Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

sinh thái cảnh quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.73 KB, 20 trang )

ĐẶT VẤN ĐÊ
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa bản
địa gắn với giáo dục môi trường.có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát
triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.
Việt nam có tiềm năng du lịch sinh thái rất lớn với 11 vườn quốc gia,
52 khu bảo tồn thiên nhiên, 16 khu bảo tôn động vật hoang dã và 22 khu di
tích lịch sử văn hóa môi trường chiếm diện tích 2,3 triệu ha. Tuy nhiên, cho
đến nay , việc khai thác các tiềm năng này còn hạn chế, mang tính tự phát,
không có cơ sở khoa học và quy hoạch thận trọng. Trong hệ thống khu bảo
tồn thiên nhiên của việt nam, vườn quốc gia tam đảo là một điểm du lịch
sinh thái hấp dẫn. Tới đây du khách không chỉ được chiêm ngưỡng khung
cảnh núi non hùng vĩ, những cánh rừng bát ngát với nhiều loài động thực vật
đặc hữu, nhiều cảnh quan đẹp nhiều di tích lịch sử và sự đa dạng về vanw
hóa các dân tộc ít người như dao và sán dìu Hơn nữa, Vườn quốc gia tam
đảo có vị trí đại lí gần với Hà Nội nên rất thuận tiện cho việc tổ chức các
tour du lịch sinh thái vào những ngày nghỉ cuối tuần. Do vậy du lịch sinh
thái nơi đây đã và ngày càng phát triển, và dần các hoạt động du lịch này
diễn ra ngày càng không kiểm soát được chặt chẽ. Từ đó đã gây nên những
suy thoái cho nhiều nơi có giá trị tự nhiên và văn hóa làm tổn hại đến đa
dạng sinh học cũng như mất đi các nguồn thu quá trình. Vì vậy đánh giá hiện
trạng tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên thiên nhiên và vấn đề
bảo tồn chia sẻ lợi ích cộng đồng là cần thiết để từ đó đưa ra giải pháp định
hướng .Nhằm đánh giá kết quả học tập và thời gian học môn sinh thái cảnh
quan em làm báo cáo thực tập “Đánh giá ảnh hưởng của con người đến cảnh
quan khu vực và đề xuất phương hướng biện pháp duy trì tính ổn định cảnh
quan nhằm tăng du lịch bền vững khu vực Tây Thiên – Tam Đảo”.
Do hạn chế về thời gian và trình độ hiêu biết nên bài còn rất nhiều sai
xót mong được sự chỉ bảo của thầy! em xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, Ngày 3 tháng 1 năm
2013
2. Điều kiện kinh tế - xã hội


2.1.Tình hình phát triển sản xuất ở hai khu vực thị trấn Tam Đảo và Tây
Thiên thuộc huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc.
a. Tam Đảo
Ở thị trấn Tam Đảo công nghiệp chiếm 13% vì ở đây không có cơ sở sản
xuất công nghiệp lớn mà chỉ có một phần nhỏ cơ sở khai thác mỏ đá trong
núi song quy mô không lớn. Hiện tại, việc khai thác rất ít chủ yếu các xã
bên trong núi.
Về nông nghiệp tỷ lệ chiếm 50% người dân sống nghề chính là trồng lúa
nước. Nhưng hiện nay với thương hiệu đặc sản rau su su nên họ đang
chuyển dần đất vườn , đất đồi sang trồng su su. Và cây su su đóng vai
trò là nguồn thu nhập chính . Dịch vụ ở thị trấn Tam Đảo chiếm 37%
đó là tỷ lệ cũng không thấp thể hiện được các loại dịch vụ đang dần
dần được phát triển như nhà nghỉ , khách sạn, nhà hàng ăn uống…
b. Tây Thiên
Qua biểu 02 ta thấy ngành dịch vụ ở Tây Thiên chỉ chiếm 25% thể hiện
dịch vụ Tây Thiên rất thấp nhưng ở Tây Thiên như đánh giá ở trên do
đây là đất phật nên du khách thập phương tới đây để lễ chùa là chính .
Bởi thế các dịch vụ còn phát triển chậm. Qua quá trình khảo sát tôi thấy
ở đây rất nhiều các nhà nghỉ khách sạn đang được xây dựng và nhiều
người dân cũng đang có ý định phát triển loại hình dịch vụ này. Đây
cũng là tiềm năng lớn để nơi đây có động lực phát triển các loại hình
sinh thái khác để thu hút khách tới nghỉ dưỡng lâu dài .
Nông nghiệp là nghề chính của người dân nơi đây và họ chủ yếu trồng lúa
nước và trồng su su là nguồn thu nhập chính hàng tháng. Mỗi tháng
nghề trồng lúa và trồng rau su su mang lại thu nhập cho họ khoảng 3
triệu/tháng. Còn một số thành phần khác họ có thể hái măng trên rừng
thì có thêm thu nhập tùy vào lượng măng hái được nhiều hay ít.
Công nghiệp chỉ chiếm 5% vì một số mỏ đá trong núi ít hoạt động giờ chỉ
còn một số lò gạch sản xuất gạch thủ công phục vụ tại chỗ nhưng hiện nay
quy mô hoạt động nhỏ và có tính chất thời vụ phục vụ xây dựng tại chỗ là

chủ yếu.
2.3. Dân số, dân tộc.
Theo số liệu điểu tra năm 2008 thì số dân ở huyện Tam Đảo là
58.494người/ km
2
, mật độ là 270 người /km
2
. Nhưng hiện nay, do sự phát
triển ở Tam Đảo và thuận lợi về điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện xã
hội nên người dân đã tới đây lập nghiệp sinh sống và số dân nơi khác tới đây
càng ngày càng nhiều nên tình hình dân số tăng nhanh từ những năm gần
đây . Ở đây ngoài người kinh còn có 7 dân tộc ít người cùng sinh sống,
trong đó người Kinh Đông nhất chiếm tới 63%, 7 dân tộc còn lại chiếm 37%
và xếp theo tỷ lệ giảm dần như sau: Sán Dìu, Sán Chỉ, Dao, Tày, Cao lan,
Hoa và Ngái. Ở thị trấn Tam Đảo chủ yếu là người Kinh.
Tây Thiên chủ yếu là người Kinh sinh sống và người ở vùng khác tới đây
lâp nghiệp rất nhiều. Ngoài người Kinh còn có một số dân tộc như người
Sán Dìu, Dao.
Hiện nay, ở vùng này người dân đã sống tập trung rất nhiều, các đám đang
dần bị thu hẹp. Do nhu cầu cuộc sống hay do muốn truyền thuyết lịch sử từ
lâu con người đã xây dựng nhiều công trình lớn nhỏ làm ảnh hưởng lớn đến
Nền.
2.4. Phong tục, tập quán.
Cùng thuộc huyện Tam Đảo nên ở hai vùng thị trấn Tam Đảo và Tây Thiên
đều
có những phong tục tập quán từ xưa giống nhau .
+ Theo hương ước, lệ làng và quan niệm về quyền sở hữu của người
dân bản địa. Trong xã hội truyền thống của người Kinh, Sán Dìu, Sán Chỉ,
Tày,… làng bản là không gian sinh tồn trực tiếp cơ bản nhất của đồng bào
các dân tộc. Thông thường làng của họ bao gồm : Đất thổ cư để xây dựng

