Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nền kinh tế gia công qua bức tranh doanh nghiệp potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.92 KB, 4 trang )

Nền kinh tế gia công qua bức tranh doanh nghiệp

Doanh nhânTrần Sỹ Nguyên cho rằngđể thoát khỏi nền kinh tế gia công, Việt Nam
phải mạnh tay giải quyết hai vấn đề quan trọng là sở hữu và cải cách giáo dục.

Căn nguyên
Dường như, mỗi khi nền kinh tế có vấn đề, chúng ta mới đi tìm ra nguyên nhân và giải
pháp. Và điều này luôn lặp đi lặp lại trong mấy chục năm phát triển vừa qua, kể cả giai
đoạn Đổi mới.
Thế giới đã phát triển một cách mạnh mẽ trong hơn nửa thế kỷ qua. Trước mỗi giai đoạn
phát triển mới họ đều dựa trên một số học thuyết và các học thuyết đó luôn được nghiên
cứu bổ sung để đáp ứng được các nhu cầu phát triển của xã hội và tránh được các vấn đề
làm chậm sự
phát triển
kinh tế hoặc
gây đổ vỡ
trong nền
kinh tế.
Thế giới
cũng đã có
rất nhiều bài
học điều
hành nền
kinh tế để
các nước đi
sau có thể
học tập.
Trong khi
đó, chúng ta
hình như
đang thiếu


cả học
thuyết và
kinh nghiệm
trong điều
hành và phát
triển nền

Ảnh: allposters.co.uk
kinh tế.
Chúng ta có thể lí giải căn nguyên của nền kinh tế gia công Việt Nam như sau.
Một là, chúng ta tiến hành phát triển kinh tế và từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế
giới khi các nước phát triển đã bước vào thời kỳ hậu công nghiệp. Nói cách khác, điểm
xuất phát của nước ta rất thấp, vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu.
Một số nước cũng hội nhập cùng thời gian với Việt Nam, nhưng họ hội nhập trên nền
tảng của một xã hội đã phát triển hơn chúng ta rất nhiều dựa trên các chỉ tiêu: Chỉ số phát
triển con người, GDP bình quân đầu người, hạ tầng kỹ thuật…
Hai là, chúng ta tiến hành từng bước hội nhập, hội nhập một cách chắc chắn đến mức,
trên một phương diện nào đó, ở một khía cạnh nào đó chúng ta sợ thất bại. Có lúc, chúng
ta đã thiếu đi những quyết sách khó khăn tại những thời điểm quan trọng. Thay vì cải
cách mạnh mẽ và quyết liệt thì ta lại làm khá chậm và thiếu đồng bộ giữa các bộ, ngành,
và nhiều lĩnh vực.
Hai nguyên nhân trên đã dẫn đến một số các hệ luỵ kinh tế là chúng ta có một nền kinh tế
méo mó mà Ts Vũ Quang Việt trong một bài viết gần đây gọi là nền kinh tế gia công.
Bùng nhùng
Cụ thể, quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước diễn ra chậm, làm giảm sút khả
năng phát triển nền kinh tế và sự cạnh tranh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó là những vấn đề:

- Trong hệ thống nhân sự của công ty, phát sinh bè cánh…, sự bổ nhiệm các vị trí quan
trọng như quản lý cấp trung và cấp cao của doanh nghiệp yếu tố năng lực của mỗi cá

nhân đã bị các yếu tố cản đường.
- Người đứng đầu doanh nghiệp xuất hiện tư duy nhiệm kỳ, miễn sao các hoạt động sản
xuất không quá tồi.

Ảnh: goodelectronics.org

- Người lãnh đạo công ty không dám đưa ra và không thể đưa ra quyết định khó khăn để
mang lại cơ hội đột phá cho doanh nghiệp bởi các yếu tố bè cánh, sự đồng thuận trong
ban lãnh đạo, trách nhiệm và lợi ích không tương song.
Điều này có tác động rất tiêu cực đến đầu tư và lựa chọn các lĩnh vực đầu tư. Các doanh
nghiệp đã đầu tư thiếu chiều sâu đặc biệt là chiều sâu về nhân lực, điều này dẫn đến đưa
ra chiến lược kinh doanh, chiến lược tiếp cận thị trường, nghiên cứu sản phẩm mới một
cách hạn chế, không phát huy được các tiềm năng. Chiến lược kinh doanh thường rất
ngắn hạn.
Một ví dụ điển hình về ngành dệt may: Ngành này đã có một chiều dày thời gian phát
triển. Nhưng trong một chuỗi giá trị sản phẩm thì chúng ta mới chỉ đóng góp vào việc gia
công theo mẫu có sẵn, nguyên phụ liệu do các nhà xuất khẩu nước ngoài cung cấp, phần
lớn các công ty trong nước chỉ tham gia là sức lao động của công nhân.
Các mắt xích trong chuỗi giá trị tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn là lưu thông, sản xuất
nguyên phụ liệu…thì chỉ rất ít các công ty có thể tham gia hoạt động
Các hạn chế của doanh nghiệp Nhà nước dẫn đến các lãnh đạo công ty sẽ đầu tư vào
những sản phẩm hoặc tham gia các mắt xích trong chuỗi giá trị đơn giản nhất, thâm dụng
nhiều lao động, hàm lượng chất xám ít.
Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp tư nhân (đại đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ) phần
nhiều là các doanh nghiệp non trẻ bị thu hẹp sân chơi do không có được các lợi thế như
doanh nghiệp Nhà nước về khả năng tiếp cận vốn, quy mô… dẫn đến doanh nghiệp tư
nhân cũng không đủ năng lực đầu tư chiều sâu về nhân lực, tích tụ đủ vốn để đầu tư về
công nghệ để sản xuất mặt hàng có giá trị gia tăng cao.
Chỉ có một
số ít doanh

nghiệp sở
hữu tư
nhân vượt
qua được
hạn chế về
tích tụ vốn
và nhân lực
để vươn lên
tham gia vào
các lĩnh vực
có giá trị gia
tăng cao như
cơ khí ô
tô Xuân
Kiên, cà phê

Ảnh:dost-dongnai.gov.vn
Trung Nguyên, Hoà Phát, Hoàng Anh Gia Lai…Nhưng nếu tính trong tổng GDP thì các
doanh nghiệp này vẫn còn rất hiếm hoi.
Giải pháp
Có thể tạm nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
giúp nền kinh tế thoát khỏi nền kinh tế gia công.
Một là, cải cách triệt để vấn đề sở hữu: Cần cổ phần hoá 100% doanh nghiệp Nhà nước
theo một nguyên tắc Nhà nước quản lý thông qua công cụ luật pháp; Nhà nước chỉ sở hữu
các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an ninh quốc phòng và phúc lợi xã hội một
cách có chọn lọc. Các doanh nghiệp đều bình đẳng về cơ hội.
Hai là, cải cách giáo dục: Việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới mạnh mẽ hơn:
- Xã hội hoá giáo dục ở tất cả các cấp học;
- Tiến hành tự chủ tài chính và các hoạt động, nội dung môn học của các trường đại học

công;
- Khuyến khích các trường đại học nước ngoài mở trường đại học tại Việt Nam và các
loại hình đại học khác.

×