Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

tiểu luận cái đẹp trong nghệ thuật sân khấu chèo truyền thống và hướng đi để giữ gìn, bảo tồn và phát triển nghệ thuật chèo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.51 KB, 15 trang )

Tiểu luận: Đại Cương Mỹ Học
Tiểu Luận
Cái đẹp trong nghệ thuật sân
khấu chèo truyền thống và
hướng đi để giữ gìn, bảo tồn
và phát triển nghệ thuật chèo

- 1 -
Tiểu luận: Đại Cương Mỹ Học

A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thái Bình là vùng đất nông thôn dân dã, tạo hóa đã ban cho nơi này
đặc trưng riêng biệt và con người nơi đây cũng đã tạo ra nhiều nét văn hóa
nghệ thuật mang đậm nét của quê hương Thái Bình. Trong đó có loại hình
sân khấu chèo. Một loại hình có từ xa xưa trong nền văn hóa Việt Nam
mang nét tiêu biểu trong văn hóa ứng xử của dân tộc Việt Nam và môi
trường xã hội. Đó la tinh hoa văn hóa dân tộc. Nghệ thuật sân khấu chèo
Việt Nam ngày nay đã được phát triển trong cả nước.
Tìm hiểu về vẻ đẹp trong nghệ thuật sân khấu chèo luôn luôn là một
đề tài lớn. Cái đẹp trong nghệ thuật sân khấu chèo mang nhiều sắc thái
phong phú và đa dạng, nó luôn là nguồn cảm hứng cho các nhà nghiên
cứu.
Chính vì những điều trên đã thôi thúc em đi phân tích một số nét
đẹp tiêu biểu của nghệ thuật sân khấu chèo. Bằng việc nghiên cứu đề tài
tiểu luận “ Từ những đặc điểm phạm trù cái đẹp, thử phân tích về một cái
đẹp trong đời sống tự nhiên ở quê hương em”.
2. Lịch sử vấn đề
Nói về vấn đề nét đẹp trong nghệ thuật sân khấu chèo thì đã có rất
nhiều nhà nghiên cứu vấn đề này như:
Sân khấu truyền thống bản sắc dân tộc và sự phát triển - TS Đào


Mạnh Hùng (chủ biên) - Nxb sân khấu - 2003
Những làn điệu chèo cổ và hát dân ca đồng bằng Bắc bộ (tập 1) -
Nhiều tác giả - Nhà Văn hoá trung tâm tỉnh Thái Bình - 2003.
3. Yêu cầu đạt được
Tìm hiểu cái đẹp trong nghệ thuật sân khấu chèo truyền thống.
Tìm ra hướng đi để gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghệ thuật
sânkhấu chèo truyền thống.
4. Cấu trúc bài tiểu luận.
A. Phần mở đầu
B. Phần nội dung
Chương I: Cái đẹp trong nghệ thuật sân khấu chèo truyền thống.
Chương II: Tìm hướng đi để giữ gìn, bảo tồn và phát triển nghệ thuật
sân khấu truyền thống.
C. Kết luận.
- 2 -
Tiểu luận: Đại Cương Mỹ Học
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CÁI ĐẸP TRONG NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU CHÈO TRUYỀN THỐNG
I. Vài nét về sự hình thành nghệ thuật sân khấu chèo
Nhiều nhà nghiên cứu thời kỳ sơ khai của sân khấu dân tộc là thời đại
Nhà Lý (triều vua Lý Thái Tổ. Bắt đầu từ những trò diễn xướng dân gian và các
hình thành ca múa. Vua Lý Thái Tổ lấy ngày vua sinh làm tiết Thiện Thánh, cho
làm núi bằng tre, trên núi cắm cờ xí cho người con hát ở trong núi đó đánh sênh,
thổi sáo, hát múa cho vui.Phong trào hát múa được coi trọng, phong trào sinh
hoạt nghệ thuật phát triển để thoả mãn nhu cầu của vua chúa hoàng tộc và quan
lại. Nhiều nghệ nhân bậc thầy nổi tiếng: Phạm Thị Chân, Đặng Hồng Lân, Đào
Văn Sơ, Tôn Sư TừĐạo Hạnh, Chính Vĩnh Căn v.v… là những vị tổ của sân
khấu truyền thống đã xuất hiện trong thời nhà Lý. Sân khấu Chèo được hình
thành và phát triển trên châu thổ sông Hồng và sông Thái Bình vùng đồng bằng

