Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

biểu hiện của cái Đẹp trong nghệ thuật Hy Lạp cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.74 KB, 14 trang )

biểu hiện của cái Đẹp trong nghệ thuật Hy Lạp cổ đại
MỞ ĐẦU
Cái Đẹp là phạm trù cơ bản, trung tâm của mĩ học, do đó, việc vạch ra
toàn bộ bản chất của cái Đẹp có một ý nghĩa vô cùng quan trọng cho việc nghiên
cứu các qui luật khác của đời sống thẩm mĩ. Cái Đẹp không chỉ là thước đo hoạt
động của con người mà còn là cái chuẩn để đo phẩm chất người. Cái Đẹp gắn
với bản chất sáng tạo của con người, gắn với quá trình hoàn thiện hoàn mĩ của
con người, gắn với sự tự sản sinh ra chính con người.
Xét về mặt lịch sử, từ xưa đến nay, quan niệm về cái Đẹp được các nhà mĩ
học bàn luận rất nhiều, song chưa đi đến một quan điểm thống nhất. Các nhà mĩ
học đã xuất phát từ cơ sở triết học khác nhau về cái Đẹp. Đó là quan điểm duy
vật hay duy tâm, trong đó còn thể hiện rõ quan điểm duy vật biện chứng hay duy
vật máy móc, duy tâm chủ quan hoặc duy tâm khách quan.
Những thành tựu thẩm mĩ của phương Đông với các nền văn hóa và nghệ
thuật nổi tiếng của Ai Cập, Babilon, Ấn Độ, Trung Quốc…đã làm tiền đề cho sự
khái quát lí luận thẩm mĩ. Các nhà thẩm mĩ học phương Tây cổ đại cũng thừa
nhận họ đã học được nhiều điều của phương Đông.
Tuy nhiên, một trong những cơ sở có ảnh hưởng sâu sắc. trực tiếp nhất
đến sự phát triển của văn minh nhân loại vẫn phải kể đến đời sống thẩm mĩ của
người Hy Lạp cổ đại. Công lao to lớn của họ ở chỗ họ đã tạo ra được một nền
nghệ thuật sáng chói với nhiều loại hình, loại thể. Trên cơ sở đó, họ lại tiến hành
đúc kết thành lí luận về những bước đi của nghệ thuật, tạo thành điểm tựa, thành
sức mạnh trực tiếp cho cuộc đấu tranh vì tinh thần tiến bộ và tâm hồn cao cả của
con người. Đánh giá vai trò của Hy Lạp cổ đại, Ăngghen đã viết: “Không có cái
cơ sở do Hy Lạp và La Mã xây nên thì không thể có Châu Âu hiện đại…những
hình thức huy hoàng của nó đã dẹp tan những bóng ma của thời kì Trung cổ, ở
nước Ý đã xuất hiện một thời kì phồn vinh chưa từng có về nghệ thuật…”[1;39]
1
NỘI DUNG
1. Những đặc điểm cơ bản
Cư trú trên một bán đảo lớn gồm vô số các đảo nhỏ, đất nước Hy Lạp


nhìn ra Địa Trung Hải, đối diện với các quốc gia nổi tiếng ở vùng Tiểu Á, Tế Á
và Bắc Phi. Các bộ lạc và liên minh bộ lạc Hy Lạp sống trong các thung lũng, ở
đây thiên nhiên đã khéo ngăn cách họ bằng những dãy núi cao đâm từ lục địa ra
biển, tạo thành những đồng bằng vừa tầm với khả năng tổ chức và quản lí các
quốc gia trong trình độ văn minh đầu tiên. Mô hình quốc gia khá độc đáo của Hy
Lạp lúc đó là thành bang (bao gồm một thành trì với số dân cư khá đông đúc với
một công trình văn hóa lớn và một nông thôn phụ cận).
Sự áp bức giai cấp ở Hy Lạp cũng không đến mức tột cùng khủng khiếp.
Ngay từ buổi đầu lập nghiệp, nhà nước dân chủ chủ nô Hy Lạp được tạo nên
trước hết bằng công luận, bằng cách giơ tay tán thành thủ lĩnh. Nhờ hình thức tổ
chức đó, chình thể dân chủ chủ nô Hy Lạp có những nét tiến bộ độc đáo. Ở đây,
những công dân tự do: người làm ruộng, thợ thủ công, nhà trí thức…trở thành
lực lượng quan trọng góp phần trực tiếp trong công cuộc phát triển văn hóa xã
hội. Chính những nguyên tắc dân chủ này đã góp phần quan trọng khẳng định
vai trò vị trí của con người. Con người được khẳng định về mặt tầm vóc, trí tuệ
và tâm hồn. Nhờ vai trò tích cực của cuộc sống, của nhân dân mà nghệ thuật Hy
Lạp đã mang tính xã hội công dân. Nghệ thuật nói riêng và đời sống thẩm mĩ cổ
đại Hy Lạp nói chung thấm nhuần lòng tin vào vẻ đẹp và sự cao cả của con
người tự do biết đón nhận trách nhiệm. Những tác phẩm của nghệ thuật Hy Lạp
cho đến nay vẫn làm chúng ta ngạc nhiên về tính hiện thực, tính hài hòa, nhân tố
hoàn chỉnh, tinh thần lạc quan anh hùng và lòng tôn trọng phẩm chất của con
người. Ở đây, lần đầu tiên vẻ đẹp toàn diện của con người trở thành lí tưởng
thẩm mĩ trong sáng, thành nguồn cảm hứng chủ yếu của văn học nghệ thuật.
2
Hơn ở đâu hết, ở Hy Lạp cổ đại, nhà nước dân chủ chủ nô vừa đề cao vai
trò của các võ tướng như Héc-to, Asin, lại vừa đề cao vẻ đẹp trí tuệ của các nhà
hiền triết như Đêmôcrít, Aristot…Vẻ đẹp thể chất của con người được trọng
vọng, người ta mở hội đua tài ở Olempic, người ta tạc tượng để tưởng niệm
những dũng tướng, những người trí tuệ uyên bác và cả dựng tượng, vẽ tranh
ngợi ca những người đoạt giải quán quân thể thao.

