Công ước quốc tế trong
hàng hải
Lêi nãi ®Çu
Lời nói đầu
Giới thiệu
1 Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển (SOLAS)
1974 đang có hiệu lực, đã được Hội nghị quốc tế về an toàn sinh mạng con
người trên biển, do Tổ chức hàng hải quốc tế triệu tập, thông qua ngày 01
tháng 11 năm 1974, và có hiệu lực vào ngày 25 tháng 05 năm 1980. Công ước
đã được bổ sung hai lần bằng các nghị định thư:
.1 Nghị định thư được Hội nghị quốc tế về an toàn và ngăn ngừa ô
nhiễm tàu dầu thông qua ngày 17 tháng 02 năm 1978 (Nghị định
thư 1978), có hiệu lực vào ngày 01 tháng 5 năm 1981; và
.2 Nghị định thư được Hội nghị quốc tế về Hệ thống hài hoà kiểm tra
và chứng nhận của các Thành viên Nghị định thư 1988 (Nghị định
thư SOLAS 1988) thông qua ngày 11 tháng 11 năm 1988, có hiệu
lực vào ngày 03 tháng 02 năm 2000 và đã thay thế và huỷ bỏ Nghị
định thư
1978.
2 Đồng thời, SOLAS 1974 cũng được bổ sung bằng các nghị quyết được
Uỷ ban An toàn hàng hải của IMO (MSC) họp mở rộng thông qua phù hợp với
thủ tục ở điều VIII của SOLAS hoặc được các Hội nghị của các Chính phủ ký
kết SOLAS thông qua, cũng được nêu ở điều VIII, gồm có:
.1 Bổ sung sửa đổi 1981, được thông qua bằng nghị quyết
MSC.1(XLV) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 09 nă
m 1984;
.2 Bổ sung sửa đổi 1983, được thông qua bằng nghị quyết MSC.6(48)
và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 1986;
.3 Bổ sung sửa đổi tháng 4 năm 1988, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.11(55) và có hiệu lực vào ngày 22 tháng 10 tháng 1989;
.4 Bổ sung sửa đổi tháng 10 năm 1988, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.12(56) và có hiệu lực vào ngày 29 tháng 04 năm 1990;
.5 Bổ sung sửa đổi tháng 11 năm 1988, được thông qua bằng nghị
quyết số 1 của Hội nghị các Chính phủ ký k
ết Công ước quốc tế về
an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974, về Hệ thống thông tin
an toàn và cấp cứu hàng hải toàn cầu có hiệu lực vào ngày 01
tháng 02 năm 1992;
.6 Bổ sung sửa đổi 1989, được thông qua bằng nghị quyết
MSC.13(57) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 02 năm 1992;
.7 Bổ sung sửa đổi 1990, được thông qua bằng nghị quyết
MSC.19(58) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 02 năm 1992;
.8 Bổ sung sửa đổi 1991, được thông qua bằng nghị quyết
MSC.22(59) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 1994;
.9 Bổ sung sửa đổi tháng 4 năm 1992, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.24(60) và MSC.26(60), có hiệu lực vào ngày 01 tháng
10 năm 1994;
v
Lêi nãi ®Çu
.10 Bổ sung sửa đổi tháng 12 năm 1992, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.27(61) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 10 năm 1994;
.11 Bổ sung sửa đổi tháng 5 năm 1994, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.31(63) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 1996
(phụ lục 1) và vào ngày 01 tháng 07 năm 1998 (phụ lục 2);
.12 Bổ sung sửa đổi tháng 5 năm 1994, được thông qua bằng nghị
quyết số 1 của Hội nghị các Chính phủ ký kết Công ước SOLAS
1974, có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 1996 (ph
ụ lục 1) và
vào ngày 01 tháng 07 năm 1998 (phụ lục 2);
.13 Bổ sung sửa đổi tháng 12 năm 1994, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.42(64) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 1996;
.14 Bổ sung sửa đổi tháng 5 năm 1995, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.46(65) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 1997;
.15 Bổ sung sửa đổi tháng 11 năm 1995, được thông qua bằng nghị
quyết số 1 của Hội nghị các Chính phủ ký kết Công ước SOLAS
1974, và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 1997;
.16 Bổ sung sửa đổi tháng 06 năm 1996, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.47(66) và có hiệu lực vào ngày 01tháng 07 năm 1998;
.17 Bổ sung sửa đổi tháng 12 năm 1996, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.57(67) và có hiệu lực vào ngày 01tháng 07 năm 1998;
.18 Bổ sung sửa đổi tháng 06 năm 1997, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.65(68) và có hiệu lực vào ngày 01tháng 07 năm 1999;
.19 Bổ sung sửa đổi tháng 11 năm 1997, được thông qua bằng nghị
quyết số 1 của Hội nghị
các Chính phủ ký kết Công ước SOLAS
1974, và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 1999;
.20 Bổ sung sửa đổi tháng 05 năm 1998, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.69(69) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2002;
.21 Bổ sung sửa đổi tháng 05 năm 1999, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.87(71) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2001;
.22 Bổ sung sửa đổi tháng 05 năm 2000, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.91(72) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2002;
.23 Bổ sung sửa đổi tháng 11 năm 2000, được thông qua b
ằng nghị
quyết MSC.99(73) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2002;
.24 Bổ sung sửa đổi tháng 06 năm 2001, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.117(74) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2003;
.25 Bổ sung sửa đổi tháng 05 năm 2002, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.123(75) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2004;
