ĐỒ ÁN MÔN HỌC
Đề Tài: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi
ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU 5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 6
PHẦN MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦU GIẤY 9
1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi
nhánh Cầu Giấy 9
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt
Nam 9
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Chi nhánh Ngân hàng và Đầu tư phát
triển chi nhánh Cầu Giấy 10
1.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển 10
1.1.2.2. Chức năng 12
1.1.2.3. Nhiệm vụ 12
2. Cơ cấu tổ chức của BIDV Chi nhánh Cầu Giấy 13
2.1. Phòng giao dịch 15
2.2. Phòng tín dụng 15
2.3. Phòng Thẩm định và Quản lý Tín dụng 16
2.4. Phòng kế hoạch nguồn vốn - kinh doanh 17
2.5.Phòng Dịch vụ khách hàng Cá Nhân 17
2.6. Phòng Dịch vụ khách hàng Doanh Nghiệp 18
2.7. Phòng tiền tệ kho quỹ 18
2.8. Phòng tài chính kế toán 19
2.9. Phòng tổ chức hành chính 19
2.10. Phòng kiểm tra nội bộ 20
2.11. Tổ thanh toán quốc tế 21
2.12. Tổ điện toán 21
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của BIDV Chi nhánh Cầu Giấy 22
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CÁC RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI BIDV CHI NHÁNH CẦU GIẤY 25
1. Tình hình hoạt động tín dụng 25
2.Các dạng rủi ro tín dụng ở chi nhánh BIDV Cầu Giấy 27
2.1 Nguyên nhân chủ quan từ người đi vay 27
2.2 Rủi ro do nguyên nhân từ phía Ngân hàng 28
2.3 Nguyên nhân khách quan 28
2.4 Rủi ro nguyên nhân từ quan hệ sở hữu 28
3. Tình hình áp dụng các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy. 30
3.1. Mô hình đo lường rủi ro tín dụng 30
3.1.1. Mô hình định tính trong quy trình phán quyết tín dụng 30
3.1.2 Mô hình định hạng tín dụng 32
3.2. Chính sách tín dụng 35
3.2.1 Nhóm chính sách giới hạn hoặc giảm rủi ro tín dụng 35
3.2.2 Nhóm chính sách liên quan đến Phân loại tài sản 39
3.3. Trích lập và xử lý DPRR 41
4. Đánh giá kết quả của các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại BIDV chi
nhánh Cầu Giấy 42
4.1. Kết quả tổng quát 42
4.2. Quy trình 43
4.3. Kiểm soát theo dõi, đo lường 48
4.4.Công tác kiểm toán, thanh tra giám sát… 49
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦU
GIẤY 50
1. Điều kiện phát triển các hoạt động tại BIDV chi nhánh Cầu Giấy 50
1.1.Thuận lợi 50
1.2. Khó khăn 51
1.3.Mục tiêu 51
1.3.1. Kế hoạch phát triển và mở rộng chi nhánh 52
1.3.2. Về công tác Huy động vốn 52
1.3.3. Công tác tín dụng 53
1.3.4. Công tác phát triển dịch vụ 54
2. Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy 54
2.1. Hoàn thiện môi trường tín dụng 54
2.2 Hoàn thiện mô hình đo lường, định lượng rủi ro 55
2.3. Hoàn thiện quy trình tín dụng 55
2.4. Hoàn thiện chính sách tín dụng 56
2.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát 56
2.6. Hoàn thiện chính sách đối với cán bộ liên quan đến tín dụng 57
2.7. Xây dựng thư viện dấu hiệu rủi ro tín dụng cơ bản 58
3. Kiến nghị 59
3.1 Với Chính Phủ 59
3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 59
KẾT LUẬN 61
DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM KHẢO 62
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Danh mục Trang
Sơ đồ 1:Cơ cấu tổ chức của BIDV Cầu Giấy 13
Bảng 1: Kết quả hoạt động của BIDV Cầu Giấy trong 4 năm 21
Bảng 2: Thu nhập và chi phí của BIDV Cầu Giấy trong 4 năm 22
Bảng 3: Chất lượng tín dụng 24
Bảng 4: Định hạng tín dụng nội bộ của BIDV Cầu Giấy 32
Bảng 5: Xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng TD nội bộ 39
Bảng 6: Cơ cấu giá trị của tài sản đảm bảo để trích DPRR 40
Bảng 7: Kế hoạch chất lượng tín dụng 45
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHTM :
Ngân hàng thương mại
NHNN :
Ngân hàng Nhà Nước
BIDV :
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
TMCP :
Thương mại cổ phần
QTRR :
Quản trị rủi ro
DPRR :
Dự phòng rủi ro
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại, tín dụng là một
trong những loại hình đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho Ngân hàng. Song đây cũng
là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Để phát triển ổn định, hạn chế khả năng
xảy ra rủi ro luôn là mối quan tâm hàng đầu của các Ngân hàng thương mại nói
chung và Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam nói riêng. Hạn chế rủi ro có
nghĩa là sẽ giảm thiểu những thiệt hại tài chính của tổ chức, đảm bảo quyền lợi của
khách hàng và nâng cao uy tín của Ngân hàng trên thị trường.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy là một chi
nhánh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, trong thời gian qua đã đạt
được một số kết quả nhất định về hạn chế rủi ro tín dụng. Song trong môi trường
kinh doanh đầy biến động, rủi ro tín dụng cũng ngày càng trở nên đa dạng hơn về
hình thức, phức tạp hơn về mức độ, và luôn có khả năng xảy ra. Chi nhánh sẽ khó
đảm bảo an toàn và hiệu quả cao trong hoạt động tín dụng nếu không thường xuyên
tăng cường hạn chế rủi ro tín dụng. Hơn nữa, hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy từ trước đến nay tuy đã thực
hiện với các hoạt động khác nhau, nhưng chưa trở thành một hệ thống hoàn chỉnh
để đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng một cách thường xuyên.
