Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

MỐI LIÊN hệ GIỮA HÀNG KHÔNG dân DỤNG với các NGÀNH LUẬT KHÁC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.6 KB, 14 trang )

MỐI LIÊN HỆ GIỮA HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG
VỚI CÁC NGÀNH LUẬT KHÁC
I. DẪN NHẬP ĐỀ TÀI
Luật hàng không dân dụng quốc tế là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật
quốc tế. Ngành luật này điều chỉnh những quan hệ pháp luật phát sinh giữa các quốc gia
và các chủ thể khác của Luật quốc tế trong quá trình khai thác và sử dụng khoảng không
gian các đường bay, sân bay quốc tế và hoạt động của tổ chức hàng không dân dụng quốc
tế. Luật hàng không quốc tế là ngành luật có quan hệ với nhiều những ngành luật khác
như Hiến pháp, dân sự, hình sự, hành chính… hay những ngành luật cũng mang tính
quốc tế như tư pháp quốc tế, công pháp quốc tế. Pháp luật hàng không dân dụng Việt
Nam là một bộ phận của pháp luật hàng không dân dụng quốc tế, những quy định trong
pháp luật HKDDVN là sự cụ thể hóa các quy định trong pháp luật quốc tế từ các quy
định trong Điều ước quốc tế về hàng không mà VN là thành viên hay gia nhập, tới những
thỏa thuận của VN là các nước khác về hàng không. Tất cả những quy định đó đã tạo
khung pháp lí vững chắc cho pháp luật về hàng không VN. Bên cạnh những quy định về
hàng không quy định trong các Điều ước quốc tế thì các quy định cụ thể trong pháp luật
chuyên ngành cũng được áp dụng triệt để trong lĩnh vực hàng không. Vậy giữa Luật hàng
không dân dụng quốc tế và các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật VN có mối quan
hệ nào? Chúng tác động qua lại với nhau ra sao? Bài thuyết trình sẽ giải quyết các vấn đề
đó.
I. MỐI LIÊN HỆ GIỮA HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VỚI CÁC NGÀNH
LUẬT KHÁC: LUẬT QUỐC TẾ, TƯ PHÁP QUỐC TẾ, LUẬT HÌNH SỰ,
LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ, LUẬT DÂN SỰ, LUẬT HÀNH CHÍNH
1. Mối liên hệ với luật Hiến pháp
Không chỉ riêng Việt Nam mà các nước khác đều có những tuyên bố, khẳng định chủ
quyền của đất nước họ và được ghi nhận trong Hiến pháp. Chính sự khẳng định chủ
quyền trong Hiến pháp đã tạo điều kiện pháp lý vững chắc để ngành Luật hàng không
dân dụng phát triển.
1
Nguồn của luật hàng không chính là các hình thức biểu hiện bên ngoài chứa đựng các
quy định của pháp luật hàng không. Bao gồm: điều ước quốc tế đa phương, điều ước