.26 Bổ sung sửa đổi tháng 12 năm 2002, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.134(76) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2004;
vi
Lêi nãi ®Çu
.27 Bổ sung sửa đổi tháng 12 năm 2002, được thông qua bằng nghị
quyết 1 của Hội nghị các Chính phủ thành viên Công ước quốc tế về
an toàn sinh mạng con người trên biển 1974 và có hiệu lực vào
ngày 01 tháng 07 năm 2004;
.28 Bổ sung sửa đổi tháng 06 năm 2003, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.142(77) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2006;
.29 Bổ sung sửa đổi tháng 05 năm 2004, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.151(78) (quy định II-1/3-6), MSC.152(78) (chương III và
IV và phụ chươ
ng của phụ lục) và MSC.153(78) (chương V), chúng
sẽ có hiệu lực tương ứng vào các ngày 01 tháng 01 năm 2006, 01
tháng 07 năm 2006, và 01 tháng 07 năm 2006;
.30 Bổ sung sửa đổi tháng 05 năm 2004, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.154(78) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2006;
.31 Bổ sung sửa đổi tháng 12 năm 2004, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.170(79) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2006;
.32 Bổ sung sửa đổi tháng 12 năm 2004, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.171(79) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 nă
m 2006;
và
.33 Bổ sung sửa đổi tháng 05 năm 2005, được thông qua bằng nghị
quyết MSC.194(80) và Phụ lục 1 của nghị quyết này có hiệu lực vào
ngày 01 tháng 01 năm 2007;
3 Nghị định thư 1988 của SOLAS đã được sửa đổi bằng bổ sung sửa đổi
tháng 05 năm 2000, được thông qua bằng nghị quyết MSC.92(72) và có hiệu
lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2002 và bằng bổ sung sửa đổi tháng 05 năm
2002, được thông qua bằng nghị quyết MSC.124(75). Các
điều kiện để chúng
có hiệu lực đã thoả mãn vào ngày 01 tháng 07 năm 2003 và các bổ sung sửa
đổi sẽ có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2004. Nghị định thư 1988 cũng
được bổ sung sửa đổi bằng bổ sung sửa đổi tháng 05 năm 2004, được thông
qua bằng nghị quyết MSC.154(78). Tại thời điểm thông qua Uỷ ban An toàn
hàng hải xác định rằng các bổ sung sửa đổi này phải được xem là được chấp
nhậ
n vào ngày 01 tháng 01 năm 2006, trừ khi trước các ngày này có trên một
phần ba các Thành viên Nghị định thư 1988 của SOLAS hoặc các Thành viên
có tổng cộng tổng dung tích đội tàu buôn của họ chiếm không dưới 50% tổng
cộng tổng dung tích đội tàu buôn toàn thế giới, có thông báo phản đối bổ sung
sửa đổi này. Nếu các bổ sung sửa đổi này được chấp nhận, chúng sẽ có hiệu
lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2006.
vii
Lêi nãi ®Çu
Nội dung của ấn phẩm hợp nhất
4 Ấn phẩm này bao gồm nội dung hợp nhất của Công ước SOLAS 1974,
Nghị định thư 1988 của SOLAS, và tất cả các bổ sung sửa đổi sau đó đến và
gồm cả bổ sung sửa đổi tháng 12 năm 2002. Văn bản cuối cùng do Ban thư ký
IMO biên soạn và với mục đích tạo ra sự dễ dàng cho việc tham khảo những
quy định của SOLAS áp dụng từ 01 tháng 07 năm 2004.
5 Ấn phẩm này được chia làm hai phầ
n:
.1 Phần 1, bao gồm các điều khoản, các quy định và giấy chứng nhận
của Công ước SOLAS 1974 và Nghị định thư 1988; và
.2 Phần 2, bao gồm nội dung của nghị quyết A.883(21) về việc áp
dụng toàn cầu và thống nhất hệ thống hài hoà kiểm tra và chứng
nhận (HSSC); danh mục các giấy chứng nhận và hồ sơ* phải được
lưu giữ trên tàu; và danh mục các nghị quyết của các hội ngh
ị Chính
phủ ký kết Công ước SOLAS và nội dung của quy định 12-2,
chương II-1 của Công ước SOLAS.
6 Nhìn chung, các yêu cầu trong văn bản hợp nhất này có thể áp dụng cho
tất cả các tàu, còn các quy định về đóng mới và trang bị áp dụng cho các tàu
được đóng vào hoặc sau ngày được nêu trong mỗi quy định. Để xác định các
quy định về kết cấu và trang bị áp dụng đối với các tàu đóng trước năm 2001,
các văn bản trước
đây của Công ước SOLAS 1974, Nghị định thư 1988 và các
bổ sung sửa đổi phải được xem xét. Ví dụ, các quy định đặc biệt đối với các tàu
khách hiện có chỉ nằm trong phần F, chương II-2 của Công ước nguyên bản
SOLAS 1974 nhưng lại không nêu trong chương II-2 của bổ sung sửa đổi 1981
cũng như trong văn bản hợp nhất này.
7. Các điều khoản của chương I, phụ chương của phụ lụ
c SOLAS 1974 đã
được sửa đổi theo Nghị định thư 1988 của SOLAS được đánh dấu bằng ký hiệu
P88. Không có ký hiệu như vậy nghĩa là các điều khoản của SOLAS 1974 đã
được sửa đổi theo Nghị định thư 1978 của SOLAS, vì theo chương I của Công
ước, các điều khoản này đã được thay thế và xoá bỏ bằng Nghị định thư 1988
của SOLAS bằng các bổ sung sửa đổi được thông qua sau đó.
8 Nhìn chung, ấn phẩm này đưa ra văn bản của SOLAS 1974 và Nghị định
thư 1978 và bao gồm những thay đổi và bổ sung sửa đổi ở dạng văn bản chính
thức.
Đồng thời, có những thay đổi nhỏ về biên tập nhưng không làm thay đổi
nội dung cơ bản, mục đích là để đạt được mức độ chính xác giữa Công ước
SOLAS 1974 và Nghị định thư 1988 cùng các bổ sung sửa đổi. Cụ thể:
*
Danh mục các Giấy chứng nhận bao gồm những mô tả ngắn gọn về mục đích của tất
cả các giấy chứng nhận và hồ sơ được nêu trong đó nhằm giúp cho các nhân viên trên
bờ, các sỹ quan và thuyền trưởng trong việc đánh giá các giấy tờ và giấy chứng nhận
cần thiết cho việc kiểm tra của Chính quyền cảng và thuận lợi cho hoạt động của tàu tại
các cảng.
