ĐẠI CƯƠNG VỀ
CHĂN NUÔI
Phần lớn đời sống hoặc một phần đời của gia súc là ở trong chuồng. Vì
vậy chuồng nuôi có ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe gia súc.
Nếu chuồng trại xây dựng hợp lý, đúng hướng, đúng kiểu, cộng với việc
chăm sóc quản lý và vệ sinh phòng bệnh tốt thì có ảnh hưởng rất tốt cho quá
trình sinh trưởng, phát dục, nâng cao năng suất chăn nuôi.
Yêu cầu chính của một chuồng chăn nuôi
Do chuồng trại đóng nhiều vai trò quan trọng nên việc thiết kế và xây dựng
chuồng trại phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:
1. Tạo được điều kiện vi khí hậu tốt cho vật nuôi và con người.
2. Thuận tiện cho việc lao động và quản lý của người chăn nuôi.
3. Chi phí xây dựng thấp.
4. Sử dụng lâu dài.
5. Có hệ thống cung cấp phục vụ điện, nước.
6. Hệ thống cung cấp, dự trữ và phân phối thức ăn.
7. Thuận lợi giao thông.
8. Có hệ thống thu gom và xử lý chất thải.
9. Thuận tiện cho việc mở rộng hoặc kết hợp với các mô hình sản
xuất nông nghiệp khác.
10. Có cảnh quan vệ sinh và đẹp.
Phương pháp nghiên cứu xây dựng chuồng trại
Chăn nuôi càng tiến bộ thì vai trò của chuồng trại càng quan trọng và đòi
hỏi phải được nghiên cứu nghiêm túc và chuyên sâu. Sau đây là một số
hướng chủ yếu và phương pháp nghiên cứu cho các hướng chuyên biệt này.
1 Tác động của các yếu tố vi khí hậu đến sinh lý, sinh trưởng và sinh
sản của vật nuôi:
Để tạo các điều kiện môi trường thích hợp cho vật nuôi, người ta
phải nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sinh lý,
sinh trưởng và sinh sản của vật môi.
Các yếu tố môi trường hiện diện đồng thời và không tác động
riêng lẻ mà có các ảnh hưởng hỗ tương trên quá trình sống của vật
nuôi. Đây là phạm vi khá rộng lớn cần nghiên cứu ở Việt Nam, mà
hiện nay chúng ta có rất ít số liệu về các vấn đề này.
2 Vật liệu làm chuồng và hiệu quả kinh tế của chuồng nuôi:
Việt Nam là một nước có khá nhiều loại vật liệu dùng làm chuồng
nuôi.
Mỗi loại vật liệu hay một kiểu phối hợp vật liệu xây dựng sẽ cho
một chuồng nuôi có giá trị xây dựng, độ bền và thời gian sử dụng
khác nhau. Như thế sẽ ảnh hưởng đến năng suất vật nuôi, năng
suất lao động và giá thành sản phẩm.
Việc xác định một công thức vật liệu, một mô hình chuồng nuôi
tối hão là điều vô cùng quan trọng trong phát triển chăn nuôi.
3 Kích thước chuồng nuôi và năng suất vật nuôi.
Mỗi loại vật nuôi có một nhu cầu nhất định về không gian để sống
và tạo nên sản phẩm. Chuồng nuôi quá rộng sẽ làm tăng chi phí
khấu hao chuồng trại, chuồng nuôi quá hẹp sẽ gây khó khăn trong
sinh hoạt của vật nuôi và làm giảm năng suất.
Việc xác định kích thước chuồng nuôi cho từng loại vật nuôi là
một vấn đề cần thiết để tối ưu hóa lợi tức của người chăn nuôi.
Hiện nay các nước chăn nuôi tiên tiến đã có khá nhiều nghiên cứu
về vấn đề này. Tuy nhiên kích thước chuồng nuôi tùy thuộc khá
nhiều yếu tố như loài, giống, loại vật nuôi, điều kiện môi trường,
vật liệu xây dựng và ngay cả cách bố trí dãy chuồng trong trại hay
các ô chuồng trong một dãy chuồng nuôi.
4 hiệu quả của các công nghệ chăn nuôi:
Chăn nuôi càng phát triển, tính chuyên môn hóa càng cao và hình thành các
công nghệ chăn nuôi khác nhau: năm 5 trước đây khái niệm công nghệ
chăn nuôi còn xa lạ đối với người chăn nuôi Việt Nam. Từ năm 1995, một
số công ty kinh doanh chăn nuôi nước ngoài đã nhập một số công nghệ
chăn nuôi heo và gà với qui mô nhỏ vào Việt Nam và từ đó người chăn
nuôi quen dần với khái niệm này mổi công nghệ chăn nuôi có một giá trị
xây dựng khác nhau và cho hiệu quả hoàn toàn khác nhau.
Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề này rất cần thiết, tuy nhiên sự hiểu biết về
công nghệ chăn nuôi của chúng ta còn hạn chế và phần lớn cán bộ kỹ thuật
của Việt Nam chưa có khả năng thiết kế các công nghệ mang tính đồng bộ
cao. Do đó, việc nghiên cứu là khó khăn nhưng vô cùng cần thiết.
5 Tác động môi trường của các chất thải từ chuồng nuôi và phương
pháp xử lý chất thải:
Từ lâu, phần lớn các chuồng nuôi gia súc gia cầm của Việt Nam
đều không chú ý đến vấn đề ô nhiễm môi trường.
