Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

điều tra các dụng cụ khai thác thủy sản của tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.45 MB, 115 trang )



1


Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Tên đồ án: “Điều tra các dụng cụ khai thác thủy sản của tỉnh Bắc Giang”.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Đào
Lớp: 45HHKT
Mssv: 45DH020

Nhận xét:
















Giáo viên hướng dẫn


Hoàng Văn Tính




2


PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Đào
Lớp: 45HHKT
Mssv: 45DH020
Tên đồ án: “Điều tra các dụng cụ khai thác thủy sản của tỉnh Bắc Giang”.

Nhận xét của cán bộ phản biện






Nha trang, tháng 11 năm 2007
Cán bộ phản biện


Đánh giá chung








Nha trang, tháng 12 năm 2007

Chủ tịch hội đồng



3


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài “Điều tra các dụng cụ khai thác thủy
sản của tỉnh Bắc Giang”, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và hướng dẫn
tận tình, sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo trường, các thầy cô trong khoa, quý cơ
quan, Chi cục thuỷ sản và bà con ngư dân tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện tốt nhất
cho em hoàn thành đề tài đặc biệt là thầy giáo Hoàng Văn Tính, ông Trần Quốc
Thắng phó chi cục Thủy sản tỉnh Bắc Giang. Và một lần nữa em xin chân thành gửi
lời cảm ơn vô cùng sâu sắc tới:
- Thầy giáo: Hoàng Văn Tính (giáo viên hướng dẫn đề tài).
- Ông: Trần Quốc Thắng (phó chi cục Thủy sản tỉnh Bắc Giang).
- Các thầy trong khoa Khai thác hàng hải, các quý cơ quan, Chi cục thủy sản
Bắc Giang và toàn thể bà con ngư dân tỉnh Bắc Giang.
- Gia đình và bạn bè.
Xin chân thành cảm ơn!
Nha trang, tháng 11 năm 2007.

Nguyễn Văn Đào




4


MỤC LỤC
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 1
PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2
LỜI CẢM ƠN 3
MỤC LỤC 4
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 7
DANH MỤC CÁC BẢNG 8
DANH MỤC CÁC HÌNH 10
LỜI NÓI ĐẦU 14
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 15
1.1. Sự cần thiết của đề tài 15
1.2. Mục tiêu của đề tài 15
1.3. Phân loại ngư cụ trong nghề khai thác cá 16
1.4. Nghề khai thác cá nước ngọt của Việt Nam 16
1.5. Khái quát về địa phương nghiên cứu 17
1.5.1. Đặc điểm tự nhiên 17
1.5.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội 19
1.5.3. Nghề khai thác tại địa phương 20
CHƯƠNG 2. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Tài liệu nghiên cứu 22
2.1.1. Tài liệu lưu trữ: 22
2.1.2. Tài liệu điều tra nghiên cứu: 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu (sử dụng phương pháp thống kê xác suất) 22
2.2.1. Dụng cụ cần thiết cho việc thu thập thông tin: 22

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu: 22
2.2.3. Phương pháp điều tra: 22
2.2.4. Nội dung điều tra: 22
2.2.5. Xử lý số liệu: 22
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23
A. Thống kê và phân loại các loại ngư cụ khai thác 23
1. Thống kê các loại ngư cụ điều tra được tại tỉnh Bắc Giang: 23
2. Phân loại cụ thể: 24
2.1. Ngư cụ sát thương (Wounding gears) 24


5


2.2. Nghề câu 25
2.3. Ngư cụ bẫy cố định (Traps) 25
2.4. Ngư cụ chụp (Covering devices) 25
2.5. Ngư cụ đóng 25
2.6. Ngư cụ lọc 25
2.7. Bộ liên hợp khai thác cá hồ chứa 26
B. Ngư cụ và kỹ thuật khai thác của các loại ngư cụ 26
1. Ngư cụ sát thương (Wounding gears) 26
1.1. Xỉa cá 26
1.2. Ống thổi 27
1.3. Móc cua. 29
1.4. Kích điện 30
2. Nghề câu 31
2.1. Câu cần 31
2.2. Câu giăng 33
2.3. Câu vàng 34

2.4. Câu quăng 35
3. Ngư cụ bẫy (Traps) 37
3.1. Đó 37
3.2. Lờ trê 38
3.3. Trúm rô 39
3.4. Ống lươn 41
3.5. Rọ tôm 42
3.6. Lờ cua 44
3.7. Đăng 45
4. Ngư cụ chụp (Covering devices) 46
4.1. Nơm 47
4.2. Dập cá 48
5. Ngư cụ đóng 49
5.1. Lưới rê đơn (Lưới bén, lưới vương) 49
5.2. Lưới rê ba lớp (lưới bóng, lưới vương) 52
5.3. Lưới giăng 55
5.4 Lưới úp một lớp 56
5.5. Lưới úp hai lớp 57


6


6. Ngư cụ lọc 59
6.1. Nhóm vợt – xúc (Scoop devices) 59
6.1.1. Rổ xúc 59
6.1.2. Vợt xúc 61
6.1.3. Vợt bắt ốc 62
6.1.4. Dậm 63
6.2. Nhóm ngư cụ kéo, đẩy (Dragged gears, Push nest) 65

