Đề tài : Hiện trạng dinh dưỡng
của trẻ em Việt Nam hiện nay
*Mục lục
Dinh dưỡng cho trẻ em
1. Đặc điểm cơ thể trẻ em
2. Nhu cầu dinh dưỡng trẻ em
- Nhu cầu năng lượng
- Nhu cầu Protein
- Nhu cầu Lipid
- Nhu cầu Gluxit
- Nhu cầu chất khoáng
- Nhu cầu vitamin
3. Lựa chọn thức ăn và chế độ ăn cho trẻ em
- Lựa chọn thức ăn
- Chế độ ăn của trẻ
- Thực trạng suy dinh dưỡng và béo phì ở trẻ em Việt
Nam hiện nay
Không chỉ đối với người lớn mà trẻ nhỏ cũng rất cần được cung
cấp một chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý với 4 nhóm thực phẩm
chính: chất đường bột; béo; đạm; vitamin và khoáng chất. Nhóm
chất bột đường (bột, cháo, cơm…) là nguồn cung cấp năng lượng
chính trong khẩu phần hàng ngày của bé. Chất đạm (thịt, cá,
đậu…) với chức năng chính là tạo hình như giúp cơ thể bé xây
dựng cơ bắp, tạo kháng thể, đặc biệt là sự phát triển tế bào não và
cung cấp một phần nhỏ năng lượng (14-15%). Chất béo vừa cung
cấp năng lượng, tăng khả năng ngon miệng lại giúp trẻ hấp thu tốt
các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K. Vitamin và
khoáng chất đóng vai trò rất quan trọng với việc phát triển, tăng
trưởng, điều hòa các chuyển hóa trong cơ thể của trẻ cũng như
tăng cường sức đề kháng phòng chống bệnh tật. Việc thiếu hụt một
trong các chất này sẽ dẫn tới tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng,
ảnh hưởng không tốt đến sự tăng trưởng và phát triển của bé cả về
thể lực và trí tuệ. Ăn nhiều chưa hẳn là đủ. Đó có lẽ là một nghịch
lý trong các bữa ăn của trẻ hiện nay.
I Đặc điểm cơ thể trẻ em
Cơ thể trẻ em luôn luôn biến đổi và phát triển về trọng lượng và
tinh thần.Các cơ quan trong cơ thể đang hoàn chỉnh dần dần.Các bộ
phận chưa đạt đến mức độ ổn định cần thiết vì thế chỉ cần một thay đổi
nhỏ cũng dẫn đến những rối loạn nghiêm trọng
1.Miệng
1.1. Hốc miệng:
Ở trẻ bú mẹ, hốc miệng nhỏ, vòm thẳng, các cơ môi pháttriển mạnh, lợi
có nhiều nếp nhăn. Những đặc điểm này có tác dụng rất lớn đối với động tác
bú. Niêm mạc miệng mềm mại, khô, có nhiều mạch máu nên dễ bị tổn
thương, dễ bị các bệnh nấm ở miệng.
1.2. Lưỡi :
Tương đối to, rộng và dày ở lứa tuổi sơ sinh và bú mẹ. Đặc điểm này
làm cho trẻ mút có hiệu quả hơn.
1.3. Tuyến nước bọt:
Tuyến nước bọt trẻ sơ sinh còn ở trong tình trạng sơ khai, chưa biệt hóa.
Đến tháng thứ 3 - 4 mới phát triển hoàn toàn. Cùng vớisự phát triển của hệ
thần kinh, số lượng nước bọt tăng dần lên. Đến tháng thứ 4 - 5, nước bọt trẻ
tiết ra nhiều thường gọi là hiện tượng chảy nước bọt sinh lý do có sự kích
thích của mầm răng vào dây thần kinh số V. pH nước bọt toan nhẹ hoặc
trung tính (6 - 7,8).
2. Răng:
Thường trẻ bắt đầu mọc răng từ 5 - 6 tháng cho đến 24 tháng thì hết mọc
răng sữa. Từ 6 tuổi trở đi, răng sữa được thay bằng răng vĩnh viễn. Để cho
hàm trẻ hình thành và phát triển đúng, cần cho trẻ nhai thức ăn cứng khi trẻ
mọc đủ răng. Nếu không, xương hàm sẽ chậm phát triển làm cho 2 hàm răng
cắn vào nhau không khớp.
3. Thực quản:
Thực quản trẻ sơ sinh có hình chóp nón, người lớn có hình trụ. Vách
thực quản trẻ em mỏng, cơ chun, tổ chức đàn hồi chưa phát triển. Các tuyến
ít nhưng có nhiều mạch máu. Đường kính ống thực quản trẻ em:
Dưới 2 tháng: 0,9 cm.
2 - 6 tháng: 0,9 - 1,2 cm.
9 - 18 tháng: 1,2 - 1,5 cm.
2 - 6 tuổi: 1,3 - 1,7 cm.
Chiều dài ống thực quản (X) được tính từ răng đến tâm vị theo công thức:
X = 1/5 chiều cao cơ thể + 6,3 cm.
4. Dạ dày:
4.1. Đặc điểm giải phẫu và tổ chức học:
- Đặc điểm giải phẫu: Dạ dày của trẻ sơ sinh thường nằm ngang và tương
đối cao, đến lúc biết đi mới theo tư thế đứng dọc. Hình thể dạ dày có
hìnhtròn khi mới sinh, đến 1 tuổi có hình thuôn dài, đến 7 - 11 tuổi có hình
thể như người lớn. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào sự phát triển của lớp cơ dạ
dày và tính chất thức ăn.
- Dung tích dạ dày: Sơ sinh: 30 - 35 ml; 3 tháng: 100 ml; 1 tuổi: 250 ml.
- Tổ chức học: Lớp cơ phát triển yếu nhất là cơ thắt tâm vị, còn cơ thắt môn
vị phát triển tốt và đóng rất chặt. Do đó trẻ có hiện tượng bị nôn trớ sau khi
ăn.
4.2. Cử động của dạ dày:
Cử động dạ dày là các sóng nhu động đi từ tâm vị đến môn vị và những
co bóp đóng mở môn vị và tâm vị. Những rối loạn về cử động dạ dày là tăng
hoặc giảm trương lực. Ở trẻ sơ sinh, hay gặp thể co thắt môn vị, gây nôn rất
nhiều.
4.3. Chức phận bài tiết của dạ dày:
Độ toan dịch vị trẻ em từ 5,8 - 3,8; ngày càng tăng lên theo tuổi. Ở trẻ
lớn, pH gần bằng người lớn (1,5 - 2).
Thành phần dịch vị trẻ em như người lớn nhưng hoạt tính kém hơn, các men
gồm có: Pepsine, Labferment và Lipaza. Lipaza chỉ có tác dụng với mỡ nhũ
tương mà thôi. Trong sữa mẹ có lipaza do đó mỡ trong sữa mẹ được tiêu
hóa, hấp thu tốt hơn trong sữa bò.
4.4. Chức phận tiêu hóa thức ăn ở dạ dày:
Đối với trẻ bú mẹ, 25% số lượng được hấp thu ở dạ dày kể cả protide và
lipide. Thời gian sữa mẹ ở dạ dày là 2 - 2 giờ 30, sữa bò là 3 - 4 giờ.
