Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thực phẩm chức năng: tốt nhưng không chữa được bệnh pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.11 KB, 4 trang )

Thực phẩm chức năng: tốt nhưng không
chữa được bệnh
Với tâm lý "phòng bệnh hơn chữa bệnh", các dòng sản phẩm thực phẩm
chức năng đang được rất nhiều người dân Việt Nam tin dùng.
Cứ thấy tên gọi thực phẩm chức năng là mua
Ngày nay, khi vật chất đã tương đối đầy đủ, con người giảm bớt nỗi lo "cơm
áo gạo tiền", người ta chú ý quan tâm chăm sóc sức khỏe nhiều hơn. Nắm
bắt nhanh xu hướng, ngoài những nhóm thuốc điều trị, thuốc bổ, các công ty
dược phẩm đưa ra nhóm mới là thực phẩm chức năng.
Từ đó hình thành xu hướng tiêu dùng: cứ thấy tên gọi thực phẩm chức năng
là mua.
Nghe nhiều quảng cáo về công hiệu thần kỳ của thực phẩm chức năng như
chống lão hóa, nâng cao sức đề kháng, tăg cường thải độc cơ thể, phòng

Tốt cho sức khỏe nhưng có chữa được bệnh?
Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chính thức nào về thực phẩm chức
năng. Ở mỗi lĩnh vực nghiên cứu đưa ra những khái niệm khác nhau. Chính
vì thế, gây ra nhiều khó khăn trong việc hiểu đúng về thực phẩm chức năng.
Thực phẩm chức năng nằm ở ranh giới giữa thực phẩm truyền thống và
thuốc. Nó thuộc khoảng giao thoa giữa thực phẩm và thuốc.
Về mặt cấu tạo và tác dụng thì thực phẩm chức năng được chia thành các
nhóm như sau:
Nhóm thứ nhất: Có tác dụng chống oxy hóa như vitamin C, E, Betacaroten,
kẽm vi lượng, các sản phẩm từ hạt nho… Nhóm này có tác dụng giúp cho cơ
thể phá hủy các gốc tự do, các tác nhân oxy hóa, nâng cao sức khỏe, phòng
chống bệnh tật.
Nhóm thứ hai: Là nhóm sản phẩm có tác dụng như thay thế bổ sung các nội
tiết cả ở nam lẫn nữ. Chúng có tác dụng là tăng sinh lực ở đàn ông. Ở nữ
giới, các sản phẩm này có tác dụng hạn chế tối đa các triệu chứng bất lợi về
thần kinh, xương khớp… nhất là tăng cường hormone nữ ở những phụ nữ có
tuổi, giúp họ sống vui hơn, khỏe hơn, kéo dài tuổi thanh xuân.


Nhóm thứ ba: Sản phẩm mang tính thích nghi sinh học như các loại sâm,
đông trùng hạ thảo, sữa ong chúa… có tác dụng tăng cường sức khỏe, tăng
sức đề kháng…
Nhóm thứ tư: Có tác dụng tăng cường chính khí, tăng cường miễn dịch,
phòng chống ung thư… Như các sản phẩm có nguồn gốc từ cúc nhím của
Mỹ, sụn và dầu gan cá mập, nấm linh chi, xạ đen, xạ linh…
Nhóm thứ năm: Nhóm sản phẩm có tác động lên hệ thần kinh, chống stress
như cây kawa, nữ lang…
Nhóm thứ sáu: Là các vitamin, axit amin, các nguyên tố vi lượng…
Nói thực phẩm chức năng không có tác dụng với sức khỏe cũng không đúng.
Bởi các loại thực phẩm chức năng thường có các hoạt chất có lợi cho cơ thể
nên nó cũng có những tác dụng đáng kể, ví dụ như: thải chất cặn bã, bổ sung
các vi chất dinh dưỡng cho các tế bào, kéo dài tuổi thọ, tăng sức đề kháng,
giảm nguy cơ bệnh tật, hỗ trợ làm đẹp, hỗ trợ điều trị rất nhiều chứng và
bệnh…
Tuy nhiên, bản thân các dược thảo, chế phẩm bắt nguồn từ thực phẩm
hiện diện trong thực phẩm chức năng không gây dị ứng nhưng các tá dược
hay chất bảo quản thì đều có nguy cơ đó, thậm chí gây dị ứng rất nặng (lưu
ý, bất cứ thực phẩm chức năng nào cũng đều chứa tá dược và chất bảo
quản!). Do đó, giống như thuốc, thực phẩm chức năng cũng gây dị ứng và
trong trường hợp này có thể gọi là “dị ứng thuốc”.
Dị ứng thuốc không phụ thuộc liều lượng nên sẽ xảy ra dị ứng dù thuốc hay
thực phẩm chức năng dùng đúng liều hoặc thậm chí dùng rất ít, tức dưới liều
chỉ định. Phản ứng dị ứng chỉ xảy ra ở một số ít bệnh nhân gọi là người dễ dị
ứng, hoặc người có cơ địa dị ứng (đã bị viêm mũi dị ứng hay hen suyễn…)
cho nên, có thuốc nhiều người dùng chẳng bị gì nhưng dùng ở người khác
thì bị dị ứng.
Dị ứng thực phẩm chức năng cũng có nhiều biểu hiện, nhẹ thì nổi mề đay
trên da, mẩn ngứa; trên hệ hô hấp khó thở, hen suyễn; trên hệ tiêu hoá đau
bụng, nôn mửa, tiêu chảy; trên mắt bị viêm đỏ kết mạc nặng hơn thì có thể

bị sốc phản vệ, với biểu hiện xanh tím tái, tụt huyết áp, loạn nhịp tim, truỵ
tim mạch, có thể gây chết người

×