Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Luận văn: Giải pháp nâng cao năng suất lao động của các doanh nghiệp Việt Nam pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.14 KB, 42 trang )

THỐNG KÊ KINH DOANH
Tiểu luận
Giải pháp nâng cao năng suất lao
động của các doanh nghiệp Việt Nam
TRANG 1
THỐNG KÊ KINH DOANH
MỤC LỤC
TIỂU LUẬN 1
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 1
MỤC LỤC 2
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4
2. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 5
CHƯƠNG I 6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 6
1.1 THẾ NÀO LÀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 6
1.2 CÁC CHỈ TIÊU CỦA NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 6
1.2.1 Căn cứ phương pháp tính năng suất lao động 6
W 6
W 7
1.2.2 Căn cứ vào đơn vị biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất 7
1.2.3 Căn cứ phạm vi của lao động 8
1.2.4 Căn cứ biểu hiện của lao động hao phí 8
1.3 CÁC CHỈ SỐ CỦA NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 9
1.3.1 Chỉ số năng suất lao động bình quân 9
1.3.2 Chỉ số bản thân năng suất lao động 9
1.4 TẦM QUAN TRỌNG CỦA NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 10
1.5. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NHỮNG HẠN CHẾ TRONG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 11
1.6. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 13
CHƯƠNG 2 15
THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 15


2.1 THỰC TRẠNG VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 15
2.2 MỘT SỐ SO SÁNH, PHÂN TÍCH, NHẬN ĐỊNH VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM 19
CHƯƠNG 3 27
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 27
3.1 NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG – BÀI TOÁN KHÓ GIẢI 27
3.2 LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 29
3.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ CÔNG TY VIỆT NAM VÀ NHẬN ĐỊNH CỦA CÁC CHUYÊN GIA 32
3.3.1 Chủ động sáng tạo 32
3.3.2 Tăng chất lượng lao động 33
3.4 DANH SÁCH CÁC 10 CÔNG TY CÓ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CAO 34
NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG THỂ HIỆN SỨC MẠNH CỦA DOANH NGHIỆP, THỂ HIỆN SỰ NĂNG ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG. DOANH NGHIỆP
ĐẠT DOANH THU CAO, GIẢM CHI PHÍ, TĂNG LỢI NHUẬN PHỤ THUỘC PHẦN LỚN VÀO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA MỖI NGƯỜI LAO ĐỘNG. NĂNG SUẤT LAO
ĐỘNG LÀ MỘT TRONG NHỮNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ QUAN TRỌNG NHẤT ĐỐI VỚI MỖI DOANH NGHIỆP 34
NĂM NAY LẦN ĐẦU TIÊN WEBSITE WWW.DOANHNGHIEP1000TY.COM CÔNG BỐ TOP 34
TRANG 2
THỐNG KÊ KINH DOANH
PHỤ LỤC 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
TRANG 3
THỐNG KÊ KINH DOANH
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Năm 2007 Việt Nam chính thức gia nhập WTO, đánh dấu bước tiến dài trong
qúa trình hội nhập nền kinh tế quốc tế, mở ra một chương mới trong kế hoạch đổi
mới, hiện đại hóa đất nước. Thực hiện kế hoạch lớn của đất nước là tới năm 2020
Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp. Để thực hiện đó thì đất nước đang
tiến hành nhiều công cuộc xây dựng đất nước, trong đó có lĩnh vực kinh tế. Các
doanh nghiệp Việt Nam luôn tự hào là mình hoạt động trong thị trường có nhiều
tiềm năng như: thị trường rộng lớn, được Nhà Nước đầu tư, hỗ trợ, thu hút nhiều
nguồn vốn từ bên ngoài (đặc biệt là vốn FDI và ODA) và đặc biệt là nguồn lao

động dồi dào, rẻ. Nhưng khi các doanh nghiệp nước ta còn chưa tận dụng được ưu
thế này thì các doanh nghiệp phải đối mặt sự cạnh tranh khắc nghiệt, rất lớn từ các
doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam luôn tự hào là lao động của
nước ta dồi dào, như thế sẽ giúp cho các doanh nghiệp sẽ tận dụng ưu thế này để
có thể cạnh tranh tốt hơn, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp,
công ty lớn trên thế giới, nhưng mọi người hãy nhìn lại nguồn lao động của nước ta
hiện nay xem như thế nào. Theo thống kê thì hiện nay thì lao động của Việt Nam
có năng suất thấp, chưa được đào tạo kĩ (có khoảng 37% lao động được đào tạo)
còn lại là lao động phổ thông, có năng suất thấp. Điều đó ảnh hưởng đến các doanh
nghiệp nước ta trong quá trình sản xuất, kinh doanh, gây khó khăn cho quá trình
đổi mới đất nước của nước ta hiện nay. Thấy được thực trạng trên nên chúng em
muốn thông qua quá trình nghiên cứu về vấn đề năng suất lao động của doanh
nghiệp Việt Nam để hiểu thêm được tình hình năng suất lao động của người lao
động nước ta và đưa ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao năng suất lao
động của lao động Việt Nam trong quá trình đổi mới, góp phần tích cực vào quá
trình đổi mới, hội nhập vào nền kinh tế quốc tế của nước ta. Vì vậy chúng em
TRANG 4
THỐNG KÊ KINH DOANH
quyết định chọn đề tài “giải pháp nâng cao năng suất lao động của các doanh
nghiệp Việt Nam”.
2. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua quá trình nghiên cứu đề tài này chúng em đã hiểu thêm về vấn đề lớn
của lao động Việt Nam hiện nay là luôn có năng suất thấp. Điều đó là động lực thôi
thúc chúng em học tập để có thể cải thiện năng suất lao động của Việt Nam, có
những giải pháp cải thiện năng suất lao động của lao động, điều đó sẽ góp một
phần sức vào quá trình hội nhập của Việt Nam một cách nhanh hơn, tốt đẹp hơn.
TRANG 5
THỐNG KÊ KINH DOANH
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI CÁC

DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
1.1 THẾ NÀO LÀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
Năng suất lao động là chỉ tiêu tổng hợp thể hiện hiệu quả sử dụng lao động
trong doanh nghiệp. Nó là cơ sở để nghiên cứu đánh giá kết quả sử dụng lực lượng
sản xuất và kết quả sản xuất kinh doanh.
Không ngừng tăng nâng suất lao động là cơ sở để tái sản xuất mở rộng, giảm
giá thành sản phẩm dịch vụ, tăng lợi nhuận và cải thiện đời sống của người lao
động.
1.2 CÁC CHỈ TIÊU CỦA NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
1.2.1 Căn cứ phương pháp tính năng suất lao động
Năng suất lao động thuận: phản ánh kết quả tính cho một đơn vị lao động hao
phí
W
Năng suất lao động nghịch: phản ánh lượng lao động hao phí để tạo ra một
đơn vị kết quả.
TRANG 6
THỐNG KÊ KINH DOANH
W
Trong đó:
− Q: kết quả quá trình lao động.
− T: lượng lao động hao phí,được biểu diễn bằng thời gian hao phí lao động
hoặc số lao động bình quân.
1.2.2 Căn cứ vào đơn vị biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất
Năng suất lao động hiện vật: là chỉ tiêu năng suất lao động mà kết quả quá
trình sản xuất được tính theo hiện vật nhhuw lượng sản phấm sản xuất, khối lượng
công việc hoàn thành…
− Ưu điểm : đánh giá trực tiếp năng suất lao động và có thể dùng để so sánh
trực tiếp năng suất lao động giữa các đơn vị cùng sản xuất ra một loại sản
phẩm.
− Nhược điểm : không tổng hợp được các loại sản phẩm khác nhau nên

không thể tính năng suất lao động cho cả doanh nghiệp, không thể hiện
toàn bộ kết quả lao động của đơn vị (như bộ phận sản phẩm dở dang) mà
chủ yếu chỉ tính cho thành phần sản phẩm, nửa thành phẩm và khối
lượng công việc hoàn thành.
Năng suất lao động biểu hiện bằng giá trị (tiền): giúp xác định được toàn bộ
kết quả của lao động bao gồm thành phẩm, nửa thành phẩm, sản phẩm dở dang,
dịch vụ…ngoài ra chỉ tiêu này có thể xác định cho một loại sản phẩm hay nhiều
loại sản phẩm.
TRANG 7
THỐNG KÊ KINH DOANH
− Chỉ tiêu năng suất lao động biểu hiện bằng tiền được sử dụng rộng rãi ở
nước ta hiện nay là giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm, giá trị thành phẩm
tính cho một đơn vị lao động hao phí.
− Chú ý: chỉ tiêu nắng suất lao động biểu hiện bằng tiền phụ thuộc vào sự
biến động của gía cả, có thể khắc phục bằng cách sử dụng giá so sánh
hoặc giá cố định, ngoài ra tỉ trọng lao động quá khứ trong kết quả sản xuất
của các ngành khác nhau cùng ảnh hưởng đến tính so sánh của chỉ tiêu
năng xuất lao động, năng suất lao động dựa trên giá trị tăng thêm khắc
phục được nhược điểm này và là chỉ tiêu năng suất lao động chủ yếu.
1.2.3 Căn cứ phạm vi của lao động
Chỉ tiêu năng suất lao động có thể tính cho toàn bộ lao động của đơn vị hoặc
tính cho lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh, lao động từng ngành, từng phân
xưởng, từng công việc…
Chý ý khi tính chỉ tiêu này cần phải đảm bảo quan hệ so sánh giữa kết quả sản
xuất và phạm vi lao động.
1.2.4 Căn cứ biểu hiện của lao động hao phí
Lượng lao động hao phí của doanh nghiệp trong 1 thời kì được thể hiện bằng
số giờ-người, ngày–người làm việc thực tế, hoặc bằng số lao động bình quân
tháng, quí, năm do đó năng suất lao động có thể được xác định theo đơn vị thời
gian tương ứng.

TRANG 8
THỐNG KÊ KINH DOANH
Hoặc
Năng suất lao động ngày= năng suất lao động giờ số giờ làm việc thực tế
bình quân 1 ngày
Hoặc
Năng suất lao động bình quân tháng = số lao động làm việc thực tế bình quân 1
ngày x số ngày làm việc thực tế bình quân tháng (quí, năm).
1.3 CÁC CHỈ SỐ CỦA NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
Chỉ số năng suất lao động là chỉ tiêu qian trọng để đánh giá biến động và hiệu
quả sử dụng lao động và qua đó phản ánh hiệu quả lao động sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp, thống kê sử dụng các chỉ số năng suất lao động sau:
1.3.1 Chỉ số năng suất lao động bình quân
Chỉ số năng suât lao động bình quân: phản ánh biến động năng suất lao động
của cả hiện tượng nghiên cứu.
với
1.3.2 Chỉ số bản thân năng suất lao động
Chỉ số bản thân năng suất lao động: phản ánh biến độngvề năng suât của các
bộ phận, đơn vị trong các doanh nghiệp biến động năng suất bình quân chung.
TRANG 9
THỐNG KÊ KINH DOANH
Đối với năng suât lao động theo đợn vị tiền tệ, đơn giá có thể tính theo giá
hiện hành hoặc giá cố định (trường hợp muốn loại trừ ảnh hưởng của biến động).
Đối với năng suất lao động hiện vật chỉ tính cho những lao động sản xuất một
loại sản phẩm, một loại công việc. Trường hợp sản xuất nhiều loại sản phẩm ta sử
dụng chỉ số của năng suất lao động nghịch với quyền số là sản lượng sản phẩm ở kì
nghiên cứu.
Chênh lệch tuyệt đối phản ánh lượng lao động tiết kiệm
(+) hay lãm phí (-) do năng suất lao động tăng hoặc giảm.
Nếu là thời gian hao phí lao động định mức cho từng sản phẩm, công việc,