5. Ruột:
5.1. Đặc điểm giải phẫu và sinh lý:
Ruột trẻ em tương đối dài hơn ruột người lớn (so với chiều cao cơ
thể). 6 tháng đầu ruột dài gấp 6 lần chiều cao cơ thể, người lớn chỉ dài
gấp 4 lần.
Niêm mạc ruột có nhiều nhung mao, nhiều nếp nhăn, nhiều mạch máu
nên có thể hấp thu được một số sản phẩm trung gian, nhưng cũng làm
cho vi khuẩn dễ xâm nhập. Mạc treo ruột tương đối dài, manh tràng ngắn
và di động nên trẻ dễ bị xoắn ruột và cũng vì thế nên vị trí ruột thừa
không cố định, chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ em khó hơn người lớn.
Trực tràng tương đối dài, niêm mạc lỏng lẻo, do đó khi bị lỵ, ho gà dễ bị
sa xuống.
5.2. Chức phận của ruột:
Ruột trẻ có 3 chức năng chính là: tiêu hóa, hấp thu và vận động.
Các men tiêu hóa ở ruột gồm có: Erepsin, Amylaza, Lipaza, Maltaza,
Invectin, Enterokinaza.
Tuy vậy, hoạt tính của các men còn kém. Thời gian thức ăn ở ruột
trung bình từ 12 - 16 giờ. Thời gian thức ăn lưu lại tại ruột non ở trẻ bú
mẹ nhanh hơn trẻ lớn và người lớn. Ở trẻ bú mẹ, trung bình là 6 - 8 giờ,
tuy nhiên thời gian này còn phụ thuộc vào tính chất của thức ăn.
5.3. Đặc điểm vi trùng ở ruột trẻ em:
- Những vi khuẩn thường gặp là: tụ cầu, liên cầu, phế cầu, perfringens.
- Trẻ bú mẹ và chăm sóc vệ sinh tốt thì vi khuẩn Bifidus, B. lactis
aerogenes, B. acidophilus chiếm ưu thế. Do trong sữa mẹ có đường lactose
có tác dụng tốt đối với trực khuẩn bifidus và ức chế vi khuẩn E.coli. Trẻ ăn
nhân tạo thì vi khuẩn E. Coli có nhiều do trong sữa bò có loại đường lactose
thích hợp cho vi khuẩn E. Coli phát triển. Tác dụng tích cực của vi khuẩn là
làm thành hàng rào ngăn các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập, làm tăng quá
trình tiêu hóa chất đạm, mỡ, đường, tham gia vào sự tổng hợp vitamin nhóm
B, vitamin K. - Khi khuẩn chí đường ruột bị rối loạn có thể làm tăng các sản
phẩm độc, ức chế hoạt động của các men tiêu hoá. Những yếu tố ảnh hưởng
xấu đến khuẩn chí đường ruột là tình trạng suy dinh dưỡng, sử dụng kháng
sinh phổ rộng bừa bãi.
6. Tụy:
Ngay từ mới sinh, chức phận tụy tương đối đã phát triển và hoạt động.
Dịch tụy được bài tiết ngay sau khi ăn. Các men của tuỵ gồm Trypsin,
Lipaza, Amylaza, Maltaza; tác dụng của các men này cũng như ở người lớn.
Tuỵ có 2 chức phận: nội tiết sản xuất ra Insulin; ngoại tiết sản xuất ra các
men tuỵ đổ vào tá tràng.
7. Gan:
- Gan của trẻ em tương đối lớn. Ở trẻ sơ sinh nó chiếm 4,4% trọng lượng
cơ thể, người lớn chỉ chiếm 2,4%. Ở trẻ sơ sinh, thùy gan tráito hơn thùy gan
phải, sau đó gan phải phát triển rất nhanh và to hơn. Hình chiếu của gan trên
thành bụng khác với người lớn, giới hạn trên theo đường vú phải ở gian
sườn V và VI, giới hạn dưới:
Dưới mũi ức Dưới bờ sườn phải
Trẻ sơ sinh 3 - 4 cm 2,5 - 3cm
1 - 2 tuổi 3 - 4 cm 2 cm
3 - 7 tuổi 2 - 3 cm 1 cm
- Gan đóng vai trò lớn trong việc trao đổi các chất protid, glucid, lipid và
các vitamin.
- Gan tạo và bài tiết mật để kích thích các enzym trong ruột đồng thời để
tiêu hóa mỡ.
- Gan là bộ phận sinh ra tế bào máu trong thời kỳ bào thai. Sau sinh nếu
trẻ bị thiếu máu thì khả năng này vẫn còn tiếp tục.
- Gan là bộ phận chống độc quan trọng.
- Gan còn là nguồn sinh nhiệt vì gan tạo ra và tích trữ glycogen từ đường
và các chất không phải đường.
II Nhu cầu dinh dưỡng trẻ em
1.Dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 12 tháng tuổi
Sữa mẹ là dịch thể sinh học tự nhiên, với đầy đủ năng lượng và tất cả các chất dinh
dưỡng cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng của trẻ nhỏ trong khoảng thời gian từ 4
đến 6 tháng đầu của cuộc sống.
1.1. Vai trò của sữa mẹ
Sữa mẹ chứa chất protein, chất lipit thích hợp nhất cho đứa trẻ, với một
lượng thỏa mãn nhu cầu cơ thể trẻ những ngày đầu, những tháng đầu (4-6
tháng). Sữa mẹ dễ tiêu hoá, hấp thu nhanh, trẻ mau đói, hay ăn (sữa mẹchứa
một loại enzym đặc biệt giúp tiêu hoá chất béo).
Sữa mẹ chứa nhiều lactose hơn các loại sữa khác, có đủ các loại
vitamin cần thiết cho trẻ.
Sữa mẹ có đủ chất sắt cho sự lơn của trẻ những tháng đầu (dưới 6
tháng).
Sữa mẹ có đủ nước cung cấp cho cơ thể trẻ ngay cả khi trời nóng.
Sữa mẹ còn có đủ lượng muối, canxi và photpho thích hợp với cơ thể
trẻnhỏ.Ðặc biệt trong sữa non và sữa mẹ thời kỳ đầu có taurine (là một axit
amino sylfuric tự do) ở nồng độ cao (sữa mẹ giai đoạn cho con bú kéo dài
thì lượng taurine giảm dần).
Chất taurine
Taurine có chức năng rất quan trọng đối với trẻ nhỏ ngay từ những ngày
đầu.
+ Taurine tham gia vào sự phát triển mạnh mẽ của não bộ và võng mạc mắt
(sự phát triển sớm của vài vùng của hệ thần kinh trung ương như ở cầu não,
hạ đồi, vùng thị giác - liên quan đến nồng độ taurine rất cao trong những mô
này).
+ Taurine còn tham gia trong việc phòng ngừa bất thường của võng mạc mắt
và kết hợp với a xít mật để tiêu hóa chất béo
Sữa mẹ - nguồn dinh dưỡng tuyệt vời
Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng và tăng sức đề kháng cho trẻ, tiếp tục
phòng bệnh và giúp trẻ nhỏ phát triển đến 2 năm tuổi.
Sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo nhất (phần lớn được hấp thu vào cơ thể, ít chất
bã thải ra ngoài). Có trẻ bú mẹ, không đi tiêu trong một vài ngày, nhưng
không phải là táo bón (vì phân không cứng mà vẫn mềm, tự có khi trẻ phải
rặn), điều đó là bình thường ở trẻ bú sữa mẹ.