6.2.1. Cào hến 65
6.2.2. Te 66
6.2.3. Diu tay 68
6.3. Nhóm vó (Lift nest) 70
6.3.1. Vó cần 70
6.3.2. Vó tôm (vó cất tay) 71
6.3.3. Vó bè 72
6.4. Nhóm lưới vét, chài quăng 75
6.4.1 Lưới vét 75
6.4.2. Chài quăng 78
7. Bộ liên hợp khai thác cá hồ chứa 80
C. Đánh giá chung về ngư cụ và đối tượng đánh bắt 82
1. Ngư cụ khai thác 82
2. Đối tượng đánh bắt 82
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 83
4.1. Kết luận 83
4.2. Đề xuất ý kiến 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC 86








7



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
L: Chiều dài rút gọn của lưới.
H: Chiều cao rút gọn của lưới.
L
0
: Chiều dài kéo căng của lưới.
H
0
: Chiều cao kéo căng của lưới.
U
1
: Hệ số rút gọn ngang của lưới.
U
2
: Hệ số rút gọn dọc của lưới.
PES: Polyester.
PE: Polyethylene.
PA: Polyamide.
PP: Polypropylen.
D: Denier.
a: Kích thước cạnh mắt lưới.
d, Ø: Đường kính.
◊: Mắt lưới.
B: Chiều rộng.
TTM: Thứ tự mẫu















8


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thực trạng về diện tích các loại mặt nước
Bảng 3.1. Số mẫu điều tra ngư cụ tại tỉnh Bắc Giang
Bảng 3.2. Vật liệu và quy cách xỉa cá
Bảng 3.3. Vật liệu và quy cách ống thổi
Bảng 3.4. Vật liệu và quy cách móc cua
Bảng 3.5. Vật liệu và quy cách câu cần
Bảng 3.6. Quy cách các loại lưỡi câu
Bảng 3.7. Vật liệu và quy cách câu vàng
Bảng 3.8. Thông số và quy cách câu quăng
Bảng 3.9. Nguyên liệu và quy cách đó
Bảng 3.10. Vật liệu và quy cách Lờ trê
Bảng 3.11. Vật liệu và quy cách Trúm rô
Bảng 3.12. Vật liệu và quy cách Ống lươn
Bảng 3.13. Vật liệu và quy cách rọ tôm
Bảng 3.14. Vật liệu và quy cách lờ cua
Bảng 3.15. Vật liệu và quy cách đăng
Bảng 3.16. Vật liệu và quy cách nơm úp

Bảng 3.17. Vật liệu và quy cách dập cá
Bảng 3.18 a. Nguyên liệu và quy cách của lưới rê đơn (2a = 25mm)
Bảng 3.18 b. Trang bị phụ tùng lưới rê đơn
Bảng 3.19 a. Nguyên liệu và quy cách lưới rê ba lớp
Bảng 3.19 b. Trang bị phụ tùng lưới rê ba lớp
Bảng 3.20. Vật liệu và quy cách lưới giăng
Bảng 3.21. Nguyên liệu và quy cách lưới úp hai lớp
Bảng 3.22. Vật liệu và quy cách rổ xúc
Bảng 3.23. Vật liệu và quy cách vợt xúc
Bảng 3.24. Vật liệu và quy cách vợt ốc
Bảng 3.25. Vật liệu và quy cách dậm


9


Bảng 3.26. Vật liệu và quy cách cào hến
Bảng 3.27. Nguyên liệu và quy cách te
Bảng 3.28. Nguyên liệu và quy cách vó cần
Bảng 3.29. Nguyên liệu và quy cách vó cất tay
Bảng 3.30 a. Bảng thống kê trang bị thiết bị và phụ tùng vó bè
Bảng 3.30 b. Bảng thống kê áo lưới vó bè
Bảng 3.31. Vật liệu và quy cách lưới vét
Bảng 3.32. Nguyên liệu và quy cách chài quăng
























10


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang
Hình 1.2. Vùng hồ Cấm sơn
Hình 3.1. Xỉa 7 đinh
Hình 3.2. Cấu tạo xỉa 5 đinh
Hình 3.3. Cá trê
Hình 3.4. Cá quả
Hình 3.5. Cấu tạo ống thổi
Hình 3.6. Cua đồng
Hình 3.7. Đầu móc

Hình 3.8. Đang móc cua
Hình 3.9. Đang kích cá trên đồng
Hình 3.10. Một đối tượng của kích điện
Hình 3.11. Lưỡi câu cần
Hình 3.12. Đang câu tại kênh mương
Hình 3.13. Cá rô đồng
Hình 3.14. Cá chép
Hình 3.15. Cặp câu giăng
Hình 3.16. Phao và dây câu
Hình 3.17. Lưỡi câu
Hình 3.18. Cấu tạo vàng câu giăng
Hình 3.19. Cấu tạo vàng câu và lưỡi câu
Hình 3.20. Cá trôi
Hình 3.21. Cá quả
Hình 3.22. Khuyết câu
Hình 3.23. Cấu tạo đó
Hình 3.24. Đó đang khai thác ở mương và đối tượng đánh bắt
Hình 3.25. Cá trê
Hình 3.26. Cấu tạo rọ trê