Thoát ra khỏi thời kì mông muội dã man, con người bắt đầu hướng đôi
mắt đầy khát vọng của mình vào thế giới của những cái cao đẹp. Họ chiêm
ngưỡng thế giới ấy bằng một trực giác hình tượng, bằng triết học thô sơ; họ giải
thích cuộc đời bằng cảm quan, nhưng sự cảm quan này đã có dấu vết của cái
nhìn khoa học luận lí.
Tôn giáo của Hy Lạp cổ đại cũng rất khác với các tôn giáo của các dân tộc
khác cùng thời. Các vị thần của họ cũng có cuộc sống y như con người dưới trần
thế. Thần linh cũng cần ăn mặc, cũng thích múa hát, mở hội, tiệc tùng, cũng yêu
đương vụng trộm, cũng ghen tuông, khích bác. Vẻ đẹp của cá vị thần cũng
không khác là mấy so với vẻ đẹp của con người. Chính vì thế, thực chất của
Thần thoại Hy Lạp là sự phối hợp giữa trí tuệ và hồn thơ, nói như C. Mác, nó
không chỉ là “Lò phát sinh, mà còn là nguồn nuôi dưỡng nghệ thuật”.
Nghệ thuật Hy Lạp cổ đại đã thành tựu trên tất cả các mặt đó của đời sống
xã hội. Một phía, nó trực tiếp mô tả cuộc đời có thực: những cảnh làm ăn, buôn
bán và chiến trận. Phía kia, nó ngợi ca cái thế giới do trí tưởng tượng phong phú
của con người thêu dệt nên – thế giới viễn tưởng, nghĩa là một thiên đường trên
đỉnh Olanhpơ. Đồng thời, họ cũng không khéo và thực tế khi đan kết hai thế giới
ấy vào nhau. Tuy nhiên trong sự đan kết đó, bao giờ con người cũng là nhân vật
trung tâm, nét hiên thực vẫn là nét chủ đạo.
Sự chú ý ngợi ca một loạt những mẫu người trong lí tưởng thẫm mĩ Hy
Lạp cổ đại gắn bó với những ước vọng lớn lao của con người ấy về cái Đẹp
hoàn thiện, hoàn mĩ, về một con người toàn thiện, toàn bích cả về sức mạnh cơ
bắp lẫn sức mạnh tài trí rời chuyển núi sông.
3
Song song với sự phát triển của nghệ thuật, các khoa học như: triết học,
chính trị học, đạo đức học, khoa học vũ trụ, mỹ học…cũng được chú ý. Sự tạo
lập một lí thuyết mĩ học đã có tác dụng tổng kết đời sống thẩm mĩ và có tác dụng
hướng dẫn nghệ thuật phát triển.
Từ Pitago đến Đêmôcrit, từ Xôcrat đến Platon, Aristốt, các quan hệ giữa
thực tại và thẩm mĩ, cái xấu và cái đẹp, cái chân và cái thiện luôn được đặt ra

