Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

“Phân tích nguồn vốn đầu tư rực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.71 KB, 121 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ & PTNT





KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài
PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO TỈNH THANH HÓA
Sinh viên thực hiện : LÊ THỊ THU HIỀN
Lớp : KTNN A
Khóa : 55
Chuyên ngành : KTNN
Giáo viên hướng dẫn : ThS. TRẦN ĐỨC TRÍ
HÀ NỘI - 2014
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung của khóa luận là tôi tự nghiên cứu, tìm
hiểu thực tế cùng với sự tham khảo những các tài liệu trên sách, báo, tạp chí và
các luận văn của các khóa trước của trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội.
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ trong một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đều được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được trích
rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2014
Sinh viên
Lê Thị Thu Hiền
i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này cũng như hoàn thành cả quá trình học tập
tại trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội ngoài nỗ lực cố gắng của bản thân,
tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình từ phía thầy cô, bạn
bè và người thân.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo Ths.Trần
Đức Trí, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực
hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế và
PTNT cùng thầy cô giáo trong trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã tạo
điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bác, cô, chú,anh, chị cán bộ Sở kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa đã nhiệt tình giúp đỡ cung cấp những số liệu
và những thông tin cần thiết để tôi hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè luôn ở bên
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2014
Sinh viên
Lê Thị Thu Hiền
ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Thanh Hóa là tỉnh có diện tích rộng lớn; nằm trong vùng ảnh hưởng của
những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và những tác động của các
vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, Nam Bộ; tài nguyên thiên nhiên phong phú,
đa dạng, điều kiện tự nhiên mang lại nhiều thuận lợi cho sự phát triển. Nhiều
dự án lớn đã và đang góp phần thay đổi, cải thiện đáng kể đời sống của nhân
dân trong tỉnh. Thực tế cho thấy, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp phát triển ở
tỉnh Thanh Hóa hiện nay đã có những dấu hiệu tích cực, lượng vốn đầu tư ngày
càng tăng, chất lượng vốn ngày càng được cải thiện Tuy nhiên, bên cạnh
những mặt tích cực đó, công tác này còn bộc lộ rất nhiều hạn chế và khó khăn

cần được tháo gỡ. Đó là cơ chế quản lý chưa thật sự thông thoáng, thủ tục đầu
tư còn rườm rà gây trở ngại cho các nhà đầu tư, việc thực hiện các chính sách
thu hút vốn còn kém hiệu quả và phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các
địa phương khác trong thu hút vốn… Do vậy, việc nghiên cứu và đề xuất giải
pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp trên địa bàn Thanh Hóa trong giai đoạn
mới là vấn đề có ý nghĩa cấp bách cả về lý luận và thực tiễn.
Với lý do đó, tôi lựa chọn đề tài “Phân tích nguồn vốn đầu tư rực tiếp
nước ngoài (FDI) vào tỉnh Thanh Hóa” làm tên đề tài Khóa luận tốt nghiệp
chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Từ việc phân tích, đánh giá thực vốn đầu
tư trực tiếp cùng các giải pháp thu thu hút vốn đã được thực hiện trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua. Đề xuất các giải pháp chủ yếu về việc thu
hút vốn đầu tư trực tiếp vào tỉnh trong thời gian tới nhắm đáp ứng nhu cầu mục
tiêu đặt ra của tỉnh. Đối tượng nghiên cứu là những yếu tố liên quan đến vốn đầu
tư trực tiếp hiện đang có tại tỉnh Thanh Hóa: các doanh nghiệp có vốn FDI, các
cơ quan chức năng quản lý, các Chính sách liên quan…
iii
Đề tài hệ thống hóa các cơ sở lý luận về vốn đầu tư trực tiếp nước. Bên
cạnh đó tôi trình bày cơ sở thực tiễn đó là tình hình thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại Việt Nam cũng như một số nước trên thế giới
Phần đặc điểm, địa bàn nghiên cứu tôi trình bày đặc điểm địa bàn của
tỉnh Thanh Hóa về: điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, tình hình giao thông,tình
hình dân số, cơ sở vật chất, tình hình sản xuất kinh doanh. Từ đó tôi lựa chọn
phương pháp nghiên cứu là phân tích tổng hợp, phân tích thống kê, phân tích
so sánh từ phiếu điều tra và quan sát.
Trong phần kết quả nghiên cứu trọng tâm của khóa luận, tôi tập trung
vào những nội dung chính sau:
Trong giai đoạn 2011-2013 trên địa bàn Thanh Hóa đã có 11 dự án đầu
tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép với tổng vốn đăng ký là 2.445,83
triệu USD. Tính trung bình, mỗi năm có 4 dự án được cấp giấy phép. Quy mô

