Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Quá trình hình thành và phát triển của BIC.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.94 KB, 20 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VNĐ Việt Nam đồng
BH Bảo hiểm
DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm
KDBH Kinh doanh bảo hiểm
KHKD Kế hoạch kinh doanh
LỜI MỞ ĐẦU
1
Thị trường bảo hiểm Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh
mẽ từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Đặc biệt là thị trường bảo hiểm phi
nhân thọ với các nghiệp vụ như bảo hiểm tài sản, bảo hiểm xây dựng và lắp
đặt…..đang phát triển mạnh mẽ cùng với sự tăng trưởng lớn của nền kinh tế
nước ta.
Cùng với xu thế chuyên nghiệp hoá trong kinh doanh của các công ty lớn về
ngân hàng, tài chính…thì các ngân hàng lớn của nước ta đang đẩy mạnh
hoạt động của mình sang nhiều lĩnh vực khác để tạo thành những tập đoàn
kinh tế lớn mạnh, có sức chống chọi với điều kiện cạnh tranh khốc liệt như
hiện nay.
Trong cùng xu thế đó, một loạt các ngân hàng lớn đã thành lập các công ty
bảo hiểm của ngân hàng mình nhằm tạo ra một sức mạnh vững chắc cho
hoạt động của mình. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam là một trong
tứ đại ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, cũng đã thành lập nên công ty bảo
hiểm của mình với tên gọi là công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát
triển - tên thường gọi là BIC.
BIC là công ty bảo hiểm phi nhân thọ mới, đã hoạt động được 4 năm trên
thị trường bảo hiểm.
Qua thời gian thực tập tại công ty Bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát
triển(BIC), cùng với thực tế tại công ty, tôi đã hoàn thành báo cáo giới thiệu
về BIC một cách tổng quát nhất.
2
Chương 1. Quá trình hình thành và phát triển của BIC


1.1. Lịch sử hình thành công ty BIC
Công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư được thành lập ngày 27/12/2005 theo
quyết định số 292/QĐ-HĐQT, và đi vào hoạt động chính thức ngày
01/01/2006.
Công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển (BIC), tiền thân là
công ty liên doanh bảo hiểm Việt –Úc. Công ty liên doanh bảo hiểm Việt-
Úc được thành lập ngày 16/07/1999, là kết quả của sự tìm hiểu và hợp tác
liên doanh giữa tập đoàn bảo hiểm và tái bảo hiểm phi nhân thọ QBE (tập
đoàn bảo hiểm lớn nhất nước Úc lúc bấy giờ) với Ngân hàng đầu tư và phát
triển (một trong 4 ngân hàng nhà nước lớn nhất nước ta).Với tên viết tắt là
BIDV-QBE. Công ty liên doanh bảo hiểm Việt - Úc đã được kế thừa sức
mạnh từ 2 phía: Tập đoàn bảo hiểm quốc tế QBE và Ngân hàng đầu tư và
phát triển Việt Nam<BIDV>. Với những lợi thế như vậy, sự kết hợp giữa
BIDV và QBE là rất thuận lợi.
Theo giấy phép điều chỉnh số 11/GPDC4/KDBH ngày 27/12/2005của
bộ trưởng bộ tài chính,công ty liên doanh bảo hiểm Việt –Úc được đổi tên
thành Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam dựa trên
cơ sở Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam mua lại toàn bộ phần vốn
góp của công ty bảo hiểm quốc tế QBE thuộc tập đoàn bảo hiểm QBE trong
liên doanh bảo hiểm Việt – úc.
Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và phát triển là một đơn vị thành
viên thuộc hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam được thành
3
lập theo quyết định số 292/QĐ-HĐQT ngày 28/12/2005 của hội đồng quản
trị ngân hàng đầu tư và phát triển, do ngân hàng đầu tư và phát triển đầu tư
100% vốn, có con dấu riêng và hạnh toán độc lập.BIC chính thức đi vào hoạt
động từ ngày 01/01/2006. Hình thức pháp lý là công ty nhà nước.
1.2 Những nét chính về BIC
1.2.1 Gới thiệu chung về BIC
*Trụ sở chính:

- Tên Việt Nam: Công ty Bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt
Nam
- Tên viết tắt: Công ty bảo hiểm BIDV
- Tên tiếng anh: BIDV Insurance company
- Tên viết tắt: BIC
- Trụ sở chính: tầng 10, tháp A, tòa nhà Vincom, số 191 Bà Triệu, quận
Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Website:
- Điện thoại: (04) 2200282
- Fax: (04) 2200281
- Giám đốc: Ông Phạm Quang Tùng
- Vốn pháp định: 500 tỷ VNĐ
4
*Các chi nhánh và văn phòng đại lý: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,
Nghệ An, Hải Phòng, Tây Nguyên, Bình Định,, Vũng Tàu, Đồng Nai, Cần
Thơ, Hải Dương, Quảng Ninh, văn phòng đại diện và đại lí của BIC (là tất
cả các chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển trên cả nước).
1.2.2 Cơ cấu tổ chức của BIC và nhiệm vụ của từng bộ phận
a. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIC
5
Giám đốc
Phó giám đốc Phó giám đốc
Phòng phát triển kinh
doanh
Phòng khai thác
Phòng quản lý nghiệp
vụ
Phòng giám định-bồi
thường
Phòng kế toán