và trung du Bắc Bộ. Từ những bài hát của đạo Phật, đạo Hiếu, từ sự tín ngưỡng,
từ âm nhạc dân gian, từ trò hát nhại, từ tiếng trống trò trong quân ngũ. Theo TS
Trần Đình Ngôn thì: “nghệ thuật chèo bắt nguồn từ trò nhại và múa hát dân gian
qua hình thức tế lễ, chèo thuyền bát nhã của đạo Phật rồi trở thành sân khấu dân
gian”.Chèo là nghệ thuật của người nông dân phía Bắc Việt Nam, được họ yêu
quý - gìn giữ và phát triển qua bao thế hệ. Chèo đáp ứng nhu cầu thâm mỹ của
người dân lao động, nó mang phong vị mà người nông dân Việt Nam ưa thích.
Sở dĩ chèo vẫn trường tồn và phát triển như ngày nay vì nó tôn thờ cái thiện, cái
đẹp, cái cao thượng, nó thấm đẫm chủ nghĩa nhân văn dân tộc, đồng thời nó
mang đậm đà tâm hồn của người nông dân Việt Nam. Những vẻ đẹp của thuần
phong mỹ tục dân tộc, những mẫu mực về đạo đức truyền thống đã thực sự tạo
nên hình hài của văn hoá ứng xử “đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam”.
II. Mấy nét đẹp trong nghệ thuật sân khấu chèo truyền thống
1. Cái đẹp trong phong vị chèo
Phong vị chèo là thuộc tính phẩm chất, một nét đẹp riêng của chèo truyền
thống. Đó chính là những tính chất, đặc biệt là sự kết hợp tài tình giữa các tính
chất để người xem cảm thụ được để rồi hứng thú nó, say mê nó. Bốn thuộc tính
phẩm chất riêng của chèo là:
1.1. Sự kết hợp giữa yếu tố hiện thực và lãng mạn
Đó là sự kết hợp những sự kiện, những tình tiết gần gũi với đời sống hiện
thực và những sự kiện, những tình tiết đã được huyền thoại hoá, lý tưởng hoá,
giả định hoá. Nó vừa khắc hoạ được bản chất, cái thần của đời sống con người,
vừa thể hiện được ước mơ - khao khát vươn tới cái đẹp, cái hoàn mỹ của người
- 3 -
Tiểu luận: Đại Cương Mỹ Học
nông dân lao động. Họ là những con người bình thường nhưng đã vươn tới
những hành vi ứng xử siêu phàm: như Dương Lễ - Châu Long (trong vở Lưu
Bình-Dương Lễ), Thị Phương (trong vở Trương Viên), Thị Kính (trong vở
QuanÂm Thị Kính) …
1.2 Sự kết hợp giữa dân gian và bác học

Sự kết hợp này làm cho chèo vừa giản dị, mộc mạc trong sáng vừa chứa
đựng được những ý nghĩa tinh tế, hàm xúc, mang tính chất triết lý. Trèo là sân
khấu dân gian bắt nguồn từ nghệ thuật dân gian và văn hoá dân gian . Nhưng
trong quá trình phát triển với sự tham gia ngày càng nhiều của các tri thức phong
kiến vào khâu sáng tác tích trò, đã đem vào chèo luồng văn chương bác học. Sự
kết hợp hài hoà giữa dân gian và bác học không dừng lại ở văn chương chèo (đối
thoại và lời ca), mà còn thể hiện ở nghệ thuật biểu diễn. Bên cạnh lối diễn phóng
khoáng đầy chất hội hè dân dã với sự giao hào một cách hồn nhiên giữa người
diễn với người xem, là lối diễn trang nghiêm đĩnh đạc mực thước như những
quy phạm cổ điển. Trong năm loại mô hình nhân vật theo cách phân định của
giáo sư Trần Bảng thì Hề, Lão, Mụ, thường diễn theo phong cách dân gian; còn
Sinh, Đào thường diễn theo phong cách gần như cổ điển, gần với hình tượng văn
học của văn chương cổ điển.
1.3. Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại
Sự kết hợp này vừa tiếp tục khẳng định những chuẩn mực đạo đức truyền
thống vừa đề cập đến những chuyện đời thường của người đương thời. Kể
chuyện xưa mà cứ như đang nói chuyện nay. Thuộc tính này khá độc đáo vì thế
mà chèo có sức sống mãnh liệt và lâu bền. Trong quá trình phát triển của chèo,
các vở diễn ra đời sau bao giờ cũng kế thừa những thành tựu nghệ thuật của các
vở trước nhất là về ca hát và trò diễn, đặc biệt là về những miếng trò ngoài tích.
Những vở chèo sau thường xuất hiện thêm những lớp trò mới và theo nó là tính
cách nhân vật kiểu mới (dù vẫn là 5 mô hình: Sinh, Đào, Hề, Lão, Mụ) với
những số phận tâm trạng mới không giống các nhân vật đã gặp trong các vở cũ.
Nhân vật với tính cách, số phận và trạng thái tâm lý mới đã kéo theo những tích
trò mới và làn hát mới được sáng tạo. Đây là sự kết hợp ngẫu nhiên của truyền
thống và hiện đại.
2. Nét đẹp trong cách sử dụng văn học chèo
2.1. Sử dụng văn học dân gian và văn học bác học
Bắt nguồn từ văn học dân gian và chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học bác
học. Văn học chèo chủ yếu sáng tác theo phương pháp nghệ thuật của ca dao,