Trước đây, mật độ dân cư thấp và qui mô cũng như số lượng chăn
nuôi không cao nên các chất thải từ chuồng nuôi không gây ô
nhiễm nghiêm trọng và phần lớn được phân hủy tự nhiên.
Ngày nay, mật độ dân cư đông, chăn nuôi phát triển cả về số
lượng và qui mô đàn nên đã gây nên nhiều ô nhiễm nghiêm trọng.
Nghiên cứu để tìm phương pháp khả thi trong việc xử lý chất thải
từ chuồng nuôi đã được nhà nước và nhiều tổ chức trên thế giới hỗ
trợ nhưng vẫn chưa mang lại kết quả khả thi (dễ áp dụng và giá
thành thấp). Việc nghiên cứu xử lý chất thải chuồng nuôi vẫn còn
phải tiếp tục.
Những nguyên tắc chủ yếu khi xây dựng chuồng trại
1 Chuồng phải phù hợp với chức năng sinh lý, sản xuất:
Heo con: vỏ đại não chưa phát triển, nó điều tiết thân nhiệt kém,
phản ứng với ngoại cảnh kém. Sau khi đẻ 30 phút thì thân nhiệt
heo con thấp 5 - 6oc sau đó mới ổn định dần, thời gian phục hồi
ngắn hay dài tùy nhiệt độ bên ngoài. Nếu nhiệt độ bên ngoài lạnh,
thay đổi bất thường thì làm cho khả năng phục hồi của heo con
kém (heo con suy yếu rồi bị tiêu chảy). Lớp mở dưới da heo con
chưa hình thành nên chịu lạnh và giữ thân nhiệt kém, heo con dễ
bị mắc bệnh tiêu chảy.
Trái lại chuồng heo đực giống thì cần phải rộng rãi và thoáng mát
(đặc biệt heo nọc cần nhiệt độ mát hơn).
Do đó nguyên tắc xây dựng chuồng trại chăn nuôi là phải phù hợp với điều
kiện sinh lý gia súc gia cầm.
2 Chuồng phải đảm bảo vệ sinh phòng bệnh:
A. Trại phải có rào, cổng: để kiểm soát sự ra vào, có hố sát trùng
ngay cổng cho xe và người vào trại.
Đối với trại có nhập và xuất gia súc thường xuyên thì cổng nhập và xuất
khác nhau và không cùng chung tuyến đường.
B. Cách ly hai khu chăn nuôi và phục vụ:
Khu chăn nuôi trực tiếp: gồm các loại chuồng nuôi gia súc, nên ở
khu xa trục lộ giao thông và yên tĩnh.
Khu phục vụ gián tiếp: văn phòng, nhà kho, nhà thức ăn gần
đường giao thông hơn và khu phục vụ phải ở trên gió.Giữa hai khu
này phải có rào, hố sát trùng ngay trước cổng vào chuồng, ở một
số nước còn có nơi rữa tay, thay y phục.
Phải có chuồng “tân đáo”: tức là nơi nhốt gia súc mới đưa vào trại
và chuồng trị bịnh gia súc ốm, chuồng này tách xa khu chăn nuôi
tối thiểu là 50 m.
C. Trong khu vực chăn nuôi cũng có thể tách riêng từng khu, các
khu phải cách xa nhau.
Ví dụ: đối với trại hco thì các khu cách nhau tối thiểu là 20m. Dãy chuồng
heo này cách dãy chuồng heo kia (phía trước và sau) là 10 m (gấp 2,5 - 3
lần chiều cao của chuồng) để đảm bảo thoáng mát, để các chuồng không
chắn gió lẫn nhau.
Những cống rãnh phải chảy về nhà chế biến phân với độ dốc là 30
3 Chuồng trại phải tận dụng được nguồn phân bón:
Phân gia súc là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, gia
tăng độ phì nhiêu của đất, đồng thời gia tăng hiệu quả của phân
hữu cơ. Do đó chuồng trại cần phải thiết kế sao cho tận dụng được
nguồn phân gia súc, gia cầm thải ra.
Phân gia cầm có thành phần dưỡng chất cao nhất.
Ngoài ra, nếu để phân rơi vãi sẽ là nguồn gây ô nhiễm: làm bẩn
thức ăn, nước uống, gieo rắc mầm bệnh.
4 Chuồng trại hợp lý sẽ góp phần tăng năng suất lao động, nâng
cao hiệu suất chăn nuôi:
Liên quan đến việc bố trí trại chăn nuôi để:
Giảm thời gian di chuyển đi lại, đồng thời vẫn đảm bảo về mặt vệ
sinh phòng bệnh: thiết kế đường đi trong trại, cửa ra vào chuồng
hợp lý.
Khu vực nào cần có sự đi lại thường xuyên thì gần nhà ở: nhà vắt
sữa, xưởng sửa chữa
Văn phòng ở nơi cao ráo, có thể quan sát các cơ sở khác và gần
đường giao thông.
5 Chuồng trại cần đảm bảo bền vững, đơn giản, rẻ tiền:
Vốn xây dựng chuồng trại rất lớn do đó cần nghiên cứu đầu tư để
nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh.
Sử dụng nguyên liệu địa phương.