nhà của, soi bãi để làm ruộng, rừng để làm rấy và khai thác phục vụ đời
sống, nguồn nước để làm rẫy và khai thác phục vụ đời sống, nguồn nước để
uống và sinh hoạt, sông để kiếm cá và ranh giới đất đai giữa các làng được
hình thành và duy trì bền vững qua những vật chuẩn tự nhiên như sông, suối,
tảng đa, con đường, gốc cây…Có thể nói ràng làng bản của các cộng đồng
dân tộc nơi đây được hình thành với những tập quán sống vốn là cội nguồn
văn hóa của họ. Việc coi rừng, đất rừng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên
là sở hữu chung của cộng động làng và đất đai canh tác thuộc sở hữu của các
gia đình đã in sâu vào tiềm thức của họ, nằm trong hương ước của làng và
trở thành một yếu tố văn hóa mưu sinh, văn hóa ứng xử dân tộc được truyền
từ đơid này qua đời khác. Những biến đổi xã hội bên ngoài hầu như ít tác
động đến tập quán này của họ.
+ Tập quán canh tác nương rẫy, săn bắn, khai thác lâm sản.
Khu vực cư trú của người dân bản địa vùng chân núi Tam Đảo và vùng bán
sơn địa: Một phần là rừng, một phần là đồi, một phần là soi bãi. Do vậy,
ngoài một số diện tích ruồn nước có được nhờ khai phá vùng soi bãi, cuộc
sống truyền thống của đồng bài nơi đây dựa vào một phần rừng để canh tác
nương rẫy. Phương thức canh tác phổ biến là đốt nương làm rẫy, một loại
hình khai thác phá rừng để gieo trồng đơn giản nhất .
Trước đây theo tập quán canh tác nương rẫy khi xư thường được người
Dao, Sán, Dìu … canh tác 2 hoặc 3 vụ rồi bỏ hoang để rừng mọc lại 10-15
năm mới được canh tác trở lại. Trong thời gian đó đồng bào lại gieo trồng
trên nhưngc mảnh rừng mới. Tuy nhiên khi xưa do dân số ít, rừng nhiều và
còn có ruộng nước nên phương thức canh tác này không gây nhiều tác động.
Cùng với thời gian, dân số vùng chân núi Tam Đảo tăng mạnh do di dân từ
nơi khác đến và tỉ lệ tăng dân số tự nhiên cao đã thúc đẩy người Dao vừa
phải khai thác triệt để soi bãi nhằm mở rộng diện tích lúa nước lúa nước, cải
tạo vườn đồi để trồng màu, vừa tăng cường phá rừng để làm nương à tăng
vòng quay sử dụng đất. Kết quả là chu kỳ bỏ hóa nương rẫy không còn kéo
dài như trước khiến nhiều mảnh rừng không kịp tái sinh. Trong khi rừng già

mất đi rất nhanh, rừng mới chưa kịp phục hồi đã bị chặt đốt làm rẫy, tất yếu
rừng non sẽ bị thoái hóa thành rừng cỏ tranh, cây bụi, và cuối cùng biến
thành đồi trọc. Người Sán Dìu và Dao trong vùng có tập quán truyền thống
săn bắn đọng vật hoang dã theo mùa vụ. Họ tiến hành săn bắn vào mùa khô
hoặc trong vụ mùa và cả những ngày đầu xuân với mục đích vừa kiếm thức
ăn giải trí. Công cụ săn bắn của họ chủ yếu là súng kíp, súng hỏa mai do
đồng bào tự chế ngoài ra họ còn có nhiều bẫy băng kim loại bằng tre gỗ.
Hoạt động săn bắn dưới hai hình thức cá nhân và tập thể.
Do các phong tục săn bắn của người dân nơi đây làm cho rừng ở khu vực
Tam Đảo và Tây Thiên ngày càng khan hiếm động vật rừng, đặc biệt là các
loài động vật hoang dã. Vùng lõi càng ngày càng bị thu hẹp và Nền càng
ngày càng bị phân chia thành nhiều đám to nhỏ khác nhau, mỗi đám giữ một
chức năng khác nhau. Trong Nền hình thành các đám do sự can thiệp của
con người như đốt rừng, phá rừng để trồng trọt, diện tích rừng càng bị thu
hẹp dần. Do sự tác động không đồng đều của con người sau một thời gian
dài sẽ để lại các đám tàn dư. Các đám này có thể là các đám đất trống rồi để
hoang hoặc các đám cỏ dại hoặc các đám rừng còn lại sau vụ cháy rừng. Các
đám này sẽ có sinh thái ổn định và kéo dài đến khi kết hợp với Nền khi đó sẽ
làm thay đổi cảnh quan trước và sau khi bị can thiệp. Ta thấy do phong tục
của một số người dân còn tồn tại mà khiến cảnh quan bị thay đổi nhiều và
nguồn động thực vật bị hủy diệt nhiều. Bởi vậy hiện nay ban quản lý rừng
huyện Tam Đảo đã kiểm soát chặt chẽ diện tích rừng và đất rừng để hạn chế
hành động đốt nương Du khách tới tham gia lễ hội làm rẫy của người dân.
2.5. Lễ hội
Tây Thiên là nơi thờ Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu, người được Hùng Chiêu
Vương thứ 7 lập làm Chính Vương Phi, có công giúp vua dẹp giặc, mở
mang bờ cõi, thống nhất giang sơn, dạy dân trồng lúa, giữ lửa trong buổi
bình minh của dân tộc. Xong công việc bà lại trở về quê hương tại thôn
Đông Lộ xã Đại Đình huyện Tam Đảo ngày nay và hóa tại đây. Bao đời nay,
các triều đại từ Đinh, Lý, Trần, Lê đều sắc phong bà là

Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Tối Linh Đại Vương, hàng năm cử các quan
đại thần lên cúng tế. Tưởng nhớ công đức của bà, nhân dân trong vùng lập
đền thờ để hương khói hàng ngày. Hàng năm vào ngày 15/2 âm lịch, tại xã
Đại Đình, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) lại long trọng tổ chức lễ hội Tây
Thiên truyền thống. Lễ hội được tổ chức ba ngày với phần tế lễ và nhiều trò
chơi dân gian như thi hát dân ca của người dân tộc thiểu số Sán Dìu, thi nấu
cơm, thi hú đáo, làm bánh chưng, bánh dày, kéo co.
2.6. Văn hóa. Giáo dục, ytế.
Các xã thuộc huyện Tam Đảo đều có trường cấp I,II; con em dân tộc kinh
cũng như các dân tộc ít người khác đều được đến học chug một
trường ; Trung tâm huyện lý và những cụm trọng điểm có trường cấp
III ; Trung tâm huyện lỵ có trường dân tộc nội trú cho học sinh cấp
I,II. Ở Tỉnh có trường PTTH cho con em dân tộc nội trú. Tất cả các xã
đều có trạm y tế để khám chữa bệnh cho người dân. Hầu hết các xã
đều có điện lưới quốc gia tuy nhiên mạng lưới phân bố không đồng
đều và chất lượng, giá thành sử dụng điện cũng khác nhau.
2.7. Giao thông
Hệ thống đường bộ trong vùng đệm VQG Tam Đảo tuy khá nhiều song
hiện tại có các tuyến quốc lộ 2B, QL 2C, TL 35, TL 302 ( Vĩnh
Phúc) ; QL 37, TL 204 ( Thái Nguyên ) là còn khá tốt.
Thị trấn Tam Đảo nằm trên trục giao thông QL2, gần với sân bay quốc tế
Nội Bài. TP. Hà Nội, trung tâm phân phối khách của vùng du lịch Bắc
Bộ có khả năng tiếp cận trực tiếp bằng đường bộ với khoảng cách
không xa. Các tuyến đường lên thị trấn đều thuận tiện cho các loại xe
đi, có gương cầu dễ quan sát khi đi trên các tuyến đường khuất núi.
Tây Thiên đang dần dần được cải tạo nên các tuyến đường chính đi lại dễ
dàng nhưng các tuyến đường trong làng còn nhiều đường đất nên
phương tiện vào ngày mưa đi khó khăn.
3. Tài nguyên thiên nhiên
3.1 . Tài nguyên rừng