Sữa mẹ còn là vũ khí chống béo phì cho trẻ trong tương lai. Theo công
bốcủa các nhà khoa học Ðức và Hoa Kỳ cho biết: nếu bé mới sinh được bú
sữa mẹ liên tục từ 3 đến 5 tháng thì giảm được 1/3 nguy cơ mắc chứng béo
phì vào lứa tuổi từ 5 đến 6 so với các bé sau sinh chỉ được nuôi "chay" bằng
sữa nhân tạo. Ngoài ra, nếu nuôi bé bằng sữa mẹ cho tới 6-12 tháng tuổi thì
chỉ có 43% trẻ em bị mắc chứng béo phì
Với đặc trưng riêng, sữa mẹ luôn luôn ở trong điều kiện hoàn hảo nhất cho
bé, ngay cả khi người mẹ bị bệnh, hay lúc mang thai, khi có kinh hoặc cơ thể
thiếu dinh dưỡng.
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất bởi nó hoàn chỉnh nhất, dễ hấp thu nhất và thích
hợp nhất đối với trẻ sơ sinh cho đến khi ăn bổ sung (tới khoảng 4-6 tháng
tuổi). Không một loại sữa động vật nào sánh được, không một loại thực
phẩm nào có thể thay thế được sữa mẹ
Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ từ 1 - 3 tuổi
Khi bé sau 1 tuổi, lượng sữa bú mẹ hay bú bình đều đã giảm. Giai đoạn ăn
dặm đã qua và bé đã có thể ăn các loại thức ăn cứng. Điều quan trọng lúc
này là một chế độ ăn đa dạng, đáp ứng nhu cầu cho cơ thể bé.
Giai đoạn bé từ 1 – 3 tuổi, đây chính là thời điểm để chuyển từ các thức ăn
dành riêng cho bé sang các thức ăn chung của cả gia đình. Sau 1 tuổi, lượng
sữa bú mẹ đã giảm. Điều quan trọng lúc này là bé cần có một chế độ ăn đa
dạng, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu cơ thể. Tuy nhiên, đây
cũng là thời điểm mà sự tăng trưởng của cơ thể bé đang chậm lại, vì thế
cũng làm giảm cảm giác thèm ăn. Trong khi đó, nhu cầu của bé lại phụ
thuộc vào sự kiểm soát của mẹ nên lúc này, các bậc phụ huynh thường cảm
thấy con mình dường như không thích ăn, giờ ăn bỗng chốc trở thành một
thách thức, khiến các bậc cha mẹ lo lắng về tình trạng sức khoẻ của con.
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ từ 3 - 6 tuổi
Khi trẻ 3 - 6 tuổi có sự phát triển cân nặng chênh lệch hơn 15% cân
nặng chuẩn thì chứng tỏ trẻ có vấn đề về dinh dưỡng, dẫn tới việc trẻ bị
thiếu dinh dưỡng hoặc mắc chứng béo phì. Vì vậy, cha mẹ cần quan tâm
đến đặc điểm phát triển của trẻ và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong
giai đoạn này.
. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ
Có hơn 60 chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển trí thông minh của trẻ
ở lứa tuổi này, bao gồm 6 loại: protein, mỡ, đường, vitamin, khoáng chất và
nước. Trong đó, mỡ, đường và vitamin là ba khoáng chất quan trọng nhất.
Chất béo
Dầu và mỡ cung cấp năng lượng trong bữa ăn của trẻ, làm cho thức ăn lỏng,
mềm, tạo cảm giác ngon miệng. Nó cũng là dung môi hòa tan các vitamin
tan trong dầu như vitamin A, D, E, K. Các vitamin này chỉ hấp thu được khi
chế độ ăn có đủ dầu mỡ. Ở lứa tuổi 3 - 6, trẻ cần khoảng 3g dầu mỡ một
ngày.
Nên cho trẻ ăn cả dầu và mỡ, nhất là mỡ các loại gia cầm như gà, ngan,
vịt… vì chúng chứa nhiều axit béo chưa no cần thiết cho sự phát triển của
trẻ, nhất là các tế bào não.
Cung cấp cho trẻ một lượng mỡ nhất định là rất cần thiết. Nếu trong một
thời gian dài lượng mỡ không được cung cấp đầy đủ sẽ ảnh hưởng tới dinh
dưỡng, hạn chế chiều cao. Còn nếu lượng mỡ quá nhiều sẽ dẫn tới béo phì,
mỡ trong máu cao, tiêu hóa không tốt.
Prôtêin
Prôtêin do các chất acid amin cấu thành, có tất cả 20 loại acid amin, trong đó
có 8 loại acid amin phải lấy từ đồ ăn hay còn gọi là acid amin bắt buộc. Còn
các acid amin khác được sản sinh từ trong cơ thể con người, nói một cách
tương đối, nó không quan trọng bằng các acid amin bắt buộc.
Đồ ăn chứa protein được chia làm 2 loại:
Đồ ăn có chứa nhiều protein: Hàm lượng acid amin ở các đồ ăn này cao
nhất, tỉ lệ trong các đồ ăn cũng rất phù hợp với nhu cầu của cơ thể như:
thịt, cá, các loại sữa…
Đồ ăn có chứa một phần protein: Những đồ ăn này thiếu acid amin hoặc có
một lượng rất thấp, tỉ lệ không phù hợp với cơ thể con người. Đó là các đồ
ăn được chế biến chủ yếu từ thực vật như: các loại ngũ cốc, các loại đỗ, các
loại rau
Những đồ ăn có chứa hàm lượng protein cao (hay còn gọi là protein động
vật) có lượng acid amin cần thiết, nó có giá trị "dinh dưỡng" tương đối cao,
vì thế trong các bữa ăn cần phải cung cấp đầy đủ.
Lứa tuổi nhi đồng đang độ tuổi phát triển nhanh chóng về thể chất và trí tuệ
nên lượng prôtêin cần thiết về thể chất và trí tuệ so với người trưởng thành là
rất cao. Trẻ ở tuổi 3 - 6 phải cần một lượng protein từ 25 - 30g một ngày.
Trong đó, protein từ thịt, trứng, sữa, cá, các loại đỗ phải chiếm 50%.
Nếu chất lượng protein được cung cấp không tốt, hoặc số lượng không đầy
sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh của trẻ. Thậm chí, nó còn làm
giảm khả năng miễn dịch, chống lại bệnh tật của trẻ, gián tiếp làm giảm sự
phát triển của trí não. Nhưng trong thời gian dài nếu cung cấp lượng prôtein
thừa sẽ có hại đối với sức khỏe và dẫn đến không thể tiêu thụ hết.
Đường
Các loại đường chủ yếu là cung cấp nhiệt năng cho cơ thể. Trẻ 3 - 6 tuổi mỗi
ngày cần 15g đường. Đường có trong các loại thức ăn như: ngũ cốc, sữa, hoa
quả, các loại đỗ, rau.