viii
Lêi nãi ®Çu
.1 Trong khi hệ thống đánh số thập phân được dùng cho các mục và
tiểu mục ở các quy định của chương II-1, II-2, III, IV, V, VI và VII
được viết lại toàn bộ ở các bổ sung sửa đổi 1981, 1983, 1988 và
1991, thì hệ thống đánh số đang dùng vẫn được giữ nguyên trong
chương I, và VIII;
.2 Sử dụng dạng viết tắt khi tham khảo các quy định, các mục và các
chương ở các văn bản được thông qua trong bổ sung sửa đổi 1981
và các b
ổ sung sửa đổi sau đó (ví dụ “quy định II-2/55.5”), trong khi
đó hệ thống tham khảo nguyên bản dùng được giữ nguyên trong
các quy định không được sửa đổi (ví dụ "Quy định 5 của chương
này", "mục (a) của quy định này", );
.3 Thuật ngữ tấn tổng dung tích được thay bằng thuật ngữ tổng dung
tích theo quan điểm của quyết định Đại hội đồng (nghị quyết
A.493(XII)) cho rằng thuật ngữ
tấn tổng dung tích sử dụng trong các
hướng dẫn của IMO phải được hiểu có cùng ý nghĩa như tổng dung
tích được định nghĩa theo Công ước quốc tế về đo dung tích tàu
biển 1969; và
.4 Các giá trị tính bằng đơn vị mét theo hệ thống SI, phù hợp với nghị
quyết A.351(IX).
Lời chú thích
9 Lời chú thích ở trong ấn phẩm hợp nhất này (theo như thông báo của
MSC, không phải là một ph
ần của Công ước nhưng được đưa vào để tiện tra
cứu) dựa theo các bộ luật, các hướng dẫn và các khuyến nghị liên quan đến
một văn bản cụ thể và được Ban thư ký cập nhật cho đến thời điểm xuất bản
này. Đồng thời, các chú giải còn được đưa vào trên cơ sở các văn bản liên
quan của các bộ luật, các hướng dẫn, các khuyến nghị và các quyế
t định khác
của MSC. Trong mọi trường hợp, người đọc cần phải sử dụng những bản mới
nhất của các nội dung cần được tham khảo, cần biết rằng các văn bản này có
thể được sửa đổi hoặc thay thế bằng các nội dung cập nhật kể từ thời điểm
xuất bản ấn phẩm hợp nhất này của Công ước SOLAS 1974,
đã được sửa đổi.
ix
Môc lôc
Mục lục
Phần 1
Các điều khoản của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng
con người trên biển, 1974
2
Các điều khoản của Nghị định thư 1988 liên quan tới Công
ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974
10
Văn bản hợp nhất của phụ lục Công ước quốc tế về an toàn
sinh mạng con người trên biển, 1974, và Nghị định thư 1988
có liên quan
Chương I Quy định chung
15
Chương II-1 Kết cấu – Cơ cấu, phân khoang và ổn định,
thiết bị động lực và thiết bị điện
34
Chương II-2 Kết cấu - Phòng cháy, phát hiện cháy và
dập cháy
144
Chương III Phương tiện và trang bị trí cứu sinh
279
Chương IV Thông tin liên lạc vô tuyến điện
322
Chương V An toàn hàng hải
343
Chương VI Chở hàng
382
Chương VII Chở hàng nguy hiểm
390
Chương VIII Tàu hạt nhân
403
Chương IX Quản lý hoạt động an toàn tàu
407
Chương X Các biện pháp an toàn đối với tàu cao tốc
411
Chương XI-1 Các biện pháp đặc biệt để nâng cao an
toàn hàng hải
414
Chương XI-2 Các biện pháp đặc biệt để nâng cao an
ninh hàng hải
420
Chương XII Các biện pháp an toàn bổ sung đối với tàu
chở hàng rời
433
Phụ chương Các giấy chứng nhận
444
x
Môc lôc
Phần 2
Phụ lục 1 Nghị quyết A.883(21): Thực hiện toàn cầu và thống nhất
hệ thống hài hoà kiểm tra và chứng nhận (HSSC)
511
Phụ lục 2 Các giấy chứng nhận và hồ sơ yêu cầu lưu giữ trên tàu
516
Phụ lục 3 Danh mục các nghị quyết được các Hội nghị SOLAS
thông qua
539
Phụ lục 4 Quy định 12-2 của chương II-1 SOLAS
542
xi
SOLAS, 1974
Phần 1
1
SOLAS, 1974
Các điều khoản của Công ước quốc tế về an toàn
sinh mạng con người trên biển, 1974
CÁC CHÍNH PHỦ KÝ KẾT
MONG MUỐN nâng cao an toàn cho sinh mạng con người trên biển bằng cách
thiết lập các nguyên tắc và quy định thống nhất cho mục đích đó trên cơ sở các
thoả thuận chung,
CHO RẰNG biện pháp tốt nhất để đạt được biện pháp đó là ký kết một Công
ước thay thế Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển,
1960, có quan tâm đến những tiến bộ về khoa học kỹ thu
ật kể từ khi Công ước
đó được ký kết,
ĐÃ THOẢ THUẬN những điều sau đây:
Điều I
Nghĩa vụ chung đối với Công ước
(a) Các quốc gia ký kết có nghĩa vụ áp dụng các quy định của Công ước này
và phụ lục kèm theo nó, phụ lục đó phải được coi như là một phần không thể
tách rời của Công ước này. Tất cả những gì nói về Công ướ
c cũng đồng thời
nói về phụ lục đó.
(b) Các Chính phủ ký kết có nghĩa vụ phải ban hành tất cả các luật lệ, thông
tư, chỉ thị và quy phạm và tất cả các biện pháp cần thiết khác để thực hiện đầy
đủ các quy định của Công ước này, nhằm đảm bảo rằng, theo quan điểm an
toàn sinh mạng con người, tàu phù hợp với công dụng được ấn định củ
a nó.
Điều II
Áp dụng
Công ước này áp dụng cho các tàu treo cờ của các quốc gia mà Chính phủ của
các quốc gia đó là Chính phủ ký kết.
Điều III
Các luật, quy định
Các Chính phủ ký kết có nghĩa vụ thông báo và gửi cho Tổng thư ký của Tổ
chức tư vấn hàng hải liên Chính phủ* (sau đây được gọi là "Tổ chức"):
* Tên gọi của Tổ chức đã được đổi thành "Tổ chức hàng hải quốc tế" (IMO) theo các bổ
sung sửa đổi của Công ước của Tổ chức có hiệu lực từ ngày 22 tháng 5 năm 1982.
