Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Luận văn:Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.09 KB, 74 trang )





Luận văn
Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại
Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC


MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN TIẾN BỘ QUỐC TẾ (AIC) 5
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾN BỘ
QUỐC TẾ (AIC) 5
1.Quá trình hình thành và phát triển 5
2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 7
2.1. Hội Đồng Quản Trị công ty 7
2.2. Hội đồng tư vấn đầu tư 7
2.3. Ban Tổng giám đốc công ty 7
2.4. Phòng Đầu tư 8
2.5. Phòng Đấu thầu và Quản lý dự án 11
2.6. Phòng Pháp chế 11
2.7. Ban quản lý dự án đầu tư 12
2.8. Các đơn vị trực thuộc công ty 12
2.9. Các phòng, ban và các đơn vị khác 12
3. Các lĩnh vực hoạt động của công ty AIC 13
3.1. Môi trường 13
3.2. Bất động sản:. 13


3.3. Xuất khẩu lao động: 13
3.4. Cung cấp thiết bị y tế 13
3.5. Thương mại: 14
3.6. Tài chính 14
3.7. Giáo dục đào tạo 14
II. QUY TRÌNH LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾN BỘ QUỐC
TẾ AIC 14
1. Trình tự thực hiện dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC 14
2. Cụ thể hóa trình tự lập dự án 16
3. Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi 17
4. Quản lý công tác lập dự án đầu tư 19
5. Nội dung công tác lập dự án tại công ty 20
5.1. Sự cần thiết phải đầu tư 20
5.2. Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật 22
5.3. Phân tích tài chính 26
5.4. Nghiên cứu khía cạnh kinh tế xã hội 29
III. MINH HỌA BẰNG DỰ ÁN CỤ THỂ 30
“ Dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Cẩm Điền – Lương Điền Huyện Cẩm Giàng
tỉnh Hải Dương” 30
1. Sự cần thiết phải đầu tư 30
2. Các căn cứ pháp lý 30
3. Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của dự án 31
4. Các quy trình, tiêu chuẩn được áp dụng 32
5. Xác định chủ đầu tư – Hình thức đầu tư 33
6. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội – Hạ tầng kỹ thuật 34
6.1 Điều kiện tự nhiên 34
6.2 Tình hình kinh tế xã hội 35


7. Lựa chọn quy mô đầu tư, tiêu chuẩn kỹ thuật Và các giải pháp thiết kế 37

7.1. Quy mô đầu tư 37
7.2. Tiêu chuẩn kỹ thuật Và các giải pháp thiết kế 37
8. Công tác đền bù GPMB và tái định cư 46
9. Đánh giá sơ bộ tác động môi trường và PCCN Trong quá trình triển khai đầu tư xây
dựng và khai thác khu công nghiệp Cẩm Điền 47
10.Tổng mức đầu tư – nguồn vốn 50
10.1 Tổng mức đầu tư 50
10.2. Nguồn vốn 50
11.Hiệu quả đầu tư 50
11.1. Hiệu quả về kinh tế tài chính 51
11.2. Hiệu quả về kinh tế -xã hội 53
12. Tổ chức thực hiện 54
12.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 54
12.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư 54
12.3. Giai đoạn đưa vào sử dụng và khai thác 54
13. Kết luận và kiến nghị 55
13.1 kết luận 55
13.2 Kiến nghị 55
►Đánh giá công tác lập dự án của tình huống 55
□ Về quy trình lập dự án 55
□ Về nội dung lập dự án 56
IV. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾN
BỘ QUỐC TẾ AIC 57
1. Những kết quả đạt được 57
2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 58
2.1. Hạn chế 58
2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trên 60
CHƯƠNG II: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẦU
TƯ TẠI CÔNG TY AIC 61
I. KẾ HOẠCH CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾN BỘ QUỐC TẾ AIC 61

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY
AIC 61
3. Hoàn thiện phương pháp lập dự án 67
4. Nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ lập dự án 69
5. Chú trọng hơn nữa đến việc tuyển dụng, thu hút nhân tài 70
6. Xây dựng cơ chế thưởng phạt hợp lý cho người lao động 70
7. Cải thiện môi trường làm việc cho người lao động 71
8. Đầu tư đổi mới khoa học công nghệ và hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác
lập dự án 71
KẾT LUẬN 73
DANH MỤC BẢNG 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74









LỜI MỞ ĐẦU

Đầu tư là chìa khoá cho sự tăng trưởng của mỗi quốc gia trên thế giới. Khái
niệm đầu tư tuy đã được các nhà kinh tế học đề cập từ rất lâu nhưng nó chỉ thực sự
phát triển ở Việt nam từ khi Nhà nước ta chuyển hướng phát triển kinh tế sang vận
hành theo cơ chế thị trường theo định hướng XHCN.
Đối với nhiều doanh nghiệp lớn hiện nay, luôn xác định đầu tư là ưu tiên số
một, là nhiệm vụ quan trọng chiến lược hàng đầu, để nâng cao năng lực và hiệu quả
sản xuất kinh doanh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu từ dịch vụ sang sản xuất công

nghiệp. Đầu tư sẽ được đẩy mạnh với cơ cấu và quy mô hợp lý vào những dự án,
những sản phẩm thiết yếu hiện đại mà xã hội cần.
Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC tuy mới chỉ thành lập được hơn 10 năm,
nhưng đã không ngừng phát triển vượt bậc, trở thành một công ty lớn mạnh đầu từ
vào đa lĩnh vực. Trong xu thế phát triển đó, để phục vụ cho hoạt động đầu tư ngày
càng tốt hơn, thì công tác lập dự án đầu tư của Công ty đã không ngững cố gắng
hoàn thiện, nhằm tạo ra cơ sỡ vững chắc cho các hoạt động đầu tư phát triển trong
tương lai.
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC, tôi đã trực tiếp
tìm hiểu tình hình thực tế công tác lập dự án đầu tư tại Công ty và đã hoàn thành
chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “ Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công
ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC”.

Chuyên đề thực tập gồm có 2 phần

Chương I: Thực trạng công tác lập dự án tại Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC

Chương II: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty cổ
phần Tiến bộ Quốc tế AIC








CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN TIẾN BỘ QUỐC TẾ (AIC)