Chính vì vậy, trong quá trình thực tập của mình, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một
số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Bổ xung thêm lý luận cho bản thân và hy vọng sẽ góp phần hệ thống
lại các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cho chi nhánh nói riêng
và cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung.
Nghiên cứu lý thuyết chung về rủi ro tín dụng trong Ngân hàng
Đánh giá thực trạng và các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy.
Đề xuất các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy.
3. Kết cấu Chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I: Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh
Cầu Giấy.
Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng và các rủi ro tín dụng tại BIDV Chi
nhánh Cầu Giấy
Chương III: Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy.
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦU GIẤY
1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Đầu tư và phát triển
Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và phát triển
Việt Nam
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (NHĐT & PTVN) tên giao dịch
tiếng anh là: Bank for investment developing of Viet Nam gọi tắt là: “BIDV” được
thành lập theo Nghị Định số 177/TTg ngày 26 tháng 4 năm 1957 của thủ tướng
Chính phủ. 43 năm qua (NHĐT & PTVN) đã có những tên gọi:
- Ngân hàng kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957
- Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981
- Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990
Ngân hàng ĐT & PTVN là một doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được
tổ chức theo mô hình tổng Công ty nhà nước (tập đoàn) mang tính hệ thống cao bao
gồm hơn 112 chi nhánh và các Công ty trên toàn quốc, có 3 đơn vị liên doanh với
nước ngoài (2 ngân hàng và 1 Công ty), hùn vốn với 5 tổ chức tín dụng.
Trọng tâm hoạt động và là nghề nghiệp truyền thống của (NHĐT & PTVN)
là phục vụ Đầu tư Phát triển, các dự án thực hiện chương trình phát triển kinh tế
then chốt của đất nước. Thực hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ của Ngân hàng phục
vụ các thành phần kinh tế, có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp, Tổng
Công ty, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển không ngừng mở rộng đại lý với hơn 400
Ngân hàng và quan hệ thanh toán với 50 ngân hàng trên thế giới.
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam là một ngân hàng chủ lực thực thi
chính sách tiền tệ quốc gia phục vụ đầu tư phát triển. Quá trình 43 năm xây dựng,
trưởng thành và phát triển luôn gắn liền với giai đoạn lịch sử của đất nước. Đã trải
qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1957 - 1974 thời kỳ khôi phục kinh tế và thực hiện kế hoạch 5
năm lần thứ nhất thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Giai đoạn, thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế sau khi đất nước hoàn
toàn thống nhất, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội 1976 – 1989
Giai đoạn từ 1990 – 1999 thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà
nước.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Chi nhánh Ngân hàng và Đầu tư phát
triển chi nhánh Cầu Giấy
1.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 27/5/1957 Chi nhánh kiến thiết Hà Nội nằm trong hệ thống Ngân hàng
kiến thiết Việt Nam được thành lập, nhiệm vụ chính là nhận vốn từ ngân sách Nhà
nước để tiến hành cấp phát và cho vay trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.
Ngày 31/10/1963 chi điểm 2 thuộc chi nhánh Ngân hàng kiến thiết Hà Nội
(tiền thân của BIDV chi nhánh Cầu Giấy hiện nay) được thành lập.