Theo tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và nước ngoài từ
những năm 30 của thế kỷ 20 đến nay đã cho thấy khu vực thị trấn Tam Đảo
thống kê được 1141 loài động vật thuộc 150 họ, 39 bộ trong các lớp động
vật như sau: lớp thú: 70 loài, lớp chim: 239 loài, lớp bò sát: 124 loài, lớp
lưỡng cư: 57 loài, lớp côn trùng: 651 loài.Trong đó có 64 loài có giá trị khoa
học cần được bảo tồn; 16 loài đặc hữu; 18 loài trong sách đỏ thế giới và 8
loài cấm buôn bán trong phụ lục của CITES. , Thống kê được 1436 loài
thuộc 741 chi trong 219 họ, 6 ngành thực vật, cụ thể là: ngành hạt kín 1149
loài, hạt trần 17 loài, thông đất 13 loài, cỏ tháp bút 1 loài, dương xỉ 59 loài,
rêu 197 loài, trong đó có 58 loài mang nguồn gen quý hiếm và 68 loài đặc
hữu có tên trong sách đỏ của Việt Nam và sách đỏ thế giới,
Ở Tây Thiên theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hệ thực vật ở đây có
130 họ, 344 chi và 490 loài, một số loài có giá trị khoa học và giá trị
kinh tế đáng kể như pơ mu, la hán, sam pông… Rừng Tây Thiên có
những cây thông đã sống đến ngàn năm tuổi. Hệ động vật Tây Thiên
cũng khá phong phú, có 4 lớp, 26 bộ, 86 họ và 281 loài, trong đó có
những loài động vật quý hiếm như rùa vàng, gà lôi trắng, voọc đen má
trắng, voọc mũi hếch, cá cóc Tam Đảo…
III. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN HAI KHU VỰC .
1. Điều kiện tự nhiên và tình hình cảnh quan
Bảng 01. Đánh giá điều kiện tự nhiên và tình hình cảnh quan ở hai khu
vực thị trấn Tam Đảo –Tam Đảo – Vĩnh Phúc và Tây Thiên – Tam Đảo-
Vĩnh Phúc.
Khu vực Thuận lợi Cơ hội

Tam Đảo
- Tam Đảo có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên
trục giao thông QL2, thẳng tuyến đường
đi sân bay quốc tế Nội Bài. TP. Hà Nội,
trung tâm phân phối khách của vùng du

lịch Bắc Bộ có khả năng tiếp cận trực tiếp
bằng đường bộ với khoảng cách không
xa.
- Tam Đảo luôn có khí hậu mát mẻ quanh năm
và nhiệt độ trung bình năm trên dưới
200C. Tại trạm Tam Đảo, nhiệt độ trung
bình năm là 18"C, nhiệt độ tối cao tương
đối là 33,re, nhiệt độ tối thấp tương đối là
-0,2"C.
- Địa hình cao, có nhiều kiểu địa hình, sông suối
-Điểu kiện tốt để phát triển du lịch ,thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
-Thuận lợi thu hút du khách tới du lịch các mùa trong năm.
-Thuận lợi xây dựng các khu du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm… trên nhiều kiểu
địa hình khác nhau. Thu hút các nhà doanh nghiệp cũng như tư nhân tới đầu tư
xây dựng các loại hình dịch vụ phát triển du lịch .
-Thu hút lượng sinh viên , học sinh , các nhà nghiên cứu tới học tập và nghiên cứu.
kết hợp với đồng bằng, và các thung lũng
xanh .
-Diện tích rừng nguyên sinh rộng, tài nguyên
động –thực vật phong phú.
- Có đến Mẫu là nơi tâm linh, và một số đền ,
chùa xung quanh khu vực thị trấn.
-Thu hút khách trong và ngoài tới lễ chùa, tham quan.

Tây Thiên - Toàn bộ khu danh thắng ở độ cao từ 54 -
1.100m so với mặt nước biển (riêng chùa Tây
Thiên ở độ cao 530m so với mặt nước biển).
- Tây Thiên là cái nôi của phật giáo. Quần thể di
tích ở đây tập trung mật độ lớn các công trình
văn hóa, dấu vết cũ các công trình văn hóa, các

địa chỉ có giá trị nghiên cứu khảo cổ học. Đó là
hệ thống đền, chùa, thảo am và phong cảnh tự
nhiên được phân bố trên ngọn Thạch Bàn của
dãy núi Tam Đảo.
-Hệ thực vật Tây Thiên có 130 họ, 344 chi và
490 loài, một số loài có giá trị khoa học và giá
trị kinh tế đáng kể như pơ mu, la hán, sam
pông… Rừng Tây Thiên có những cây thông đã
sống đến ngàn năm tuổi. Hệ động vật Tây Thiên
cũng khá phong phú, có 4 lớp, 26 bộ, 86 họ và
281 loài, trong đó có những loài động vật quý
hiếm như rùa vàng, gà lôi trắng, voọc đen má
trắng, voọc mũi hếch, cá cóc Tam Đảo.
- Các thiền viện trúc lâm Tây Thiên, thiền viện
An Tâm đang được xây dựng nguy nga giữa lớp
rừng xanh thẫm tạo điểm mạnh của Tây Thiên
cũng là cái nôi lưu giữ tâm linh và là nơi dạy
đạo làm người.
- Thu hút sự khám phá và hưởng thụ khí hậu trong lành của du khách.
-Thu hút đông đảo khách thập phương và các tín đồ, phật tử. Đến với Tây Thiên, du
khách vừa được tỏ lòng tôn kính với Đức Phật, Quốc Mẫu Tây Thiên Năng Thị Tiêu
(vợ Vua Hùng), người đã có công lập binh mã giúp Vua Hùng đánh giặc giữ nước, lại
vừa được ngắm cảnh núi non hùng vĩ.
- Thu hút các nhà khảo cổ học tới nghiên cứu khám phá.
-Thu hút các nhà nghiên cứu và học ,sinh viên tới học tập nghiên cứu.
-Thu hút du khách tới lễ Phật và mọi tầng lớp trong xã hội tới học tìm hiểu về phật
giáo, đạo làm người, tu luyện, ngồi Thiền.
IV. Hiện trạng cảnh quan, môi trường tại hai khu vực thị trấn
Tam Đảo và Tây Thiên thuộc huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh
Phúc.