I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN
TIẾN BỘ QUỐC TẾ (AIC)
1.Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần tiến bộ Quốc tế (AIC) – Tiền thân là trung tâm Xuất khẩu Lao
động(TRALACEN) – một đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty Xây dựng và thương
mại (TRAENCO). TRALACEN được thành lập theo quyết định số
1938/1999/QĐ/BGTVT ngày 06 tháng 08 năm 1999, là một doanh nghiệp nhà
nước, trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.Với chức năng và nhiệm vụ là xuất khẩu lao
động và đào tạo ngoại ngữ, đào tạo nghề phục vụ công tác xuất khẩu lao động, trong
những năm vừa qua Trung tâm đã không ngừng phát triển và đạt được nhiều thành
tựu đáng khích lệ, góp phần giải quyết việc làm cho số lượng lớn người dân lao
động, nhất là người lao động ở vùng nông thôn, xa xôi và khó khăn. Đồng thời tạo
điều kiện cho việc nâng cao đời sống, thu nhập cho người lao động, tăng thu ngoại
tệ cho quốc gia. Cùng với sự phấn đầu không ngừng, liên tục, trong nhiều năm qua
trung tâm là đơn vị hàng đầu Việt Nam về xuất khẩu lao động trên các mặt số
lượng, chất lượng, uy tín cũng như sự hỗ trợ của trung tâm trong suốt thời gian
người lao động làm việc ở nước ngoài cho đến khi họ hoàn thành hợp đồng lao
động trở về quê hương. Ngoài ra, với những người lao động có nghuyện vọng, sau
khi về nước, trung tâm có thể hỗ trợ tư vấn lập doanh nghiệp hoặc hỗ trợ họ tìm
kiếm cơ hội việc làm trong nước
Do nhu cầu hội nhập và phát triển, ngày 05 tháng 8 năm 2005 Trung tâm Xuất
khẩu lao động đã cổ phần hóa và chuyển tên thành công ty Cổ phần tiến bộ Quốc tế
(AIC) theo quyết định của bộ trưởng bộ Giao thông vận tải số 2669/QĐ-BGTVT,
bãi bỏ quyết đinh 1938/1999/QĐ/BGTVT ngày 06 tháng 08 năm 1999 của bộ giao
thông vận tải về việc thành lập Trung tâm xuất khẩu lao động trực thuộc AIC xây
dựng và thương mại – Bộ giao thông vận tải. Từ thời điểm này AIC hoạt động theo
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103009889 của sở kế hoạch đầu tư Hà Nội
cấp ngày 4/11/2005, thay đổi lần thứ 5 ngày 29/8/2008
Mới tách ra khỏi công Công ty xây dựng và thương mại thành một đơn vị độc lập,
AIC gặp rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng cán bộ công nhân viên AIC vẫn

không ngừng cố gắng khắc phục những khó khăn để vươn lên, tiếp tục phát triển và


hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chức năng của mình. Điều đó được chứng minh
không chỉ qua những con số trong kết quả hoạt động kinh doanh cảu AIC mà còn
qua sự tin tưởng của đối tác nước ngoài và người lao động.Những cố gắng của AIC
đã được ghi nhận qua một loạt các giải thưởng cao quí của Chính phủ, các bộ, các
cơ quan quản lý trao cho doanh nghiệp có nhiều cống hiến cho đất nước

BIỂU ĐỒ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

0
200
400
600
800
1000
1200
1400
Nhân lực
1999 2001 2003 2005 2007 2009
Biều đồ phát triển nhân lực AIC


0
100
200
300
400
500

600
700Triệu USD
1999 2001 2003 2005 2007 2009
Biểu đồ phát triển tài chính AIC



2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
2.1. Hội Đồng Quản Trị công ty
- Quyết định các chủ trương của công ty
- Xem xét và phê duyệt kế hoạch đầu tư ngắn hạn và dài hạn của toàn công ty.
- Xem xét phê duyệt:
+ Các dự án đầu tư.
+ Thiết kế kỹ thuật và dự toán.
+ Kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu và kết quả đấu thầu.
+ Quyết toán vốn đầu tư.
- Chỉ đạo toàn công ty thực hiện đầu tư.
- Thanh tra công tác đầu tư của toàn công ty.
2.2. Hội đồng tư vấn đầu tư
- Hội đồng tư vấn đầu tư bao gồm: thành viên HĐQT, các Phó tổng giám đốc, đại
diện thường vụ Đảng uỷ, Công đoàn công ty, kế toán trưởng, các trưởng phòng Đầu
tư, Kế hoạch, Pháp chế, và các phòng ban khác có liên quan đến dự án, Thủ trưởng
đơn vị trình dự án đầu tư, Một số chuyên viên kinh tế, kỹ thuật của công ty (được
mời khi cần thiết), Chuyên gia kinh tế, kỹ thuật ngoài công ty (được mời khi có yêu
cầu của từng dự án cụ thể).
- Hội đồng tư vấn đầu tư có trách nhiệm xem xét và tham gia ý kiến bằng văn bản
đối với các dự án đầu tư sau khi dự án đó được HĐQT đồng ý chủ trương đầu tư để
HĐQT công ty xem xét quyết định đầu tư.
- Nội dung xem xét như sau:
+ Xem xét dự án đầu tư có phù hợp với các điều kiện quy định của pháp luật về

quy hoạch, lãnh thổ, khai thác tài nguyên khoáng sản;
+ Xem xét các vấn đề kỹ thuật của dự án về công nghệ, quy mô sản xuất, phương án
kiến trúc, quy chuẩn xây dựng;
+ Xem xét dự án có phù hợp về sử dụng đất đai, môi trường và boả vệ sinh thái,
phòng chống cháy nổ , an toàn lao động và vấn đề xã hội khác;
+ Xem xét về vấn đề thị trường, giá cả, tiếp thị nguồn cung ứng nhân lực, nguyên
nhiên vật liệu và vấn đề kinh tế của dự án;
- Riêng đối với dự án từ 500 triệu trở xuống thì phòng Đầu tư trình dự án lên HĐQT
phê duyệt không cần xin ý kiến của Hội đồng tư vấn đầu tư.
2.3. Ban Tổng giám đốc công ty
- Đề xuất các chủ trương đầu tư của toàn công ty. Báo cáo chủ trương đầu tư và kế



hoạch đầu tư ngắn hạn và dài hạn trước Hội đồng quản trị.
- Xây dựng để trình Hội đồng quản trị phê duyệt kế hoạch đầu tư ngắn hạn và dài
hạn của toàn công ty.
- Xem xét các dự án đầu tư trước khi trình Hội đồng quản trị xem xét và ra quyết
định đầu tư.
- Đề xuất về nội dung dự án, khả năng về tài chính và tính khả thi cho các dự án đầu
tư.
- Tổ chức chỉ đạo các đơn vị thành viên thực hiện các dự án đầu tư đã được Hội
đồng quản trị phê duyệt theo đúng quy định của Nhà nước về đầu tư và xây dựng.
- Kiểm tra và giám sát công tác thực hiện đầu tư của toàn công ty.
- Quyết định giao nhiệm vụ cho các đơn vị thay mặt công ty làm Chủ đầu tư thực
hiện các dự án hoặc thi công công trình và các quyết định tổ chức thực hiện đầu tư
theo thẩm quyền.
- Ký kết các hợp đồng kinh tế.
- Ký và phê duyệt thanh quyết toán các dự án đầu tư (trừ tổng quyết toán).
2.4. Phòng Đầu tư

2.4.1. Công tác kế hoạch
- Lập kế hoạch đầu tư, dự kiến các nguồn vốn đầu tư hàng năm của công ty.
- Thường xuyên báo cáo tiến độ, tình hình chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư các
Dự án cho lãnh đạo công ty và các cơ quan Nhà nước khác theo quy định.
- Tổng hợp chung tình hình đầu tư của công ty.

2.4.2. Công tác tham mưu
- Chủ động đề xuất các ý tưởng đầu tư mới, báo cáo lên Lãnh đạo công ty.
- Đề xuất góp ý các chủ trương, chiến lược đầu tư của công ty.
- Đề xuất các quy trình thực hiện, phương pháp thực hiện công tác đầu tư của công
ty và các đơn vị thành viên.
- Thường xuyên nghiên cứu và cập nhật những quy định của Nhà nước về đầu tư để
phục vụ công tác đầu tư của công ty.
- Góp ý kiến các văn bản đầu tư của Nhà nước khi được yêu cầu.