Chọn vật tư xây dựng chuồng cần chú ý: có sức dẫn nhiệt thấp, dễ
sát trùng và bền vững khá
Chọn địa điểm lập trại chăn nuôi
Để thiết lập một trại chăn nuôi công việc đầu tiên là chọn địa điểm, sau đó
bố trí cơ sở trong trại (qui hoạch tổng thể) tiếp đến thiết kế từng phần trong
trại.
1 Địa điểm:
a. Đặc tính vệ sinh của đất:
Địa điểm xây dựng trại ở nơi đất khô, không lầy lội, ẩm thấp, không bị
nhiễm bẩn về mặt hóa học, vi sinh vật học
b. nguồn nước:
Nguồn nước phải có sẵn quanh năm, rẻ tiền và dồi dào.
Nếu có nguồn điện, máy bơm tự động thì có thể chọn địa điểm hơi
xa nguồn nước, với điều kiện chi phí xây dựng rẽ hơn.
c. Địa hình:
Địa hình phải cao ráo bằng phẳng không có dốc đứng. Địa điểm xây dựng
trại phải thấp hơn khu nhà ở nếu địa hình không bằng phẳng. Diện tích xây
dựng trại phải đủ rộng để có thể phát triển trại trong tương lai.
d. Sự thoát nước:
Nước từ trong trại phải chảy ra ngoài phải dễ dàng. Do đó đất phải xốp, mặt
đất hơi dốc ra xa để sự thoát nước có hiệu quả và đảm bảo sức khỏe của gia
súc.
e. Yên tĩnh và cách ly:
Địa điểm lập trại phải cách xa các nguồn lây bệnh (chợ, các ổ rác,
các ổ dịch cũ, chỗ đông người).
Tránh lập trại ở những nơi có tiếng động thất thường.
f. Đủ ánh sáng mặt trời và chắn gió:
Nên chọn những địa điểm có thể nhận đầy đủ ánh sáng ban mai và ít ánh
sáng buổi chiều, không bị gió thổi thường xuyên vào trại. Nếu có cây xung
quanh thì rất tốt vì cây chắn gió và che bóng mát.
2. Những điều cần lưu ý khi xây chuồng:
a. Địa hình:
Địa điểm:
Đường đến trại có thể hoạt động quanh năm, nhưng không sát trục
giao thông.
Địa thế phải thấp hơn nhà ở, mực nước ngầm phải thấp hơn chỗ
thấp nhất của nền chuồng.
Theo hướng gió chính: phải dưới khu nhà ở và trên nhà chứa phân.
Không quá xa thị trường tiêu thụ sản phẩm để giảm chi phí chuyên
chở vàø hao hụt, nếu được giá công nhân rẽ thì tốt.
Khoảng cách đối với các cơ sở khác:
Cách đường giao thông 50m, để gia súc được yên tĩnh và không
nhiễm bụi . . .
Mật độ nuôi vừa phải.
Ví dụ: 10 trâu bò hoặc 60 heo có thể cách nhà ở 50 m, nhưng nếu nuôi
nhiều: hơn 20 trâu bò hoặc hơn 100 heo thì cách nhà 100m.
Nhà chứa và ủ phân cách chuồng nuôi 50m.
Nếu diện tích khu xây dựng quá hẹp thì có thể giảm khoảng cách
xuống từ 30%-50%
Hướng của chuồng:
Mặt chính của chuồng phải tránh hướng gió lạnh hoặc hướng gió chính, có
thể nhận ánh sáng mặt trời ban mai và giảm ánh sáng buổi chiều.
Tuy nhiên việc chọn hướng chuồng cũng tùy theo vùng.
Ví dụ:
Miền bắc: chuồng quay hướng Đông Nam (Nam) để chuồng sáng sủa, tránh
nắng Tây gay gắt và gió bấc rất lạnh. ĐBSCL: theo hướng Đông Tây (trục
chính).
Khoảng cách giữa các chuồng:
Trong khu vực chăn nuôi có thể xây dựng nhiều chuồng song song nhưng
mỗi dãy không quá 4 chuồng, khoảng cách giữa dãy chuồng này và dãy
chuồng kia là 10m, để chuồng trước không cho khuất ánh sáng của chuồng
sau.
Xung quanh trại nên trồng cây chắn gió và để thoáng mát.
Thiết kế chuồng phải tạo sự thoáng khí:
Nhằm mục đích đẩy hơi nước thừa và làm giảm ẩm độ trong chuồng, giảm
bớt mùi hôi trong chuồng. Muốn vậy phải xây chuồng mái kép, có khoảng
trống, vách ngăn chuồng nên có lỗ hở.
Vật liệu:
Nên sử dụng vật liệu có sức dẫn nhiệt thấp, không hút khí ẩm, bền chắt và
rẻ tiền.
Diện tích:
Thường dựa vào kinh nghiệm, đôi khi cũng có kích cỡ trước. Ví dụ theo
tiêu chuẩn của Ấn Độ:
Loài gia súc Nhu cầu diện tích nền (m2)
Bò
Đực 1,2
Cái 3,5
Trâu 4
Nhỏ 1
Lớn 2
Dê cừu
Đực 3,4
Cái 1
Nhỏ 0,4
Heo
Nọc 6 - 7
Nái nuôi con 7 - 9
Nái khô, So 1,8 - 2,7
Cai sữa, thịt 0,9 - 1,8
b. Khả năng chịu lực của đất.