chỉ số trên phản ánh mức độ hoàn thiện định mức thời gian hao phí lao động của
đơn vị.
1.4 TẦM QUAN TRỌNG CỦA NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
Nâng cao năng suất lao động là yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế
đến việc tạo ra giá trị thặng dư, tạo điều kiện cho tích lũy tái đầu tư và nâng cao
thu nhập, sức mua có khả năng thanh toán và cải thiện đời sống. Việc năng suất lao
dộng tăng se giúp cho quá trình sản suất được nhanh hơn, tạo ra nhiều sản phẩm có
chất lượng hơn. Khi năng suất lao động được cải thiện thì quá trình tuyển chọn lao
động, nhân viên sẽ được triển khai một cách nhanh chóng cà có chất lượng. Không
TRANG 10
THỐNG KÊ KINH DOANH
những thế thì khi lao động Việt Nam được cải thiên về năng suất thì se thu hút
nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư nghiên cứu và kinh doanh tại Việt Nam,
lúc trước các doanh nghiệp luôn muốn vào nước ta đầu tư xây dựng nhà máy, xí
nghiệp nhưng vẫn lo lắng về chất lượng lao động của Việt Nam, giải quyết được
tình trạng trên thì nước ta sẽ thu hút được một nguồn vốn rất lớn từ bên ngoài.
Hơn nữa, năng suất lao động cao là yếu tố quyết định đến hiệu quả và sức
cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia, tận dụng cơ hội, hạn chế thách
thức khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Các doanh nghiệp Việt
Nam luôn bị các đối thủ nước ngoài chèn ép, sức cạnh tranh không cao, mặc dù
nước ta có nguồn lao dộng dồi dào (gần 46 triệu lao động). Khi đó, ưu thế của Việt
Nam sẽ rất lớn, có thể cạnh tranh với những nước trong khu vực và trên thế giới,
tạo ra những thế mạnh lớn trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
1.5. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NHỮNG HẠN CHẾ TRONG
NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong năng suất lao động của doanh
nghiệp:
− Nhiều doanh nghiệp chưa thực sự coi tăng năng suất lao động như một yếu
tố có tính quyết định đối với doanh nghiệp. Họ chưa thấy được những tầm
quan trọng mà năng suất của người lao động mang lại, thông thường thì các

doanh nghiệp thường tuyển nhân viên lao động phổ thông thì ít chú trọng
đến việc xem họ có đủ trình độ chuyên môn và năng suất tạo ra sản phẩm
của lao động mà chỉ cần tuyển dụng đủ số lao động, không những thế thì
các doanh nghiệp cũng ít có chế độ đãi ngộ để cho người lao động có cơ
hội nâng cao năng suất lao động của mình. Hạn chế trong tổ chức, đầu tư
thiết bị, công nghệ, sử dụng con người, nắm bắt thị trường, thiếu nguồn lao
động được đào tạo nghề bài bản, chuyên nghiệp… được cho là những
nguyên nhân dẫn tới NSLĐ của Việt Nam thấp.
TRANG 11
THỐNG KÊ KINH DOANH
− Chất lượng lao động chưa đạt chuẩn, thiếu kỹ năng chuyên môn để đạt
năng suất cao, do vậy, thu nhập của người lao động thấp, không bảo đảm
mức sống. Hệ lụy là thị trường lao động phát triển lệch pha, biến động và
độ dịch chuyển cao. Sự biến động mạnh về giá cả vật tư đầu vào, hay việc
cung ứng đầu ra còn nhiều trở ngại cũng là những nguyên nhân đáng kể
dẫn tới NSLĐ của Việt Nam thấp hơn so các nước trong khu vực.
− Sự lạc hậu của công nghệ, máy móc, thiết bị. Ngoài những công nghệ tiên
tiến được đầu tư mới trong một số ngành, lĩnh vực như bưu chính - viễn
thông, dầu khí, hàng điện tử tiêu dùng, sản xuất điện, xi măng, thuỷ sản…
Nhìn chung trình độ công nghệ của các ngành sản xuất nước ta hiện lạc hậu
khoảng 2 - 3 thế hệ công nghệ so với các nước trong khu vực. Tình trạng
này hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Ngay Thành phố Hồ Chí
Minh, nơi các khu công nghiệp, khu chế xuất với nhiều dự án đầu tư nước
ngoài hoạt động rất hiệu quả, thì trong một kết quả khảo sát “đánh giá trình
độ công nghệ các doanh nghiệp trong khu công nghiệp và khu chế xuất
Thành phố Hồ Chí Minh”, tại 429 doanh nghiệp thuộc 17 ngành, nghề khác
nhau, năm 2009 cho thấy những điểm rất bất ngờ về trình độ công nghệ.
Kết quả chỉ rõ, điểm mạnh của các doanh nghiệp này là yếu tố tổ chức,
nhân lực. Còn điểm yếu thuộc về thông tin và thiết bị. Xét về thiết bị, trong

