Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Những công ty "suýt" nắm được vận mệnh của Facebook potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.92 KB, 16 trang )

Những công ty "suýt" nắm được vận mệnh
của Facebook.

Ngay từ ngày đầu phát triển, Facebook đã là mục tiêu được
nhiều “ông lớn” thèm muốn sở hữu. Nếu không sáng suốt cộng
thêm một chút may mắn, rất có thể Mark Zuckerberg đã phải hối
hận khi sớm chia tay “đứa con cưng” của mình trước những lời
đề nghị hết sức hấp dẫn.

Facebook là một trong những công ty có tốc độ phát triển nhanh
nhất, cả về danh tiếng lẫn số lượng người dùng. Ngay từ những
ngày đầu tiên thành lập, nhận thấy tiềm năng của mạng xã hội
này, rất nhiều “ông lớn”, bao gồm cả Yahoo, Google hay
Microsoft đều nhăm nhe để thâu tóm mạng xã hội này.

Dưới đây là những công ty đã “suýt” có cơ hội sở hữu mạng xã
hội lớn nhất thế giới.

Năm 2004, một công ty giấu tên với đề nghị 10 triệu USD.

Tháng 2/2004, Facebook mới “chập chững” bước vào thế giới
Internet rộng lớn. Dù vậy, chỉ 4 tháng sau đó, một nhà đầu tư
tại New York đã đưa ra đề nghị 10 triệu USD cho mạng xã hội
non trẻ này.
Tuy nhiên, chàng trai Mark Zuckerberg, lúc đó mới 20 tuổi đã từ
chối lời đề nghị hấp dẫn này. Và Zuckerberg đã không hối hận
cho đến thời điểm này.

Friendster với tham vọng mua lại Facebook



Friendster từng là một thế lực trên thị trường mạng xã hội khi
đề nghị mua Facebook

Trước khi thời điểm Facebook ra mắt, Friendster là một trong
những mạng xã hội phổ biến và có người dùng đông đảo. Nhận
thấy tiềm năng của mạng xã hội Facebook, Friendster đã từng đề
nghị mua lại vào những ngày đầu mạng xã hội này xuất hiện, tuy
nhiên không nhận được sự đồng ý của Zuckerberg.

Mùa hè năm 2004, đến lượt Google vào cuộc

Mùa hè năm 2004, Mark Zuckerberg bỏ học tại Harvard và cùng
những người bạn sáng lập Facebook của mình chuyển đến sống
tại Palo Alto, nơi Google “đóng quân”.
Không lâu sau đó, một vài đại diện của Google tìm đến và đặt
vấn đề mua lại Facebook với Mark Zuckerberg. Mặc dù là
những lời đề nghị hấp dẫn, đặc biệt từ phía “gã khổng lồ” như
Google, tuy nhiên Zuckerberg vẫn quyết định giữ lại “đứa con
tinh thần” của mình.

Tháng 3/2005, Viacom với lời đề nghị 75 triệu USD

Mùa xuân 2005, Facebook đang tìm kiếm những nhà đầu tư
mới, lập tức công ty truyền thông Viacom “nhảy vào” với lời đề
nghị 75 triệu USD để mua lại mạng xã hội này, trong đó Mark
Zuckerberg sẽ nhận được số tiền 35 triệu USD.

Tuy nhiên, chủ tịch của Facebook vào thời điểm bấy giờ Sean
Parker đã đề nghị những điều khoản hợp lý và “béo bở” hơn,
cuối cùng dẫn đến sự đổ bể của thương vụ Viacom rút lui lời đề

nghị.

Năm 2005, MySpace muốn thâu tóm Facebook


MySpace từng muốn thâu tóm Facebook từ những ngày đầu

Cũng như Friendster, MySpace cũng là một trong những mạng
xã hội hàng đầu vào thời điểm trước khi Facebook ra mắt.
Mùa xuân năm 2005, CEO của MySpace vào thời điểm bấy giờ
Chris DeWolfe đã ghé thăm Mark và nhóm phát triển Facebook
cùng với lời đề nghị mua lại mạng xã hội non trẻ này.