11


Hình 3.27. Cá rô đồng
Hình 3.28. Cấu tạo trúm rô
Hình 3.29. Lươn đánh bắt được
Hình 3.30. Cấu tạo Ống lươn
Hình 3.31. Đang lấy lươn
Hình 3.32. Tôm

Hình 3.33. Cấu tạo rọ tôm
Hình 3.34. Đang thả rọ tôm
Hình 3.35. Đang thu rọ tôm
Hình 3.36. Cua
Hình 3.37. Cấu tạo lờ cua
Hình 3.38. Cấu tạo đăng
Hình 3.39. Đăng đang hoạt động
Hình 3.40. Đối tượng đánh bắt của đăng
Hình 3.41. Cá chép
Hình 3.42. Hình chiếu nơm
Hình 3.43. Cấu tạo nơm
Hình 3.44. Cấu tạo dập cá
Hình 3.45. Đối tượng đánh bắt của lưới rê đơn
Hình 3.46. Cá mắc lưới
Hình 3.47. Tay nắm
Hình 3.48. Một tấm lưới rê đơn
Hình 3.49. Cấu tạo lưới bén
Hình 3.50. Tay nắm lưới rê ba lớp
Hình 3.51. Cá mè
Hình 3.52. Cá trôi
Hình 3.53. Cấu tạo lưới rê ba lớp
Hình 3.54. Đang khai thác lưới trên sông Thương
Hình 3.55. Cá chép


12


Hình 3.56. Tấm lưới giăng
Hình 3.57. Lưới giăng tại ngư trường

Hình 3.58. Đối tượng đánh bắt của lưới úp
Hình 3.59. Đang thu lưới úp một lớp
Hình 3.60. Cấu tạo lưới úp hai lớp
Hình 3.61. Đang thu lưới úp hai lớp
Hình 3.62. Phương pháp thả 3 thuyền và hai sào tre
Hình 3.63. Cấu tạo rổ xúc
Hình 3.64. Đối tượng đánh bắt của rổ xúc
Hình 3.65. Cá trôi
Hình 3.66. Vợt đang khai thác
Hình 3.67. Vành vợt
Hình 3.68. Vợt ốc
Hình 3.69. Ốc
Hình 3.70. Thân dậm
Hình 3.71. Cấu tạo dậm
Hình 3.72. Đang sử dụng dậm
Hình 3.73. Cá diếc
Hình 3.74. Cấu tạo cào hến
Hình 3.75. Đang thu hến
Hình 3.76. Hến khai thác được
Hình 3.77. Đối tượng đánh bắt của te
Hình 3.78. Cấu tạo te
Hình 3.79. Hình dạng diu
Hình 3.80. Tấm chắn
Hình 3.81. Đối tượng đánh bắt của diu
Hình 3.82. Cấu tạo diu
Hình 3.83. Cấu tạo vó cần
Hình 3.84. Đang thả vó


13



Hình 3.85. Cá mương
Hình 3.86. Cấu tạo vó tôm
Hình 3.87. Đối tượng đánh bắt chính của vó
Hình 3.88. Đối tượng đánh bắt của vó bè
Hình 3.89. Cấu tạo vó bè
Hình 3.90. Cấu tạo lưới vét
Hình 3.91. Hình vẽ lưới vét
Hình 3.92. Lưới chao chì
Hình 3.93. Que ngáng
Hình 3.94. Lưới vét đặt trên bờ
Hình 3.95. Đang thu lưới vét
Hình 3.96. Cá chép
Hình 3.100. Giềng chì
Hình 3.99. Chài quăng thu gọn
Hình 3.97. Cấu tạo chài quăng
Hình 3.198. Chì của chài
Hình 3.101. Hình phối cảnh chuồng lưới














14


LỜI NÓI ĐẦU
Đã từ rất lâu tổ tiên ta đã biết dùng các dụng cụ thô sơ để đánh bắt cá như
lao, bẫy, Ngày nay chủng loại và các hình thức đánh bắt cá vô cùng phong phú,
tồn tại nhiều loại ngư cụ hình dáng, tên gọi khác nhau, kích thước ngư cụ và quy mô
khai thác khác nhau ở mỗi địa phương. Chính vì vậy để góp phần vào việc phân
loại, gìn giữ, bảo tồn và cung cấp những hiểu biết cần thiết về các ngư cụ đã và
đang sử dụng thậm chí phát huy, cải tiến chúng thành những ngư cụ khai thác đa
dạng và hiệu quả hơn thì ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu. Nhưng cũng
rất hạn chế và cũng chưa đi vào cụ thể một địa điểm.
Nắm bắt được điều đó Khoa khai thác, trường Đại Học Nha Trang đã giao
cho em đề tài tốt nghiệp: “Điều tra các dụng cụ khai thác thủy sản của tỉnh Bắc
Giang”. Với mục đích là tổng hợp các kiến thức đã học để thống kê, phân loại, ghi
lại các thông số, xây dựng bản vẽ ngư cụ, các yếu tố về đối tượng đánh bắt và mối
quan hệ của chúng với nhau. Từ đó cho phép tìm hiểu nguồn gốc và cơ sở khoa học
của kỹ thuật khai thác cá truyền thống cũng như tính kế thừa và liên tục phát triển
của kỹ thuật khai thác cá hiện nay, đồng thời cho chúng ta biết được những ngư cụ
khai thác thủy sản của tỉnh Bắc Giang xưa và nay.
Sự quan tâm và hướng dẫn tận tình của GVHD Thầy: Hoàng Văn Tính, sự
giúp đỡ của các cấp lãnh đạo trường, các thầy cô trong khoa, quý cơ quan, Chi cục
thuỷ sản và bà con ngư dân tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn
thành đề tài.
Tuy bản thân em có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về mặt kiến thức cũng
như điều kiện bản thân. Cho nên đề tài không tránh khỏi những sai sót. Rất mong
các Thầy góp ý và dạy bảo thêm.
Nha Trang, ngày 10/11/2007

