Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Sỏi thận pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.1 KB, 3 trang )

Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc
bệnh Sỏi thận
Chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận rất đa dạng, phụ thuộc vào
thành phần của sỏi. Tuy nhiên, một nguyên tắc chung nhất là phải
uống không dưới 2 lít nước mỗi ngày
Sỏi thận là căn bệnh thuộc đường tiểu - sinh dục phổ biến thứ 3 sau
các bệnh viêm nhiễm và tuyến tiền liệt. Nguyên nhân gây bệnh là
do rối loạn trao đổi chất khoáng, những cái lẽ ra phải tan lại không
tan mà kết tủa và tích tụ trong cơ thể, dần dần hình thành sỏi.
Chế độ dinh dưỡng bất cân bằng, uống ít nước và sử dụng một số
dược phẩm như vitamin D, canxi, sulphanilamid, ascorbic (hơn 4g
mỗi ngày) có thể gây bệnh. Hậu quả là thành phần hóa học của
nước tiểu bị thay đổi, chủ yếu là sự gia tăng lượng chất làm nước
tiểu bị tinh thể hóa. Các loại thức ăn có nhiều axit nước tiểu (thịt,
gan, cật, rượu đỏ); nhiều axit oxalic (thịt gà, gan, gạo, đậu, ca cao,
cà phê, rau cần tây, rau bina, bắp cải, cải củ) làm tăng khả năng
hình thành sỏi. Nước cứng có nhiều muối canxi, thức ăn cay và
chua nâng cao độ axit trong nước tiểu cũng thúc đẩy tạo sỏi.
Thành phần sỏi
Sỏi thận hình thành từ một số chất liệu và việc nắm rõ các thành
phần này sẽ giúp lựa chọn đúng chiến thuật điều trị, thuốc thang và
cách ăn kiêng. Đa số sỏi có thành phần oxalat (một dạng muối của
axit oxalic) và phosphat (từ axit phosphoric). Sỏi urat từ axit uric ít
gặp hơn. Hàm lượng phosphat trong nước tiểu phụ thuộc vào chế
độ dinh dưỡng, và tăng lên khi đói, thiếu vitamin D hoặc khi tuyến
yên hoạt động nhiều. Thành phần sỏi được xác định dựa vào kết
quả phân tích nước tiểu.
Bệnh sỏi thận có thể diễn ra một cách âm thầm và chỉ thể hiện khi
đã có sỏi trong thận. Khi cát hay sỏi bắt đầu di chuyển trong cơ
thể, người bệnh bắt đầu thấy đau. Cơn đau thường bắt đầu ở vùng
thắt lưng, sau đó di chuyển xuống bụng, bẹn và đùi. Khi cử động


hay thay đổi tư thế sẽ xuất hiện cơn đau thắt ở vùng eo, có thể đi
kèm rối loạn tiểu, thân nhiệt tăng, khó chịu, buồn nôn, ra mồ hôi
lạnh và sình bụng.
Khi sỏi xuống đến phần dưới của đường tiểu, người bệnh hay buồn
đi tiểu. Nếu sỏi chặn toàn bộ thiết diện trong đường tiểu thì nước
tiểu bắt đầu tích tụ trong thận, gây ra các cơn đau sỏi thận. Giai
đoạn này có thể xuất hiện máu trong nước tiểu, nhất là khi có cơn
đau mạnh hay lao động nặng. Có khi sỏi được thải ra cùng nước
tiểu. Khi thấy cảm giác khó chịu ở vùng eo dù không nặng cũng
cần nhanh chóng đến khám bác sĩ tiết niệu.
Các thực phẩm nên tránh khi bị sỏi
1. Các loại thịt và thịt gia cầm: Giảm lượng thịt bò, thịt gia cầm và
cá vì đây là những thực phẩm rất giàu protein. Nhiều protein trong
chế độ ăn uống sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên,
hình thành các loại sỏi.
2. Một số loại rau quả: Trong khi cố gắng để loại bỏ các loại thực
phẩm có chứa oxalate từ thịt thì cũng lưu ý một số loại rau quả có
thể là “tòng phạm” gây nên sỏi thận. Ví như rau bina được cho là
tạo nhiều oxalat nhất.
Ngoài ra, các loại thực phẩm khác có chứa oxalate bao gồm các
loại đậu, củ cải đường, dâu, cam, sô-cô-la, cà phê và đậu phộng.
3. Muối: Bạn nên cố gắng ăn nhạt vì những nghiên cứu cho thấy
việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng
oxalate trong nước tiểu
Ngoài ra cần giảm thức ăn có hàm lượng canxi cao, axit ascorbic
và oxalat, sản phẩm sữa, pho mai, chocolate, rau xanh, trà đặc, đậu
phộng. Hạn chế muối và mỡ

×