2.4.3. Công tác quản lý đầu tư
- Là đầu mối quản lý các Dự án đầu tư xây dựng, Dự án đầu tư chiều sâu của toàn
công ty.


- Theo dõi và phối hợp với Ban quản lý của các Dự án do công ty trực tiếp là Chủ
đầu tư những việc thực hiện đầu tư từ khâu lập chuẩn bị đầu tư đến khâu hoàn thành
đưa Dự án vào khai thác sử dụng.
- Theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị thành viên trong việc thực hiện đầu tư các
Dự án theo đúng quy định quản lý đầu tư và xây dựng cũng như Quy trình đầu tư
của công ty ban hành.
- Tập hợp ý kiến soạn thảo các quy chế, quy trình của công ty phục vụ công tác
quản lý đầu tư của công ty.
- Đề xuất áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý đầu tư, theo dõi
tình hình đầu tư của công ty.

- Cập nhật và cung cấp đầy đủ, hướng dẫn kịp thời các quy định đầu tư mới của Nhà
nước đến các đơnvị thành viên trong công ty làm cơ sở thực hiện.
- Quản lý hồ sơ, tài liệu, dữ liệu liên quan đến công tác đầu tư của công ty.

2.4.4. Công tác thực hiện
- Đối với các Dự án đầu tư thuộc nhóm B: Tiếp nhận các dự kiến, chủ trương của
Lãnh đạo công ty, nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư, quy mô đầu tư, xem xét khả
năng huy động các nguồn vốn để tham mưu cho Hội đồng quản trị công ty có kết
luận quyết định chủ trương đầu tư (thông qua các số liệu phân tích kinh tế, ý kiến
chuyên gia ).
- Khi có chủ trương đầu tư thì tiến hành điều tra khảo sát và lập kế hoạch đầu tư và
báo cáo trình Hội đồng quản trị công ty.
- Tiến hành xin ý kiến của Hội đồng tư vấn đầu tư về dự án. Đối với các dự án đầu
tư mới dưới 500 triệu sau khi có đồng ý chủ trương đầu tư của Hội đồng quản trị,
phòng Đầu tư công ty sẽ trực tiếp xin ý kiến lãnh đạo công ty phê duyệt Báo cáo
đầu tư mà không cần xin ý kiến của Hội đồng tư vấn đầu tư.
- Sau khi có quyết định đầu tư của Lãnh đạo công ty thì tuỳ theo quy mô đầu tư mà
tiến hành hai bước Nghiên cứu tiền khả thi và Nghiên cứu khả thi, đảm bảo các yêu
cầu của Quy chế đầu tư và xây dựng.
- Lập Dự án:
+ Tự tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi các
Dự án do công ty làm Chủ đầu tư trong điều kiện cho phép về nhân sự và cơ sở vật
chất.
+ Xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo công ty trong việc thuê chuyên gia phối hợp
hoặc thuê tổ chức tư vấn có chuyên môn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả


thi các Dự án do công ty làm chủ đầu tư trong trường hợp không tự tổ chức thực
hiện được.
+ Hướng dẫn các đơn vị thành viên lập hoặc thuê lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả

thi và khả thi cho các Dự án đầu tư của các đơn vị thành viên công ty.
- Thẩm định:
+ Thẩm định hoặc xin ý kiến Lãnh đạo công ty để thuê thẩm định và thực hiện các
thủ tục trình duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi các Dự án đầu tư của công ty và các
đơn vị thành viên theo quy định của Quy chế Quản lý đầu tư xây dựng và Quy trình
đầu tư của công ty, phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật về đầu tư xây
dựng.
+ Làm đầu mối cho việc lập và thẩm định thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán của các Dự
án đầu tư của công ty và các đơn vị thành viên theo quy định của pháp luật hiện
hành.
+ Lên kế hoạch và đề xuất nhân sự có năng lực, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để
thành lập bộ phận thẩm định các Dự án đầu tư trực thuộc phòng Đầu tư.
- Phê duyệt:
+ Đối với các Dự án thuộc nhóm B và C (theo phân cấp do Hội đồng quản trị công
ty phê duyệt), phòng Đầu tư phải chuẩn bị quyết định đầu tư theo các nội dung đã
được quy định trong Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng lấy ý kiến của Hội đồng
tư vấn đầu tư vào sổ nghị quyết đầu tư làm căn cứ cho Chủ tịch Hội đồng quản trị
phê duyệt.
+ Làm đầu mối cho việc phê duyệt Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi, Nghiên cứu
khả thi; thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán các Dự án đầu tư của các đơn vị thành viên
theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Chủ trì tổ chức các buổi báo cáo thẩm định, phê duyệt Dự án đầu tư của công ty.
- Chủ trì các cuộc hội thảo, hội nghị, mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh
vực đầu tư nhằm nâng cao kiến thức đầu tư của cán bộ công ty, thúc đẩy tiến trình
đầu tư của công ty.
- Chủ động liên hệ mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong quá trình triển khai các
Dự án đầu tư nếu thấy cần thiết.
- Thực hiện các công việc khác khi được phân công.

2.4.5. Quyền hạn của phòng Đầu tư

- Chủ động đề xuất với lãnh đạo công ty những sáng kiến, biện pháp, kiến nghị
nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.


- Được sử dụng đúng mục đích và đúng quy định đối với các chi phí cần thiết và các
trang thiết bị của công ty để giải quyết công việc.
- Được quyền góp ý vào các việc giải quyết công việc của các Phòng ban khác về
đầu tư khi thấy có dấu hiệu trái pháp luật hoặc có ảnh hưởng tới hoạt động của công
ty.
- Có quyền báo cáo công ty không thực hiện những nhiệm vụ được giao, khi nhiệm
vụ ấy được coi là trái pháp luật, vi phạm chính sách của Nhà nước.
- Có quyền đề nghị phòng ban khác giúp đỡ phối hợp giải quyết công việc. Việc đề
nghị phải được ghi bằng văn bản hoặc gặp trực tiếp.
- Sắp xếp, phân công việc đối với các nhân viên trong nội bộ phòng mình theo khả
năng từng người, đảm bảo hiệu quả công việc.

2.4.6. Trách nhiệm của Phòng Đầu tư
- Phục tùng và chấp hành chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc công ty
trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Chịu trách nhiệm về hiệu quả công việc của phòng trước lãnh đạo công ty.
- Chịu trách nhiệm phổ biến trong nội bộ Phòng đối với những quy định, quy chế,
thông báo của công ty và Nhà nước, chịu trách nhiệm thực hiện các quy định này.
- Cán bộ, công nhân viên trong phòng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công
ty nếu cố ý gây thiệt hại cho công ty theo quy định của pháp luật.
- Nộp đầy đủ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ về hoạt động của phòng theo yêu
cầu của lãnh đạo công ty.
2.5. Phòng Đấu thầu và Quản lý dự án
- Phối hợp với phòng Đầu tư công ty về công tác quản lý chất lượng công trình.
- Có trách nhiệm thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán đối với các dự án công
ty phê duyệt khi được yêu cầu.

- Các công việc khác khi được phân công.
2.6. Phòng Pháp chế
Tham gia ý kiến đóng góp về nội dung trình tự thực hiện dự án và tính khả thi cho
các dự án đầu tư.
Tham gia ý kiến đối với các hợp đồng kinh tế.
Cung cấp đầy đủ các tài liệu, các quy định của Nhà nước về đầu tư để phục vụ công
tác đầu tư của công ty.
Tư vấn và giám sát về mặt pháp lý đối với ca dự án của toàn công ty.
- Các công việc khác khi được phân công.