2
SOLAS, 1974
(a) Danh sách các tổ chức phi chính phủ, được uỷ quyền hành động thay mặt
cho Chính phủ trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ sinh mạng con người
trên biển, để phổ biến tới các Chính phủ ký kết và Chính phủ ký kết sẽ thông
báo cho các quan chức của họ.
(b) Văn bản về các luật, thông tư, chỉ thị và quy định được ban hành về các
vấn đề khác nhau nằm trong phạm vi của Công ước này;
(c)
Đủ số lượng cần thiết các mẫu giấy chứng nhận ban hành theo các điều
khoản của Công ước để gửi cho các Chính phủ ký kết nhằm mục đích thông
báo cho các quan chức của họ.
Điều IV
Các trường hợp bất khả kháng
(a) Tàu không bị ràng buộc bởi các điều khoản của Công ước này vào thời
điểm bắt đầu một chuyến đi bất k
ỳ, thì không phải tuân thủ các điều khoản của
Công ước này trong trường hợp có sự sai lệch bất kỳ khỏi hành trình dự định
của nó do ảnh hưởng của thời tiết hoặc của bất kỳ trường hợp bất khả kháng
nào khác.
(b) Những người có mặt trên tàu vì lý do bất khả kháng hoặc do thuyền
trưởng buộc phải thực hiện nhiệm vụ chuyên chở những ngườ
i bị đắm tàu hoặc
những người khác sẽ không được tính đến khi kiểm tra việc áp dụng bất kỳ điều
khoản nào của Công ước này cho tàu.
Điều V
Chở người trong trường hợp khẩn cấp
(a) Với mục đích sơ tán con người nhằm tránh mối nguy hiểm đang đe doạ
sự an toàn tính mạng của họ, Chính phủ ký kết có thể cho phép tàu chuyên chở
một s
ố lượng người nhiều hơn số lượng người được Công ước này cho phép
chở trên tàu trong các trường hợp khác.
(b) Việc cho phép này không tước bỏ bất kỳ quyền kiểm tra nào theo Công
ước này của các Chính phủ ký kết khác đối với các tàu này khi chúng vào cảng
của họ.
(c) Chính phủ ký kết tiến hành việc cho phép như vậy phải gửi thông báo về
sự cho phép đó cùng với thuyết trình về hoàn cảnh cho phép đó cho Tổng thư
ký của Tổ chức.
Điều VI
Các Hiệp ước và Công ước có từ trước
(a) Giữa các Chính phủ ký kết, Công ước này thay thế và huỷ bỏ Công ước
quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển được ký tại London ngày 17
tháng 6 năm 1960;
3
SOLAS, 1974
(b) Tất cả các Hiệp ước, Công ước và Hiệp định khác có liên quan tới an
toàn sinh mạng con người trên biển, hoặc các vấn đề có liên quan tới vấn đề
này hiện đang có hiệu lực giữa các Chính phủ tham gia Công ước, vẫn tiếp tục
hoàn toàn có hiệu lực theo thời hạn của chúng đối với:
(i) Các tàu không áp dụng Công ước này,
(ii) Các tàu áp dụng Công ước này nhưng đối với các vấn đề không
được đề cập
đến một cách rõ ràng;
(c) Tuy nhiên, trong trường hợp các Hiệp ước, Công ước hoặc Hiệp định nói
trên mâu thuẫn với các quy định của Công ước này thì các quy định của Công
ước này được ưu tiên;
(d) Tất cả các vấn đề không được đề cập tới trong Công ước này vẫn là đối
tượng lập pháp của các Chính phủ ký kết.
Điều VII
Các quy phạm đặc biệt được soạn thảo trên cơ sở các thoả
thuận
Khi có các quy phạm đặc biệt, phù hợp với Công ước này, được soạn thảo trên
cơ sở giữa tất cả hoặc một số Chính phủ ký kết thì các quy phạm đó phải được
thông báo cho Tổng thư ký của Tổ chức để thông báo cho tất cả các Chính phủ
ký kết biết.
Điều VIII
Bổ sung sửa đổi
(a) Công ước này có thể được sửa đổi theo một trong các th
ủ tục được nêu
ra ở mục dưới đây.
(b) Các sửa đổi sau khi nghiên cứu trong nội bộ Tổ chức:
(i) Bất cứ sửa đổi nào do một Chính phủ ký kết đề xuất phải được trình
lên Tổng thư ký của Tổ chức là người sẽ thông báo về sửa đổi đó
cho tất cả các thành viên của Tổ chức và cho tất cả các Chính phủ
ký kết ít nhất là sáu tháng trướ
c khi xem xét vấn đề đó.
(ii) Bất cứ sửa đổi nào được đề xuất và thông báo như trên đều phải
được chuyển tới Uỷ ban An toàn hàng hải của Tổ chức để nghiên
cứu.
(iii) Các Chính phủ ký kết của các quốc gia dù là thành viên của Công
ước hay không đều có quyền tham gia vào công việc của uỷ ban An
toàn hàng hải để nghiên cứu và thông qua các sửa đổi.
4
SOLAS, 1974
(iv) Các sửa đổi phải được thông qua bằng đa số hai phần ba số các
Chính phủ ký kết có mặt và biểu quyết trong uỷ ban an toàn hàng
hải họp mở rộng như đã nêu trong tiểu mục (iii) của mục này (từ nay
về sau gọi là "Uỷ ban An toàn hàng hải mở rộng") với điều kiện là ít
nhất phải có một phần ba số Chính phủ ký kết có mặt khi biểu quyết.
(v) Các sử
a đổi bổ sung được thông qua như nêu ở tiểu mục (iv) của
mục này phải được Tổng thư ký của Tổ chức thông báo cho toàn
thể các Chính phủ ký kết để chấp nhận.
(vi) (1) Việc sửa đổi một điều khoản của Công ước hoặc Chương I
của Phụ lục phải được coi là được chấp nhận vào ngày nó
được hai phần ba số Chính phủ ký kết chấp nhậ
n.