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Đào


15


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Sự cần thiết của đề tài
Nước ta có nhiều ngư cụ khai thác thủy sản ở vùng nước nội địa. Việc nghiên
cứu, điều tra giúp ta biết được thực trạng ngư cụ từ đây hệ thống được chúng và có
những biện pháp giữ gìn, bảo tồn, phát huy và áp dụng cũng như cải tiến chúng
thành những ngư cụ khai thác đa dạng và hiệu quả hơn.
Ngư cụ khai thác phản ánh trình độ và kinh nghiệm sản xuất lâu đời của nhân
dân địa phương, chứa đựng dấu ấn lịch sử và văn hóa dân gian gắn liền với đời sống
sinh hoạt của nhân dân.
Việc điều tra, nghiên cứu, phân tích cấu trúc ngư cụ, kỹ thuật sản xuất còn
cho biết nguồn gốc, cơ sở khoa học kỹ thuật, mô hình để phát triển các ngư cụ này
trong những vùng nước lớn hơn.
Nghề khai thác cá tại địa phương mang lại nguồn thức ăn cũng như nguồn
thu nhập nhỏ cho gia đình và khu vực sống trong những thời gian nhất định.
Rèn luyện kĩ năng tổng hợp các kiến thức đã học trên mọi phương diện, rèn
luyện tính tự chủ và tinh thần trách nhiệm trong công việc
Đã có công trình bảo tồn như ở viện Hải Dương Học Nha Trang, một số sách
về ngư cụ khai thác cá nước ngọt, một số bộ sưu tập, một số luận văn,…
Tuy nhiên việc nghiên cứu này vẫn chưa hoàn thiện, rộng khắp cần tiếp tục
nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu trước mắt: Vận dụng các kiến thức chuyên ngành trong việc phân
tích đánh giá các ngư cụ khai thác ở Bắc Giang trên cơ sơ khoa học, củng cố những

kiến thức lý thuyết đã học. Điều tra, sưu tầm, hệ thống lại những ngư cụ góp phần
bảo tồn, lưu trữ làm hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa. Cung cấp những hiểu biết
cần thiết về các ngư cụ mà họ từng sử dụng hàng ngày để nuôi sống gia đình
Mục tiêu lâu dài: Giúp thấy được giá trị truyền thống từ ngàn đời xưa. Việc
áp dụng chúng vào thực tế ngày nay. Đề tài góp phần như một tài liệu tham khảo
với nhiều mục tiêu khác nhau trong đó có mục tiêu giáo dục và phổ biến thông tin.


16


1.3. Phân loại ngư cụ trong nghề khai thác cá
Hiện nay các tài liệu chính thức công bố ngư cụ theo thuật ngữ và hệ thống
thứ tự cũng khác nhau như:
- Theo FAO đã định nghĩa và phân loại các loại ngư cụ khai thác chính như sau:
Các loại lưới vây; Lưới rùng (lưới rùng bãi biển và lưới rùng tàu, lưới rùng Scốtlen
và lưới rùng Đan Mạch); Lưới kéo (lưới kéo đáy: lưới kéo sào, lưới kéo đơn, lưới
kéo đôi; lưới kéo tầng giữa: lưới kéo đơn và lưới kéo đôi), Cào nghêu, sò….; Vó,
mành; Lưới chụp (gồm cả chài quăng); Lưới rê và lưới vướng (lưới rê trôi, lưới rê
đáy, lưới rê ba lớp…); Lồng bẫy (các loại lồng, bẫy và lưới đáy); Nghề câu (câu tay,
câu cần, câu vàng tầng đáy, câu vàng trôi và câu chạy); Dụng cụ khác (cây lao, cái
xiên, mũi tên,.v.v.); Sử dụng chất gây mê để đánh bắt cá. Sự phân loại này đang
được sửa đổi để cho phù hợp với sự phát triển các loại ngư cụ và phương pháp khai
thác và sẽ được xuất bản ngay sau khi sửa đổi xong. [10]
- Theo cách phân loại của Mirski ngư cụ chia thành 6 nhóm, dựa trên các dấu hiệu
đặc biệt của nguyên lý đánh bắt, như sau: Ngư cụ đóng (hoặc lưới đóng); Ngư cụ
lọc; Ngư cụ kéo; Ngư cụ cố định hoặc ngư cụ bẫy; Câu; Dạng khai thác đặc biệt. [2]
- Theo Tresov, 1974, ngư cụ được chia thành các lớp khác nhau; Lớp I: Ngư cụ
tách cá, Lớp II: Ngư cụ lọc cá, Lớp III: Ngư cụ bẫy cá, Lớp IV: Ngư cụ mắc, Lớp
V: Ngư cụ dạng dây, Lớp VI: Ngư cụ sát thương, Lớp VII: Dụng cụ tách nước, Lớp