quốc tế song phương, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới lĩnh vực hàng không.
Trong đó Hiến pháp của quốc gia có vai trò quan trọng, là văn bản pháp luật có giá trị cao
nhất trong hệ thống pháp luật quốc gia.
Mỗi ngành luật đều có những nguyên tắc riêng, luật hàng không cũng không ngoại lệ.
Và trong các nguyên tắc ấy phải kể tới nguyên tắc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt đối
với vùng trời trên lãnh thổ quốc gia. Là nguyên tắc xuất phát điểm của pháp luật hàng
không dân dụng, nó quy định nội dung của nhiều nguyên tắc và quy phạm khác. Điều này
đã được ghi nhận trong những bản Hiến pháp trước đây và hiện tại trong Điều 1 Hiến
pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 có quy định: “Nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”. Vùng trời được khẳng định thuộc
chủ quyền của lãnh thổ quốc gia, là một bộ phận cấu thành chủ quyền quốc gia, cụ thể
trong tuyên bố ngày 5/6/1984, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam đã
tuyên bố: “vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là khoảng không
gian trên đất liền, nội thủy, lãnh hải và các hải đảo Việt Nam thuộc chủ quyền hoàn toàn
và riêng biệt của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Trong hàng không dân dụng quốc tế quy định nguyên tắc chủ quyền hoàn toàn và
riêng biệt của quốc gia đối với không phận của mình thể hiện như sau: các phương tiện
bay muốn đi vào lãnh thổ của quốc gia khác phải xin phép quốc gia đó, quốc gia được
quyền thiết lập các vùng cấm bay Phương tiện bay được coi như lãnh thổ di động của
quốc gia vì vậy mọi sự xâm phạm vùng trời của quốc gia mà không được sự cho phép
hoặc không trên cơ sở Điều ước quốc tế thì đều là hành vi xâm phạm chủ quyền quốc gia.
Bởi quốc gia sở tại có quyền tài phán trong mọi hoạt động hàng không dân dụng thuộc
phạm vi lãnh thổ của mình. Điều này cho phép các quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và
riêng biệt với khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ của mình đã được ghi nhận tại
Điều 1 Công ước Chicago 1944.
Bên cạnh đó Hiến pháp còn quy định công dân có quyền được đảm bảo tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Công dân khi di chuyển bằng phương tiện bay sẽ được
đảm bảo về những vấn đề này. Đồng thời Luật hàng không dân dụng quốc tế quy định về
vấn đề đảm bảo an ninh hàng không, đảm bảo an toàn cho các chuyến bay. Từ đó, tính

mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân sẽ được bảo đảm điều này ghi nhận
cụ thể Điều 19, 20 Hiến pháp 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
quy định.
2
Ngoài ra tại Điều 33 Hiến pháp 2013 cũng quy định công dân có quyền được tự do
kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm vì vậy mọi cá nhân, tổ chức
đều có quyền kinh doanh trong lĩnh vực hàng không nếu đảm bảo các quy định của pháp
luật của quốc gia đó. Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc nhiều
thành phần kinh tế, tổ chức cá nhân nước khác được quyền hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực
hàng không để phát triển ngành hàng không dân dụng của chính quốc gia mình. Điều này
được cụ thể tại khoản 2 Điều 6 Luật hàng không dân dụng Việt Nam.
Như vậy nếu không có căn cứ xác lập chủ quyền được quy định trong Hiến pháp thì
các quy định trong Luật hàng không dân dụng quốc tế sẽ không được hình thành. Đơn
giản vì quốc gia không hề có tuyên bố, không hề có sự khẳng định về chủ quyền quốc gia
đối với vùng trời quy định trong văn bản pháp lý chính thức thì bất kì quốc gia nào cũng
có quyền bay vào chủ quyền quốc gia mà không cần xin phép. Những quy chế pháp lý
liên quan tới công dân cũng đồng thời được ghi nhận trong Hiến pháp quốc gia và Luật
hàng không dân dụng quốc tế. Từ đó cho thấy mối liên hệ giữa Luật hàng không dân
dụng quốc tế không tồn tại độc lập mà có quan hệ chặt chẽ với pháp luật quốc gia trong
đó có Hiến pháp của chính quốc gia đó.
2. Mối liên hệ với luật quốc tế
Về phương diện pháp luật quốc tế, vùng trời quốc gia là toàn bộ không gian bao trùm
trên vùng đất và vùng nước của quốc gia. Theo đó, để thực hiện và bảo vệ chủ quyền
hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia đối với lãnh thổ vùng trời của mình, thì trong lĩnh
vực hàng không quốc tế, quốc gia có quyền quyết đinh việc quản lý, khai thác và bảo vệ
vùng trời quốc gia bằng các hoạt động như: quy định chế độ pháp lý vùng trời quốc gia;
cho phép thực hiện hoạt động hàng không dân dụng trong một số khu vực nhất định; có
quyền tài phán tối cao với mọi hoạt động hàng không dân dụng trong phạm vi vùng trời
quốc gia. Mọi hoạt động như bay đi, bay đến, bay ngang qua vùng trời quốc gia và hạ
cánh xuống các sân bay của quốc gia đều phải tuân thủ và chịu sự điều chỉnh của pháp