Hầu hết các nơi trong vùng ĐBSCL lớp đất mặt thường có cấu tạo
lỏng lẻo, không ổn định và chứa nhiều chất hữu cơ nên không
thích hợp cho việc xây dựng. Do đó, trước khi xây dựng lớp đất
mặt cần phải được lấy đi và xử lý hay thay bằng các loại vật liệu
thích hợp.
Ở một số nơi lớp đất mặt có độ dốc cao cần phải được xứ lý cao
độ trước khi xây dựng. Khả năng chịu lực của đất tùy thuộc vào
loại đất và độ ẩm của đất xây dựng.
c. khả năng thoát nước.
Thật lý tưởng khi các công trình xây dựng được thiết kế trên các vùng đất
vững chắc. Tuy nhiên, khá nhiều trường hợp do phải ưu tiên thỏa mãn các
khía cạnh khác như giao thông, cấp nước, điều kiện dịch vụ hay do không
có đất người ta buộc phải xây dựng trên những vùng đất có khả năng thoát
nước kém.
Việc ngập úng thường xuyên hay có thời gian sẽ làm kết cấu của nền móng
bị suy yếu và gây thiệt hại rất lớn cho tuổi thọ của công trình. Do vậy việc
thoát nước là vô cùng cần thiết và quan trọng.
ĐBSCL các biện pháp chống ngập úng cho các vùng đất xây dựng thông
thường nhất là: đê ngăn, nâng cao nền, làm mương và bơm tiêu.
Kế hoạch sản xuất thịt heo
1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Nhằm giới thiệu một phương pháp căn bản làm kế hoạch sản xuất ở một trại
heo thịt. Với phương pháp chu chuyển đàn heo thịt này chúng ta dựa vào
các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật từ đó lập được kế hoạch sản xuất đàn heo thịt ở
trại.
2. PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT ĐÀN HEO
THỊT:
a. Bảng chu chuyển đàn heo thịt :
Giả sử đây là một trại chuyên sản xuất heo thịt, heo con được mua về từ
một trại heo giống khác. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như sau:
Trọng lượng ban đầu của heo con là 15 kg/con.
Nuôi 4 tháng đạt trọng lượng là 100 kg/con.
Tỷ lệ chết là 2% ở tháng nuôi thứ 1.
b. Phương pháp tính lượng thức ăn toàn năm :
A. Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của heo từng giai đoạn, ta có lượng thức ăn
của các hạng heo như sau:
Trọng lượng heo (kg)
Khối lượng thức ăn
hỗn hợp
15-30
31-50
51-70
71-100
1
1.5
2
3
B. Phương pháp tính:
Dựa vào khối lượng ăn của từng hạng heo có trong tháng x số lượng ăn
trong ngày.
Ví dụ :
Tháng thứ 1 : Số lượng heo 1.000 con mức ăn heo ở tháng thứ 1 (15 - 30) là
1 kg/con/ngày.
Vậy số lượng thức ăn cần có trong tháng thứ 1 là : 1.000 x 1 x 30 = 30.000
kg thức ăn.
Từ đây ta có thể tính được tiền thức ăn mà trại sử dụng trong tháng nếu biết
được tiền 1 kg thức ăn hỗn hợp, ví dụ giá 1 kg thức ăn hỗn hợp là a (đ) /kg
thức ăn.
Thì số tiền cần phải có để mua thức ăn trong tháng 1 là : 30.000 kg x a (đ) =
Qua ví dụ trên ta có thể tính ra được tổng lượng thức ăn toàn năm mà trại
cần sử dụng mà ta có kế hoạch dự trữ, hoặc đặt hàng của một xí nghiệp thức
ăn nào đó, nhằm phát huy tối đa đồng vốn mà trại có hoặc vay vốn của ngân
hàng.
3. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Chi phí sản xuất độc lập với đầu heo = Ðịnh phí (chi phí cố định).
Bao gồm tiền lương cán bộ, quản lý xí nghiệp, chuồng trại, khấu hao
chuồng trại, tiền lãi ngân hàng
Chi phí phụ thuộc vào đầu heo :
Bao gồm thức ăn, thuốc thú y, tiền con giống, điện nước, các dụng cụ chăn
nuôi.
Kế hoạch sản xuất đàn heo cái sinh sản
1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp cho chúng ta nắm được phương pháp lập kế hoạch của đàn heo cái
sinh sản, từ đó biết được giá thành sản xuất ra 1 kg heo.
2. PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH CHO ĐÀN HEO CÁI SINH
SẢN:
Giả sử trại chỉ sản xuất heo con để bán, việc phủ nọc heo cái nhờ các chủ
nọc ở trại khác đến phối giống.
a. Bảng chu chuyển đàn heo cái sinh sản:
Tùy thuộc vào mỗi giống mà có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác nhau,
hiện nay các trại chăn nuôi tập trung nuôi giống Yorkshire có thể cai sữa
heo con ở một tháng tuổi. Nhưng để đơn giản và dễ hiểu chúng ta tạm thời
qui định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như sau:
Tỷ lệ đậu thai là 90%.
Heo con nuôi đến 2 tháng tuổi cai sữa (xuất bán).
Số con sinh ra 9 con/ổ.
Số con còn sống đến cai sữa là 8 con/ổ.
Ví dụ: Ban giám đốc giao cho các bạn làm kế hoạch sản xuất 100 heo cái
sinh sản với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như trên. Như vậy kỹ thuật đầu
tiên là chúng ta phải biết cách lập bảng chu chuyển đàn heo cái sinh sản
như thế nào.