Các vitamin
Vitamin A cần cho sự tăng trưởng, bảo vệ da, niêm mạc, tăng cường đề
kháng của cơ thể, chống các bệnh viêm nhiễm khuẩn, bảo vệ mắt, chống
quáng gà và các bệnh khô mắt. Nhu cầu vitamin A có nhiều trong gan,
trứng, sữa, dầu gan cá, gan cá biển, dầu cọ, dầu đậu tương, dầu ngô, đu đủ,
xoài, cà rốt, bí ngô, gấc, rau ngót, rau muống, rau dền
Vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi, phốt pho để duy trì và phát triển hệ
xương, răng vững chắc, chống bệnh còi xương ở trẻ em. Nhu cầu vitamin D
là 400UI/ngày.
Vitamin C tăng cường hấp thu sắt, chống bệnh thiếu máu, giữ cho thành
mạch vững chắc, chống bệnh chảy máu chân răng. Nhu cầu vitamin C là 30 -
60mg/ngày.
Các chất khoáng
Canxi, phốt pho giúp cho việc tạo xương, tạo răng, đảm bảo chức năng thần
kinh và sự đông máu bình thường. Mỗi ngày, trẻ cần 500 - 600mg canxi.
Chất này có nhiều trong sữa, các loại tôm, cua, cá, trai, ốc… Phốt pho có
nhiều trong các loại cây ngũ cốc. Giữa canxi (CA) và phốt pho (P) phải có
một tỷ lệ thích hợp thì trẻ mới hấp thu được. Tỷ lệ CA/P trong sữa mẹ là phù
hợp nhất (bằng 1/1.5) nên trẻ bú sữa mẹ ít bị còi xương hơn trẻ uống sữa bò.
Canxi và phốt pho muốn hấp thu và chuyển hóa được lại phải có vitamin D,
có rất ít trong thức ăn (sữa mẹ, lòng đỏ trứng và gan). Dưới tác dụng của ánh
nắng mặt trời vào buổi sáng, vitamin D ở dưới da sẽ chuyển thành vitamin
D. Cho nên muốn phòng chống còi xương ở trẻ, ngoài việc ăn uống đầy đủ,
phải cho trẻ ra ngoài trời tắm nắng vào buổi sáng.
Sắt rất cần cho sự tạo máu để phòng chống thiếu máu. Nó còn tham gia vào
thành phần các men ôxy hóa khử trong cơ thể. Sắt có nhiều trong các loại
thức ăn động vật như tim, gan, thận, đậu, đỗ và các loại rau có màu xanh
thẫm. Sắt trong thức ăn động vật dễ hấp thu hơn trong thực vật, nhưng các
loại rau xanh lại chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường hấp thu sắt. Vì vậy,
nên cho trẻ ăn cả 2 loại.
Kẽm giúp chuyển hóa năng lượng và hình thành tổ chức. Kẽm tham gia vào
các men chuyển hóa trong cơ thể, giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển tốt.
Khi bị thiếu kẽm, trẻ thường kém ăn, rối loạn vị giác, chậm liền vết thương,
rối loạn giấc ngủ, chậm phát triển về chiều cao. Kẽm có nhiều trong các loại
thức ăn động vật như thịt, cá, các loại nhuyễn thể như trai, hến, sò huyết.
Các loại ngũ cốc, rau quả cũng chứa nhiều kẽm nhưng giá trị sinh học thấp
hơn.
Ngoài các chất dinh dưỡng đã nêu ở trên, cơ thể trẻ còn cần các chất xơ giúp
đưa nhanh chất thải ra khỏi đường tiêu hóa, phòng chống táo bón. Chất này
có nhiều trong rau xanh và quả chín.
Nước
Tất cả mọi hoạt động sinh lý của cơ thể đều cần nước. Con người sống được
chủ yếu dựa vào thức ăn và nước uống. Lượng nước rất nhỏ được sản sinh ra
từ trong cơ thể. Lượng nước cần thiết của trẻ ở lứa tuổi này mỗi ngày cần
uống 1 - 1,2 lít nước. Nên uống nước đun sôi để nguội, nước quả, nước rau
luộc… không nên dùng các loại nước ngọt có ga.
Vào mùa hè, hoặc sau những lần vận động liên tục thì lượng nước cần thiết
lại càng cao. Khi đó cần phải chú ý cung cấp kịp thời nước cho trẻ tránh để
việc thiếu nước xảy ra. Nhưng nếu uống nhiều nước quá cũng sẽ có hại cho
sức khỏe của trẻ.
Dinh dưỡng cho trẻ tuổi đến trường
Làm thế nào để trẻ khỏe mạnh là điều các bậc cha mẹ luôn quan tâm, nhất là
khi năm học mới vừa bắt đầu. Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ là điều kiện
giúp trẻ thành công trong học tập.
Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản và những thực phẩm tốt để xây dựng
một chế độ ăn lành mạnh cho trẻ:
Đồ ăn cho trẻ cần phải cân bằng.
Cha mẹ cần phải biết kết hợp các loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo sức
khỏe cho trẻ.
Trong bữa ăn nên có các loại thực phẩm chứa protit, chất béo, carbohydrat,
các loại axit amin, vitamin, một số axit béo, khoáng chất và vi chất. Những
thành phần này rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện cơ thể trẻ. Sự kết hợp
giữ protit, mỡ và carbohydrates cần tuân theo tỷ lện 1:1:4.
Đồ ăn cho trẻ cần phải tối ưu
Khi xây dựng chế đô ăn uống cho trẻ, cha mẹ cần phải tính đến những nhu
cầu của cơ thể gắn với sự phát triển chiều cao, sự thay đổi các điều kiện môi
trường bên trong cơ thể, sự phát triển thể lực và trí tuệ. Do vậy, một chế độ
ăn uống tối ưu cần phải có sự cân bằng giữa tiếp nhận và tiêu hao các chất
dinh dưỡng cơ bản.
Trị số calo cần cho trẻ như sau:
- Trẻ từ 7 - 10 tuổi: cần 2.400 calo/ngày
- Trẻ từ 14 - 17 tuổi: 2.600 - 3.000 calo/ngày
- Nếu trẻ hoạt động thể thao, trẻ cần phải tiếp nhận nhiều hơn 300 - 500 calo.
III Lựa chọn thức ăn và chế độ ăn cho trẻ em
A.LỰA CHỌN THỨC ĂN CHO TRẺ
1.Coi chừng nghẹt thở vì thức ăn
Do trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ các kỹ năng nhai, nuốt nên cần phải
tránh những loại thực phẩm cứng và tròn vì chúng có thể bị kẹt lại ở cổ
họng.
Những loại thực phẩm này bao gồm nho nguyên trái, nho khô, cà rốt sống,
táo, lê, cốm bắp rang, kẹo cứng hoặc là những loại thực phẩm đặc sệt như
bơ, đậu phộng hoặc là vài loại bột ngũ cốc. Những loại thực phẩm như cà
rốt, táo có thể cho trẻ ăn với điều kiện phải được nấu mềm hoặc bào nhuyễn.
Đối với bột ngũ cốc, phải pha nhiều nước hoặc sữa để làm cho loãng hơn.
Không bao giờ để trẻ ngồi ăn một mình, vì cho dù thực phẩm được gọi là an
toàn nhưng cũng có thể gây ngạt thở. Không để trẻ em vừa chạy nhảy, chơi
đùa vừa ăn uống.
