Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

3 nguyên tắc khi bắt đầu công việc mới pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.57 KB, 3 trang )

3 nguyên tắc khi bắt đầu công việc
mới
Việc không thích nghi ngay được với công việc mới dễ dàng khiến bạn
chán nán và mất đi hứng thú làm việc ngay từ ban đầu.
Trở thành một nhân viên mới tại một cơ quan nào đó cũng giống như ngày
đầu tiên đi học. Bạn không khác nào một đứa trẻ cảm thấy ngần ngại, lạ lấm
trước môi trường mới, luôn luôn mong đợi sự chào đón, giành được thiện
cảm từ mọi người. Thứ đầu tiên bạn nhận được có lẽ là bản nội quy dài dằng
dặc, hay một số văn bản quy phạm nhàm tẻ nào đó. Việc không thích nghi
ngay được với công việc mới dễ dàng khiến bạn chán nán và mất đi hứng
thú làm việc ngay từ ban đầu. Vì vậy, để tránh khỏi những “vấp váp” dễ mắc
phải, hãy chuẩn bị một tâm thế tốt nhất để sẵn sàng cho một công việc mới.
Dưới đây là 3 nguyên tắc bạn cần nhớ:
Sẵn sàng đón nhận một ngày/tuần/tháng làm việc đầu tiên tồi tệ
Bạn có thể yêu quý công ty, đồng nghiệp, hay thậm chí cả không khí làm
việc ở nơi ấy, nhưng ít người ngay lập tức cảm thấy thoải mái khi phải làm
quen với những nghiệp vụ hoàn toàn mới. Lý do hết sức đơn giản: bản chất
của con người là ngại đổi thay. Dĩ nhiên bạn sẽ thấy hưng phấn hơn khi công
việc trôi chảy, được làm những gì mình đã được đào tạo bài bản, có kĩ năng
thành thạo. Ngược lại, không ai thích bị phê bình, chỉ dạy từng li từng tí một
bởi những đồng nghiệp khác. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng chỉ qua một ngày hay
một tuần, bạn sẽ không thể chắc chắn rằng mình có yêu thích một công việc
nào đó hay không. Sự nhẫn nại chính là chiếc chìa khóa dẫn đến thành công.
Đặt những câu hỏi với một thái độ thân thiện, cầu thị
Chốn công sở luôn tồn tại những “luật bất thành văn” mà không phải lúc nào
đồng nghiệp cũng nói cho bạn biết. Đơn giản, chỉ với việc mạnh dạn đặt một
vài câu hỏi, bạn sẽ học được vô khối điều quan trọng và bổ ích. Đôi khi, sếp
và những đồng nghiệp đã có kinh nghiệm lâu năm của bạn thường mặc định
rằng bất cứ nhân viên nào trong cơ quan cũng đều phải biết hết mọi quy tắc
từ A đến Z. Học hỏi là cách tốt để bạn tránh được những sai sót không đáng
có, đôi khi dù chỉ rất nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn sau


này.
Đừng kỳ vọng quá nhiều vào khả năng đào tạo nhân viên mới của cơ
quan
Khi bạn là nhân viên của một cơ quan nhỏ, có thể sẽ không có những kì đào
tạo bài bản những kĩ năng nghiệp vụ cho bạn. Trong trường hợp ấy, chính
bạn chứ không ai khác sẽ phải tự tìm tòi và rèn luyện bản thân. Như đã nói ở
trên, hỏi những đồng nghiệp đi trước là một cách học hiệu quả. Hãy sắm cho
mình một cuốn sổ ghi chép và ghi chú lại những gì thật cần thiết, chẳng hạn
như những từ viết tắt, các khái niệm học thuật cơ bản v.v… Như vậy, nếu
chẳng may sau này có quên mất, bạn vẫn có thể lật giở và tra cứu mà không
phải phiền hỏi đồng nghiệp quá nhiều lần.
Công việc mới cũng như một khởi đầu mới cho bạn. Hãy biết nắm lấy thời
cơ và tạo cho mình một bước đà thật vững chắc.

×