tục ngữ. Bên cạnh đó cũng khá nhiều câu phô diễn theo lối văn chương bác học.
Bình dị mộc mạc trong sáng và duyên dáng như ca dao:
“Thầy như táo rụng sân đình.
Em như gái dở đi tìm của chua”
Hay: “Ta đi chợ Dốc - ngồi gốc cây đa, thấy cô yếm thắm mặc áo nâu già,
thắt dây lưng xanh”…
- 4 -
Tiểu luận: Đại Cương Mỹ Học
Lại có những lời hát rất hàm xúc và khái quát cao:
“Lác đã mưa ngâu - xình xịch mưa ngâu.
Lá ngâu rụng xuống - bông lau phất cờ
Nước xanh phẳng lặng như tờ
Một đàn cá lớn nhấp nhô đầu gềnh
Kìa ai than khóc đầu gềnh”.
Một bức tranh phong cảnh mùa thu được vẽ lên, nhưng thấy thấp thoáng
trong đó là một bức tranh xã hội hiện ra. Bọn phong kiến của thời đại này thay
bọn phong kiến của triều đại khác (lá ngâu - phất cờ) để cuối cùng người dân là
nạn nhân đau thương nhất (Kìa ai than khóc đầu gềnh.
Và những câu thơ ảnh hưởng đến văn chương bác học:
“Mộng tàn bán chẩm mê hồ điệp
Xuân tận tàn canh, oán tử quy”.
Đây là lời than thở của Lưu Bình khi ăn cùng mâm, ở cùng nhà với nàng
Châu Long nhưng vẫn phải giữ khoảng cách chưa được “gặp nhau”.
2.2. Sử dụng chất liệu thư pháp
Ngôn ngữ đối thoại của chèo thể hiện đậm đà nhất trong ca từ, với thể thơ
dân tộc và độc đáo nhất là thể thơ lục bát. Thơ lục bát sử dụng trong chèo khi
các nhân vật ngâm - vỉa - hát - nói đều có cả.
“Đêm rằm gió mát trăng thanh
Bầu tiên chúc rượu câu thần ngân nga
Vui chơi chén rượu cuộc cờ

Sớm xem hoa nở tối chờ trăng lên”…
Với thể thơ lục bát trên có thể sử dụng hát với rất nhiều làn điệu: xẩm
xoan, lới lơ, sa lệch chênh, sắp…Song thất lục bát cũng là một thể thơ dân tộc
được sử dụng rất nhiều trongsân khấu chèo với các làn điệu: quân thừa, hoàng
chiếu, chinh phụ …Từ những câu nói lên bổng xuống trầm với các thành huyền,
sắc, hỏi, ngã, nặng. Đối thoại trong sân khấu chèo đã tiến tới chỗ cách điệu và
thể hiện bằng những câu thơ mang tính biến ngẫu, đổi ý, đổi thanh, ngắn, dài
khác nhau rất linh hoạt bao nhiều thể thơ khác nhau: thể 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ, 6
chữ v.v…; đảo lên đảo xuống rất nhịp nhàng. Nói mà như hát, như đọc thơ, ngâm
thơ.
3. Nét đẹp của nội dung và hình thức
Trong bất kỳ lĩnh vực nào thì con người cũng đều hướng tới cái đẹp, khát
vọng vươn tới cái đẹp, cái hoàn hảo, hướng tới chân-thiện-mỹ. Trong đời sống
con người, cái đẹp làm chuẩn mực cho mọi giá trị. Trong nghệ thuật nói chung
cái đẹp là linh hồn, là mẫu số chung cho mọi tác phẩm. Trên sân khấu chèo, cái
đẹp cũng mang một tính chất chung như vậy. Đẹp từ hình thức đến nội dung, từ
ngôn ngữ lời thoại , từ cách thức dùng từ ngữ trong văn chương, đến cách biểu
đạt trên sân khấu. Từ cái đẹp trong phục trang, đạo cụ cảnh trí, âm nhạc, lối hát,
cách múa, cách diễn đẹp đến tâm hồn người nghệ sĩ. Cái đẹp trong sân khấu nói
- 5 -
Tiểu luận: Đại Cương Mỹ Học
chung và ở nghệ thuật chèo nói riêng phải mang đầy đủ các hình thức của cái
đẹp trong tự nhiên, trong xã hội tổng hợp lại. Bởi vì cái đẹp trong nghệ thuật
như một số nhà nghiên cứu lý luận đã nói: “là cái đẹp tổng hoà trong cái đẹp
thiên nhiên và cái đẹp trong xã hội”. “Cái đẹp trong nghệ thuật là cái đẹp mang
tính điển hình được diễn tả bằng các hình thức nghệ thuật khác nhau. Từ những
cái đẹp trong cuộc sống, người nghệ sĩ đã chọn lọc chắt chiu, cô đọng rồi nhào
nặn thành cái đẹp điển hình, độc đáo và sắc sảo.
Sân khấu chèo với nét độc đáo từ cuộc sống của người dân lao động và
mong muốn vươn tới cái đẹp hoàn hảo mà hình thành mang đậm nét đẹp từ hình