Phòng tổ chức cán bộ
Ph òng kiểm tra nội bộ
Phòng đầu tư
Phòng tái bảo hiểm
Phòng công nghệ
thông tin
Các chi nhánh văn phòng và
đại lý
b. Nhiệm vụ của từng bộ phận
Mô hình tổ chức của BIC gồm những cấp độ sau:
+ Trụ sở chính tại Hà Nội: điều hành chung mọi hoạt động BIC và là đầu
mối báo cáo, tiếp nhận thông tin với ban điều hành tại hội sở chính của
BIDV tại tầng 10 tháp A tòa nhà Vincom. Giám đốc,các phó giám đốc 1,
phó giám đốc 2, phòng kiểm tra nội bộ, phòng hành chính nhân sự,kế toán,
đầu tư, quản lí nghiệp vụ,kinh doanh 1, kinh doanh 2 đều tại đây.
*Giám đốc: là người đứng đầu trong công ty, chịu trách nhiệm điều hành
toàn bộ hoạt động của công ty giám đốc của BIC hiện nay là ông Phạm
Quang Tùng
*Phó giám đốc 1: giúp việc cho giám đốc quản lý mảng hành chính sự
nghiệp,giúp giám đốc chỉ đạo công tác các phòng hành chính nhân sự, các
phòng kiểm tra nội bộ, phòng kế toán, phòng đầu tư, phòng giám định bồi
thường.
*phó giám đốc 2: Giúp giám đốc chỉ đạo công tác các phòng quản lý nghiệp
vụ, phòng kinh doanh 1, phòng kinh doanh 2 và cùng với giám đốc đưa ra
quyết định hợp lý mọi hoạt động của công ty và xử lý những công tác cụ thể
khi được giám đốc phân công.
* Các phòng ban:
- Phòng kiểm tra nội bộ: Hoạt động chủ yếu của phòng này là thực hiện các
chức năng kiểm tra, kiểm soát, theo dõi tình hình hoạt động của các cá nhân,
các tổ chức, các phòng ban trong công ty. Phòng kiểm tra nội bộ hoạt động

độc lập và do BIDV chỉ đạo nhân lực
6
- Phòng hành chính nhân sự: Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức
kinh doanh, lao động tiền lương, chịu trách nhiệm khâu tuyển dụng cán bộ,
ngoài ra còn giúp giám đốc thủ tục liên quan đến pháp luật, bên cạnh đó việc
quản lý lao động cũng là một chức năng của phòng này.
- Phòng khiếu nại: Chức năng chủ yếu là kết hợp với các phòng ban kinh
doanh khác để giải quyết việc khiếu nại, bồi thường của khách hàng.
- Phòng đầu tư: Tham mưu, giúp việc cho ban giám đốc về chủ trương, định
hướng hoạt động đầu tư tài chính của công ty. Triển khai, nghiên cứu, xúc
tiến đầu tư, thực hiện đầu tư và quản lý danh mục đầu tư. Quản lý nguồn vốn
đầu tư, đồng thời hỗ trợ khối kinh doanh bảo hiểm triển khai phân phối sản
phẩm bảo hiểm tới các đối tác.
- Phòng khai thác: Nơi đây là đầu mối tiếp nhận, giải quyết các dịch vụ khai
thác vượt thẩm quyền hoặc ngoài địa bàn kinh doanh của các chi nhánh và
các phòng kinh doanh khu vực trực thuộc công ty. Nơi tiếp nhận và giải
quyết các dịch vụ khai thác theo phân cấp uỷ quyền được giao phó. Phòng
này cũng thực hiện việc hỗ trợ, kiểm tra, giám sát, hoạt động khai thác của
các đơn vị kinh doanh trực thuộc công ty.
- Phòng quản lý nghiệp vụ: Xây dựng và phát triển sản phẩm bằng cách
tham mưu cho ban giám đốc trong công tác xây dựng, ban hành điều chỉnh
các quy trình, quy định, hướng dẫn, biểu phí, quy tắc bảo hiểm… cho từng
nghiệp vụ bảo hiểm của công ty. Nghiên cứu, phát triển và hướng dẫn triển
khai các sản phẩm mới. Bên cạnh đó, phòng cũng thực hiện luôn chức năng
quản lý các vấn đề liên quan đến an toàn và giảm thiểu rủi ro trong hoạt
động kinh doanh bảo hiểm của công ty.
7
- Phòng giám định bồi thường: Đây là một phòng đặc thù của công ty, nó có
nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho ban giám đốc trong toàn bộ những vấn đề
liên quan đến công tác xử lý bồi thường trong hoạt động toàn công ty. Trực

tiếp thực hiện nghiệp vụ giám định, bồi thường theo phân cấp uỷ quyền của
công ty. Kiểm tra giám sát hoạt động bồi thường tại các đơn vị trực thuộc
của công ty.
- Phòng tài chính kế toán: Tham mưu, đề xuất ban giám đốc công ty trong
việc xây dựng, sửa đổi các chính sách kế toán tài chính của công ty. Trực
tiếp thực hiện công tác kế toán tài chính tại trụ sở chính của công ty. Tổng
hợp, phân tích số liệu, báo cáo về tình hình kế toán tài chính và kết quả kinh
doanh của công ty. Quản lý toàn bộ hoạt động tài chính, kế toán của công ty
đồng thời với việc kiểm tra giám sát các hoạt động tài chính tại các đơn vị
trực thuộc.
- Phòng công nghệ thông tin: Tham mưu cho ban giám đốc trong lĩnh vực
chuyên môn về công nghệ thông tin, thực hiện công tác phát triển ứng dụng
công nghệ thông tin cho công ty, đồng thời quản trị hệ thống mạng cho công
ty.
1.2.3. Lĩnh vực hoạt động và các sản phẩm mà công ty cung cấp.
* Kinh doanh các sản phẩm phi nhân thọ:
Đây là hoạt động chính của BIC, công ty đã nhanh chóng triển khai
được hơn 70 loại hình bảo hiểm trong nhiều lĩnh vực cụ thể như sau:
8

×