Đến năm 1982, Ngân hàng kiến thiết Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Đầu
tư và Xây dựng Việt Nam, tách khỏi Bộ tài chính, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam. Chi điểm 2 đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Cầu
Giấy (là chi nhánh cấp II) trực thuộc chi nhánh Hà Nội trong hệ thống Ngân hàng
Đầu tư và Xây dựng Việt Nam.
Tháng 5/1990 Hội đồng Nhà nước ban hành hai pháp lệnh về Ngân hàng:
-Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính.
Theo quy định 401 của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Ngân hàng Đầu tư và
Xây dựng Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, có trụ
sở đóng tại 194 Trần Quang Khải, Hà Nội với số vốn điều lệ là 1100 tỷ đồng và có
các chi nhánh trực thuộc tại tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương. Theo
đó chi nhánh cấp II Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Cầu Giấy đổi tên thành Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy thuộc chi nhánh Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội.
Từ khi thành lập cho đến năm 1995, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy đã trải qua các giai đoạn phát triển:
- Giai đoạn 1963-1975 phục vụ chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ leo
thang đánh phá miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Giai đoạn 1975-1995 phục vụ công cuộc phục hồi phát triển kinh tế trong cả
nước. Ngày 1/1/1995 bộ phận cấp phát triển vốn ngân sách tách khỏi Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam thành tổng cục đầu tư và phát triển trực thuộc Bộ tài
chính. Như vậy từ khi thành lập cho tới 1/1/1995 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam không hoàn toàn là một Ngân hàng thương mại mà chỉ là một Ngân hàng
quốc doanh có nhiệm vụ nhận vốn từ ngân sách Nhà nước và tiến hành cấp phát,
cho vay trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.
Từ ngày 1/1/1995 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy nói riêng thực sự
hoạt động như một Ngân hàng thương mại, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy có nhiệm vụ huy động vốn trung và dài hạn từ
các thành phần kinh tế và các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tín dụng, các
doanh nghiệp, dân cư, các tổ chức nước ngoài bằng VND và USD để tiến hành các
hoạt động cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với mọi tổ chức thành phần kinh tế và
dân cư, từ đó đến nay ngân hàng đã không ngừng phát triển và lớn mạnh.
Ngày 01/10/2004, chi nhánh cấp I trực thuộc BIDV Việt Nam được thành lập
và đi vào hoạt động trên cơ sở nâng cấp chi nhánh cấp II có trụ sở tại tháp B, toà
nhà Hoà Bình, 106 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.
Chi nhánh Cầu Giấy nằm trên địa bàn có tốc độ đô thị hoá cao, nhiều khu đô
thị mới được xây dựng, cơ sở hạ tầng đang được quy hoạch và đầu tư. Đây là một
trong những điều kiện thuận lợi làm cho hoạt động Ngân hàng có cơ hội kinh
doanh. Với định hướng phát triển trở thành một Ngân hàng thương mại hiện đại,
năng động, có sức cạnh tranh cao trên địa bàn Cầu Giấy, có sản phẩm dịch vụ Ngân
hàng đa dạng, chất lượng cao trên nền tảng ứng dụng Công nghệ thông tin, BIDV
chi nhánh Cầu Giấy đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu. Ngay sau khi được nâng cấp,
chính thức đi vào hoạt động, được sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ của BIDV Việt
Nam, chi nhánh đã nhanh chóng triển khai thực hiện kế hoạch ban lãnh đạo BIDV
Việt Nam giao và đã đạt được nhiều kết quả.
1.1.2.2. Chức năng
- Ngân hàng BIDV Chi nhánh Cầu Giấy là Ngân hàng trực tiếp kinh doanh
tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan
vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
trên địa bàn khu vực.
- Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo uỷ quyền
của Giám Đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao và lệnh của Tổng Giám Đốc Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
1.1.2.3. Nhiệm vụ
- Huy động vốn.
- Cho vay.
- Kinh doanh ngoại hối.
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
- Tư vấn tài chính, tín dụng trực tiếp cho khách hàng.
- Cân đối, điều hoà vốn kinh doanh đối với các điểm,phòng giao dịch, các quỹ
tiết kiệm trực thuộc.
- Thực hiện hạch toán kinh doanh.
- Đầu tư dưới các hình thức như góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp
và các tổ chức kinh tế khác khi được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
chấp thuận.
- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.
- Thực hiện công tác tổ chức cán bộ theo phân cấp.
- Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc phân cấp, chấp hành thể lệ, chế độ
nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam
- Tổ chức phổ biến hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế
nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, của Ngân hàng Nhà nước, của Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ tín dụng và đề
ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của
địa bàn khu vực.
- Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, tiếp thị, quảng bá thương hiệu.