bình quân mỗi dự án đầu tư được cấp giấy phép trong thời kỳ này là 222,35
triệu USD/dự án.
Giai đoạn này, trong số các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thanh
Hóa, công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (72,72% tổng số dự án và
99,2%tổng vốn đăng ký), tiếp đó là ngành dịch vụ 27,28% tổng số dự án
nhưng chỉ chiếm 0,80% tổng vốn đăng ký) và không có một dự án nào trong
khu vực ngành nông nghiệp.
Trong giai đoạn 2011-2013, hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm ưu
thế tại Thanh Hóa với 7 dự án, chiếm 63,64% tổng số dự án và hình thức liên
doanh có 4 dự án, chiếm 36,36%. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
không có dự án nào. Tuy vậy, tỷ trọng các dự án liên doanh đang có xu hướng
tăng lên.
Tính đến 31/12/2013, có các Công ty và nhà đầu tư của 11 quốc gia và
iv
vùng lãnh thổ tiến hành các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa. Trong đó, Nhật Bản là quốc gia có vốn FDI cao nhất, tiếp đó
là Singapor, Hàn Quốc, Thái Lan, Pháp, Trung Quốc, Hong Kong và Đài
Loan, Bỉ
Giai đoạn 2011-2013 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 6 địa phương có đầu
tư trực tiếp từ nước ngoài trên tổng số 27 huyện, thị, thành phố; nhìn chung
nguồn vốn này phân bổ không đồng đều giữa các địa phương cũng như các năm.
Điều này cho thấy tỉnh Thanh Hóa thực sự chưa làm tốt công tác thu hút và chưa
duy trì được hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào tỉnh.
Trong giai đoạn này, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhìn chung không ổn đinh, tuy nhiên, nộp
Ngân sách Nhà nước có xu hướng tăng, thu hút được lực lượng lao động dồi
dào, có trình độ văn hóa và chuyên môn ngày một cao hơn.
Tình hình giải ngân vốn đầu tư FDI vào tỉnh Thanh Hóa đang còn chậm,
đến nay, tỉnh vẫn chưa có giải pháp nào triệt để để khắc phục tình trạng này.
Những năm gần đây, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa

bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những chuyển biến tích cực, lượng vốn thu hút
ngày càng tăng, tỷ trọng vốn đang có xu hướng hợp lý hơn. Các nguồn vốn
đều đạt khá so với kế hoạch và tăng đều theo các năm. Tuy nhiên, bên cạnh
những kết quả đạt được, thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào tỉnh
Thanh Hóa nhìn chung chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế cũng như đóng
góp của tỉnh vào phát triển kinh tế - xã hội.
Qua nghiên cứu tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp vào tỉnh Thanh
Hóa, nhận thấy những điểm bất cập trên là có thể khắc phục được, tôi đã đưa
ra định hướng để tăng thu hút vốn FDI là:Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu
tư kinh doanh, tạo sự thông thoáng, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài
v
nước, đa dạng các hình thức kinh doanh nhưng phát triển chủ lực là ngành
công nghiệp.
Để đạt được định hướng trên có một số giải pháp được đưa ra là: hoàn
thiện hệ thống Pháp luật, hoàn thiên quy hoạch phát triển của tỉnh, chú trọng
đào tạo lao động, bên cạnh việc xúc tiến thu hút vốn FDI mới, cần tăng cường
hỗ trợ, ưu đãi tài chính cho các nhà đầu tư đang hoạt động có hiệu quả tại
Thanh Hóa.
Cuối cùng là kết luận về vấn đề và đưa ra một số kiến nghị.
vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii
MỤC LỤC vii
DANH MỤC BẢNG x
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ xii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xiii
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP VÀO TỈNH THANH HÓA 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Một số khái niệm 4
2.1.2. Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 10
2.1.3 Đặc điểm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 14
2.1.4 Một số nhân tố ảnh hưởng tới sự thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 15
2.1.5. Một số chính sách liên quan đến thu hút vốn FDI của tỉnh Thanh Hóa 19
2.2. Cơ sở thực tiễn 25
2.2.1 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước trên thế giới 25
2.2.2 Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta 28
2.4 Bài học kinh nghiệm rút ra 30
vii
PHẦN III
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
3.1 Đặc điểm địa bàn tỉnh Thanh Hóa 32
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 32
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội và nhân văn 35
3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ , tổ chức cơ cấu bộ máy của Sở Kế Hoạch đầu tư Thanh Hóa. .36
3.2 Phương pháp nghiên cứu 38
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 38
3.2.2 Phương pháp sử lý số liệu 38

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 38
3.3 Hệ thống các chỉ tiêu 39
3.3.1. Chỉ tiêu nghiên cứu về quy mô FDI 39
3.3.2. Chỉ tiêu nghiên cứu cơ cấu và hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài 39
3.3.3. Chỉ tiêu giải ngân vốn FDI 40
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41
4.1 Thực trạng vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp tại tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2013 41
4.1.1 Thực trạng chung 41
4.1.2. Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thanh Hóa 61
4.1.3 Đánh giá chung về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thanh Hóa 69
*Những mặt tích cực 78
*Những hạn chế và nguyên nhân 78
4.1.4 Đánh giá yếu tố ảnh hưởng tới vốn FDI tại tỉnh Thanh Hóa 79
4.2. Định hướng, mục tiêu và một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút và nâng cao hiệu
quả sử dụng nguồn vốn FDI ở tỉnh Thanh Hóa 83
4.2.1 Định hướng thu hút nguồn vốn FDI theo ngành thời kỳ 2013-2015 tại Thanh Hóa 83
4.2.2. Mục tiêu thu hút nguồn vốn FDI ở tỉnh Thanh Hóa 85
4.2.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI ở
tỉnh Thanh Hóa 87
PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95
5.1. Kết luận 95
5.2 Kiến nghị 96
5.2.1. Đối với Nhà nước 96
viii
5.2.2. Đối với tỉnh Thanh Hóa 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC 99
ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Tình hình cấp giấy phép và điều chỉnh các dự án có vốn Đầu tư nước
ngoài vào Thanh Hóa giai đoạn 2011-2013 44
Bảng 4.2: Quy mô và số lượng các dự án đầu tư trực tiếp nước trên địa bàn Thanh
Hóa giai đoạn 2011-2013 45
Bảng 4.3: Cơ cấu các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn 2011-2013
phân theo ngành kinh tế 47
Bảng 4.4: Tỷ trọng các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
thời kỳ 2011-2013 49
Bảng 4.5: Tỷ trọng các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài chi tiết
qua các năm 2011-2013 49
Bảng 4.6: Các đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hóa 50
Bảng 4.7: Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
tính đến 31/12/2013 53
Bảng 4.8: Quy mô các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phân theo loại
hình kinh tế tính đến 31/12/2013 55
Bảng 4.9: Cơ cấu phân bổ vốn FDI trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2013 được thể
hiện cụ thể trong bảng sau 56
Bảng 4.10: Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang hoạt
động trên địa bàn tỉnh tính đến 31/12/2013 58
Bảng 4.11: Số lượng lao động của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại tỉnh
Thanh Hóa phân theo hình thức đầu tư 60
Bảng 4.12: Thu nhập bình quân lao động của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
tại tỉnh Thanh Hóa phân theo hình thức đầu tư (theo giá cố định) 60
Bảng 4.13:Tình hình cam kết và giải ngân của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN Thanh
Hóa giai đoạn 2011- 2013 61
Bảng 4.12 :Tình hình cam kết và giải ngân của các dự án FDI còn hiệu lực trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa tính đến 31/12/2013 61
x
Bảng 4.14: Vốn đầu tư phát triển phân theo thành phần kinh tế tỉnh Thanh Hóa giai