VIII: Dụng cụ tổng hợp.[2]
- Ngư cụ khai thác cá nước ngọt của tác giả Nguyễn Duy Chỉnh, chia làm các bộ:
Bộ ngư cụ đóng; Bộ ngư cụ lọc; Bộ câu; Bộ lưới liên hợp khai thác cá hồ chứa. [1]
- Năm 2006 trong cuốn “Bộ Sưu Tập Ngư Cụ Nội Địa Vùng Đồng Bằng Sông
Cửu Long” của Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II phân thành 13 nhóm: thu
nhặt, vợt xúc, ngư cụ sát thương, câu, bẫy, lưới rê, lưới vây, ngư cụ kéo, ngư cụ
đẩy, vó, ngư cụ chụp, lưới túi, ngư cụ khác.
1.4. Nghề khai thác cá nước ngọt của Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có diện tích nước ngọt bề mặt lớn với 653 nghìn hecta
sông ngòi, 394 nghìn hecta hồ chứa, 85 nghìn hecta đầm phá ven biển, 580 nghìn


17


hecta ruộng lúa nước. Ngoài ra, ở đồng bằng sông Cửu Long, hằng năm có khoảng
1 triệu hecta diện tích ngập lũ trong 2-4 tháng. Vì vậy, nguồn lợi cá nước ngọt ở
Việt Nam rất phong phú. Theo kết quả điều tra khoa học, đã xác định được 544 loài
cá nước ngọt phân bố ở Việt Nam. Ngoài ra, trong quá trình phát triển nghề, đã
nhập nội thêm hàng chục loài khác như cá trắm cỏ, cá rô phi, cá rôhu, v.v… Nghề
cá nước ngọt bao gồm khai thác tự nhiên và nghề nuôi, trong đó nghề nuôi cá đã
đóng góp vào việc cung cấp thực phẩm quan trọng cho nhân dân.
Hình thức khai thác: khai thác cá nước ngọt bằng nhiều hình thức sử dụng
các ngư cụ như lưới, vó, te, tát, rùng, đăng, chụp, câu, câu giăng, chài, chài quăng,
mành, nơm, dậm, chà, [10]
1.5. Khái quát về địa phương nghiên cứu
1.5.1. Đặc điểm tự nhiên





Tỉnh Bắc Giang chính thức được thành lập và hoạt động theo đơn vị hành
chính mới từ ngày 01- 01-1997, với 10 đơn vị hành chính gồm: Thị xã Bắc Giang
(thành phố Bắc Giang hôm nay) là trung tâm và 9 huyện là: Sơn Động, Lục Ngạn,
Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Yên Dũng, Việt Yên, Tân Yên và Hiệp Hoà.
Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang
Hồ cấm sơn


18


Vị trí: Bắc Giang nằm ở tọa độ địa lý từ 21 độ 07 phút đến 21 độ 37 phút vĩ
độ bắc; từ 105 độ 53 phút đến 107 độ 02 phút kinh độ đông. Nằm cách thủ đô Hà
Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110 km về phía Nam,
cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông. Phía Bắc và Đông Bắc tiếp giáp
tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông
Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh.
Diện tích: 3.882,2 km
2

Địa hình: Miền núi (chiếm 89,5%) và Trung du (chiếm 10,5%). Các huyện
miền núi do chi phối của địa hình, bên cạnh núi là các thung lũng, dải đồi. Độ cao
trung bình 300-400 so với mặt biển. Do địa hình như vậy nên trong vùng đã hình
thành nhiều hồ có diện tích lớn. Các huyện phía Nam (Tp Bắc Giang, Hiệp Hòa,
Việt Yên, Yên Dũng) độ cao thấp hơn, song địa hình ô trũng phức tạp cộng với hệ
thống đê điều xây dựng đã tạo ra những khu vực ruộng thấp trũng, thường úng nước
quanh năm (khoảng 6.400 ha).
Khí hậu: Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông
bắc. Một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân, thu

khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình 22 – 23
0
C, độ ẩm dao động lớn, từ 73 - 87%.
Mưa, bão tập trung vào các tháng 7; 8; 9 với lượng mưa trung bình hàng năm
là 1.485,9mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,6
0
C; nhiệt độ cao nhất là 37,5
0
C,
thấp nhất là 7
0
C. Tháng lạnh nhất là tháng 3. Ngoài ra, tỉnh Bắc Giang còn chịu ảnh
hưởng của gió tây nam khô nóng, đôi khi xẩy ra hiện tượng lốc cục bộ và mưa đá,
lũ quét vào mùa hè.
Sông, hồ, ao, đầm, thùng đấu: Là một tỉnh Trung du miền núi song Bắc
Giang trên địa bàn Bắc Giang có 374 km sông suối, có hệ thống sông ngòi, kênh
mương, ao, hồ, đầm khá phong phú
- Sông với ba con sông chính chảy qua là: Sông Cầu có chiều dài chảy qua tỉnh là
100 km, sông Thương 87 km, sông Lục Nam 84 km. Với tổng diện tích mặt nước
tiềm năng có thể nuôi trồng thuỷ sản là: 23.057,4 ha theo quy hoạch tổng thể NTTS