2. Cơ cấu tổ chức của BIDV Chi nhánh Cầu Giấy
BIDV chi nhánh Cầu Giấy có mạng lưới rộng khắp, các đơn vị trực thuộc
gồm Phòng giao dịch số I, Phòng giao dịch số II, Phòng giao dịch Trường Chinh,
Điểm giao dịch Giang Văn Minh, các quỹ tiết kiệm Nông Lâm, Định Công, Lê
Trọng Tấn, Hoàng Hoa Thám, Đông Ngạc Bên cạnh đó chi nhánh tiếp tục thực
hiện mở rộng mạng lưới, mở thêm 2 phòng Giao dịch mới và 3 quỹ tiết kiệm tại các
khu Nam Thăng Long, Tây Hồ, đường Phạm Hùng và tại Hội sở chính của chi
nhánh.
Tại hội sở chính BIDV chi nhánh Cầu Giấy có 12 phòng tổ dưới sự điều
hành và quản lý của Giám Đốc, hai Phó Giám Đốc có nhiệm vụ giúp Giám Đốc chỉ
đạo, điều hành một số nhiệm vụ do Giám Đốc phân công. Có thể tóm tắt sơ đồ tổ
chức của chi nhánh như sau:
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy
Giám Đốc
Phòng
Tín
dụng
Phòng
Thẩm
định và
quản lý
tín
dụng
Phòng
Kế
hoạch
nguồn
vốn
Phòng
Tiền tệ
kho
quỹ
Phòng
Tài
chính
kế
toán
Phòng tổ
chức hành
chính
Phòng
khách
hàng
cá
nhân
Phòng
Khách
hàng
doanh
nghiệp
Phòng,
điểm
giao
dịch,
các
quỹ tiết
kiệm
Tổ
thanh
toán
quốc
tế
Phòng
Kiểm
tra nội
bộ
Tổ
điện
toán
Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc
Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy
được phân làm 12 phòng ban chính. Mỗi phòng ban được phân công có nhiệm vụ và
chức năng riêng, trong đó :
2.1. Phòng giao dịch
- Trực tiếp nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế , huy động vốn đầu tư, thực
hiện nghiệp vụ tín dụng và một loại nghiệp vụ Ngân hàng theo sự phân công của
SGD.
- Tham mưu cho giám đốc về chính sách lãi suất về hình thức và kỳ hạn huy
động vốn.
- Phối hợp chặt chẽ với các phòng ban để nghiên cứu xây dựng các chính
sách về chiến lược hoạt động kinh doanh của GSD.
2.2. Phòng tín dụng
Là đơn vị thuộc SGD NHĐT và PT có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và tham
mưu cho giám đốc về hoạt động kinh doanh tiền tệ thông qua nhiệm vụ tín dụng và
dịch vụ ngân hàng đối với các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần vay bằng
VNĐ và ngoại tệ.
Chức năng nhiệm vụ
- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng theo phạm vi được phân công theo
đúng pháp quy và các quy trình tín dụng (tiếp thị, tìm kiếm khách hàng, dự án, giới
thiệu sản phẩm, phân tích thông tin; nhận hồ sơ, xem xét quyết định cho vay theo phân
cấp uỷ quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định cho vay, bảo lãnh; quản lý giải
ngân, quản lý, kiểm tra sử dụng các khoản vay, theo dõi thu đủ nợ, thu đủ lãi, đến khi
tất toán hợp đồng tín dụng) đối với mỗi khách hàng. Thực hiện các biện pháp phát
triển tín dụng, đảm bảo an toàn, hiệu quả, bảo đảm quyền lợi của Ngân hàng trong hoạt
động tín dụng của Phòng, góp phần phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả tín dụng của
toàn chi nhánh.
- Đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh, xây dựng văn bản hướng
dẫn chính sách, phát triển khách hàng, quy trình tín dụng phù hợp với điều kiện của chi
nhánh, đề xuất hạn mức tín dụng đối với từng khách hàng, xếp loại khách hàng, xác định
tài sản đảm bảo nợ vay (tính pháp lý, định giá, tính khả mại)…
- Chịu trách nhiệm Marketing tín dụng, bao gồm việc thiết lập, mở rộng, phát
triển hệ thống khách hàng, giới thiệu bán các sản phẩm tín dụng dịch vụ cho khách
hàng, chăm sóc toàn diện, tiếp nhận yêu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng;
phối hợp với các phòng liên quan, đề xuất với Giám đốc chi nhánh cách giải quyết,
nhằm đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.
- Tư vấn cho khách hàng sử dụng các sản phẩm tín dụng, dịch vụ và các vấn
đề khác có liên quan; phổ biến hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về các
quy định, quy trình tín dụng, dịch vụ của Ngân hàng.