đoạn 2011-2013 (theo giá hiện hành) 62
Bảng 4.15: GDP của tỉnh phân theo ngành kinh tế (theo giá hiện hành) 64
Bảng 4.16: GDP tỉnh Thanh Hóa phân theo Thành phần Kinh tế
(theo giá hiện hành) 65
Bảng 4.17: Giá trị sản xuất trên địa bàn tỉnh phân theo
loại hình kinh tế 66
Bảng 4.18: Doanh thu thuần của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên
địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2013 66
Bảng 4.19: Số lượng và thu nhập của người lao động Thanh Hóa (theo giá hiện hành)
trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
giai đoạn 2011-2013 68
Bảng 4.20: Số liệu khảo sát về những hạn chế của chính sách thu hút
vốn tín dụng tại tỉnh Thanh Hóa 73
Bảng 4.21: Ý kiến của đối tượng được khảo sát về đất đai 74
Bảng 4.22: Ý kiến của đối tượng được khảo sát về
môi trường kinh doanh 77
Bảng 4.23: Vốn đầu tư phát triển phân theo vùng miền trên địa bàn Thanh Hóa giai
đoạn 2011-2013 (theo giá hiện hành) 80
xi
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 3. 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa 37
Sơ đồ 4.1: Quy trình quản lý dự án FDI của phòng Kinh tế đối ngoại 43
Biểu đồ 4.1 : Cơ cấu ngành trong tổng giá trị các dự án FDI trên địa bàn Thanh Hóa giai đoạn 2011 –
2013 48
Biểu đồ 4.2: Cơ cấu phân bổ vốn FDI trên địa bàn tỉnh
giai đoạn 2011 - 2013 56
Biểu đồ 4.3: Tình hình nộp Ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn Thanh Hóa
giai đoạn 2011-2013 58
Biểu 4.4: Tình hình thu hút lao động của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn Thanh Hóa giai đoạn
2011-2013 59

Biểu đồ 4.5 :Cơ cấu vốn đầu tư phát triển phân theo thành phần kinh tế tỉnh Thanh Hóa giai đoạn
2011-2013 63
Biểu đồ 4.6: Cơ cấu GDP của tỉnh phân theo ngành kinh tế 65
xii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt Nghĩa đầy đủ
CNH - HĐH Công nghiệp hóa-hiện đại hóa
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
ĐTNN Đầu tư nước ngoài
FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ nước ngoài
GDP Tổng sản phẩm quốc doanh
GPMB Giải phóng mặt bằng
KTĐN Kinh tế đối ngoại
STT Số thứ tự
TW Trung Ương
UBND Ủy ban nhân dân
USD Đô la Mỹ
WTO Tổ chức thương mại thế giới




xiii
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Vốn là một yếu tố đầu vào không thể thiếu trong nền kinh tế của mỗi
quốc gia. Một quốc gia muốn phát triển phải tận dụng và khai thác triệt để
nguồn lực quý giá đó. Đối với Việt Nam, nền kinh tế đang trên đà phát triển,

đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa, huy động vốn
đầu tư phát triển kinh tế nói chung và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói
riêng là vấn đề đặc biệt quan trọng cần được quan tâm giải quyết.
Thanh Hóa là tỉnh có diện tích rộng lớn; nằm trong vùng ảnh hưởng
của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và những tác động của
các vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, Nam Bộ; tài nguyên thiên nhiên phong
phú, đa dạng, điều kiện tự nhiên mang lại nhiều thuận lợi cho sự phát triển.
Nhiều dự án lớn đã và đang góp phần thay đổi, cải thiện đáng kể đời sống của
nhân dân trong tỉnh. Thực tế cho thấy, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài phát triển ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay đã có những dấu hiệu tích cực,
lượng vốn đầu tư ngày càng tăng, chất lượng vốn ngày càng được cải thiện
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó, công tác này còn bộc lộ rất nhiều
hạn chế và khó khăn cần được tháo gỡ. Đó là cơ chế quản lý chưa thật sự thông
thoáng, thủ tục đầu tư còn rườm rà gây trở ngại cho các nhà đầu tư, việc thực
hiện các chính sách thu hút vốn còn kém hiệu quả và phải đối mặt với sự cạnh
tranh gay gắt của các địa phương khác trong thu hút vốn… Do vậy, việc nghiên
cứu và đề xuất giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa
bàn Thanh Hóa trong giai đoạn mới là vấn đề có ý nghĩa cấp bách cả về lý
luận và thực tiễn.
1
Với lý do đó, tôi lựa chọn đề tài “Phân tích nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) nước ngoài vào tỉnh Thanh Hóa” làm tên đề tài Khóa
luận tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Từ việc quan sát, phân tích, đánh giá thực trạng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài cùng các giải pháp thu thu hút vốn đã được thực hiện trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua. Đề xuất một số giải pháp về việc thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh trong thời gian tới nhắm đáp ứng nhu
cầu mục tiêu đặt ra của tỉnh.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ một số lý luận cơ bản về vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Phân tích thực trạng việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua.
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua.
- Đề xuất một số định hướng và các giải pháp thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của tỉnh trong thời
gian tới.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài hướng tới nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện đang có tại
tỉnh Thanh Hóa qua đó đánh giá hiệu quả việc quản lý, sử dụng và thu hút
vốn, lấy một vài dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài điển hỉnh trong tỉnh
làm căn cứ. Đưa ra các giải pháp để tăng hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào tỉnh.
2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
-Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích thực trang tình hình
quản lý, sử dụng và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, đưa ra các giải pháp để tăng sức
thu hút, đáp ứng nhu cầu vốn nhắm mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
-Thời gian nghiên cứu:
+Đề tài thu thập các số liệu đã công bố trong 3 năm từ 2011 đến 2013.
+Thời gian thực tập: từ ngày 24/01/2014 đến ngày 03/06/2014.
-Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tại tỉnh Thanh Hóa.
3
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT

VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP VÀO TỈNH THANH HÓA
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm
Khái niệm về đầu tư
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về đầu tư, trong đó khái niệm chung
nhất được sử dụng: đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu
hình và vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy
định của Luật Đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Khái niệm về vốn đầu tư
Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thạc hiện các hoạt
động đầu tư theo hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.
Vốn đầu tư là tiền bao gồm đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi
Vốn đầu tư là tài sản hợp pháp gồm có:
- Cổ phần, cổ phiếu hoặc các giấy tờ có giá trị khác
- Trái phiếu, khoản nọe và các hình thức vay nợ khác.
- Các quyền theo hợp ddoongd, bao gồm cả hợp đồng chìa khóa trao
tay, hợp đồng xây dựng, hợp đồng quản lý, hợp đồng phân chia sản phẩm
hoặc doanh thu.
- Các quyền đòi nợ và các quyền có giá trị kinh tế theo hợp đồng.
- Công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cả nhãn hieeuh thương
mại. kiểu dán công nghiệp. sáng chế, tên thương mại, nguồn gốc hoặc tên gọi
xuất xứ.
- Các quyền chuyển nhượng, bao gồm cả các quyền đối với thăm dò
và khai thác tài nguyên.
- Bất động sản; quyền với bất động sản, bao gồm cả quyền cho thue,
chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp hoặc bảo lãnh.
- Các khoản lợi tức phát sinh từ hoạt động đầu tư, bao gồm cả lợi
4
nhuận, lãi cổ phần, cổ tức, tiền bản quyền và các loại phí.
Các tài sản và quyền có giá trị kinh tế khác theo quy định của pháp luật

về điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
-Khái niệm về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của nước ngoài
(Foreign Direct Investment – FDI)
Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được nhiều tổ chức kinh tế quốc
tế đưa ra nhằm mục đích giúp các quốc gia hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô
về FDI, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động tự do hoá thương mại, đầu tư quốc tế
và phân loại, sử dụng trong công tác thống kê quốc tế.
Quỹ tiền tệ thế giới (International Moneytary Fund - IMF), trong Báo cáo
cán cân thanh toán hàng năm đã đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp ngoài như
sau:“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh
nghiệp tại một nước khác (nước nhận đầu tư hosting country), không phải tại
nước mà doanh nghiệp đang hoạt động (nước đi đầu tư source country) với mục
đích quản lý một cách có hiệu quả doanh nghiệp”
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organisation for Economic
Cooperation and development OECD) cũng đưa ra định nghĩa về đầu tư trực
tiếp nước ngoài tương tự như IMF. Tuy vậy, OECD có quan niệm rất rộng về
nhà đầu tư nước ngoài. Theo quan điểm của OECD, nhà đầu tư nước ngoài là
cá nhân hoặc tổ chức có thể thuộc cơ quan Chính phủ hoặc không thuộc cơ
quan Chính phủ đầu tư tại nước ngoài.
Uỷ ban thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD), trong
Báo cáo đầu tư thế giới năm 2003 đã đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước
ngoài như sau:“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có mối liên hệ, lợi ích và
sự kiểm soát lâu dài của một pháp nhân hoặc thể nhân (nhà đầu tư trực tiếp
nước ngoài hoặc công ty mẹ) đối với một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác
(doanh nghiệp FDI hoặc chi nhánh nước ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp”.
UNCTAD còn đưa ra một số khái niệm khác có liên quan đến đầu tư
5
trực tiếp nước ngoài. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, dòng vốn FDI ra và dòng vốn FDI vào là vốn được nhà đầu tư
nước ngoài đầu tư vào doanh nghiệp FDI tại nước tiếp nhận đầu tư.

Cùng với khái niệm này, có ba khái niệm sau:
- Vốn đầu tư cổ phần là cổ phần của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài
mua từ doanh nghiệp ở nước tiếp nhận đầu tư, không phải cổ phần của doanh
nghiệp trong nước tại nước đi đầu tư.
- Lợi nhuận tái đầu tư là cổ tức không được chuyển cho nhà đầu tư
nước ngoài mà được giữ lại nhằm mục đích tái đầu tư.
- Các giao dịch vay và nợ bên trong công ty là các khoản vay ngắn hạn
hoặc dài hạn giữa công ty mẹ và công ty thành viên.
Thứ hai, vốn cổ phần đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct
Investment stock) là giá trị của cổ phần và vốn dự trữ (bao gồm cả lợi nhuận
giữ lại) thuộc về công ty mẹ, cộng thêm các khoản nợ ròng của các công ty
thành viên.
Hoa Kỳ là một trong những nước tiếp nhận đầu tư và tiến hành đầu tư
lớn nhất thế trên thế giới cũng đưa ra định nghĩa về FDI: “FDI là bất kỳ dòng
vốn nào thuộc sở hữu đa phần của công dân hoặc công ty của nước đi đầu tư
có được từ việc cho vay hoặc dùng để mua sở hữu của doanh nghiệp nước
ngoài” và Hoa Kỳ coi việc sở hữu đa phần chỉ cần chiếm 10% giá trị của
doanh nghiệp nước ngoài.
Quan điểm về FDI của Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật
đầu tư nước ngoài được sửa đổi năm 2000: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là
việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài
sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này” trong
đó nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài
đầu tư vào Việt Nam.
=> Qua các định nghĩa về FDI, có thể rút ra định nghĩa về đầu tư trực
6
tiếp nước ngoài như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn,
tài sản, công nghệ hoặc bất kỳ tài sản nào từ nước đi đầu tư sang nước tiếp
nhận đầu tư để thành lập hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhằm mục đích kinh
doanh có lãi”.