Lập bảng chu chuyển đàn heo cái sinh sản:
Qua bảng trên ta thấy còn 1 cái khô chờ phối vì phối nhiều lần không đậu,
để bảo đảm về mặt hiệu quả kinh tế ta có thể loại bỏ bán thịt.
b. Phương pháp tính lượng thức ăn:
A. Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của các hạng heo, ta có lượng thức
ăn cho mỗi heo ăn/ngày như sau:
Khô chờ phối: 2 kg thức ăn hỗn hợp/con/ngày.
Chửa tháng 1,2,3,4: 2.5 kg thức ăn hỗn hợp/con/ngày.
Nuôi con tháng 1,2: ăn 5 kg thức ăn hỗn hợp/con/ngày.
Heo con theo mẹ tháng thứ 1: 200 gram/con/ngày.
Heo con theo mẹ tháng thứ 2: 400 gram/con/ngày.
B. Phương pháp tính lượng thức ăn cho trại heo cái sinh sản:
Dựa vào khối lượng thức ăn hàng ngày của các loại Heo, số Heo hiện diện
trong tháng, từ đó ta có thể tính được lượng thức ăn mà trại cần sử dụng
trong tháng, trong năm.
Sau khi có lượng thức ăn cần sử dụng trong tháng của trại và biết giá tiền
của mỗi kg thức ăn thì ta có thể biết số tiền mà ta chi phí thức ăn cho tháng
đó. Từ đó có kế hoạch vay vốn, hoặc là sử dụng tiền vốn của trại một cách
có hiệu quả.
3. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM:
Phương pháp tính cũng tương tự như là heo thịt, nhưng ở đây chúng ta cần
chú ý đến tiền phối giống, thức ăn của heo cái lúc chờ phối + chửa để tính
được giá thành 1 kg heo con sản xuất ra.
Lập kế hoạch sản xuất cho một trại heo
1. Mục Đích Yêu Cầu:
Nhằm mục đích sao cho chúng ta nắm được phương pháp căn bản làm kế
hoạch sản xuất ở một trại heo. Dựa vào bài số 1 và 2 chúng ta có thể lập kế
hoạch sản xuất cho 1 trại heo, vì đa số trại heo thường nuôi HEO SINH
SẢN KẾT HỢP VỚI NUÔI THỊT.
2. Phương Pháp Tính Kế Hoạch Cho Đàn:
Giả sử trại chỉ sản xuất heo con sau đó tiếp tục nuôi thịt để bán, việc phủ
nọc heo cái nhờ các chủ nọc ở trại khác đến phối giống.
a. Bảng chu chuyển đàn heo:
Tùy thuộc vào mỗi giống mà có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác nhau,
hiện nay các trại chăn nuôi tập trung nuôi giống Yorkshire có thể cai sữa
heo con ở 1 tháng tuổi. Nhưng để đơn giản và dễ hiểu chúng ta tạm thời qui
định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như sau:
Tỷ lệ đậu thai là 90%.
Heo con nuôi đến 2 tháng tuổi cai sữa (xuất bán).
Số con sinh ra 9 con/ổ.
Số con còn sống đến cai sữa là 8 con/ổ.
Heo con sau khi cai sữa đạt 15 kg, nuôi 4 tháng đạt 100 kg xuất
bán.
Tỷ lệ chết 2% ở tháng nuôi thứ 1.
Ví dụ: Ban giám đốc giao cho các bạn làm kế hoạch sản xuất 100 heo cái
sinh sản với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như trên. Như vậy kỹ thuật đầu
tiên là chúng ta phải biết cách lập bảng chu chuyển đàn Heo.
Lập bảng chu chuyển đàn Heo:
b. Phương pháp tính lượng thức ăn cho trại heo:
Dựa vào khối lượng thức ăn hàng ngày của các loại Heo, số Heo hiện diện
trong tháng, từ đó ta có thể tính được lượng thức ăn mà trại cần sử dụng
trong tháng, trong năm. (nhu cầu dinh dưỡng các loại heo ở bài số 1, 2)
3. Phương Pháp Tính Giá Thành Sản Phẩm:
Phương pháp tính cũng tương tự như là Heo thịt, nhưng ở đây chúng ta cần
chú ý đến tiền phối giống, thức ăn của Heo cái lúc chờ phối + chửa và tiền
thức ăn heo thịt để tính được giá thành.
Lập kế hoạch sản xuất đàn gia cầm thương phẩm
1. Mục đích yêu cầu :
Phần lớn trại gà quanh vùng ÐBSCL chỉ nuôi gà để lấy trứng, do đó chúng
ta chỉ đề cập đến phương pháp lập kế hoạch sản xuất đàn gà thương phẩm.
2. Phương pháp lập kế hoạch cho đàn gà:
a. Bảng chu chuyển đàn gà :
Ðể cụ thể chúng ta lấy một ví dụ lập kế hoạch sản xuất cho một trại gà
thương phẩm là 10.000 con. Giống chúng ta sẽ nuôi là giống Hubbard
comet, với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho từng tháng như sau :
Gà con từ 0 đến 1 tháng tuổi tỷ lệ nuôi sống là 96%.
Gà từ 1 đến 2 tháng tuổi tỷ lệ nuôi sống là 97% và được phép loại
5% những Gà bị dị tật.
Bảng diễn giải (0 đến 2 tháng tuổi).