luật quốc gia nước sở tại. Mọi hành vi vi phạm pháp luật quốc gia trong phạm vi vùng
trời thuộc chủ quyền quốc gia đều bị trừng phạt và xử lý theo pháp luật quốc gia cùng các
điều ước quốc tế về hàng không mà quốc gia đã ký kết và gia nhập.
Đồng thời, quy chế pháp lý về vùng trời trong luật hàng không dân dụng quốc tế cũng
được quy định một cách cụ thể:
- Vùng trời trên phương diện pháp luật quốc tế nói chung được hiểu là toàn bộ
khoảng không gian bao trùm lên trái đất. Vùng trời được chia thành hai khu vực có
3
chế độ pháp lý khác nhau là vùng trời quốc gia (lãnh thổ quốc gia) và vùng trời
quốc tế (lãnh thổ chung của cộng đồng quốc tế). Quy chế pháp lý của vùng trời
quốc gia sẽ do pháp luật quốc gia điều chỉnh. Vùng trời quốc tế sẽ chịu sự điều
chỉnh bằng pháp luật quốc tế được ký kết giữa các quốc gia hoặc trong khuôn khổ
các tổ chức quốc tế.
Như vậy, quy chế pháp lý vùng trời quốc gia trong hoạt động hàng không được hiểu là
tổng hợp các quy phạm pháp luật quốc gia điều chỉnh hoạt động liên quan đến quản lý,
khai thác, sử dụng và bảo vệ vùng trời quốc gia trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Quy chế pháp lý vùng trời quốc tế trong hoạt động hàng không quốc tế điều chỉnh các
hoạt động liên quan đến việc khai thác, sử dụng và bảo vệ vùng trời quốc tế trong lĩnh
vực hàng không.
Tuân thủ quy chế pháp lý vùng trời của quốc gia, các phương tiện bay hàng không quốc
tế khi bay đi, bay đến, bay qua vùng trời quốc gia và hạ cánh xuống các sân bay của quốc
gia thì đều phải tuân thủ, chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia nước sở tại. Bằng chủ
quyền của mình, quốc gia có quyền ban hành pháp luật để điều chỉnh mọi hoạt động hàng
không trong phạm vi vùng trời của quốc gia thông qua sự kiểm soát và thực thi của cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền. Đồng thời, trong pháp luật quốc tế, việc quy định về quy
chế pháp lý của vùng trời được cụ thể hóa bằng các quy định bao gồm đường bay quốc
tế, chuyến bay quốc tế, quyền tài phán của quốc gia mà phương tiện bay mang quốc tịch
khi đang hoạt động trên vùng trời quốc tế , các quy định về an ninh hàng không trong
hoạt động hàng không quốc tế.
3. Mối liên hệ với Tư pháp quốc tế

