Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thực trạng phát triển và cơ chế chính sách đối với Khu Kinh Tế Cửa khẩu biên giới potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.95 KB, 6 trang )

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI
(Bài tham luận tại Hội thảo ngày 19/11/2011)


I. Tổng quan về các Khu Kinh tế cửa khẩu (KKTCK):
Trải qua 15 năm với chính sách thí điểm lần đầu tiên áp dụng tại cửa khẩu
Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, đến nay KKTCK đã trở thành một loại hình KKT
có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh biên giới nói
riêng và của cả nước nói chung.
Đến nay, trên cả nước đã có 21 tỉnh trên tổng số 25 tỉnh biên giới đất liền
đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập KKTCK (trừ các tỉnh Thanh
Hóa, Nghệ An, Đăk Lăk và Đăk Nông).
Tính theo số KKTCK, cả nước có 28 KKTCK
1
được ban hành theo 23
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
2
(Danh sách các KKTCK ban hành kèm
theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ kèm theo). Trong đó, giáp biên giới
với Trung Quốc có 11 KKTCK; giáp biên giới với Lào có 9 KKTCK; giáp biên
giới với Campuchia có 9 KKTCK (do KKTCK quốc tế Bờ Y – Kontum vừa
giáp Lào vừa giáp Campuchia).
Trong số 21 tỉnh có KKTCK có thể phân loại như sau:
- Các KKTCK giáp Trung Quốc: Do vị trí địa lý thuận lợi tiếp giáp với nước
láng giềng Trung Quốc có tiềm lực về kinh tế và chính sách phát triển kinh tế biên
giới nhìn chung thuận lợi, nên hoạt động thương mại qua các KKTCK ở đây phát
triển sôi động. Các KKTCK ở khu vực này thường có vị trí là đầu mối giao lưu
quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đó khu KTCK Móng Cái (Quảng
Ninh), Đồng Đăng – Lạng Sơn (Lạng Sơn) và Lào Cai (Lào Cai) là những KKTCK
quan trọng nhất trong toàn tuyến biên giới phía bắc của Việt Nam và Trung Quốc,


là đầu mối của hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng Quảng
Ninh, Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
- Các KKTCK giáp với Lào: Việc thành lập các KKTCK trên tuyến biên
giới này xuất phát từ mối quan hệ láng giềng đặc biệt. Nhìn chung, hoạt động
giao thương qua các KKTCK ở khu vực này phát triển chậm hơn so với các
KKTCK ở khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc, chủ yếu là do Lào là thị

1
Quảng Ninh có 3 KKTCK (Khu vực cửa khẩu Móng Cái, nay được gọi là Thành phố cửa khẩu Quốc tế Móng
Cái; KKTCK Hoành Mô - Đồng Văn và KKTCK Bắc Phong Sinh); Lạng Sơn có 2 (KKTCK Chi Ma và KKTCK
Đồng Đăng – Lạng Sơn); Cao Bằng có 3 (KKTCK Tà Lùng, KKTCK Trà Lĩnh và KKTCK Sóc Giang); Sơn La
có 2 (KKTCK Loóng Sập và KKTCK Chiềng Khương); Tây Ninh có 2 (KKTCK Mộc Bài và KKTCK Xa Mát).
Các tỉnh còn lại mỗi tỉnh có 1 KKTCK.
2
Quảng Ninh có 2 Quyết định; Lạng Sơn có 2; Tây Ninh có 2; Lai Châu và Điện Biên chung 1 Quyết định (do
trước đây là 1 tỉnh). Các tỉnh còn lại mỗi tỉnh có 1 Quyết định.

2
trường nhỏ bé, tình hình kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng vùng biên bên phía bạn
chậm phát triển. Tuy nhiên, trong số này phải kể đến các KKTCK của Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị đang hoạt động ngày càng phát triển và mức thu cho
ngân sách tăng dần qua các năm. Các KKTCK này có vị trí quan trọng trong quy
hoạch phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây và hợp tác phát triển trong Tiểu
vùng sông Mê Kông mở rộng.
- Các KKTCK giáp với Campuchia: Khác với các KKTCK trên tuyến
biên giới giáp Trung Quốc và Lào, Việt Nam ở vị thế xuất siêu với Campuchia,
nên hoạt động xuất khẩu qua các KKTCK giáp Campuchia khá sôi động với trên
75% kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Campuchia thực hiện qua các
KKTCK này. Tuy nhiên, do điều kiện cơ sở hạ tầng yếu kém, nên hoạt động
giao lưu kinh tế - thương mại cũng bị hạn chế phần nào. Trong số các KKTCK