1. Hiện trạng cảnh quan ở khu vực thị trấn Tam Đảo.
a. Du lịch
Đường lên thị trấn Tam
Đảo
Nằm trong địa phận VQG Tam Đảo , từ Hà Nội bạn chỉ mất hai giờ đi xe
ôtô để dặt chân tới thị trấn Tam Đảo. Đường lên thị trấn ngoằn ngoèo đèo
dốc, nhưng bù vào nỗi sợ hãi đó là du khách được tận hưởng không khí
trong lành. Càng lên cao phong cảnh càng đẹp khi nhìn từ trên cao xuống
như
thũng lũng xanh mờ mở ảo ảo trong làn sương sớm được so sánh như Đà Lạt
của miền Bắc. Do quá trình biến đổi lâu dài cách đây 230 triệu năm, Nền đã
bị phân chia nâng lên hạ xuống thành các đám to lớn khác nhau là những
khối riolit pocfia - penzit khổng lồ tạo nên một dãy kéo dài hàng trăm km,
rộng hàng chục km. Đặc biệt là, đá đã dựng cho Tam Đảo hàng trăm thác
nước đẹp ở hàng chục con suối. Thác Bạc ở Tam Đảo cao tới 50m, nước
trắng phau tung bọt trên sườn đá, dốc đá làm say lòng bao du khách. Người
Pháp xây dựng khu nghỉ mát đã sử dụng đá để làm biệt thự, nhà thờ.
Núi Tam Đảo có 3 đỉnh nổi lên như 3 hòn đảo: đỉnh giữa có tên Bàn Thạch
cao 1.388m; bên trái là đỉnh Thiên Nhị (chợ trời) cao 1.375m, trên có tháp
truyền hình cao 93m, bên phải là đỉnh Phù Nghĩa cao 1.400m. Đường lên
Tam Đảo là bậc thang nên cũng tương đối thuận tiện với di khách khi tham
quan. Không chỉ thế ngay điểm đầu chuẩn bị lên tháp truyền hình chúng ta
còn được tham quan đền Mẫu nơi đây có rừng trúc đẹp mà thơ mộng. Tạo
cảm giác mới lạ cho người khi tham gia cảnh quan.
Thiên nhiên đã ban tặng cho thị trấn Tam Đảo những di tích có sẵn và với
vị trí có khí hậu ở đây rất độc đáo, bốn mùa trong một ngày. Buổi sáng se se
gió xuân, buổi trưa nóng ấm mùa hạ, buổi chiều lãng đãng heo may mùa thu,
buổi tối lạnh giá của đông. Đây là điểm lý tưởng để du khách nghỉ ngơi
nhiều ngày để thư giãn với bầu không khí ở vùng cao này.
Trên đường lên thị trấn du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Tam

Đảo từ trên cao, cảnh sương mù buổi sáng, kết hợp với thung lũng xanh, hai
bên đường hoa nở đẹp. Song đường lên Tam Đảo dốc khiến lái xe phải đi
chậm nhưng có biển báo và gương cầu cũng thuận tiện cho việc quan sát.Bởi
thế mà tỷ lệ người nhận xét đi lại thuận tiện khi lên Tam Đảo chiếm 20%, tỷ
lệ người nhận xét cảnh quan nơi đây đẹp chiếm 57.14 %. Ở đây, hệ thống
đền chùa đang được xây dựng và phát triển nên tỷ lệ người tới với mục đích
lễ chùa chiếm 31.42%.
Biểu 05: Nhận xét của du khách tới Tam Đảo
b.Du khách
Theo số liệu điều tra tháng 5/2011 tình hình du khách tới thị trấn Tam Đảo
chủ yếu là cán bộ công nhân viên chức chiếm 51% . Thành phần học sinh,
sinh viên trong đợt này ít , bởi ở Tam Đảo có một số vùng quản lý nghiêm
ngặt trong vùng lõi không được vào nên cũng ít thuận tiện cho việc học tập
và nghiên cứu. Học sinh, sinh viên tới đây trong ngày nghỉ để tham quan là
chủ yếu. Nhìn chung lượng du khách tới thị trấn nghỉ mát tương đối ổn định
trong tháng và chủ yếu tập trung vào thứ bảy, chủ nhật bởi Tam Đảo được
thiên nhiên ban tặng cho điều kiện thiên nhiên tốt, yên tĩnh nên đáp ứng
được nhu cầu giảm stress sau những ngày làm việc trong tuần mệt mỏi của
người cán bộ. Ngoài ra có một số thành phần khác như cán bộ nghỉ hưu lên
đây nghỉ dưỡng nhiều ngày. Tất cả điều này được thể hiện ở biểu đồ sau:
Tuyến du lịch từ thị trấn Tam Đảo lên thác Bạc thì lượng khách chủ yếu là
sinh viên bởi đường đi cũng xa, vất vả mà cảnh quan cũng chưa đủ sức thu
hút du khách, thành phần sinh viên , học sinh đi dã ngoại hoặc đi phục vụ
nhu cầu học tập.
Tuyến du lịch từ thị trấn xuống thác Bạc thì lượng khách tới nhiều hơn đủ
thành phần bởi thác cũng gần thị trấn, đường đi thuận lợi hơn nên du khách
bao gồm thành phần như cán bộ công chức , người nghỉ hưu, sinh viên…
c .Dịch vụ
Về dịch vụ phòng trọ hiện nay ở địa bàn thị trấn Tam Đảo người dân đã
xây dựng lên nhiều khu nhà nghỉ thuộc của nhà nước và của người dân địa

phương. Thông thường du khách đến nghỉ qua đêm ở thị trấn Tam Đảo nhiều
bởi ở đây có khí hậu trong lành . Ngay từ đầu thế kỷ 20 với khoảng 200 biệt
thự, khách sạn, nhà hàng, bể bơi và sân chơi thể thao. Trải qua hàng năm
tháng các cơ sở này xuống cấp và hư hỏng. Tuy nhiên trong những năm gần
đây do nhu cầu của cuộc sống nhiều nhà nghỉ, khách sạn đã xây dựng nhiều
và thu hút nhiều nhà đầu tư tới xây dựng nhà nghỉ, khách sạn. Bởi thế mà tỷ
lệ kinh doanh phòng trọ chiếm 30% trong tổng số các loại hình kinh doanh.
Ở đây, người dân không có dịch vụ gánh thuê mà người dân chủ yếu trồng
su su buôn bán các loại hàng lưu niệm , tỷ lệ này chiếm 45%. Ngoài ra,
người dân mở dịch vụ nhà hàng ăn uống .
Một điều đáng chú ý khi du khách tới các điểm du lịch họ không nhận
được tờ rơi, các biển báo điểm du lịch họ đang tới. Hay các hướng dẫn viên
du lịch giới thiệu về khu di tích nơi này. Đây là điều mà ban quản lý khu du
lịch này cần chú trọng.
Tuyến du lịch từ thị trấn lên thác bạc thì dịch vụ chủ yếu tập trung ở điểm
đầu xuất phát ở thị trấn và ở cổng đền Mẫu còn trên đường lên tháp thì
không có một loại hình dịch vụ nào, hầu hết du khách phải chuẩn bị trước
khi leo.
Tuyến du lịch từ thị trấn xuống thác Bạc thì dọc tuyến đường xuống thác
tập trung nhiều loại hình như các cửa hàng lưu niệm, các cửa hàng ăn uống ,
nước giải khát. Các dịch vụ nhà nghỉ, khách sạn cũng gần điểm du lịch này
nên cũng thuận tiện cho du khách tham quan.