thức đến nội dung. Sân khấu chèo có nhiệm vụ làm thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ
của con người. Chèo là một nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc Việt
Nam. Nó luôn phản ánh những khát vọng chân thực, những ước ao, hạnh phúc,
thuỷ chung. Bắt nguồn từ dân ca châu thổ Bắc Bộ, từ các lễ hội truyền thống của
những người nông dân, để tồn tại đến ngày nay chèo đã tiếp thu: hò lao động,
âm nhạc, ca hát, nghi lễ phong tục và phần nào âm nhạc tôn giáo. Từ hát ru con,
hát giao duyên, hát kể chuyện trong diễn xướng dân gian. Đặc biệt chèo đã tiếp
thu nhiều nhất loại âm nhạc kể chuyện tự sự: hát sẩm, hát ả đào và một số hình
thức diễn xướng dân gian, phong tục tôn giáo như: hát chầu văn, hát trong nhà
chùa hay trong tang lễ.
Về thực chất thì những giai điệu của ả đào, hát sẩm, hát chầu văn cũng
đều có xuất xứ từ dân ca mà có. Do đó chèo mang đậm chất dân ca, phần lớn các
làn điệu chèo có nguồn gốc từ dân ca châu thổ Bắc bộ và chính nó là những làn
điệu dân ca được nâng cao và phát triển.
Ví dụ: trong làn điệu dân ca đồng bằng Bắc bộ có làn điệu “ví đồng
ruộng” và làn điệu “vỉa cấm giá” của vở chèo Quan Âm Thị Kính có một mối
liên hệ về phong cách, về tính âm điệu. Hoặc như bài “Trống cơm” của dân ca
quan họ Bắc Ninh và làn diệu “Hề mồi đồn rằng” cũng vậy. Ở bài Trống cơm:
“tình bằng có cái trống cơm, khen ai khéo vỗ, ấy bông nên bông. Một bầy tang
tình con xít. Nó mới lội - lội sông, nó mấy đi tìm, em nhớ thương ai. Đôi con
mắt nó mấy lim dim”. Thì ở làn hề Mồi đồn rằng: có cô là tên con gái/có cô
là/cô con gái trái/nhân duyên cô nhỡ chồng ấy mấy/chiếc trông cơm ai khéo vỗ
tình lên i vông/một đàn dàn/con xít/phú lý lội/lội/lội/lội sông ô mấy đi tìm…
3.1. Về nội dung
Cái đẹp về mặt nội dung trong tác phẩm sân khấu chèo truyền thống cho
ta thấy đây là loại hình sân khấu khuyên giáo đạo đức. Như ai cũng biết, nội
dung phần lớn các vở chèo cổ thường đưa ra các khuôn mẫu đời sống, trong đó
nhân vật thư sinh hoặc một viên khoa bảng giữ vai trò cầm cân nảy mực trong
gia đình, lấy tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức làm gương soi. Từ đó
người thân của họ (thường là vợ, là con, là bạn) sẽ gặp những sự biến xảy ra và

họ chính là người đứng mũi chịu sào, giải quyết sự biến đó. Vì đề cao số phận
nhân vật đạo đức mẫu mực, mà các sự biến được khai thác đủ để chứng minh
- 6 -
Tiểu luận: Đại Cương Mỹ Học
cho chân lý: người tốt sẽ đạt được hạnh phúc, kẻ xấu sẽ bị trừng phạt, đoạ đầy,tất
cả an bài trong định mệnh cố hữu. Đặc điểm này đã tạo nên nét đẹp độc đáo
trong nội dung tác phẩm chèo. Chính nó đã quyết định nên phương pháp “ước lệ
- cách điệu” của sân khấu chèo truyền thống. Cái đẹp của nội dung chèo truyền
thống luôn hướng con người vươn tới chân - thiện - mỹ
3.2 Về hình thức
Về hình thức thì nói đến chèo là phải nói đến tính tự sự của nó. Có lẽ
ngoài chèo ra thì không có một loại hình sân khấu nào có đặc điểm riêng độc
đáo như vậy. Nhân vật của chèo (cổ) khi vào sân khấu bao giờ cũng xưng danh
tôi là ai, tôi sẽ làm gì rồi giao đãi tình huống cho thoả đáng rôi mới vào trò diễn.
Một nét đẹp trong văn hoá ứng xử rất độc đáo và duyên dáng. Một màn chào hỏi
rất tinh tế với nét đẹp của phong tục Việt Nam.Qua những kịch bản chèo xưa ta
thấy cách xắp xếp bố cục theo lối kể chuyện rất hay, có giáo đầu, giới thiệu tích
truyện rồi câu chuyện được kể lại bằng sân khấu qua từng lớp diễn, màn diễn nối
tiếp nhau không đứt quãng, rất dễ hiểu, gần gũi, gắn liền với quần chúng lao
động. Nó không hề lệ thuộc cứng nhắc vào không gian, thời gian, địa điểm. Kết
thúc của vở chèo bao giờ cũng có hậu, cái thiện chiến thắng cái ác, câu chuyện
chèo là những câu chuyện dân dã trong cuộc sống đời thường. Nhân vật chèo có
cá tính rõ nét ngay từ bước đầu tiên ra sân khấu. Cách trang trí, phục trang, đạo
cụ đã gần như phác hoạ ra tính cách nhân vật một cách rõ nét. Tích trò thường là
những câu chuyện có sẵn trong các câu chuyện cổ, truyện nôm khuyết danh như
“Quan Âm Thị Kính”, “Lưu Bình - Dương Lễ”, “Phạm Trân - Cúc Hoa” v.v…
Nhưng cũng có tích hư cấu dựa theo lịch sử qua giai thoại, huyền thoại, sự kiện
như “Trương Viên”. Tư tưởng chủ đề trong kịch bản chèo và vở diễn đôi khi trái
ngược nhau. Kịch bản văn học là của Nho sinh mang nặng ý thức hệ phong kiến,
khuân vào những lễ giáo của đạo Nho, đạo Phật, còn diễn viên với tài ứng diễn