với Campuchia, KKTCK ở tỉnh Tây Ninh và An Giang là các KKTCK có vị trí
thuận lợi trong giao lưu thương mại với Campuchia.
II. Tình hình ban hành và thực hiện các cơ chế, chính sách đôi với
KKTCK:
1. Trước thời điểm ban hành Nghị định số 29/2008/NĐ-CP:
Về cơ chế chính sách, trước đây, các KKTCK được thực hiện theo quy
định tại Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/4/2001 của Chính phủ về
chính sách đối với KKTCK biên giới và Quyết định số 273/2005/QĐ-TTg ngày
31/10/2005 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 53/2001/QĐ-
TTg. Các Quyết định này quy định về các loại hình kinh doanh trong KKTCK,
các ưu đãi (bao gồm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KKTCK căn cứ theo số thực
thu ngân sách nhà nước tại KKTCK, vay vốn ưu đãi nhà nước; ưu đãi về thương
mại, du lịch; ưu đãi về đất đai và thuế), quản lý về xuất nhập cảnh, ngân hàng,
kiểm dịch động thực vật.
Từ năm 2005 đến năm 2008, có 09 tỉnh đã xây dựng Đề án trình Thủ
tướng Chính phủ và được ban hành Quy chế hoạt động riêng cho 09 KKTCK,
bao gồm: Khu Kinh tế – thương mại đặc biệt Lao Bảo (01/2005); KKTCK Quốc
tế Bờ Y, Kon Tum (09/2005); KKTCK An Giang (05/2007); KKTCK Mộc Bài,
Tây Ninh (08/2007); KKTCK Quốc tế Cầu Treo (10/2007); KKTCK Lào Cai
(03/2008); KKTCK A Đớt, Thừa Thiên Huế (05/2008); KKTCK Đồng Đăng –
Lạng Sơn (10/2008); KKTCK Đồng Tháp (12/2008). Điểm khác cơ bản của 9
quy chế này mà đến nay vẫn còn hiệu lực là chính sách mua hàng nhập khẩu
miễn thuế đối với khách tham quan du lịch vào Khu thương mại - công nghiệp
(khu phi thuế quan) trong KKTCK với giá trị tối đa 500.000 đồng/người/ngày
được áp dụng đến ngày 31/12/2012.


3
2. Sau khi ban hành Nghị định số 29/2008/NĐ-CP:
Sau khi Nghị định số 29/2008/NĐ-CP được ban hành, cơ chế chính sách

đối với các KKTCK được thống nhất áp dụng theo Nghị định này.
Các Quy chế của 09 KKTCK nói trên đã được rà soát; đối với một số quy
định không còn phù hợp với Nghị định số 29/2008/NĐ-CP và các văn bản pháp
luật hiện hành, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 16/2010/QĐ-
TTg ngày 3/3/2010 sửa đổi, bãi bỏ.
Về cơ chế, chính sách tài chính đối với KKTCK, Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 2/3/2009 về cơ chế, chính sách
tài chính đối với KKTCK; Quyết định số 93/2009/QĐ-TTg ngày 10/7/2009 sửa
đổi, bổ sung khoản 4 Điều 21 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg; Quyết định số
100/2009/QĐ-TTg ngày 30/7/2009 về việc ban hành quy chế hoạt động của khu
phi thuế quan trong KKT, KKTCK.
Về công tác quy hoạch, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
52/2008/QĐ-TTg ngày 25/4/2008 phê duyệt Đề án quy hoạch phát triển các
KKTCK của Việt Nam đến năm 2020, trong đó xác định quan điểm, mục tiêu và
nhiệm vụ phát triển, cũng như các giải pháp chủ yếu để thực hiện quy hoạch.
Về nguồn vốn đầu tư phát triển, trước đây, Quyết định số 53/2001/QĐ-
TTg ngày 19/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ cho phép các tỉnh được giữ lại
một phần hoặc toàn bộ số thu ngân sách qua KKTCK để đầu tư trở lại cho cơ sở
hạ tầng. Sau khi Luật Ngân sách ra đời, quy định trên bị bãi bỏ (Quyết định số
185/2003/QĐ-TTg ngày 10/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ); thay vào đó, kể
từ năm 2004, hàng năm Chính phủ dành nguồn vốn có mục tiêu hỗ trợ phát triển
cơ sở hạ tầng KKTCK. Đặc biệt, từ năm kế hoạch 2007, Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006 về các nguyên
tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách
nhà nước giai đoạn 2007-2010 và Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày
30/9/2010 ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư
phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015, trong đó có quy
định nguyên tắc, tiêu chí hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng các KKTCK.
III. Kết quả hoạt động các KKTCK:
1. Các thành tựu đạt được:

1.1. Về kinh tế:
Trong những năm qua, các thành tựu trong phát triển kinh tế tại các
KKTCK đã mang lại những tác động tích cực và làm tăng vị thế của các tỉnh có
KKTCK. Các địa phương biên giới có KKTCK, trước đây là vùng sâu, vùng xa,
kinh tế chậm phát triển thì đến nay đã trở thành những trung tâm kinh tế thương

4
mại phát triển năng động, đồng thời là trung tâm thương mại lớn của tỉnh, làm
động lực cho các khu vực lân cận phát triển. Quá trình phát triển các KKTCK đã
tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương có KKTCK theo hướng
phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp.
Kim ngạch xuất nhập khẩu qua các KKTCK tăng trưởng khá qua các
năm, năm 2010 đạt hơn 5,4 tỷ USD (trong đó xuất khẩu đạt 2,93 tỷ USD, tăng
gấp 3 lần so với năm 2005 và nhập khẩu đạt 2,51 tỷ USD, tăng gấp hơn 3 lần so
với năm 2005). Trong giai đoạn 2006-2010, tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu
qua KKTCK đều đạt trên 25%, cao hơn nhiều so với tăng trưởng xuất khẩu,
nhập khẩu chung của cả nước. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các KKTCK
giáp Trung Quốc chỉ chiếm chưa đến 15% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt
Nam - Trung Quốc, nhưng chiếm tới 68% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua
các KKTCK. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các KKTCK giáp Lào chiếm
trên 85% kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Lào và khoảng 75% kim ngạch
xuất nhập khẩu Việt Nam - Campuchia.
Số lượt người và phương tiện xuất nhập cảnh qua các KKTCK tăng đều
qua các năm, năm 2010 đạt 10,8 triệu lượt người và hơn 616 nghìn lượt phương
tiện, tăng gấp 3 lần so với năm 2005.
Hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá tại các KKTCK ngày càng sôi
động, số lượng doanh nghiệp và hộ gia đình đăng ký kinh doanh tăng nhanh qua
các năm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống dân cư
và bảo đảm quốc phòng, an ninh biên giới.
Các KKTCK cả nước hiện thu hút được khoảng gần 70 dự án FDI với

tổng vốn đầu tư lên tới hơn 700 triệu USD và khoảng 500 dự án đầu tư trong
nước với tổng vốn đầu tư gần 40 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, nhìn chung các dự
án đầu tư vào KKTCK còn tập trung chủ yếu tại một số KKTCK lớn trên 3
tuyến biên giới với Trung Quốc (Móng Cái, Lạng Sơn – Đồng Đăng, Lào Cai),
Lào (Lao Bảo, Cầu Treo), Campuchia (Mộc Bài)
Tổng thu ngân sách Nhà nước qua các KKTCK năm 2010 đạt khoảng
4800 tỷ đồng, trong đó tập trung chủ yếu tại các KKTCK giáp với Trung Quốc
(87,4%), giáp với Lào (11,7%), giáp Campuchia (0,9%). Trong đó, một số
KKTCK có mức thu ngân sách nhà nước cao như Đồng Đăng - Lạng Sơn (năm
2010 đạt 1850 tỷ đồng), Móng Cái (năm 2010 đạt gần 1100 tỷ đồng), Lào Cai
(650 tỷ đồng); Lao Bảo (324 tỷ đồng) Các KKTCK giáp biên giới Campuchia
có số thu thấp do hoạt động xuất khẩu là chủ yếu nên thu về xuất nhập khẩu thấp
và các dự án đầu tư đang trong thời gian được hưởng ưu đãi về thuế.
1.2. Về mặt xã hội:

5
Việc phát triển các KKTCK đã tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động,
đời sống nhân dân địa phương được nâng cao, cơ sở hạ tầng được cải thiện, phát
triển kinh tế - xã hội, thu hút dân cư đến làm ăn, sinh sống, gắn bó với biên giới.
Thu nhập bình quân của dân cư trong KKTCK được cải thiện rõ rệt.
1.3. Về mặt an ninh quốc phòng:
Việc hình thành các KKTCK đã thu hút dân cư đến làm ăn, sinh sống,
người dân gắn bó với khu vực biên giới, an ninh quốc phòng được củng cố, giữ
vững. Thông qua hoạt động tại KKTCK đã từng bước mở rộng quan hệ, giao
lưu, củng cố tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước láng giềng.
2. Một số tồn tại, hạn chế:
- Các KKTCK thường nằm tại các địa phương, địa bàn có điều kiện kinh
tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn nên chủ yếu vẫn dựa vào nguồn
ngân sách Trung ương để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Do nguồn ngân sách
Trung ương hết sức hạn chế, trong khi đó nhu cầu đầu tư phát triển của các

KKTCK rất lớn nên nên nhiều KKTCK đang gặp khó khăn trong việc triển khai
xây dựng kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ, đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu vận
hành và thu hút đầu tư.
- Sự phát triển của các KKTCK chưa đồng đều; một số KKTCK chưa
phát huy được hết lợi thế, tiềm năng. Sức hút các doanh nghiệp vào hoạt động
sản xuất, kinh doanh tại KKTCK còn hạn chế do ko đáp ứng được nguồn nhân
lực và hạ tầng kỹ thuật yếu kém.
- Một số quy định của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP và các văn bản pháp
luật có liên quan khác còn chồng chéo, khác biệt (ưu đãi thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với dự án đầu tư mở rộng; thuế thu nhập cá nhân…). Việc phân cấp,
ủy uyền cho Ban quản lý Khu kinh tế trong một số lĩnh vực chưa được thực hiện
đầy đủ, nhất quán.
- Đa số các tỉnh có KKTCK đã ban hành Quy chế phối hợp làm việc của
Ban quản lý với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc
các cơ quan có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao
theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện,
đối với một số KKTCK có địa giới hành chính chiếm phần lớn hoặc toàn bộ địa
giới hành chính cấp huyện, việc phân định trách nhiệm quản lý giữa chính quyền
địa phương và Ban quản lý Khu kinh tế gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong công
tác quy hoạch và quản lý đầu tư.
IV. Kiến nghị, đề xuất:
Việc ban hành và thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi đối với KKTCK
đã được thực tế chứng minh là đúng đắn, phù hợp với yêu cầu hình thành của

6
một loại hình KKT ở khu vực biên giới nước ta, nhằm khơi dậy và phát huy tiềm
năng của một địa bàn có điều kiện đặc thù là có các cửa khẩu biên giới đất liền.
Trong những năm qua, các KKTCK đã đạt được những thành tựu đáng kể về
kinh tế - xã hội, góp phần vào thúc đẩy phát triển kinh tế vùng biên và giao lưu
kinh tế giữa nước ta và các nước láng giềng qua KKTCK.

Do vị trí chiến lược của các KKTCK tại cửa ngõ của đất nước và vai trò
quan trọng của các KKTCK trong việc thúc đẩy giao lưu kinh tế - thương mại
với các nước có chung đường biên giới, các nước ASEAN và các nước thuộc
Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các
tỉnh có KKTCK cũng như của cả nước, bảo đảm giữ vững an ninh quốc phòng
trên tuyến biên giới đất liền, việc phát triển hệ thống các KKTCK là yêu cầu
khách quan. Để phát huy hiệu quả loại hình KKTCK, trong đó đặc biệt chú trọng
vai trò thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước láng giềng, trong
thời gian tới cần tiếp tục triển khai các cơ chế, chính sách ưu đãi, trong đó việc
duy trì một nguồn vốn nhất định để phát triển cơ sở hạ tầng KKTCK có vai trò
rất quan trọng.


×