- Quản lý (hoàn chỉnh, bổ xung, bảo quản, lưu trữ, khai thác…) hồ sơ tín
dụng theo qui định; tổng hợp, phân tích, quản lý (thu thập, lưu trữ, bảo mật, cung
cấp) thông tin và lập các báo cáo về công tác tín dụng theo phạm vi Phòng được
phân công theo quy định.
- Phối hợp với các phòng khác theo quy trình tín dụng; tham gia ý kiến và chịu
trách nhiệm về ý kiến tham gia trong quy trình tín dụng, quản lý tín dụng, quản lý rủi ro
theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng.
- Có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn nghiệp vụ Tín dụng đối với các
phòng, các Điểm Giao dịch….
- Lập, lưu giữ các báo cáo về Tín dụng theo quy định
2.3. Phòng Thẩm định và Quản lý Tín dụng
- Trực tiếp thực hiện công tác thẩm định, tái thẩm định theo quy định của Nhà
nước và các qui trình nghiệp vụ liên quan (Quy trình thẩm định, cho vay và quản lý
tín dụng, bảo lãnh ) đối với các dự án, khoản vay, bảo lãnh; đánh giá tài sản đảm bảo
nợ (tính pháp lý, giá trị, tính khả mại); có ý kiến độc lập (đồng ý hoặc không đồng ý
hoặc đưa ra các điều kiện) về quyết định cấp tín dụng, phê duyệt khoản vay, bảo lãnh
cho khách hàng.
- Chịu trách nhiệm quản lý thông tin (thu thập, tổng hợp, lưu trữ, cung
cấp) về kinh tế kỹ thuật, thị trường phục vụ công tác thẩm định đầu tư, thẩm
định tín dụng.
- Trực tiếp thực hiện yêu cầu nghiệp vụ về quản lý tín dụng, quản lý rủi ro
tín dụng của chi nhánh theo quy trình, quy định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam và của chi nhánh
- Chịu trách nhiệm về việc thiết lập, vận hành hệ thống quản lý rủi ro và an
toàn pháp lý trong hoạt động tín dụng của chi nhánh.
2.4. Phòng kế hoạch nguồn vốn - kinh doanh
- Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu lớn (kỳ hạn, loại
tiền tệ, loại tiền gửi…) và quản lý các hệ số an toàn theo quy định…; tham mưu,
giúp việc cho Giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn; chịu trách nhiệm về việc
đề xuất chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn để đáp ứng yêu cầu
phát triển tín dụng của chi nhánh và các biện pháp giảm chi phí vốn để góp phần
nâng cao lợi nhuận; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn vốn
theo chủ trương và chính sách của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân
đối vốn và kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quy trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ
(rủi rõ lãi xuất, tỷ giá, kỳ hạn); quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh,
đảm bảo khả năng thanh toán, trạng thái ngoại hối của chi nhánh.
2.5.Phòng Dịch vụ khách hàng Cá Nhân
- Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng là Cá nhân (từ khâu
tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ Ngân hàng của khách hàng, hướng dẫn
thủ tục giao dịch, mở tài khoản, gửi tiền rút tiền, thanh toán, chuyển tiền ); tiếp thị
giới thiệu sản phẩm dịch vụ Ngân hàng; tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách
hàng về dịch vụ, tiếp thu, đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự
hài lòng của khách hàng.
- Trực tiếp thực hiện, xử lý, tác nghiệp và hạch toán kế toán các giao dịch với
khách hàng là Cá nhân (về mở tài khoản tiền gửi và xử lý giao dịch tài khoản theo
yêu cầu của khách hàng, các giao dịch nhận tiền gửi, rút tiền, chuyển tiền, thanh
toán, ngân quỹ, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, thu đổi, mua bán ngoại tệ ) và các
dịch vụ khác. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, đúng đắn của các giao
dịch, đảm bảo an toàn tiền vốn, tài sản của Ngân hàng và khách hàng; thực hiện
đúng quy trình nghiệp vụ, đúng thẩm quyền và thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm
soát nội bộ trước khi hoàn tất một giao dịch với khách hàng.
- Thực hiện chiết khấu cho vay cầm cố chứng từ có giá do phòng hoặc do
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam phát hành (thực hiện theo quyết định
riêng của Tổng giám đốc).
2.6. Phòng Dịch vụ khách hàng Doanh Nghiệp
- Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng là Doanh Nghiệp, là
các tổ chức Kinh tế, tổ chức xã hội (từ khâu tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng
dịch vụ Ngân hàng của khách hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch, mở tài khoản, gửi
tiền rút tiền, thanh toán, chuyển tiền ); tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ Ngân
hàng; tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng về dịch vụ, tiếp thu, đề xuất
hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.