* Dị tật
Lý do lo
ại
5%là:
* Không đạt tiêu chuẩn gà đẻ.
Gà 2 - 3 tháng tuổi tỷ lệ nuôi sống là 97%, loại 3%.
Gà 3 - 4 tháng tuổi tỷ lệ nuôi sống là 97%, loại 0%.
Bảng diễn giải (2 đến 4 tháng tuổi).
Gà 4 - 5 tháng tuổi tỷ lệ nuôi sống là 97%, loại 7%.
Gà 5 - 6 tháng tuổi tỷ lệ nuôi sống là 97%, loại 2%.
Bảng diễn giải (4 đến 6 tháng tuổi).
Chúng ta loại ở từ tháng thứ 4 - 5 tới 7% vì khi Gà vào đẻ sẽ đồng đều và tỷ
lệ đẻ cao hơn.
Qua trên chúng ta thấy trong quá trình để có 6.918 chúng ta cần phải nuôi
với số lượng gà là 10.000 con, đối với giống Gà Hubbard comet.
Bảng theo dõi đàn gà khi vào đẻ :
Thông thường đối với các giống gà thương phẩm, người ta cho gà đẻ 12
tháng là loại, nhưng còn tùy thuộc vào hiệu quả kinh tế lúc loại gà, mà chủ
nuôi quyết định loại hay tiếp tục nuôi.
b. Phương pháp tính lượng thức ăn đối với gà thương phẩm :
A. Giai đoạn chuẩn bị đẻ : (từ 0 đến 6 tháng tuổi)
Tùy thuộc vào mỗi giống Gà mà chúng ta sẽ có lượng thức ăn trong giai
đoạn này khác nhau, ở bài này chúng ta lấy ví dụ Gà Hubbard comet.
Lượng thức ăn trong giai đoạn này như sau :
0 - 1 Tháng tuổi : 18,75 gram thức ăn hỗn hợp/con/ngày x 30 ngày
x 10.000 con.
1 - 2 Tháng tuổi : 44 gram/con/ngày x 30 ngày x 9.600 con.
2 - 3 Tháng tuổi : 60,25 gram/con/ngày x 30 ngày x 8.846 con.
3 - 4 Tháng tuổi : 76,25 gram/con/ngày x 30 ngày x 8.316 con.
4 - 5 Tháng tuổi : 85,75 gram/con/ngày x 30 ngày x 8.067 con.
5 - 6 Tháng tuổi : 101,75 gram/con/ngày x 30 ngày x 7.277 con.
B. Giai đoạn gà đẻ:
Trong giai đoạn này việc tính toán lượng thức ăn cho tương đối chính xác.
Người cán bộ kỹ thuật cần phải làm một số việc như phải xác định được
trọng lượng bình quân toàn đàn gà và tỷ lệ đẻ. Qua đó ta mới có thể cung
cấp một lượng thức ăn tương đối hợp lý cho đàn gà của trại. Dĩ nhiên nó
còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : Thời tiết khí hậu
Sau đây là bảng định mức ăn của Gà đẻ theo trọng lượng và tỷ lệ đẻ.
(Theo tài liệu của PGS Dương Thanh Liêm 1990)
Chú ý : Nếu chất lượng thức ăn thay đổi, nhiệt độ môi trường thay đổi thì
định mức trên cũng thay đổi theo.
Ví dụ : ở tháng thứ 1 năng suất gà đẻ 40%, thể trọng bình quân 1.75 kg.
6.918 Con x 100 gram x 30 ngày = 20.754 kg thức ăn.
3. Phương pháp tính giá thành cho mổi gà con từ o đến 6 tháng tuổi
Tài liệu tham khảo
1. Hồ Quảng Đồ, 1997. Thực tập quản lý sản xuất chăn nuôi. Tủ sách
Đại Học Cần Thơ.
2. Nguyễn Minh Thông, 1997. Quản lý sản xuất chăn nuôi. Tủ sách
Đại Học Cần Thơ.
3. Võ Văn Sơn, 2000. Xây dựng chuồng trại. Tủ sách Đại Học Cần
Thơ.
Cấu tạo hóa học cơ thể động vật và thức ăn
1. Khái niệm
a. Thức ăn là gì?
Thức ăn là những sản phẩm thực vật, động vật và khoáng vật được cơ thể
gia súc ăn vào, tiêu hóa, hấp thu và sử dụng cho các mục đích khác nhau
của cơ thể.
b. Dinh dưỡng là gì?
Dinh dưỡng là những quá trình hóa học và sinh lý của sự chuyển hóa thức
ăn thành các mô và các hoạt chất sinh học của cơ thể. Các quá trình này bao
gồm sự thu nhận thức ăn, sự tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng, vận
chuyển các chất được hấp thu đến tế bào và loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi
cơ thể.
Vì vậy, các môn về hóa học, sinh hóa và sinh lý học là cơ sở của dinh
dưỡng học và là công cụ để nghiên cứu dinh dưỡng.
Dinh dưỡng học nghiên cứu các quá trình trên nhằm giúp cho cơ thể động
vật chuyển hóa thức ăn thành các sản phẩm chính của mình một cách hiệu
quả nhất.
Mục đích của dinh dưỡng là nghiên cứu xác định nhu cầu các chất dinh
dưỡng của động vật một cách chính xác nhất.
c. Chất dinh dưỡng là gì?