Các hình thức cơ bản của đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Xét theo mục đích đầu tư, FDI được phân làm hai loại: đầu tư theo
chiều ngang và đầu tư theo chiều dọc.
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều ngang (Horizontal FDI): Đầu
tư trực tiếp nước ngoài theo chiều ngang là việc một Công ty tiến hành đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào chính ngành sản xuất mà họ đang có lợi thế cạnh
tranh một loại sản phẩm nào đó. Với lợi thế này họ muốn tìm kiếm lợi nhuận
cao hơn ở nước ngoài nên đã mở rộng và thôn tính thị trường nước ngoài.
Hình thức này thường dẫn đến cạnh tranh độc quyền mà Mỹ, Nhật đang dẫn
đầu việc đầu tư này ở các nước phát triển.
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều dọc (Vertical FDI)
Khác với hình thức đầu tư theo chiều ngang, hình thức đầu tư theo
chiều dọc với mục đích khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và các yếu tố
đầu vào rẻ như lao động, đất đai của các nước nhận đầu tư. Do các nhà đầu tư
thường chú ý đến khai thác các lợi thế cạnh tranh của các yếu tố đầu vào giữa
các khâu trong quá trình sản xuất ra một loại sản phẩm trong phân công lao
động quốc tế nên các sản phẩm thường được hoàn thiện qua lắp ráp ở nước
nhận đầu tư. Sau đó các sản phẩm này lại được nhập khẩu về nước đầu tư hay
xuất khẩu sang nước khác. Đây là hình thức khá phổ biến của hoạt động
ĐTTTNN tại các nước đang phát triển [13]
- Xét về hình thức sở hữu, ĐTTTNN thường có các hình thức sau:
+ Hình thức Doanh nghiệp liên doanh
Đây là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, qua đó pháp nhân mới
được thành lập gọi là doanh nghiệp liên doanh. Doanh nghiệp mới này do hai
7
hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại nước chủ nhà trên cơ sở hợp đồng liên
doanh. Hình thức này có các đặc trưng: Pháp nhân mới được thành lập theo
hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật
của nước chủ nhà. Mỗi bên tham gia vào doanh nghiệp liên doanh là một
pháp nhân riêng. Nhưng doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân độc lập

với các bên tham gia. Khi các bên đã đóng góp đủ số vốn đã quy định vào liên
doanh thì dù một bên có phá sản, doanh nghiệp liên doanh vẫn tồn tại. Mỗi
bên liên doanh chịu trách nhiệm với bên kia, với doanh nghiệp liên doanh
trong phạm vi phần vốn góp của mình vào vốn pháp định.
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trước 2005 có quy định: số người
tham gia hội đồng quản trị lãnh đạo doanh nghiệp của các bên phụ thuộc vào tỉ
lệ vốn góp. Hội đồng quản trị là cơ quan cao nhất lãnh đạo liên doanh. Hội đồng
quản trị quyết định theo nguyên tắc nhất trí đối với các vấn đề quan trọng như:
duyệt quyết toán thu chi tài chính hàng năm và quyết toán công trình, sửa đổi bổ
sung điều lệ doanh nghiệp, vay vốn đầu tư, bổ nhiệm, miễn nhiệm tổng giám
đốc, phó tổng giám đốc thứ nhất và kế toán trưởng lợi nhuận hay rủi ro của
doanh nghiệp liên doanh này được phân chia theo tỉ lệ góp vốn của mỗi bên.
Luật đầu tư nước ngoài Việt Nam còn quy định thời gian hoạt động của
liên doanh thông thường từ 30 năm đến 50 năm, trong trường hợp đặc biệt
không quá 70 năm. Doanh nghiệp liên doanh phải giải thể khi hết thời hạn
hoạt động trừ khi việc kéo dài thời gian hoạt động đã được cơ quan quản lý
Nhà nước về hợp tác và đầu tư chuẩn y. Đồng thời doanh nghiệp liên doanh
cũng có thể kết thúc hợp đồng sớm hơn trong một số trường hợp đặc biệt như:
gặp bất khả kháng, một hoặc các bên liên doanh không thực hiện nghĩa vụ
quy định trong hợp đồng
+ Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
Đây là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của tổ chức hoặc cá nhân
8
nước ngoài, được hình thành bằng toàn bộ vốn nước ngoài và do tổ chức hoặc
cá nhân nước ngoài thành lập, tự quản lý, điều hành và hoàn toàn chịu trách
nhiệm về kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp này được thành lập dưới dạng
các Công ty trách nhiệm hữu hạn, là pháp nhân Việt Nam và chịu sự điều
chỉnh của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Vốn pháp định cũng như vốn đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài đóng
góp, vốn pháp định ít nhất bằng 30% vốn đầu tư của doanh nghiệp.