Nhìn chung thu nhập của người dân thị trấn tương đối ổn định bởi có khí
hậu trong lành nên du khách ở lại qua đêm nhiều, bởi thế mức thu nhập của
một hộ gia đình 7-8 triệu hàng tháng. Với những người trồng rau su su thì
gia đình họ chỉ binhg ổn mức lương 3-4 triệu, ngoài ra hàng tháng vào ngày
hè nóng, khách tới nghỉ mát nhiều thì có thêm thu nhập khoảng 5-6 triệu còn
dịch vụ ăn uống và nhà nghỉ thì được 10-15 triệu hàng tháng.
2. Môi trường

Hiện nay, vấn đề vệ sinh môi trường ở Tam Đảo đang được nhiều du khách
phản ánh bởi vệ sinh ở nhà nghỉ không được sạch sẽ như các dịch vụ ở các
khu nghỉ mát khác.
Sự phát triển du lịch vùng đệm cũng như núi Tam Đảo vào những ngày
cuối tuần và mùa hè cho du khách từ các thành phố với số lượng ngày càng
nhiều đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc bảo vệ môi trường và đa dạng
sinh học nơi đây. Nạn vứt rác bừa bãi dọc tuyến đường lên tháp truyền hình,
xuống thác Bạc đã làm cho cảnh quan xấu đi và gây ô nhiễm môi trường.
2. Hiện trạng ở khu vực Tây Thiên
a. Cảnh quan
Cũng thuộc địa phận VQG Tam Đảo, Tây Thiên là nơi có số lượng di tích
rất phong phú, tính từ đền Cả (hay còn gọi là đền Trình) thuộc xã Tam Quan,
qua đền Mẫu sinh, đền Mẫu hoá rồi mới đến Đền Thõng là khu vực chính
cùng với chùa Thiên Ân và cây đa chín cội có cấu trúc tự nhiên rất đẹp tạo
một không gian dịu dàng và thơ mộng. Đây là điểm du khách dừng chân để
bắt đầu trèo đèo, lội suối lên tới đền Thượng (nơi thờ Quốc Mẫu). Đường lên
Đền Thượng (núi Thạch Bàn) chỗ thì qua suối, chỗ lại men theo suối cứ lên
dần, lên dần khoảng 3 – 4 km, đến chùa Phù Nghì, đền Cô, đền Cậu, suối
Giải Oan (suối Bát Nhã). Từ phía tả khe Giải Oan trèo lên núi đến Hồ Sen,
nước xanh biếc. Trong hồ có thứ đá lạ và có sen đỏ, hoa nở bốn mùa. Hai
bên hồ, suối từ sườn núi chảy ra. Bên trái là Suối Bạc, phát nguyên từ khe
đá đỉnh núi chảy xuống trông như tấm lụa. Bên phải gọi là suối Vàng, từ bên
phải chạy ra hợp lưu ở trước Hồ Sen, quanh co chảy xuống đổ vào làm một
với khe Giải Oan, sắc nước vàng (còn gọi là suối vàng. Rồi qua núi Rùng
Rình, rừng Trúc, động Sách Hoa, đường mòn lên núi luôn song song và đan
xen với suối, trùng điệp cây rừng tỏa bóng mát. Bên cạnh các dãy núi trùng
trùng, điệp điệp là các con suối nước chảy róc rách, trong suốt quanh năm
bên ghềnh đá. Đứng trên đỉnh núi Thạch Bàn, nhìn bao quát được cả một
vùng rộng lớn núi non liên hoàn, rừng cây thâm u rậm rạp có tiếng suối
chảy, thác reo, cảnh trí u nhã, thanh tịnh làm cho lòng người thanh khiết hơn.

Với sự kiến tạo của tự nhiên cùng với sự kiến tạo của con người qua bao thế
hệ, ngày nay Tây Thiên có một quần thể chùa chiền cấu trúc đa dạng, độc
đáo, được bố trí hài hoà với không gian hợp lý; bao gồm các chùa Thiên Ân,
Chân Tiên, Phù Nghì, Lõng Sâu, chùa Cao, chùa Đỗ, Đồng Cổ…và các Đền
Cô, Đền Cậu, Đền Mẫu sinh, Mẫu hoá…thờ Thần núi (Bà Chúa Thượng
ngàn), thờ Mẫu, thờ Thần, thờ Phật và tín ngưỡng phồn thực. Nằm trong
quần thể của Tây Thiên còn có Thiền viện Trúc Lâm mới được xây dựng tô
điểm thêm nét đẹp rực rỡ, làm cho Tây Thiên xứng đáng là “Danh thắng bậc
nhất nước ”. Như hiện trạng cảnh quan nêu trên thì ta thấy Tây Thiên có
những điểm mạnh như có di tích lịch sử đã từ lâu , là cái nôi của đất phật
nên tỷ lệ người tới đây nhận xét Tây Thiên có di tích nổi tiếng chiếm
68,57% ; cảnh quan đẹp chiếm 68,57%.

Biểu 06 : Nhận xét của du khách tới Tây Thiên
Tuyến đi từ đền Trình tới đền Thõng Tây Thiên thì du khách đánh giá là khu
vực có cảnh quan đẹp đặc biệt là điểm dừng chân tại thác Bạc và cảm giác
khi
đứng độ cao đền Trình ngắm cảnh trên cao xuống thật hùng vĩ. Để tương
xứng
với các điểm du lịch, lễ chùa khác như Yên Tử, chùa Hương thì ở đây cũng
đang
xây dựng hệ thống cáp treo. Bởi thế mà du khách tới Tây Thiên chỉ có
khoảng
8,57% người nhận xét là đi lại thuận tiện. Phần lớn đó là những người dân
trong
vùng hoặc những người từ Tuyên Quang tới du lịch. Đường đi tới các điểm
du
lịch còn đang khó khăn và xa nên du khách tới đây mỗi khi lên đền Thượng
còn
vất vả.