Chất dinh dưỡng là các nguyên tố hay hợp chất hóa học có trong khẩu phần
làm thỏa mãn sự sinh sản, sinh trưởng, tiết sữa hay duy trì quá trình sống
bình thường của cơ thể động vật.
Sáu nhóm chất dinh dưỡng đã được phân loại như sau: nước, protein,
carbohydrate, lipid, vitamin và các nguyên tố khoáng. Cơ thể gia súc cần
hơn 40 chất dinh dưỡng khác nhau và được lấy từ khẩu phần thức ăn trong
đó có những chất bản thân cơ thể không tổng hợp được gọi là chất dinh
dưỡng thiết yếu còn một số chất bản thân có thể tổng hợp được gọi là chất
dinh dưỡng không thiết yếu.
2. Thành phần hoá cơ thể động vật và thực vật
Khẩu phần của gia súc chủ yếu là thực vật và những sản phẩm của thực vật,
mặc dù có vài loại thức ăn có nguồn gốc động vật như bột cá, bột thịt, bột
sữa, bột huyết… nhưng được sử dụng với số lượng rất hạn chế. Vì vậy, khi
nghiên cứu về dinh dưỡng gia súc thì cần phải hiểu biết về cấu tạo hóa học
của cả hai.
Nước
Động vật và thực vật đều có thành phần hóa học tương tự như nhau. Tuy
nhiên, chúng có sự khác biệt về hàm lượng và chất lượng. Những thành
phần chính của cơ thể động vật và thực vật như sau:
Bảng1.1: Cấu tạo hóa học của cơ thể động vật và thực vật
Loài
Nước
(%)
Protein
(%)
Glucid
(%)
Lipid
(%)
Khoáng
(%)
Động vật
ộng
vật
55 – 65 15 – 21 1 13 – 24 2,8 – 4,8
Thực vật
16 – 80 1 – 22 6 – 7 0,1 – 2 1 – 6
So sánh hàm lượng dưỡng chất trong thực vật và động vật:
Chất hữu cơ ở động vật chủ yếu là protein và lipid, còn ở thực vật
là glucid.
Chất khoáng ở thực vật chủ yếu là N, P, K, Si; còn ở động vật chủ
yếu là Ca, Mg, P.
Hàm lượng vitamin ở thực vật cao hơn ở động vật do thực vật có
thể tổng hợp được vitamin còn ở động vật thì hầu như không.
Màng tế bào ở thực vật chủ yếu là cellulose và hemicellulose, còn ở
động vật chủ yếu là protein và lipid.
3. Phương pháp xác định hàm lượng dưỡng chất trong thức ăn
Có nhiều phương pháp xác định hàm lượng dưỡng chất trong thức ăn, một
phương pháp đơn giản và thông dụng nhất hiện nay là phương pháp phân
tích phỏng định Weede. Hệ thống này phân chia thức ăn ra làm 6 thành
phần dưỡng chất: Nước, khoáng, protein thô, chiết chất ether, xơ thô và
chiết chất không đạm. Trong đó, nước và chất xơ là thành phần chủ yếu
trong khẩu phần thức ăn, mặc dù nó không có giá trị dinh dưỡng đối với cơ
thể động vật.
a. Nước (ẩm độ)
Lượng nước trong thức ăn được xác định bằng cách sấy khô mẫu thức ăn ở
nhiệt độ 100 – 150oC trong điều kiện áp suất thường.
Trọng lượng giảm đi của thức ăn sau khi sấy là trọng lượng nước, và được
tính theo tỷ lệ phần trăm.
Công thức tính:
% Ẩm độ toàn phần = 100 – %VCK
W : Trọng lượng mẫu.
W1: Trọng lượng vật chứa mẫu.
W2: Trọng lượng vật chứa và mẫu sau khi sấy.
Phương pháp này thích hợp cho một số lớn thức ăn nhưng các loại thức ăn
có chứa tinh dầu, thức ăn ủ chua thì sẽ làm cho các acid béo bay hơi và tinh
dầu có thể bị mất đi làm cho kết quả bị sai lệch (ẩm độ tính được thường
lớn hơn thực tế).
b. Khoáng (Tro = Ash)
Là phần vô cơ còn lại sau khi đốt cháy hoàn toàn mẫu thức ăn khô ở nhiệt
độ 550 – 600oC, trong lò nung.
Công thức tính:
W : Trọng lượng mẫu.
W1: Trọng lượng vật chứa mẫu.
W2: Trọng lượng vật chứa và mẫu sau khi nung.
c. Protein thô (CP)
Hàm lượng protein thô được xác định bằng cách thông qua xác định hàm
lượng nitrogen tổng số theo qui trình phân tích của Kjedahl.
Thức ăn được vô cơ hóa bằng acid sulphuric (H2SO4) đậm đặc để chuyển
đổi đạm hữu cơ thành đạm vô cơ. Sau đó cho hợp chất đạm vô cơ này tác
dụng với dung dịch base mạnh (NaOH) sẽ phóng thích NH3. NH3 tiếp tục
được chưng cất theo hơi nước và được hứng trong một dung dịch acid loãng
(H3PO4). Định lượng NH3 thu được bằng cách chuẩn độ với một acid
chuẩn (H2SO4) ta sẽ tính được nitrogen tổng số của mẫu thức ăn.
N(%): Tỷ lệ phần trăm của nitrogen có trong mẫu.
