Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi + đáp án thi thử TN Sinh 12 năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.89 KB, 4 trang )

Lê Thị Nga – THPT Thái Phiên ĐN - Biên tập
ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP PHỔ THÔNG - 01
MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 60 phút – 40 câu
Câu.1. Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng của cơ thể thông qua
cơ chế:
A.phiên mã, dịch mã. B. sao chép, dịch mã.
C. sao chép, giãi mã. D. dịch mã, tự sao.
Câu 2. Quá trình tổng hợp prôtein nếu xảy ra đột biến thay thế 1 cặp nucleotit không cùng loại
ở vị trí tương ứng bộ ba thứ ba đến trước bộ ba kết thúc của gen sẽ làm thay đổi:
A. một axit amin. B. một số axit amin. C. toàn bộ axit amin. D. hai axit
amin.
Câu 3. Cơ chế phát sinh đột biến gen:
A. không xuất hiện enzim repaza khi xảy ra “sao chép nhầm” một nucleotit của phân tử ADN.
B. sự “sao chép nhầm” một nucleotit của ADN và xuất hiện enzim repaza.
C. sự trao đổi chéo không bình thường của các cromatit.
D. sự biến đổi đột ngột của điều kiện môi trường.
Câu 4. Liên quan đến sự biến đổi một, một vài cặp hoặc toàn bộ NST gọi là:
A. đột biến NST. B. đột biến dị bội thể.
C. đột biến số lượng NST. D. đột biến cấu trúc NST
Câu 5. Trong công nghiệp sản xuất rượu bia để tăng hoạt tính của enzim đã sử dụng dạng đột
biến:
A. đảo đoạn NST. B. lặp đoạn NST. C. mất đoạn NST. D. chuyển đoạn
NST.
Câu 6. Trong quá trình giảm phân không hình thành thoi vô sắc thì loại giao tử có thể được
tạo ra từ tế bào sinh giao tử (2n) là:
A. 2n. B. 2n + 1. C. 2n – 1. D. 2n + 2.
Câu 7 Ở chuột Côbay, tính trạng màu lông và chiều dài lông do 2 cặp gen A, a và B, b di
truyền phân ly độc lập và tác động riêng rẽ quy định. Tiến hành lai giữa 2 dòng chuột lông
đen, dài và lông trắng, ngắn ở thế hệ sau thu được toàn chuột lông đen, ngắn.
Chuột lông đen ,ngắn thế hệ sau có kiểu gen?


A. AABB B. AaBb C. AaBB D. AABb
Câu 8. hiện tượng hoán vị gen xảy ra trên cơ sở
A. Hiện tượng phân ly ngẫu nhiên giữa các cặp NST tương đồng trong giảm phân và tổ hợp
tự do của chúng trong thụ tinh
B. Thay đổi vị trí của các cặp gen trên cặp NST tương đồng do đột biến chuyển đoạn tương đồng
C. Hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit của cặp NST tương đồng trong quá
trình giảm phân
D. Các loại đột biến cấu trúc của các NST ở các tế bào sinh dục liên quan đến sự thay đổi vị
trí của các gen không alen
Câu 9. Điều nào sau đây là đúng với đột biến gen
A. Phần lớn là đột biến lặn và phần lớn gây hại cho cơ thể
B. Kiểu hình đột biến biểu hiện trên mọi cơ thể mang gen đột biến
C. Xuất hiện thường xuyên và biểu hiện ở nhiều cá thể trong loài
D. Tạo ra những thay đổi lớn về kiểu hình trên cơ thể
Câu 10. Nếu xảy ra đột biến thay thế một cặp Nu khác loại, số l.kết Hyđrô của gen sau khi đột
biến có thể
A. Tăng hai liên kết hoặc giảm hai liên kết. B. Số liên kết không thay đổi.
C. Tăng một liên kết hoặc giảm một liên kết. D. Tăng ba liên kết hoặc giảm ba liên kết.
Câu 11: Dạng đột biến gen có thể không làm thay đổi cấu trúc của prôtêin tương ứng là
A. thay thế nuclêôtit thứ 2 của bộ 3 mã hoá bằng 1 nuclêôtit khác loại.
B. thay thế nuclêôtit thứ 3 của bộ 3 mã hoá bằng 1 nuclêôtit khác loại.
C. đảo vị trí nuclêôtit thứ nhất và thứ 2 khác loại nhau của 1 bộ ba mã hoá
Lê Thị Nga – THPT Thái Phiên ĐN - Biên tập
D. thay thế nuclêôtit thứ 1 của bộ 3 mã hoá bằng 1 nuclêôtit khác loại.
Câu 12: Cơ thể sinh vật có số lượng bộ nhiễm sắc thể đơn bội trong nhân tế bào sinh dưỡng
tăng lên số nguyên lần ( 3n, 4n, 5n ) đó là dạng:
A. Thể đột biến. B. Thể lưỡng bội. C. Thể lệch bội. D. Thể đa bội.
Câu 13: Ở đậu Hà lan bộ nhiễm sắc thể 2n=14, số loại thể một nhiễm là:
A. 7. B. 8. C. 9. D. 14.
Câu 14. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể thường dẫn đến hậu quả là:

A. Thường gây chết hoặc giảm sức sống ở sinh vật.
B. Tăng cường độ biểu hiện các tính trạng do có gen lặp lại.
C. Tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng.
D. Thường gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản ở sinh vật.
Câu 15 Trong trường hợp trội không hoàn toàn, khi lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau 1
cặp tính trạng tương phản sau đó cho F1 tự thụ hoặc giao phấn thì ở F2 sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính:
A. 3 : 1 B. 1:1 C. 1:2:1 D.1 : 1 :1 :1
Câu 16. Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBBDd x AaBbdd với các gen trội là trội hoàn
toàn. Số tổ hợp giao tử ở thế hệ sau là bao nhiêu
A. 16 B. 8. C. 32. D. 4
Câu 16. số nhóm liên kết ở mỗi loài trong tự nhiên thường ứng vơi:
A. số NST trong bộ NST lưỡng bội B. số NST trong bộ NST đơn bội
C. Số NST thường trong bộ NST đơn bội D. số NST thường trong bộ NST lưỡng bội
Câu 17. Một gen gồm 2 alen A và a, giả sử trong một quần thể ngẫu phối tần số tướng đối của
các kiểu gen là 0.4AA + 0.5Aa + 0.1aa = 1. Hãy cho biết:Tần số tương đối của các alen A, a
trong quần thể
A: 0.4; a: 0.6 B. A: 0.6; a: 0.4 C: 0.65; a: 0.35 D) A: 0.35;
a: 0.65
Câu 18: Phân tử ADN được tạo ra mang gen sản xuất Insulin của người để chuyển vào vi
khuẩn E.Coli được gọi là:
A. ADN tái tổ hợp. B. ADN biến dị. C. ADN đột biến. D. ADN trần.
Câu 19. Ưu thế nổi bậc của kĩ thật di truyền là
A. sản xuất sinh khối vi khuẩn trên qui mô công nghiệp B. tái tổ hợp gen giữa những loài
rất xa nhau
C. tạo ra con lai mang ADN của cả 2 loài D. tạo ra các phân tử ADN
lai giữa các loài
Câu 20. Phương pháp không được áp dụng trong nghiên cứu di truyền người:
A Phương pháp nghiên cứu tế bào. B. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.
C. Phương pháp phả hệ. D. . Phương pháp lai phân tích.
Câu 21. Ở người bệnh máu khó đông do gen lặn m nằm trên NST X qui định, mẹ bình thường

sinh con gái bị bệnh. Kiểu gen của bố, mẹ là:
A. X
M
X
m
x

X
m
Y. B. X
M
X
m
x X
M
Y. C. X
m
X
m
x X
M
Y. D. X
m
X
m
x X
m
Y.
Câu 22. Ở người, bệnh bạch tạng liên quan với một đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể
thường. Nếu bố mẹ dị hơp thì tỉ lệ sinh con bạch tạng là:

A. 0%. B. 50%. C. 25%. D. 75%.
Câu 23. Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn cho khoa học:
A. Giải thích được nguyên nhân phát sinh các biến dị
B. Giải thích được cơ chế di truyền của các biến dị
C. Chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc
chung và giải thích khá thành công sự hình thành các đặc điểm thích nghi của SV
D. Giải thích khá thành công sự hình thành các đặc điểm thích nghi của SV.
Câu 24. Đặc điểm nào dưới đây của thuyết tiến hoá nhỏ là không đúng?
A. Là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, bao gồm sự phát sinh đột biến, sự
phát tán của đột biến qua giao phối, sự chọn lọc các đột biến có lợi, sự cách li sinh sản giữa
quần thể đã biến đổi và quần thể gốc
Lê Thị Nga – THPT Thái Phiên ĐN - Biên tập
B. Kết quả của tiến hoá là sự hình thành loài mới
C. Diễn ra trên một quy mô rộng lớn, qua thời gian địa chất rất dài
D. Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
Câu 25. Sự không đồng nhất về kiểu gen và kiểu hình của quần thể là kết quả của:
A). Quá trình chọn lọc tự nhiên B) Quá trình đột biến và giao phối
C). Quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi D) Quá trình đột biến
Câu 26. Trong lịch sử tiến hoá, những sinh vật xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm hợp lí hơn
những sinh vật xuất hiện trước là do
A). Áp lực của chọn lọc thường diễn ra theo hướng tăng dần trong điều kiện tự nhiên
B). Chọn lọc tự nhiên đã đào thải những dạng kém t.nghi và chỉ giữ lại những dạng thích nghi
nhất
C). Kết quả của vốn gen đa hình, giúp sinh vật dễ dàng thích nghi khi điều kiện sống thay đổi
D). Đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, chọn lọc tự nhiên không ngừng tác
động nên các đặc điểm thích nghi liên tục được hoàn thiện ngay cả khi hoàn cảnh sống ổn
định
Câu 27: Nhân tố chủ yếu chi phối sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật theo
quan niệm hiện đại là
A. Quá trình đột biến – Chọn lọc tự nhiên và phân li tính trạng.