2.7. Ban quản lý dự án đầu tư
- Ban quản lý dự án đầu tư được Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty quyết định
thành lập nhằm thực hiện chức năng Chủ đầu tư trong dự án đầu tư cụ thể.
- Quyền hạn và trách nhiệm của Ban quản lý dự án đầu tư được quy định bởi một
quy chế riêng và tuân theo các quy định của quy chế nahỳ và các quy định khác của
pháp luật.
- Các công việc khác khi được phân công.
2.8. Các đơn vị trực thuộc công ty
- Các đơn vị thành viên khi đầu tư phải tuân theo các quy định của Nhà nước về đầu
tư và xây dựng, quy trình đầu tư của công ty và quy chế đầu tư của công ty.
- Đề xuất các chủ trương đầu tư trình lên Hội đồng quản trị xem xét phê duyệt.
- Chịu trách nhiệm về tài chính, huy động vốn đối với các dự án của đơn vị mình.
- Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư. Trình tự chuẩn bị và thực hiện các dự án đầu
tư phải bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật và các quy chế của công ty.
- Sau khi có chủ trương đầu tư thì tiến hành điều tra khảo sát và tổ chức lập Báo cáo
nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo đầu tư để lấy ý kiến Hội đồng tư vấn đầu tư và
trình Hội đồng quản trị công ty bảo đảm theo đúng các quy định của pháp luật về
đầu tư và xây dựng.
- Tiến hành các thủ tục về xin giao đất hoặc thuê đất, xin phép khai thác tài nguyên,

lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng, khảo sát thiết kế…
- Sau khi Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo đầu tư được phê duyệt thì tiến
hành tổ chức lập, thẩm định thiết kế kỹ thuật và dự toán và trình Hội đồng quản trị.
- Tổ chức đấu thầu xây lắp và mua sắm thiết bị theo đúng quy chế đấu thầu
- Chịu trách nhiệm đàm phán và ký kết hợp đồng đối với các nhà thầu được lựa
chọn.
- Tổ chức khởi công công trình bảo đảm chất lượng công trình và đưa công trình
vào hoạt động phát huy được hiệu quả đầu tư.
- Sau khi đưa công trình vao hoạt động tiến hành quyết toán vốn đầu tư theo đúng
quy định của Nhà nước.
- Báo cáo quá trình đầu tư dự án thường xuyên hay đột xuất cho công ty theo quy
định chung của công ty và của Nhà nước.
2.9. Các phòng, ban và các đơn vị khác
- Phối hợp với phòng Đầu tư và các đơn vị trực thuộc công ty tham gia với chức
năng của mình để dự án đầu tư của công ty triển khai được thuận lợi, bảo đảm an
toàn và hiệu quả.


- Các công việc khác khi được phân công.
3. Các lĩnh vực hoạt động của công ty AIC
3.1. Môi trường
Những lĩnh vực xử lý môi trường mà AIC có nhiều kinh nghiệm như: Xử lý
nước thải, rác thải y tế, sinh hoạt, khu công nghiệp, làng nghề; nước sông, hồ ô
nhiễm
AIC đã trúng thầu nhiều dự án với tổng số gần 100 lò đốt, bể xử lý nước thải.
Những thiết bị AIC đưa vào sử dụng đã chứng tỏ những ưu việt nổi trội như:
- Xử lý triệt để nước thải, rác thải đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế;
- Thiết bị được sử dụng, vận hành đơn giản, tính tự động hóa cao;
- Tuổi thọ sản phẩm cao (trung bình từ 15 - 20 năm);
- Chi phí cho việc xử lý rác thải, nước thải thấp, tiết kiệm nhiên liệu;

- Thời gian lắp đặt trang thiết bị cho các dự án chỉ từ 2 - 30 ngày sau khi hoàn tất
phần chuẩn bị lắp đặt máy và thủ tục pháp lý tùy theo quy mô dự án;
- Thời gian bảo hành dài
3.2. Bất động sản:.
AIC triển khai các dự án lớn và rất có tiềm năng tại Hà Nội và nhiều tỉnh, thành
trong cả nước. Hoạt động đầu tư bất động sản của AIC có sự phối hợp chặt chẽ với
các công ty tư vấn, thiết kế, xây dựng hàng đầu thế giới của Đài Loan, Nhật Bản,
Malaysia, Mỹ, châu Âu.
3.3. Xuất khẩu lao động:
AIC hiện là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về xuất khẩu lao động trong nhiều
năm liền. Số lượng người lao động xuất khẩu chiếm 20% thị phần cả nước với
những thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Qatarr, Bahrain,
UAE… Mục tiêu chúng tôi đặt lên hàng đầu là tập trung hỗ trợ, giải quyết việc làm
cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo. Một bộ phận người lao động đã
được AIC hỗ trợ đào tạo nghề, hàng vạn lao động được đưa ra nước ngoài làm việc
Với đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực trong nước và nước ngoài, AIC luôn triển khai
tốt các công việc liên quan đến thủ tục cho người lao động trước khi xuất cảnh và
quản lý, hỗ trợ người lao động giải quyết các vấn đề phát sinh, hỗ trợ tìm việc sau
khi về nước.
3.4. Cung cấp thiết bị y tế
Công ty Cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế AIC và các Công ty thành viên là đại lý độc


quyền, tổng đại lý của về thiết bị y tế của các hãng uy tín hàng đầu thế giới của
Nhật Bản, Mỹ, châu Âu như: Philips (Hà Lan); Drager (Đức), GE; Mishubishi,
Paramouth Bed, Toshiba, Mizuho Skytron, Toyobo, Olympus (Nhật Bản)…
3.5. Thương mại:
AIC đang tập trung kinh doanh và đạt được nhiều kết quả trong một số lĩnh vực sau:
Kim cương; Rượu vang; Công cụ cầm tay


- Nhà phân phối độc quyền của một số sản phẩm rượu vang hàng đầu Italia
- Cung cấp sản phẩm nông nghiệp và dụng cụ cầm tay Hàn Quốc vào thị trường
Việt Nam
- Sản xuất và chế tác kim cương có thương hiệu 77 mặt cắt trên toàn thế giớ
3.6. Tài chính
Công ty có thể triển khai tốt các hoạt động huy động vốn của các Quỹ và đầu tư các
hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển nguồn nhân lực.
Hoạt động đầu tư tài chính được bắt đầu triển khai từ tháng Giêng năm 2009 với
sản phẩm là các dự án nhiều tiềm năng
3.7. Giáo dục đào tạo
Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC là một doanh nghiệp hoạt động đa lĩnh vực,
trong đó lĩnh vực đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ cho người lao động, đặc biệt là
lao động xuất khẩu được đặc biệt quan tâm. Nhiều năm qua, Công ty Cổ phần Tiến
bộ Quốc tế AIC là một trong những đơn vị đứng đầu cả nước về đào tạo nghề và
xuất khẩu lao động.

Cho đến nay, Doanh nghiệp đã có sự phát triển mạnh mẽ, có một tiềm lực mạnh về
đội ngũ, cơ sở vật chất, vốn tài sản, trong đó có cơ sở đào tạo, dạy nghề: Trường
Đào tạo Quốc tế AIC
.