(2) Việc sửa đổi phụ lục, không phải Chương I, phải được coi là
đã được chấp nhận:
(aa) Sau hai năm kể từ ngày nó được thông báo cho các
Chính phủ ký kết về việc chấp nhận; hoặc
(bb) Sau khoảng thời gian nhất định khác nhưng không dưới
một năm, nếu được quyết định vào thời điểm thông qua
sửa đổi đó bởi đa số hai phần ba số Chính ph
ủ ký kết có
mặt và biểu quyết tại Ủy ban An toàn hàng hải mở rộng.
Tuy nhiên, nếu trong thời gian nêu trên có trên một phần ba số
Chính phủ ký kết hoặc các Chính phủ ký kết có tổng dung tích
đội tàu buôn của họ không nhỏ hơn năm mươi phần trăm tổng
dung tích đội tàu buôn thế giới, thông báo cho Tổng thư ký
của Tổ chức rằng họ phản đối sửa đổi đó thì sửa đổi
đề nghị
đó phải được coi là không được chấp nhận.
(vii) (1) Việc sửa đổi một điều khoản của Công ước hoặc cho chương
I của phụ lục phải có hiệu lực đối với các Chính phủ ký kết đã
chấp nhận nó, sau sáu tháng kể từ ngày mà nó được coi là đã
được chấp nhận, riêng đối với mỗi Chính phủ ký kết đã chấp
nhận nó sau ngày nói trên, thì thời
điểm bắt đầu có hiệu lực sẽ
là sáu tháng kể từ ngày mà Chính phủ ký kết đó chấp nhận
nó.
(2) Việc bổ sung sửa đổi phụ lục, trừ Chương I phải có hiệu lực
sau sáu tháng kể từ ngày việc sửa đổi đó được coi là đã
được chấp nhận đối với tất cả các Chính phủ ký kết trừ các
Chính phủ đã phản đối việc s
ửa đổi đó theo tiểu mục (vi)(2)
của mục này và không rút lại những phản đối đó. Tuy vậy,
trước ngày quy định điều sửa đổi có hiệu lực, bất cứ một
Chính phủ ký kết nào cũng có thể thông báo cho Tổng thư ký
của Tổ chức biết rằng Chính phủ ký kết đó tự miễn cho mình
5
SOLAS, 1974
khỏi sự áp dụng sửa đổi đó trong một thời gian không quá
một năm kể từ ngày sửa đổi đó có hiệu lực hoặc trong một
thời hạn dài hơn do đa số hai phần ba số các Chính phủ ký
kết có mặt và biểu quyết trong Ủy ban An toàn hàng hải mở
rộng quyết định vào thời điểm thông qua việc sửa đổi.
(c) Sửa đổi bằng hội ngh
ị:
(i) Theo yêu cầu của một Chính phủ ký kết được ít nhất một phần ba
số các Chính phủ ký kết tán thành, tổ chức phải triệu tập một hội
nghị các Chính phủ ký kết để xem xét các sửa đổi của Công ước
này.
(ii) Tất cả các sửa đổi được hội nghị này thông qua với đa số hai phần
ba số các Chính phủ ký kết có mặt và biểu quyết, phải đượ
c Tổng
thư ký của Tổ chức thông báo cho tất cả các Chính phủ ký kết để
chấp nhận.
(iii) Trừ khi hội nghị đó quyết định khác, sửa đổi đó phải được coi là
được chấp nhận và có hiệu lực phù hợp với các thủ tục nêu trong
các mục (b)(vi) và (b)(vii) của điều khoản này, với điều kiện là trong
các mục này những gì nói về Uỷ ban An toàn hàng hải mở r
ộng phải
được coi như có nghĩa là nói về hội nghị.
(d) (i) Chính phủ ký kết đã chấp nhận một sửa đổi cho Phụ lục đã có hiệu
lực không được phép gia hạn các giấy chứng nhận theo Công ước
này được cấp cho tàu của quốc gia mà Chính phủ của quốc gia đó,
theo các nội dung ở tiểu mục (b)(vi)(2) của điều khoản này đã phản
đối sự sửa
đổi đó và đã không rút lại sự phản đối đó, nhưng ở đây
chỉ đề cập tới các giấy chứng nhận mà sửa đổi đó nói đến.
(ii) Chính phủ ký kết đã chấp nhận một sửa đổi cho Phụ lục và điều sửa
đổi đó đã có hiệu lực, phải gia hạn các giấy chứng nhận theo Công
ước này được cấp cho các tàu mang cờ c
ủa quốc gia mà Chính phủ
của quốc gia đó, theo các nội dung ở tiểu mục (b)(vii)(2) của điều
khoản này, đã thông báo cho Tổng thư ký của tổ chức rằng Chính
phủ đó tự miễn cho mình khỏi phải thực hiện sửa đổi đó.
(e) Trừ khi được quy định khác đi, bất cứ sửa đổi nào cho Công ước này
được thực hiện theo điều khoản này, có liên quan đến k
ết cấu của tàu, chỉ được
áp dụng cho các tàu có sống chính được đặt hoặc ở giai đoạn đóng mới tương
tự vào hoặc sau ngày sửa đổi có hiệu lực.
6
SOLAS, 1974
(f) Bất cứ tuyên bố nào về việc chấp nhận, hoặc phản đối, một sửa đổi hoặc
bất cứ một thông báo nào được đưa ra theo tiểu mục (b)(vii)(2) của điều này
phải được đệ trình bằng văn bản cho Tổng thư ký của Tổ chức để thông báo tới
tất cả các Chính phủ ký kết về vấn đề được báo cáo và ngày nhận được.
(g) T
ổng thư ký của Tổ chức phải thông báo cho tất cả các Chính phủ ký kết
về các sửa đổi có hiệu lực theo điều khoản này và ngày có hiệu lực của từng
sửa đổi.
Điều IX
Ký kết, phê chuẩn, chấp nhận, thông qua và tán thành
(a) Công ước được để nghỏ cho việc ký kết tại trụ sở trung ương của Tổ
chức từ ngày 1 tháng 11 năm 1974 đến 1 tháng 7 năm 1975 và t
ừ đó trở đi sẽ
được để nghỏ để tán thành. Các Quốc gia có thể trở thành thành viên của Công
ước này bằng cách:
(i) Ký kết không bảo lưu quyền phê chuẩn, chấp nhận hoặc thông qua;
hoặc
(ii) Ký kết có bảo lưu quyền phê chuẩn, chấp nhận hoặc thông qua;
hoặc
(iii) Tán thành.