1.300 thiết bị được đánh giá, có 20% thiết bị mới với thời hạn sử dụng dưới
3 năm, 81% thiết bị có thời hạn sử dụng dưới 10 năm. 85% thiết bị hoạt
động bán tự động hoặc tự động hoàn toàn, trên 40% dây chuyền hoàn toàn
mới khi đầu tư và trên 70% dây chuyền hiện vẫn đang hoạt động tốt. Đây
mới là khảo sát các doanh nghiệp có quy mô lớn, trang thiết bị nhập khẩu
với nguồn vốn đáng kể, nhưng kết quả vẫn rất khiêm tốn. Đối với những
doanh nghiệp nhỏ, trình độ công nghệ nhìn chung ở mức lạc hậu, thậm chí
có nơi rất lạc hậu.
TRANG 12
THỐNG KÊ KINH DOANH
− Năng suất lao động của các doanh nghiệp hạn chế còn có nguyên nhân từ
môi trường kinh doanh như sự biến động mạnh về giá cả thị trường các vật
tư đầu vào, việc cung ứng các đầu vào còn nhiều trở ngại, đặc biệt là lao
động có trình độ. Thực tế cho thấy, cơ cấu đào tạo giữa các cấp học mất
cân đối "thừa thầy, thiếu thợ". Tỷ lệ đào tạo ở nước ta hiện nay giữa đại
học, cao đẳng - trung cấp chuyên nghiệp - học nghề là 10 : 9,8 : 30,3 (so
với các nước là 1 : 4 : 10). Ngoài ra, các yếu tố làm hạn chế tăng doanh thu
như kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật đến nhiều yếu tố khác đang là những
trở ngại không nhỏ.
1.6. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
Theo những nghiên cứu gần đây thì có nhiều nhân tố tác động đến tăng năng
suất lao động như: chất lượng nguồn nhân lực và tác phong làm việc của người lao
động; khoa học, kỹ thuật và công nghệ; tổ chức và cơ cấu sản xuất; quản lý lao
động; tài nguyên thiên nhiên và khí hậu; ổn định chính trị xã hội quốc gia và ổn
định của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
Trong các nhân tố đó, chất lượng nguồn nhân lực và tác phong làm việc của
người lao động có tác động mạnh nhất đến năng suất lao động, vì việc kết hợp
người lao động với tư liệu sản xuất và đối tượng lao động để tạo ra các sản phẩm
hàng hoá và dịch vụ xã hội. Trình độ lành nghề và tác phong làm việc của người
lao động được thể hiện ra khi họ sử dụng các công cụ sản xuất thành thạo, đáp ứng

những yêu cầu về chất lượng sản phẩm, cùng những sản phẩm hàng hoá có tính
chuyên nghiệp hoá. Người lao động có trình độ nghề nghiệp không những cần có
kỹ năng lao động mà còn phải có sáng tạo trong quá trình sản xuất. Thực tế cho
thấy chỉ khi nào người lao động, người quản lý có kiến thức và trình độ nghề
nghiệp thì mới tiếp cận, nhanh chóng tiếp thu, vận dụng những thành tựu khoa học
công nghệ hiện đại, có ý thức và tinh thần sáng tạo. Có thể nói, thành tựu trong sản
TRANG 13
THỐNG KÊ KINH DOANH
xuất nông nghiệp của nước ta trong hơn 20 năm qua quan trọng nhất chính là do
tăng năng suất lao động xã hội mà có.
Gắn liền với người lao động để tăng năng suất lao động là công cụ sản xuất
với trang bị công nghệ và kỹ thuật ngày càng cao. Đó là máy móc, thiết bị, công cụ
sản xuất tiên tiến cùng các quy trình sản xuất và quản lý hiện đại, giảm bớt những
chi phí trung gian. Khoa học, công nghệ, kỹ thuật luôn gắn với tổ chức bộ máy
quản lý, quá trình hợp lý hoá sản xuất nhằm thúc đẩy sản xuất mang tính cạnh
tranh hơn và người lao động làm việc hiệu quả hơn, sản phẩm nhiều hơn, chất
lượng cao hơn, tiêu thụ được nhiều hơn
Việc tăng năng suất lao động xã hội có tác động rất lớn đến cơ cấu lại nền
kinh tế, thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới quản lý nền kinh tế và thực hiện những
chính sách an sinh xã hội. Chính vì vậy mà tăng năng xuất lao động xã hội là yêu
cầu thường xuyên và cấp thiết để nền kinh tế của các quốc gia phát triển nhanh và
bền vững. Như Lê-nin từng chỉ rõ: Suy cho cùng thì năng suất lao động là cái bảo
đảm chắc chắn nhất cho chế độ xã hội này chiến thắng chế độ xã hội khác.
TRANG 14
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
2.1 THỰC TRẠNG VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh ngày càng gay gắt