Mối liên hệ giữa hàng không quốc tế và tư pháp quốc tế thể hiện ở chỗ:
- Trong một số kiểu hệ thuộc luật cơ bản thì cũng có áp dung đối với lĩnh vực hàng
không. Ví dụ điển hình đó là việc tư pháp quốc tế áp dụng hệ thuộc luật nơi đăng
ký quốc tịch tàu bay. Nội dung của hệ thuộc luật này quy địnhpháp luật quốc gia
đăng ký quốc tich tàu bay sẽ được áp dụng. Tại Việt Nam, Điều 4 luật hàng không
dân dụng 2006 quy định pháp luật của nước đăng ký quốc tịch tàu bay sẽ được áp
dụng đối với quan hệ xã hội phát sinh với tàu bay đang bay vả để xác định các
quyền này đối với tàu bay.
- Hay trong việc áp dụng pháp luật khi xung đột pháp luật (tư pháp quốc tế):
4
+ Pháp luật quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay: Áp dụng đối với quan hệ xã
hội phát sinh trong tàu bay đang bay và áp dụng để xác định các quyền đối
với tàu bay.
+ Pháp luật của quốc gia nơi ký kết hợp đồng liên quan đến các quyền đối với
tàu bay được áp dụng để xác định hình thức của hợp đồng.
+ Pháp luật của quốc gia nơi thực hiện việc cứu hộ hoặc giữ gìn tàu bay được
áp dụng đối với việc trả tiền công cứu hộ hoặc giữ gìn tàu bay đó.
+ Pháp luật của quốc gia nơi xảy ra tai nạn do tàu bay va chạm hoặc gây cản
trở nhau, do tàu bay đang bay gây thiệt hại cho người thứ ba ở mặt đất được
áp dụng đối với việc bồi thường thiệt hại.
4. Mối liên hệ với Luật Dân sự
Khoản 1 Điều 1 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về phạm vi điều
chỉnh của luật: “Luật này quy định về hoạt động hàng không dân dụng, bao gồm các quy
định về tàu bay, cảng hàng không, sân bay, nhân viên hàng không, hoạt động bay, vận
chuyển hàng không, an ninh hàng không, trách nhiệm dân sự, hoạt động hàng không
chung và các hoạt động khác có liên quan đến hàng không dân dụng.” Như vậy, ta có thể
thấy mối liên hệ chủ yếu giữa hai ngành luật này chính là trách nhiệm dân sự trong lĩnh
vực hàng không dân dụng, được quy định cụ thể, chi tiết tại chương VII của luật Hàng
không dân dụng Việt Nam 2006.
Trách nhiệm dân sự được toà án áp dụng đối với các chủ thể vi phạm dân sự. Chế tài

dân sự chủ yếu mang tính bồi thường, bao gồm:
- Trách nhiệm dân sự của người vận chuyển:
+ Bồi thường thiệt hại về tính mạng, thương tích;
+ Bồi thường thiệt hại hàng hoá, hành lý ký gửi;
+ Bồi thường thiệt hại do vận chuyển chậm;
+ Bồi thường thiệt hại hành lý xách tay.
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người thứ ba ở mặt đất:
+ Điều kiện xác định trách nhiệm bồi thường:
 Có thiệt hại về người, tài sản;
5
 Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại đã xảy ra.
+ Nguyên tắc trách nhiệm: Trách nhiệm tuyệt đối
+ Người chịu trách nhiệm bồi thường:
 Người khai thác tàu bay;
 Người sử dụng tàu bay bất hợp pháp;
 Người chiếm hữu tàu bay.
+ Trách nhiệm bồi thường liên đới:
 Người chiếm hữu tàu bay;
 Người khai thác của các tàu bay cùng gây thiệt hại.
+ Miễn, giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
 Xung đột vũ trang, chiến tranh;
 tàu bay đang trong thời gian bị chính quyền trưng dụng;
 Lỗi của người bị thiệt hại.
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tàu bay va chạm hoặc cản trở nhau:
+ Yếu tố lỗi của các bên trong vụ tai nạn;
+ Bảo đảm giới hạn trách nhiệm bồi thường: Người khai thác tàu bay phải bảo hiểm
bắt buộc hoặc thực hiện các biện pháp bảo đảm bắt buộc tới mức giới hạn trách
nhiệm bồi thưòng thiệt hại.
Ngoài ra, mối liên hệ giữa hai ngành luật này còn thể hiện ở chỗ các loại hợp đồng phát
sinh trong lĩnh vực hàng không dân dụng (hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng vận