2. Nhiều loại thực phẩm gây dị ứng
Trẻ em có hệ miễn dịch chưa được vững chắc nên dễ dàng bị dị ứng với
thực phẩm. Có nhiều trẻ bị dị ứng với một loại thực phẩm nào đó rồi có khi
sẽ bị dị ứng với thực phẩm đó đến suốt đời dù sau này hệ miễn dịch đã hoàn
thiện. Những loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ bao gồm: Với trẻ em 8
tháng tuổi là thịt, lòng đỏ trứng, các sản phẩm chế biến từ đậu nành; với trẻ
em 9 tháng tuổi là phô mai, sữa, các loại rau, đậu; với trẻ em một tuổi là
lòng trắng trứng, cá, cà chua, các trái cây như chanh, quýt, cam, bưởi, dâu
tây
Trong các loại thực phẩm thì sô-cô-la, hải sản, mật ong, đậu phộng và các
loại sản phẩm làm từ đậu phộng cần phải đợi cho trẻ em đủ lớn rồi mới cho
ăn vì đây là những loại thực phẩm có thể dẫn tới những phản ứng dị ứng
nghiêm trọng. Nếu bệnh sử gia đình có người dị ứng với các loại thực phẩm
này thì càng nên thận trọng.
3.Lưu ý hàm lượng nitrate
Các nitrate trong thực phẩm có thể bị chuyển thành nitric nếu điều kiện
bảo quản, vận chuyển, phân phối không thích hợp. Những thực phẩm “tai
tiếng” nhất của dạng này bao gồm củ dền, cà rốt, rau dền tây, một số loại rau
cải xanh và những thực phẩm được chế biến với nguồn nước nhiều nitrat.
Nitric trong thực phẩm sẽ tranh giành với ôxy có trong máu làm cho da trẻ
em xanh tái, nếu không cứu chữa kịp thời có thể tử vong.
Thực phẩm để quá lâu cũng sẽ làm gia tăng hàm lượng nitric. Để bảo vệ trẻ
nhỏ, cần bảo đảm nguồn nước dùng chế biến thức ăn không có quá nhiều
nitrate. Cũng không nên dùng nước luộc rau củ để pha bột, pha sữa cho trẻ.
Không nên giữ thực phẩm quá lâu. Những loại thực phẩm trẻ em được đông
đá bán từ siêu thị, sau khi mở nắp để sử dụng thì phải để vào ngăn lạnh và
không được để thêm quá 24 giờ. Đối với những thực phẩm được chế biến tại
nhà cần phải cho trẻ ăn ngay và không nên giữ quá 12 giờ.
Trẻ dưới một tuổi không dùng mật ong
Riêng mật ong tuyệt đối không bao giờ cho trẻ em
dưới một tuổi dùng vì sẽ dễ bị ngộ độc Clostridium
botulinum. Trước một tuổi, bộ máy tiêu hóa của trẻ
em chưa đủ trưởng thành để ức chế sự tăng
trưởng của vi khuẩn Clostridium botulinum.
Không riêng mật ong nguyên chất mà tất cả các
loại thực phẩm có chứa mật ong cũng không bao
giờ được cung cấp cho trẻ em dưới một tuổi.
♥Chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các thực phẩm sau
Sữa
Sữa là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của trẻ. Sữa cung cấp
canxi và vitamin D để xương chắc khoẻ. Để trẻ uống sữa không bị nhàm
chán, hãy thêm những hương vị vào sữa như chocolate. Chocolate không cản
trở sự hấp thụ canxi, đảm bảo chất lượng hoàn hảo của sữa.
Khoai tây nướng, hấp
Khoai tây rất giàu kali và chất xơ. Hai hình thức chế biến trên giúp bảo
toàn dinh dưỡng của khoai tây, không gây ngấy và béo như chiên rán.
Cà rốt
Đối với trẻ đang tập ăn bốc và trẻ mới biết đi, có thể hấp cà rốt cho đến
khi chín mềm và sau đó cắt thành miếng nhỏ và cho bé ăn.
Pho mát
Một lát pho mát có khoảng 125 milligram canxi khoẻ xương. Trẻ em từ
1-3 tuổi cần 500 ml mỗi ngày, trong khi 4-8 tuổi cần 800 ml cũ một ngày.
Ngũ cốc
Ngũ cốc là một nguồn giàu các vitamin và khoáng chất, bao gồm cả sắt và
vitamin B, tốt cho các tế bào máu.
Bông cải xanh
Bông cải xanh rất giàu vitamin A và C giúp tăng cường sức đề kháng của
trẻ.
Trứng
Trứng chứa nhiều protein và vitamin D. Chúng giúp khoẻ xơ và cung cấp
canxi cho cơ thể. Vì vậy, một quả trứng một ngày sẽ hoàn thành chế độ ăn
uống đầy đủ protein và vitamin D của trẻ.
Rau quả hỗn hợp
Rau hỗn hợp bao gồm một sự kết hợp các loại rau khác nhau với các
vitamin khác nhau và các protein mà cơ thể đòi hỏi hàng ngày. *Ví dụ: Đậu
Hà Lan cung cấp protein và vitamin B, đậu xanh cung cấp kali…
Thịt bò
Thịt bò là một nguồn giàu chất sắt, protein và kẽm. Nhưng nên chọn thịt
bò nạc để giữ mức tiêu thụ chất béo ít nhất.
Kiwi
Kiwi giàu vitamin C hơn cam, giàu chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể
khỏi bệnh tật.
Nước cam
Trong tất cả các loại nước tự nhiên, nước cam là bổ dưỡng nhất. Nó chứa
rất nhiều vitamin C và kali. Cung cấp canxi tăng cường tốt nhất cho những
đứa trẻ không muốn uống sữa.
Sữa chua
Sữa chua cung cấp khoảng 250-450 mg canxi. Hãy chọn sữa chua ít chất béo
là tốt hơn cả. Những vi khuẩn có lợi trong sữa chua tăng cường sức
khỏe đường ruột của trẻ
B. CHẾ ĐỘ ĂN CHO TRẺ
1- Giai đoạn từ 0-6 tháng tuổi
- Nếu trẻ bú mẹ thì nên cho bú theo nhu cầu, không cần chia số bữa theo giờ
nhất định. Nên nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ đến hết 4 tháng tuổi. Từ 5
tháng tuổi trở đi vẫn cho bú mẹ nhưng có thể tập cho trẻ cho ăn thêm theo
hướng dẫn ở mục dưới đây.
- Nếu nuôi trẻ bằng cách xen kẽ sữa bò và sữa mẹ thì số lượng ăn tính phức
tạp hơn. Thường thì các bữa trẻ bú mẹ nên cho bé bú đủ no theo nhu cầu.
Những bữa nuôi bằng sữa bò thì số lượng được tính theo công thức như khi
nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa bò.
- Nếu nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa bò thì số bữa và số lượng ăn của mỗi bữa
có thể được tính như sau :
* Trẻ mới đẻ đến đầy tháng tuổi : cho trẻ ăn từ 6-7 bữa sữa dành cho trẻ sơ
sinh.
+ Ngày đầu tiên và ngày thứ hai cho trẻ ăn chừng 10 ml một bữa.
+ Từ ngày thứ ba đến ngày thứ 8 cho trẻ ăn tăng thêm khoảng 10 ml một
bữa, sao cho đến ngày thứ 8, số lượng ăn của trẻ khoảng 70 ml một bữa.
+ Từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 15, tăng dần số lượng lên đến khoảng 90 ml
/ một bữa.