B. Quá trình đột biến – Giao phối – Chọn lọc tự nhiên.
C. Quá trình đột biến – Cách li – Chọn lọc tự nhiên.
D. Quá trình đột biến– Chọn lọc tự nhiên.
Câu 28: Tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các loài vi khuẩn có quan hệ thân thuộc là:
A. Tiêu chuẩn hình thái B. Tiêu chuẩn địa lí - sinh thái
C. Tiêu chuẩn sinh lí - hoá sinh D. Tiêu chuẩn di truyền
Câu 29: Sự kiện không thuộc về giai đoạn tiến hóa tiền sinh học là:
A. Hình thành các đại phân tử. B. Hình thành hạt coaxecva.
C. Hình thành các hệ Enzim D. Hình thành màng của coaxecva.
Câu 30. Chu trình sinh địa hoá các chất là:
A. Sự trao đổi liên tục của vật chất giữa môi trường và quần xã sinh vật.
B. Chu trình vận động của các chất vô cơ trong hệ sinh thái.
C. Chu trình vận động các chất vô cơ có tính chất tuần hoàn.
D. Các vật chất tạo nên thức ăn lần lượt đi qua các bậc d.dưỡng và sau đó trở về trạng thái ban đầu.
Câu 31: Đặc điểm quan trọng nhất để nhận biết đó là loài ưu thế của quần xã, đó là:
A. loài có sinh khối lớn.
B. loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao.
C. loài có vai trò quan trọng, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.
D. loài có khả năng cạnh tranh cao.
Câu 32. Tổng nhiệt hữu hiệu là lượng nhiệt cần thiết:
A. Cho một chu kỳ phát triển của sinh vật. B. Cho hoạt động sinh sản của sinh vật.
C. Cho sự chống lại điều kiện bất lợi của sinh vật. D. Cho quá trình ST - PT của sinh vật.
Câu 33. Cá rô phi Việt nam chỉ sống trong điều kiện nhiệt độ từ 5,6
o
C đến 42
o
C, Khoảng
nhiệt độ này được gọi là:
A. Giới hạn trên B. Giới hạn sinh thái (Không chống chịu)
C. Giới hạn dưới D. Khoảng cực thuận

Câu 34. Đối với sinh vật biến nhiệt tổng nhiệt hữu hiệu là lượng nhiệt được tích luỹ
A. Cho hoạt động sinh sản của sinh vật
B. Cho sự chống lại điều kiện bất lợi của môi trường
C. Trong một giai đoạn (chu kì) phát triển hay cả đời sống sinh vật
D. Cho giới hạn chống chịu của sinh vật
Câu 35. Quần thể bị diệt vong khi mất đi 1 số nhóm tuổi sau:
A. Trước sinh sản và đang sinh sản B. Trước sinh sản
C. Trước sinh sản và sau sịnh sản D. Đang sinh sản và sau sinh sản
Lê Thị Nga – THPT Thái Phiên ĐN - Biên tập
Câu 36 Tính chất không phải sự tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường
không bị giới hạn ( Theo tiềm năng sinh học hoặc kiểu chọn lọc R)
A. Kích thước cơ thể nhỏ, tuổi thọ thấp
B. Tuổi sinh sản lần đầu đến sớm, sinh sản nhan, sức sinh sản cao
C. Không biết chăm sóc con non hoặc chăm sóc kém
D. Kích thước cơ thể lớn
Câu 37. Độ đa dạng của một quần xã được thể hiện
A. Có nhiều tầng phân bố. B. Có số lượng cá thể nhiều.
C. Có nhiều nhóm tuổi khác nhau. D. Có thành phần loài phong phú
Câu 13: Hiện tượng ngủ đông của một số động vật là do tác động chủ yếu của nhân tố sinh thái:
A. ánh sáng. B. nhiệt độ. C. thiếu thức ăn. D. kẻ thù
Câu 38. Sinh vật tiêu thụ có sinh khối lớn nhất là
A. Sinh vật tiêu thụ gần nhất với sinh vật sản xuất.
B. Sinh vật tiêu thụ xa nhất với sinh vật sản xuất.
C. Cả sinh vật tiêu thụ gần nhất và xa nhất với sinh vật sản xuất.
D. Sinh vật phân huỷ.
Câu 39. Chu trình sinh địa hoá các chất là:
A. Sự trao đổi liên tục của vật chất giữa môi trường và quần xã sinh vật.
B. Chu trình vận động của các chất vô cơ trong hệ sinh thái.
C. Chu trình vận động các chất vô cơ có tính chất tuần hoàn.
D. Các vật chất tạo nên thức ăn lần lượt đi qua các bậc d.dưỡng và sau đó trở về trạng thái ban đầu.

Câu 40. Đặc điểm quan trọng nhất để nhận biết đó là loài ưu thế của quần xã, đó là:
A. loài có sinh khối lớn.
B. loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao.
C. loài có vai trò quan trọng, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.
D. loài có khả năng cạnh tranh cao.
Hết

×