đầu tư đổi mới các
thiết bị công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cho khăn bông đáp ứng
nhu cầu của thị trường và để nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. Đồng thời công ty
cũng đã áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 cho quy trình sản xuất của
cơng ty. Năm 2000 cơng ty đã triển khai xây dựng và từng bước thực hiện hệ thống quản
lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 cùng với sự giúp đỡ của trung tâm năng
suất chất lượng Việt Nam (VPC) và đã áp dụng thành công, được tổ chức GLOBAL của
Anh cấp chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, có 270 cán bộ cơng nhân viên được đào
tạo nâng cao tay nghề và trình độ đảm bảo yêu cầu sản xuất và quản lý.. Do đó các sản
phẩm khăn bông của công ty đã đáp ứng được đầy đủ các thông số kỹ thuật đảm bảo cho
chất lượng sản phẩm làm ra có độ bền cao, mịn, dễ thấm nước, độ dày mỏng khác nhau
phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy cơng ty có thể duy trì, mở rộng quan
hệ lau dài với thị trường Nhật Bản và tin tưởng rằng trong tương lai cơng ty sẽ có thị phần
trên thị trường khác.
2.8.2.Cam kết chất lượng:
1. Liên tục cải tiến mẫu mã để đổi mới sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị
trường
2. Cung cấp những sản phẩm có chất lượng thoả mãn yêu cầu của khách hàng
3. Liên tục cải tiến hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượn phù hợp với :
 Yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2000
 Yêu cầu phát triển của công ty



 Sự phát triển của thị trường trong nước và quốc tế
1.3 .Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
1.3.1.Kết quả kinh doanh:
Nhiệm vụ ban đầu khi mới thành lập của công ty là phục vụ cho nhu cầu nội địa.
Song kể từ khi được nhà nước cho phép xuất nhập khẩu trực tiếp công ty đã chuyển
hướng sản xuất kinh doanh sang xuất khẩu là chính. Thời gian đầu công ty chủ yếu xuất
sang các nước Đông Âu nhưng bước sang những năm đầu của thập kỷ 90 do những biến
động lớn về chính trị trên thị trường truyền thống của công ty. Khi chủ nghĩa xã hội sụp
đổ, tình hình kinh tế các nước Đơng Âu rối loạn và suy sụp các quan hệ bạn hàng của
công ty với các nước này không thể tiếp tục duy trì được nữa khiến cho cơng ty bị mất đi
một thị trường quan trọng và truyền thống.
Cũng từ năm 1983 công ty cũng bắt đầu xuất khẩu khăn ăn sang thị trường Nhật
Bản với sự giúp đỡ của UNIMEX Hà Nội và dần dần chiếm lĩnh được thị trường Nhật
Bản, thị phần của công ty trên thị trường này ngày một lớn. Bước sang năm 1998 do tình
hình suy thối kinh tế khu vực, Nhật Bản không những không bị ảnh hưởng mà còn chịu
sự tác động mạnh mẽ làm cho nền kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng suy thoáI, nhu cầu
tiêu dùng của người dân Nhật giảm xuống rõ rệt. Điều đó ảnh hưởng khơng nhỏ tới tình
hình sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của cơng ty.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp cùng với xu hướng
hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, thêm vào đó xuất khẩu của ngành dệt may trong
nước gặp nhiều khó khăn công ty dệt Minh Khai đã không ngừng đầu tư đổi mới các loại
thiết bị máy móc áp dụng các quy trình cơng nghệ sản xuất tiên tiến để mở rộng sản xuất,
tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, hạ giá thành. Đồng thời công ty cũng
liên tục cải tiến mẫu mã đổi mới sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng đặc biệt là
các khách hàng trên thị trường nước ngồi nhờ đó mà hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty luôn đạt được kết quả cao, lợi nhuận ngày một tăng lên. Chúng ta có thể thấy
được điều này thơng qua tìm hiểu xem xét phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty những năm gần đây.