(b) Sự phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hoặc tán thành phải được thực hiện
bằng việc gửi v
ăn bản lên Tổng thư ký của Tổ chức.
(c) Tổng thư ký của Tổ chức phải thông báo tới tất cả các Quốc gia đã ký kết
hoặc tán thành Công ước này về việc ký kết hoặc về việc gửi văn bản phê
chuẩn, chấp nhận, thông qua hoặc tán thành và ngày gửi các văn bản đó.
Điều X
Ngày có hiệu lực
(a) Công ước này có hiệu lực sau mười hai tháng kể t
ừ ngày có ít nhất hai
lăm quốc gia, mà tổng dung tích đội tàu buôn của các quốc gia đó không nhỏ
hơn năm mươi phần trăm tổng dung tích đội tàu buôn thế giới, trở thành thành
viên của Công ước này phù hợp với điều IX.
(b) Các văn bản phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hoặc tán thành được gửi
cho Tổng thư ký của Tổ chức sau ngày Công ước này có hiệu lực thì sẽ có hiệu
lực sau ba tháng kể từ ngày g
ửi văn bản.
7
SOLAS, 1974
(c) Sau ngày mà sửa đổi cho Công ước này được coi là được chấp nhận
theo điều VIII, bất cứ văn bản phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hoặc tán thành
nào được gửi cho Tổng thư ký của Tổ chức phải áp dụng theo Công ước đã
được sửa đổi.
Điều XI
Huỷ bỏ
(a) Công ước này có thể được bất kỳ Chính phủ ký kết nào huỷ bỏ vào bất kỳ
th
ời điểm nào sau năm năm kể từ ngày Công ước này có hiệu lực đối với Chính
phủ đó.
(b) Việc huỷ bỏ được thực hiện bằng việc gửi văn bản huỷ bỏ cho Tổng thư
ký của Tổ chức, là người sẽ thông báo cho tất cả các Chính phủ ký kết khác về
những văn bản huỷ bỏ đã nhận được và ngày nhận
được văn bản đó cũng như
ngày mà những huỷ bỏ này có hiệu lực.
(c) Việc huỷ bỏ được thực hiện sau một năm hoặc sau một thời gian dài hơn
nếu thời hạn đó được nêu trong văn bản huỷ bỏ, kể từ ngày Tổng thư ký của Tổ
chức nhận được văn bản này.
Điều XII
Lưu giữ và
đăng ký
(a) Công ước này phải được Tổng thư ký của Tổ chức lưu giữ; Tổng thư ký
của Tổ chức phải chuyển các bản sao chính xác được xác nhận cho Chính phủ
của tất cả các Quốc gia đã ký kết hoặc thừa nhận Công ước này.
(b) Ngay sau khi Công ước này có hiệu lực, văn bản của nó phải được Tổng
thư ký của Tổ chức gửi cho Tổng th
ư ký Liên hiệp quốc để đăng ký và công bố
phù hợp với điều 102 của Hiến chương Liên hiệp quốc.
Điều XIII
Ngôn ngữ
Công ước này được lập thành các bản sao riêng bằng tiếng Trung quốc, Anh,
Pháp, Nga và Tây Ban Nha, các bản này có giá trị ngang nhau. Các bản dịch
chính thức bằng tiếng A Rập, Đức và Italia phải được chuẩn bị và lưu giữ cùng
với bản gốc đã được ký.
8
SOLAS, 1974
ĐỂ XÁC NHẬN điều nói trên, những người ký tên dưới đây* được Chính phủ
của họ uỷ nhiệm toàn quyền cho mục đích này, đã ký vào Công ước này.
THỰC HIỆN TẠI LONDON ngày một tháng mười một năm một ngàn chín trăm
bảy mươi tư.
*
Không đưa các chữ ký vào văn bản này.
9
NghÞ ®Þnh th− 1988
Nghị định thư 1988 liên quan của Công ước quốc tế
về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974
CÁC THÀNH VIÊN CỦA NGHỊ ĐỊNH THƯ NÀY,
VỚI TƯ CÁCH là các thành viên của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng
con người trên biển, 1974, thực hiện tại London ngày 01 tháng 11 năm 1974,
THỪA NHẬN việc cần thiết phải đưa các điều khoản về kiểm tra và cấp giấy
chứng nhận vào Công ước nêu trên theo hệ thống hài hoà cùng với các văn
kiện quốc tế khác,
CHO RẰNG mục đích này có thể đạ
t được tốt nhất là bằng cách ký kết một
Nghị định thư liên quan tới Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người
trên biển, 1974,
ĐÃ THOẢ THUẬN điều sau đây:
Điều I
Nghĩa vụ chung
1 Các thành viên của Nghị định thư này có nghĩa vụ áp dụng có hiệu quả
các quy định của Nghị định thư và các phụ lục kèm theo, nó được coi như một
phần không thể tách rời của Nghị định thư này. Tất cả những điều nói về nghị
định thư đồng thời cũng có nghĩa là nói về phụ lục đó.
2 Tàu của nước là thành viên của Nghị định thư này khi áp dụng các quy
định của Công ước quốc tế về An toàn sinh mạng con người trên biển, 1974
cũng như bổ sung (sau đây gọi là "Công ước") sẽ phải áp dụng cả những bổ
sung và sửa đổi nêu trong nghị định thư này.
3 Đối với những tàu của quốc gia không phải là thành viên của Công ước
và nghị định thư này thì các thành viên của Nghị định thư này sẽ áp dụng
những yêu cầu của Công ước và Nghị định thư này đến mức độ cần thiết để
đảm bảo rằng những tàu như vậy sẽ không được đối xử thi
ện chí hơn nữa.
Điều II
Điều ước trước
1 Đối với những thành viên của Nghị định thư này, Nghị định thư này thay
thế cho Nghị định thư 78 liên quan của Công ước.