chuyển hành khách, hành lý, hợp đồng bảo hiểm ) cũng chính là hợp đồng dân sự nên
đương nhiên được điều chỉnh bởi pháp luật dân sự về hợp đồng.
5. Mối liên hệ với Luật Hành Chính:
6
Vì đối tượng điều chỉnh của luật HKDDQT không chỉ là các quan hệ phát sinh giữa các
chủ thể của luật quốc tế mà còn là quan hệ giữa chủ thể của luật quốc tế với các hãng
hàng không và giữa các hãng hàng không với hành khách. Tức là không chỉ có các quan
hệ bình đẳng thỏa thuận mà còn có các quan hệ mang tính bất bình đẳng. Tính chất hành
chính được thể hiện rất rõ ràng trong chương II về tàu bay, bao gồm sự quản lý của nhà
nước về việc đăng ký quốc tịch tàu bay, về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay.các quy định này
giữa các chủ thể bất bình đẳng về địa vị pháp lý được đảm bảo thực hiện bằng phương
pháp điều chỉnh đặc trưng của luật hành chính đó là mệnh lệnh phục tùng.
Ở một khía cạnh khác, ta thấy, nếu luật hàng không độc lập với luật hành chính thì khi
có vi phạm xảy ra trong luật hàng không chẳng hạn việc đưa tàu bay vào sử dụng mà
không sơn hoặc gắn dấu hiệu quốc tịch, dấu hiệu đăng kí tàu bay. Trong khi luật hàng
không không quy định và cũng không thể quy định hết các trường hợp vi phạm, ai xử lí?
Xử lí ra sao? Mức độ như thế nào? Khi ấy cần thiết áp dụng quy định của luật hành
chính.
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định
của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp
luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử
phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm
hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Trong lĩnh vực hành chính nghị định 147/2013 quy định về xử lí vi phạm trong lĩnh vực
hàng không dân dụng. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính; hình thức;
mức xử phạt; biện pháp khắc phục hậu quả với từng hành vi vi phạm; thẩm quyền lập
biên bản; thẩm quyền xử phạt; mức xử phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành
vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Đối với mỗi hành vi vi phạm, tổ chức cá nhân phải chịu một trong các hình thức xử

phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ, có
thể bao gồm hình phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hâu quả. Ví dụ: phạt tiền
từ 30 triệu đến 50 triệu đồng với cá nhân có hành vi đưa tàu bay vào khai thác mà không
sơn hoặc gắn dấu hiệu quốc tịch, dấu hiệu đăng kí tàu bay. Khi xử lí vi phạm trong lĩnh
vực hàng không dân dụng quốc tế cũng phải tuân thủ quy định của luật xử li vi phạm năm
2013 (chẳng hạn điều 47 quy định quyền của Cảng vụ hàng không khi xử lí vi phạm hành
chính. Đây là các quan hệ mang tính chất chấp hành điều hành với phương pháp là quyền
uy phục tùng của luật hành chính.
7
6. Mối liên hệ với luật Hình sự
Có thể thấy, ngành hàng không dân dụng quốc tế đang từng bước phát triển và hoàn
thiện, đổi mới hơn nữa qua thời gian, phục vụ tích cực cho những nhu cầu về di chuyển,
vận chuyển, giao lưu, trao đổi,… của con người. Tuy nhiên, cũng chính bởi những lợi ích
thiết thực mà nó mang lại, ngành hàng không cũng tạo ra không ít những hệ lụy mà bất
cứ ngành giao thông nào cũng mắc phải. Đặc biệt, đối với ngành hàng không dân dụng,
mỗi một hành vi vi phạm dù nhỏ cũng đều có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sự an toàn trong mỗi chuyến bay và ảnh hưởng đến cả những chuyến bay tiếp, gây thiệt
hại đến cả tính mạng, tài sản, lợi ích kinh tế, uy tín, tâm lý,… Chính vì thế, Luật hàng
không dân dụng quốc tế cần có mối liên hệ chặt chẽ với pháp luật hình sự ở mỗi quốc gia,
nhằm có hướng quy định cụ thể đối với từng loại tội phạm, từng hành vi gây nguy hại
hoặc có khả năng gây nguy hại đối với vấn đề an ninh hàng không, nhằm có hướng xử lý
thích đáng đối với những đối tượng dù cố ý hay không cố ý có những hành vi gây nguy
hiểm, hoặc có khả năng gây nguy hiểm cho an ninh hàng không.
Với những nỗ lực đáng ghi nhận của các quốc gia trong việc can thiệp kịp thời cũng
như xử lý, giải quyết các tội phạm trong lĩnh vực hàng không. Các quốc gia đã cùng cho
ra đời hệ thống điều ước quốc tế về an ninh hàng không, bao gồm các Công ước, như:
Công ước Tokyo, Công ước Lahay, Công ước Montreal, Nghị định thư Montreal bổ sung
cho Công ước Montreal. Trong đó, các công ước này đã chỉ ra những hành vi được xem
là hành vi gây nguy hiểm cho an ninh hàng không, cũng như phạm vi áp dụng các công
ước này ở góc độ luật hình sự:

- Công ước Tokyo 1963 được áp dụng với tội phạm được quy định trong luật hình
sự của các quốc gia; Các hành vi không phụ thuộc vào việc nó có phải là tội phạm
hay không nhưng có thể đe dọa đến an ninh hàng không, phương tiện bay, người
và tài sản trên phương tiện bay hoặc các hành vi gây nguy hại cho trật tự và kỷ
luật quy định trên phương tiện bay;
- Công ước Lahay 1970 khẳng định hành vi chiếm đoạt bất hợp pháp phương tiện
bay là tội phạm hình sự nghiêm trọng; Được áp dụng với thể nhân trên phương
tiện bay đang trong quá trình bay đã dùng vũ lực hay bằng hình thức đe dọa bất kỳ
nào khác để thực hiện trái phép việc chiếm đoạt hay kiểm soát phương tiện bay
hoặc cố gắng thực hiện hành vi này;
- Công ước Montreal 1971 áp dụng đối với các tội phạm có hành vi sát hại một cá
nhân đang ở trên phương tiện bay, phá hủy phương tiện bay trong quá trình phục
vụ hoặc đang bay, hoặc làm cho nó không có khả năng bay; hành vi phá hoại, phá
8
hủy trang thiết bị điều hành hàng không hay làm rối loạn hoạt động của chúng, có
thể gây nguy hiểm cho an ninh hàng không của phương tiện bay.
Theo đó, pháp luật Việt Nam cũng đưa những yếu tố gây nguy hiểm này cho an ninh
hàng không vào quy định trong bộ luật hình sự Việt Nam, nhằm quy định cụ thể từng loại
tội phạm đối với từng hành vi và hình thức xử lý: Điều 216, 217, 218, 219, 220, 221, 222
Bộ luật Hình sự. Mối liên hệ giữa luật hàng không dân dụng quốc tế với luật hình sự đã
tạo nên kết cấu vững chắc, nhằm giúp ngành hàng không đảm bảo được sự ổn định tương
đối, và sự an toàn liên quan đến nhiều mặt khác nhau: chính trị, kinh tế, … của không chỉ
một mà còn của nhiều quốc gia. Điển hình có thể kể đến một số điều luật được quy định
trong luật hình sự Việt Nam về quy định tội phạm và hình thức xử lý cụ thể đối với các
hành vi gây nguy hiểm hoặc có khả năng gây nguy hiểm cho ngành hàng không như:
Điều 216. Tội vi phạm quy định điều khiển tàu bay
1. Người nào chỉ huy, điều khiển tàu bay mà vi phạm các quy định về an toàn giao thông
đường không, có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không
được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải
tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài
sản của người khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai
mươi năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 219. Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các
phương tiện giao thông đường không
1. Người nào điều động hoặc giao cho người không có bằng lái hoặc không đủ các điều
kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện giao thông đường không,
thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài
sản của người khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm.
9
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai
mươi năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 221. Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn khác nhằm chiếm
đoạt tàu bay hoặc tàu thuỷ, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến
hai mươi năm:
a) Có tổ chức;
b) Sử dụng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội làm chết người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù

hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
4. Người phạm tội còn bị phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
7. Mối liên hệ với luật Tố tụng hình sự
Nếu người có hành vi sử dụng bạo lực chống lại người trong tầu bay đang bay; phá huỷ
hoặc gây thiệt hại cho tầu bay; trực tiếp hoặc gián tiếp đưa lên tàu bay những vật hoặc
chất có thể phá huỷ tầu bay; phá huỷ, gây thiệt hại cho các phương tiện bảo đảm không
lưu hoặc can thiệp bất hợp pháp vào việc khai thác các phương tiện đó; cố ý thông báo tin
tức sai lạc có thể đe doạ an toàn bay và vi phạm các quy định khác của pháp luật về hoạt
động hàng không dân dụng, thì tuỳ theo mức độ mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy
cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định về an toàn hàng không,
quy định về bán vé, xuất chứng từ vận chuyển, giữ chỗ, phục vụ hành khách, quy định về
vận chuyển hàng không và các quy định khác của pháp luật về hoạt động hàng không dân
10
dụng, thì tuỳ theo mức độ mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách
nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Cụ thể như:
- Người nào cố ý che giấu, không thông báo về sự cố, tai nạn tàu bay, làm sai lệch
thông tin, làm hư hỏng hoặc phá huỷ các thiết bị kiểm tra và các bằng chứng khác
liên quan đến sự cố, tai nạn tàu bay thì tuỳ theo tính chất, mức độ mà bị xử phạt
hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. (Điều 108. Trách nhiệm thông
báo và bảo vệ chứng cứ, LHKDD)
- Những người có hành vi gây rối an ninh tại sân bay có thể sẽ bị xử lý theo
Điều 217 BLHS quy định về Tội cản trở giao thông đường bộ.BLHS
- Những người làm giả hộ chiếu để lên máy bay thì có thể sẽ bị xử lý theo Điều
267. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.BLHS
 Với những hành vi khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực hàng không
như trên thì sẽ được giải quyết theo thủ tục Tố tụng Hình sự :

+ Thủ tục tố tụng hình sự bao gồm: trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi
hành án hình sự; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến

hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng;
quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, của các cơ quan, tổ chức và công
dân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự. Trong đó:

+ Cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân các cấp,
Tòa án nhân dân các cấp.

+ Người tiến hành tố tụng bao gồm: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều
tra viên; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên; Chánh án, Phó
Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án.

+ Người tham gia tố tụng bao gồm: Người bị tạm giữ, Bị can, bị cáo, người bị hại,
nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm
11
chứng, người bào chữa, người giám định, người phiên dịch, người bảo vệ quyền và lợi
ích cho đương sự.
Ví dụ 1: Công an huyện Sóc Sơn vừa tiến hành khởi tố bị can đối với Hồ Thị Thanh
Tuyền, 24 tuổi, trú tại phường 6, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) về tội cản trở giao thông đường
hàng không.
Chiều 9/10, sau gần 4 ngày đêm di chuyển bằng ôtô từ Lâm Đồng ra Hà Nội (do bị can bị
cấm bay), Hồ Thị Thanh Tuyền đã ra đến trụ sở Công an huyện Sóc Sơn để nhận tống đạt
quyết định khởi tố bị can và làm việc với các điều tra viên Đội CSĐT tội phạm về TTXH
Công an huyện.
Nhìn cô gái trẻ, khuôn mặt hốc hác, lo lắng, chúng tôi vừa giận, vừa thương. Giá như cô
đừng thiếu hiểu biết như thế…
Trò đùa từng bị xử lý
Hồ Thị Thanh Tuyền tốt nghiệp Đại học Đà Lạt và đang làm việc tại một Công ty tư nhân
ở TP Đà Lạt. Đầu tháng 7/2011, cô tháp tùng Giám đốc Công ty ra Hà Nội ký hợp đồng,
sau đó đăng ký trở về Đà Lạt trên chuyến bay VN 1565 lúc 16h30 ngày 9/7.
Cho đến lúc này, Tuyền vẫn hoảng hốt nghĩ lại sự việc xảy ra trên chuyến bay hôm ấy.