+ Từ ngày thứ 15 - 30, tăng dần số lượng lên đến khoảng 100ml / một
bữa.
* Tháng thứ hai : Nên cho trẻ ăn chừng 6 bữa sữa , số lượng ăn là khoảng
110ml / một bữa.
* Tháng thứ 3 : 6 bữa sữa, mỗi bữa khoảng 120ml.
* Tháng thứ 4 : 6 bữa sữa, mỗi bữa khoảng 130ml và khoảng 2-3 thìa cà phê
nước quả.
* Tháng thứ 5 : 5 bữa, số lượng cho mỗi bữa khoảng chừng 140-150 ml, số
bữa có thể được chia như sau
+ Bữa sáng : Sữa bò (hoặc bú mẹ)
+ Khoảng một giờ sau cho trẻ uống chừng 4 thìa cà phê nước quả. Sau đó
trẻ có thể ngủ một giấc giữa chừng.
+ Trẻ ngủ dậy cho ăn bữa tiếp theo bằng rau củ nghiền pha sữa hoặc nước
cháo pha sữa + 2-3 thìa sữa chua.
+ Sữa bò hoặc bú mẹ.
+ Bữa lót dạ chiều có thể cho trẻ ăn hoa quả nghiền + hoặc 2+3 thìa sữa
chua nếu bữa trưa chưa ăn.
+ Sữa bò hoặc bú mẹ.
* Tháng thứ 6 : (Lưu ý cho trẻ ăn bột loãng). Số lượng mỗi bữa ăn khoảng
150-170 ml trừ bữa hoa quả nên cho trẻ ăn theo nhu cầu.
+ Bữa sáng : sữa bò (hoặc bú mẹ)
+ Khoảng một giờ sau cho trẻ uống chừng 15-20 ml nước quả. Sau đó
thường trẻ sẽ ngủ giấc buổi sáng
+ Ngủ dậy nên cho trẻ ăn bữa chính là bột gạo hoặc rau củ nghiền với
khoảng 40 gr thịt nạc ninh nhừ và xay mịn + 3-4 thìa sữa chua.
+ Bú đầu giờ chiều : Sữa đậu nành, sũa bò hoặc bú mẹ. Sao do tre thuong
ngu giac buoi chieu
+ Bữa lót dạ chiều lúc ngủ dậy : hoa quả nghiền cộng sữa chua nếu bữa
trưa trẻ chưa ăn.
+ Bữa chiều tối : bột sữa
+ Bữa tối : sữa bò hoặc bú mẹ.
Bắt đầu từ tháng này, cha mẹ cũng có thể bắt đầu tập cho trẻ ăn thêm pho
mai loại hộp tuơi.
***Những điểm cần lưu ý :
- Các bữa ăn sữa hoặc bột nên cách nhau chừng 3 giờ trở lên.
- Số lượng của từng bữa ăn nếu ra ở đây chỉ mang tính chất tương đối, cha
mẹ nên áp dụng một cách mềm mại và linh họat với con mình.
- Bắt đầu từ 4 tháng tuổi nên tập cho trẻ uống nước quả như cam, quýt, táo.
Tập cho trẻ ăn thêm hoa quả, các lọai hoa quả trẻ có thể ăn được trong giai
đoạn này là : chuối (tốt hơn cả là chuối tây), na, nhãn hoặc táo nhừ xay mịn.
- Bắt đầu từ 5 tháng tuổi nên bắt đầu tập cho bé quen với chất bột. Tác
dụng của chất bộ là làm giảm sự vón cục gây khó tiêu của sữa. Ban đầu
thường bắt đầu bằng bột ngọt ăn liền pha vào sữa, hoặc vài thìa bột trước khi
uống sữa, hoặc nước cháo pha sữa, hoặc rau nghiền pha sữa (xin xem thêm
phần chế biến một số loại thức ăn).
- Bắt đầu từ tháng thứ 5-6 có thể tập cho trẻ làm quen với sữa chua, có thể
cho trẻ uống sữa đậu nành, có thể cho vào bột các loại đậu đỗ khô, ninh nhừ
xay mịn hoặc chắt lấy nước pha sữa.
- Lưu ý là khi muốn tập cho trẻ một loại thức ăn mới thì nên bắt đầu vào lúc
trẻ khỏe mạnh, tập dần tý một, theo dõi sự tiêu hóa của trẻ, nếu thấy tốt thì
có thể tăng dần, nếu thấy trẻ tiêu hóa chưa tốt (ví dụ trẻ ậm ạch khó chịu,
phân có biểu hiện sống lổn nhổn hoặc mùi rất thối…) thì nên dừng lại vài
ngày rồi tập lại.
- Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, nên phối hợp một cách cân bằng các loại thức
ăn bám sát theo ô vuông thức ăn (thường được phát khi cho trẻ đi tiêm
phòng cùng với biểu đồ theo dõi cân nặng và chiều cao). Ô vuông thức ăn có
thể được mô tả như sau :
+ Thức ăn chủ yếu : là các loại lương thực như gạo, ngô, khoai…
+ Thức ăn giàu đạm động vật và thực vật : Thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa,
đậu đỗ các loại…
+ Thức ăn giàu vi ta min, muối khoáng : Các loại rau quả
+ Thức ăn giàu năng lượng ; mỡ, dầu, bơ…
+ Đường, muối
Khi phối hợp thức ăn cần lưu ý đến tình trạng sức khỏe cụ thể của trẻ, đến
thời tiết …
- Lưu ý cho trẻ uống thêm nước, đặc biệt khi bắt đầu ăn dặm, khi thời tiết
nóng hoặc khô.
- Lưu ý vệ sinh miệng sạch sẽ cho trẻ sau khi ăn.
2- Giai đoạn từ 7 tháng đến 12 tháng :
* Tháng thứ 7 : Cho trẻ ăn 5 bữa, số lượng ăn mỗi bữa chừng 150 ml - 170
ml. Có thể phân chia số bữa ăn như sau :
+ Bữa sáng : Sữa bò hoặc bú mẹ.
+ Một giờ sau cho trẻ uống khoảng 20-30 ml nước quả
+ Bữa trưa : Bột sữa .
+ Bữa đầu giờ chiều trước giấc ngủ chiều : Sữa đậu nành, sữa bò hoặc bú
mẹ
+ Bữa lót dạ chiều lúc ngủ dậy : Hoa quả nghiền hoặc nấu nhừ nghiền
nhỏ.
+ Bữa chiều tối : Bột hoặc khoai, rau nghiền với 50 gr thịt ninh nhừ, cho
thêm một thìa dầu ăn hoặc một chút bơ, xay mịn. Sau bữa bột này có thể cho
trẻ ăn thêm 1/3 hộp sữa chua (khoảng 20-30gr), lưu ý nếu muốn cho trẻ ăn
thêm sữa chua thì nên giảm số lượng bột đi. Bắt đầu từ tháng này, cha mẹ
cũng có thể bắt đầu tập cho trẻ ăn thêm pho mai loại miếng dành riêng cho
trẻ nhỏ trộn lẫn vào bột trước khi cho trẻ ăn hoặc cho trẻ ăn riêng sau khi ăn
bột. Số lượng cũng tăng dần. Lưu ý nếu đã thêm pho mai miếng thì không
nên cho thêm dầu ăn vào chính bữa đó.