2 Bất kể các quy định khác của Nghị định thư này, giấy chứng nhận hiện
hành bất kỳ được cấp theo và phù hợp với các quy định của Công ước và phụ
bả
n hiện hành bất kỳ của giấy chứng nhận như vậy, được cấp theo và phù hợp
với các quy định của Nghị định thư 1978 của Công ước khi Nghị định thư này
10
NghÞ ®Þnh th− 1988
có hiệu lực đối với các Thành viên đã cấp giấy chứng nhận hoặc phụ bản, sẽ
vẫn có hiệu lực đến ngày hết hạn theo quy định của Công ước và Nghị định thư
1978 liên quan của Công ước.
3 Thành viên của Nghị định thư này không được cấp các giấy chứng nhận
theo và phù hợp với Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên
biển 1974, được thông qua ngày 1 tháng 11 năm 1974.
Điều III
Thông tin liên lạc
Các thành viên của Nghị định thư này có trách nhiệm liên lạc và gửi cho Tổng
thư ký Tổ chức Hàng hải quốc tế (sau đây gọi là "Tổ chức"):
(a) các văn bản luật, thông tư, chỉ thị và quy định được ban hành về các
vấn đề khác nhau nằm trong phạm vi của Nghị định này;
(b) một bản danh sách các thanh tra viên được chỉ định hoặc các tổ
chức được công nh
ận thực hiện các công việc thay mặt Chính
quyền hàng hải giải quyết các việc về an toàn sinh mạng con người
trên biển để thông báo tới các Thành viên về những thông tin cần
thiết từ các cán bộ của họ và thông báo cho tổ chức về các điều
kiện và trách nhiệm cụ thể được uỷ quyền cho các thanh tra viên
được chỉ định hoặc các tổ chức được công nhận; và
(c) số lượng đủ các biểu m
ẫu giấy tờ, giấy chứng nhận của mình cấp
theo các quy định của Nghị định thư này.
Điều IV
Ký kết, phê chuẩn, chấp nhận, thông qua và tán thành
1 Nghị định thư này sẽ được để nghỏ để các nước ký kết tại trụ sở chính
của Tổ chức từ 1 tháng 3 năm 1989 đến ngày 28 tháng 2 năm 1990 và từ đó sẽ
để nghỏ để tán thành. Theo quy định củ
a mục 3, các quốc gia có thể trở thành
thành viên của Nghị định này bằng cách:
(a) ký kết không bảo lưu quyền phê chuẩn, chấp nhận hoặc thông qua;
hoặc
(b) ký kết có bảo lưu quyền phê chuẩn, chấp nhận hoặc thông qua rồi
sau đó phê chuẩn, chấp nhận hoặc thông qua; hoặc
(c) tán thành.
2 Việc phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hoặc tán thành sẽ có hiệu lực
bằng cách các quốc gia phải gửi văn bả
n tới Tổng thư ký của Tổ chức.
11
NghÞ ®Þnh th− 1988
3 Chỉ những quốc gia nào ký mà không bảo lưu quyền phê chuẩn, chấp
nhận, thông qua hoặc tán thành Công ước này mới có thể ký Nghị định thư này
không bảo lưu quyền phê chuẩn, chấp nhận thông qua hoặc tán thành.
Điều V
Hiệu lực
1 Nghị định thư này sẽ có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày cả hai điều kiện
sau thoả mãn:
(a) không ít hơn 15 quốc gia với đội tàu có tổng dung tích không ít hơ
n
50% tổng dung tích đội tàu quốc tế trở thành thành viên của Nghị
định thư theo điều IV, và
(b) điều kiện bắt đầu có hiệu lực của Nghị định thư 1988 liên quan của
Công ước quốc tế về mạn khô, 1966 đã thoả mãn,
với điều kiện Nghị định thư này không có hiệu lực trước ngày 1 tháng 2 năm
1992.
2 Đối với các quốc gia gửi văn bản phê chu
ẩn, chấp nhận, thông qua hoặc
tán thành Nghị định thư này sau khi các điều kiện để Nghị định thư có hiệu lực
đã thoả mãn những trước ngày có hiệu lực, thì ngày có hiệu lực được lấy là
ngày có hiệu lực của Nghị định thư này hoặc chậm sau 3 tháng kể từ ngày gửi
văn bản tới Tổ chức, lấy ngày muộn hơn.
3 Các văn bản phê chuẩn, ch
ấp nhận, thông qua hoặc tán thành được gửi
đi sau ngày Nghị định thư này có hiệu lực sẽ có hiệu lực sau 3 tháng kể từ ngày
gửi văn bản.
4 Sau ngày có sửa đổi bổ sung cho Nghị định thư này được coi là đã được
chấp nhận theo điều VI, thì bất kỳ văn bản nào về phê chuẩn, chấp nhận, thông
qua hoặc tán thành được gửi đi đều được áp dụng theo Nghị
định thư này đã
sửa đổi.
Điều VI
Sửa đổi
Thủ tục sửa đổi đưa ra trong điều VIII của Công ước này phải được áp dụng để
sửa đổi đối với Nghị định thư này, với điều kiện:
(a) thực hiện theo điều khoản của Công ước và các Chính phủ thành
viên nghĩa là thực hiện theo Nghị định thư
này và các thành viên
của nghị định thư này tương ứng;
12
NghÞ ®Þnh th− 1988
(b) những sửa đổi cho các điều của Nghị định thư này và cho Phụ lục
của nó phải được thông qua và có hiệu lực phù hợp với thủ tục áp
dụng sửa đổi cho những điều của Công ước hoặc chương I của
Phụ lục; và
(c) những sửa đổi của phụ chương của Phụ lục của Nghị định thư này
có thể đượ
c thông qua và có hiệu lực phù hợp với các thủ tục áp
dụng những sửa đổi của Phụ lục Công ước không phải chương I.
Điều VII
Huỷ bỏ
1 Nghị định thư này có thể bị huỷ bỏ bởi bất kỳ Thành viên nào vào bất kỳ
thời điểm nào trong thời gian 5 năm kể từ ngày Nghị định thư này bắt đầu có
hiệu lực
đối với Thành viên đó.