- Trực tiếp thực hiện, xử lý, tác nghiệp và hạch toán kế toán các giao dịch với
khách hàng là Doanh Nghiệp (về mở tài khoản tiền gửi và xử lý giao dịch tài khoản
theo yêu cầu của khách hàng, các giao dịch nhận tiền gửi, rút tiền, chuyển tiền,
thanh toán, ngân quỹ, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, thu đổi, mua bán ngoại tệ ) và
các dịch vụ khác. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, đúng đắn của các
giao dịch, đảm bảo an toàn tiền vốn, tài sản của Ngân hàng và khách hàng; thực
hiện đúng quy trình nghiệp vụ, đúng thẩm quyền và thực hiện đầy đủ các biện pháp
kiểm soát nội bộ trước khi hoàn tất một giao dịch với khách hàng.
2.7. Phòng tiền tệ kho quỹ
- Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ
(tiền mặt, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, chứng từ có giá, vàng, bạc đá quý; các tài
sản do khách hàng gửi giữ hộ, ).
- Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quỹ (thu, chi, xuất, nhập); phát triển
các giao dịch ngân quỹ; phối hợp chặt chẽ với phòng Dịch vụ khách hàng thực hiện
nghiệp vụ thu chi tiền mặt tại quầy, phục vụ thuận tiện, an toàn cho khách hàng giao
dịch một cửa.
2.8. Phòng tài chính kế toán
- Tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán
tổng hợp và chế độ báo cáo kế toán, theo dõi quản lý tài sản (giá trị), vốn, quỹ của
chi nhánh theo đúng quy định của nhà nước và Ngân hàng.
- Thực hiện công tác hậu kiểm đối với toàn bộ hoạt động tài chính kế toán
của chi nhánh bao gồm cả chi nhánh cấp 2, phòng Giao dịch, Quỹ tiết kiệm theo qui
trình luân chuyển và kiểm soát chứng từ. Thực hiện việc kiểm soát, lưu trữ, bảo
quản, bảo mật các loại chứng từ, sổ sách kế toán, theo quy định của Nhà nước.
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính thông qua công tác lập kế hoạch tài
chính, tài sản của chi nhánh; theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, phân
tích, đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động để phục vụ cho quản trị điều
hành kinh doanh của lãnh đạo;
- Kiểm tra định kỳ, đột xuất công tác kế toán, quy trình luân chuyển chứng từ
và chi tiêu tài chính của phòng giao dịch, điểm giao dịch và các phòng nghiệp vụ tại
chi nhánh theo quy định.
- Đầu mối quản lý toàn bộ số liệu, dữ liệu kế toán, bảo mật, cung cấp thông
tin hoạt động của Ngân hàng, của khách hàng qua số liệu kế toán theo quy định và
lập các loại báo cáo kế toán tài chính theo quy định của Nhà nước, lập các loại báo
cáo kế toán phục vụ quản trị điều hành của Ban lãnh đạo.
2.9. Phòng tổ chức hành chính
- Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động;
theo dõi thực hiện nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể; theo dõi tổ chức
thực hiện kế hoạch đào tạo và kế hoạch phát triển nguồn lực đảm bảo nhu cầu phát
triển của chi nhánh theo quy định.
- Đầu mối đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về xây dựng và thực
hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp với hoạt động và điều kiện cụ thể
của chi nhánh (tuyển dụng bố trí sắp xếp, quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo, luân
chuyển, bổ nhiệm….) và các văn bản hướng dẫn quy trình về tổ chức, cán bộ, chính
sách đối với người lao động theo Nội quy lao động, Thoả ước lao động tập thể,
Công tác thi đua khen thưởng.
- Quản lý (sắp xếp, lưu trữ, bảo mật) hồ sơ cán bộ; quản lý thông tin (lưu trữ,
bảo mật, cung cấp ) và lập báo cáo liên quan đến nhiệm vụ của Phòng theo quy
định.
2.10. Phòng kiểm tra nội bộ
- Xây dựng trình Giám đốc chi nhánh duyệt chương trình, kế hoạch, giải
pháp kiểm tra nội bộ phù hợp với chương trình kế hoạch chung của hệ thống kiểm
tra nội bộ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ theo chương trình (năm, quý, tháng),
giám sát việc thực hiện quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy trình ISO trong hoạt động
kinh doanh, hoạt động công nghệ tại các đơn vị trong chi nhánh (bao gồm cả chi
nhánh cấp 2, phòng giao dịch) nhằm phát hiện kịp thời, ngăn chặn những sai sót
trong hoạt động của chi nhánh.