19


tỉnh Bắc giang năm 2003, rất thuận lợi cho nghề nuôi trồng và khai thác thuỷ sản
phát triển. [5]
- Hồ: ngoài sông suối, Bắc Giang còn có nhiều hồ, đầm, trong đó có hồ Cấm Sơn và
Khuôn Thần. Hồ Cấm Sơn nằm ở
khu vực giáp tỉnh Lạng Sơn, dài

30 km, nơi rộng nhất 7 km và chỗ
hẹp nhất 200m. Hồ Cấm Sơn có
diện tích mặt nước 2.600 ha, vào
mùa mưa có thể lên tới 3.000 ha.
Hồ Khuôn Thần có diện tích mặt
nước 240 ha.
- Ao, đầm, thùng đấu: có khoảng
3.100 ha.
1.5.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội
Dân số và lao động: Năm 2005, dân số toàn tỉnh khoảng 1,58 triệu người.
Số người trong độ tuổi lao động là 980.000 người (chiếm 62 % dân số). Số lao động
tham gia hoạt động kinh tế khoảng 830.000 người. Trong đó tham gia trong ngành
công nghiệp xây dựng là 8,86 %; dịch vụ là 14,57 %; Nông, lâm nghiệp, thủy sản là
76,58 % tổng số lao động.
Cơ cấu kinh tế: Hết năm 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Giang là
9,3 % (cao nhất trong 5 năm qua). Về cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo
hướng tích cực. Trong đó tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 45 % năm
2004 xuống còn 43, 5 % năm 2005. Tỉ trọng công nghiệp – xây dựng tăng từ 20,5 %
năm 2004 lên 22% năm 2005. Dịch vụ chiếm 34,5 %.
Đời sống dân cư: GDP bình quân đầu người vào khoảng 4,8 triệu đồng/năm.
Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới là 30,67%. Thu nhập nông dân ở nông thôn ước đạt
trên 26 triệu đồng/ha đất canh tác. Điện, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục đã đến hầu
hết 229 xã, phường, thị trấn.
Hình 1.2. Vùng hồ Cấm sơn


20


Dân tộc: Bắc Giang có 27 dân tộc anh em, trong đó các dân tộc thiếu số

chiếm 12,9 %. Trên địa bàn Bắc Giang có 26 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông
nhất là người Kinh, chiếm 88,1% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là người Nùng chiếm
4,5%; người Tày 2,6%; người Sán Chay và người Sán Dìu, mỗi dân tộc 1,6%;
người Hoa 1,2%; người Dao 0,5%. [9]
1.5.3. Nghề khai thác tại địa phương
Nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên: đa dạng và phong phú gồm 96 loài cá tự nhiên
thuộc 76 giống, trong 29 họ và 12 bộ xuất hiện ở các thuỷ vực trong địa bàn tỉnh
(Theo điều tra của Viện nghiên cứu NTTS I ). Sản lượng thuỷ sản tự nhiên hiện nay
giảm mạnh so với sản lượng thuỷ sản tự nhiên trong những thập niên trước đây do
thiếu phương thức bảo vệ và cường độ khai thác tự do quá mức. Bên cạnh đó môi
trường sống của các loài thuỷ sản bị ô nhiễm do chất thải công nghiệp, chất thải
sinh hoạt, thuốc bảo vệ thực vật tất cả làm cho môi trường nước xấu đi, ảnh
hưởng đến khả năng tái tạo và phục hồi nguồn lợi thuỷ sản, dẫn đến nguồn lợi thuỷ
sản tại địa phương ngày một cạn kiệt.
Thành phần loài thuỷ sản cũng đã có sự giảm sút rõ rệt, có một số loài rất ít
xuất hiện như: cá Trắm đen, cá Ngạnh vàng, cá Lành canh đỏ, Ngần trắng, Vền
tròn, Mòi cờ ho, Mòi cờ chấm Số lượng của một số loài cá kinh tế khai thác ngày
càng giảm dần, loại cá tạp khai thác chiếm đại đa số. Hiện nay những loại cá to như
cá Mè khai thác được trước đây trên Hồ Cấm Sơn rất ít gặp. [6]
Sản lượng khai thác thuỷ sản: từ năm 1998 - 2005 có sự dao động lớn.
Sản lượng thuỷ sản khai thác tự nhiên của tỉnh năm 2001 đạt 3.760 tấn (Chiếm 55%
tổng sản lượng thuỷ sản của tỉnh - Theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông
nghiệp tỉnh Bắc Giang 2003 - 2010 tháng 12/2002), đến năm 2005 Sản lượng khai
thác tự nhiên chỉ còn 1500 tấn. Nhìn chung, Sản lượng khai thác tự nhiên qua các
năm gần đây có xu hướng giảm đáng kể.
Như vậy sản lượng thuỷ sản tự nhiên thuộc địa bàn tỉnh Bắc Giang có tiềm
năng khá lớn, thành phần giống loài rất phong phú và đa dạng, do vậy để tận dụng