2 Việc huỷ bỏ phải được thực hiện bằng cách gửi văn bản huỷ bỏ cho Tổng
thư ký của Tổ chức.
3 Việc huỷ bỏ sẽ được thực hiện sau một năm hoặc sau một thời gian dài
hơn nếu như thời hạn đó đã nêu trong văn bản, kể từ ngày Tổng thư ký của Tổ
chức nhận được văn bản đó.
4 Việc thành viên huỷ bỏ Công ước cũng coi như là thành viên đó huỷ bỏ
Nghị định thư này. Việc huỷ bỏ như thế sẽ có hiệu lực cùng ngày huỷ bỏ Công
ước có hiệu lực theo điều XI mục (c) của Công ước.
Điều VIII
Bảo quản
1 Nghị định thư này sẽ do Tổng thư
ký Tổ chức bảo quản (sau đây gọi là
"người bảo quản").
2 Người bảo quản phải:
(a) thông báo cho tất cả các nước đã ký hoặc tán thành Nghị định thư
này biết về:
(i) mỗi việc ký kết mới hoặc gửi văn bản phê chuẩn, chấp nhận,
thông qua hoặc tán thành cùng ngày tháng của nó;
(ii) ngày bắt đầu có hiệu lực của Nghị định thư này;
(iii) việc gử
i bất kỳ văn bản huỷ bỏ Nghị định thư này kèm theo
ngày nhận được văn bản và ngày huỷ bỏ bắt đầu có hiệu lực;
13
NghÞ ®Þnh th− 1988
(b) gửi các bản sao được xác nhận của Nghị định thư này cho tất cả
các quốc gia đã ký hoặc tán thành Nghị định thư này.
3 Ngay khi Nghị định thư này bắt đầu có hiệu lực, người bảo quản phải gửi
một bản sao chính thức đã được xác nhận cho Tổng thư ký Liên hiệp quốc để
đăng ký và công bố phù hợp điều 102 của Hiến chương Liên hiệp qu
ốc.
Điều IX
Ngôn ngữ
Nghị định thư này được lập thành một bản chính bằng tiếng A Rập, Trung
Quốc, Anh, Pháp, Nga và Tây Ban Nha, các bản này có giá trị như nhau. Các
bản dịch chính thức bằng tiếng Italia phải được chuẩn bị và bảo quản cùng với
bản gốc đã được ký.
THỰC HIỆN TẠI LUÂN ĐÔN ngày 11 tháng 11 năm 1988.
XÁC NHẬN NHỮNG ĐIỀU NÊU TRÊN, những người ký tên dưới
đây* được
Chính phủ của mình uỷ quyền ký Nghị định thư này.
*
Không đưa các chữ ký vào văn bản này.
14
Ch−¬ng I
Văn bản hợp nhất của
phụ lục Công ước SOLAS 1974
CHƯƠNG I
Quy định chung
Phần A - Phạm vi áp dụng, các định nghĩa,
1 Phạm vi áp dụng
17
2 Các định nghĩa
17
3 Các trường hợp ngoại lệ
18
4 Miễn giảm
18
5 Thay thế tương đương
19
Phần B - Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận
P88 6 Giám sát và kiểm tra 20
P88 7 Kiểm tra tàu khách 21
P88 8 Kiểm tra trang thiết bị cứu sinh và các thiết bị khác của tàu hàng 22
P88 9 Kiểm tra thiết bị vô tuyến điện của tàu hàng 24
P88 10 Kiểm tra kết cấu, thiết bị động lực và trang thiết bị của tàu hàng 24
P88 11 Duy trì các trạng thái sau kiểm tra 26
P88 12 Cấp hoặc xác nhận các giấy chứng nhận 27
P88 13 Giấy chứng nhận do Chính phủ khác cấp hoặc xác nhận 28
P88 14 Thời hạn và hiệu lực của các giấy chứng nhận 28
P88 15 Mẫu các giấy chứng nhận và danh mục trang thiết bị 31
P88 16 Tính sẵn sàng của các giấy chứng nhận và danh mục trang thiết bị 31
17 Chấp nhận các giấy chứng nhận 31
18 Phụ bản của giấy chứng nhận
31
P88 19 Kiểm soát 32
20 Đặc quyền 32
15
Ch−¬ng I
Phần C - Tai nạn
21 Tai nạn
33
16
Ch−¬ng I
Phần A
Phạm vi áp dụng, các định nghĩa,
Quy định 1
Phạm vi áp dụng
(a) Trừ khi có quy định khác, Công ước này chỉ áp dụng cho các tàu hoạt
động tuyến quốc tế.
(b) Các cấp tàu trong từng chương sẽ được định nghĩa chính xác hơn và
phạm vi áp dụng cũng sẽ được nêu rõ trong từng chương đó.
Quy định 2
Các định nghĩa
Các định nghĩa sau đây được áp dụng cho Công ước này, trừ các trường hợp
được quy định đặc biệ
t khác:
(a) Các quy định có nghĩa là các quy định được nêu trong phụ lục này của
Công ước này.
(b) Chính quyền hàng hải có nghĩa là Chính phủ của quốc gia mà tàu mang
cờ.
(c) Được duyệt có nghĩa là được Chính quyền hàng hải chấp nhận.
(d) Chuyến đi quốc tế có nghĩa là một chuyến đi từ một nước có áp dụng
Công ước này đến một cảng ngoài nước đó, hoặc ngược l
ại.
(e) Hành khách là những người trừ:
(i) Thuyền trưởng và thuyền viên hoặc những người khác được thuê
hoặc có công việc nào đó trên tàu có liên quan đến hoạt động của
tàu, hoặc
(ii) Trẻ em dưới một tuổi.
(f) Tàu khách là tàu chở trên 12 hành khách.
(g) Tàu hàng là tàu không phải là tàu khách.
(h) Tàu dầu là tàu hàng được đóng hoặc được trang bị để chở xô hàng lỏng
dễ bắt lửa.
(i) Tàu đánh cá là tàu được dùng
để đánh bắt cá, cá voi, hải cẩu, cá moóc
hoặc các nguồn hải sản khác.
(j) Tàu hạt nhân là tàu được trang bị thiết bị động lực hoạt động bằng năng
lượng hạt nhân.
17