II. QUY TRÌNH LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾN
BỘ QUỐC TẾ AIC
1. Trình tự thực hiện dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế
AIC















Quyết định cho phép đầu




Lập BCNC tiền
khả thi (DA nhóm
B nếu cần thiết)

Lập BCNC khả thi
(DA nhóm B, DA
nhóm C có vốn đầu tư
t
ừ 1 tỷ đồng trở

lên)

Lập Báo cáo đầu
tư ( DA có vốn đầu
tư dưới 1 tỷ đồng)


Thẩm định Dự án đầu tư

Dự án nhóm B, C:
Bộ phận giúp việc
của người có thẩm
quy
ền QĐ đầu t
ư

BC đầu tư, trình
người có thẩm quyền
QĐ đầu tư, không
ph
ải thẩm định

Phê duyệt dự án đầu tư

Dự án nhóm B, C:
UBND các Tỉnh,
Thành phố; Chủ
t
ịch HĐQT TCT

Triển khai tư vấn đấu thầu
giai đo
ạn chuẩn bị đầu t
ư

Lập dự án


Quyết định của cơ quan có thẩm quyền phù hợp với tính chất của Dự
án

Ch
ủ đầu t
ư l
ập tờ tr
ình g
ửi các c
ơ quan ch
ức năng thẩm định
(phù hợp với tính chất dự án) xin thẩm định DA đầu tư
Ch
ủ đầu t
ư l
ập tờ tr
ình g
ửi c
ơ quan có th
ẩm quyền xin ph
ê duy
ệt DA

Quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền



2. Cụ thể hóa trình tự lập dự án
Công tác lập dự án đầu tư thuộc giai đoạn chuẩn bị đầu tư trong hoạt động đầu tư.
Vậy ta phải tìm hiểu khái quát quy trình hoạt động lập dự án đầu tự tại Công ty Cổ

phần tiến bộ Quốc tế AIC như sau:
Bước 1: Nhận nhiệm vụ, kế hoạch dự án
Các dự án mà Công ty nhận được chủ yếu thông qua qua đấu thầu hoặc chỉ định
thầu. Dự án của Công ty bao gồm cả các dự án do Công ty làm chủ đầu tư và do
Tổng Công ty giao cho thực hiện đầu tư.
Cán bộ được phân công dự thảo và thỏa thuận hợp đồng thuộc phòng kế hoạch chịu
trách nhiệm trong việc xem xét các điều kiện của hợp đồng trước khi trình Giám
đốc Công ty quyết định ký kết. Đối với các công việc phức tạp hoặc các công việc
phải đấu thầu, Trưởng phòng kế hoạch có trách nhiệm tham gia thảo luận, nêu rõ
các yêu cầu, thống nhất điều kiện của hợp đồng, phối hợp lập và giải thích các điều
kiện cần phải đáp ứng trong hồ sơ dự thầu.
Bước 2: Thu thập tài liệu cần thiết và nghiên cứu kế hoạch, tài liệu
Sau khi tiếp nhận nhiệm vụ, những phòng ban có liên quan tiến hành thu thập các
dữ liệu, lập kế hoạch soạn thảo dự án đầu tư. Chủ nhiệm dự án chủ trì việc lập kế
hoạch soạn thảo dự án. Kế hoạch gồm các nội dung:
- Xác định từng bước công việc của quá trình soạn thảo dự án.
- Dự tính phân công công việc cho từng thành viên của Công ty.
- Dự tính chuyên gia (ngoài Công ty) cần huy động tham gia giải quyết những
vấn đề thuộc nội dung dự án khi gặp các vấn đề phức tạp cần có sự hỗ trợ tư vấn.
- Xác định cụ thể các điều kiện vật chất và các phương tiện để thực hiện các
công việc soạn thảo dự án nhằm đem lại hiệu quả cao nhất dự án được ra đời.
- Dự trù kinh phí để thực hiện quá trình soạn thảo dự án.
- Mức kinh phí cho mỗi dự án cụ thể tùy vào quy mô dự án.
- Lập lịch trình soạn thảo dự án.
Bước 3: Lập đề cương
Phòng quản lý phát triển dự án tập hợp các thành viêc tham gia dự án cùng góp ý
kiến để xây dựng nên đề cương của dự án, tạo điều kiện cho sự tham gia thuận lợi
của từng thành viên sau này.
Bước 4: Phê duyệt đề cương
Phòng quản lý phát triển dự án trình đề cương sơ bộ và dự trù kinh phí soạn thảo lên

Giám đốc, sau khi Giám đốc thông qua đề cương phòng quản lý phát triển dự án
tiến hành thực hiện lập dự án.


Bước 5: Thực hiện lập dự án
Sau khi đề cương được phê duyệt, kinh phí của dự án được phân bổ, phòng quản lý
phát triển dự án tiến hành lập dự án.
Bước 6: Kiểm tra việc lập dự án
Trong quá trình lập dự án thường xuyên được phòng kế hoạch xem xét, đối chiếu,
điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng hay kiến nghị nhằm cải
tiến nâng cao chất lượng sản phẩm.
Các phòng, cán bộ có liên quan, các chuyên gia đánh giá chất lượng nội bộ tiến
hành thực hiện chương trình đánh giá theo đúng kế hoạch và nhiệm vụ quy định sau
khi lập dự án xong. Sử dụng kết quả đánh giá nội bộ để thi hành các biện pháp khắc
phục các vấn đề còn tồn tại.
Bước 7 : In, đóng quyển, đóng dấu
Trong trường hợp in ấn gặp sai sót nhiều lúc dẫn đến tốn kém, lãng phí, thậm chí
nếu không phát hiện ra sai sót đôi khi còn có những hậu quả khó lường. Chính vì
vậy để tăng sự tin cậy và chính xác, cần kiểm tra khâu này một cách kỹ càng.
Bước 8 : Thẩm định dự án đầu tư được lập
Chủ đầu tư hoặc một số tổ chức tư vấn thẩm định (ngoài Công ty) thẩm định dự án.
Nhằm mục đích tăng tính khả thi cho dự án.
Bước 9 : Bàn giao tài liệu
Bước 10 : Lưu hồ sơ

3. Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi
Công ty AIC thường bỏ qua các bước nghiên cứu tiền khả thi mà chỉ thực hiện
việc nghiên cứu khả thi, xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi nhằm tiết kiệm thời
gian và chi phí. Do đó, đây là bước quan trọng nhất, cần được hoàn thiện nhằm
nâng cao hiệu quả công tác lập dự án cũng như thực hiện dự án sau này.

Đây là bước sàng lọc lần cuối cùng để lựa chọn được dự án tối ưu. Ở giai đoạn
này phải khẳng định cơ hội đầu tư có khả thi hay không? Có vững chắc, có hiệu quả
hay không?
Ở bước nghiên cứu này, mọi khía cạnh nghiên cứu đều được xem xét ở trạng
thái động, tức là có tính đến các yếu tố bất định có thể xảy ra theo từng nội dung
nghiên cứu. Tất cả các bước trong quy trình lập dự án thông thường được tiến hành
theo trình tự. Trong giai đoạn này, công tác chuẩn bị cho lập dự án được các cán bộ
lập dự án tiến hành tốt hơn, đầy đủ hơn giai đoạn trước. Các cán bộ sẽ tiếp tục nhận
thêm các tài liệu, bản vẽ, chuẩn bị các văn bản pháp luật….các phần mềm soạn thảo


dự án rõ ràng đầy đủ; tiến hành thu thập các thông tin, sử dụng các phương pháp
cần thiết cho quá trình soạn thảo dự án. Sau đó tiến hành soạn thảo dự án.

Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi gồm

□ Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư
Bao gồm căn cứ pháp lý, những căn cứ dựa trên chiến lược phát triển của công ty.
Căn cứ vào nhu cầu thực tế của thị trường trong nước và trên thế giới, tình hình
thực tế của doanh nghiệp, đảm bảo phù hợp với yêu cầu, quy định chung về hoạt
động đầu tư của các cơ quan chức năng, các Bộ, các ngành có liên quan và của Nhà
nước.