- Kiểm tra việc chấp hành quy chế điều hành của Tổng giám đốc, Giám đốc chi
nhánh đối với các phòng và đơn vị trực thuộc; thực hiện giám sát độc lập việc tuân thủ
các chuẩn mực kế toán và quy định của nhà nước và của ngân hàng trong quá trình lập
báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính của chi nhánh.
- Báo cáo cấp có thẩm quyền về kết quả giám sát kiểm tra, đề xuất kiến nghị,
biện pháp ngăn ngừa khắc phục, xử lý các vi phạm, sai sót. Báo cáo kịp thời những
vụ việc làm ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh.
- Đầu mối phối hợp với đoàn kiểm tra của Hội sở chính, các cơ quan thanh tra,
kiểm toán để thực hiện các cuộc kiểm tra tại chi nhánh theo quy định.
2.11. Tổ thanh toán quốc tế
- Thực hiện các giao dịch với khách hàng đúng quy trình tài trợ thương mại và
hạch toán kế toán những nghiệp vụ liên quan mà phòng thực hiện trên cơ sở hạn
mức khoản vay, bảo lãnh đã được phê duyệt. Thực hiện nghiệp vụ phát hành bảo
lãnh đối ứng theo đề nghị của ngân hàng nước ngoài. Thực hiện nghiệp vụ chuyển
tiền quốc tế .
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác
kinh doanh đối ngoại của chi nhánh, chịu trách nhiệm về tính chính xác, đúng đắn,
đảm bảo an toàn tiền vốn tài sản của ngân hàng, khách hàng trong các giao dịch
kinh doanh đối ngoại.
- Tiếp thị, tiếp cận phát triển khách hàng, giới thiệu sản phẩm; tiếp thu, tìm
hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng, trước hết là các dịch vụ liên quan đến
đối ngoại; tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng và đề xuất cách giải quyết;
tư vấn cho khách hàng về các giao dịch đối ngoại, hợp đồng thương mại quốc tế…
- Thực hiện quản lý thông tin (lưu trữ hồ sơ phân tích, bảo mật, cung cấp) liên
quan đến công tác của Phòng, của tổ và lập các loại báo cáo theo quy định.
- Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với các khách hàng theo
quy định và trình Giám đốc giao hạn mức mua bán ngoại tệ cho các phòng có liên
quan.
2.12. Tổ điện toán
- Trực tiếp quản lý mạng, quản trị hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát tại
chi nhánh, tổ chức vận hành hệ thống thiết bị tin học và các chương trình phần mềm
được áp dụng ở chi nhánh theo đúng quy định, quy trình của Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam.
- Chịu trách nhiệm đề xuất, và thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm hệ
thống tin học vận hành thông suốt trong mọi tình huống, đáp ứng yêu cầu hoạt động
của Ngân hàng, bảo mật thông tin, quản lý an toàn dữ liệu tại chi nhánh theo đúng
qui định.
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của BIDV Chi nhánh
Cầu Giấy
Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam chi nhánh Cầu Giấy tăng đều qua các năm, cụ thể qua số liệu 4 năm như sau:
Bảng 1: Kết quả hoạt động của chi nhánh trong 4 năm 2004-2007
Năm
2004
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Thực
hiện
Thực
Hiện
% tăng
so với
2004
Thực
hiện
% tăng
so với
2005
Thực
hiện
% tăng
so với
2006
1 Huy động vốn bình quân tỷ đồng 903 1151 27,5 1645 43 2350 35,.9
2 Huy động vốn cuối kỳ tỷ đồng 936 1470 57 2265 53,5 3300 45,69
3 Nguồn vốn huy động từ KBNN tỷ đồng 33 10 -69,7 22 120
4 Dư nợ tín dụng tỷ đồng 400 791 97,8 1009,6 27,6 1766 72,84
5 Nợ quá hạn (NQH) tỷ đồng 3,8 5,8 1,9 3,746
-Tỷ lệ NQH % 0,95 0,74 0,19 0,23
6 Dư nợ vay NQH (số tuyệt đối) tỷ đồng 52 454 589 768
-Tỷ lệ % 13 57,4 58 64
7 Dư nợ tín dụng trung,dài hạn tỷ đồng
43 153 216 285
-Tỷ lệ % 10,8 19,3 21,4 26,7
8 Tỷ lệ nợ có TS đảm bảo tỷ đồng 425 606 857
-Tỷ lệ % 53,7 60 71
9 Tổng số khách hang
(doanh nghiệp)
Người
89 93 127
10 Số lượng khách hang
Loại A,A*,B
Người
86 89 103
11 Thu nợ đã chuyển
ngoại bảng
tỷ đồng
0,44 1,01 1,63
12 Thu dịch vụ ròng tỷ đồng 5,2 87,5 9,0 73,1 20,3 125,55
13 Lợi nhuận trước thuế tỷ đồng 3,1 21,07 33,09
14 Lợi nhuận sau thuế
bình quân người
tỷ đồng
0,025 0,144 0,307
15 Trích DPRR tỷ đồng 25,3 16 18,23
Nguồn phòng kế hoạch nguồn vốn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
chi nhánh Cầu Giấy
Bảng 2: Thu nhập và chi phí của Ngân hàng từ 2004-2007 .