của nghệ nhân - nhất là các vai hề - là những người nông dân lao động nên nhân
sinh quan không đồng nhất, tạo nên nét riêng độc đáo cho từng tác phẩm. Thực tế
này đã chứa đựng cho sân khấu chèo cả tính trữ tình và trào lộng tạo thành một
phong cách đẹp riêng biệt, hài hoà, không căng thẳng, có buồn, có vui đan xen
đem đến cho quần chúng tiếng cười sảng khoái và những dòng nước mắt tuôn
trào. Kịch bản ít khi được bằng văn bản mà nó thường được ghi nhớ trong trí
nhớ của các ông “trùm”, ông “thơ” và các nghệ nhân. Vì vậy cùng một tích trò,
mỗi một nôi chèo: Đông - Nam - Đoài - Bắc (tứ chiếng) đều có những lớp, màn
khác nhau trong một cốt lõi trò giống nhau, tạo nên phong cách riêng của từng
chiếng chèo.
4. Nét đẹp trong làn điệu, múa, nhạc, trang trí của nghệ thuật sân khấu
chèo truyền thống
Nghệ thuật chèo bao gồm: hát, múa, nhạc, diễn, trang trí. Là những thành
phần quan trọng của môn kịch hát dân tộc nằm trong di sản văn hoá truyền
thống Việt Nam. Vì vậy xin được nêu lên 5 nét đẹp tiêu biểu trong nghệ thuật
- 7 -
Tiểu luận: Đại Cương Mỹ Học
sân khấu chèo truyền thống.
4.1. Nét đẹp trong làn điệu chèo
Trong các làn điệu chèo ta thấy bóng dáng của hầu hết các loại dân ca của
Bắc bộ. Từ hát ghẹo của đất tổ Hùng Vương, đến tiếng hò trên sông Hương - núi
Ngự. Những điệu nông ca khi cào cỏ, bón phân, cấy trồng. Những điệu ngư ca
khi chèo thuyền, buông câu, chài lưới. Những điệu hát xẩm, hát văn, hát quan
họ, hát canh, kê, sai, luyện, ca trù… đã được nghệ nhân chèo nắn bẻ, sáng toạ và
phát triển thành các làn điệu chèo phù hợp với yêu cầu diễn biến, tình tiết của
từng nhân vật. Làn điệu chèo thường được sử dụng cho nhiều nhân vật, nhiều vở
diễn, chỉ có lời hát là thay đổi sao cho phù hợp với từng nhân vật, từng tích
truyện. Mỗi tích trò, mỗi nhân vật đều có sự lựa chọn làn điệu khác nhau cho phù
hợp tạo thành một phong cách cho từng nhân vật, từng vở diễn. Người yêu mến
chèo cổ thường nói: muốn nghe hát thì xem “Quan Âm Thị Kính”, “Kim Nham”,

“Trương Viên”; nghe nói sử thì xem “Lưu Bình - Dương Lễ”; nghe nói hề thì
xem “Từ Thức” v.v… Điều đó cho thấy mỗi vở chèo xưa đều có những chọn lọc
tinh tế, làn điệu chính cho tác phẩm của mình, mang một phong cách, một nét
đẹp riêng, độc đáo cho tác phẩm. Bài hát mở đầu đêm diễn nhằm ổn định trật tự
và cũng là để cho diễn viên sửa giọng chuẩn bị cho vai diễn thường là hát đồng
ca. Một xách xử lý tinh vi trong nghệ thuật chèo giúp cho diễn viên khai giọng và
khán giả ổn định trật tự đón xem vở diễn. Chẳng cần phải kêu gào ổn định trật tự,
chẳng cần phải có một đội quân dẹp đám đông, cứ bài hát đồng ca mở đầu vang
lên là mọi thứ tự nhiên đi vào nề nếp trật tự. Thật hiếm có một phương pháp nào
hay hơn phương pháp này của sân khấu chèo.Làn điệu chèo là một hình thức phổ
thơ, chủ yếu là thơ lục bát, một thể thơ độc đáo của dân tộc Việt Nam. Trên cơ sở
thanh điệu của tiếng Việt, làn điệu chèo phổ thơ cho nên các âm trong điệu hát
thường ứng với từng lời trong thơ cùng với các dấu huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã và
thanh không. Vì vậy giai điệu do thanh điệu của tiếng Việt tạo ra được tiết tấu
hoá trở thành khúc điệu chèo. Hát chèo với những làn điệu có nguyên tắc cấu
trúc riêng nên nó không giống với bất kỳ một loại nhạc nào. Sử dụng chất liệu
dân gian nhưng làn điệu chèo đã thoát khỏi vỏ bọc dân ca để tạo ra một loại ngôn
ngữ âm nhạc mang tính bác học. Biểu đạt được mọi tình cảm trạng thái tâm lý
con người. Đó chính là nét đẹp riêng của làn điệu chèo, một hiện tượng độc đáo
của nền âm nhạc Việt Nam. Mỗi làn điệu chèo đều gắn liền với nội dung vàtính
cách của tâm trạng nhân vật, đôi khi nó được khắc hoạ ngay trong câu hát, ở nhịp
đầu tiên của các làn điệu.
Ví dụ: làn điệu “con gà rừng” nhịp đầu hát con gà… a á rừng (tình tinh
tinh chát), hay làn điệu “dậm chân” hát từ trở đầu. Tôi dậm í ì i chân vái i ì đất/ í
i tôi kêu/í i trời …Một nét độc đáo trong các làn điệu hát chảo là các làn điệu rất
phong phú, hàm chứa nhiều cung bậc, tình cảm đời sống dân gian và thấm đẫm
chất liệu cổ truyền vừa đa dạng, vừa độc đáo. Chính vì thế - khác các loại hình
khác, hát chèo thường chia làm 4 loại để sử dụng cho phù hợp với đặc điểm
- 8 -
Tiểu luận: Đại Cương Mỹ Học