V : Thể tích H2SO4 dùng cho định phân mẫu
V’: Thể tích H2SO4 dùng trong sự định phân thí nghiệm trắng.
N : Độ nguyên chuẩn của dung dịch H2SO4 dùng trong định phân.
W: Trọng lượng mẫu.
0,014: Hệ số tính ra N
Protein thô của thức ăn sẽ được qui đổi bằng cách nhân nitrogen
tổng số với hệ số 6,25.
CP (%) = %N x 6,25
Hệ số 6,25 được dùng cho tất cả các loại thức ăn, nhưng xét ra nó
chỉ đúng trong trường hợp protein thuần.
d. Chiết chất ether (EE)
Dùng ether để chiết xuất chất béo theo phương pháp Soxhlet. Sự sai lệch
trọng lượng của mẫu thức ăn trước và sau khi chiết xuất là trọng lượng của
chất béo.
Công thức tính:
W1: Trọng lượng giấy và mẫu trước khi chiết xuất.
W2: Trọng lượng giấy và mẫu sau khi chiết xuất.
W : Trọng lượng của mẫu.
Ngoài mỡ thuần ra, chiết chất ether còn chứa những chất hoà tan trong dung
môi hữu cơ như sáp, các acid hữu cơ, sắc tố, vitamin tan trong dầu…Vì vậy
mà gọi là mỡ hoặc dầu là không đúng.
e. Xơ thô (CF)
Là phần còn lại sau khi nấu mẫu thức ăn liên tiếp với dung dịch base mạnh
và acid mạnh. Nguồn gốc của ý định ban đầu để xác định xơ thô là thành
phần không tiêu hóa được nhưng thật ra thực ra gia súc có thể tiêu hóa được
một phần xơ thô. Nhưng mức tiêu hóa thay đổi tùy theo loài gia súc:
Loài
% Xơ thô tiêu hóa được
Nhai lại 50 – 90
Thỏ 65 – 78
Chuột cống 34 – 45
Ngựa 13 – 40
Người 25 – 62
Gà 20 – 30
Heo 3 – 25
Chó 10 – 30
f. Chiết chất không đạm (NFE)
Là hiệu số giữa trọng lượng thức ăn và 5 thành phần trên.
Công thức tính:
NFE = 100 – (%CP + %CF + %EE + %Khoáng + %Ẩm độ)
Từ sơ đồ phân tích phỏng định ta thấy chiết chất không đạm là các glucid
hòa tan như bột, đường, một ít hemicellulose, một ít lignin.
4. Vai trò của các chất dinh dưỡng
a. Nước
Nước được hấp thu trực tiếp qua màng ruột vào máu.
Nước giữ chức năng quan trọng là dung môi để hòa tan các chất dinh dưỡng
đến nuôi mô cơ, chuyển chất thải từ mô đến các cơ quan bài tiết. Ngoài ra,
nước còn giúp cơ thể điều hòa nhiệt cho cơ thể. Do nhiệt riêng của nước
cao nên khi động vật sinh nhiệt lớn nhưng nhiệt độ cơ thể thay đổi rất ít.
b. Glucid
Glucid được hấp thu vào cơ thể dưới dạng các đường đơn như glucose,
fructose,
Là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể, tuy 1 gam glucid chỉ
cung cấp 4,1 Kcal, trong khi 1 gam lipid cung cấp đến 9,3 Kcal, nhưng vì
trong khẩu phần hàm lượng các chất glucid chiếm khoảng 70% nên nó đóng
vai trò chính trong việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể
động vật.
c. Protein
Protein được hấp thu vào cơ thể dưới dạng các acid amin và là:
Nguyên vật liệu xây dựng và tái tạo các tổ chức trong cơ thể.
Thành phần chính của các kháng thể giúp cơ thể chống lại các bệnh
nhiễm khuẩn.
Thành phần của các men và các nội tiết tố rất quan trọng trong các
hoạt động chuyển hoá của cơ thể.
Đạm động vật có đủ các acid amin, đặc biệt là các acid amin không thay
thế, cơ thể không tự sản xuất ra được. Riêng đạm của đậu nành tuy có
nguồn gốc thực vật nhưng lại có đủ các acid amin không thay thế với lượng
cao hơn cả thịt động vật.
d. Lipid
Lipid được hấp thu vào cơ thể dưới dạng các phân tử glycerine và acid béo.
Là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Dung môi của các vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin A, D, E
e. Khoáng
Muối khoáng được cơ thể hấp thu dưới dạng các ion khoáng như Ca++,
Fe++,
- Canxi (Ca)
Giúp hình thành hệ xương và răng vững chắc.
Có vai trò quan trọng đối với hoạt động của nhiều enzym cũng như
quá trình dẫn truyền thần kinh, hoạt động co cơ và sự đông máu
bình thường.
Rất cần ở gia súc non, gia súc sinh sản
- Sắt (Fe)
Cùng với protein tạo thành huyết cầu tố (hemoglobin) vận chuyển
O2 và CO2 phòng bệnh thiếu máu. Tham gia vào thành phần các
men oxy hóa khử trong cơ thể.
Rất cần đối với gia súc non, gia súc sinh sản và gia súc làm việc.
- Phospho (P)
Giúp hình thành và duy trì hệ xương và răng vững chắc.
- Kẽm (Zn)
Tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa, giúp chuyển hóa năng
lượng và hình các thành tổ chức.