□ Lựa chọn hình thức đầu tư
Hình thức thực hiện dự án được lựa chọn là Chủ đầu tư thực hiện dự án. Đa số
hình thức đầu tư là hình thức đầu tư trực tiếp nhằm mở rộng đa dạng hóa ngành
nghề kinh doanh ( dự án xây dựng nhà máy lắp ráp xe gắn máy,dự án xử lý rác thải
ở các bệnh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội )

□ Chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng


□ Các phương án địa điểm cụ thể phù hợp với quy hoạch xây dựng
Đa số các dự án của công ty như dự án xây dựng khu chung cư Xuân Đỉnh- Từ
Liêm-Hà Nội, dự án khách sạch 5 sao AIC Hotel ở kiên giang, dự án khu công
nghiệp Cẩm Giàng- Hải Dương…đều xác đinh địa điểm có lợi về vị trí địa lý, điều
kiện kinh tế xã hội nói chung và những chính sách khuyến khích ưu đãi của Chính
phủ, chính quyền địa phương.

□ Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ
Có nhiều dự án mà Công ty Cổ phần tiến bộ Quốc tế AIC tiến hành là các dự án
xây dựng các khu công nghiệp, dự án xử lý môi trường, do đó việc phân tích lựa
chon phương án kỹ thuật, lựa chọn công suất nhà máy, giải pháp công nghệ…được
các cán bộ làm công tác dự án tại Công ty rất quan tâm và nghiên cứu kỹ lưỡng. Vì
đây là tiền đề cho việc phân tích kinh tế tài chính của dự án. Quyết định đúng đắn
trong phân tích kỹ thuật không chỉ loại bỏ các dự án không khả thi về mặt kỹ thuật
mà còn giúp tránh những tổn thất trong quá trình thực hiện đầu tư và vận hành kết
quả đầu tư sau này.



□ Các phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng và quy mô đầu tư

□ Xác định rõ nguồn vốn ( hoặc loại nguồn vốn), khả năng tài chính, tổng mức đầu
tư và nhu cầu vốn theo tiến độ. Xây dựng kế hoạch trả nợ, thời gian thu hồi vốn đầu
tư.Nguồn vốn đầu tư các dự án tại Công ty đa số gồm vốn tự có (20%) và nguồn
vay và huy động thương mại (80%).

□ Phân tích hiệu quả đầu tư
Với các dự án Công ty lập, việc đánh giá phân tích hiệu quả đầu tư thông qua các
chỉ tiêu tài chính cơ bản như NPV, IRR, B/C, thời gian thu hồi vốn đầu tư T.


□ Tất cả các dự án do Công ty lập đều áp dụng hình thức chủ đầu tư tự quản lý
thực hiện dự án.

□ Xác định chủ đầu tư: Các dự án được thực hiện đều do Công ty làm chủ đầu tư.

4. Quản lý công tác lập dự án đầu tư
Các hoạt động quản lý của Tổng Công ty đều được xây dựng theo mô hình quản
lý chất lượng TCVN ISO 9001:2000. Hoạt động của dự án cũng được quản lý theo
tiêu chuẩn trên.
Mỗi khi có một dự án triển khai sẽ có một người chỉ đạo, một người đôn đốc và một
người thực hiện (chủ nhiệm dự án). Người chỉ đạo thường là Phó Tổng Giám đốc có
trách nhiệm kiểm tra tình hình lập dự án sao cho dự án tuân thủ đúng quy định cuả
Nhà nước. Người đôn đốc thường là trưởng hoặc phó phòng, sau khi nhận được
mệnh lệnh sẽ giải thích, truyền đạt cho người thực hiện và động viên thúc đẩy mọi
thành viên của tổ dự án tích cực hoàn thành nhiệm vụ. Người đôn đốc còn có nhiệm
vụ rất quan trọng là phối hợp hài hoà các khâu, các bộ phận để cho quá trình lập dự
án diễn ra suôn sẻ. Mỗi khi có trục trặc xảy ra trong quá trình lập dự án người đôn
đốc phải nhanh chóng phát hiện và đề ra phương án xử lý để xin ý kiến chỉ đạo.
Người thực hiện có trách nhiệm đảm bảo cho các khâu của quá trình lập dự án diễn
ra đúng tiến độ đảm bảo về chất lượng và số lượng. Mỗi khi gặp khó khăn ngừơi
thực hiện phải nhanh chóng báo cáo lên cấp trên để được hướng dẫn và trợ giúp.
Mọi quá trình, hoạt động của Công tác lập dự án của AIC đều đuợc lập kế hoạch và
kiểm soát theo các quy trình tương ứng để đảm bảo kết quả thu được đều phù hợp


với yêu cầu đã xác định. Mỗi dự án trước khi được triển khai sẽ đề ra một tiến độ
dựa trên tình hình hoàn cảnh thực tế cuả dự án. Người chỉ đạo sẽ dựa trên bảng tiến
độ đó để so sánh mức độ hoàn thành và kiểm tra kiểm soát các dự án. Việc kiểm tra
bao gồm:

+ Xây dựng kế hoạch chất lượng cho mỗi dự án
+ Các tài liệu chỉ dẫn cách thức thực hiện các công việc mà nếu thiếu sẽ ảnh
hưởng đến chất lượng
+ Các quá trình hoạt động mới có ảnh hưởng đến chất lượng dự án được kiểm
soát giám sát trong quá trình tiến hành
Cán bộ chuyên môn tham gia vào thực hiện quá trình lập dự án đều được quy
định yêu cầu trình độ kinh nghiệm trong bản mô tả công việc của các vị trí tương
ứng.
Trưởng phòng sẽ thường xuyên giám sát quá trình thực hiện các dự án về mặt
tiến độ chất lượng thông qua các báo cáo hàng tuần hàng tháng và kiểm tra hiện
trường định kỳ hoặc đột suất.
- Phòng Đầu tư
+ Là đầu mối quản lý các Dự án đầu tư xây dựng, Dự án đầu tư chiều
sâu…của toàn Công ty.
+ Theo dõi và phối hợp với BQL của các Dự án do Công ty trực tiếp la Chủ
đầu tư những việc thực hiện đầu tư từ khâu lập chuẩn bị đầu tư đến khâu hoàn thành
Dự án đưa vào khai thác và sử dụng.
+ Theo dõi hỗ trợ các đơn vị thành viên trong việc thực hiện đầu tư các Dự
án theo đúng Quy định quản lý đầu tư và xây dựng cũng như Quy trình đầu tư của
Công ty ban hành.
+ Tập hợp ý kiến soạn thảo các quy chế, quy trình của Công ty phục vụ công
tác quản lý đầu tư của Tổng Công ty.
+ Đề xuất áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý đầu tư,
theo dõi tình hình thực hiện đầu tư của Công ty.
+ Cập nhật và cung cấp đầy đủ, hướng dẫn kịp thời các quy định đầu tư mới
của Nhà nước đến các đơn vị thành viên trong Công ty làm cơ sở thực hiện.
+ Quản lý hồ sơ, tài liệu, dữ liệu liên quan đến công tác đầu tư của Công ty.