riêng.
4.2. Nét đẹp trong múa chèo
Bắt nguồn từ múa dân gian đồng bằng Bắc bộ, từ múa bông, múa xuân
phả, múa trong diễn xướng nhật đồng và phần nào mang dấu ấn của múa chăm.
Nhưng phần lớn những lớp múa hay nhất, đẹp và độc đáo nhất đều bắt nguồn từ
đời sống sinh hoạt hay lao động của người dân Việt Nam, mang đậm dấu ấn của
vùng đồng bằng lúa nước ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Nét đẹp của
sắc thái dân tộc Việt được thể hiện khá rõ nét trong từng động tác múa.
Lớp múa của “Thị Mầu lên chùa” đã trở thành ngôn ngữ chính để diễn tả
cái khát khao, cái lẳng lơ của nhân vật Thị Mầu. Còn trong trích đoạn “Xuý Vân
giả dại”, lớp “giả điên” là một tổ hợp múa liên tục kế tiếp nhau bằng các động
tác xe chỉ, luồn kim, khâu vá rồi lội sông, té bèo v.v…. Với những đường nét
khi khoan thai, khi gấp gáp đột biến, diễn tả cái điên dại giả vờ của Xuý Vân.
Nét đẹp tinh tế ở đây chính là sự gần gũi của múa Chèo với đời sông quần
chúng. Từ những công việc hàng ngày rất bình thường trong cuộc sống đã được
chọn lọc và sáng tạo tinh tế để trở thành cái đẹp lung linh của nghệ thuật.
4.3. Nét đẹp của âm nhạc chèo
Nét đẹp của âm nhạc chèo truyền thống thể hiện ở dàn nhạc công với các
nhạc cụ gồm trống, mõ, thanh la, nhị, hồ, nguyệt, sáo. Tuy không có vai trò quan
trọng song nó làm cho không khí đêm diễn thêm rộn rã, mang một sắc thái riêng
biệt. Đặc biệt là “tiếng trống chèo” một nhạc cụ dân tộc độc đáo nhất. Đó là bản
hoà tấu “thi trống” trong chèo, tất cả các nhạc cụ trong bộ gõ cũng được diễn
tấu, tạo nên một không khí tưng bừng sôi nổi, có sức cuốn hút người đến xem
hội chèo:
“Ăn no rồi lại nằm khoèo
Nghe tiếng trống chèo bế bụng đi xem”
Độc đáo hơn là cả chiếc trống con, với âm thanh và âm sắc không thể lẫn
vào đâu được. Với tài điêu luyện của nhạc công, những âm “rục” chen lẫn âm
“tình tính chát” kết hợp hài hoà tạo nên những khổ trống lưu không xuyên tâm
đặc sắc trong chèo. Cây nhị trong chèo ngọt sắc, réo rắt, trong vắt diễn tả được

nỗi buồn đến
xót xa. Trong các làn điệu sử dầu, làn thảm, du xuân v.v… Xong nó lại tả được
niềm vui trong sáng. Điệu đường trường tiếng đàn, sắp cổ phong v.v… lại tha
thiết trữ tình. Trong các làn điệu luyện năm cung, nhịp đuổi, đường trường bắn
chim thước…, cây nhị ở âm khu cao tạo nên vẻ réo rắt, cuốn hút với tính chất
thiết tha, da diết đầy ấn tượng. Chiếc trống cơm bập bùng không dùng dùi đánh
mà gõ nhịp nhàng bằng hai tay theo nhịp điệu làn hát hoà vào giàn nhạc đệm cho
người hát làm duyên. Thêm vào cho làn điệu chèo như là một thứ gia vị độc đáo
cho một món ăn đặc
sản
4.4. Nét đẹp trong trang trí và đạo cụ
- 9 -
Tiểu luận: Đại Cương Mỹ Học
Nghệ thuật tạo hình tham gia vào sân khấu chèo dân gian xưa ít ỏi và
muộn mằn hơn so với văn chương và âm nhạc. Trong điều kiện nghèo nàn về
vật chất của các gánh chèo xưa, cùng với phương tiện vận chuyển chỉ là đôi
chân đi bộ, lại thường biểu diễn trên sân đình, sân nhà quan, nhà giàu nên các
gánh chèo xưa đều không có cảnh trí cho các vở diễn. Cả trang phục và đạo cụ
đều rất giản dị mộc mạc.
*Sân khấu chèo xưa chỉ vẻn vẹn có một chiếu chiều chèo trải giữa sân
đình, mọi người ngồi xem sát bốn xung quanh chiếu. Trên chiếc chiếu là một
chiếc hòm đồ, khi vận chuyển thì đựng trang phục, khi diễn hòm trở thành vật
tượng trưng cho cảnh trí, khi là núi non, lúc là long sàng hay thềm đá v.v… thay
đổi theo diễn xuất ước lệ của các nhân vật trong từng hoàn cảnh quy định.
Ngăn cách giữa chiếu chèo với buồng trò (nơi diễn viên hoá trang, thay
trang phục để chờ ra diễn) là một cánh màn dải thẫm màu hai bên mép màn trở
thành cửa sinh, nơi nhân vật chèo ra vai, vào trò, và cửa tử nôi nhân vật thoát
vai, hạ trò. Xét về mặt nghệ thuật, sự giản dị mộc mạc chưa hẳn đã là độc đáo,
nó khó thoả mãn nhu cầu thị giác của người xem, có khiếu thẩm mỹ khác với
người dân lao động, nhưng nó vẫn là một nét đẹp riêng của nghệ thuật sân khấu