Tuyến đi từ đền Trình lên thiền viện trúc lâm Tây Thiên là khu vực đang
dần được phát triển và thành công đạt được đầu tiên và là điểm nhấn cảnh
quan
để lại trong lòng du khách khi tới đây là thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên.
b. Du khách
Còn ở Tây Thiên vào tháng 5 không phải mùa lễ hội nên lượng du khách
trong tháng cũng không ổn định, chủ yếu vào các ngày nghỉ trong tuần họ tới
đi lễ chùa thành phần này chủ yếu là các thấy sư chiếm 6,28% , hội những
người cao tuổi chiếm 11,4% , hay những người buôn bán chiếm 20%….họ
muốn đi lễ phật để cầu sự may mắn. Còn bộ phận cán bộ công nhân viên
chức chiếm 14,28% trong đó nhân viên văn phòng chiếm 5,71%; giáo viên
5,71% họ chủ yếu đi vào các dịp lễ hội hay đầu năm . Sinh viên, học sinh
chiếm 22,84% thường đi dã ngoại lội suối, leo lên đền Thượng, hoặc một số
sinh viên đến từ các trường đại học tới nghiên cứu về cây rừng, địa hình để
phục vụ cho nhu cầu học tập. Điều này được thể hiện ở biểu sau:
Tuyến du lịch từ đền Trình lên đền Thượng thì thành phần gồm nhiều thành
phần . Mặc dù tuyến đường đi cũng gần 7km nhưng nơi đây du khách tới
đều cảm nhận được sự linh thiêng của chùa, đền nên dù đường đi vào những
ngày khô ráo thì không trơn nhưng những ngày mưa mà vào cuối tuần , ngày
lễ thì lượng khách tới đây để đi lễ ở đền Thượng. Thành phần đi lề chùa chủ
yếu là cán bộ, thành phần tự do như buôn bán, sư đồng, … Thành phần sinh
viên, học sinh chủ yếu đi dã ngoại vào cuối tuần để tham quan, vui chơi.
Tuyến đi từ đền Trình lên thiền viện trúc lâm Tây Thiên có tuyến đường
thuận tiện cho các phương tiện đi lại mà còn mang sự linh thiêng của đất
phật và cảnh quan ở nơi đây rất đẹp nên thu hút được nhiều du khách bao
gồm nhiều thành phần khác nhau tới để tham quan, lễ chùa.
c. Dịch vụ
Tuyến đi từ đền Trình lên đền Thượng ta thấy tỷ lệ người dân địa phương
kinh doanh bằng nghề phục vụ ăn uống và bán hàng rong là chủ yếu. Dọc
các tuyến đường khi lên các điểm du lịch người dân đã xây dựng rất nhiều

cửa hàng phục vụ ăn uống và bán các đồ lưu niệm chiếm 33% trong tổng số
các loại hình dịch vụ. Khu vực ở Tây Thiên do địa hình lên đền Thượng
cũng khá xa nên nhiều người tới du lịch hay đi lễ thường nhờ người dân
gánh thuê, bởi thế để kiếm thêm thu nhập người dân tỷ lệ người làm công
việc này chiếm 18%.Hiện nay ở Tây Thiên đang dần dần được chỉnh sửa và
xât dựng các loại hình du lịch nên hệ thống nhà nghỉ đang dần dần xây
dựng, chủ yếu do tư nhân quản lý. Một phần cũng do Tây Thiên còn ít điểm
du lịch sinh thái và điểu kiện không được mát mẻ như thị trấn nên số lượng
nghỉ qua đêm ở đây ít,một phần do người dân còn phát triển chậm chưa đủ
điều kiện để xây dựng nhà nghỉ nên tỷ lệ người kinh doanh phòng trọ chỉ
chiếm 13% trong tổng số các loại hình dịch vụ.
Tuyến đi từ đền Trình lên thiền viện trúc lâm Tây Thiên thì dọc tuyến
đường không có các của hàng lưu niệm hay ăn uống. Nhưng khi du khách
lên thiền viện thì có thể được ở lại học đạo, ngồi thiền tại nhà chùa và ăn bữa
cơm tránh niệm cùng các thầy trong chùa với những món cơm chay dễ ăn.
Theo số liệu chúng tôi điều tra năm 2011 trên địa bàn Tây Thiên có rất
nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ bao gồm phục vụ ãn uống, dịch vụ vận
chuyển hàng hóa, bán ðồ hàng rong, dịch vụ ãn uống và một số loại hình
kinh doanh dịch vụ khác.
Với những loại hình kinh doanh thì một hộ gia đình ở Tây Thiên thu nhập
hàng tháng với mức lương là 3-4 triệu hàng tháng với những người chuyên
trồng rau su su hoặc buôn bán nhỏ lẻ. Bên cạnh đó còn có một số hộ gia đình
chuyên buôn bán nhiều loại mặt hàng trong mùa lễ hội thu nhập có thể là 7-8
triệu, đặc biệt các mùa lễ hội này nhu cầu khách du lịch ở lại nhiều nên thu
nhập các hộ gia đình kinh doanh nhà nghỉ thì thu nhập 8-10 triệu hàng tháng
bởi họ còn phục vụ bán hàng lưu niệm, hàng ăn uống.
2. Môi trường
Dọc tuyến đường từ đền Trình lên đền Thượng thì hiện tượng du khách và
người dân kinh doanh vẫn còn vứt rác lộn xộn. Song các tuyến đường lá cây
rụng được các thầy sư quan tâm quét dọn.

Tuyến đi từ đền Trình lên thiền viện trúc lâm thì vệ sinh tương đối sạch sẽ.
Hàng ngày được du khách, các thầy sư quét dọn sach sẽ nên rất tạo ấn tượng
cho du khách khi tới điểm du lịch này.
VI: Những mặt hạn chế
1.Bộ máy quản lý
Ban quản lý khu du lịch Tam Đảo được giao chức năng quản lý và tổ chức
hoạt động du lịch khu vực Tam Đảo, trong khi Ban Quản lý Vườn
Quốc gia Tam Đảo cũng có chức năng quản lý hoạt động du lịch trong
phạm vi Vườn Quốc gia. Sự chồng chéo trong chức năng sẽ hạn chế
hiệu quả quản lý hoạt động du lịch, đặc biệt trong bối cảnh các ban
quản lý không thể có được tính chuyên nghiệp cao của một doanh
nghiệp du lịch, đặc biệt du lịch lữ hành trong phát triển sản phẩm du
lịch, nhất là sản phẩm du lịch đặc thù; trong tuyên truyền quảng bá
các sản phẩm du lịch; trong hướng dẫn và điều hành du lịch; trong
quan hệ để tạo nguồn khách đến với Tam Đảo; v.v. Hơn thế nữa, với
phương thức quản lý như hiện nay, hoạt động quản lý của các ban
quản lý đối với tác động của du lịch đến các giá trị tự nhiên, văn hóa
sẽ kém hiệu quả và điều này sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu bảo tồn và
phát triển bền vững của chính hoạt động du lịch ở khu vực này.
2. Cảnh quan
a. Tuyến du lịch lên thị trấn Tam Đảo
- Tuyến du lịch thị trấn Tam Đảo lên tháp truyền hình . Tuyến đường lên
tháp khá thuận lợi. Du khách sẽ trèo lên đỉnh qua các bậc thang xuyên
qua tán rừng rậm rạp, mát mẻ. Tuy nhiên sẽ có một chút thất vọng khi
một người sau khi trèo lên đỉnh ngọn núi và phát hiện ra không được
phép đi xa hơn do sự nhạy cảm của truyền hình và điểm du lịch chỉ
giới hạn tới đó.
- Tuyến từ thị trấn Tam Đảo xuống thác Bạc
Thác Bạc chưa được tôn tại lại, và diện tích thu hẹp, chưa có lan can chắn
giới hạn xung quanh điểm dưới thác nước chảy du khách là các em