5. Nội dung công tác lập dự án tại công ty
5.1. Sự cần thiết phải đầu tư





Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư tại Công ty chính là nội dung nghiên cứu
các căn cứ hình thành dự án đầu tư gồm nhiều nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội
tổng quát và nghiên cứu thị trường dự án. Nội dung sự cần thiết đầu tư bao gồm
những vấn đề quan trọng sau
5.1.1. Xác định mục tiêu
Trong báo cáo nghiên cứu khả thi của Công ty là trình bày các căn cứ để định
hướng đầu tư đó là quy hoạch hạ tầng phát triển vùng, địa phương nơi xây dựng dự
án trong mối tương quan với các lĩnh vực khác để đưa ra định hướng đầu tư.
Ví dụ như trong báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng khu chung cư
cao tầng lô CT18, Khu ĐTM Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội. Với nội dung lý do đầu
tư như sau: “Khu Đô thị mới Mê Linh gần với sân bay quốc tế Nội Bài, các khu đô
thị mới và Khu ngoại giao đoàn tại khu vực Hà Nội mở rộng; gần với các sân gofl;
gần với các khu công nghiệp chính của Hà Nội và các tính phụ cận. Các cây cầu
mới cùng các tuyến đường mở rộng được xây dựng trong năm 2009 - 2010 sẽ giúp
cho việc lưu thông đi lại dễ dàng hơn. Dự án phù hợp với điều chỉnh quy hoạch
chung của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
tại quyết định số 108/1998 – QĐ –TTg ngày 20/06/1998.
Các dự án đưa ra được lợi thế của mình, đối với nhu cầu xã hội đáp ứng được ra
sao, phù hợp với chiến lược phát triển của quốc gia ra sao,…từ đó thấy được sự cần
thiết của dự án ra sao. Từ đó có những căn cứ để thấy mục tiêu đề ra của dự án là
phù hợp với quy hoạch chiến lược, và nhất là nhu cầu hiện tại trên thị trường
Trong báo cáo nghiên cứu khả thi của Công ty là trình bày các căn cứ để định
hướng đầu tư đó là quy hoạch hạ tầng phát triển vùng, địa phương nơi xây dựng dự
án trong mối tương quan với các lĩnh vực khác để đưa ra định hướng đầu tư.
5.1.2.Các căn cứ thực tế
Ở nội dung này, người lập dự án tại Công ty sẽ tiến hành nghiên cứu nhu cầu thị

trường thực tế về sản phẩm dự án trong thời điểm hiện tại và từ đó đưa ra dự báo về
nhu cầu sản phẩm đó trong tương lai để từ đó kết luận sự cần thiết đầu tư.

Đây chính là các căn cứ để tiến hành hoạt động đầu tư của dự án như các văn bản
luật, công văn, nghị định, thông tư liên tịch, chính sách, quy hoạch, tiêu chuẩn kỹ
thuật…
Thông thường tại Công ty, nội dung này dựa vào:
- Các căn cứ pháp lý Nhà nước liên quan đến dự án: Các quyết định của Nhà nước
về việc giao đất cho Chủ đầu tư tiến hành thực hiện dự án; các quyết định của
UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu đất; nghị định của Chính phủ


quy định việc thi hành pháp luật về quyền hạn và nghĩa vụ của tổ chức trong nước
được nhà nước giao đất, cho thuê đất…
-Luật khuyến khích đầu tư trong nước….
-Chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về tăng cường sản xuất nội địa….
-Các định hướng, chiến lược phát triển của các Bộ, ngành có liên quan đến sản
phẩm dự án Các văn bản áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ
bản: luật xây dựng số 16/2003/QH11; Nghị định số 209/2004/NĐ – CP về quản lý
chất lượng công trình xây dựng; Nghị định 16/2005/NĐ – CP ngày 7/2/2005 của
Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 52/1999/NĐ
– CP ngày 8/7/1998 của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư xây
dựng; nghị định 99/2007/NĐ – CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây
dựng công trình; Thông tư của Bộ Xây Dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chi
phí xây dựng công trình,…

5.2. Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật
Đặc điểm của các Dự án được lập tại Công ty là các dự án đầu tư xây dựng các công
trình dân dụng, công nghiệp và các công trình hạ tầng kỹ thuật cho nên nội dung
nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật rất được quan tâm ở Công ty, và là một trong những

nội dung được nghiên cứu kỹ nhất ở Công ty. Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật ở công
ty bao gồm các nội dung như: quy mô xây dựng, lựa chọn hình thức đầu tư, địa
điểm xây dựng, các giải pháp quy hoạch, kiến trúc kỹ thuật, giải pháp xây
dựng…Cụ thể như sau:
5.2.1.Quy mô dự án, lựa chọn hình thức đầu tư, địa điểm xây dựng công trình
Thông thường nội dung này cán bộ lập dự án sẽ trình bày về quy mô của dự án như:
tổng diện tích khu đất, hình dáng công trình, thể loại công trình: dân dụng, công
nghiệp hay hạ tầng kỹ thuật,…Dự án có thuộc dự án quốc gia hay không, dự án
nhóm B, C,…
Ví dụ như dự án: Dự án đầu tư xây dựng khu chung cư, biệt thự Dịch Vọng
Nhìn chung, trong nội dung này người lập dự án không tập trung nghiên cứu kỹ
lưỡng mà chỉ cung cấp những thông tin chung về quy mô của dự án
Lựa chọn hình thức đầu tư:
Do các dự án của Công ty đều là các dự án đầu tư0 xây dựng công trình nhà máy
sản xuất nên ở các dự án mà Công ty lập đều lựa chọn hình thức đầu tư xây dựng
mới 100%, đồng bộ hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch chi tiết
được duyệt



Địa điểm xây dựng công trình:
Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của dự án. Quyết định lựa
chọn địa điểm cho dự án là một quyết định có tầm quan trọng trong chiến lược, nó
có tác động lâu dài đến hoạt động và lợi ích của doanh nghiệp, đồng thời có ảnh
hưởng lâu dài đến cư dân quanh vùng. Do đó địa điểm thực hiện luôn có sẵn trước
khi Công ty tiến hành nhiệm vụ lập dự án
Dự án khu đô thị mới Dịch Vọng nằm trong điều chỉnh quy hoạch và định hướng
phát triển không gian thành phố Hà Nội đến năm 2020 đã được thủ tướng chính phủ
phê duyệt năm 1998 và quy hoạch tỷ lệ 1/2000 của quận Cầu Giấy đã được uỷ ban
thành phố phê duyệt năm 1999.

Nằm trong chương trình phát triển đô thị về phía Tây – Tây nam cũng như chương
trình phát triển nhà ở đến năm 2010 của thành phố, cùng với hàng loạt các dự án
khác trong khu vực phía Tây sông Tô Lịch như dự án khu đô thị mới Trung hoà
Nhân chính, khu đô thị mới Trung yên vv… dự án khu đô thị mới dịch vọng sẽ góp
phần mở rộng thành phố theo quy hoạch định hướng, tạo quỹ nhà ở để cải thiện
điều kiện ở của nhân dân Thủ đô đồng thời giảm sức ép đô thị hoá ở trung tâm
thành phố.
5.2.2. Quy hoạch lãnh thổ và địa điểm xây dựng công trình.
Đối với mỗi dự án, các cán bộ lập dự án sẽ đưa ra các phương án quy hoạch lãnh
thổ khác nhau đối với mỗi địa điểm có dự án.
5.2.3. Các giải pháp về kiến trúc, quy hoạch và kỹ thuật.
Nội dung này được cán bộ lập dự án tại Công ty trình bày khá chi tiệt cụ thể nhất là
giải pháp về kỹ thuật. Tuy nhiên khi phân tích các giải pháp này cán bộ lập dự án
không tách riêng theo từng nội dung quy hoạch, kiến trúc và xây dựng mà tiến hành
phân tích theo từng hạng mục công trình của dự án. Tương ứng với từng hạng mục
công trình chính sẽ có giải pháp cụ thể về kết cấu xây dựng và kiến trúc.
Còn riêng giải pháp về kỹ thuật được phân tích cụ thể đối với từng dự án. Đây là
một nội dung rất quan trọng và luôn luôn có trong BCNCKT ở các dự án của Công
ty. Nội dung này sẽ do cán bộ chuyên trách tại phòng Xây dựng nghiên cứu sau đó
cán bộ lập dự án sẽ trình bày vào BCNCKT của mình. Các giải pháp kỹ thuật chủ
yếu là các giải pháp về : hệ thống điện tiêu thụ, nguồn nước, hệ thống giao thông
vận tải- thông tin liên lạc, hệ thống thoát nước thải, phòng cháy chữa cháy, nhiên
liệu Ở nội dung các giải pháp về kỹ thuật là một nội dung mà hầu như các dự án
đầu tư nào cũng được cán bộ lập dự án nghiên cứu trình bày cụ thể trong dự án đầu
tư. Tuy nhiên một số dự án thì trình bày hết các giải pháp về kỹ thuật nhưng có một
số dự án chỉ trình bày một số nội dung chính, còn một số dự án thì trình bày khá sơ