chèo truyền thống.
*Trang phục trong chèo: Trang phục trong chèo truyền thống không phức
tạp trong cách vì nó được khai thác dựa trên quần áo đời thường. Đặc điểm là
mộc mạc, giản dị với quần chúng, thể hiện được quan điểm thẩm mỹ của người
diễn chèo và người xem chèo truyền thống. Họ coi trọng ý nghĩa cao đẹp của
tích trò hơn sự lộng lẫy của trang trí, phục trang vở diễn. Họ coi trọng tài năng
nghệ thuật của người nghệ sĩ hơn là những thứ phù trợ hoa hoè hoa sói. Đó cũng
chính là nét đẹp riêng của nghệ thuật chèo truyền thống, điều đó đã mang lại cho
con người (cả diễn viên và khán giả) một cảm giác gần gũi, thân quen và thoải
mái, người diễn và người xem hoà quyện vào nhau như không hề có khoảng
cách. Trang phục trong chèo thường là áo tứ thân, mớ ba, mớ bẩy, hay các bộ áo
cánh, quần nâu sòng, quần lã toạ. Đều là những trang phục đời thường của người
dân lao động. Nếu các nhân vật quan lại, quý tộc thì trang phục cũng giản dị,
cách tân từ các bộ áo dài, đúng như trang phục vua chúa ngày xưa.
* Đạo cụ trong chèo: là một bộ phận không thể bỏ qua, vì nó đã góp phần
làm nên đặc trưng riêng cho nghệ thuật diễn chèo. Trong nghệ thuật sân khấu
chèo truyền thống, cách xử lý, diễn xuất của các diễn viên đều bằng các động tác
hư, nên các đạo cụ xuất hiện trên sân khấu rất ít. Nổi lên là một số đạo cụ mà
trong nghề gọi là đạo cụ tuỳ thân. Tuy ít ỏi nhưng việc xử lý các đạo cụ này lại
mang một phong cách đặc biệt, lại có những giá trị nghệ thuật độc đáo và thú vị.
Đạo cụ tuỳ thân trong chèo là cái quạt của các vai Sinh, Đào; cái gậy của các vai
Hề, Lão, Mụ; cái mồi lửa của lính hầu cung đình; cái bộ trống của phù thuỷ, cái
mái chèo của ngư ông v.v… trong số các đạo cụ tuỳ thân ấy, ta thấy nổi bật hơn
cả là cái quạt, cái gậy và cái mái chèo. Cái tính chung của đạo cụ tuỳ thân là ở
- 10 -
Tiểu luận: Đại Cương Mỹ Học
chỗ tuy nó là một vật cụ thể nhưng lại trở thành một vật trung gian để qua diễn
xuất ước lệ của nhân vật mà nó có thể trở thành vật thể, đồ dùng khác với sự
tưởng tượng, bổ xung của khán giả chèo.
- Cái quạt trong chèo: biểu hiện nhiều hình thức khác nhau. Cái quạt trong

tay người diễn viên khi thì là phong thư, lúc lại là quyển sach, có khi là cây bút,
có lúc lại là mái chèo. Cái quạt trong chèo được xử lý vô cùng linh hoạt, không
gò ép vào bất kỳ một hình thức nào cụ thể thể hiện tính linh hoạt trong nghệ
thuật sấn khấu chèo.
- Cái gậy trong chèo: là một đạo cụ tuỳ thân gắn bó với các vai Hề, Lão,
Mụ. Cái gậy gỗ trong tay anh Hề, cái gậy tre trong tay lão say, lão mốc, trong
tay bà ăn xin, trong tay thày bói. Cái gậy trúc đầu rồng trong tay thần núi, tiên
ông… mỗi người một vẻ song cái gậy cũng góp phần diễn tả trạng thái tính cách
như một bộ phận không thể thiếu trong hình tượng nhân vật. Cái gậy trong tay
anh Hề khi theo hầu cậu, khi thì dùng để quẩy túi hành trang, hoặc cắp nách,
cầm tay, khi lại trở thành vũ khí tự vệ, lúc lại dùng để múa gậy mua vui đua
nghịch.
Bằng tài năng sáng tạo của mình các nghệ sĩ chèo xưa đã làm cho cái gậy
có thần. Nó là vật vô tri mà chứa đầy sức sông mang được cả tiếng cười sảng
khoái và niềm vui nỗi buồn.
CHƯƠNG II
TÌM HƯỚNG ĐI ĐỂ GÌN GIỮ, BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU CHÈO TRUYỀN THỐNG
1. Bảo lưu và phát triển nghệ thuật sân khấu chèo chuyên nghiệp
Hiện nay, tại nhiều tỉnh khu vực phía Bắc, có rất nhiều đoàn chèo chuyên
nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng.
Vậy cần phải thực hiện những phương hướng gì để phát triển nghệ thuật
sân khấu chèo chuyên nghiệp?
*Trước hết cần sắp xếp lại tổ chức, cơ cấu một đoàn chèo hoặc nhà hát
chèo một cách ổn định. Thực hiện được yêu cầu những người làm nghệ thuật
phải biết nghệ thuật, có đạo đức nghệ thuật. Các đoàn chèo nghệ thuật cần tách 2
mảng hoạt động: phát huy và bảo tồn: Tuổi trẻ lưu diễn và học tập, tuổi cao giảng
dạy trao truyền và khai thác giữ gìn.
*Từng bước đổi mới chất lượng đội ngũ, diễn viên, nhạc công kế cận của
các đoàn nghệ thuật bằng cách đào tạo chính quy và tại chức.Liên tục nâng cao