Tuy nhiên, trên thực tế, Mark, chủ tịch Sean Parker và cố vấn
của Facebook vào thời điểm đó, Matt Cohler, đồng ý gặp
DeWolfe chỉ vì nghĩ rằng đó là một người thú vị và tò mò về
mạng xã hội MySpace.

Viacom trở lại vào mùa thu năm 2005

Sau khi bị Facebook từ chối vào năm 2005, Viacom đã một lần
nữa quay trở lại đề nghị với Facebook, với lý do người xem
kênh truyền hình MTV rất ưa thích mạng xã hội này. (MTV là
kênh truyền hình trực thuộc Viacom).
Mùa thu năm 2005, Mark Zuckerberg đã có buổi gặp gỡ CEO
của Viacom Tom Freston tại New York. Tại buổi gặp gỡ này,
Freston đã mô tả những điểm tương đồng giữa Facebook và
MTV, tuy nhiên Mark Zuckerberg cảm thấy không hứng thú với
những gì Freston trình bày.
Kết quả là Viacom lại một lần nữa thất bại.


News Corp của “ông trùm” Rupert Murdoch cũng vào cuộc


“Ông trùm” Repert Murdoch cũng từng để mắt đến Facebook

Nửa năm sau khi Facebook từ chối MySpace, đến lượt hãng
truyền thông News Corp, lúc bấy giờ đã hoàn tất thâu tóm
MySpace cũng bày tỏ ý định muốn mua lại Facebook.

Tháng 1/2006, Ross Levinsohn, giám đốc truyền thông của
News Corp đã mời Mark Zuckerberg và Matt Cohler, cố vấn của
Facebook, đến Los Angeles. Tại đây, Levinsohn đã bày tỏ ý
định muốn mua lại Facebook, nhưng cũng tiết lộ sự lo lắng rằng
mạng xã hội này sẽ khó phát triển trong tương lai.
Chính thái độ lấp lửng này đã khiến Zuckerberg từ chối lời đề
nghị.

“Đó là sự khác biệt giữa các công ty ở Los Angeles và các công
ty ở thung lũng Silicon” - Mark Zuckerberg cho biết về lời đề
nghị của News Corp - “Chúng tôi xây dựng Facebook đến cùng,
trong khi họ lại nghi ngờ về điều đó”.

Viacom một lần nữa trở lại vào đầu năm 2006


Viacom là công ty kiên trì nhất trong tham vọng có được
Facebook

Viacom có lẽ là một trong những công ty bày tỏ sự “thèm

muốn” lớn nhất đối với Facebook, khi cuối năm 2006, Viacom
trở lại đề nghị mua lại mạng xã hội này, dưới danh nghĩa của
kênh MTV.
Theo đó, Michael Wolf, lúc đó là giám đốc của kênh MTV đã
gặp gỡ Mark Zuckerberg vào đầu năm 2006. Tại cuộc gặp gỡ
này, Zuckerberg đã đưa ra lời đề nghị 2 tỉ USD cho Facebook.

Một vài tuần sau, Viacom đã đưa ra lời đề nghị 1,5 tỉ USD, với
800 triệu USD được trả trước, số tiền còn lại sẽ được thanh toán
sau.

Vào thời điểm đó, Facebook dường như đã được bán đi, tuy
nhiên phía Facebook lại muốn được nhận số tiền trả trước lớn
hơn, thay vì chỉ 800 triệu USD. Giám đốc tài chính của Viacom
lúc bấy giờ cảm thấy lo lắng về việc phải trả quá nhiều cho một
công ty non trẻ với doanh thu còn ít như Facebook nên đã từ
chối.

Cuối cùng, thỏa thuận này đã bị đổ vỡ và Viacom không bao
giờ đưa ra đề nghị nào khác với Facebook. Có thể, đây là một
trong những quyết định sai lầm nhất của Viacom.