hiện nay, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải chú trọng phát triển
chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng, trong đó đặc biệt là năng suất lao
động (NSLĐ). Đặc biệt là khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế
quốc tế, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải linh hoạt và chủ động trong
quá trình đổi mới công nghệ, trang thiết bị, đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên
ngày càng có chuyên nghiệp hơn, có trình độ chuyên môn cao, đủ khả năng tiếp
nhận những công nghệ tiên tiến, hiện đại của các nước tiên tiến, phát triển
trước. không chỉ thế, khi nền kinh tế thế giới đã dần bước đến ngưỡng cửa bão
hòa về giá cả và chất lượng thì các doanh nghiệp cần phải biết phát huy những
thế mạnh của mình để có thể cạnh trannh với các nước khác trong khu vực và
trên thế giới. Thế nhưng, khi các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được
những ưu thế về lực lượng lao động dồi dào của đất nước thì các doanh nghiệp
lại phải đối mặt với một thực trạng đáng buồn là trình độ lao động của lao động
Việt Nam thấp, năng suất lao động không cao, luôn bị các đối tác nước ngoài
đánh giâ thấp.
Vốn có thể vay được, công nghệ có thể mua được, còn lao động là yếu tố
nội lực, lại đang có lợi thế về số lượng dồi dào, tỷ lệ lao động trẻ cao, có tính
chịu khó và giá nhân công rẻ Chính vì thế, giải quyết việc làm để sử dụng số
lượng lao động đã và đang là mục tiêu có tầm quan trọng hàng đầu để giảm
nhanh tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm.
Tuy nhiên, trước yêu cầu tăng trưởng kinh tế 8,5%, thì dù việc tăng trưởng
số lượng lao động có đạt 2,4% (là tốc độ tăng bình quân năm trong thời kỳ
2001-2006), thì gánh nặng sẽ dồn cho việc tăng năng suất lao động đã lên đến
6%, mới đạt được mục tiêu. Nâng cao năng suất lao động là yếu tố quyết định
tốc độ tăng trưởng kinh tế đến việc tạo ra giá trị thặng dư, tạo điều kiện cho tích
lũy tái đầu tư và nâng cao thu nhập, sức mua có khả năng thanh toán và cải
thiện đời sống. Hơn nữa, năng suất lao động cao là yếu tố quyết định đến hiệu
quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia, tận dụng cơ hội,
hạn chế thách thức khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, năng suất lao động xã hội (tính

bằng GDP theo giá thực tế chia cho một lao động làm việc) năm 2006 của Việt
Nam là 22,46 triệu đồng/người (trong đó nông, lâm nghiệp 7,09 triệu, thủy sản
24,59 triệu, công nghiệp 58,25 triệu, xây dựng 26,45 triệu, thương nghiệp 25,29
triệu, khách sạn, nhà hàng 45,78 triệu, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 36,15
triệu, văn hóa, y tế, giáo dục 27,37 triệu, các ngành dịch vụ khác 57,55 triệu).
Trước hết, năng suất lao động của Việt Nam nếu tính bằng USD theo tỷ giá
hối đoái năm 2006 (bình quân khoảng 15.958 VND/USD) đạt 1.407
USD/người, còn thấp xa so với mức năng suất lao động năm 2005 của nhiều
nước trong khu vực (Indonesia 2.650 USD, Philippines 2.689 USD, Thái Lan
2.721 USD, CHND Trung Hoa 2.869 USD, Malaysia 12.571 USD, Hàn Quốc
33.237 USD, Singapore 48.162 USD, Brunei 51.500 USD, Nhật Bản 70.237
USD ).
Nếu chia theo nhóm ngành thì năng suất lao động thuộc nhóm ngành nông,
lâm, nghiệp thấp nhất, chỉ bằng một phần ba mức năng suất lao động chung của
cả nước, chỉ bằng một phần tám mức năng suất lao động của nhóm ngành cao
nhất là ngành công nghiệp, chưa bằng một phần ba mức năng suất lao động của
ngành thủy sản.
Theo số liệu đăng kí kinh doanh, hiện nay có khoảng 250.000 doanh
nghiệp trong cả nước. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra tổng thể doanh nghiệp
hàng năm của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2003 - 2006, thì hiện chỉ có
113.352 doanh nghiệp thực tế đang hoạt động trong cả nước, trong đó có 4.086
doanh nghiệp nhà nước, 105.569 doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước, 3.697
doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Theo lĩnh vực kinh tế, có 2.429 doanh nghiệp
trong nông, lâm nghiệp, thuỷ sản; có 40.799 doanh nghiệp trong công nghiệp,
xây dựng và có 70.124 doanh nghiệp thương mại, dịch vụ (Bảng 1).
Bảng 1. Số doanh nghiệp theo khu vực và ngành kinh tế trong cả nước
Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005
Tổng số doanh
nghiệp
62.908 72.012 91.755 113.352

Trong đó, chia theo
khu vực:
- Doanh nghiệp nhà
nước
5.663 4.845 4.596 4.086
- Doanh nghiệp
ngoài nhà nước
55.237 64.526 84.003 105.569
- Doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước
ngoài
2.308 2.641 3.156 3.697
Chia theo lĩnh vực:
- Nông, lâm
nghiệp, thuỷ sản
3.379 2.405 2.369 2.429
- Công nghiệp 23.703 27.915 34.217 40.799
- Dịch vụ 35.826 41.692 55.169 70.124
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2005 và 2007
Năng suất lao động bình quân của các doanh nghiệp tính theo doanh thu
thuần giai đoạn 2000-2005 như bảng 2 dưới đây. Trong 6 năm qua, năng suất
lao động bình quân của các doanh nghiệp tăng 8,7%/ năm. Nếu loại trừ tác động
của yếu tố giá thì tăng trưởng năng suất bình quân của các doanh nghiệp đạt
8,4%/ năm, cao hơnnhiều so với tăng trưởng năng suất lao động toàn bộ nền
kinh tế (khoảng 6%/ năm).
Bảng 2. Năng suất bình quân của các doanh nghiệp, 2000 - 2005
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Doanh thu
thuần sản
xuất kinh

