Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phẫu thuật nội soi điều trị bệnh lý khớp cổ chân. pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.55 KB, 5 trang )





Phẫu thuật nội soi điều
trị bệnh lý khớp cổ chân
Phần lớn bệnh nhân bị bệnh lý ở khớp cổ chân điều trị muộn, diễn tiến nặng,
vì khó chẩn đoán chính xác.

Ảnh minh họa.
Khó phát hiệnTS-BS Ngô Văn Toàn, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình
(CTCH) Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội cho biết, bệnh lý khớp cổ chân khá
nhiều trong số các ca đến điều trị tại khoa, phần lớn trong đó là các ca bệnh
nặng, đến khi đã muộn. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và
sinh hoạt của bệnh nhân.
“Một trong những nguyên nhân dẫn đến điều trị muộn là vì bệnh lý khớp cổ
chân thường khó chẩn đoán phát hiện và còn ít được quan tâm. Ngay trong
giới chuyên môn cũng không nắm chắc về bệnh lý này”, TS-BS Toàn nói.
Ông cũng lưu ý, thương tổn của bệnh lý khớp cổ chân nhiều khi không thấy
được, ngay cả áp dụng phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Bệnh lý khớp cổ
chân nhiều khi triệu chứng không rõ ràng, người bệnh thấy đau, bị trở ngại
trong vận động chức năng, nhưng chụp chiếu lại không thấy gãy xương,
trong khi thực tế lại bị tổn thương sâu bên trong. Khi đó, bệnh nhân mặc dù
bị ảnh hưởng đến đi lại, sinh hoạt nhưng bác sĩ thì lại không xác định được
chính xác căn nguyên. Từ đó, cũng khó có được chỉ định điều trị hiệu quả.


Ảnh minh họa.

Khoa CTCH Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội đã từng tiếp nhận bệnh nhân nữ,
suốt 3-4 tháng chữa chạy bằng nắn, bó bột tại cơ sở y tế nhưng chân vẫn đau


không thể đi được.
Phẫu thuật nội soi
Tại hội thảo chuyên đề về phẫu thuật chi dưới tổ chức tại Hà Nội mới đây,
GS-BS Baumhauer, Phó chủ nhiệm khoa CTCH Đại học Rochester, New
York, Mỹ cho biết: Bề mặt khớp cổ chân nhỏ hơn khớp gối và háng, nhưng
nó phải chịu lực tác động gấp 2-4 lần khi đi bộ; chịu lực gấp 6-8 lần khi
chạy. Trong khi đó, bề mặt sụn của khớp cổ chân mỏng, độ dày trung bình
3-4 mm. Khớp cổ chân phải đảm nhiệm những nhiệm vụ phức tạp là loại vận
động “đa trục” (gấp mu bàn chân, xoay ngoài, nghiêng ngoài; lấp lòng/xoay
trong, nghiêng trong), không đơn thuần là khớp bản lề. Ông cũng chia sẻ
kinh nghiệm trong điều trị bệnh lý khớp cổ chân.


Ở nữ giới việc đi giày, guốc cao không đúng tư thế cũng là một trong các
nguyên nhân gây nên bệnh khớp cổ chân - Ảnh minh họa.
TS-BS Ngô Văn Toàn cho biết, khoa CTCH Bệnh viện Việt Đức đã áp dụng
phẫu thuật nội soi trong điều trị một số bệnh lý khớp cổ chân. Việc áp dụng
kỹ thuật này giúp bệnh nhân tránh phải mổ mở, mổ nhiều lần, chức năng
khớp cổ chân sớm được phục hồi. Lâu nay bệnh lý khớp cổ chân còn ít được
biết đến vì khó khăn trong chẩn đoán, nhiều trường hợp điều trị muộn do
không được chẩn đoán đúng. Nếu không được điều trị sớm, điều trị đúng
bệnh có thể gây di chứng tàn phế suốt đời. Kỹ thuật này chỉ định trong
trường hợp bệnh lý khớp cổ chân được phát hiện sớm. Khoa vừa mổ thành
công cho 3 trường hợp nặng. “Chấn thương, gãy xương là các nguyên nhân
gây bệnh lý khớp cổ chân. Riêng ở nữ giới việc đi giày, guốc cao không
đúng tư thế cũng là một trong các nguyên nhân”, ông Toàn lưu ý.

×