+ Bữa tối trước khi đi ngủ chừng 1 tiếng : Sữa bò hoặc bú mẹ.
* Tháng thứ 8 - 9 : Cho trẻ ăn 5 bữa, số lượng ăn mỗi bữa chừng 180 ml -
220 ml tùy theo nhu cầu của từng trẻ. Việc phân chia bữa ăn có thể làm như
sau :
+ Bữa sáng : bột sữa
+ Sau đó chừng 1 giờ : Nước quả : 40-50 ml.
+ Bữa trưa : Bột gạo với rau củ + 50 gr thịt ninh nhừ nghiền nhỏ. Sau bữa
bột này có thể cho trẻ ăn thêm 1/2 hộp sữa chua (khoảng 30 - 50gr), hoặc
pho mai, hoặc thêm chút hoa quả tráng miệng, lưu ý nếu muốn cho trẻ ăn
thêm sữa chua hoặc hoa quả vào bữa này thì nên giảm số lượng bột đi.
*** Lưu ý, bắt đầu từ tháng thứ 8-9 có thể tập cho trẻ quen dần với chất
tanh và các loại thịt đỏ bằng cách thay thế dần thịt lợn, gà bằng cá, tôm, thịt
bò…Khi bắt đầu thay thế, nên tập hết sức từ từ vì có một số trẻ có thể bị dị
ứng với cá hoặc tôm hoặc cả hai loại. .
+ Bữa lót dạ chiều : hoa quả các loại nghiền.
+ Bữa chiều : Bú mẹ hoặc sữa đậu nành hoặc sữa bò
+ Bữa tối : Xúp rau củ các loại nấu với sữa đậu nành, sữa bò hoặc lạc,
hoặc vừng…
+ Bữa tối trước khi đi ngủ chừng 1 tiếng : Sữa và một hai cái bánh quy
hoặc một miếng bánh mì nhỏ.
* Tháng thứ 10- 12 tháng : Cho trẻ ăn 5 bữa, số lượng ăn mỗi bữa chừng 200
ml - 250 ml tùy theo nhu cầu của từng trẻ. Việc phân chia bữa ăn có thể làm
như sau nên áp dụng như khi trẻ được 9 tháng. Số lượng nước hoa quả và
hoa quả nghiền, sữa chua, pho mai hộp hoặc pho mai miếng có thể tăng
thêm theo nhu cầu của trẻ. Từ lúc này có thể cho trẻ ăn thêm một đến hai
lòng đỏ trứng gà một tuần nấu lẫn với xúp rau củ hoặc ăn riêng.
3- Giai đoạn từ 1 -3 tuổi:
Ở giai đoạn này trẻ thường đã bắt đầu biết ăn theo bữa ăn như người lớn
và có thể tự đưa ra yêu cầu về các món ăn. Có điều nên lưu ý chuẩn bị thêm
thức ăn riêng cho trẻ nếu gia đình có điều kiện ví dụ như thịt vẫn cần ninh
nhừ hoặc băm nhỏ, cá vẫn nên gỡ sạch xương Rau luộc, nấu đều nên mềm
hơn…Nên duy trì cho trẻ uống ít nhất một bữa sữa trong ngày, duy trì bữa
ăn phụ vào buổi chiều lúc ngủ trưa dậy. Nếu trẻ đi học ở trường, cha mẹ cần
lưu ý bữa ăn sáng cho trẻ nhất là trong thời gian trẻ mới đi học, chưa quen
với chế độ ăn uống và sinh họat ở trường
4- Giai đoạn từ 3-5 tuổi:
Trong chế độ ăn uống của trẻ từ 3 đến 5 tuổi, bạn nên cho trẻ dùng
loại sữa ít béo thay vì dùng sữa nguyên kem. Bữa ăn của trẻ tương tự
như của người lớn, gồm ba bữa chính và hai bữa phụ/ngày.
Về chất: Các nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ ở độ tuổi mẫu giáo cũng
giống như nhu cầu dinh dưỡng của các thành viên khác trong gia đình.
Về lượng: Khẩu phần ăn của từng trẻ khác nhau, tùy theo độ tuổi. Trẻ cần
đảm bảo các nhóm thực phẩm cơ bản sau:
Tinh bột: Gạo, bánh mì, ngũ cốc; rau; hoa quả; sữa, sữa chua và pho mát;
các loại thịt (bò, lợn, thịt gia cầm ); cá; trứng; đỗ quả, đỗ hạt.
Những thực phẩm giàu thực phẩm giàu tinh bột
Lập biểu đồ tăng trưởng sẽ giúp bạn kiểm soát được quá trình hấp thụ chất
dinh dưỡng cho cơ thể của trẻ (có thể xin bác sĩ nhi khoa hoặc trạm y tế
phường, xã). Khi con bạn cần bổ sung thêm năng lượng, trẻ sẽ ăn một cách
tự giác. Bạn hãy để trẻ ăn theo nhu cầu và ngừng ăn khi cảm thấy no. Trẻ sẽ
biết khi nào cơ thể cần thức ăn gì và cần ăn bao nhiêu. Bạn là người cung
cấp các loại thức ăn dinh dưỡng, còn trẻ có quyền quyết định là sẽ ăn gì và
ăn bao nhiêu.
Trong chế độ ăn uống của trẻ từ 3 đến 5 tuổi, bạn nên cho trẻ dùng loại sữa ít
béo thay vì dùng sữa nguyên kem. Bữa ăn của trẻ tương tự như của người
lớn, gồm ba bữa chính và hai bữa phụ/ngày. Bạn có thể cho trẻ dùng khoảng
450 700ml sữa (hoặc các sản phẩm từ sữa) cùng với 100 150ml nước
hoa quả mỗi ngày, đồng thời khuyến khích trẻ hình thành những thói quen
ăn uống tốt về sau.
Ngoài ra, bạn cần cố gắng dạy trẻ cách dùng cốc thay vì dùng bình, hạn chế
dùng nước ngọt, các loại nước hoa quả đóng chai và bột ngũ cốc có đường,
khoai tây rán hoặc kẹo, vì các thực phẩm này chứa hàm lượng dinh dưỡng
thấp. Bạn cũng nên tránh cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm dễ khiến trẻ bị
hóc (nghẹn) như: cà rốt chưa chín nhừ, lạc (đậu phộng), nho nguyên quả,
ngô, kẹo cứng hoặc kẹo cao su, thịt miếng to
Nếu thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, trẻ sẽ tránh được các bệnh như béo
phì, còi xương và đái tháo đường.
Để con bạn khỏe mạnh, hãy khuyến khích trẻ:
- Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, làm đa dạng thêm bữa ăn.
- Cân đối giữa chế độ ăn uống và hoạt động thể chất.
- Ăn nhiều các sản phẩm làm từ ngũ cốc, hoa quả và rau.
- Thực hiện chế độ ăn uống chứa đường, muối, chất béo hợp lý.
- Chọn chế độ ăn uống cung cấp đủ canxi và sắt để đáp ứng nhu cầu
tăng trưởng của cơ thể.