doanh của
Doanh
nghiệp
809786 897856 1194902 1436451 1719401 2159400
Tổng số lao
động DN
3537,0 3933,2 4657,8 5175,1 5770,2 6243,5
Năng suất
lao động
228,9 228,3 256,5 277,57 298,0 345,9
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Trong các loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp liên doanh có năng suất
cao nhất - năm 2005 đạt 1.357,2 triệu đồng/ lao động với mức tăng năng suất
10%/ năm, tiếp đó là các doanh nghiệp nhà nước Trung ương - đạt 473,2 triệu
đồng/ lao động với mức tăng 14,2%/ năm, công ty cổ phần có vốn nhà nước đạt
380 triệu đồng/ lao động với mức tăng 18%/ năm, doanh nghiệp tư nhân đạt
360,9 triệu đồng/ lao động với mức tăng 3,7%/ năm.
Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã tích cực đổi mới tổ chức quản
lí, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, cải tiến quy trình sản
xuất, nâng cao trình độ quản lí và trình độ tay nghề của người lao động cho nên
đã đạt được sự tăng trưởng mạnh về năng suất lao động. Tuy nhiên, cần phải nói
rằng nhìn chung năng suất lao động của các doanh nghiệp ở Việt Nam còn rất
thấp. NSLĐ của doanh nghiệp Việt Nam thấp hơn 2-5 lần so với các nước
ASEAN. Năm 1996, năng suất lao động bình quân của Nhật Bản cao gấp 124,6
lần của Việt Nam, Thái Lan gấp 26,8 lần, Malaysia gấp 17 lần, Inđônêxia gấp
6,9 lần Trong khi đó, chi phí về lao động trên giá trị mới của Việt Nam rất
cao, bằng 47,38%, tương đương với Nhật Bản và Mỹ. Chẳng hạn, trong lĩnh
vực dệt thoi, một côâng nhân Việt Nam đứng 10 máy, hiệu suất là 80%, trong
khi một công nhân Đài Loan đứng 30 - 40 máy, hiệu suất 90%. Năng suất lao
động trong ngành dệt của Việt Nam chỉ bằng 90% của Trung Quốc, 85% của

Thái Lan.
2.2 MỘT SỐ SO SÁNH, PHÂN TÍCH, NHẬN ĐỊNH VỀ NĂNG SUẤT
LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
Tỷ số người tốt nghiệp các cấp đào tạo theo chuẩn mực của thế giới là 1
cao đẳng, đại học/4 trung cấp chuyên nghiệp/10 học nghề, thì ở nước ta các tỷ
số tương ứng là 1 - 0,98 - 3,03, gây ra tình trạng "thiếu thợ nhiều hơn thiếu
thầy". Đó là chưa kể trình độ đào tạo cũng còn không ít vấn đề: lý thuyết nhiều
hơn tay nghề, thực tế; trung cấp chuyên nghiệp thì nửa thầy nửa thợ, cao đẳng,
đại học thì khoa học cơ bản chưa đủ, còn khoa học ứng dụng còn yếu. Ngay cả
giáo sư, tiến sĩ thì có tới gần một phần ba là danh nhiều hơn thực. Cán bộ khoa
học, kỹ thuật ở cơ sở, ở thực tiễn thì ít. Ngoài ra còn tình trạng mua bán bằng
cấp, Trình độ kỹ thuật - công nghệ còn thấp.
Biểu đồ về năng suất lao động của một số nước khu vực Đông Á,được
Tiến sĩ Christian H.M. Ketels, nghiên cứu viên trưởng của Học viện Chiến lược
và Cạnh tranh Harvard, công bố tại hội thảo bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới
Đông Á 2010, cho thấy trong suốt 25 năm kể từ 1975, Việt Nam và Trung Quốc
là hai nước có năng suất thấp ngang bằng nhau và luôn ở phần đáy, mức năng
suất thấp nhất.
Nhưng từ năm 2000, năng suất lao động của hai nước này đã có sự thay
đổi khác biệt. Trung Quốc bắt đầu vọt lên mạnh mẽ và đến 2008 đã bắt kịp và
vượt Indonesia . Trong khi đó, Việt Nam vẫn ì ạch ở cuối bảng.
Dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê và kết quả tính toán của Học viện
Cạnh tranh châu Á, từ năm 2000-2008, năng suất lao động tính trên một nhân
công của Việt Nam chỉ tăng được 3,63 triệu đồng/năm (theo giá cố định năm
1994), lên 10,91 triệu đồng/năm. Trong một thời gian dài, năng suất lao động ở
Việt Nam tuy thay đổi chậm chạp, nhưng nhìn chung vẫn có tăng trưởng. Tuy
nhiên, nếu nhìn vào những bộ phận hẹp hơn, nhất là ở lĩnh vực chế tạo thì số
liệu mà nhóm nghiên cứu chỉ ra thật sự đáng ngại.
Ông Christian H.M. Ketels cho rằng, tốc độ mở cửa về thương mại, đầu tư
khá nhanh của Việt Nam đã có tác dụng lớn trong thu hút nguồn vốn FDI. Tuy

nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu là khai thác lợi thế
nhân công giá rẻ nhưng có năng suất thấp để sản xuất hàng hoá phục vụ cho thị
trường trong nước và thế giới.
Sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp FDI, tuy góp phần đáng kể tạo ra
việc làm, tăng xuất khẩu nhưng lại không giúp ích nhiều cho việc tăng mức độ
thịnh vượng của quốc gia, do tiền lương người lao động được trả quá thấp, chỉ
bằng 30% so với lương công nhân ở Bangkok (Thái Lan), Manila (Philippines)
và 42% lương công nhân ở Thâm Quyến (Trung Quốc).
“Nếu Việt Nam không tăng được năng suất lao động, thì sẽ không thể tăng
được mức sống cho người dân và sự thịnh vượng của quốc gia”, Tiến sĩ Ketels
nhấn mạnh.
Theo đánh giá của Economist Intelligence Unit (EIU), Việt Nam là quốc
gia có độ mở về thương mại và đầu tư cao trong khu vực Đông Á. Đây là yếu tố
quan trọng để thu hút đầu tư FDI. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thuộc Học
viện Cạnh tranh châu Á và Viện Quản lý kinh tế Trung ương lo ngại sự mở cửa
mạnh mẽ trong điều kiện năng suất lao động và giá trị gia tăng thấp sẽ làm tăng
thêm nguy cơ mất cân đối vĩ mô.
Bên cạnh đó, hiệu quả đầu tư giảm sút cũng làm cho tăng trưởng của nền
kinh tế phụ thuộc hơn vào dòng vốn bên ngoài. “Sự tăng trưởng nhu cầu đang
vượt quá năng lực vi mô của nền kinh tế về mặt kỹ năng lao động và hạ tầng kỹ
thuật; sự chênh lệch giữa vốn FDI cam kết và vốn thực hiện ngày càng lớn”,
Tiến sĩ Ketels khẳng định.
Báo cáo năng lực cạnh tranh của Việt Nam 2010 đưa ra khuyến nghị: Việt
Nam có thể đạt được bước phát triển mới hay không phụ thuộc vào khả năng
giải quyết ngay những vấn đề đang đặt ra. Chẳng hạn như giải quyết các nút
thắt cổ chai trong yếu tố đầu vào liên quan đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ
hậu cần và nguồn nhân lực có kỹ năng phù hợp; tạo ra những nền tảng cơ bản
để tăng năng suất lao động như cải tổ hệ thống giáo dục.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần nâng cao năng lực của khu vực công, tạo ra sự
thông suốt trong việc phối hợp thực hiện chính sách giữa trung ương và địa

phương; hoạch định lại chiến lược thu hút FDI, chiến lược phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa cùng với các chính sách ngành.
Báo cáo kết luận: “Phát triển kinh tế dựa vào lợi thế nhân công giá rẻ, năng
suất lao động thấp không phải là hướng đi lâu dài. Đã đến lúc Việt Nam cần
một chiến lược kinh tế tổng thể, toàn diện để vừa duy trì ổn định kinh tế vĩ mô,
vừa tăng cường năng lực vi mô của nền kinh tế”.
Xét về tổng thể, chất lượng nguồn nhân lực của nước ta còn thấp so với
nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Đánh giá chất lượng và so sánh các
tiêu chí cơ bản tính theo thang điểm 10 của Việt Nam và một số nước châu Á
như sau(4):

Nước Hàn Trung Indonesia Malaisia Thái Việt Nam
Tiêu chí
Quốc Quốc Lan
Hệ thống GD 8.0 5.12 0.5 4.5 2.64 3.25
Lao động chất
lượng cao
7.0 7.12 2.0 4.5 4.0 3.25
Tiếng Anh 4.0 3.62 3.0 4.0 2.82 2.62
Sự thành thạo công
nghệ cao
7.0 4.37 2.5 5.5 3.27 2.5
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của nhân dân ta dưới sự
lãnh đạo của Đảng trong những năm qua đã thu được nhiều thành tựu to lớn,
từng bước đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, đạt tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao và ổn định, đời sống của nhân dân cũng từng bước được cải
thiện, bộ mặt của xã hội đã có những thay đổi đáng kể. Một trong những tiền đề
để tạo ra sự thành công đó là Đảng ta đã đánh giá đúng vị trí và vai trò của việc
phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, từng bước xây dựng và phát triển kinh tế tri thức đáp ứng nhu cầu hội

nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Ngày nay, sự ứng dụng ngày càng rộng rãi những thành tựu của khoa học
và công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất đã làm năng suất lao động tăng
nhanh. Tuy nhiên, khoa học và công nghệ dù có sức mạnh thế nào cũng không
thể thay thế hoàn toàn vai trò của con người. Nguồn nhân lực vẫn đóng một vai
trò quan trọng, quyết định quá trình sản xuất, tăng trưởng và phát triển kinh tế –
xã hội. Thế giới đang có xu hướng chuyển từ nền kinh tế dựa vào sự giàu có của
các nguồn tài nguyên sang kinh tế tri thức. Trong bối cảnh như vậy, nguồn lực
con người càng trở thành động lực chủ yếu của sự phát triển nhanh và bền vững.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ và chiến lược phát triển kinh
tế – xã hội của Đảng đã chỉ rõ: con người là nguồn lực quan trọng nhất, là nguồn
lực của mọi nguồn lực, quyết định sự hưng thịnh của đất nước. Tại Đại hội lần
thứ VIII, Đảng ta khẳng định sự cần thiết phải thực hiện một cách có hiệu quả
chiến lược phát triển con người. Tiếp tục thực hiện đường lối đúng đắn và khoa
học đó, Đại hội lần thứ X của Đảng xác định một trong những nhiệm vụ chủ yếu
của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội từ nay đến năm 2010 là “Phát triển
mạnh khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và phát triển
kinh tế tri thức[nguồn 1].
2.3 Vai trò quyết định của chất lượng nguồn nhân lực đối với sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Hiện nay, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri
thức chỉ giành được những thắng lợi khi chúng ta biết khai thác hợp lý và sử
dụng hiệu quả tất cả các nguồn lực. Song, yếu tố giữ vai trò quyết định nhất,
đảm bảo cho sự thắng lợi của quá trình đó chính là nguồn lực con người, đặc
biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao. Điều này được khẳng định dựa trên
những cơ sở sau:
Thứ nhất, các nguồn lực khác (ngoại trừ nguồn nhân lực), xét về mặt số
lượng và trữ lượng, có thể là rất phong phú, dồi dào, nhưng nếu khai thác và sử
dụng không hợp lý thì đến một lúc nào đó, chúng sẽ trở nên cạn kiệt. Khi ấy,