21



được ưu thế này thì vấn đề bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản một cách bền
vững cần phải nghiên cứu các biện pháp phát triển nguồn lợi, khai thác và bảo vệ
một cách hợp lý.
Diện tích mặt nước tiềm năng: căn cứ vào các tiêu chí phân loại loại hình mặt
nước (ao; hồ, đầm nhỏ; thùng đào, thùng đấu; ruộng trũng; mặt nước lớn; sông
ngòi), dựa vào số liệu kiểm kê đất đai của sở Địa chính Bắc Giang kết hợp với kết
quả điều tra về nguồn lợi mặt nước ở các huyện cho thấy diện tích các loại mặt nước
là 23.057,4 ha các loại. [6]
Bảng 1.1. Thực trạng về diện tích các loại mặt nước
Hiện trạng nuôi qua các năm
Quy mô sản xuất ĐVT
2001 2002 2003 2004 2005
Tổng DT tiềm
năng
Ha 23.057,4 23.057,4 23.057,4 23.057,4 23.057,4
DT đã đưa vào
NTTS
Ha 8.020 8.136 8.272 9.045 9.765
Trong đó:

- DT ruộng trũng Ha 1.847 1.963 2.031 2.804 1.824
- DT ao hồ nhỏ Ha 2.671 2.671 2.671 2.671 4.371*
- DT mặt nước lớn

Ha 3.502 3.502 3.570 3.570 3.570
Số lượng lồng bè Cái 10 15 40 78 158
(*: Đã cộng thêm 1.700 ha ruộng trũng chuyển sang nuôi cá thâm canh)
Nguồn: Tổng hợp các báo cáo của 10 phòng Nông nghiệp, phòng kinh tế các huyện

và thành phố.








22


CHƯƠNG 2. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tài liệu nghiên cứu
2.1.1. Tài liệu lưu trữ:
Tài liệu tổng kết, lưu trữ, các số liệu thống kê của chi cục thủy sản Bắc
Giang, Bài giảng Vật liệu và công nghệ chế tạo ngư cụ, Ngư cụ khai thác cá nước
ngọt, Bài giảng khai thác cá nước ngọt, Đồ án tốt nghiệp của chuyên ngành…
2.1.2. Tài liệu điều tra nghiên cứu:
Các phiếu điều tra, các kết quả phỏng vấn, các bảng tính toán, các số liệu thu
thập trong các buổi điều tra, phỏng vấn thực tế tại địa phương, các hình ảnh về ngư
cụ và quá trình khai thác của ngư cụ.
2.2. Phương pháp nghiên cứu (sử dụng phương pháp thống kê xác suất)
2.2.1. Dụng cụ cần thiết cho việc thu thập thông tin: Các dụng cụ văn phòng (giấy
vẽ, bút chì, thước kẻ, thước dây…) và máy ảnh.
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu:
Qua tìm hiểu địa hình của tỉnh Bắc Giang ta chọn các huyện (TP Bắc Giang,
Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên Dũng) là các huyện trung du và các huyện miền núi có
nhiều hồ chứa là Lục Ngạn, Lục Nam và Lạng Giang.
2.2.3. Phương pháp điều tra:

Sử dụng phương pháp thống kê xác suất (sử dụng phiếu, phỏng vấn và khảo
sát thực tế tại địa điểm nghiên cứu), thu thập số liệu từ chi cục Thủy sản, xuống cơ
sở phỏng vấn trực tiếp. Thống kê vận dụng những kiến thức đã học để phân tích.
2.2.4. Nội dung điều tra:
Cấu tạo, kết cấu của từng loại ngư cụ, phương pháp đánh bắt của từng loại
ngư cụ và các đối tượng đánh bắt chính.
2.2.5. Xử lý số liệu:
Các số liệu xử lý một cách chính xác và khoa học trên máy tính với bảng tính
Excel và thủ công, được sắp xếp theo tuần tự và được kiểm tra lại thường xuyên
theo phương pháp thống kê xác suất. Số liệu được hình thành do quá trình phỏng
vấn và đo đạc trên ngư cụ khai thác nhiều lần.


23


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
A. Thống kê và phân loại các loại ngư cụ khai thác
1. Thống kê các loại ngư cụ điều tra được tại tỉnh Bắc Giang:
Quá trình thực tập đã điều tra, thống kê tập hợp được 34 loại ngư cụ khác nhau
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Bảng 3.1).