tri thức hiểu biết chính trị - văn hoá - xã hội cho nghệ sỹ diễn viên. Đào tạo và
xây dựng dần thành bộ tam tứ: tác giả - đạo diễn âm nhạc và diễn viên để chủ
động phát huy tiềm năng, trí tuệ nghệ thuật quê hương.
2. Bảo lưu và phát triển nghệ thuật chèo cơ sở
Hiện nay, tại nhiều tỉnh phía Bắc, còn rất nhiều làng chèo truyền thống
đang hoạt động, vì thế việc bảo lưu và phát triển nghệ thuật chèo ở cơ sở cũng là
nhiệm vụ quan trọng.
- 11 -
Tiểu luận: Đại Cương Mỹ Học
*Các trường Văn hoá nghệ thuật của tỉnh, cùng với các đoàn chèo phải
phối hợp với trung tâm văn hoá các huyện, thị mở các lớp tập huấn nghệ thuật
chèo theo hình thức xã hội hoá.
*Thường xuyên tổ chức giao lưu ca hát giữa các làng chèo và các cuộc thi
của các ban ngành của các tỉnh như, bí thư, chủ tịch, mặt trân, thanh niên, phụ
nữ, thiếu niên… ở xã, phường, thị trấn.
*Đối với các nghệ nhân viết chèo, đàn chèo, hát chèo giỏi tại các làng
chèo của các tình thế Đảng và Nhà nước ta cần có chế độ chính sách xứng đáng
động viên, khuyến khích họ tiếp tục cống hiến tài năng của mình cho quê hương,
truyền nghề lại cho con cháu.
- 12 -
Tiểu luận: Đại Cương Mỹ Học
C.KẾT LUẬN
Nghệ thuật sân khấu chèo truyền thống là di sản văn hoá quý báu của ông
cha ta. Nghệ thuật sân khấu chèo truyền thống mang trong mình cái đẹp của nền
văn hoá Việt Nam “tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.
Ngày nay trong xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, thị
hiếu thưởng thức nghệ thuật của người Việt Nam đặc biệt là giới trẻ đã có nhiều
thay đổi. Giới trẻ Việt Nam ngày nay chủ yếu thiên về các loại hình nhạc trẻ:
Pop, Hiphop, Rock; họ ít còn hướng tới các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền
thống, đặc biệt là chèo.

Chính vì vậy, ta phải tiếp tục bảo tồn, gìn giữ và phát triển nghệ thuật sân
khấu chèo truyền thống, làm sao để sân khấu chèo đối với công chúng, đi sâu
vào lòng công chúng đặc biệt là giới trẻ - người sẽ kế tục sự nghiệp của cha anh.
- 13 -
Tiểu luận: Đại Cương Mỹ Học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chèo cổ Thái Bình - Nhiều tác giả - Sở Văn hoá Thông tin Thái
Bình – 1999
2.Sân khấu truyền thống bản sắc dân tộc và sự phát triển - TS Đào
Mạnh Hùng (chủ biên) - Nxb sân khấu - 2003
3. Những làn điệu chèo cổ và hát dân ca đồng bằng Bắc bộ (tập 1) -
Nhiều tác giả - Nhà Văn hoá trung tâm tỉnh Thái Bình - 2003.
4.Mấy vấn đề về nghệ thuật chèo - Nhiều tác giả - Viện sân khấu -
Sở Văn hoá thông tin Thái Bình xuất bản - 1990
MỤC LỤC
Trang
- 14 -
Tiểu luận: Đại Cương Mỹ Học
A. Phần mở đầu 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 1
3. Yêu cầu đạt được 1
4. Cấu trúc bài tiểu luận 2
B. Phần nội dung 2
Chương I: Cái đẹp trong nghệ thuật sân khấu chèo truyền thống 2
I. Vài nét về sự hình thành nghệ thuật sân khấu chèo 2
II. Mấy nét đẹp trong nghệ thuật sân khấu chèo truyền thống 2
1. Cái đẹp trong phong vị chèo 2
1.1. Sự kết hợp giữa yếu tố hiện thực và lãng mạn 2
1.2. Sự kết hợp giữa dân gian và bác học 3

1.3. Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại 3
2. Nét đẹp trong cách sử dụng văn học chèo 3
2.1. Sử dụng văn học dân gian và văn học bác học 3
2.2. Sử dụng chất liệu thư pháp 4
3. Nét đẹp của nội dung và hình thức 4
3.1. Về nội dung 5
3.2 Về hình thức 6
4. Nét đẹp trong làn điệu, múa, nhạc, trang trí của nghệ thuật sân khấu
chèo truyền thống 6
4.1. Nét đẹp trong làn điệu chèo 7
4.2. Nét đẹp trong múa chèo 8
4.3. Nét đẹp của âm nhạc chèo 8
4.4. Nét đẹp trong trang trí và đạo cụ 8
Chương II: Tìm hướng đi để bảo tồn, giũ gìn và phát triển nghệ thuật
sân khấu chèo truyền thống 10
1. Bảo lưu và phát triển nghệ thuật sân khấu chèo chuyên nghiệp10
2. Bảo lưu và phát triển nghệ thuật chèo cơ sở 10
C. Kết Luận 12
- 15 -

×