Cô thấy anh tiếp viên trẻ (sau này cô biết tên là Tuấn Anh) nhắc nhở để túi xách lên
khoang hành lý nên trêu rằng: "Nhỡ để lên đấy, xóc nổ thì sao". Khi anh tiếp viên hỏi lại:
"Có gì mà nổ", Tuyền đùa tiếp: "Có bom". Sau câu này, thấy vẻ mặt nghiêm trọng của
tiếp viên, Tuyền đã nói là đùa nhưng mọi việc đã không thể dừng lại được.
12
Hồ Thị Thanh
Tuyền.
Thấy tiếp viên trưởng của chuyến bay thông báo chuyến bay hoãn lại, lúc đầu, Tuyền
không nghĩ là do sự cố "đùa" của mình. Thế nhưng, khi máy bay quay trở về khu kiểm
tra, Tuyền được đưa riêng vào phòng kiểm tra an ninh thì cô đã biết rằng chính câu nói
đùa của mình đã gây ảnh hưởng, buộc chuyến bay hoãn lại và tình hình trở nên rất
nghiêm trọng.
Khi được các điều tra viên của Công an huyện Sóc Sơn tống đạt quyết định khởi tố bị can
về hành vi cản trở giao thông đường không, tuy đã xác định tinh thần nhưng cô gái vẫn bị
"sốc" vì không ngờ sự việc nghiêm trọng và cái giá mình phải trả vì "lỡ miệng" đắt đến
thế.
Ví dụ 2: Ở Việt Nam, việc dọa có bom trên chuyến bay thương mại lần đầu tiên xảy ra
vào tháng 5/2006 khi hai hành khách có hơi men là Bạch Trường Sơn, Nguyễn Xuân
Hoàng (thường trú tại TP HCM) đã yên vị trên chuyến bay VN740, hành trình Hà Nội -
TPHCM, nói với tiếp viên rằng vali của mình có cài bom.
Sau đó 3 tháng, một hành khách khác là Nguyễn Thái Sơn (Hà Nội) đi trên chuyến bay
VN 267 cũng dọa đùa có bom và trở thành người đầu tiên bị khởi tố với tội danh cản trở
giao thông đường hàng không theo điều 217 Bộ luật Hình sự.
Còn theo quy định tại BL TTHS, tại Điều 170 thì tội được quy định tại Điều 216 Tội vi
phạm quy định điều khiển tàu bay , Điều 217Tội cản trở giao thông đường không , Điều
218 Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường không không bảo đảm an toàn,
Điều 219 Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương
tiện giao thông đường không của BLHS thì thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh, Tòa
án quân sự cấp khu vực.
Tại Điều 172 BLTTHS thì thẩm quyền xét xử những tội phạm xảy ra trên tàu bay của

nước CHXHCN Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận VN sẽ thuộc thẩm giải
quyết của TA VN, nơi có sân bay trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay đăng kí.
13
II. KẾT LUẬN
Từ những phân tích nêu trên chúng ta có thể thấy rằng luật hàng không quốc tế đã có
những liên hệ một cách mật thiết đối với những lĩnh vực pháp luật khác nhau của đời
sống xã hội. Giao thông hàng không quốc tế đang ngày càng phát triển, phát triển một
cách mạnh mẽ, với tầm ảnh hưởng ngày càng sâu rộng đến nhu cầu giao thông nhân loại
nói chung. Từ đó, các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực này ngày càng phức tạp hơn, đòi
hỏi sự điều chỉnh của không chỉ riêng một ngành luật hàng không dân dụng mà còn phải
là sự kết hợp điều chỉnh với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật quốc gia và
quốc tế, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của lĩnh vực hàng không dân dụng nói riêng
và đảm bảo cho sự phát triển lâu bền của nhân loại.
14

×