Để giúp trẻ thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng thì các thói quen ăn uống lành
mạnh và luyện tập thể dục, thể thao nên là những hoạt động không thể thiếu
trong cuộc sống hàng ngày của gia đình. Khi tất cả các thành viên trong gia
đình cùng thực hiện theo chế độ đó, con bạn sẽ dễ dàng tham gia hơn là để
một mình trẻ thực hiện. Bạn cũng nên chuẩn bị các bữa ăn gia đình với hàm
lượng chất béo và năng lượng thấp, các bữa ăn nhẹ có lợi cho sức khỏe, sữa
tách váng, hoặc các đồ uống ít đường. Bạn nên tránh dùng thường xuyên các
món tráng miệng, hoặc bữa ăn nhẹ chứa nhiều năng lượng như khoai tây
chiên, đồ uống có ga hoặc kem.
Chất béo, dầu và đường
Chế dộ dinh dưỡng của trẻ không nên chứa quá 30% chất béo. Và bạn không
nên sử dụng quá thường xuyên chất béo no có chứa trong thịt, các sản phẩm
từ sữa, dầu cọ và dầu dừa. Chất béo no sẽ làm tăng hàm lượng cholestrol
trong máu nhiều hơn là chất béo không no (có chứa trong dầu ô liu, dầu lạc
hoặc các chất béo trong dầu thực vật như: dầu hoa hướng dương, dầu bắp,
dầu đậu nành và các loại dầu khác. Nên sử dụng các chất béo no ít hơn 10%
tổng năng lượng mỗi ngày.
Đường cung cấp nguồn năng lượng lớn, nhưng giá trị dinh dưỡng lại thấp.
Đường gồm đường trắng, đường hoa mai, si-rô bắp, mật ong, mật đường và
các thực phẩm khác như kẹo, nước ngọt, mứt
Hãy tăng cường chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ
Bạn có thể tham khảo một số lời khuyên dưới đây để giới hạn lượng chất
béo, đường trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ:
- Dùng thịt nạc và các sản phẩm làm từ sữa ít béo hoặc đã tách bơ.
- Sử dụng các loại dầu thực vật có chất béo không no hoặc các loại bơ làm từ
dầu thực vật.
- Đọc kỹ nhãn các thực phẩm đóng chai, lọ, hộp để kiểm tra hàm lượng chất
béo chứa trong đó.
- Hạn chế dùng các loại thực phẩm chứa hàm lượng lớn các loại dầu chứa
chất béo no và các thực phẩm ngọt từ đường.
1. Năm 2010, tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em nước ta là 17,5%
(chỉ tiêu cân
nặng/tuổi), trong đó SDD vừa (độ I) là 15,4%, SDD nặng (độ II) là
1,8% và SDD rất
nặng (độ III) là 0,3%. 20/63 tỉnh, thành có mức SDD trẻ em trên 20%
(xếp ở mức
cao theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới).
2. Tỷ lệ trẻ em SDD theo chỉ tiêu chiều cao/tuổi (SDD thể thấp còi)
năm 2010 toàn
quốc là 29,3%, trong đó xét theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới
có đến 31 tỉnh tỷ
lệ trên 30% (mức cao), 2 tỉnh trên 40% (mức rất cao). Mức giảm
trung bình SDD
thấp còi trong 15 năm qua (1995-2010) là 1,3%/năm. Tỷ lệ SDD thể
gầy còm
(cân/cao) là 7,1%.
Ước tính đến năm 2010, nước ta còn gần 1,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi
suy dinh
dưỡng nhẹ cân, khoảng 2,1 triệu trẻ em SDD thấp còi và khoảng
520.000 trẻ em
SDD gầy còm. Phân bố SDD không đồng đều ở các vùng sinh thái
khác nhau.
Tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi năm 2010 là 4,8%.
Tuy vẫn ở mức
dưới 5% nhưng tỷ lệ này có xu hướng gia tăng. So với năm 2000, tỷ
lệ thừa cân-béo
phì ở trẻ em dưới 5 tuổi hiện nay cao hơn 6 lần.
3. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu máu dinh dưỡng là 29,2%, ở phụ
nữ có thai là 36,5%
và ở phụ nữ tuổi sinh đẻ chung là 28,8%.
4. Thiếu vitamin A ở nước ta hiện nay chủ yếu là thể tiềm lâm sàng
(serum vitamin A
<0,70 mmol/L) với tỷ lệ còn cao (14,2% ở trẻ em và vào khoảng 35%
ở bà mẹ đang
cho con bú).
5. Thiếu Iốt: tỷ lệ bướu cổ học sinh 8-12 tuổi giảm xuống rõ rệt từ
22,4% năm 1993
xuống còn 14,9% năm 1998, 10,2 % năm 2000; giảm xuống 6,1%
vào năm 2003 và
3,6% vào năm 2005. Điều tra năm 2009 cho thấy mức trung vị iốt
niệu toàn quốc là
83 mcg/l trong khi mục tiêu duy trì thanh toán CRLTI (median ≥ 100
mcg/l). Mức
trung vị iốt niệu các khu vực Tp. Hồ Chí Minh, đồng bằng sông Cửu
Long, Miền
Đông Nam Bộ và đồng bằng Bắc Bộ thấp. Tỷ lệ thiếu hụt iốt trung
bình và nặng là
22,9% và 5%. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối iốt chỉ còn 69,5%.
6. Tỷ lệ phụ nữ tuổi sinh đẻ (18-49 tuổi) có chỉ số khối cơ thể
(CSKCT) < 18,5 là 18,0%.
Trong khi đó, có 8,2% phụ nữ độ tuổi sinh đẻ CSKCT ≥ 25 (thừa cân
và béo phì).
7. Tỷ lệ trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi được bú sữa mẹ hoàn toàn còn
thấp (19,6%). Tỷ lệ
bú sữa mẹ chủ yếu là 25,4%.
8. Tỷ lệ bao phủ viên nang vitamin A trong nhóm đối tượng trẻ em
được uống là
79,5%. Tỷ lệ bà mẹ sau khi sinh con được uống vitamin A là 51,4%.
9. Tình hình ngộ độc thực phẩm đến tháng 12 năm 2010: có 175 vụ
ngộ độc xảy ra, số
người mắc là 5664 người, gây ra 51 ca tử vong. Số người bị ngộ độc
và bị tử vong
tăng so với năm 2009 (năm 2009 có 5212 người bị ngộ độc và 35
trường hợp bị tử
vong).
Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ em có nhiều, chủ yếu là do nuôi
dưỡng kém, như mẹ không có sữa hoặc thiếu sữa phải nuôi nhân tạo, cho trẻ
ăn sam quá sớm (dưới 4 tháng) và cho ăn không đủ chất dinh dưỡng, cai sữa
cho trẻ quá sớm (dưới 1 năm), v.v
Tình trạng kiêng khem vô lý, bắt trẻ ăn cháo muối, hoặc ăn bột, ăn cháo với
ít nước mắm, mì chính kéo dài trong và sau các đợt bị tiêu chảy của nhiều bà
mẹ cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây suy dinh dưỡng ở
trẻ nhỏ.
Ngoài ra ta phải kể đến các bệnh nhiễm khuẩn như sởi, ho gà, viêm phổi,
lao, hội chứng lỵ làm cơ thể trẻ suy yếu, biếng ăn, rối loạn tiêu hoá kéo dài
cũng dễ làm trẻ bị suy dinh dưỡng. Ngược lại, trẻ bị suy dinh dưỡng, cơ thể
suy yếu, sức đề kháng với bệnh tật giảm nên rất dễ mắc những bệnh nhiễm