song song và hòa nhập với các vấn đề của vũ trụ và nhận sinh.
Không những có tác dụng trực tiếp ở thời đại đó, các lí thuyết thẩm mĩ
của Hy Lạp cổ đại còn đóng góp vào việc mở đường cho những tìm tòi của các
thời đại kế tiếp làm cho sự phát triển của xã hội loài người thêm phong phú.
2. Những tính chất cơ bản của lí luận thẩm mĩ Hy Lạp cổ đại
1.1 Trước hết, họ coi sự khái quát đời sống thẩm mĩ thành lí luận là sự
khái quát có tính triết học. Do đặc trưng của tư duy cổ đại là loại tư duy còn
chưa phân ngành triệt để nên mỹ học chỉ được coi là một bộ phận của triết học,
Trong hình thái sơ khai của nó, những tri thức thẩm mĩ đan chéo với các quan
điểm triết học, chính trị và khoa học mà tạo thành một khối không phân tách. Ưu
điểm cơ bản của các nhà mỹ học cổ đại Hy Lạp là biết tập trung vào các vấn đề
có liên quan đến thế giới quan và phương pháp sáng tác nghệ thuật, biết xới các
ván đề cốt tủy của mối quan hệ giữa khách thể thẩm mĩ và chủ thể sáng tạo.
1.2. Bằng lối nói riêng, các nhà lí luận thẩm mĩ Hy Lạp cổ đại thông qua
học thuyết “Bắt chước” để lí giải nguồn gốc và chức năng của văn học nghệ
thuật. Nhìn chung họ chia ra làm hai phái rõ rệt. Phái duy vật cho rằng nghệ
thuật có bản chất là “bắt chước thực tại”. Cuộc sống hiện thực là cái có trước,
con người dùng tài khéo của mình để phản ánh lại những cái đã có và sẽ có theo
luật cảm hứng. Đại diện cho phái này có Đê- mô- crit, Aristot…Phái duy tâm
cũng thừa nhận nghệ thuật là sự bắt chước thần linh, nhờ thần nhập mà nghệ sĩ
mới có được cảm hứng trong sáng tác. Tiêu biểu cho phái này là Platon.
1.3. Các nhà mỹ học Hy Lạp cổ đại cũng rất chú trọng đến xây dựng một
hệ thống các phạm trù mỹ học như cái Đẹp, cái Bi, cái Hài, cái Hòa điệu, cái
Mức độ, cái Trác tuyệt…Nhìn chung, họ cho rằng các phạm trù này là có tính
4
phổ biến. Ở những mức độ khác nhau, các phạm trù trên đều là kết quả của sự
khái quát hiện thực và thực tiến nghệ thuật. Các phạm trù mỹ học thời cổ đại
đồng thời còn là phạm trù của đạo đức, của phép biện chứng mộc mạc và của
triết học tự nhiên nữa, bởi vì với người Hy Lạp cổ đại, mọi hình thái hoạt động
đều được coi là đối tượng của nhận thức thẩm mĩ.

Các phạm trù mĩ học Hy Lạp cổ đại mặc dù là kết quả của sự trừu tượng
hóa, của sự khái quát hóa nhưng nó không rơi vào tình trạng siêu hình. Bởi lối tư
duy lí luận của các nhà mỹ học cổ đại vừa mang tính chất cụ thể vừa có xu
hướng bám sát sự vật mà khái quát lên những vấn đề chung.
1.4. Lí luận thẩm mĩ Hy Lạp cổ đại còn thể hiện tính “bề mặt” của sự
nhận biết đối tượng và tính “cơ thể” của sự biểu hiện. Vì thế, tính “mực thước”,
“hài hòa” của cơ thể con người đã trở thành một nguyên tắc cơ bản của sự sáng
tạo nghệ thuật. “Tính bề mặt” của ý thức thẩm mĩ và của sáng tạo nghệ thuật dẫn
đến hiện tượng các nhà thẩm mĩ Hy Lạp mới chỉ kịp làm cho ngạc nhiên và
khâm phục trước cái tinh xảo, chau chuốt của vẻ đẹp hoàn mĩ trước vóc dáng
của con người, thông qua đó mà nói bản chất chứ chưa đi sâu vào đời sống bên
trong, chưa khắc họa được nội tâm nhân vật. Chính vì người Hy Lạp chưa đạt
tới trình độ phân tích, mổ xẻ tự nhiên và con người nên họ mới chỉ dừng lại ở
quan niệm giới tự nhiên và con người là một chỉnh thể, một khối thống nhất. Đó
cũng là kết quả của lối trực giác lí trí và tâm hồn gắn liền với vật thể của người
Hy Lạp cổ đại.
1.5. Tính hoàn chỉnh nhiều vẻ của các loại hình, loại thể trong nghệ thuật
và sự phân loại nghệ thuật trong lí luận thẩm mĩ đã đạt đến mức độ chuẩn xác,
chữa đựng những mầm mống của những dạng thế giới quan cơ bản nhất và một
phương pháp sáng tác hiện thực thô sơ làm tiền đề cho các giai đoạn sáng tác
sau này.
1.6. Các quan niệm thẩm mĩ Hy Lạp cổ đại không chỉ là những khái quát
trí tuệ về thực tiễn nghệ thuật, mà còn phản ánh những cuộc đấu tranh giai cấp
quyết liệt giữa chủ nô và nô lệ, cuộc đấu tranh chính trị giữa những kẻ giàu và
5

×