+ Hình thức Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh
Đây là hình thức đầu tư trực tiếp trong đó hợp đồng hợp tác kinh doanh
được ký kết giữa hai hay nhiều bên (gọi là các bên hợp tác kinh doanh) để
tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh ở nước nhận đầu tư trong đó
quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên tham gia
mà không cần thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc pháp nhân mới. Mỗi bên
vẫn hoạt động với tư cách pháp nhân độc lập của mình và thực hiện các nghĩa
vụ của mình trước Nhà nước.
Ngoài 3 hình thức cơ bản trên, theo nhu cầu đầu tư về hạ tầng, các công
trình xây dựng còn có:
Hình thức Hợp đồng xây dựng - kinh doanh- chuyển giao
Là một phương thức đầu tư nước ngoài trên cơ sở văn bản ký kết giữa
cơ quan Nhà nướccó thẩm quyền của nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài
để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư
nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nước chủ nhà. Chính phủ nước chủ
nhà tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi
vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý
9
2.1.2. Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1.2.1. Vai trò của FDI đến tăng trưởng kinh tế
1/ Góp phần tăng nguồn vốn, giải quyết vấn đề thiếu vốn cho phát triển
Kinh tế – xã hội
FDI giải quyết tình trạng thiêu vốn do tích lũy nội bộ thấp, cản trở
đầu tư và đổi mới kỹ thuật trong điều kiện khoa học kỹ thuật thế giới phát
triển mạnh
Điều quan trọng là FDI chiếm một tỷ trọng không hề lớn trong tổng
mức đầu tư của cả nước nhưng nó tạo điều kiện cho nước ta có thể tạo ra
ngành mới hoàn toàn hoặc cơ hội phát triển một số ngành quan trong khác
cho công cuộc đổi mới của đất nước.
Đối với Việt Nam, sau hơn hai mươi năm đổi mới, nguồn vốn đầu tư

nước ngoài đã đóng góp quan trọng cho đàu tư phát triển, tăng tiềm lực lực
kinh tế để khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.
Nguồn vốn này cũng góp phần tích cực cho việc hoàn chỉnh ngày càng
đầy đủ và tốt hơn cho hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận ải, bưu chính viễn
thông…hình thành các khô công nghiệp, khu chế suất, khu công ghệ cao, góp
phần thực hiện CNH-HĐH đất nước, hình thành các khu dân cư mới, tạo việc
làm cho hàng vạn lao động trên các địa phương. Những vấn đề trên cho thấy tác
dụng và ảnh hưởng quan trọng của FDI đến sự phát triển kinh tê của đất nước.
2/ FDI với nguồn thu ngân sách với các cân đối kinh tế vĩ mô
Cùng với sự phát triển, FDi đóng góp ngày càng tăng cho ngân sách
nhà nước thông qua hoạt động đóng thuế vào các công ty nước ngoài.
Bên cạnh đó, FDI cũng đóng góp quan trọng vào thặng dư khoản vốn,
góp phần cải thiện cán cân thanh toán nói chung
3/ Góp phần nâng cao năng lực công nghệ của nước chủ nhà và
góp phần tạo động lực cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng
lực cạnh tranh.
Sự tham gia của các doanh nghiệp FDI góp phần phá vỡ cơ cấu thị
trường độc quyền, tăng tính cạnh tranh của thị trường
Cùng với việc cấp vốn, các doanh nghiệp FDI đã chuyển giao công
10

×