Đơn vị:Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2004 2005 2006 2007
Tổng tài sản
1121 1652 1853 2013
Nguồn vốn huy động
969.334 1479.733 1643.010 1947.276
Thu nhập
53.185 107.471 79.065 94.704
Chi phí
51.336 104.365 75.385 90.328
Lợi nhuận
1.849 3.106 3.683 4.376
Nguồn phòng kế hoạch nguồn vốn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh
Cầu Giấy
Đánh giá kết quả đạt được qua bảng 1 và bảng 2 cho thấy:
Về công tác huy động vốn: huy động vốn tăng qua các năm. Năm 2005 đạt
1470 tỷ đồng, tăng 57% so với năm 2004; năm 2006 đạt 2265 tỷ đồng, tăng 53,5%
so với năm 2005. Huy động vốn bình quân cũng tăng qua các năm,năm 2005 đạt
1151 tỷ đồng, tăng 27,5% so với năm 2004; năm 2006 đạt 1645 tỷ đồng, tăng 43%
so với năm 2005. Năm 2007 huy động vốn cuối kỳ 3300 tỷ đồng tăng 45,69% so
với 2006
Về công tác tín dụng: Chất lượng tín dụng hiệu quả. Tỷ lệ nợ quá hạn giảm
qua các năm,năm 2004 là 0,95%, năm 2005 là 0,74%,năm 2006 chỉ có 0,19%.
Thu dịch vụ ròng tăng qua các năm,năm 2004 đạt 2,8 tỷ đồng, đến 2005 đạt 5,2 tỷ
đồng, tăng 87,5% so với năm 2004; năm 2006 đạt 9,0 tỷ đồng, tăng 73,1% so với
năm 2005. Thu dịch vụ ròng năm 2007 là 20,3 tỷ đồng tăng so với năm 2006 là
125,55%.
Lợi nhuận trước thuế năm 2005 đạt 3,1 tỷ đồng, đến 2006 đạt 21,07 tỷ đồng,
gấp gần 3 lần so với năm 2005.
Qua việc so sánh một số chỉ tiêu hoạt động chính của Ngân hàng qua 3 năm
2004-2006 ta có thể thấy những tăng trưởng vượt bậc của chi nhánh. Mặc dù mới
được nâng cấp và đi vào hoạt động từ cuối năm 2004 và sang đến năm 2005 là năm
khởi đầu hoạt động của chi nhánh với tư cách là một chi nhánh cấp I của Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam nhưng chi nhánh đã không ngừng mở rộng quy mô
hoạt động, phát triển mang tính đột phá đối với các hoạt động của chi nhánh.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CÁC RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI BIDV CHI NHÁNH CẦU GIẤY
1. Tình hình hoạt động tín dụng
Bảng 3. Chất lượng tín dụng
Đơnvị: Tỷ đồng
Stt
Nội dung 2004 %
2005 % 2006 % 2007 %
01 Tổng dư nợ cho vay 544 677 24,4 1.015 49,4
1.766 74,33
Trong đó: TD thương mại 139 334 617 815
TD thuê mua tài chính 19 4 98 313
TD chỉ định & KHNN 165 102 65 54
Cho vay ODA 135 169 260 579
Nợ được khoanh 86 68 45 5
02 Nợ xấu (Điều 7- 493) 4.2 2,74
4,1 2,51
03 DPRR trích trong năm 25,3 16 18,23
Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam chi nhánh Cầu Giấy
Dư nợ tín dụng của BIDV chi nhánh Cầu Giấy tăng trưởng qua các năm. Đến
năm 2007, tổng dư nợ đạt 1.766 tỷ đồng, trong đó dư nợ tín dụng thương mại và
thuê mua tài chính đạt 928 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2006. Cơ cấu tín dụng, cơ
cấu khách hàng cũng được BIDV Cầu Giấy thực hiện theo hướng tích cực nhằm
thực hiện cam kết với Ngân hàng thế giới trong kế hoạch phát triển thể chế và đề án
cơ cấu lại BIDV nói chung.