sài, chung chung. Ví dụ như dự án ‘ xây dựng nhà máy sản xuất các sản phẩm nhựa
gia dụng’’ cán bộ lập dự án trình bày rất chung chung : giải pháp về kiến trúc, xây

dựng theo yêu cầu chung của khu công nghiệp. Còn giải pháp về kỹ thuật thì chỉ đề
cập đến yêu cầu về vệ sinh môi trường sơ bộ như sau :
Đảm bảo thông thoáng, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh môi trường, phòng cứu hoả.
Dự án của nhà máy không gây ô nhiễm môi trường, không độc hại, không gây ồn
ào, nước thải được xử lý qua hệ thống lọc trước khi thoát ra đường ống thoát nước
chung.
Diện tích cây xanh bóng mát sẽ được trồng một cách hợp lý, hài hoà.
Xử lý chất thải rắn và lỏng theo quy định bằng phương pháp tiên tiến không gây ô
nhiễm cho môi trường xung quanh.
Đảm bảo ánh sáng tự nhiên, ánh sáng điện cho nhà xưởng và nhà làm việc.
Đảm bảo các quy định về môi trường theo luật pháp quy định.
Dự án không hề đưa ra các giải pháp kỹ thuật về hệ thống cung cấp điện, nước, giao
thông liên lạc

Nhưng bên cạnh đó, các dự án như “dự án Khu căn hộ cao cấp Xuân Đỉnh (Từ
Liêm, Hà Nội) “ thì các giải pháp kỹ thuất được trình bày rất chi tiết: xin trích dẫn
phần giải pháp về kỹ thuật như sau:
Xử lý móng: Căn cứ tài liệu khoan khảo sát địa chất, móng công trình được dự
kiến làm bằng móng cọc bê tông cốt thép mác 250.
Kết cấu phần thân: Kết cấu chịu lực của công trình là hệ khung bê tông cốt thép,
sàn bê tông cốt thép đỗ tại chỗ dày 10 – 14 cm tùy theo từng vị trí. Bê tông của các
cấu kiện chịu lực chính như cột, dầm, sàn, vách thang máy có mác từ 250 đến 300
tùy theo loại và vị trí cấu kiện, quy cách và cường độ cốt thép theo tiêu chuẩn hiện
hành. Các kết cấu lồng thang máy cùng với một số mảng tường khác tạo nên những
vách cứng của công trình.
Kết cấu bao che và tường ngăn: tường bao che xây bằng gạch dày 220 mm, tường
ngăn giữa các căn hộ dày 220 mm, tường ngăn giữa các phòng trong căn hộ dày
110 mm. Gạch xây mác 75, vữa xi măng cát vàng mác 50. Toàn bộ phần thân nhà
được xây bằng gạch rỗng trừ tường khu vệ sinh.
Cấp nước: Bao gồm nước sinh hoạt và nước cho phòng cháy chữa cháy. Nước dẫn

từ hệ thống cấp nước thành phố đến bể ngầm, sau đó được bơm lên bể trên mái và
từ đó cấp đến các căn hộ và các khối công cộng ở tầng 1.
Cấp điện: Điện cấp cho các công trình được lấy từ trạm biến áp là T72 công suất
1250KVA, theo cáp ngầm dẫn vào tủ điện tổng đặt ở tầng 1. Toàn bộ dây dẫn tầng


1 đặt ngầm tường và trần, từ tầng 1 đến tầng trên cùng,dây dẫn được cố định theo
máng cáp chạy dọc theo trục đứng trong hộp kỹ thuật. Nguồn điện cấp đến các hộ
được đa từ tủ điện các tầng,kéo trong máng nhựa vuông đặt nổi ở tường đặt dọc
theo hành lang. Trong căn hộ dây dẫn là các loại ruột đồng bọc nhựa, chôn ngầm
tường. Mỗi căn hộ đều được lắp đặt áptomat dùng cho bình nước nóng, điều hòa và
các loại đèn, ổ cắm,…Ngoài ra mỗi căn hộ được lắp đặt 1 công tơ 1 pha tập trung
tại phòng kỹ thuật tầng có khóa bảo vệ và được quản lý theo đơn vị tầng. Ngoài ra
khi mất điện lưới công trình được cấp điện bằng máy phát điện dự phòng cho các
bộ phận hành lang, thang máy.
Hệ thống thông tin liên lạc: Chung cư được lắp đặt tổng đài và có hệ thống cáp
điện thoại chôn ngầm dẫn đến các ổ nối trong từng căn hộ. Chi phí đầu tư xây dựng
hệ thống điện thoại trong nhà chung cư sẽ do ngành bưu chính viễn thông thực
hiện.
Hệ thống cáp truyền hình: Tất cả các căn hộ có chung 1 ăng ten thu song vô tuyến
truyền hình, thông qua bộ khuếch đại chia vào từng hộ thông qua các đường cáp ti
vi chôn ngầm.
Hệ thống chống sét của các công trình được lắp đặt theo phương pháp dung kim và
dây thu sét bố trí trực tiếp trên mái sau đó được nối xuống các điểm thu sét dưới
đất.
Phòng cháy, chữa cháy công trình: Theo quy định hiện hành về phòng cháy chữa
cháy, ở tầng 1 được bố trí các họng nước cứu hỏa. Hệ thống máy bơm gồm 1 máy
dung điện lưới và 1 máy sử dụng hệ thống điện dự phòng khi có sự cố. Mỗi tầng đều
có hộp chữa cháy kèm theo các bình bọt”.
5.2.4. Tác động đối với môi trường của dự án.

Trong quá trình nghiên cứu về dự án, cán bộ nghiên cứu lập dự án sẽ nghiên cứu kỹ
tác động của dự án đối với môi trường ra sao, từ đó có những điều chỉnh thích hợp
để đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích của chủ đầu tư và những người được hưởng lợi
ích của dự án. Giảm thiểu những tác động không đáng có của dự án đối với môi
trường. Trong nội dung này, cán bộ lập dự án sẽ đánh giá tác động môi trường đối
với dự án qua 3 giai đoạn : giai đoạn xây lắp, sản xuất, và giai đoạn sau chế tạo để
từ đó đưa ra hệ thống các giải pháp khắc phục như giải pháp xử lý các chất phế thải,
giải pháp phòng cháy chữa cháy.
Nói chung công ty cổ phần tiến bộ quốc tế AIC là công ty có thâm niên trong việc
xử lý tác động của môi trường, với các các dự án như xử lý rác thải các bệnh viện
trên địa bàn Hà Nội bằng các công nghệ hiện đại nhập khẩu từ Nhật Bản.Vậy nên
về phần này cán bộ công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu của mình

×