học sinh tới chơi dễ bị trượt ngã lăn xuống sườn núi sâu thẳm, đặc biệt
vào những ngày mưa.
. Ở khu du lịch Tam Đảo hiện nay đã bị biến dạng bởi việc xây dựng các
công trình như nhà biệt thự, nhà hàng …chưa theo một quy hoạch du
lịch làm ảnh hưởng đến toàn cảnh quan của khu du lịch.
b. Tuyến ở khu vực Tây Thiên
- Tuyến du lịch từ đền Trình lên thác Bạc có các biển báo nhưng hàng bán
đồ lưu niệm, quán ăn xây dựng chiếm hết đường che kín cả biển, nên
đôi khi du khách đi qua mệt mỏi mà không biết có điểm dựng chân du
lịch lý tưởng. Đường đi xuống thác còn sơ sài, chưa có điểm nhấn để
thu hút du khách .
- Tuyến du lịch từ đền Thõng lên suối giải oan cũng chưa có biển báo và
hiện tượng môi trường chưa được giữ gìn, nhiều quán nước xây dựng
làm ảnh hưởng tới cảnh quan Tuyến đường lên đền Thượng xa,
đường đi vào những ngày khô ráo thì thuận tiện nhưng những ngày
mưa dốc cao, đường trơn du khách dễ bị ngã.
Hiện tượng người dân vì mục đích cá nhân mà mở cửa hàng chiếm nhiều
diện tích đất của khu du lịch . Hệ thống cửa hàng dịch vụ ăn uống
không có quy mô lấn chiếm hết đường đi lên các điểm du lịch cụ thể
là đường lên đền Thượng ở Tây Thiên. Bởi thế mà việc thu gom rác ,
don dẹp vệ sinh ban quản lý không thể kiểm soát hết nơi đây.
- Tuyến du lịch lên thiền viện cũng chưa có điểm chỉ dẫn cho du khách .
3. Dịch vụ
a. Tuyến du lịch lên thị trấn Tam Đảo
Hoạt động vui chơi giải trí ít, chủ yếu do thiên nhiên tạo hóa có sẵn mà
chưa được xây dựng thêm các hoạt động giải trí như công viên nhỏ
cho trẻ em, khu ngồi ngồi nghỉ mát ngắm cảnh từ trên cao
b. Tuyến du lịch ở Tây Thiên
Dịch vụ bán hàng rong của người dân địa phương không có quy mô quản
lý nên hiện tượng lôi kéo khách hàng mua đồ là một hiện tượng gây

khó chịu cho du khách .
V : ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO : “Du lịch bền vững là việc phát
triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của
khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc
bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động
du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các
nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm
mỹ của con ngýời trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn
hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ
thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người. Như vậy huyện Tam Đảo
nói chung và thị trấn Tam Đảo cũng như Tây Thiên nói riêng để phát
triển bền vững tương xứng với các khu du lịch trong Hà Nội cũng như
các tuyến du lịch trên đất nước Việt Nam thì huyện Tam Đảo cần phải
cải thiện các vấn đề sau :
1.Vấn đề nhận thức về phát triển du lịch bền vững
Nói thì dễ tuy nhiên để nhận thức được đầy tầm quan trọng những nguyên
tắc cần tuân thủ đối với phát triển du lịch bền vững thì không dễ. Và
nhận thức này cần được bắt đầu từ các cấp quản lý ở địa phương Vĩnh
Phúc đến các đối tác tham gia họat động du lịch ở khu vực Tam Đảo.
Huyện Tam Đảo cần xác định du lịch là ngành cần trú trọng đầu tư .
Bởi thế từ các cấp quản lý cần :
+Tập trung mọi nguồn lực, phát huy hiệu quả và hợp lý tiềm năng lợi thế;
khắc phục khó khăn, tận dụng cơ hội đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng
kinh tế, chuyển dịch theo hướng: du lịch là mũi nhọn, phát triển nông
nghiệp và kinh tế nông thôn là nền tảng, quan tâm đầu tư phát triển
các lĩnh vực CN-TTCN-XDCB, tạo động lực để phát triển kinh tế, đi
đôi với nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững
an ninh chính trị, TTATXH và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh
từ huyện xuống cơ sở.

+ Để trở thành huyện du lịch trọng điểm của tỉnh và khu vực, rất cần Tỉnh
tạo cơ chế riêng để Tam Đảo phát huy tiềm năng vốn có của mình, từ đó bứt
phát vượt lên so với các huyện, thành, thị trong tỉnh. Tam Đảo cần sự phân
cấp mạnh mẽ hơn nữa, nhất là trách nhiệm trong quản lý kinh tế, từ đó góp
phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành, hoạt động của chính quyền từ
huyện xuống cơ sở. Một trong vấn đề hiện nay rất được xã hội quan tâm đó
là đảm bảo an sinh xã hội. Với Tam Đảo, một huyện còn nhiều khó khăn, thu
nhập và đời sống nhân dân còn nghèo. Do vậy, để giải quyết những vấn đề
này bằng khả năng và nội lực là chưa đủ, đòi hỏi cần sự quan tâm nhiều hơn
nữa của cấp trên, ưu tiên với huyện miện núi còn nhiều khó khăn để Tam
Đảo có đủ điều kiện bứt phá, thực hiện thắng lợi nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần
thứ XV đã đề ra, đưa Tam Đảo trở thành địa điểm hấp dẫn du khách.
+ Về mô hình tổ chức quản lý hoạt động phát triển du lịch ở khu vực Tam
Đảo, cần xem xét phương án cho thuê môi trường rừng đối với các
công ty du lịch thuộc các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển du
lịch. Điều này hoàn toàn phù hợp với tinh thần Khoản 2, Điều 22,
Quyết định 186/226/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng, theo đó Chủ rừng
được tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái, cho thuê môi
trường rừng hoặc sử dụng quyền sử dụng đất và giá trị kinh tế của tài
nguyên đa dạng sinh học và cảnh quan rừng để liên doanh, liên kết với
các chủ đầu tư khác, các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh du lịch
sinh thái tại khu rừng đặc dụng. Nhiều nước trên thế giới, trong đó có
các nước trong khu vực như Malaysia, Thailan, v.v. đã thực hiện rất
thành công mô hình này.
+ Cần xác định Tây Thiên, thị trấn Tam Đảo là hai khu vực có nhiềm tiềm
năng để phát triển du lịch nhất từ đó đầu tư , xây dựng và thu hút các
nhà đầu tư khác tới xây dựng các loại hình du lịch khác nhau. Ở thị
trấn nên phát huy du lịch sinh thái còn ở Tây Thiên phát huy loại hình
du lịch tâm linh