Tháng 6/2006, đến lượt Yahoo! muốn có Facebook


Sự nổi lên của Facebook khiến Yahoo không thể không để mắt
đến

Mùa hè năm 2006, Yahoo! đã đưa ra lời đề nghị có giá 1 tỉ USD
với Facebook. Trước lời đề nghị này, các nhà đầu tư và một vài

giám đốc bộ phận của Facebook đã bày tỏ ý định muốn bán
mạng xã hội này.
Tuy nhiên, vào thời điểm bấy giờ, Facebook vừa trình làng tính
năng News Feed, và nếu tính năng này hoạt động hiệu quả,
Mark Zuckerberg nhận định mạng xã hội Facebook sẽ có giá trị
cao hơn 1 tỉ USD.

Sau đó, News Feed hoạt động hiệu quả và trở thành một trong
những tính năng đặc trưng của Facebook hiện tại, trong khi đó,
Yahoo! gặp khó khăn về tài chính nên đã đưa ra lời đề nghị 850
triệu USD, thay vì 1 tỉ USD như ban đầu. Với lời đề nghị mới,
ban lãnh đạo Facebook đã không quá khó khăn để đưa ra quyết
định.

Yahoo! trở lại vào mùa thu năm 2006

Sau khi thất bại trong lần thử đầu tiên, Yahoo! trở lại sau đó
không lâu với lời đề nghị 1 tỉ USD hoặc hơn.
Tuy nhiên, thời điểm này, Facebook đã bắt đầu trở thành một
hiện tượng trên Internet, số lượng người dùng tăng lên nhanh
chóng, trung bình 50 ngàn người mới mỗi ngày.

Tuy nhiên, nhận thấy tiềm năng mạng xã hội của mình, ban quản
trị của Facebook một lần nữa từ chối lời đề nghị của Yahoo!.

Microsoft và lời đề nghị hấp dẫn 15 tỉ USD

Với nỗ lực không để Facebook rơi vào tay đối thủ chính Google,
CEO Steve Ballmer của Microsoft đã đưa ra lời đề nghị mua lại
mạng xã hội này vào năm 2007 với mức giá 15 tỉ USD. Tuy

nhiên, Ballmer biết rằng Mark Zuckerberg sẽ không bao giờ
muốn từ bỏ quyền lực của mình trên Facebook, nên đã đưa ra
một lời đề nghị theo “đường vòng”.


Trên lý thuyết, Microsoft phần nào nắm được “số phận” của
Facebook nếu mạng xã hội này bị bán đi

Theo đó, Microsoft sẽ mua lại một cổ phần có giá trị 15 tỉ USD
trong Facebook, nhưng chỉ được nhận được 5% giá trị cổ phần
này trong mỗi 6 tháng. Nghĩa là phải mất từ 5-7 năm, Microsoft
mới nắm hết lượng cổ phần có giá trị 15 tỉ USD tại Facebook.

Tuy nhiên, lời đề nghị này đã bị phía Facebook từ chối. Thay
vào đó, Microsoft chỉ mua được 1,6% giá trị cổ phần của
Facebook, với giá trị khoảng 250 triệu USD.
Cùng với thỏa thuận mua lại này, Microsoft cũng đã nêu điều
kiện cho Facebook rằng phải thông báo cho Microsoft biết nếu
có bất kỳ lời đề nghị nào mua lại mạng xã hội này, đặc biệt là từ
phía Google.

Ngoài ra, thỏa thuận này cũng yêu cầu rằng nếu Mark
Zuckerberg và ban lãnh đạo Facebook có ý định bán đi mạng xã
hội của mình, thì phải bán cho Microsoft hoặc cho bất kỳ công
ty nào do chính Microsoft lựa chọn.
Từ sau yêu cầu này của Microsoft, Facebook không nhận được
thêm bất kỳ lời đề nghị nào khác và tiếp tục phát triển rồi đạt
được giá trị như hiện nay. Theo dự đoán, sau khi Facebook phát
hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào tháng 5 tới đây,
mạng xã hội này sẽ đạt được giá trị 100 tỉ USD.



×