Bảng 1.6. Báo cáo kết quả kinh doanh công ty dệt Minh Khai
Đv:triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2000

2001

2002

2003

2004

Tổng doanh thu

64.550


67.200

77.600

81.930

89.360

Doanh thu xuất khẩu

56.500

53.400

68.800

68.920

73.540

Doanh thu thuần

63.800

65.970

76.600

50.500


87.950

Giá vốn hàng bán

55.800

58.340

67.700

71.100

78.900

Lợi nhuận gộp

8.000

7.630

8.900

9.400

9.050

Chi phí bán hàng

2.870


2.670

4.140

3.700

3.870

Chi phí QLDN

3.700

3.500

2.670

2.800

2.910

Lợi nhuận từ hoạt động KD

1.430

1.460

2.090

2.900


2.270

Lợi nhuận trước thuế

1.460

1.552

1.220

2.800

2.900

Lợi nhuận sau thuế

992,8

1.053,3

829.6

1.904

2.180

Nguồn: Phịng Tài vụ- Cơng ty Dệt Minh Khai
Tổng doanh thu năm 2004 tăng so với năm 2003 là 9.069%, từ 2000 đến 2004
doanh thu tăng 38.435%. Như vậy, tổng doanh thu của công ty cũng liên tục tăng qua các
năm nhưng với mức độ còn thấp và với tốc độ cũng không đồng đều.

Doanh thu hàng xuất khẩu luôn chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng doanh thu của doanh
nghiệp: năm 2003 doanh thu xuất khẩu chiếm 84.121%, năm 2004 chiếm 82.296%.
Doanh thu xuất khẩu năm sau luôn tăng so với năm trước: năm 2003 tăng 0.17% so với
năm 2002, năm 2004 tăng 6.7% so với năm 2003.
Chi phí quản lý doanh nghiệp đã giảm dần qua các năm, điều này sẽ giúp cho doanh
nghiệp giảm được chi phí gián tiếp từ đó tăng thêm doanh thu.


Trong thời gian gần đây, hoạt động bán hàng đã được quan tâm nhiều hơn thể hiện
rõ trong việc tăng chi phí bán hàng.
Cụ thể ta xem xét tình hình hoạt động của doanh nghiệp thể hiện qua các mặt hàng
Bảng 1.7: Kết quả sản xuất các mặt hàng của công ty
Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2000

2001

2002

2003


2004

42.700

54.120

57.250

64.600

65.750

1000cái

21.075

28.570

26.260

26.100

27.680

xuất 1000cái

20.400

24.850


21.930

24.210

24.500

1.000

775

1.680

2.350

2.180

Chỉ tiêu

Đơn vị

Giá trị SXCN

Triệu
đồng

Sản phẩm SX
Khăn
quychuẩn
Khăn
khẩu

Vải tuyn

1000mét

Nguồn phịng kế hoạch thị trường-Cơng ty Dệt Minh Khai
Bảng 2 cho thấy giá trị sản xuất của công ty không ngừng tăng lên qua các năm. Giá
trị sản xuất công nghiệp của các mặt hàng năm 2000 mới chỉ đạt 42700 triệu đồng. Sau 5
năm, năm 2004 con số này đã lên tới 65750triệu đồng tức là tăng khoảng 54%. Nếu so
sánh theo từng năm thì kết quả đạt được là: năm 2001 giá trị sản xuất công nghiệp tăng so
với cùng kỳ năm 2000 là 27.69%, năm 2002 so với năm 2001 tăng 5.47%, năm 2003 so
với năm 2002 tăng 12.82%, năm 2004 so với năm 2003 tăng 1.8%. Có thể thấy mặc dù
giá trị sản xuất cơng nghiệp của công ty tăng lên nhưng mức độ tăng không đều và tốc độ
tăng liên tục giảm. Lý do chủ yếu là vì khối lượng các đơn đặt hàng của công ty ngày
càng giảm, các khách hàng chủ yếu của công ty là các công ty thương mại Nhật Bản liên
tục cắt giảm số lượng đặt hàng do nhu cầu tiêu dùng trên thị trường Nhật Bản giảm.
1.3.2. Tình hình xuất khẩu:
Đối với công ty dệt Minh Khai hoạt động xuất khẩu được coi là hoạt động quan
trọng nhất của cơng ty. Nếu so với tồn ngành thì hoạt động xuất khẩu của công ty chỉ
chiếm một phần rất nhỏ bé, song đặt trong môi trường nội bộ của công ty thì hoạt động
xuất khẩu lại có một vị trí quan trọng nhất trong các hoạt động kinh doanh của cơng ty.
Chính vì vậy trong những năm qua cơng ty thực hiện xuất khẩu là chính với doanh thu


×