2. Vấn đề về sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch:
Cùng với việc nghiên cứu các loại tài nguyên trên thì ta cũng có những biện
pháp bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên quí giá này. Hiện nay
nhiều người dân vì lợi ích trước mắt đã khai thác rừng bừa bãi, săn bắt
động vật rưng quí hiếm. Bởi thế ta cần có những biện pháp với người
dân huyện Tam Đảo cụ thể là hai khu vực phát triển du lịch trọng
điểm là Tây Thiên và thị trấn Tam Đảo:
+ Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về tầm quan
trọng trong việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên quý giá.
+ Thường xuyên nâng cao trình độ năng lực công tác quản lý cũng cho các
cán bộ để giữ gìn và bảo vệ các khu vực .
+ Thắt chặt các quy định về khai thác và buôn bán các loài động thực vật
quý hiếm.Trong tổng thể Nền do sự khai thác quá bừa bãi tận dụng
triệt để nguồn tài nguyên đã phá vỡ hành lang làm thay đổi các
đám .Mối liên hệ giữa các đám dần bị phá vỡ ,hình thành cảnh quan
đảo nhỏ tạo thành tuyến chạy dài hàng chục kilômet như một bức
tường thành. Do đó ,tài nguyên thiên nhiên lúc này không phải là tài
nguyên nhưng nó sẽ trở thành tài nguyên khi con người nhận thấy và
có quan niệm về nó đầy đủ cũng như các điều kiện khác cho phép khai
thác chúng.
+ Với Tam Đảo, Tây Thiên ,là khu vực còn nhiều khó khăn, thu nhập và
đời sống nhân dân còn nghèo. Do vậy, để giải quyết những vấn đề này
bằng khả năng và nội lực là chưa đủ, đòi hỏi cần sự quan tâm nhiều
hơn nữa của cấp trên, ưu tiên với huyện miện núi còn nhiều khó khăn
để Tam Đảo có đủ điều kiện bứt phá, thực hiện thắng lợi nghị quyết
Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã đề ra, đưa Tam Đảo trở thành địa điểm
hấp dẫn du khách.
3.Vấn đề bảo vệ môi trường
Cần có những thùng rác ở các điểm du lịch và nêu cao tinh thần tự giác
của người dân địa phương cũng như du khách. Để đạt được điểu này

cần có những biển báo để người dân ý thức hơn. Các khu dịch vụ
nghỉ dưỡng cần có hệ thống vệ sinh sạch sẽ, thu gom rác hàng ngày để
không gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt hệ thống song suối ở Tây
Thiên và Tam Đảo cần có biển báo để du khách ý thức làm xấu đi vẻ
đẹp của cảnh quan.
Đối với các nhà nghỉ ở Tây Thiên cũng như thị trấn Tam Đảo ban quản lý
cần thường xuyên kiểm tra dịch vụ phòng ở của các khu này để mọi
trang thiết sạch sẽ để lại ấn tượng trong long du khách.
4.Vấn đề bảo tồn
Để khu danh thắng Tây Thiên thật sự là điểm đến lý tưởng của du khách
thập phương, các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp ủy, chính quyền sở
tại cần quan tâm tới việc bảo tồn các công trình có giá trị văn hóa, các
giá trị văn hóa phi vật thể mang tính đặc trưng của vùng phục vụ cho
lễ hội Tây Thiên
Ở Tây Thiên tuyến du lịch từ đền Trình lên đền Thõng cần xây dựng hệ
thống cáp treo từ thị trấn Tam Đảo sang đỉnh Rùng Rình. Tuyến đi
thiền viện trúc lâm Tây Thiên cần xây dựng lại hệ thống nhà gửi xe để
không cản trở giao thông và làm ảnh hưởng tới môi trường cảnh quan
chốn linh thiêng này.

Ở thị trấn Tam Đảo tuyến du lịch từ thị trấn lên tháp truyền hình cần mở
rộng thêm các loại hình du lịch khác để thu hút khách du lịch leo lên tháp
truyền hình ngắm được toàn cảnh vẻ đẹp của đất sương mù. Có thể sử dụng
làm đường về cho tuyến đi đỉnh Rùng Rình. Điều này sẽ làm giảm bớt đi sự
hụt hẫng của du khách khi leo lên đỉnh tháp truyền hình mệt mỏi mà chỉ
được ngắm quang cảnh từ trên cao rồi xuống.
Ở các điểm du lịch Tây Thiên, thị trấn Tam Đảo cần có các biển báo,, chỉ
dẫn vị trí mà du khách đang tới. Thành lập hướng dẫn viên du lịch để
quảng bá, giới thiệu cho du khách các khu di tích lịch sử, các danh
lam thắng cảnh. Ở ngay trung tâm thị trấn Tam Đảo cần có bản đồ để

giới thiệu điểm du lịch mà du khách tới.
VI: Kết luận, tồn taị, kiến nghị.
1. Kết luận
Sau một tuần thực tập ở huyện Tam Đảo cụ thể là khu di tích lịch sử Tây
thiên thuộc xã Đại Đình và thị trấn Tam Đảo em không chỉ có một
chuyến tham quan khu du lịch Tam Đảo mà quan trọng hơn cả là giúp
em học tập và tích lũy được nhiều kiến thức về sự cảm nhận và đánh
giá khi đứng trước cảnh quan. Cụ thể là thu được những kết quả như
sau:
- Tìm hiểu, đánh giá hiện trạng hai khu vực là thị trấn Tam Đảo và khu di
tích Tây Thiên
- Đánh giá được tiềm năng phát triển của hai khu vực từ điều kiện tự nhiên,
kinh tế -xã hội
- Đưa ra những ý kiến góp phần vào sự phát triển bền vững của khu du lịch -
mảnh đất mà thiên nhiên đã ban tặng cho khí hậu mát mẻ, nơi ghi lại
dấu ấn lịch sử bao đời nay. Hoạt động phát triển du lịch Tam Đảo đã,
đang và sẽ đứng trước một thách thức không nhỏ là sự cạnh tranh thu
hút khách du lịch từ thị trường phân phối khách lớn nhất ở vùng du
lịch Bắc Bộ là thủ đô Hà Nội. Mặc dù có lợi thế về hình ảnh điểm đến
đã được khẳng định từ những năm 1904, về hạ tầng, đặc biệt là vị trí
với sân bay Nội Bài -cảng hàng không lớn nhất miền Bắc cho đến thời
điểm này, tuy nhiên du lịch Tam Đảo đang và sẽ phải đối đầu với một
thực tế là luồng khách du lịch từ Hà Nội đến khu vực này đang bị chia
sẻ bởi sức hút của các điểm đến khác quanh Hà Nội như Ba Vì (Hà
Nội), Tam Cốc - Bích Động, Tràng An, VQG Cúc Phương và khu bảo
tồn đất ngập nước Vân Long (Ninh Bình), VQG Xuân Thủy (Nam
Định), v.v. Đây là vấn đề cần được đặt ra nghiên cứu để có được
những giải pháp thích hợp, đặc biệt là phát triển sản phẩm du lịch đặc
thù nhằm tăng cường tính cạnh tranh, góp phần đảm bảo sự phát triển
du lịch bền vững của Tam Đảo.

2. Tồn tại
-Do điều kiện thời gian nghiên cứu hạn chế nên việc điểu tra chỉ được một
số điểm có thể nói có tiềm năng phát triển du lịch nhất trong huyện
Tam Đảo còn một số khu vực lân cận chưa được điều tra.
- Ngày điều tra không phải vào mùa lễ hội , cũng không phải ngày cuối
tuâng nên số liệu thu nhập chỉ là tương đối
- Do nhận thức còn nhiều hạn chế, chưa định hướng và chủ động được công
việc tốt
3. Khuyến nghị
- Nên có thời gian nghiên cứu dài hơn để điều tra trên được chi tiết và quy
mô rộng hơn.
- Thường xuyên quan tâm tới đội ngũ cán bộ cũng như các nhà kinh doanh
có liên đến việc sử dụng và phát triển du lịch.
- Đây là khu vực có tiềm năng phát triển du lịch, là một điểm du lịch hấp
dẫn nên cần được chú trọng bảo tồn và phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bài giảng sinh thái cảnh quan của thầy giáo :Ngô Quang Hưng trường ĐH
Lâm Nghiệp Việt Nam.
Trang web : Baomoi.com
Trang web : Baovinhphuc.vn


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×