Bảng 3.1. Số mẫu điều tra ngư cụ tại tỉnh Bắc Giang
Số mẫu điều tra ngư cụ tại tỉnh Bắc Giang
STT Tên ngư cụ
Hiệp
Hòa
Lạng
Giang


Lục
Ngạn
Tp Bắc
Giang
Yên
Dũng

Việt
Yên
Lục
Nam
Tổng


(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)
1 Xỉa cá 2 0 4 0 3 1 0 10
2 Ống thổi 0 0 3 0 2 0 0 5
3 Móc cua 2 3 2 1 2 2 3 15
4 Kích điện 2 4 3 2 3 3 2 19
5 Câu cần 3 2 2 4 3 2 3 19
6 Câu giăng 1 0 1 0 6 0 0 8
7 Câu vàng 0 0 1 0 4 0 0 5
8 Câu quăng 1 2 1 0 2 1 2
9
9 Đó 3 6 0 2 4 4 2 21
10 Lờ trê 2 3 0 3 5 0 4 17
11 Trúm rô 2 2 4 2 3 3 2 18
12 Ống lươn 2 3 0 2 4 3 2 16
13 Rọ tôm 3 2 4 2 5 3 3 22
14 Lờ cua 3 2 1 2 2 2 3

15
15 Đăng 0 0 0 0 3 0 2 5
16 Nơm 2 2 3 2 3 2 3 17
17 Dập cá 1 0 0 0 2 2 4
9


24


(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)
18 Lưới rê đơn 1 0 3 0 2 2 1 9
19 Lưới rê ba lớp 4 3 2 3 4 3 3 22
20 Lưới giăng 0 0 4 0 0 0 0 4
21 Lưới úp một lớp 0 0 1 0 0 0 0 1
22 Lưới úp hai lớp 0 0 5 0 3 2 0 10
23 Rổ xúc 3 2 2 2 4 2 2 17
24 Vợt xúc 2 3 2 3 4 2 3 19
25 Vợt bắt ốc 0 3 3 3 4 3 1 17
26 Dậm 3 2 2 3 2 3 3 18
27 Cào hến 2 0 0 0 9 2 2 15
28 Te 1 0 1 1 1 2 0 6
29 Diu tay 0 9 0 0 0 2 2 13
30 Vó cần 3 2 4 1 3 2 3 18
31 Vó cất tay 3 2 2 2 4 2 3 18
32 Vó bè 0 0 7 0 2 0 1 10
33 Lưới vét 2 2 4 2 3 3 3 19
34 Chài quăng 3 2 3 2 4 3 2 19
35 Tổng 56 61 74 44 105 61 64
465


2. Phân loại cụ thể:
Để phân loại các loại ngư cụ đã điều tra được ta dựa vào cách phân loại của
Mirski và tên gọi địa phương, nguyên lý đánh bắt, kỹ thuật khai thác của từng ngư
cụ. Với nguyên tắc trên ngư cụ khai thác thủy sản của tỉnh Bắc Giang có thể phân
loại như sau:
2.1. Ngư cụ sát thương (Wounding gears)
- Nguyên tắc chung: dùng vật liệu cứng, nhọn hoặc sắc để đâm, kẹp nhằm giữ đối
tượng, dùng dòng điện gây tê liệt hệ thần kinh của cá. Bao gồm các loại ngư cụ sau:
Xỉa cá, Ống thổi, Móc cua, Kích điện.


25


2.2. Nghề câu
- Nguyên tắc chung: dùng mồi để dẫn dụ cá đến cắn câu hoặc dùng lưỡi câu để mắc
vào cơ thể cá. Trong nghề câu có: Câu cần, Câu giăng, Câu vàng, Câu quăng.
2.3. Ngư cụ bẫy cố định (Traps)
- Nguyên tắc chung: sử dụng ngư cụ để chặn đường di chuyển của cá hoặc dẫn dụ
cá vào rọ. Nhóm ngư cụ này gồm: Đó, Lờ trê, Trúm rô, Ống lươn, Rọ tôm, Lờ cua,
Đăng
2.4. Ngư cụ chụp (Covering devices)
- Nguyên tắc chung: dùng ngư cụ chủ động trùm lên đàn cá để bắt. Ngư cụ chúp có:
Nơm, Dập cá.
2.5. Ngư cụ đóng
- Nguyên tắc chung: là những loại ngư cụ đánh bắt cá chủ yếu theo phương pháp cá
đóng vào mắt lưới hoặc quấn vào lưới. Bao gồm các loại sau: Lưới rê đơn, Lưới rê
ba lớp, Lưới giăng, Lưới úp một lớp, Lưới úp hai lớp.
2.6. Ngư cụ lọc

- Nguyên tắc chung: là những loại ngư cụ đánh bắt theo nguyên lý lọc nước lấy cá.
Căn cứ vào hình thức đánh bắt khác nhau chia làm các loại sau:
 Nhóm vợt – xúc (Scoop devices)
- Nguyên tắc chung: dùng ngư cụ sàng lọc nước, bùn đất để bắt tôm cá và ốc hến.
Gồm có các loại: Rổ xúc, Vợt xúc, Vợt bắt ốc, Dậm.
 Nhóm ngư cụ kéo, đẩy (Dragged gears, Push nest)
- Nguyên tắc chung: ngư cụ được dùng để lọc nước lấy cá, lưới có dạng hình túi
hoặc khung được kéo, đẩy dưới nước bằng sức người. nhóm này gồm có: Cào hến,
Te, Diu tay.
 Nhóm vó (Lift nest)
- Nguyên tắc chung: thả lưới theo nước, sau đó nhấc lưới nhanh lên khỏi mặt nước
để bắt cá. Nhóm vó có các loại là: Vó cần, Vó cất tay, Vó bè.
 Nhóm lưới vét, chài quăng

×