nền kinh tế vốn cơ bản dựa vào nguồn lực này sẽ gặp khó khăn, nếu không nói
là bị đe doạ. Trái lại, nguồn lực con người với tiềm năng trí tuệ, chất xám thì
luôn sinh sôi và phát triển không ngừng. Xét trên bình diện xã hội, có thể khẳng
định nguồn lực con người là vô tận và do vậy, là nguồn lực cơ bản của sự phát
triển bền vững. Đây là một ưu điểm nổi trội của nguồn nhân lực so với các
nguồn lực khác trong hệ thống nguồn lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước và phát triển kinh tế tri thức.
Thứ hai, nếu trước đây, một trong những nguyên nhân chủ yếu ngăn cản
tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của các nước là do tình trạng nghèo nàn
về cơ sở vật chất, sự thiếu hụt về nguồn vốn… thì ngày nay, trở ngại chủ yếu
nhất được xác định chính là sự hạn chế về trí tuệ và năng lực sáng tạo của con
người.
Thứ ba, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã tạo sự phát triển
mạnh mẽ và nhanh chóng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; cùng với
đó là quá trình toàn cầu hoá đã tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội cho các nước
đang phát triển có thể khắc phục sự yếu kém về trình độ khoa học – kỹ thuật của
mình thông qua con đường hợp tác, có thể giải quyết các vấn đề khó khăn như
thiếu hụt nguồn vốn dựa trên quan hệ đầu tư, vay vốn và bằng nhiều hình thức
khác. Nhưng, có một vấn đề đặc biệt quan trọng mà để đảm bảo sự phát triển
bền vững, các nước phải nhanh chóng giải quyết một cách có hiệu quả, đó là xây
dựng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao. Có thể nói, việc
xây dựng và bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ và sức
sáng tạo của con người, trước hết và chủ yếu là nỗ lực tự thân thông qua nhiều
biện pháp khác nhau của từng quốc gia.
Chất lượng nguồn nhân lực là một sự tổng hợp, kết tinh của rất nhiều yếu tố
và giá trị cùng tham gia tạo nên. Trong đó, gồm ba yếu tố cơ bản: thể lực, trí lực và
tâm lực.
Thể lực là tình trạng sức khoẻ của con người, biểu hiện ở sự phát triển bình
thường, có khả năng lao động. Đây là cơ sở quan trọng cho hoạt động thực tiễn
của con người, có thể đáp ứng được những đòi hỏi về hao phí sức lao động trong

quá trình sản xuất với những công việc cụ thể khác nhau và đảm bảo cho con
người có khả năng học tập và lao động lâu dài.
Trí lực là năng lực trí tuệ, khả năng nhận thức và tư duy mang tính sáng tạo
thích ứng với xã hội của con người. Nói đến trí lực là nói đến yếu tố tinh thần,
trình độ văn hoá và học vấn của con người, biểu hiện ở khả năng vận dụng
những điều kiện vật chất, tinh thần vào hoạt động thực tiễn nhằm đạt hiệu quả
cao, đồng thời là khả năng định hướng giá trị hoạt động của bản thân để đạt
được mục tiêu. Trí lực là yếu tố chiếm vị trí trung tâm chỉ đạo hành vi của con
người trong mọi hoạt động, kể cả trong việc lựa chọn các giải pháp phù hợp
nhằm phát huy tác dụng của các yếu tố khác trong cấu trúc chất lượng nguồn
nhân lực. Trí lực là yếu tố quyết định phần lớn khả năng sáng tạo của con người,
là yếu tố ngày càng đóng vai trò quan trọng và quyết định trong chất lượng
nguồn nhân lực nói riêng và sự phát triển của nguồn lực con người nói chung.
Tâm lực là những giá trị chuẩn mực đạo đức, phẩm chất tốt đẹp và sự hoàn
thiện nhân cách của con người, được biểu hiện trong thực tiễn lao động sản xuất
và sáng tạo cá nhân. Những giá trị đó gắn liền với năng lực tư duy và hành động
cụ thể của con người, tạo nên chất lượng của nguồn nhân lực. Tâm lực tạo ra
động cơ bên trong của chủ thể, thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động của con người.
Nói cách khác, tâm lực góp phần vào việc phát huy vai trò của các yếu tố thể lực
và trí lực của con người với tư cách nguồn nhân lực của xã hội.
Nguồn nhân lực của nước ta trong thời gian qua đã tăng một cách đáng kể
về mặt lượng do sự gia tăng dân số ở mức cao và liên tục trong nhiều năm. Theo
Niên giám thống kê 1995 – 1997 của Tổng cục thống kê, dân số nước ta từ
59.872.000 người (năm 1986) lên 76.709.000 người (năm 1997); trong đó, lực
lượng lao động từ 27.389.000 người (năm 1986) lên 36.994.000 người (năm
1997) [nguồn 2]. Quy mô dân số đông và lực lượng lao động dồi dào vốn được
coi là một thế mạnh của nước ta, là yếu tố cơ bản để mở rộng và phát triển sản
xuất. Tất nhiên, để khai thác được lợi thế này, đòi hỏi phải có rất nhiều điều kiện
tương ứng.
Người Việt Nam được đánh giá là có nhiều tư chất thông minh và sáng tạo,

nhạy bén trong tiếp thu và tiếp cận tri thức. Đây là điểm nổi trội của nguồn nhân
lực nước ta. Theo Báo cáo phát triển con người của Liên Hiệp Quốc, chỉ số phát
triển con người (HDI) của Việt Nam có sự tăng nhanh và liên tục. “Năm 1995
Việt Nam mới chỉ đứng thứ 7/10 trong khu vực Đông Nam Á, 35/50 ở châu Á
và 122/175 nước trên thế giới được xếp hạng theo chỉ số HDI, thì đến năm 2001,
đã vượt lên thứ 6/7 ở khu vực Đông Nam Á, 28/36 ở châu Á và 109/130 trên thế

×